Văn hóa là phạm trù thuộc về con người, của con người, loài người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính mình, làm cho con người trở thành Người, làm cho con người trở nên Người hơn, là tính người, chất người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người nhân cách. Văn hóa và con người là hai mặt của cùng một vấn đề. Mục tiêu quan trọng nhất của văn hóa là con người. Mục tiêu quan trọng nhất của vấn đề con người là văn hóa.
Trang 1MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VĂN HÓA Ý GHĨA TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GẮN VỚI SỰ HOÀN THIỆN
NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
Văn hóa là phạm trù thuộc về con người, của con người, loài người, do conngười sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính mình, làmcho con người trở thành Người, làm cho con người trở nên Người hơn, là tínhngười, chất người Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựngvăn hóa là xây dựng con người - nhân cách Văn hóa và con người là hai mặt củacùng một vấn đề Mục tiêu quan trọng nhất của văn hóa là con người Mục tiêuquan trọng nhất của vấn đề con người là văn hóa
Khi ta nói đến nền văn hóa là nói về cái to lớn, vĩ mô, nhưng vẫn còn trừutượng Trong cái vĩ mô ấy, nhất thiết phải có, phải xuyên suốt, đầu tiên và cuốicùng, phần cốt lõi quan trọng nhất của văn hóa, là con người, từng con người, từngcuộc đời, những con người, với nhân cách của họ Cộng nhiều người lại, với quan
hệ xã hội của họ với nhau, thành một dân tộc, một xã hội Để đánh giá văn hóa thếnào thì quan trọng nhất là xem thử con người với nhân cách, đạo đức xã hội ra sao
Từ khi nước ta tiến hành đổi mới đến nay, về văn hóa và con người, ViệtNam đã có nhiều mặt tiến bộ đáng kể Đời sống vật chất và tinh thần có nhiều mặtkhá hơn trước; giáo dục phát triển mạnh về quy mô, số lượng, mạng lưới, trình độhọc vấn của nhân dân cao hơn, đã phổ cập trung học cơ sở và xóa mù chữ trên toànquốc; con người ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các nguồn thông tin đa dạng vànhiều chiều, từ đó mà kiến thức và nhận thức nhiều mặt đã nâng lên…Tuy nhiên,điều đáng lo ngại nhất là đạo đức xã hội có nhiều mặt xuống cấp, trong đó, có mặtnghiêm trọng đáng báo động Tiêu cực và tội phạm gia tăng Nạn cướp của, giếtngười, hãm hiếp và buôn bán phụ nữ, trẻ em; sự giả dối, lừa gạt, hàng giả, thuốcchữa bệnh giả, thực phẩm độc hại; buôn bán ma túy…
Trang 2NỘI DUNG
1 Khái niệm con người và văn hóa
1.1 Khái niệm con người.
Con người là thực thể sinh vật - xã hội, có ý thức, có ngôn ngữ, là chủ thể
của hoạt động lịch sử và hoạt động nhận thức Khái niệm con người chỉ ra nhữngđặc tính chung của các cá thể thuộc chủng loại người, phản ánh sự khác biệt vềchất giữa con người và con vật Như vậy khi nói tới con người có mấy điểm chú ý :
* Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội Thứ nhất, con người là một thực thể tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên,
nhưng là sản phẩm cao nhất của tự nhiên Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của tựnhiên
Như vậy, tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự tồn tại của con người là giới tựnhiên Con người là động vật cao cấp, là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của quátrình tiến hoá lâu dài của giới sinh vật, như thuyết tiến hoá của Đác uyn đã chứngminh Vì vậy, con người là bộ phận của giới tự nhiên, giới tự nhiên là thân thể vô
cơ của con người
Thứ hai, là một thực thể tự nhiên, con người cũng có như động vật khác như
nhu cầu về sinh lý và cũng có các hoạt động bản năng: đói phải ăn, khát phải uống,sinh hoạt tình dục… Nhưng giải quyết những nhu cầu đó ở con người có bước tiến
xa hơn so với động vật, kể cả so với khi con người mới thoát thai khỏi động vật.Chính quá trình sinh thành, phát triển và mất đi của con người qui định bản tínhsinh học trong đời sống con người Như vậy, con người là một sinh vật có đầy đủbản tính sinh vật
Trang 3Thứ ba, mặt tự nhiên và mặt xã hội thống nhất trong con người, mặt tự nhiên
là “nền” cho con người, mặt xã hội nâng mặt tự nhiên của con người lên trên độngvật
Con người khác động vật ở chỗ có tư duy và hoạt động có mục đích Máckhông thừa nhận quan điểm cho rằng: cái duy nhất tạo nên bản chất con người làđặc tính sinh vật Con người là một sinh vật nhưng có nhiều điểm khác với sinhvật Vậy con người khác con vật ở chỗ nào? Theo Mác mặt xã hội của con người,
có điểm nổi bật, hơn hẳn và phân biệt với động vật là con người có hoạt động laođộng sản xuất vật chất Qua quá trình lao động sản xuất: con người sản xuất ra củacải vật chất phục vụ cho cuộc sống cho mình và cho đồng loại Sản xuất ra các giátrị tinh thần làm phong phú thêm đời sống của mình Lao động là yếu tố hình thànhbản chất xã hội của con người, hình thành nhân cách ở con người
Thứ tư, là sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội nên ở con người luôn chịu
sự chi phối của ba hệ thống qui luật: Hệ thống qui luật tự nhiên: qui định sự phùhợp của cơ thể sống với môi trường, qui luật trao đổi chất, qui luật biến dị, ditruyền Hệ thống qui luật tâm lý ý thức: như sự hình thành tình cảm, khát vọng,niềm tin, ý chí… Hệ thống qui luật xã hội: qui định mối quan hệ giữa người vớingười, đó là qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất, qui luật với cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng…
Tóm lại, con người khác con vật ở cả ba mặt: quan hệ với tự nhiên, quan hệ
với xã hội và quan hệ với bản than Cả ba mối quan hệ đều mang tính xã hội, trong
đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát mọi hoạt động của con người,
cả trong lao động sinh con đẻ cái và trong tư duy
* Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan
hệ xã hội.
Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, Mác đã viết: ”Trong tính hiệnthực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội"
Trang 4Luận điểm trên chỉ rõ: không có con người trừu tượng thoát ly khỏi điềukiện cụ thể, con người luôn tồn tại trong điều kiện lịch sử nhất định Nghĩa là conngười cùng với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ýthức.
Luận điểm đó được biểu hiện trên các góc độ sau:
Bản chất con người được qui định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội, tức là
bị qui định bởi mối quan hệ giữa người với người Đó là các mối quan hệ về vậtchất, quan hệ về tinh thần giữa người với người Quan hệ giữa người với ngườitrong xã hội đương đại qui định bản chất của con người thì suy đến cùng quan hệvật chất, quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất là yếu tố quyết định nhất Bởi vì đờisống vật chất quyết định đời sống tinh thần, động cơ chi phối hoạt động của conngười là lợi ích, trong đó lợi ích kinh tế là quyết định nhất
Bản chất con người phải đặt trong quan hệ đồng loại (cộng đồng) với cánhân trong đó mặt cộng đồng có xu hướng xích lại gần hơn Con người hoà nhậpvào cộng đồng, mang bản chất của nó vào và thể hiện bản sắc của nó Bản chất conngười vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại Con người luôn bị chi phốibởi điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện sinh hoạt tinh thần của thời đại Thời đạinào có con người ấy Tuy nhiên không được quá nhấn mạnh, đi đến chỗ tuyệt đốihoá thực tế của con người trong những điều kiện nhất định sẽ dẫn tới sai lầm vìkhông thể giải thích nổi những hiện tượng phức tạp của đời sống xã hội
* Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại conngười Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giớihữu sinh Song điều quan trọng hơn cả là con người luôn luôn là chủ thể của lịch
sử - xã hội Các Mác đã từng viết “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng conngười là sản phẩm của hoàn cảnh và của giáo dục…cái học thuyết ấy quên rằngchính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân các nhà giáo dục cũngcần phải được giáo dục.”
Trang 5Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, qua hoạt động thực tiễn, con ngườitác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của lịch
sử xã hội Thế giới động vật dựa vào những điều kiện sẵn có của tự nhiên, với xãhội loài người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn họ sáng tạo ra thiên nhiênthứ hai của mình
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình.Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử củachính bản thân con người Trên cơ sở nắm bắt qui luật của lịch sử xã hội, conngười thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấpđến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu thực tiễn do con người đặt ra
Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạnphát triển nhất định của lịch sử Do vậy, bản chất con người trong mối quan hệ đốivới điều kiện lịch sử xã hội, luôn vận động biến đổi cũng phải thay đổi cho phùhợp Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà trái lại, là một
hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người Có thể nói rằng sựvận động và tiến lên của lịch sử sẽ qui định tương ứng (mặc dù không trùng khớp)với sự vận động và biến đổi của bản chất con người
Do đó, để phát triển bản chất người theo hướng tích cực, cần phải làm chohoàn cảnh mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh đó chính là môi trường tự nhiên
và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới cácgiá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục Thông qua đócon người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trênnhiều phương diện khác nhau
1.2 Khái niệm văn hóa.
* Khái niệm: Từ "văn hoá" có biết bao nhiêu là nghĩa, nó được dùng để chỉ
những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau Tuy được dùng theo nhiều nghĩakhác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm văn hoá bao giờ cũng có thể qui về hai
Trang 6Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng,theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu
là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…) Giớihạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực(văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…) Giới hạn theo không gian, văn hoáđược dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, vănhoá Nam Bộ…) Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trịtrong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…)…
Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì docon người sáng tạo ra Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhưmục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữviết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụcho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộnhững sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọiphương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ranhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [Hồ Chí Minh1995: 431] Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: “Đối với một sốngười, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy vàsáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dântộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tínngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động Cách hiểu thứ hai này đã đượccộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoáhọp năm 1970 tại Venise” [UNESCO 1989]
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trithức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứađựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệthống giá trị, truyền thống và đức tin
Trang 7Từ góc độ tâm lý học, có thể hiểu: Văn hóa là phức hợp tâm lý mang tính
chỉnh thể được hình thành và phát triển cao độ trong hoạt động và giao tiếp của cánhân, phản ánh dấu ấn của một cộng đồng và là một nhân tố quan trọng bậc nhấtgóp phần hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người
Ở một mức độ nhất định, văn hóa là chung cho tất cả các thành viên củanhóm tạo nên nền văn hóa Những khác biệt cá nhân về văn hóa của nhiều người
có thể được quan sát theo mức độ họ tiếp nhận và chia sẻ các nguyên tắc, giá trị,quan niệm và hành vi
Nếu bạn cư xử phù hợp với mô hình hành vi chung và giá trị thì khi đó vănhóa tồn tại trong các bạn Nếu bạn không chia sẻ những giá trị hay mô hình hành vichung thì bạn không là một bộ phận của văn hóa Lịch sử của văn hóa là lịch sửphát triển của con người và loài người Con người tạo ra văn hóa và văn hóa làmcho con người thành người
Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát
triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại thamgia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóađược truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Vănhóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội củacon người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểuhiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con ngườicũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra
* Những đặc điểm của văn hóa
Xét từ góc độ tâm lý học, văn hóa có những đặc điểm cơ bản sau:
Văn hóa là một nhân tố quan trọng bậc nhất tạo ra con người và sự phát triển tâm lý ở trình độ cao Sự phát triển đó được coi như kết quả của những sự
tương tác giữa kiểu gen, văn hóa và môi trường hoạt động của con người
Trang 8Văn hóa luôn mang tính chất kép, tiềm ẩn và tường minh: (tiềm ẩn với người
khác, tường minh với mình) tùy thuộc vào sự phát hiện, tiếp thu những giá trị của
nó Có thể nói khác đi như M.Herskovits: VH tồn tại không phụ thuộc vào conngười và văn hóa không phải là gì khác, mà là một hiện thực tâm lý tồn tại trongđâu óc của mỗi cá nhân
Văn hóa là hệ thống những giá trị chung tồn tại khách quan trong cộngđồng
Mỗi cá nhân, nhóm tiếp thu các giá trị đó thông qua hoạt động và giao tiếp.Các giá trị văn hóa có thể là tường minh hoặc tiềm ẩn đối với cá nhân hoặcnhóm
Tính hệ thống:Chỉnh thể, thống nhất, đan xen trên nhiều lĩnh vực
Mọi sự kiện hiện tượng thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiếtvới nhau Nếu biết một dân tộc sống ở đâu, ăn như thế nào, có thể nói đượcrằng dân tộc đó mặc và ở ra sao, suy nghĩ và ứng xử như thế nào? Văn hóathường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phươngtiện để đối phó với môi trường tự nhiên và xã hội
Tính giá trị: có giá trị
Văn hóa là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người Văn hóathực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, định hướng các chuẩn mực, điều chỉnhcác ứng xử của con người
Tính nhân sinh: do con người sáng tạo ra
Văn hóa là một hiện tượng xã hội, có nguồn gốc tự nhiên Văn hóa là sảnphẩm hoạt động thực tiễn của con người, là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác
động của con người.
Tính lịch sử: là quá trình hình thành lâu dài
Trang 9Văn hóa bao giờ cũng được hình thành trong một quá trình và được tích lũyqua nhiều thế hệ Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dầy, một chiều sâu Tính lịch
sử buộc văn hóa tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị
Tính bền vững: Tính ổn định tương đối
Khi một tập quán hay một thói quen nào đó lan ra khá rộng, dù tác động củanhững ảnh hưởng khác nhau đối với chúng có thể yếu đi, nhưng chúng vẫn tiếp tụcđược truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Văn hóa giống như một dòng thác, khi
đã tạo ra được luồng lạch thì tiếp tục chảy trong nhiều thế hệ liền
Tính đồng nhất văn hóa: sự giống nhau về văn hóa trong nhóm, dân tộc
Tính đồng nhất văn hóa chỉ đặc điểm tâm lý của các cá nhân trong một nềnvăn hóa nhất định Văn hóa là cấu trúc tâm lý, là hệ thống các quy tắc chung nên rõràng mọi người có thể không chỉ có một sự đồng nhất văn hóa, mà trong một sốtrường hợp còn nhiều hơn Những đồng nhất văn hóa ngày nay càng trở nên phổbiến khi ranh giới giữa các nền văn hóa càng mờ đi
Giao tiếp giữa các đại diện của những nền văn hóa khác nhau được mở rộng
Số lượng các cuộc kết hôn giữa các nền văn hóa không ngừng tăng lên
Văn hóa là cấu trúc xã hội ở cấp độ vĩ mô, đồng nhất những đặc điểm, thuộctính của chúng ta với những người khác Văn hóa ảnh hưởng tới lối sống củachúng ta
Văn hóa hình thành, củng cố kinh nghiệm, hành vi, những nguyên tắc vàtình cảm của chúng ta Trong công việc, học tập, thời gian rỗi hay giao tiếp vớingười khác, chúng ta đều dựa vào nền văn hóa của bản thân
2 Mối quan hệ giữa con người và văn hóa.
2.1 Biện chứng giữa con người và văn hóa.
Văn hoá và con người là hai khái niệm không tách rời nhau Con người xuất
hiện từ lúc nào thì văn hoá xuất hiện từ lúc ấy Con người là chủ thể sáng tạo ra
Trang 10văn hoá Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, con người luôn sángtạo không ngừng để làm nên các giá trị văn hoá Một trong số những giá trị vănhoá được con người sáng tạo ra ấy chính là bản thân con người – con người có vănhoá Con người sáng tạo ra văn hoá, đồng thời chính con người cũng là sản phẩmcủa văn hoá.
Với tư cách là sản phẩm của văn hoá, con người là một vật mang văn hoátiêu biểu Các giá trị văn hoá vật chất có thể mất đi, nhưng nếu con người - vậtmang văn hoá còn thì nền văn hoá vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển Trong mộtngàn năm Bắc thuộc và 20 năm quân Minh xâm lược, kẻ thù đã chủ ý tàn phá mộtcách không thương tiếc các giá trị văn hoá Việt Nam vĩ đại được tạo nên vào cácgiai đoạn Văn Lang - Âu Lạc và Lý - Trần, hòng xoá khỏi kí ức người Việt Nammọi dấu vết của một nền văn minh rực rỡ Chùa Diên Hựu vừa độc đáo vừa kì vĩvới hồ vuông ở trong và hồ tròn Linh Chiểu ở ngoài dựng năm 1049, với quảchuông đồng nặng vài vạn cân đúc năm 1101 (đúc rồi không treo lên được), quabiết bao lần tàn phá, các đời sau mỗi lần làm lại mỗi thu nhỏ và giản lược bớt đi,đến nay chỉ còn là một mô hình nhỏ bé (mà ta quen gọi là “chùa Một Cột”) gâycho du khách biết mấy ngạc nhiên về sự thiếu tương xứng của nó với tầm vóc củavăn hoá dân tộc Mặc dù vậy, như ta đã thấy, nhờ có con người Việt Nam mà đếnnay văn hoá Việt Nam vẫn trường tồn cùng năm tháng
Trong lịch sử nhân loại, những giá trị văn hoá cơ bản đã tạo nên Con Người,
đã làm cho loài “homo sapiens” (người thông minh) trở nên khác biệt hẳn so vớicác đồng loại của mình trong giới tự nhiên là:
Biết tạo ra và sử dụng lửa và công cụ lao động (khỉ chỉ có thể sử dụng nhữngcông cụ thô sơ có sẵn như đoạn cành cây để chọc quả)
Có tiếng nói (ngôn ngữ) để diễn đạt các tư tưởng, tình cảm phong phú củamình (động vật chỉ có thể phát ra những âm thanh đơn giản thể hiện những thôngbáo riêng lẻ như “nguy hiểm”, “có mồi” hoặc nhại lại vài ba từ mà không hiểunghĩa)
Trang 11Có khả năng chế ngự bản thân mình bằng hệ thống kiêng kỵ, luật pháp…(chó, mèo chỉ có thể biết kiềm chế có mức độ nhờ phản xạ có điều kiện, chẳng thế
mà tục ngữ Việt Nam có câu: “Chó treo mèo đậy”)
Biết tạo ra các nhóm xã hội (từ những nhóm nhỏ cho đến quốc gia…) màtrong đó con người ý thức được ý nghĩa của nó (động vật chỉ tập hợp thành bầyđàn một cách tự phát theo bản năng)
Trong bốn loại giá trị đó thì lao động và ngôn ngữ là hai loại giá trị quantrọng nhất
Đối với từng cá nhân, vai trò của văn hoá lại càng rõ Văn hoá là cái môitrường có sẵn mà đứa trẻ sau khi lọt lòng mẹ được “nhúng” vào Nếu sau khi rađời, đứa trẻ bị ném vào rừng, bị bứt khỏi cái nôi văn hoá, nó sẽ lớn lên như mộtcon thú Chỉ có sống trong môi trường văn hóa, nó mới trở thành Người Tuỳ thuộcvào chỗ được “nhúng” vào môi trường văn hóa nào, ở đứa bé sẽ hình thành nhâncách văn hoá ấy Một đứa trẻ do một bà mẹ Việt Nam sinh ra và được lớn lên ởViệt Nam, nó sẽ mang trong mình dòng máu văn hoá Việt Nam; nhưng nếu lạiđược nuôi dưỡng và lớn lên trong một gia đình Mỹ ở Mỹ, nó sẽ trở thành ngườiMỹ
Trên phương diện con người, những “sản phẩm” văn hoá tiêu biểu nhất làcác danh nhân Họ luôn xuất hiện ở mọi dân tộc, mọi thời đại Các danh nhân vănhoá là những đại diện xuất sắc nhất cho nền văn hoá của dân tộc mình, trong thờiđại của mình; đồng thời, họ cũng là những người góp phần quan trọng nhất vàoviệc phát triển, nâng nền văn hoá của dân tộc mình lên một tầm cao mới Tronglịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh… từng là những con người như thế
Mối quan hệ mật thiết giữa văn hoá với con người, với cuộc sống của conngười chỉ ra tính nhân sinh của nó
Trong điều kiện hiện nay, văn hoá và con người đang được các quốc giatrên thế giới coi là nguồn nội lực quan trọng của chiến lược phát triển bền vững Ở
Trang 12Việt Nam, văn hoá và con người được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lựcthúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Nhưng, cần phải thấy rằng, bên cạnh nhữngđiểm mạnh, tích cực, văn hoá và con người Việt Nam hiện vẫn còn một số yếukém cần được nhận diện, phân tích và khắc phục Có như vậy, văn hoá mới thực sựphát triển vai trò nền tảng của nội lực, con người mới thực sự là nhân tố quyết địnhcủa nội lực Nhiệm vụ quan trọng hiện nay của chúng ta là xây dựng nền văn hoáViệt Nam tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng XHCN trong đó, xâydựng con người Việt Nam XHCN là vấn đề trung tâm.
Trong nỗ lực tìm kiếm động lực của sự phát triển bền vững, văn hoá và conngười hiện đang là những vấn đề được cả thế giới quan tâm Đối với nhiều quốcgia, kể cả những nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, văn hoá và conngười được coi là nội lực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,nhất là trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ và xuthế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng như hiện nay ỞViệt Nam, trong suốt tiến trình cách mạng, đặc biệt là từ khi đất nước bước vàocông cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta luôn coitrọng vấn đề văn hoá và con người Cùng với việc đề cao yếu tố con người, vănhoá được coi là "nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lựcthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã lội"
2.2 Văn hóa với sự hình thành, phát triển nhân cách con người Việt Nam.
Lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chứng minhrằng, văn hoá luôn gắn liền với cuộc sống của con người và sự phát triển của xãhội, con người tồn tại, trưởng thành và phát triển nhờ văn hoá của mình Nền vănhoá truyền thống của dân tộc ta được kết tinh và khẳng định trong cuộc đấu tranh
và lao động sản xuất để tồn tại, phát triển của nhân dân trong lịch sử dựng nước vàgiữ nước Có thể nói, văn hoá và con người Việt Nam là những nhân tố quan trọng,góp phần hình thành nên truyền thống lịch sử trải đài hàng ngàn năm của dân tộc