Giao tiếp là một phương thức tồn tại của xã hội loài người, là con đường để mỗi con người phát triển và hoàn thiện nhân cách. Do đó, GIAO TIẾP nói chung và các KỸ NĂNG GIAO TIẾP nói riêng được sự quan tâm chú ý rất lớn của các triết gia, các nhà hoạt động chính trị xã hội và đặc biệt là các nhà giáo dục học và tâm lí học.
Trang 1KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC VIÊN QUẤN SỰ
Từ thời cổ đại Sôcrate (470-399 TCN), Platon (428-377 TCN) và các nhà
tư tưởng khác đã coi đối thoại như là GIAO TIẾP trí tuệ của những người biết
suy nghĩ nhằm phản ánh mối quan hệ giữa các cá nhân Như vậy, năng lực GIAO TIẾP chính là khả năng phản ánh, là năng lực trí tuệ của con người.
Đến thế kỉ XVIII, XIX thì bản chất thực sự của GIAO TIẾP đã được bóctách GIAO TIẾP là sự thể hiện “tính người” tạo ra sự khác biệt giữa người nàyvới người khác, hoặc theo ngôn từ của nhà triết học Đức Phơ Bách (1804-1872)
“bản chất của con người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất giữacon người với con người, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sựkhác biệt giữa tôi và bạn”
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin coi GIAO TIẾP gắn liền vớilao động, GIAO TIẾP là nhu cầu xã hội của con người Đến lượt nó GIAO TIẾPnhư chiếc “gương soi” để mỗi người tự nhận biết mình và có thái độ phù hợp đối
với người khác Giao tiếp là tiền đề, là điều kiện để hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội.
Tuy vấn đề GIAO TIẾP và KỸ NĂNG GIAO TIẾP đã xuất hiện rất sớmtrong quan niệm của các triết gia, các nhà tư tưởng, nhưng mãi đến nửa sau củathế kỉ XIX mới thực sự trở thành vấn đề được các nhà tâm lí học quan tâm
Trang 2* Lịch sử nghiên cứu về giao tiếp
Từ cuối thế kỉ XIX cùng với các vấn đề khác của tâm lí học xã hội, GIAOTIẾP được các nhà tâm lí học phương Tây nhất là ở Mĩ tập trung chú ý nghiên cứu
Ở Mĩ, trường phái Chicagô gồm các đại biểu như Kazarsfeld, K.Lewin,Hovland, Lasswell- những nhà sáng lập ra khoa học truyền thông, đã đặc biệtnhấn mạnh đến vai trò của truyền thông GIAO TIẾP và xem nó không chỉ là sựtruyền đạt thông tin mà còn bao hàm cả quá trình tác động lẫn nhau của nhiềuloại kí hiệu tượng trưng Họ cho rằng “sự giao tiếp là nền tảng của mọi quan hệ
xã hội, giúp nối kết các cá nhân với nhau và tạo điều kiện cho các sinh hoạt cộngđồng” G.Mit (1863-1931) nhà triết học, nhà tâm lí học người Mĩ, một đại diệncủa triết học thực dụng đã đưa ra thuyết quan hệ qua lại tượng trưng (Theothuyết này, sự hình thành cái tôi trong con người phản ánh cấu trúc của sự tácđộng qua lại của cá thể trong nhóm khác nhau) Ông nhấn mạnh các yếu tố tácđộng qua lại lẫn nhau trong GIAO TIẾP, và khẳng định vai trò của GIAO TIẾPđối với sự tồn tại của loài người trong cộng đồng người
Trường phái triết học hiện sinh lấy phạm trù tồn tại làm phạm trù trọngtâm, rất quan tâm đến vấn đề GIAO TIẾP Một trong những người đứng đầuphái này là Cac Giaspe (1883-1969), ông là nhà triết học, nhà tâm lí học ngườiĐức đã đưa ra hẳn một lí thuyết mang tên là “Giao tiếp (thông tin) hiện sinh”.Thuyết này cho rằng, người ta phải có sự GIAO TIẾP (thông tin) sống động,liên tục, thường ngày, được thực hiện bằng các cuộc tranh luận tự do về cácquan điểm, lập trường, các vấn đề chính trị xã hội Cac Giaspe khẳng định: giaotiếp là điều kiện tổng quát của sự tồn tại của con người “Giao tiếp hiện sinh làcuộc trò chuyện giữa vài ba người gần gũi về các vấn đề quan trọng nhất đối với
họ, đó là mối quan hệ giữa hai cá thể gắn bó với nhau, mỗi người vẫn giữ cá tínhriêng, họ đến gặp nhau vì tình cảnh cô đơn, và họ cảm thấy ra được tình cảnh côđơn tùy thuộc vào mức độ họ giao tiếp với nhau”
Một đại diện khác của triết học hiện sinh là Mactin Bulon (1878-1965),trong tác phẩm “Tôi và bạn” đã đưa ra tư tưởng “tồn tại là đối thoại” Theo ông,trong giao tiếp hai người bổ sung cho nhau, thậm chí ông còn gọi cuộc sống của
Trang 3con người là “cuộc sống đối thoại”, nếu thiếu đối thoại và GIAO TIẾP với ngườikhác, con người không thể tồn tại và phát triển được Ông xác định cuộc sốngnày là “sự tiếp xúc hay đối thoại giữa các nhân cách” và sau đó tư tưởng triếthọc này đã trở thành “nguyên tắc đối thoại” trong tư tưởng của ông.
Đi theo tư tưởng của M.Bulon, tồn tại là giao tiếp, các nhà hiện sinh Pháp nhưGien Marosen (1869-1973), J.P.Saclơ (1905-1961) và Mione (1905-1950) đại diệntriết học của chủ nghĩa cá nhân cùng nghiên cứu vấn đề GIAO TIẾP Mione viết:
“Có thể nói rằng, tôi chỉ tồn tại chừng nào tôi tồn tại cho người khác” và lấy tưtưởng đó làm xuất phát điểm cho nghiên cứu của mình
Cùng thời kì này, nhà triết học Nga V.M.Becherev (1857-1927) trong tácphẩm “Tâm lí học khách quan” (1907); “Phản xạ tập thể” (1921) đã đề cập đếnnhiều vấn đề của giao tiếp Theo ông, giao tiếp là ảnh hưởng tâm lí qua lại giữangười này cùng với người kia, nó giữ vai trò cơ chế thực hiện hoạt động cùngnhau và hình thành nên chủ nghĩa tập thể của hoạt động đó; giao tiếp là điềukiện thực hiện việc giáo dục, truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệkia V.M Becherev cũng nhấn mạnh vai trò to lớn của giao tiếp đối với sự hìnhthành, phát triển nhân cách và khẳng định việc GIAO TIẾP với những ngườikhác là “nguồn tư liệu” của bắt chước qua đó mới có nhân cách như một cá thể
xã hội và có sự tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
Trường phái phân tâm học do S.Freud (1856-1939) sáng lập, đề cập đếnvấn đề GIAO TIẾP dưới ảnh hưởng của vô thức, mối liên quan giữa GIAO TIẾPvới giấc mơ và sự tưởng tượng Thuyết này đã lí giải đến các yếu tố chuyểngiao, ngoại xuất và đồng nhất trong GIAO TIẾP Trong GIAO TIẾP, có ngườiphát tín hiệu, có người nhận thông tin từ người kia trên cơ sở hai người muốn
tìm hiểu lẫn nhau, muốn làm theo nhau, và gọi là đồng nhất
Các nhà tâm lí học Gestalt như M.Wertheimer (1880-1943), V.Kohler(1887-1967), K.Koffka (1886-1941) cho rằng mọi sự vật hiện tượng tâm lí đượcxếp vào một cấu trúc nhất định Theo cấu trúc đó, sự vật và hiện tượng tâm límang tính trọn vẹn GIAO TIẾP cũng giống như các quá trình khác, đều tạo nênnhững hình ảnh có cấu trúc hoàn chỉnh, mang tính trọn vẹn, “một sự im lặng-
Trang 4tương tự như chỗ thiếu hụt của đoạn thẳng, có ý nghĩa nhất định trong quan hệgiữa người và người” Họ còn cho rằng, cần chia GIAO TIẾP thành các cấu trúclớn Trong cấu trúc GIAO TIẾP có nội dung hoạt động của con người và trongcác quan hệ xã hội nhằm mục đích bảo tồn, phát triển bản thân nhóm, gia đình,cộng đồng và xã hội
Tuy nhiên, một tác giả người Pháp là Duyphơren đã phê phán quan điểmđưa tâm lí nói chung, GIAO TIẾP nói riêng vào khuôn khổ các cấu trúc, các mốiquan hệ Ông cho rằng như vậy nó chỉ nhìn thấy các quan hệ, các hệ thống, cáccấu trúc mà đánh mất con người Và khẳng định GIAO TIẾP là đối thoại giữahai người Từ đó Klaus và Kenell nêu lên khái niệm “kết nối” (bonding) Một sốtác giả khác như Bowlly, Spitz và Jixchiacopxcaia nghiên cứu về bệnh “đói giaotiếp” (hopitalism) ở trẻ nhỏ trên bình diễn lâm sàng và thực nghiệm
Từ giữa thế kỉ XX, điều khiển học ra đời mở đầu bằng tác phẩm “Điềukhiển học” (1948) của nhà bác học Mĩ N.Vina, sau đó là tác phẩm “Lí thuyếttoán học của quá trình thông tin” (1949) của C.Senen, cùng với sự phát minh vềmối liên hệ ngược của các nhà điều khiển học Năm 1950, lí thuyết hệ thống rađời với công trình: “Phác thảo lí thuyết chung về hệ thống” Hệ thống được địnhnghĩa như là “một tổ hợp các thành tố trong sự quan hệ qua lại với nhau, về bảnchất các mối quan hệ này không phải là các mối quan hệ ngẫu nhiên” Từ đây,tâm lí học nói chung, tâm lí học giao tiếp nói riêng chịu ảnh hưởng rất nhiều củađiều khiển học, lí thuyết thông tin, lí thuyết hệ thống mà sau đó các nhà tâm líhọc đã vận dụng vào trong nghiên cứu GIAO TIẾP như là mối liên hệ qua lạigiữa các nhân cách Còn các công trình nghiên cứu về điều khiển học dựa trên líthuyết thông tin của Wiener (1947), Shannon (1947), Laswell (1948),G.Perdonici (1963), G.Thines (1975), Weaver (1982) đã xây dựng những môhình, những sơ đồ điểu khiển có ý nghĩa chủ đạo trong thực hành giao tiếp, đãnêu lên những chỉ dẫn nhằm tối ưu hoá quá trình GIAO TIẾP trên cơ sở sự hiểubiết và ảnh hưởng lẫn nhau một cách tốt nhất giữa khách thể và chủ thể
Nghiên cứu GIAO TIẾP dưới góc độ thường trực xã hội các phương thứcứng xử phong phú như lời nói, hành vi, cử chỉ (GIAO TIẾP ngôn ngữ và GIAO
Trang 5TIẾP phi ngôn ngữ), các tác giả Ghighione, Beauvois, Trognan (1981-1986),Mehbarian (1972), Ekman, Friesen (1969), B.Whistell (1970), G.T.Sapir (1929),Whorrf (1956), Bakar (1978), mong muốn tìm ra phương thức nhằm làm chochủ thể và khách thể GIAO TIẾP hiểu nhau một cách tốt nhất và đạt mục tiêuGIAO TIẾP đặt ra Ghighione (1981, 1983, 1986) phân tích mối liên hệ giữachủ thể GIAO TIẾP và đối tượng xuất phát từ quan hệ chiếm hữu.
P.Oathavut, G.Bivanh và D.Jacson xem xét mối quan hệ GIAO TIẾP qualại như là một trong những hành vi có thể, hoặc là các “mã” của hành vi Cácmối quan hệ GIAO TIẾP qua lại nào đó có ý nghĩa với người khác là các “mã”
Họ đi đến kết luận rằng nghiên cứu GIAO TIẾP chính là nghiên cứu lôgíc củacác mối quan hệ qua lại đó, hay gọi là “ngữ pháp” của GIAO TIẾP Như vậy,
GIAO TIẾP như là một tổ hợp hành vi, một quá trình xã hội thường xuyên diễn
ra giữa các con người với nhau, quá trình này thích hợp với nhiều loại hành vi:
hành vi ngôn ngữ, hành vi cử chỉ, hành vi điệu bộ, không gian giữa những ngườiGIAO TIẾP với nhau, ngữ cảnh xảy ra GIAO TIẾP
Ngoài ra, một số các tác giả phương Tây khác như: Stecxen (Pháp), M.Acgain (Anh), E.E.Acqut, Told Thome và Doris Went (Mĩ) cũng có nhiềucông trình khác nhau nghiên cứu về giao tiếp Bateson, nhà tâm lí học Phápphân biệt rõ hai hệ thống GIAO TIẾP là GIAO TIẾP đối xứng và GIAO TIẾP
bổ sung Theo ông, mọi GIAO TIẾP đều biểu hiện ra ở một trong những phươngthức đó, nó có tính hệ thống khi thiết lập được sự bình đẳng hay tương hỗ, nó cótính bổ sung khi thể hiện sự khác nhau
Tóm lại, từ giữa thế kỉ XX đã bắt đầu hình thành một nhánh mới của tâm líhọc đó là khoa học về GIAO TIẾP gắn liền với lịch sử lí thuyết thông tin và điềukhiển học được các nhà tâm lí quan tâm nghiên cứu, đưa vấn đề GIAO TIẾP trởthành một vấn đề khoa học thực thụ
Ở Liên Xô (cũ) ngay từ đầu thế kỉ XX các nhà tâm lí học như L.X.Vưgotxki,X.L.Rubinstein, A.N.Lêonchiev đã xem xét vấn đề GIAO TIẾP dưới góc độ tâm líhọc Song phải tới những năm đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, GIAO TIẾP mớinổi lên thành một vấn đề lớn và thu hút nhiều nhà tâm lí học Xô Viết đi sâu nghiên
Trang 6cứu Trước hết phải kể tới 3 hội nghị tâm lí học về GIAO TIẾP tổ chức tạiLêningrat (12/1970 và 3/1973), tại Alma Ata (5/1973) Tại ba hội nghị này, cácnhà khoa học đã đề cập tới các vấn đề chính về GIAO TIẾP bao gồm:
- Phương pháp luận và phương hướng nghiên cứu GIAO TIẾP
- Các phương pháp và công cụ nghiên cứu GIAO TIẾP
- Cơ chế GIAO TIẾP
- ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân đối với quá trình GIAO TIẾP
- GIAO TIẾP và lãnh đạo
- GIAO TIẾP trong quần chúng
- Mô hình hoá quá trình GIAO TIẾP
Trên cơ sở những định hướng này, nhiều công trình khác nhau nghiên cứu
về GIAO TIẾP được công bố Đáng kể là các tác giả như: A.A.Leonchiev vớicác tác phẩm “Tâm lí học giao tiếp” (1974), “Giao tiếp sư phạm” (1979), “Hoạtđộng và giao tiếp” Ia.L.Kolominxki với tác phẩm “Tâm lí học về các mối quan
hệ qua lại trong nhóm nhỏ” (1976); K.K.Platonov với “Vấn đề giao tiếp trongtâm lí học” (1981); “Về bản chất giao tiếp người” (1973) của Xacopnhin; “Giaotiếp là vấn đề của tâm lí học đại cương” (1975) của B.Ph.Lomov; “Những quy luậtgiao tiếp và tác động tương hỗ giữa con người với con người” trong cuốn Tâm líhọc xã hội của G.M.Anđreeva (1981), cùng nhiều công trình của các khía cạnhkhác nhau như về bản chất, kết cấu và nhiệm vụ của GIAO TIẾP; về mối quan hệcủa GIAO TIẾP với phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng; về sự phối hợphoạt động và GIAO TIẾP của con người trong tập thể; về phong cách GIAO TIẾP,GIAO TIẾP và nhân cách… Vì vậy, có thể nói rằng ở Liên Xô (cũ) vấn đề GIAOTIẾP đã trở thành một ngành khoa học độc lập, tâm lí học về mối quan hệ giữangười với người (Tâm lí học giao tiếp)
Cùng với việc nghiên cứu về GIAO TIẾP các nhà tâm lí học cũng rất chú ý
đến vấn đề KỸ NĂNG GIAO TIẾP Nhìn một cách tổng quan có thể thấy KỸ
NĂNG GIAO TIẾP được đề cập trên các góc độ sau:
Theo các nhà tâm lí học Liên Xô (trước đây) là: A.A.Bodalev,V.A.Cancalich, N.V.Cuđơnia, A.N.Leonchiev thì GIAO TIẾP có 3 giai đoạn:
Trang 7+ Giai đoạn điều khiển, điều chỉnh và phát triển quá trình GIAO TIẾP.+ Giai đoạn phân tích hệ thống GIAO TIẾP đã được thực hiện.
+ Giai đoạn xây dựng mô hình GIAO TIẾP cho hoạt động tiếp theo
Dựa vào căn cứ này KỸ NĂNG GIAO TIẾP cũng được chia thành 3 nhómchính:
- Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp là khả năng dựa vào sự biểu cảm,
ngữ điệu, thanh điệu của lời nói, cử chỉ, động tác, thời điểm và không gianGIAO TIẾP mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữachủ thể và đối tượng GIAO TIẾP
Thực chất của kỹ năng định hướng GIAO TIẾP là xây dựng mô hình tâm líđặc thù của đối tượng GIAO TIẾP, trên cơ sở đó đề ra các hình thức, biện phápGIAO TIẾP thích hợp
Ở nhóm kỹ năng này còn được phân ra các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng đọc được nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói Nhờ tri giác tinh tế vànhạy bén của trạng thái tâm lí biểu hiện trên nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu lời nói màchủ thể GIAO TIẾP phát hiện được chính xác và đầy đủ thái độ của đối tượngGIAO TIẾP Ở đây, ngôn ngữ biểu cảm rất phong phú, nó thể hiện tính cách, trítuệ, tình cảm, ý chí của con người, tính chủ động hay thụ động, tính chân thànhhay giả dối, tính gia trưởng hay hoài nghi đều in dấu trong giọng nói và nhịpđiệu của lời nói Chẳng hạn, khi vui nhịp nói nhanh; khi buồn giọng trầm, nhịpchậm; khi xúc động giọng hổn hển, ngắt quãng; khi ra lệnh giọng cương quyết,sắc gọn… Nét mặt, cử chỉ hành vi biểu hiện về trạng thái cảm xúc như: sợ hãimặt tái nhợt, hành động bị gò bó; khi bối rối, xấu hổ mặt đỏ bừng, toát mồ hôi,lóng ngóng; khi tức giận mắm môi, nắm chặt tay… Tuy nhiên, việc tri giácnhững biểu hiện sắc thái biểu cảm bên ngoài là cần thiết song phải biết dựa vào
đó đánh giá đúng nội tâm của đối tượng GIAO TIẾP, đó là:
+ Kỹ năng chuyển từ tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trongcủa nhân cách
Sự biểu hiện của trạng thái tâm lí con người qua ngôn ngữ, điệu bộ rất phứctạp, cùng một trạng thái xúc cảm lại có thể được bộc lộ ra bằng ngôn ngữ và
Trang 8điệu bộ khác nhau, ngược lại sự biểu hiện ra bên ngoài như nhau lại là vẻ ngoàicủa các tâm trạng rất khác nhau Nhưng nhờ có những dấu hiệu biểu hiện chungnhất về xúc cảm qua các biểu hiện bên ngoài mà người ta vẫn có thể phán đoánđúng các đặc điểm tâm lí của đối tượng GIAO TIẾP.
- Nhóm kỹ năng định vị là khả năng biết xác định vị trí trong GIAO TIẾP,
biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có thể “nghĩ như họ nghĩ, hiểunhư họ hiểu” và biết tạo điều kiện để đối tượng chủ động GIAO TIẾP về mình
Kỹ năng định vị còn thể hiện ở chỗ biết xác định đúng không gian và thời gianGIAO TIẾP Khoảng cách vị trí giữa hai người GIAO TIẾP được xác địng bởimục đích, nội dung GIAO TIẾP và nói lên mức độ thân tình giữa họ Biết chọnthời điểm mở đầu, ngừng, tiếp tục và kết thúc GIAO TIẾP cũng có ý nghĩa rấtquan trọng Muốn có kỹ năng định vị tốt cần phải có thiện chí, có thái độ chânthành, có kinh nghiệm, vốn sống phong phú, nhanh trí trong GIAO TIẾP
- Nhóm kỹ năng điều khiển quá trình GIAO TIẾP là khả năng biết thu hút
đối tượng, tìm ra đề tài GIAO TIẾP, duy trì nó và xác định được nguyện vọng,hứng thú của đối tượng GIAO TIẾP, biết làm chủ trạng thái cảm xúc của bảnthân và biết sử dụng phối hợp các phương tiện GIAO TIẾP
+ Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân, biểu hiện ở chỗ, biết
tự kiềm chế, che dấu được tâm trạng khi cần thiết, điều chỉnh và điều khiển cácdiễn biến tâm lí của mình và các phương pháp tiến hành GIAO TIẾP
+ Kỹ năng sử dụng phương tiện GIAO TIẾP: Các phương tiện được sửdụng trong GIAO TIẾP rất đa dạng như phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ,phương tiện vật chất, phi vật chất Đối với các phương tiện vật chất cụ thể nhưnhững công cụ, sản phẩm vật chất của lao động, danh lam thắng cảm, những kỉvật, tặng phẩm… Trẻ em GIAO TIẾP với nhau qua đồ chơi, bánh kẹo mà trongtừng vật thể ấy có sự hội nhập văn hoá, xã hội, trí tuệ, cảm xúc của loài người.Khi GIAO TIẾP con người chỉ cho nhau biết những giá trị mà loài nghiên cứugửi gắm ở trong các vật thể cụ thể ấy, trao đổi với nhau những thông tin, rungcảm, kinh nghiệm… về vật thể đó, từ đó mà chủ thể và khách thể thực hiện mụcđích, nội dung GIAO TIẾP Con người còn sử dụng những phương tiện kí hiệu
Trang 9tín hiệu để GIAO TIẾP như: GIAO TIẾP qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt
để thể hiện sự đồng tình hay phản đối, thân thiệu hay giận dữ khó chịu, khoandung hài lòng, hiểu biết sâu sắc hay nông cạn hời hợt… biểu hiện rõ nhất ở đôimắt, ở nụ cười của đôi môi, cử chỉ bàn tay, đầu Tư thế đứng, ngồi, đi lại khiGIAO TIẾP cũng ít nhiều liên quan đến vai trò địa vị của cá nhân trong xã hội.Đối với phương tiện ngôn ngữ: Một trong những ưu thế của con người sovới con vật là có ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ hai) Ngôn ngữ là sản phẩmtiến hoá lịch sử của xã hội loài người và trở thành công cụ GIAO TIẾP cơ bảncủa con người Bằng ngôn ngữ, con người có thể trao đổi với nhau tất cả nhữnghiểu biết, tìm cảm, thái độ trong GIAO TIẾP mà mình thấy cần thiết TrongGIAO TIẾP, phương tiện đặc trưng nhất là lời nói Nhiều nhà tâm lí học đãkhẳng định, nếu nội dung của lời nói tác động vào ý thức thì ngữ điệu của nó tácđộng mạnh mẽ đến tình cảm của con người Xukhomlenxki, nhà sư phạm lỗi lạc
Xô Viết đã viết: từ là sự tác động mạnh mẽ nhất đến trái tim, nó có thể mềm mạinhư bông hoa đang nở và nước thần, chứa niềm tin và sự đôn hậu…, một từthông minh và hiền hoà tạo ra niềm vui, một từ ngu xuẩn hay tàn ác không suynghĩ và không lịch sự đem lại sự thiếu tin tưởng, làm giảm sức mạnh của tâmhồn [(dẫn theo) 2, tr.41] Vì vậy, việc lựa chọn các từ ngữ một cách có văn hoá,
có giáo dục là hết sức quan trọng trong GIAO TIẾP Mặt khác, ngữ điệu phát racác từ đó cũng không kém ý nghĩa, thậm chí nó làm tăng hay giảm tính sâu sắccủa từ Do đó, trong GIAO TIẾP phải biết những từ “đắt”, biết biểu hiện ngữđiệu, giọng nói dịu dàng, nghiêm khắc, mệnh lệnh hay phẫn nộ phải phù hợp vớinhững tình huống GIAO TIẾP nhất định Theo Makarenco thì việc lấy giọngkhông chỉ để hát hay, nói hay mà trước hết để diễn đạt một cách chính xácnhững ý nghĩ và tình cảm của mình Vì vậy, việc bồi dưỡng cách nói, cách viếttrong quá trình GIAO TIẾP là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quátrình đào tạo của học viên
Việc đi sâu phân tích các loại KỸ NĂNG GIAO TIẾP cũng được các tácgiả khác quan tâm nghiên cứu như A.Cubanova, M.Rakhmatulina Các tác giảcũng chia quá trình GIAO TIẾP thành 3 nhóm lớn:
Trang 10- Nhóm các kỹ năng định hướng trước khi GIAO TIẾP.
- Nhóm các kỹ năng tiếp xúc xảy ra trong quá trình GIAO TIẾP
- Nhóm các kỹ năng độc đáo hướng quá trình GIAO TIẾP theo các địnhhướng giá trị khác
Theo các tác giả này, các kỹ năng trong các thành phần trên gồm: kỹ năngnhìn thấy, nghe thấy, tiếp xúc, hiểu biết lẫn nhau, kỹ năng tổ chức, điều khiểnquá trình GIAO TIẾP
V.P.Dakharov dựa vào trật tự các bước tiến hành của một pha GIAO TIẾPcho rằng, để có một pha GIAO TIẾP cần có các nhóm các kỹ năng sau:
a Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong GIAO TIẾP
b Kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng GIAOTIẾP
c Kỹ năng biết nghe và lắng nghe trong GIAO TIẾP
d Kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi
e Kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng GIAO TIẾP
f Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc
g Sự linh hoạt, mềm dẻo trong GIAO TIẾP
h Kỹ năng thuyết phục trong GIAO TIẾP
i Kỹ năng điều khiển quá trình GIAO TIẾP
j Sự nhạy cảm trong GIAO TIẾP
Trên cơ sở 10 nhóm kỹ năng cụ thể trên, tác giả lại xếp thành 4 hợp nhómvới đặc trưng tổng quát sau đây:
Hợp nhóm A: Những kỹ năng đóng vai trò tích cực, chủ động trong GIAOTIẾP Bao gồm các nhóm kỹ năng: e, h, i
Hợp nhóm B: Những kỹ năng thể hiện sự thụ động hoặc nhạy cảm trongGIAO TIẾP Bao gồm các nhóm kỹ năng: c,j
Hợp nhóm C: Những kỹ năng điều chỉnh sự phù hợp, cân bằng trong GIAOTIẾP Bao gồm các kỹ năng: a, b, g, d
Hợp nhóm D: Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu Gồm kỹ năng: f
* Các nghiên cứu ở trong nước:
Trang 11Từ cuối những năm 1970 trở lại đây và nhất là hiện nay, vấn đề GIAOTIẾP mới được các nhà tâm lí học Việt Nam tập trung nghiên cứu, mặc dù năm
1963, Đỗ Long đã có bài luận “Các Mác và phạm trù giao tiếp” và đây được coi
là tác phẩm đầu tiên đề cập về cơ sở lý luận của vấn đề GIAO TIẾP
Cuối năm 1981, Ban tâm lí học thuộc Viện Triết học của Uỷ ban khoa học
xã hội tổ chức một hội nghị khoa học lớn bàn về “Hoạt động và giao tiếp” TạiHội nghị này, đã công bố 24 bản báo cáo khoa học với những nội dung: quan hệgiữa hoạt động và GIAO TIẾP; GIAO TIẾP là một phạm trù độc lập trong tâm líhọc hay chỉ là một dạng đặc biệt của hoạt động; vị trí, vai trò và ý nghĩa củaGIAO TIẾP trong sự hình thành và phát triển tâm lí- ý thức; hoạt động GIAOTIẾP trong hoạt động và giáo dục
Từ cuối tháng 12/1982, tại Hội nghị tâm lí học toàn quốc lần thứ 6, một bảnbáo cáo khoa học dưới đầu đề: “Giao tiếp- tâm lí- nhân cách” của tác giả TrầnTrọng Thuỷ được công bố Tác giả khẳng định vai trò quan trọng của GIAOTIẾP trong sự hình thành và phát triển tâm lí- ý thức- nhân cách Sau đó, nhiềucông trình nghiên cứu về GIAO TIẾP đã được công bố như “Bàn về phạm trùgiao tiếp” của PTS Bùi Văn Huệ (1981), “Giao tiếp sư phạm” của PTS NgôCông Hoàn (1987) “Giao tiếp sư phạm” của PTS Hoàng Anh và PTS Vũ KimThanh (1995), “Nhập môn khoa học giao tiếp” của PGS Trần Trọng Thủy vàPGS Nguyễn Sinh Huy (1996)… Các công trình trên đã đề cập khá kĩ nhữngvấn đề lí luận và GIAO TIẾP trong TLH, nhiều công trình bàn đến GIAO TIẾP
ở đối tượng học sinh, sinh viên trên các mặt như: đối tượng GIAO TIẾP, nộidung GIAO TIẾP, NCGIAO TIẾP, phạm vi GIAO TIẾP, KỸ NĂNG GIAOTIẾP…đồng thời cũng đã đề xuất được một số tác động nhất định nhằm nângcao hiệu quả GIAO TIẾP của các đối tượng này
Tác giả Hoàng Thị Anh trong luận án PTS của mình đã đi sâu nghiên cứu
KỸ NĂNG GIAO TIẾP của sinh viên đại học sư phạm Tác giả đã chỉ ra KỸNĂNG GIAO TIẾP sư phạm, cấu trúc KỸ NĂNG GIAO TIẾP sư phạm và sựhình thành chúng nhằm hướng tới việc giải quyết các tình huống có vấn đề nảysinh trong quá trình GIAO TIẾP sư phạm
Trang 12Tiếp tục phát triển luận án của TS của Hoàng Đình Châu về “Cơ sở tâm líhọc trong GIAO TIẾP của cán bộ chính trị ở các tập thể quân nhân” tác giảNguyễn Thị Thanh Hà đã nêu ra KỸ NĂNG GIAO TIẾP tích cực và biểu hiện
KỸ NĂNG GIAO TIẾP của bác sĩ quân y trong quá trình khám và chữa bệnh.Tác giả Nguyễn Minh Hải (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) cũngnghiên cứu về kỹ năng và các bước hình thành kỹ năng Công trình nghiên cứucủa ông chủ yếu là kỹ năng giải toán Một số tác giả khác cũng xem xét kỹ năng
ở góc độ giải quyết tình huống sư phạm theo một quy trình xác định nhưNguyễn Đình Chỉnh, Trần Hữu Luyến, Trần Ngọc Diễm…
Trong tất cả các công trình nghiên cứu khoa học đã nêu đều trực tiếp hoặcgián tiếp đề cập đến vấn đề kỹ năng, kỹ năng hoạt động, kỹ năng lao động, kỹnăng hoạt động học tập, kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm, KỸ NĂNGGIAO TIẾP ở một số ít đối tượng Song chưa có một công trình nào đi sâunghiên cứu về KỸ NĂNG GIAO TIẾP của đối tượng học viên trong các trườngđại học quân sự
II Phạm trù giao tiếp:
GIAO TIẾP là một trong những phạm trù được xem xét, xác lập dưới nhiềugóc độ khác nhau
Theo từ điển Tiếng Việt của Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1998 thì “giaolưu” được định nghĩa là “sự tiếp xúc và trao đổi qua lại giữa hai dòng, hai luồngkhác nhau”, như giao lưu hai nhánh sông, giao lưu văn hoá, giao lưu hàng hoá.Còn “giao tiếp” (to be touch with, be in contact with) được định nghĩa là “traođổi, tiếp xúc với nhau” Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp
Trong từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1969, thuật ngữ GIAO TIẾPđược dịch ra là các mối quan hệ, tiếp xúc Còn tiếng Anh, giao tiếp(communication) có nghĩa là thông báo, liên lạc, thông tin Từ điển Tâm lí họcLiên Xô, GIAO TIẾP được xác định với nội hàm là sự tác động qua lại giữa haihay nhiều người, để trao đổi thông tin nhận thức hay xúc cảm, tình cảm và đánhgiá [43, tr.228] Trong từ điển Tâm lí của BS Nguyễn Khắc Viện (1991) có sử dụng
Trang 13từ “giao tiếp” (tr.105) nhưng không giải thích thuật ngữ này, mà tác giả chỉ mô tả
và giải thích hiện tượng “khó khăn trong giao tiếp”
Trong các công trình nghiên cứu về tâm lí học, phạm trù GIAO TIẾP đượctiếp cận dưới các khuynh hướng chủ yếu sau đây:
Khuynh hướng thứ nhất: Khái niệm GIAO TIẾP được xác lập bởi các
thành tố trong nội hàm của nó
Với khuynh hướng này thì GIAO TIẾP được hiểu là sự truyền đạt thôngtin, trong đó hai thành tố chủ yếu tác động lẫn nhau là trạng thái của hệ thốngphát tin và trạng thái của hệ thống nhận tin.; GIAO TIẾP là sự trao đổi ý nghĩ,tình cảm và cảm xúc giữa con người với nhau
Một số tác giả khác của khuynh hướng này nhấn mạnh các thành phần hoạtđộng và hành vi như T.Chuccon (Mĩ), Pcathanit, G.Bivanh, D.Giacson (Pháp)…
Họ coi GIAO TIẾP là tổ hợp các hành vi: hành vi ngôn ngữ, hành vi điệu bộ,hành vi cử chỉ
Từ những năm 70 trở lại đây người ta còn mở rộng hơn các thành tố trongGIAO TIẾP A.G.Spizkin cho rằng “giao tiếp là quá trình trao đổi những ý nghĩ,tình cảm, kiến thức, ý chí với mục đích người này điều khiển người kia” Cáctác giả khác như G.M.Anđreeva, Nguyễn Thạc, Hoàng Đình Châu chia nội hàmcủa phạm trù GIAO TIẾP thành 3 nhóm thành tố: thông tin, tác động qua lại và
sự tri giác hiểu biết lẫn nhau Trong mỗi nhóm đó lại có thể có các tiểu thành tốkhác
Khuynh hướng thứ hai: Xác định GIAO TIẾP theo chuyên ngành.
Các nhà tâm lí học nhân cách coi GIAO TIẾP là quá trình tác động qua lạingười- người, thông qua đó sự tiếp xúc tâm lí được thực hiện và các quan hệ liênnhân cách được cụ thể hoá
Các nhà tâm- vật lí cho rằng, GIAO TIẾP là một quá trình chuẩn, trong đómột thông điệp được chuyển tải từ bộ phát đến bộ thu thông qua một chuỗi cácyếu tố được gọi là nguồn, kênh, địa chỉ
Đối với các nhà tâm lí học xã hội thì GIAO TIẾP là sự bộc lộ tồn tại thựccủa các quan hệ xã hội mà các cá nhân đã tham gia… GIAO TIẾP là mặt ngoài
Trang 14của các mối quan hệ của con người Hoặc như PGS.TS Hoàng Đình Châu cònđịnh nghĩa: “Giao tiếp là quá trình thực hiện quan hệ xã hội, là sự hiện thân hoá,
cụ thể hoá các quan hệ người người”
Trong tâm lí học kinh doanh, phạm trù GIAO TIẾP được hiểu là một quátrình kích thích để gây hiệu quả tác động
Khuynh hướng thứ ba: Phân tích phạm trù GIAO TIẾP trong hệ thống các
phạm trù cơ bản của tâm lí học
Trong khuynh hướng này phạm trù GIAO TIẾP được chia ra hai quan điểmchủ yếu: một là, GIAO TIẾP được coi là một dạng đặc biệt của hoạt động, hoặc
có thể là điều kiện, phương thức của hoạt động bao gồm đầy đủ các thành phầntrong sơ đồ cấu trúc của hoạt động: chủ thể- hoạt động- đối tượng [59] Đại diệntiêu biểu cho quan điểm này là A.A.Lêonchiev Hai là, đặt phạm trù GIAO TIẾPvào vị trí song hành với phạm trù hoạt động Đại diện của quan điểm này làB.Ph Lômov, G.M Anđreeva
Với các nghiên cứu của rất nhiều nhà tâm lí học nổi tiếng nhưG.M.Anđreeva, D.B Encônhin, K.K.Platonov, A.A.Bođalev… có thể cho ta mộtkhẳng định rằng GIAO TIẾP và hoạt động là hai phạm trù gắn chặt với nhau,không thể hiểu đúng bản chất của GIAO TIẾP nếu tách khỏi hoạt động, đồngthời nếu tuyệt đối hoá phạm trù nào đó cũng sẽ sai lầm
Từ các trình bày và phân tích trên chúng tôi xác định: Giao tiếp là quá trình tác động tâm lí giữa con người với con người bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tác động qua lại về tri thức và cảm xúc tình cảm cũng như hành vi và hoạt động giữa họ.
III Kỹ năng giao tiếp