MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỐI SỐNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TÂM LÝ HỌC VĂN HÓA Ý NGHĨA TRONG NGHIÊN CỨU LỐI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Khi nghiên cứu về con người nói chung và nghiên cứu về văn hóa nói riêng người ta không thể không nghiên cứu về lối sống, bởi lẽ nghiên cứu về con người trước hết và về bản chất, không gì khác hơn, chính là nghiên cứu về cuộc sống và văn hóa của con người. Nghiên cứu về văn hóa con người cũng nhất thiết phải nghiên cứu lối sống con người, bởi lẽ thông qua đó các thông điệp, mã số và các giá trị văn hóa mới được nhận diện, giải mã và phân tích với những chiều cạnh đầy đủ nhất.
Trang 1Khi nghiên cứu về con người nói chung và nghiên cứu về văn hóa nói riêng người ta không thể không nghiên cứu về lối sống, bởi lẽ nghiên cứu về con người trước hết và về bản chất, không gì khác hơn, chính là nghiên cứu
về cuộc sống và văn hóa của con người Nghiên cứu về văn hóa con người cũng nhất thiết phải nghiên cứu lối sống con người, bởi lẽ thông qua đó các thông điệp, mã số và các giá trị văn hóa mới được nhận diện, giải mã và phân tích với những chiều cạnh đầy đủ nhất Do đó, lối sống là một phạm trù cơ bản của khoa học xã hội, một vấn đề phong phú, đa dạng và phức tạp Từ trước đến nay, lối sống, đã được tiếp cận và nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau Đối với tâm lý học văn hóa, khi quan niệm văn hóa là phức hợp tâm lý chỉnh thể được hình thành và phát triển cao độ trong hoạt động của cá nhân, phản ánh dấu ấn của cộng đồng thì lối sống giữ một vị trí trung tâm Bởi lẽ, làm rõ những vấn đề cơ bản về lối sống sẽ giúp chúng ta khám phá được đời sống tinh thần, tâm lý của cá nhân, cũng như của cộng đồng Trong phạm vi bài tiểu luận này, xin được đề cập đến những vấn đề cơ bản về lối sống dưới góc nhìn của tâm lý học văn hóa, từ đó rút ra ý nghĩa trong nghiên cứu lối sống của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1 Cách thức tiếp cận nghiên cứu lối sống của tâm lý học văn hóa
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trên lĩnh vực tâm lý học phát triển và xã hội hóa đã đi đến khẳng định sự phát triển của con người nói chung và của tâm lý nói riêng là kết quả của nhiều nhân tố, trong đó có văn hóa Do đó, văn hóa thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu của tâm lý học Hiện nay, vị trí và vai trò tâm lý học văn hóa ngày càng được khẳng định xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn Về lý luận, phân ngành này có đối
Trang 2tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu riêng, không còn được coi là một bộ phận của tâm lý học xã hội Về thực tiễn, tâm lý học văn hóa đã có những đóng góp không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân cũng như sự phát triển mọi mặt của cộng đồng
Dưới góc độ của tâm lý học văn hóa, lối sống được nghiên cứu với nhiều chiều và nhiều khía cạnh khác nhau Để thấy được quan niệm của tâm
lý học văn hóa về lối sống cần làm rõ mối quan hệ giữa “văn hóa” và “lối sống” Có thể khẳng định chắc chắn, rằng “lối sống” có liên quan mật thiết với “văn hóa” và có thể coi “lối sống” như một bộ phận hợp thành của “văn hóa”, hay là một phương thức tồn tại và biểu hiện của “văn hóa” Tuy nhiên, không nên và không thể đồng nhất hai phạm trù lối sống và văn hóa Cho đến nay đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về các phạm trù “văn hóa” và
“lối sống”, nhưng dù tiếp cận và định nghĩa các phạm trù trên theo cách nào thì người ta đều có thể nhận ra có phần chồng lấn, nhưng cũng có phần không trùng khớp giữa nội hàm và do đó, cả ngoại diên của hai phạm trù trên Có thể chỉ ra một số phạm vi không trùng khớp giữa nội hàm của hai phạm trù trên theo một cách chung nhất
Thứ nhất, “văn hóa”, dù định nghĩa theo cách nào thì phạm trù này
cũng dùng để chỉ một thực thể phức hợp mà xét theo chiều thẳng đứng luôn
có nhiều cấp độ, nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó ở “tầng đáy” hay nền tảng của văn hóa bao giờ cũng là các giá trị và hệ giá trị, còn ở “tầng ngọn” hay các “cấu trúc thượng tầng” là các hình thức biểu hiện cụ thể của văn hóa, như các biểu tượng, các hình thức nghệ thuật, các ứng xử văn hóa, trong đó
có lối sống của các cá nhân và các nhóm, các cộng đồng người Trong khi đó,
“lối sống”, dù được định nghĩa theo cách nào, thì phạm trù này cũng chỉ dùng để chỉ những quá trình hiện thực hóa các giá trị và hệ giá trị văn hóa trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày Vì vậy, xét theo chiều thẳng đứng thì
Trang 3thực thể lối sống không có nhiều tầng lớp và cấp độ như văn hóa, đồng thời, xét về lý thuyết, chỉ có các giá trị và hệ giá trị nào được hiện thực hóa trong thực tiễn cuộc sống của con người thì mới được coi là chiều sâu văn hóa của lối sống
Thứ hai, khi xét theo chiều phẳng ngang thì vấn đề còn trở nên phức
tạp hơn Khi tiếp cận theo chiều cạnh này dường như lối sống hoàn toàn trùng khớp với văn hóa, bởi lẽ bất cứ hoạt động sống nào của con người cũng là sự hiện thực hóa các giá trị văn hóa Tuy nhiên, ở đây có ba điểm cần làm rõ để
có thể ít nhiều chỉ ra cái ranh giới vô hình, mong manh giữa lối sống và văn
hóa: Một là, hoạt động sống và lối sống của con người chỉ có thể được hiểu
là những cạnh chủ qua của văn hóa mà thôi Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được con người sáng tạo ra từ hàng nghìn năm nay và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì vô cùng phong phú và đa dạng Tuy nhiên, không phải tất cả những giá trị đó đều được tiếp nhận, đều được tiếp nhận theo những mức độ và phương thức giống nhau, và không phải tất cả chúng đều được hiện thực hóa như nhau trong thực tiễn cuộc sống của con người Vì vậy, chỉ những giá trị nào được con người chấp nhận và đang hiện thực hóa nó trong cuộc sống mới tạo nên hoạt động sống và góp phần tạo nên lối sống của con người hiện nay Những giá trị văn hóa đó và sự hiện thực những giá trị đó trong hiện tại chính là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa,
và trùng khớp với hoạt động sống và lối sống Còn những giá trị văn hóa khác không được hiện thực hóa thông qua hoạt động sống, thì dù có tồn tại (thông qua tục ngữ, ca dao, qua tín điều tôn giáo, học thuyết chính trị hay qua các biểu tượng văn hóa) cũng không thể được coi là một bộ phận, một yếu tố của hoạt động sống hay lối sống
Hai là, hoạt động sống và lối sống không đồng nhất với nhau Ở đây
chính là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái đặc thù và cái phổ
Trang 4biến Hoạt động sống của con người thì vô cùng phong phú, đa dạng, đa chiều, nhưng chỉ những hoạt động sống nào được diễn ra lặp đi, lặp lại nhiều lần trong cuộc đời một cá thể thì mới có thể được coi là bộ phận cấu thành nên lối sống của cá thể ấy Tương tự, chỉ những hoạt động sống nào lặp đi, lặp lại và phổ biến trong đa số cá thể của một cộng đồng xác định nào đó thì những hoạt động sống đó mới được coi là yếu tố cấu thành nên lối sống của cộng đồng đó Vả lại, lối sống không chủ yếu chỉ là tập hợp các hoạt động sống quen thuộc của các cộng đồng người mà chủ yếu là những cách thức mà các cộng đồng người đó tiến hành những hoạt động sống nói trên
Ba là, lối sống chỉ là cái hiện hữu, còn văn hóa thì có tính lịch sử Khi
nghiên cứu văn hóa của một cộng đồng người nào đó thường thì người ta phải nghiên cứu toàn bộ nền văn hóa đó trong cả chiều sâu lịch sử của nó Chỉ
có như vậy người ta mới có thể nắm được những đặc trưng lớn, khám phá được những hệ giá trị căn bản tạo nên bản sắc của nền văn hóa đó Trong khi
đó, nghiên cứu về lối sống, tức là nghiên cứu sự hiện thực hóa các giá trị trong thực tiễn cuộc sống, và do vậy, mối quan tâm của nhà nghiên cứu chủ yếu là dành cho những cái đang diễn ra, chứ không phải là cho những gì đã diễn ra, tức là chủ yếu cho thời hiện tại chứ không phải thời quá khứ của hoạt động sống và lối sống Tuy vậy, cái ranh giới thực tế giữa hiện tại và lịch sử, giữa cái đang diễn ra và cái đã diễn ra là vô cùng mong manh và chỉ có tính tương đối, đặc biệt là khi ta xem xét nó trong bối cảnh nghiên cứu lối sống của con người Trong khi tiến hành các hoạt động sống của mình, mỗi con người đều tiến hành nó một cách có ý thức
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình của các nhà khoa học Việt Nam
và nước ngoài nghiên cứu về lối sống, tiếp cận lối sống dưới nhiều góc độ khác nhau, và vì thế đã từng đề xuất nhiều cách định nghĩa khác nhau về “lối sống” Xin nêu ra đây một số định nghĩa tiêu biểu nhất
Trang 5Định nghĩa của Đôbơrianốp: “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa của hệ thống những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong hoạt động của con người”
Định nghĩa của Sôrôkhôva: “Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động sinh sống tiêu biểu, là phương thức hoạt động đã được xác định”
Định nghĩa của Trần Văn Bính và cộng sự: “Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm
xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa”
Định nghĩa của nhóm tác giả Trần Kiều, Vũ Trọng Rỹ, Hà Nhật Thăng
và Lưu Thu Thủy: “Lối sống là những cách suy nghĩ, kỹ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp sinh hoạt, thói quen, phong cách học tập, làm việc, giao tiếp, xử sự…) tạo nên cái riêng của mỗi cá nhân hay một nhóm người nào đó”
Định nghĩa của Nguyễn Trần Bạt: “Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng Lối sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hoá, đặc trưng văn hoá của một con người hay một cộng đồng” Tác giả này còn giải thích thêm: “Lối sống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như: Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh các phong tục tập quán, cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau, quan niệm về đạo đức và nhân cách”
Tất cả các định nghĩa được dẫn ra trên đây, dù hòan toàn chưa đủ tính đại diện cao cho hàng trăm định nghĩa về lối sống từng được nêu ra, cũng phần nào phản ánh được tính chất phức tạp của công việc này Tuy nhiên có thể rút ra ba kết luận quan trọng khi nghiên cứu về lối sống: Một là, lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động tiêu biểu và tương đối ổn định của cá nhân
và nhóm Hai là, lối sống được hình thành và thay đổi thông qua các quan hệ
Trang 6sản xuất vật chất và tinh thần, chính trị và xã hội trong những điều kiện của những môi trường cụ thể khác nhau Ba là, lối sống và những biểu hiện cụ thể của nó, tuy phản ánh cái phổ quát, dấu ấn chung của các thiết chế xã hội, dân tộc, vùng miền song luôn có sự khác biệt cá nhân và sự khác biệt về văn minh
Nghiên cứu lối sống cần phải chú trọng cả chiều chủ quan và khách quan của văn hóa.Trong khi nhấn mạnh rằng lối sống là chiều cạnh chủ quan của văn hóa cũng không được phủ nhận vai trò của những chiều cạnh khách quan của văn hóa, bởi hai loại chiều cạnh này không tồn tại biệt lập đối với nhau, mà trên thực tế luôn tương tác với nhau trong một mối quan hệ biện chứng, quy định lẫn nhau và tồn tại đan xen, có thể hoán vị nhau trong những điều kiện xác định Về bản chất con người là sinh vật xã hội, họ tiến hành các hoạt động sống một cách có ý thức, tức là họ chỉ làm những việc họ cho là nên làm, cần phải làm và có thể làm được - họ là sinh vật có tính lựa chọn hành vi cao
Từ phân tích như trên có thể hiểu lối sống của con người chính là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người trong những điều kiện sống xác định Đó là cấp độ thứ nhất trong định nghĩa về lối sống
Lối sống bao gồm cả lối sống cá nhân và có lối sống tập thể Do đó, trong nghiên cứu về lối sống cần tránh cả hai khuynh hướng hoặc tuyệt đối hóa khía cạnh cá nhân, hoặc tuyệt đối hóa khía cạnh tập thể Tuy nhiên, để có cái nhìn khái quát về lối sống của con người thì cần chú trọng nghiên cứu lối sống của các nhóm, các cộng đồng người và của toàn xã hội Vì vậy mà không phải bất cứ hoạt động sống nào, không phải toàn bộ các hoạt động sống của con người đều được coi là lối sống, mà chỉ những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống nào lặp đi lặp lại, có tầm ảnh hưởng mạnh và độ phổ biến cao trong đa số cá thể của một nhóm, một cộng
Trang 7đồng người hay trong toàn xã hội thì mới được coi là lối sống và các biểu hiện của lối sống
Ở cấp độ thứ hai, có thể hiểu lối sống là tất cả những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toàn thể các nhóm, các cộng đồng người chấp nhận và thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn định
Tóm lại, từ cách tiếp cận như vậy, có thể đề xuất một định nghĩa như
sau về phạm trù lối sống: “Lối sống của con người là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người Lối sống bao gồm tất cả những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn định, đặt trong mối tương tác biện chứng của các điều kiện sống hiện hữu và trong các mối liên hệ lịch sử của chúng”.
2 Vận dụng quan niệm của tâm lý học văn hóa về lối sống trong nghiên cứu lối sống người Việt Nam hiện nay
Lối sống của một dân tộc được hình thành từ đặc điểm nhân chủng và các điều kiện sống của dân tộc Lối sống người Việt Nam được hình thành
do điều kiện địa lý, kinh tế, chính trí, trước hết là tâm lý và văn hoá dân tộc Việt Nam Vì vậy, lối sống người Việt Nam chính là sư hoá thân của các đặc điểm truyền thống dân tộc, mang những nét riêng bản sắc con người và văn hoá Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử hình thành và phát triển lối sống người Việt Nam Nó được vun đắp, được làm phong phú và đậm đà thông qua hoạt động lao động sản xuất, chiến đấu, học tập, giao tiếp xã hội trong nội bộ quốc gia, trong đó quan trọng là sự giao lưu văn hoá với các dân tộc khác Trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá
Trang 8mà văn hoá Việt Nam nói chung, lối sống người Việt Nam nói riêng được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng Với bản sắc truyền thống là nhẹ nhàng, tế nhị, kín đáo, giản đơn hòa hợp với thiên nhiên, qua quá trình tiếp biến các lối sống văn hoá phương Đông, phương Tây và văn hoá xã hội chủ nghĩa, những nét đặc sắc của lối sống dân tộc Việt Nam được nâng cao trên nền văn hoá tổng hợp có tính quốc tế của thời đại
Trong những năm đất nước ta đổi mới, mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc
tế, đặc biệt là qua các phương tiện thông tin hiện đại, các giá trị của toàn cầu hoá đã tác đông mạnh mẽ tới lối sống Việt Nam, tạo ra những chuyển biến quan trọng trong lối sống Những giá trị phổ quát của văn minh nhân loại thâm nhập xã hội ta, chúng được chọn lọc, đón nhận và tiếp cận tối đa bởi những con người vốn thông minh, rộng mở và cầu thị, chúng trang bị cho người Việt Nam những nhận thức mới và tầm nhìn mới
Từ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, lối sống trong lĩnh vực chính trị người Việt Nam cũng được đổi mới và nâng cao Ý thức chính trị, tình cảm chính trị từ trong lịch sử đã thấm sâu vào đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá con người Việt Nam Tính nhạy bén trong hoạt động kinh tế và xã hội được chuyển vào sự nhìn nhận và xử lý linh hoạt những tình huống chính tri Tri thức và kinh nghiệm chính trị được đúc kết trong suốt quá trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, trước sự đối mặt với đời sống chính trị quốc tế đương đại, được nâng lên tầng văn hoá chính trị, chuyển vào ý thức, tình cảm thể hiện trong hành vi ở bất cứ lĩnh vực đời sống nào trong con người Việt Nam thời hiện đại
Cuộc cách mạng tin học với hệ thống internet làm tăng rất nhanh hàm lượng trí tuệ không chỉ trong ý thức, động cơ mà còn trong hành động của mỗi con người, nó làm tăng khả năng và hiệu quả của việc tổ chức, quản lý, sản xuất, dịch vụ, làm thay đổi cơ cấu xã hội một cách sâu sắc Thông tin
Trang 9ngày càng thu hẹp không gian và tăng tốc thời gian, làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, sự giao lưu hợp tác, sự liên kết mọi mặt hoạt động, làm biến đổi lối sống tù túng, chật hẹp trước đây, hình thành lối sống công nghiệp và kéo theo
nó là trình độ quản lý, tác phong làm việc hiện đại
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế - xã hội: Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng so với nông nghiệp và sản xuất thủ công; dân số đô thị, nguồn lao đông công nghiệp tăng so với nông thôn và nông nghiệp Điều đó làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội và cùng với nó là biến đổi sâu sắc lối sống trong nhân dân Nhất là khi chúng ta hội nhập quốc tế, quá trình đa dạng hoá, đa phương hoá liên kết và hợp tác quốc
tế đã tạo điều kiện cho các giá trị và các lối sống của nhiều dân tộc khắp hành tinh tác động tới lối sống từng cá nhân, gia đình và xã hội Việt Nam được hướng theo lối sống công nghiệp, hình thành phong cách quan hệ có tính sòng phẳng, thiết thực, thậm chí có khi đề cao tính thực dụng Tâm lý tự chủ lập thân, lập nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường tạo ra lối sống tự do theo pháp luật, tự lo toan, làm giàu; lối tư duy táo bạo, khám phá, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để nhanh chóng vươn lên trong cuộc sống Đó là lối sống năng động, lấy hiệu quả làm tiêu chí và chuẩn mực
Một mặt nữa của lối sống người Việt Nam hiện nay là hoạt động tiêu dùng Khi lối sản xuất được hiện đại hoá với cách thức năng động và hiệu quả thì một thế giới sản phẩm phong phú với chất lượng cao được tạo ra Điều đó đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu thụ của xã hội Toàn cầu hoá là điều kiện cho việc trao đổi xuất nhập sản phẩm của các nền sản xuất xã hội trên thế giới Do đó, Việt Nam dù là nơi sản xuất còn yếu cả về số lượng mặt hàng lớn chất lượng sản phẩm, nhưng nhờ quá trình trao đổi sản phẩm trong giao lưu kinh tế mà chúng ta có được một thị trường sản phẩm phong phú, đa dạng, chất lượng cao Điều đó, một mặt, tạo ra cơ hội cho sự phát triển đời sống vật
Trang 10chất và tinh thần; mặt khác, nâng cao khả năng lựa chọn tiêu dùng theo khả năng kinh tế vì sở thích cá nhân
Lối tiêu dùng của người Việt Nam vượt rất xa nhu cầu và sở thích trước đây; nó được nâng lên tầm cao mới hết sức đa dạng theo tầm nhìn và thị hiếu của xã hội công nghiệp Chỉ trong một thời gian rất ngắn, lối sống tiêu dùng người Việt Nam chuyển mạnh từ tầm tiêu dùng của một nước nông nghiệp nghèo sang lối sống tiêu dùng của xã hội công nghiệp Điều đó thể hiện rõ từ nhà ở với tiện nghi sinh hoạt hầu hết bằng đồ điện tử cho đến phương tiện đi lại bằng xe máy, ô tô Có thể nói, lối sống tiêu dùng của người Việt Nam ở các thành phố lớn đang từng bước được nâng lên tầm tiêu dùng của các nước phát triển Lối sản xuất - tiêu dùng được nâng lên về cách thức và trình độ kéo theo lối sinh hoạt tương ứng Lối sinh hoạt kiểu nông nhàn giờ đây được thay thế bởi lối sinh hoạt có nhịp điệu gấp gáp
Mặt căn bản nữa của lối sống người Việt Nam là giao tiếp Lối giao tiếp truyền thống của người Việt Nam được chuyển hoá theo hướng quốc tế hoá một cách nhanh chóng Trước đây, trong một thời gian dài, người Việt Nam hầu như chỉ đóng khung quan hệ của mình trong quốc gia và các nước xã hội chủ nghĩa Giờ đây, trong xu hướng toàn cầu hoá, người Việt Nam xem môi trường hoạt động sống của mình là cả địa cầu với tất cả các hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học khác nhau Giao tiếp không chỉ giới hạn trong hoạt động đối nhân xử thế, mà là mọi lĩnh vực hoạt động phổ biến của con người; nó thoả mãn các nhu cầu kinh tế, chính trị, xã hôi, văn hoá và đặc biệt là các quan hệ tình cảm, ý chí, nguyện vọng, sự hiểu biết, sự tương trợ lẫn nhau củng tiến bộ Từ đó, quan niệm của người Việt Nam về giao tiếp càng được mở rộng; cả thế giới là một môi trường giao lưu, trao đổi, hợp tác, lao động, học tập Các phương tiện khoa học - kỹ thuật, công nghệ làm cho toàn cầu hoá tăng lên, trở thành phương tiên hiệu quả cho giao lưu, tiếp