1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ebook bài giảng tâm lý học văn hóa phần 1

88 316 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 19,61 MB

Nội dung

Tâm lý học nhân văn Sự ra đời của tâm lý học nhân vãn trong những năm 60 của thế kỷ vừa qua là một minh chứng rõ rệt cho sự phát triển tâm lý học, thể hiện ở việc phản đối tâm lý học hàn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XẢ HỘI VẢ NHẢN VÁN

LÊ ĐỨC PHÚC

BAI GIANG

NHA XUÀĨ BAN ĐẠI HỌC QUÕC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỠNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XẢ HỘI & NHẢN văn

Trang 3

MỤC LỤC

M ở đầu

Chương 1 Những ván đề chung

Trang79

1.1 Văn hoá là những gì do con người sáng 9tạo nên, đối lập với trạng thái tự nhiên

1.2 Vãn hoá là toàn bộ các giá trị vật chất 9

và tinh thần1.3 Văn hoá là cái được con người thừa kế 9tiếp nhận

1.4 Văn hoá là một phức hợp chỉnh thể, 10tổng thể

1.5 Văn hoá là hiểu hiện, dấu ấn của một 10cộng đổng

1.6 Văn hoá là hoạt động làm chủ tự nhiên, 10

xã hội và phát triển nhân cách con người1.7 Văn hoá là “Sự tiến bộ của những tiến bộ” 10

Trang 4

Chương 2 Văn hoá và sự phát trién tâm lý của 23

con người trong thời đại văn minh

1.2 Các mục tiêu cơ bản của khoa học 55

Trang 5

3 Xúc cản và tình cảm thẩm mỹ 80

5 Năng lực làm chủ và sáng tạo 84các thủ pháp nghệ thuật

6 Tinh thầr iao động say mê và có trách nhiệm 85Chương 4 Sự tru y ền và tiếp nhận vãn hoá 91

2.1 Về bảĩ chất của sự tiếp nhận vãn hoá 98

2.3 Xây dm g một xã hội học tập 104Chương 5 C ách tiếp :ận văn hoá trong tâm lý học 111

2 Nghiên íứ>u tâm lý theo cấu trúc 113

các mặt &\ các quan hệ của văn hoá

3 Phát triển Uoàn diện con người 137theo tinli Ihần văn hoá biện chứng

5 Phòng ngừa và chống những biểu hiện 140phị vãm hoá và phản văn hoá

5

Trang 6

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt trên lĩnh vực tâm lý học phát triển và xã hội hoá, đã dẫn đến kết luận rằng

sự phát triển của con người nói chune và của tâm lý nói riêng là

kết quả của nhiều nhân tố, trong đó có văn hoá Do đó, từ lâu,

vãn hoá đã là một khái niệm trung tâm của việc nghiên cứu xã hội và thực sự trở thành đối tượng của tâm lý học như R.W Brislin nhận định khi bàn về nghiên cứu xuyên văn hoá (cross - cultural research)

Cùng với những bước tiến trong nhận thức, các triết gia cũng như các nhà tâm lý học đã ngày càng hiểu rõ vai trò của văn hoá đối với sự tồn tại và phát triển con người B.D Smith vàH.J Vetter đã khái quát một số quan điểm để chứng minh cho sự thật đó S Freud nhấn mạnh đến các giá trị vãn hoá thời thơ ấu được trẻ học qua cha mẹ và những người khác E Fromm đề cao tính quyết định của văn hoá đối với hoạt động nhân cách, giống như quan niệm của H Hartmann và A.Adler.G.W Allport công nhận những ảnh hường thuộc văn hoá tương tác với cấu trúc nhân cách đối với hành vi của các cá nhân K Horney, J Dollard

và N.E Miller xem xét tác động của văn hoá trong gia đình1

Tuy nhiên, ở nước ta, tâm lý học vãn hoá chỉ mới được coi

là một phân ngành độc lập và giảng dạy ở các bậc đại học và sau

1 Barry D.Sm ith, H arold J V etter (2005): C á c họ c thuyết về n h â n cách. Nxb Văn hoá - Thông tin , tr 626.

Trang 7

đại học trong thập niên vào cuối thế kỷ XX vừa qua, trước hết tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vãn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục (nay là Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục) của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như ở Khoa Tâm lý học, Học viện Chính trị Quân sự.

Cho đến nay, vị trí và vai trò quan trọng của tâm lý học văn hoá ngày càng được khẳng định, xét về hai phương diện chủ yếu như sau:

1 Về khoa học luận, phân ngành này có đối tượng, nhiệm

vụ và phương pháp riêng, không còn được coi như một bộ phận của tâm lý học xã hội

2 Về thực tiễn, tâm lý học văn hoá lúc nào cũng góp phần tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự hình thành, phát triển nhân cách của cá nhân cũng như sự phát triển về mọi mặt của cộng đồng và xã hội

Việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tâm lý học vãn hoá

đã và đang ngày càng trở thành một nhu cầu cấp thiết ở nước ta

Tập bài giảng “Tâm lý học văn hoá” được tác giả biên soạn sau một sô' nãm giảng dạy ở bậc đại học và cao học, cũng như tham khảo nhiều sách háo nước ngoài Vì thế, văn bản lần này có thể được coi như kết quả của sự chỉnh sửa, bổ sung sau quá trình đó

Hà Nội, ngày 1.1.2008

Tác giả

8

Trang 8

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐẾ CHUNG

1 Về khái niệm “ vân hoá”

Sách báo thường đưa tin về sự xuất hiện thuật ngữ “Văn hoá” trong một cuốn từ điển tiếng Anh vào năm 1920 Tuy nhiên, người đầu tiên sử dụng từ này trong khoa học là Samuel von Pufendorf (1632 - 1692), nhà nghiên cứu lịch sử, pháp luật người Đức

Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hoá Ở đây, có thể đặc biệt lưu ý tới những quan niệm chủ yếu như sau:

1.1 Văn hoá là những gì do con người sáng tạo nên, đối lập

với trạng thái tự nhiên

(M.T Cicero (106 - 42 TCN), s F von Pufendorf, J G Herder (1744-1803), A Adler, G.D Tômakhin, J.A Keller, F Novak, M Herskovits, Đình Quang )

1.2 Văn hoá là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần

(Quan niệm của UNESCO, giới triết học Nga, J.Honigman,

L White, các tác giả Bách khoa toàn thư Encyclopaedia Universalis của Pháp, Trần Ngọc Thêm )

1.3 Văn hoá là cái được con người thừa kế, tiếp nhận

(R Benedict, E Herriot, G Benedetti, Phạm Minh Hạc,

HỒ Văn Khánh )

Trang 9

1.4 Văn hoá là một phức hợp chỉnh thẻ, tổng th ể

(A Kroeber, B Malinowski, W.G Sumner, E.B Tylor )

1.5 Vân hoá là biểu hiện, dấu ớn của m ột cộng đống

(S Kaviraj, L.A White, Phan Ngọc )

1.6 Vân hoá là hoạt động làm chủ tự nhiên, x ã hội và phát

triển nhân cách con người

(MEYERS LEXIKON, Leipzig 1980; Từ điển tiếng Việt 1994; Amadou M.Bow, Paul Henry Chombard de Lawe )

1.7 Ván hoá là “sự tiến bộ của những tiến bộ"

(A Schweitzer)

Từ những quan niệm nói trên và xuất phát từ đối tượng

và nhiệm vụ tâm lý học, văn hoá có những định nghĩa riêng, khác nhau

Theo A.A Belik, “những định nghĩa tâm lý về vãn hoá tạo thành nhóm lớn nhất”2, ví dụ:

- w Sumner định nghĩa văn hoá như là tổng thể những thích nghi của con người với các điểu kiện sống của nó

- R Benedict hiểu văn hoá là hành vi ứng xử có được mà mỗi thế hệ người cần phải nắm lại từ đầu

- G Stein cho rằng vãn hoá là sự tìm kiếm phép trị liệu trong thế giới hiện đại

- M Herskovits coi văn hoá là tổng số những hành vi và kiểu tư duy tạo nên một xã hội nào đó

2 A.A Belik (2000): Vân hoá học - Những lý thuyết nhân học văn hoá. Tạp chí Văn hoá nghệ t h u ậ t , Hà Nội, tr.15.

10

Trang 10

Ngoài ra chúng ta có thể hổ sung thêm những định nghĩa khác như:

- Văn hoá là một lối sống (Jae-Hyeon Choe)\ (C.W Wisslcr)4

- Văn hoá theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu, thẩm mỹ, những hiểu biết kỹ thuật cũng như toàn bộ tổ chức môi trường của con người (Bách Khoa toàn thư Encyclopaedia Universalis của Pháp)'

- Văn hoá là khái niệm chung “chỉ các khía cạnh trí tuệ của vãn minh trons một nhóm dân cư nào đó, được hiểu như là

sự thống nhất nhân chủng, địa lý hay ngôn ngữ Theo nghĩa rộng, văn hoá liên quan tới toàn bộ những huyền thoại, các nghệ thuật, khoa học, các chuẩn mực xã hội và những thói quen, bao gồm cả sự hình thành và tác động của chúng”6

Từ giác độ tâm lý học, có thể hiểu văn hoá là pliửc hợp tám lý chỉnh th ể được hình thành và phát triển cao độ trong hoạt động của củ nhản, phàn ánh dấu ấn của một cộng đồng và là một nhân tổ quan trọn ẹ bộc nhất cùa sự phát triển toàn diện nhân cách con người.

2 Những đăc điếm của văn hoá

Xét từ giác độ tâm lý học, văn hoá có những đặc điểm cơ bàn như sau:

3 Sự phát hiện lại bản sắc vỏn hoá trong quá trình tăng tnẢmg kinh tế nhanh chóng. Trong J M atth es (Fig, 1992): Zwischen den K ulturen?

V erlag O tto Schw artz & Co G oettingen, tr 271

Trang 11

2.1 Văn hoá là một nhân tô' quan trọng bậc nhất tạo ra con

người và sự phát triển tâm lý ờ trình độ cao Sự phát triển đó được coi như kết quả của những sự tương tác giữa kiểu gen, vãn hoá và môi trường hoạt động của con người

2.2 Văn hoá luôn mang tính chất kép, tiềm ẩn và tường

minh, tuỳ thuộc vào sự phát hiện, tiếp thu những giá trị của nó

Có thể nói khác đi như M Herskovits: Vãn hoá tồn tại không phụ thuộc vào con người và văn hoá không phải là gì khác, mà là một hiện thực tâm lý tổn tại trong đầu óc của mỗi cá nhân

3 T âm lý học vân hoá

3.1 M ột sô' xu hướng tám lý học trong nghiên cứu vãn hoá

Có thể nói, lịch sử của tâm lý học văn hoá bắt nguồn từ những xu hướng chủ yếu, được trình bày dưới đây

3.1.1 Tâm lý học các dân tộc (Voelkerpsychologie)

Đây là xu hướng tâm lý học ra đời năm 1860, xuất phát từ những quan niệm của M Lazarus và H Steinthal khi xuất bãn

“Tạp chí nghiên cứu tâm lý các dân tộc và khoa học ngôn ngữ” năm 1851 Vấn đề cơ bản là việc tiếp cận hiện tượng tâm lý phải khắc phục được tình trạng chỉ chú ý tới cá nhân và bỏ qua mối quan hộ giữa cá nhân và xã hội, xem nhẹ sự tham gia vào tinh thần chung, tinh thần của nhân dân (Volksgeist)

Từ 1900, w.W undt tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và cho công bô' một tác phẩm lớn gồm 10 tập phản ánh quan điểm cơ bản cho rằng tâm lý học các dân tộc có nhiệm vụ nghiên cứu các quá trình tâm lý trong mọi quan hệ vượt ra khỏi sự sinh tồn riêng

lẻ và dẫn đến sự tác động qua lại về tinh thần như điều kiện chung của chúng

Trang 12

Theo G.G Shpet, tâm lý học dân tộc có ba nhiệm vụ cơ bản:+ Nhận thức tâm lý về bản chất tinh thần dãn tộc và tác dộng của nó.

+ Phát hiện các quv luật của hoạt động tinh thẩn hoặc lý tường của dân tộc được thực hiện trong cuộc sống, trong nghệ thuật và khoa học

+ Tim ra các cơ sở, nguyên nhân làm xuất hiện, phát triển hoặc thủ tiêu những đặc điểm của một dân tộc nào đó

3.1.2 Tâm lý học nhóm

Một số nhà tâm lý học xã hội ờ Pháp như G Le Bon (1841

- 1931), G Tarde (1843 - 1904), ở Mỹ như w James đã nghiên cứu các cơ chế tâm lý của sự tương tác của con người trong những nền văn hoá, cũng như những biến đổi văn hoá có liên quan đến ngôn ngữ, tón giáo, tình cảm, tư tưởng, chính trị

Ở đây, chúng ta cũng có thể nhắc đến K Lewin (1890 - 1947) Với khái niệm trung tâm là “không gian sống” (Lebensraum), ông mô tả toàn bộ những gì quy định hành vi của con người Trong công thức V = f (PƯ) = f (L), K Lewin đã nhấn mạnh vai trò quy định tính cách và hành vi của cá nhân sống trong một nền văn hoá nào đó

3.1.3 Phân tâm học

Phân tâm học ra đời vào thế kỷ thứ XX và, như s Freud viết, tạo ra cái mới cùng với tác phẩm “Lý giải giấc mơ” (Traumdeutung), được xuất bản năm 1900

Việc coi trọng vai trò của văn hoá đã dẫn đến một cách tiếp cận mới khi lý giải giấc mơ Theo A Hamburger hay A

Trang 13

Lorenzer, thay vì xuất phát lừ sự phát triển của tuổi ấu thơ, các nhà phán tâm học phải chú ý tới mối quan hệ với các chuẩn mực

xã hội, tới quá trình xã hội hoá “đặc thù”7

Lý luận về văn hoá của Freud trong “Totem und Tabu” (1912) phát triển trên nền của tư duy tiến hoá luận “Totem và Tabu” xuất hiện trong tiền sử loài người ở một bộ tộc nguyên thuỷ Ở đây, một người đàn ông tàn bạo đã chiếm đoạt các phụ

nữ và cho đầy ải, xua đuổi các con trai đến tuổi trưởng thành của mình Về sau, những người con trai này trốn thoát, giết và án thịt người cha, lấy mẹ và chị em gái

Tinh cảm tội lỗi và sự ân hận đã tạo ncn điều cấm loạn luân (Inzesttabu) và cấm ăn thịt động vật được coi là vật tổ (Totemtier) Đối với Freud, đó là lúc con người bắt đầu có năng lực văn hoá

3.1.4 Tâm lý học nhân văn

Sự ra đời của tâm lý học nhân vãn trong những năm 60 của thế kỷ vừa qua là một minh chứng rõ rệt cho sự phát triển tâm lý học, thể hiện ở việc phản đối tâm lý học hàn lâm, hướng vào khoa học tự nhiên, xa rời thực tiễn và cuộc sống Theo A Maslow, sự sai lầm, phiến diện đó đã dẫn đến hậu quả tất yếu là tâm lý học không thể nào nhận biết, hiểu được con người và các nền văn hoá

Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn và những nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của các nhà tâm lý học nhân văn lại chưa

(Hg., 1995): Schluesselbegriffe đer Psychoanalyse V erlag Internationale Psychoanalyse S tu ttg art, tr 396.

14

Trang 14

chú ý đầy đủ đốn những biến đổi của xã hội, của văn hoá Vì thế,+ mf •khi phân tích các khái niệm cơ bản nhất của tàm lý học nhân vãn như “sự thực hiện bản ngã” hay “sự hiện thức hoá bản ngã”, “trải nghiệm bàn ngã” trong “quá trinh nhóm”, R.o Zucha đã coi đó

là duy tâm VI, tồn lại quyết định ý thức chứ không phải ỷ thức quyết định tồn tại.

Tâm lý học nhân vãn của A Maslovv (1908 - 1970) cũng thường được nhắc đến không chỉ vì sự phân biệt hai nền vãn hoá trong xã hội hiện đại, dược tạo ra trên cơ sở định hướng theo những giá trị cao đẹp hay khuynh hướng quan liêu - kỹ trị trongcuộc sống xã hội

Cũng như E Fromm, A Maslow cho rằng xã hội phải coi trọng các mục tiêu phát triển con người, những nhu cầu ở những cấp độ khác nhau, mà cao nhất là sự tự hiện thực hoá tói mức tốt đẹp nhất có Ihể được Tư tưởng này có ý nghĩa quan trọng đối với sự hoàn thiện nhán cách, thực hiện một đường lối giáo dục chân chính, thậm chí, như có người đã nói, trở thành nền tảng cho các quan niệm phát triển kinh tế như ờ Nhật vào những năm

70 - 80

3.1.5 Tâm lý học so sánh văn hoá

Tâm lý học xuyên văn hoá hoặc so sánh văn hoá (cross- cultural psychology, kulturvergleichende Psychologie) được các nhà tâm lý học như W.D Froehlich, A.J Marsella, H.c Triandis quan niệm như một phân ngành tâm lý học ra đời trên cơ sở của tâm lý học văn hoá và tâm lý học các dân tộc trước đây Phạm vi nghiên cứu của nó là những chức năng nhận thức cơ bàn (ví dụ tri giác, tư duy), động cơ, thái độ, các khuynh hướng nghệ thuật,

sự phát triển và thực tiễn giáo đục, các quan hệ và chuẩn mực

Trang 15

nhóm cũng như những rối loạn tâm lý và ảnh hưởng của chúng đối với những người khác và các hình thức chữa trị Nói khác đi, tâm lý học so sánh văn hoá tập trung xem xét các phương thức hành vi cụ thể biểu hiện mối quan hệ với các đặc thù và chuẩn mực mang tính vãn hoá.

3.2 Tâm lý học ván hoá

3.2.1 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cí(u

Trong tham luận về “Tâm lý học - Một khoa học cơ bản vể con người” tại Hội nghị các nhà tâm lý học của các nước xã hội chủ nghĩa năm 1978 ờ Potsdam, G Pirốp quy tâm lý học văn hoá vào nhóm các phân ngành gắn kết với thực tiễn như tâm lý học

sư phạm, tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học sinh thái, tâm lý học tôn giáo v.v8

Dựa theo 27 lĩnh vực chủ yếu của APA (American Psychological Association), nhiều nhà tâm lý học hàng đầu của các nước nói tiếng Đức đã tiến hành phân loại theo 3 lĩnh vực chủ yếu là tâm lý học kinh nghiệm (empirical, dựa trên cơ sở quan sát và cả thực nghiệm), tâm lý học lý thuyết và tâm lý học triết học Theo các danh mục, tâm lý học văn hoá được xếp chung vào nhóm thứ nhất cùng với tâm lý học đại cương, tâm lý học phát triển, tâm lý học so sánh, tâm lý học xã hội, tãm lý học pháp lý, tâm lý học quân sự, tâm lý học lao động, nghề nghiệp

và kinh tế, tâm lý học lâm sàng v.v9 Còn xét về nghiên cứu và

8 Adolf Kossakowski (Hg 1980).’ Psychologic im Sozialismus, VEB Deutscher

V erlag der W issenschaften Berlin, tr 295 - 296.

9 Dorsch Psychoỉogisches Woerterbuch (1996), Verlag H ans Huber, Bern

G oettingen Toronto Seattle, tr 607.

16

Trang 16

giang dạy, họ coi tâm lý học văn hoá là một phân ngành hướng vào mặt xã hội (như tâm lý học ngồn ngữ, tâm lý học tôn giáo, tâm lv học chính trị, tâm lý học y học ), chứ không thuộc nhóm tâm lý học ứng dụng thực tiễn (như tâm lý học công nghiệp, tâm

lý học quảng cáo, tâm Iv học hàng không, trị liệu tâm lý, tâm lý học giao thống )10

Có nhiều quan niệm khác nhau về phân ngành tâm lý học này Ví dụ:

- Tâm lý học văn hoá (Cultural Psychology, Psychology of culture) là một lĩnh vực của tâm lý học xã hội, nghiên cứu các quá trình phát triển, tiếp nhận (Rezeption) và ảnh hưởng của các tài sản văn hoá theo nghĩa rộng nhất, ví dự nghệ thuật và các phong cách nghệ thuật, phong tục và tập quán, các nhóm và chuẩn mực luật pháp, ngôn ngữ, sự truyền đạt tri thức và khoa học, các mặt giá trị chung thể hiện văn hoá Mục đích nghiên cứu của nó là phân tích sự quy định qua lại lẫn nhau của các hiện tượng vãn hoá, các chuẩn mực của nhóm hay xã hội và các thái

độ cá nhân, hứng thú và hành động'1 Tuy nhiên, đây không phải

là một bộ phận hợp thành của tâm lý học xã hội

- Tâm lý học văn hoá nghiên cứu cái tâm lý trong văn hoá như là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và sự tương tác giữa vãn hoá và tâm lý con người12

Cách hiểu như quan niệm thứ hai là phù hợp với cách phân chia các ngành tâm lý học hiện nay, phản ánh được đối tượng cơ bàn của tâm lý học trong mối quan hệ với văn hoá

11 w Froehlich: Đã dẫn ở chú thích 6, tr.250 - 251.

12 D Likhachôp: Vãn hoá và uăỉiminh.Bíìu ản h Liên Xô, 2/9ữ.

Trang 17

Để làm rõ đối tượng và nhiệm vụ của nó, chúnsỉ tôi xác

định tâm lý học văn hoá nghiên cứu các hiện tượng, quá trình

và quy luật tàm lý trong sáng tạo, truyền (transmission) và liếp nhận các giá trị văn hoá đ ể góp phần phát triển toàn diện nhân cách con người phủ hợp với trình độ tiến htìá và văn minh dương đại.

và tiếp nhận, sử dụng giá trị văn hoá thay vì chỉ thuyết giảng, thảo luận, kiểm tra trên nhận thức v.v

Không chỉ có tâm lý học văn hoá mà tất cả các phân ngành tâm lý học đều phải coi trọng yếu tố văn hoá khi lựa chọn hoặc xây dựng phương pháp nghiên cứu Một vấn đề hết sức có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, còn mang tính thời sự cho đến bây giờ

là nhiều công trình từ nửa cuối thế kỷ XX đã cho thấy có những khác biệt do văn hoá tạo nên ngay từ khi trẻ em mới được sinh

13 Xin xem thêm Lê Đức Phúc: Một sô điểm cần được chú ý trong nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực. Trong Phạm M inh Hạc, Lê Đức Phúc (Chủ biên, 2004): Một số vấn đề nghiên cứu nhản cách. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr 380 - 379.

1 8

Trang 18

ra Chúng ta có thể nêu lên ở đây điều tra trẽn 5 trẻ sơ sinh của người Anh - điêng ở Zinacanteco của một số tác giả như T.B Brazelton, J.s Robey và G.A Collier, hay của D.G Freedman

và N Freedman khi so sánh 24 trẻ sơ sinh từ 2 đến 3 ngày tuổi người Mỹ gốc Trung Quốc với 24 trẻ như vậy người Mỹ gốc châu Âu

Nếu không chú ý đến những đặc điểm vãn hoá khác biệt (differential) mà chỉ quan tâm đến những cái phổ quát (universal) thì sự thiên lệch này sẽ dẫn đến tình trạng phản ánh

và lý giải phiến diện, thậm chí sai lầm Các công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng như của R.A LeVin ờ Kenia, những người khác ở châu Phi, Guatemala, Nam

Tư, Mỹ, Nhật đã chứng minh cho sự thật là phải khắc phục những mặt yếu kém về phương pháp xuất phát từ quan điểm lý luận không khoa học Và từ lâu, các nhà tâm lý học đã cố gắng tạo lập một cách nhìn tổng thể về mối tương liên (transaction) giữa cá nhân - môi trường trên cơ sỏ của một mô hình bao hàm đầy đủ các khía cạnh sinh học, tâm lý và xã hội - sinh thái như Klaus A Schneewind kết luận

Cải tiến và hoàn thiện các phương pháp là một yêu cầu cần đáp ứng, không chỉ ở nước ta Khi bước vào thời đại văn minh mới và sự phát triển văn hoá đã đạt tới mức cao hơn trước, dẫn tới những thay đổi nhất định, nhưng rõ rệt trong tâm lý nói chung, cũng như về từng mặt nhãn cách (nhận thức, xúc cảm, động cơ, ý chí) nói riêng, thì giới khoa học luận nhấn mạnh, mọi phương pháp khoa học không thể chỉ là sự kết hợp của những cách làm thường thấy - cho dù đây là quá trình gian khó Chẳng hạn, Cartesius đã từng viết đi viết lại nhiều lần cuốn sách “de

Trang 19

Methodo”, nhưng khi đọc vào lúc cuối đời mình, Goethe vẫn cho rằng chảng giúp ích được gì cho chúng ta cả14 Có thể, đó là một nhận xét khắt khe nhưng lại là một minh chứng cho quan niệm trên đây.

Cũng như vậy, trong “Discours du Congress international

de Philosophic des Science”, Gaston Bachelard có viết: “Tôi không muốn làm lu mờ ngày hội trí tuệ này bằng việc dẫn ra những ví dụ về các phương pháp mà giờ đây đã thuộc về quá khứ Nhưng chắc các Ngài cũng biết rằng phương pháp không được phép trở thành một vấn đề thói quen, và một lần nữa được dựa vào một suy nghĩ của Goethe để nói rằng: “Ai luôn luôn kiên trì trong nghiên cứu thì sớm hay muộn cũng sẽ thay đổi phương pháp của mình” 15 Tuy nhiên, cho đến nay, sự thay đổi

đó diễn ra khá chậm chạp vì nhiều lý do Cân cứ vào những số liệu thu được qua một công cụ được thiết kế chung cho các lứa tuổi, không tính đến đặc điểm, yêu cầu, điều kiện thực tế trong môi trường văn hoá khác nhau để nhận định, đánh giá, phẩm chất, năng lực của con người cho thấy đã đến lúc, phải có những giải pháp cụ thể khắc phục những rào cản, sức ì thâm niên này

Và những năm vừa qua đã chứng kiến một hướng đi khác theo tinh thần đó Thay cho cách làm khá phổ biến là tìm kiếm các phương pháp từ Mỹ, ú c , Đức v.v sau khi có được một dự án, một đề tài khoa học, nhiều nhà tâm lý học đã cố gắng đi điền dã

để trực tiếp sống, trải nghiệm, tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của những người thuộc các cộng đồng vãn hoá khác nhau Ví dụ, chỉ bằng cách tiếp cận như thế, nhóm nghiên cứu Đề tài độc lập

u G aston B achelard (1993): Epistemologie. Fischer W issenschaft, tr 146 -

147 Tác giả không ch ú th ích vể th am lu ậ n này.

15 G aston B achelard (1993): Đ ã dẫn ỏ chú thích 14, tr.14.

2 0

Trang 20

cấp Nhà nước: “ Những đặc điểm tâm lv cơ bản của cộng đồn? người ở Tày Nguyên, Tây Nam Bộ và ảnh hưởng của chúng đến

sự phát triển kinh lế - xã hội ở khu vực này” (2004 - 2005) mới

có thể bước đầu khẳng định được những sắc thái vãn hoá riêng biệt, độc đáo của từng dân tộc ở đây như người Khơ - me, người Chàm, người Hoa trong mối quan hệ sinh sống, giao tiếp với người Kinh16

2 Trình bày định nghĩa văn hoá là phức hợp tâm lý chỉnh thể được hình thành và phát triển cao độ thông qua sự tiếp thu và sáng tạo các giá trị văn hoá trong môi trường sinh sống và hoạt động của cá nhân hay của một cộng đồng nào đó

3 Có ví dụ minh họa, giải thích

Bài tập 2

Đối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học văn hoá là gì ?

16 Có thể xem V ũ Dũng: - Một sô đặc điểm tăm lý của cộng đồng ngiiời Chăm tại ấp Phủm Soài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, An Giang. T ạp chí Tâm lý học, số 7, 7/2005.

- Giao tiếp của dân tộc Kinh ở vùng đổng bằng sông cửu Long. Tạp chí

Trang 21

Nổi dung:

1 Nêu một số quan niệm khác nhau về đối tượng và nhiệm

vụ của tâm lý học văn hoá Xác định căn cứ xuất phát chủ yếu để bàn xét vấn đề này là mối quan hệ giữa tâm lý học và văn hoá

Nôi dung:

1 Trình bày và chứng minh vai trò quan trọng của yếu tố văn hoá đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách của con người

2 Nêu lên những định hướng phương pháp luận đối với việc lựa chọn và xây dựng các phương pháp

3 Liên hệ, nhận xét qua thực tiễn hiện nay

2 2

Trang 22

Chương 2

VĂN HOÁ VÀ Sự PHÁT TRIỂN TẢM LÝ CỦA CON NGƯỜI

TRONG THỜI ĐẠI VĂN MINH

Mối quan hệ giữa văn minh và văn hoá cũng như giữa văn minh và sự phát triển của con người cho đến nay vẫn cần được nghiên cứu thêm, sâu hơn cả về Iv luận lẫn thực tiễn Trên lĩnh vực tâm lý học, đó là vấn đề văn hoá và sự phát triển tâm lý, nhân cách trong thời đại văn minh hiện nay

tư cách là thành viên của xã hội 2/ Quá trình điều chỉnh thôi thúc bản năng và cảm xúc, làm giảm hoạt động bạo lực và hoàn thiện các tập tục và những hình thức giao tiếp Nhưng trong tiếng Đức, văn minh còn được hiểu là những gì do khoa học và kỹ thuật mang lại, phục vụ cho cuộc sống nói chung và cho sự thoả mãn nhu cầu nói riêng17

! 7 Xem th êm G E ndruw eit và G T rom m sdorff (2001): T ừ đ iể n x ã h ộ i học

Nxb T h ế giới, Hà Nội, tr 545 - 548.

Trang 23

Bèn cạnh đó còn các cách hiểu có những nét chung và riêng như sau:

- “Vãn minh (Latinh, Pháp và Anh): 1/ Toàn bộ những điều kiện vật chất và xã hội của cuộc sống được tạo ra (được cải thiện) nhờ sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật 2/ Học vấn và văn hoá”18

- “Tất cả những biến đổi do con người tạo ra ở ngoài cơ thể gọi là các thành tựu văn hoá; tập hợp toàn bộ những thành tựu ấy gọi là văn hoá; các thời kỳ đặc trưng đỉnh cao của văn hoá gọi là văn minh Hay nói văn hoá đi liền với văn minh, có thể coi văn hoá và văn minh là hai từ đồng nghĩa với nhau” 19

- “Văn minh đồng nghĩa với vãn hoá khi người ta đối lẠp văn minh với bạo tàn Nhưng thông thường, văn minh được dùng

để chỉ trinh độ phát triển của nhân loại đạt được ở một thời kỳ lịch sử nào đó Vãn minh là thể hiện văn hoá trong lối sống”20

- “Văn minh I Trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và tinh Ihàn với những đặc trưng riêng II 1/ Có những đặc trưng riêng của văn minh, của nền văn hoá phát triển cao 2/ Thuộc về giai đoạn phát triển thứ ba sau thời đại dã man, trong lịch sử xã hội loài người kể từ khi có thuật luyện kim và chữ viết (theo phân kỳ lịch

sử xã hội của L.H Morgan)”21

18 Das Frem dwoerterbuch (1990): Meyers Lexlkonverlag M a n n h e im Ijeipzig

Zuerich, tr.829 - 830.

19 Bách khoa toàn thư Anh, Tl, tr 721 (T iế n g Anh). Theo Phạm Minh Hạc (Chủ biên, 2001): Nghiên cứu con ngưòi và nguồn n h â n lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nxb Chính trị Quôc gia Hà Nội, tr.28.

2 0 Trần Văn Bính (Chủ biên, 1997), V ă n hoá xã h ộ i ch ủ n g h ĩa Nxb Chính trị Quốc gía Hà Nội, tr.8.

2 1 Hoàng Phê (Chủ biên, 1994): T ừ đ iể n T iế n g Việt, Nxb Khoa học Xã hội,

T rung tâm Từ điển học Hà Nội, tr.1062.

24

Trang 24

- “Từ văn minh thường được dùng như là đổng nghĩa với từ vãn hoá Tuy nhiên, nó bao gồm một cái gì hơn thế, hay đúng

h(fii nó chỉ định một tình trạng nào đấy của văn hoá, được coi là

cao lơn và cũng thực sự là cao hơn” 27.

Như vậy, Jean Golíìn cũng quan niệm như G LeBon: “Một

nền vãn minh bao hàm những nguyên tắc cố định, kỷ luật, sự

chuvển từ bản năng sang lv trí, có viễn kiến về tương lai, một

trình độ cao về văn hoá”2\

Trong râm lý học, xét theo những ý kiến thống nhất, chúng

ta co thể định nghĩa vãn minh là trình độ phút triển lâm lý, nhân

cáci' cùa con người phù hợp với những điểu kiện kinh tế, x ã hội

và V.UÌ hoú của thời đại.

Về lý luận và thực tiễn, văn minh thường được hiểu thiên

về p á trị vật chất, khoa học, kỹ thuật - công nghệ Tuy nhiên,

người ta lại không thể bỏ qua những mặt khác, như chế độ chính

trị, những thành tựu văn hoá, văn học nghệ thuật khi xét một nền

vân minh nào đó như văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamie), văn

m ini Hoa Kỳ v.v Đối với con người, mọi nhân tố thuộc một nền

vãn minh đều ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển tâm lý

của mổi cá nhân Nếu một mặt, con người trở nên văn minh nhờ

vàn hoá, và mặt khác, như A Comte, H Spencer, E Durkhcim

khẳ3g định, hiện trạng của một nền văn hoá luôn luôn là sự tiếp

nối :ủa tình trạng trước đây của nó, thì rõ ràng, tâm lý cũng như

2 2 Je*n Golíin (2003): 50 từ then chốt củ a xã h ộ i học. Nxb Thanh Niên, tr.28.

2 3 Gistave Le Bon (2006): T â m lý học đ á m đông. Nxb T ri thức, tr.30.

Trang 25

văn hoá sẽ phát triển và đạt tới những Irình độ ngày một cao hơn, phù hợp với từng thời đại văn minh.

Khi “Luận đàm về văn minh”, s Freud quan tâm nhiều tới vấn đề bản chất của nó Ông viết: "Nền văn minh nhân loại, ý tỏi muốn chỉ tất cả những mặt đời sống của loài người được nâng lên cao hơn trạng thái động vật, khác với đời sống cầm thú , được thể hiện trên hai mặt Một mặt gồm toàn bộ tri thức và năng lực mà loài người có được và dùng để chi phối lực lượng tự nhiên, làm ra của cải nhằm thoả mãn nhu cầu của mình; mặt khác gồm các quy tắc, điều lệ, thể chế cần thiết, dùng để điều tiết quan hệ giữa người với người, nhất là điều tiết việc phân phối của cải Hai mặt này của nền văn minh không độc lập với nhau”24 Từ đó, ông xác định các đặc điểm của các nền văn minh của xã hội loài người25:

- Mọi hoạt động và tài nguyên giúp con người chống lại sức mạnh hung dữ có hại của tự nhiên, có tính chất văn hoá:

- Tôn trọng và tạo ra cái đẹp;

- Phương thức điều tiết quan hệ giữa người với nơười và giữa cá nhân với xã hội

Xét từ mối quan hộ giữa văn minh, văn hoá và tâm lý đó, giới tâm lý học thường đề cập tới ba phạm vi nghiên cứu: Lối sống, các giá trị định hướng hành vi và sự phân tầng xã hội Thực ra, đây là những nội dung vấn đề có liên quan với nhau Người ta luôn sống theo một triết lý, lẽ sống hướng vào những giá trị nào đó, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi cá nhân và tầng lớp xã hội cụ thể

2 4 Sigmund Freud (2005): L u ậ n bàn về văn minh. Nxb Vàn hoá - Thông tin, t r ll.

Trang 26

Ví dụ trong thời đại văn minh hiện nay việc xử lý mối quan hệ “cái Tôi - chúng ta”, “cá nhân - xã hội” đã và vẫn đang

là một vấn dề thời sự Và A Adlcr được nhiều người coi là nhà tâm lý học nhân văn đầu tiên vì ỏng nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống lành mạnh, được hiểu như một lối sống luôn quan tâm tới xã hội Triết lý ấy sau này được mở rộng thêm bởi hai quan niệm của tâm lý học hiện sinh và tâm lý học nhân vãn cho rằng cuộc đời chỉ có ý nghĩa qua sự tăng trưởng nhân vị và đời sổng trung thực thì tốt hơn một đời sống không trung thực

2.1 Lôi sống

E.B Tylor đã từng định nghĩa văn hoá là “phức họp chỉnh thể” và R.Possner phân chia thành ba loại: văn hoá xã hội, văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần Theo Jae - Hyeon Choe, Giáo

su của Trường Đại học Sogang, Seoul, những cách nhìn như vậy giúp chúng ta hiểu được “văn hoá là một phong cách tiến hành cuộc sống”26 hay lối sống Điều đó cũng phù hợp với quan niệm nhìn nhận con người như là chủ thể tạo lập thế giới của mình của

A Adler Trong quá trình ấy, lối sống giữ một vị trí trung tâm

Cho đến những năm gần đây, ở nước ta, lối sống vẫn chưa được nghiên cứu phổ biến và sâu sắc Trong khi đó, việc

“Nghiên cứu so sánh về văn minh và vãn hoá” gắn với tên tuổi

và công trình khoa học đồ sộ gồm 10 tập của w W undt đã cho thấy đây là một vấn đề quan trọng bậc nhất được quan tâm từ lâu của tâm lý học Sự khẳng định này càng có ý nghĩa khi từ nãm 18Ố7, w James đã cho rằng, cùng với những thành tựu trên các

Lciufc des schneỉlen Wirtchaftswachstums. Trong: Joachim M atthes (Hg.,1992),

tr 2 /1

Trang 27

lĩnh vực thực nghiệm và sinh lý học của w Wundt, “Tàm lý học các dân tộc” đã mở đầu cho thời kỳ tâm lý học trở thành một khoa học.

Có những định nghĩa khác nhau về lối sống và dưới đây là một số ví dụ:

- “Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và vãn hoá”27

- “Lối sống là sinh hoạt cá nhần, chủ quan hoá của hệ thống những quan hệ xã hội, của toàn bộ tổng thể những điểu kiện sống, thể hiện trong hoạt động của con người”28

- “Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động sinh sống tiêu biểu xuất hiện trong những quan hệ kinh tế - xã hội nhất định của các dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, cá nhân trong sản xuất vật chất và tinh thần, trong phạm vi xã hội - chính trị và riêng tư thường ngày, trong những mối quan hệ qua lại của mọi người và trong đời sống cá nhân”29

Trước khi nêu lên một định nghĩa tâm lý học, chúng la cũng cần nhắc lại một đoạn trích dần ý kiến của K Marx và

F Engels trong “Hệ tư tưởng Đức” có liên quan đến lối sống:

2 8

Trang 28

“Phương thức mà con người sản xuất ra những phương tiện sinh hoạt cần thiết cho mình phụ thuộc trước hết vào tính chất của chính những phương tiện sinh hoạt mà con người thấy có sẵn và phải tái sản xuất ra Không nên xem xét phương thức sản xuất đó đưn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân Mà hơn thế, nó đã là một phương thức hoạt động nhất định của các cá nhân ấy, một phương thức biểu hiện

nhất định cuộc sống cùa họ một lối sống nhất định của họ Các

cá nhân biểu hiện cuộc sống của họ như thế nào thì họ là như thế Do đó, việc họ là như thế nào là trùng hợp với sản xuất của

họ, cả với những gì mà họ sản xuất ra, cũng như với cách họ sản

xuất Như vậy, những cá nhân là như thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ”30

Từ đó, có thể rút ra ba kết luận cơ bản về những quan niệm nói trên như sau:

1 Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động tiêu biểu, tương đối ổn định của cá nhân và nhóm

2 Lối sống được hình thành và thay đổi thông qua các quan hệ sản xuất vật chất và tinh thần, chính trị và xã hội trong những điều kiện của các môi trường cụ thể khác nhau

3 Lối sống và những biểu hiện cùa nó, tuy phản ánh cái phổ quát, dấu ấn chung của các thiết chế xã hội, dân tộc, vùng miền, song luôn có sự khác biệt cá nhân, và “sự khác biệt văn minh” cần được chú ý nghiên cứu và tôn trọng

30 c Mác và Ph Ảng-ghen toàn tập, tập 3 (1845 - 1947) Nxb C hính trị Quốc gia, Sự th ậ t, Hà Nội, 1995, tr.30.

Do đối chiếu vói một số nguyên bản tiếng Đức, nên tôi có sử a và bô sung

th êm (L.Đ.P).

Trang 29

Xuất phát từ đó, lối sống là khái niệm được dùng để chỉ

toàn bộ những hình thức hoạt động mang tính Ổn định, dặc trưng cho cá nhân hay nhóm Những hình thức này được quy định bời

trình độ nhận thức về lẽ sống, cũng như điều kiện, khả nãng thoả mãn nhu cầu liên quan đến những giá trị văn hoá

2.2 L ẽ sống

2.2.1 Bàn về khái niệm

Cuộc sống cá nhân hay cộng đổng thường diễn ra theo một quan niệm nào đó, còn được gọi là lẽ sống Hiện nay lõ sống vẫn còn được hiểu rất khác nhau Điều đó dẫn đến nhữr.g trường hợp như sau:

a) Thu hẹp phạm vi nội hàm của khái niệm, coi lẽ sống là

“Điều thường thấy ở đời, được coi là hợp vói quy luật với đạo lý”31 Song, lẽ sống của mỗi cá nhân có thể là rất khác rhau, tích cực hoặc tiêu cực Từ một giác độ khác, những ý kiến phê phán của chủ nghĩa Machiavel (1469 - 1527) có liên quan iến kiểu hiện đương sống, đang làm và kiểu đáng lẽ phải sống, pnải lànv2 cũng chứng minh thêm điều đó

b) Mâu thuẫn trong quan niệm, khi một mặt cho rằng “Lẽ sống được coi là mặt ý thức của lối sống, là sự lựa chọn chù quan của con người về một lối sống”, nhưng mặt thác, lại khẳng định “lối sống là cơ sờ đầu tiên để hình thành lếp sống

và lẽ sống”33

3 2 Có thể xem thêm TS Nguyễn Văn Đáng - Vũ Xuân Hương ( 996): V ă n

33 T rần Văn Bính (Chủ biên): Đã dẫn ỏ chú thích 20, tr 215 - 21(.

30

Trang 30

Thực ra, lẽ sống là triết lý vê cuộc đời, là mặt ý thức về cuộc sống của con người Đây không chỉ là quan niệm mang tính

hệ (hống về ý nghĩa, mục đích của cuộc sống mà còn là cơ sở lý giải cách sống và sự thay đổi lối sống Và vì thế, lẽ sống liên quan đôn thế giới quan, một đối tượng nghiên cứu của tâm lý học Vãn hoá hiện nay

2.2.2 T h ế giới quan

Theo nhận thức chung nhất, thế giới quan là “Quan niệm thành hệ thống về thế giới, về các hiện tượng tự nhiên và xã hội’’34 Dó cũng là: “Toàn bộ những biểu tượng và quan niệm về

tự nhiên và xã hội, về mối quan hệ của con người đối với thế giới

và V nghĩa của cuộc đời, bao gồm cả các chuẩn mực và quy tắc nhất định về hành vi của con người trong xã hội”35

Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu thế giới quan, và với tác phẩm công bố năm 1919 “Tâm lý học thế giới quan”, K Jaspers (1883 - 1969) được coi là người sáng lập ra phân ngành này Theo ông, “Tâm lý học thế giới quan kiểm định những ranh giới của đừi sống tâm hồn theo khả nãng hiểu biết của chúng ta” 16

Có thể quan niệm rằng tâm lý học thế giới quan là khoa học nghiên cứu chù yếu những chức năng tâm lý cùa th ế giới quan là hình thành và phát triển nhận thức và hành vi của con người trong mối quan hệ với th ể giới, cuộc đời và bản thân.

Thế giới quan có mặt văn hoá của nó Có thể giải thích mối quan hệ này qua một số luận điểm dưới đây:

34 Hoàng Phê (Chủ biên, 1994): Đã dẫn ở chú th ích 21, tr.901.

35 M eyers Lexikon, A- Z: German languege - Dictionaries. B ibligraphiches

In situ t (Leipzip), 1975 tr.1015.

3 6 H Benesch (1993): A t la s z u r Psychologic. Band 2 Deutscher Taschenbuch Verlag Muenchen tr 445.

Trang 31

- Con người luôn luôn suy nghĩ và hành động theo sự hiểu biết, qưan niệm của mình Sự hiểu biết và quan niệm ấy là kết quả của việc học văn hoá, truyền văn hoá, cũng Iihư tiếp biến văn hoá.

- Sự đúng đắn và hiệu quả tác động của thế giới quan đối với tự nhiên, xã hội và con người là những tiêu chuẩn cơ bản cứa việc xem xét, phân định giá trị văn hoá của nó Cũng chính vì thế, con người văn minh đích thực thường sống và làm việc theo một thế giới quan khoa học, không lựa chọn thế giới quan thần

bí, duy tâm Nói khác đi, như K Marx đã từng nhấn mạnh: “Vì mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình , trở thành linh hồn sống của văn hoá”37

Trong phạm vi tâm lý học vãn hoá, biểu biện rõ rệt, đầy đủ

và tập trung nhất của mối quan hệ giữa lẽ sống và thế giới quan chính là sự định hướng giá trị

2.2.3 Định hướng giá trị (Value orientation)

Trong tâm lý học, khái niệm “giá trị” ít được sử dụng so với “định hướng giá trị”, nhưng vẫn cần được đề cập tới k-hi bàn

về vấn đề này Và kể từ khi Lotze đưa khái niệm “giá trị” vào triết học đến nay, theo quan niệm chung, đó là cái làm cho một

sự vật, một hiện tượng được coi là hữu ích và có ý nghĩa đối với

cá nhân, nhóm và cộng đồng nào đó Giới tâm lý học thường sử dụng giá trị làm thước đo, chuẩn mực đánh giá Việc tìm hiểu giá trị cũng đã được tiến hành chủ yếu dưới hình thức liôt ké (inventory) giá trị (M Rokeach, R Inglehart, Sh Schwartz),

w Windelbrand (1848 - 1915), nhà lịch sử triết học, “chuyển

37 Bài xã luận báo "Koelnische Zeitung" số 179. Trong c Mác và p h Ăng- ghen, Toàn tập, T l (1839 - 1844) Nxb C hính trị Quốc gia, Sự th ậ t, Hà Nội 1995, tr.157.

32

Trang 32

vấn (lề giá trị sang ngôn ngữ triết học vân hoá: chân lý, cái

thiện và cái đẹp thể hiện với tư cách là giá trị còn khoa học, pháp luật, níỉhệ thuật và đặc biệt là tôn ỄÚáo được xem như là những giá trị thiện mỹ của văn hoá mà thiếu chúng con người không thể tồn tại”38

Giá trị là một khái niệm dược hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Dưới đáy là một số ví dụ:

“Giá trị” là một vấn đ ề rất rộng, một đối tượng khoa học liên ngành Và cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trên những lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, không ít người chỉ đề cập tới trong phạm vi nhận thức Vì thế, cần nhắc lại quan niệm của H Rickert (1863 - 1936), được chú ý từ hơn một thế kỷ cho đến nay, cho rằng: Các giá trị là những lý tưởng, những hiện thực lý tưởng có ảnh hưởng đến sự điều khiển và chuẩn hoá hành

vi của con người.1'' Suy nghĩ ấy rất gần với tâm lý học và giáo dục học, vì đối với chủ thể con người, đó là sự định hướng giá trị, là cái thúc đẩy con người phấn đấu đạt tới Vì thế,

13 Shashidhar, Giáo sư An Độ, đã viết: “Giá trị là mục tiêu cuối cùng cho mọi ý định của chúng ta Đó là những gì chúng ta lựa chọn và khẳng định bằng hành động nhất quán”40

Có những quan niệm hẹp và rộng về định hướng giá trị Nội hàm khái niêm của B.D Parygin là một ví dụ về loại thứ

38 V.A Lectorxki, V X M alakhốp, v.p Philatốp (1996): Triết học phương Tảy hiện đại. Từ điển Nxb Khoa học Xá hội, H à Nội, tr.223.

3 9 Theo Joachim Proehl: K ritisch er R a tw n a lism u s u n d Werte. Wissenschaftliche

Z eitsch rift d er Paedagogischen Hochschule "C lara Zetkin" Leipzig 1/1983, tr.19.

4 0 Theo Đỗ T h ị Bình: Ve g ia t r ị và m ụ c tiêu g iá o dục. Trong Lê Đức Phúc (Chủ biên, 1992): G iá trị, đ ịn h h ư ớ n g g iá t r ị và m ụ c tiê u g iá o d ụ c. Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội, tr 46.

Trang 33

nhất Theo ông, “Quan hệ chủ quan thực tế của nhãn cách dối với các chuẩn mực xã hội là định hướng giá trị”41 Còn đưói đây

là một số ví dụ về loại thứ hai, gắn với ý thức trong cuộc sông thường ngày và mang tính phổ quát hơn:

- “Việc cá nhân hướng vào những giá trị này hay những giá trị khác tạo nên sự định hướng giá trị của họ”42

- “Định hướng giá trị là thái độ lựa chọn của con ngưcri đối với các giá trị vật chất và tinh thần; một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người”4' Rõ ràng, định hướng giá trị không chỉ là quá trình nhận thức đơn giản

mà là một hoạt động với đầy đủ tính chất và đặc điểm của nó Và như A Kossakowski đã nhận xét từ những công trình thực nghiộm

do ông chỉ đạo, ở đây luôn diễn ra tất cả các quá trình tâm lý, từ

sự hướng vào một mục đích cho đến việc đề ra một chương trình hành động phù hợp với điều kiện cũng như sự điều chỉnh, việc thực hiện hành động theo chương trình nhờ những động tác kích thích và sự thường xuyên kiểm tra các bước hành động so với chương trình hành động44 Tóm lại theo một góc độ khác thì vai trò của các giá trị là điều khiển hành vi con người45

4 1 B.D Parygin (1976): G ru n d la g e n cỉer so zialpsych o lo gisch en Theorie

VEB D eutscher Verlag der W issenschaften Berlin, tr.99.

4 2 B.G Ananjew (1974): D e r M e n sch a ỉs G egenstand d e r E rk e n n tn is VEB

D eutscher V erlag der W issenschaften Berlin, tr.266.

4 3 Nguyễn Thế Hùng dịch theo Đ ạ i từ đ iể n bách kh o a toàn th ư xỏ-vìết,

1976, T 28, tr 1462 Trong Lê Đức Phúc (Chủ biên, 1992): Đã dẫn ở chú thích 40, tr 23b.

4 4 A Kossakowski: Z u r R o lle der Orientierungstaetigkeit flie r d as selbstcuỉrưlige

chú thích 8, tr.88.

4 5 S.L Rubinstein: M e n s c h u n d Weỉt. Trong E w Schorochowa (Hg., 1977): Methodologische und theoretische Probleme der Psychologie VEB Deutscher Verlag der W issenschaften Berlin, tr 271- 293.

34

Trang 34

Trong cuộc sons, người ta hướng vào nhiều loại giá trị khác nhau: Vật chất và tinh thần, cá nhân và xã hội tích cực và tiêu cực, (lán tộc và toàn cầu, cơ bản và thứ yếu, lâu dài và trước mắt Ngoài ra, giá trị còn được nhìn nhận trong mối quan hộ với phản giá trị Nếu xét trong mối quan hệ giữa tính lôgic và tính lịch í-ử thì, như X.L Rubinstêin nói, trong quá trình sinh sống của c:>n người và của lịch sử vẫn có sự thãng trầm của những giá trị này hay những giá trị khác Đó chính là hệ quả của sự thay đổi cich nhìn lịch sử, văn hoá và tãm lý con người, được quy định bởi những nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau, đang cần cược đánh giá, kiểm nshiệm bởi lẽ nó chi phối quá trình định iướng giá trị.

Như vậy, khái niệm chủ yếu ở đây lại là “định hướng giá trị” vì được hiểu theo tinh thần cùa tâm lý học, liên quan đến xu hướn^, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội

Đó lè “thái độ lựa chọn của con người đối với các giá trị vật chất

và tirh thần; là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu ỉiộn trong hành vi của con người”46 “Nói chung, sự gắn kết hành động và tư duy với các giá trị được gọi là định hướng giá trị (V alie orientation)”'”

Hiện nay, người ta thường nói đến hai hệ cấu trúc giá trị

phàn ánh phần nào sự chuyển đổi giá trị: 1) Chân - thiện - mỹ, 2) THện - ích - mỹ (Makiguchi Tsunesaburo) Có thể thấy, về hìn h thức, các thành phần và thứ bậc của chúng có thay đổi Nhưrg ở đây quan điểm thứ hai phù hợp hơn với cuộc sống nói churụ và kinh t ế thị trường nói riêng Càng cạnh tranh, càng phải

4 6 B.ảr dịch cùa Ng-uyễn Thế Hùng: Đã dẫn ỏ chú thích 43, tr.1462.

47 w ). Froehlich: Dã dẫn ở chú thích 6, tr.432.

Trang 35

đề cao vai trò kiểm soát của cái thiện Và muốn nâng cao, phát triển mức sống cũng như chất lượng cuộc sống, phải giải phóng con người khỏi chủ nghĩa khổ hạnh, chú V đến hiệu quả lợi ích

- kể cà của cá nhân Song, tại sao lại không đề cập tới cái

“chân” như vẫn thấy? Trường hợp này chỉ có thể được giải đáp theo tinh thần “tâm lý học”, cụ thể là phân biệt được “cái

nghĩa” với “cái ý” Cái ỷ xuyên suốt ở đây là mọi giá trị đều phải là đích thực, không giả tạo, nhất thời Như vậy, “chân” là giá trị bao trùm, chi phối toàn bộ cấu trúc thiện - ích - mỹ và trở thành nhân tố chủ đạo

Về sự phân loại cụ thể, giới khoa học ở trong và ngoài nước thường chú ý đến công trình đo xét các giá trị trong xã hội

Mỹ, được coi là kinh điển, của Milton Rokeach Ông chia các giá trị thành hai loại: cơ bản (ví dụ: thế giới hoà bình, sự an toàn cho gia đình, tự do, bình đẳng, hạnh phúc, tình bạn gắn bó, cuộc sống giàu sang, sự thanh thản ) và công cụ (ví dụ: tham vọng, cởi mở, năng lực, trung thực, tri thức, tình yêu )- Ở đâv, trong khi đánh giá cao sự lựa chọn để khắc phục tình trạng liệt kê làn mạn, tuỳ tiện thường thấy, đặc biệt là việc coi trọng các điều kiện đảm bảo cho con người phấn đấu đạt tới những giá trị cơ bản của mình, chúng ta cũng có thể thấy cần bổ sung them cho phù hợp với thời đại văn minh hiện nay, xác định thứ bậc của các giá trị và tránh tuyệt đối hoá sự tách biệt giữa hai loại nói irẻn

Trong mối quan hệ với văn hoá và thế giới quan, các nhà tâm lý học còn bàn về “các giá trị tuyệt đối” như48:

- ơ iâ n lý,

- Bản ngã,

48 T heo H ellm uth Benesch: Đ ã dẫn ờ chú thích 36, tr 445.

36

Trang 36

- Cộng đồng,

- Hành động,

- Tương lai,

- Vạn năng v.v

Trong những nãm vừa qua, nhiều nhà tâm lv học ở nước ta

đã quan tâm tới các vấn để giá trị thông qua việc thực hiện nhiều

đề tài, dự án, đặc biệt là những công trình cấp Nhà nước Tuy nhiên, việc nghiên cứu đã cho thấy cần phải khắc phục hai thiếu sót chủ yếu và cũng cơ bản là chưa tập trung vào sự định hướng giá trị cửa cá nhân cũng như những tác động của nó đối với thái

độ và hành vi trong cuộc sống thực hằng ngày

2.2.4 Giáo dục giá trị

Từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, sự thay đổi giá trị

ở các xã hội công nghiệp phương Tây đã trở thành một trọng tâm nghiên cứư nổi bật Cho đến nay, về phương diện tâm lý học,chúng ta có thể thấy có mấy xu hướng như sau:

- Xu hướng nhận thức, biểu hiện ở việc hình thành, truyền thụ, khai sáng, tạo ý thức về các giá trị mong muốn

- Xu hướng phê phán cách tiếp cận duy lý và nhấn mạnhphải coi trọng cảm xúc

- Xu hướng đề cao việc giáo dục hành động hướng vào các giá trị văn hoá đích thực

Như vậy, việc phát triển những quan niệm khác nhau cho thấv vấn dề trọng tâm của giáo dục giá trị là khắc phục sự phiến diện của những nhà “khai sáng giá trị” và chuyển từ sự hiểu biết giá trị sang ý thức về giá trị Chỉ khi đó, cá nhân mới có năng lực hoạt động định hướng độc lập

Trang 37

Qua nhiều nghiên cứu, A Kossakowski đã đưa ra các hình thức và cũng là các mức độ của quá trình phát triển có hệ thống hoạt động định hướng nói trên49:

a) “Định hướng” một cách trực tiếp đối với cơ thể trons khi thực hiện hành động

b) Làm mẫu trực quan các phương thức hành vi mong muốn trước và trong khi thực hiện hành động

c) Định hướng bằng lòi, gắn với mục tiêu bộ phận, chi tiết

và cụ thể trước khi hành động cũng nhir định hướng có hỗ trợ trong khi thực hiện hành động

d) Định hướng khái quát theo mục tiêu chung là định hướng chi tiết, cụ thể theo mục tiêu bộ phận trước mỗi giai đoạn hành động

đ) Định hướng khái quát theo mục tiêu chung và mục tiêu

bộ phận, cho biết các điểu kiện xuất phát, các tiêu chuẩn cụ thể đối với việc tự đề ra các chiến lược gắn với mục tiêu bộ phận

e) Cho biết mục tiêu, các tiêu chuẩn cụ thể đối với việc phân tích các điều kiện xuất phát, xác định các mục tiêu bộ phận phù hợp với mục tiêu, điều kiện và lựa chọn chiến lược theo mục tiêu bộ phận

g) Cho biết các tiêu chuẩn chung đối với việc tự nhận dạng mục tiêu phù hợp với điều kiện, xác định mục tiêu bộ phận, cũng như lựa chọn chiến lược phù hợp với mục tiêu và điều kiện đó

Trang 38

đó Nếp sống là mặt ồn định của lối sống và cũng bị chi phôi bởi

lẽ sốna “Epicurus và các đổ đệ của ông sống một nếp sống đơn

sơ giản dị Ví dụ, về ăn uống, họ chỉ cần bánh mì và nước lã là

đủ, như lời của Epicurus: “Tôi hài lòng với thân xác tôi khi tôi

có bánh mì và nước lã, và tôi phỉ nhổ vào khoái lạc xa hoa, không phải vì bản thân cliúna, mà vì những hậu quả xấu theo sau chúng ” Theo Epicurus, dời sống tốt lành là đời sống tự do, giản dị, hợp lý và điều độ”50

Nếp sống không phải là mặt bản năng như một số người quan niệm Nó được hình thành và phát triển thông qua những hoạt dộng thực hiện các nhiệm vụ đặc thù của từng lứa tuổi trong mối quan hệ với môi trường đa dạng xung quanh Và vì thế, các giá trị văn hoá luôn đóng vai trò quan trọng Việc nghiên cứu kỹ năng và thói quen đã cho thấy mối quan hệ qua lại giữa chúng thể hiện đặc biệt rõ rệt, cụ thể trong nếp sống nói chung Là những phương thức hành vi được củng cố, các thói quen vừa góp phần làm cho việc điều khiển hành động được dễ dàng, vừa làm cho COI1 người hướng mạnh hơn vào những giá trị thiết yếu đối

với mình

Ngay từ nhỏ, trẻ em phải được học và rèn luyện để có một nếp sống đúng đắn, có lợi cho sự phát triển về mọi mặt Trong quá trình này, sự vận dựng kết hợp giữa các kiểu định hướng của P.J Galperin với những hình thức định hướng hành động sư phạm cụ thể, theo lứa tuổi trẻ cm của A Kossakowski là cần thiết và sẽ đạt hiệu quả cao

6 0 Theo B R Hergenhahn: N h ậ p m ôn lịc h s ử tám lý học. Nxb Thống kê,

2003 tr 115-116

Trang 39

Trên bình diện tâm lý học, văn hoá được nghiên cứii như là

mục tiêu cần đạt tới để có sự phát triển nhân cách của con người văn minh đích thực Trong quá trình này, sự phát huy tác dụng

của cơ chế di sản, của các cơ chế tâm lý xã hội như bắt chước, đồng nhất hoá hay của sự truyền vãn hoá từ các giác độ và quan

hệ khác nhau tuy là rất cần thiết, nhưng chưa đủ Và như Các Mác và Ph Ảngghen đã từng nhấn mạnh, con người còn cần phải đối tượng hoá “những sức mạnh bản chất” của mình51 Sự tương tác của hai mặt tiếp thu và lao động sáng tạo ra các giá trị

văn hoá biểu hiện và diễn ra thông qua lối sống thường ngày của

mỗi cá nhân Nói khác đi, “các cá nhân thể hiện cuộc sống của bản thân như thế nào thì họ sẽ là như thế”52 Do cũng quan niệm như vậy, E Spranger đã dựa vào “các hình thức sinh sống” để phân loại các kiểu nhân cách Tuy nhiên, khác với tâm lý học nhân cách, tâm lý học văn hoá nghiên cứu sự tác động qua lại của văn hoá và lối sống cũng như những điều kiện tâm lý của sự hình thành một lối sống có văn hoá trong thời đại văn minh hiện nay

Trong mọi thời đại, lối sống lý tưởng là lối sống có văn hoá Đó còn là lối sống của người văn minh nhờ văn hoá ngày

càng đạt tới trình độ cao hơn Và một khi đã suy nghĩ như vậy, thì “Phải quyết định lấy kiểu sống mà chúng ta mong muốn và phải ra tay biến nó thành hiện thực”53

3 Về lò i sống tro n g thừ i đ ạ i văn m in h h iệ n nay

5 1 Xem K M arx und F Engels (1995): K le in e oekonom iscỉie S ch riften ,

B erlin, tr.135.

5 2 K M arx und F Engels (1948): D ie deutsche Ideologỉe. Berlin, tr.21.

5 3 Charles Handy: T im c á i hợp lý tro n g s ự bất đ ịn h Trong: Tư duy lại tương lai Nhiều tác giả Rowan Gibson (Biên tập) Nxb Trẻ TP Hồ Chí

M inh Thòi báo kinh tế Sài Gòn * Trung tâm Châu Á - Thái Bình Dương

2002, tr 42.

40

Trang 40

Tuy bao giờ cũng thuộc về mỗi cá nhân, song lối sống luôn chịu ảnh hưửng của những quan niệm, định hướng chung, mà phần nội dung này chỉ nêu lên những điểm cơ bản nhất.

Trước hết, lối sống hiện nay, trong một thời đại vãn minh

mới xuất hiện và diễn ra như là hiệu quả của sự tương tác giữa truyền thống và hiện đại Sách báo cũng đã nói nhiều về mối

quan hệ này mà qua đó, có thể khái quát thành 3 cách nhìn dưới đây:

a) Truyền thống chuyển sang hiện đại;

b) Truyền thống chuyển sang hiện đại qua các giai đoạn

“nửa truvền thống” và “nửa hiện đại” ;

c) Truyền thống và hiện đại chính là sự biểu hiện đồng thời của hai mặt chi phối lẫn nhau là sự liên tục và biến đổi

Thực tế đã cho thấy quan niệm thứ ba là sự định hướng phù hạp hem cả với những biến đổi về lối sống trong nhiều thập niên vừa qua mà Hàn Quốc là một ví dụ

cỏ n g nghiệp hoá và sự khủng hoảng về bản sắc văn hoá đã diễn ra ở nhiều nơi như ỏ châu Âu vào đầu thế kỷ XIX, ở Hàn Quốc trong những năm 60 của thế kỷ XX GS TS Jae - Hyeon Choe của Trường Đại học Sogang ở Seoul đã từng mô tả quá trinh

đó và việc quay về với truyền thống, xét theo các mật như54:

a) Các hình thức thoả mãn những nhu cầu cơ bản: ăn, ờ, mặc;b) Sự phục hồi vãn hoá dòng họ, gia đình;

c) Lập nhóm, kết bạn (cùng quê, có chung trình độ học vấn, cùng học );

3.1 N hững định hướng chung

54 Trích tro n g J.M atthes: D ã dẫn ỏ chú th ích 3, tr.271 - 282, 219 - 238.

Ngày đăng: 14/05/2019, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w