Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời với những chiến tích vẻ vang, rất đáng tự hào của dân tộc đã tạo nên cho nhân dân Việt Nam truyền thống yêu nước cao quí. Truyền thống đó là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cổ vũ và động viên mọi người Việt Nam vươn lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính lịch sử đó, đã là cái nền móng bền vững của truyền thống vinh quang nhân dân Việt Nam.
Trang 1VĂN HÓA GIỮ NƯỚC – ĐẶC TRƯNG TÂM LÝ TRUYỀN THỐNG
CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời với những chiến tích vẻ vang,rất đáng tự hào của dân tộc đã tạo nên cho nhân dân Việt Nam truyền thốngyêu nước cao quí Truyền thống đó là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cổ vũ
và động viên mọi người Việt Nam vươn lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Chính lịch sử đó, đã là cái nền móng bền vững của truyền thốngvinh quang nhân dân Việt Nam
Dựng nước và giữ nước là nội dung cơ bản, xuyên suốt toàn bộ tiến trìnhlịch sử Việt Nam Kể từ khi hình thành quốc gia - dân tộc Việt Nam đến nay,nhân dân ta đã liên tục, bền bỉ, kiên cường chiến đấu chống lại các thế lực xâmlược, đô hộ để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lãnh thổ và những giá trịvăn hoá của dân tộc Qua hàng ngàn năm chống ngoại xâm, ông cha ta đã xâydựng và hun đúc nên văn hoá giữ nước, được xem như là đặc trưng tiêu biểu củatâm lý truyền thống dân tộc Việt Nam
Tìm hiểu văn hoá giữ nước Việt Nam với những giá trị của nó là việc làm
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng Trước hết nó giúp chúng ta nhậnthức đầy đủ, sâu sắc hơn lịch sử đất nước, đặc biệt là lịch sử đấu tranh bảo vệnhững giá trị cao quý của nhân dân là độc lập, chủ quyền, hoà bình…Từ đó tăngthêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ra sức học tập, vận dụng và phát triển nhữngbài học Văn hóa giữ nước của quá khứ vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa trong giai đoạn cách mạng mới
Xuất phát từ những lý do đó, trong phạm vi tiểu luận này, tác giả se
nghiên cứu và làm rõ vấn đề: “Văn hóa giữ nước – Đặc trưng tâm lý truyền
thống của dân tộc Việt Nam”
Trang 2NỘI DUNG
I Những điều kiện hình thành và phát triển văn hoá giữ nước Việt Nam
Truyền thống văn hoá dân tộc là kết quả tổng hợp của mọi lĩnh vực hoạtđộng xã hội, mọi tập thể và cá nhân trong một quốc gia dân tộc Mỗi lĩnh vựchoạt động, mỗi vùng đất, mỗi con người Việt Nam đều có đóng góp vào truyềnthống dân tộc Những nhân tố cơ bản hình thành và phát triển văn hoá giữ nướcViệt Nam là: điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử và con người Việt Nam
1 Vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành và phát triển văn hoá giữ nước Việt Nam
Trong tác phẩm Việt Nam văn hóa sử cương, Giáo sư Đào Duy Anh viết:
“Chính về những điều kiện tự nhiên và địa lý khiến mỗi dân tộc sinh hoạt ở trên những cơ sở kinh tế khác nhau, cho nên cách sinh hoạt cũng thành khác nhau vậy Bởi thế muốn nghiên cứu văn hoá của một dân tộc, trước hết phải xét xem dân tộc ấy sinh trưởng ở trong những điều kiện địa lý thế nào Các điều kiện địa
lý có ảnh hưởng lớn đối với cách sinh hoạt của người ta, song người là giống hoạt động cho nên cũng có thể dùng sức mạnh mà xử trí và biến những điều kiện ấy cho thích hợp với những điều kiện cần thiết cho mình Cách sinh hoạt vì thế mà cũng biến chuyển và khiến văn hoá biến chuyển theo” 1
Việt Nam nằm ở Đông Nam châu Á, bên bờ biển Đông, phía Bắc giápTrung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp các nước Cộng hòa dân chủ nhân dânLào và Vương quốc Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông(Thái Bình Dương) với 3260 km đường bờ biển và khoảng trên 3000 hòn đảolớn nhỏ Việt Nam có diện tích khoảng 331.590 km2 đất liền và khoảng700.000 km2 thềm lục địa, phần biển rộng gấp nhiều lần so với phần đất liền
Do có vị thế tự nhiên đặc biệt như vậy nên Việt Nam sớm trở thành cửa ngõ,yết hầu giao thông quan trọng, là chiếc cầu nối giữa Châu Á và Thái Bình
1 Đào Duy Anh - Việt Nam văn hoá sử cương Nxb Văn hoá Thông tin, H, 2000, tr.10.
Trang 3Dương, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, nơi giao điểm củacác luồng đường, luồng hàng từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, nơi tiếp xúc
và giao thoa của nhiều nền văn hóa, văn minh lớn trên thế giới
Bên cạnh đó vị trí địa lý của Việt Nam còn có nết đặc thù là trải dài trên
15 vĩ độ, rất tự nhiên, nước Việt Nam trở thành trung tâm của Đông Nam Á.Theo đường chim bay, từ Hà Nội đến Răng Gun là 1120 km, Hà Nội - Manila
1170 km thành phố Hồ Chí Minh Singapo 1100 km, thành phố Hồ Chí Minh Giacácta 1890 km… Theo Giáo sư Phạm Đức Dương, “Việt Nam là một ĐôngNam Á thu nhỏ” với ba yếu tố văn hoá núi, đồng bằng và biển, có đủ sắc tộcthuộc ngữ hệ Nam Á, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, nhưng người Việt đóngvai trò chủ thể Đông Nam Á là một vùng nhiệt đới nóng, ẩm, mưa nhiều, giómùa Đông Nam Á là một khu vực lịch sử văn hoá, vì cư dân ở đây đã sáng tạo
-ra nền văn minh nông nghiệp, mà cốt lõi là văn minh nông nghiệp lúa nước Cácdân tộc sống ở khu vực này có nhiều điểm tương đồng về cách thức sinh hoạt vàvăn hoá Khí hậu nhiệt đới là một điều kiện cho sản xuất nông nghiệp
Tuy nhiên, thiên nhiên không chỉ là “bạn đồng hành” mà còn là kẻ thù củacon người Muốn tồn tại, cư dân Việt Nam (cũng như khu vực Đông Nam Á nóichung) phải vượt qua không ít khó khăn thử thách Do đòi hỏi cấp bách của cuộcsống nên tổ tiên ta đã tiến dần xuống đồng bằng, khai thác châu thổ sông Hồng.Khu vực này khi đó chưa có sự bồi đắp phù sa đầy đủ Vì thế, cuộc vật lộn vớiđất và nước càng gay go, quyết liệt Một trong những điều kiện tiên quyết là làphải lo vấn đề thuỷ lợi Minh chứng hùng hồn nhất là hệ thống đê điều vĩ đại ởđồng bằng Bắc Bộ được đào đắp và thường xuyên hoàn thiện từ đời này qua đờikhác Theo Giáo sư Phan Ngọc, số lượng đất đào đắp để tạo nên hệ thống đê ởBắc Bộ Việt Nam nhiều gấp ba lần kênh đào Xuy - ê mà ở đó 120 ngàn dân AiCập đã chết vì đói, vì bệnh tật Người nông dân Việt Nam một mặt phải chốngchọi với nắng mưa, bão tố - “sáng chống bão giông, chiều ngăn nắng lửa”, mặtkhác, phải bám chặt vào đất “sống ngâm da, chết ngâm xương” để làm ra lúa gạonuôi sống con người Cố Giáo sư Đào Duy Anh viết: “Những vấn đề sinh tử tồn
Trang 4vong của dân tộc ta là thuộc về nông nghiệp” Đất, nước, lúa là nguồn sống,
nguồn sinh sôi phát triển Vì thế mà tâm lý truyền thống Mẹ được hình thành
-Mẹ đất, -Mẹ nước, -Mẹ lúa, và chung nhất là -Mẹ Tổ Quốc.
Làm thuỷ lợi, đắp đê phòng chống lụt bão là việc làm trọng đại của cư dânlàm nông nghiệp lúa nước Những việc ấy, một cá nhân hay một gia đình khôngthể làm được Thực tế đó buộc người dân phải sống định cư lâu dài và đoàn kết,
tạo ra một thiết chế điển hình của văn hoá nông nghiệp, đó là làng xã Nhiều nhà
nghiên cứu nhận xét: văn minh Việt Nam là “văn minh nông nghiệp, là văn hoálàng xã” Làng của người Việt như là một gia đình lớn và là hình ảnh quốc giathu nhỏ Tính gia đình, tính cộng đồng trong làng của người Việt rất sâu sắc.Nhìn khái quát, làng xã Việt Nam là hình ảnh cuộc sống của cả cộng đồng dântộc qua hàng chục thế kỷ Làng là nơi sinh, là môi trường lao động, sinh hoạtsuốt cả đời người Nó trở thành một bộ phận không thể tách rời cuộc sống củamỗi con người, tạo nên sự gắn bó máu thịt với quê hương (là cơ sở của tình yêu
Trước hết là tình yêu quê hương đất nước Quê hương đất nước như là
một phần máu thịt của người Việt Nam Có lẽ không có một người Việt Namnào lại không có ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ và luôn tươi mới về mảnh đất quêhương, nơi mình được sinh ra, nuôi dưỡng trong những năm tháng tuổi thơ.Cây đa, bến nước, mái đình, dòng sông, đồng lúa và cây nêu ngày Tết…luônluôn sống động trong ký ức của mỗi con người Việt Nam Quê hương đấtnước của người Việt Nam không chỉ là nơi ở, nơi làm ăn sinh sống mà còn lànơi “chôn rau cắt rốn”, nơi có mồ mả tổ tiên Đó là “sợi dây” nối tiếp khôngbao giờ dứt của cuộc sống Vì vậy, hai tiếng “quê hương” trong tâm thức của
Trang 5người Việt Nam vô cùng thiêng liêng và sâu thẳm Càng đi xa, càng da diếtnhớ quê cha đất tổ:
Đêm xa nước nghe tiếng bầu, tiếng trúc Hồn ta ơi náo nức muốn quay về.
Cần cù sáng tạo là một nét đặc sắc của con người Việt Nam Có thể do
hoàn cảnh sống khó khăn, khắc nghiệt là nhân tố khách quan tạo cho người ViệtNam bản tính cần cù, vì không cần cù chăm chỉ thì không có cái ăn (tay làm hàmnhai) Người Việt bao giờ cũng thức khuya dậy sớm, “tham công tiếc việc”, “bánmặt cho đất, bán lưng cho trời” để đổi lấy miếng cơm manh áo Lao động làhành vi văn hoá đầu tiên của con người Nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế, màcòn mang ý nghĩa thẩm mỹ, đạo đức và khoa học Không lao động thì không biếtquý trọng người lao động và thành quả lao động Cần cù luôn gắn với sáng tạo.Sản xuất nông nghiệp luôn phụ thuộc vào thiên nhiên, nếu không biết vận dụngcác yếu tố “nước, phân, cần, giống”, “nhất thì, nhì thục” cho phù hợp thì sẽ bịmất mùa Đồng thời phải biết kết hợp trồng trọt với chăn nuôi
Mô hình kinh tế VAC hiện nay chính là sự kế thừa kinh nghiệm ngàn đờicủa nông dân Việt Nam Ngoài sản xuất nông nghiệp, còn rất nhiều thành tựusáng tạo trên các lĩnh vực khác như thủ công nghiệp, kiến trúc, điêu khắc, vănhọc, nghệ thuật, khoa học…đã trở thành tài sản vô giá của dân tộc Với ngườiViệt Nam, lười nhác là đáng xấu hổ, đáng khinh bỉ Chữ “nhàn” không phải là tưtưởng của con người Việt Nam truyền thống, vì “nhàn cư vi bất thiện” Ngườilao động luôn mong được việc làm Đó không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là nguồnsống, nguồn hạnh phúc lớn lao vô tận
Với một dân tộc luôn có tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu lao
động…thì dân tộc ấy tất yếu phải có cuộc sống lạc quan Những thành quả lao
động sản xuất và chiến đấu chống ngoại xâm là ngọn lửa bất diệt thắp sáng tinhthần lạc quan của nhân dân ta Tinh thần lạc quan nảy sinh trên cơ sở nắm vữnghiện thực và xu thế phát triển tất yếu của nó Lịch sử Việt Nam có những thời kỳđen tối kéo dài “tưởng như không có đường ra”, nhưng nhân dân vẫn tin tưởng
Trang 6vào chiến thắng của chính nghĩa, của lương tri và lẽ phải; của quy luật kháchquan Niềm tin, niềm lạc quan, và tình yêu lớn là điểm tựa giúp nhân dân ta vượtqua những thử thách gay go, quyết liệt, kể cả khi vận nước “ngàn cân treo sợitóc” Càng khó khăn gian khổ thì ý chí quyết tâm của nhân dân ta càng cao Từ
đó mà nảy sinh trăm ngàn biện pháp để tháo gỡ khó khăn, giải quyết tình thế
2 Vai trò của điều kiện lịch sử đối với sự hình thành và phát triển văn hoá giữ nước Việt Nam
Giáo sư Trần Quốc Vượng viết: “Văn hoá, xét ở mỗi cá nhân, cũng như ởmỗi cộng đồng, còn là do lịch sử hun đúc nên, những số phận, vận mệnh lịch sửvăn hoá khác nhau tạo nên những chủ nghĩa khác nhau”2 Nằm ở vị trí trung tâm,đầu cầu của khu vực Đông Nam Á lục địa, Việt Nam thực sự trở thành của ngõgiao thông quan trọng giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo; giữađại lục châu Á với châu Á - Thái Bình Dương Đồng thời, con đường hải cảngquốc tế do các nước tư bản phương Tây lập nên từ thế kỷ XVII – XVIII, conđường tơ lụa trên biển cũng lấy biển Đông và các hải cảng Việt Nam làm thương
điếm quan trọng Vị thế chiến lược đầu cầu lục địa và hải cảng giao tiếp đó tạo
cho nước ta nhiều lợi thế để phát triển và giao lưu kinh tế, văn hoá Nhưng cũng
vì vị thế đó mà Tổ Quốc ta, nhân dân ta luôn phải đối phó với những cuộc thôntính và xâm lược của các cường quốc Đông - Tây từ xưa đến nay Việt Nam đãtừng là nơi chặn đứng vó ngựa của quân xâm lược Mông - Nguyên, đã từng là
“tiền đồn” của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á - nơi đối đầu giữa lực lượngcách mạng với những lực lượng phản động quốc tế hung hãn nhất
Bản chất con người Việt Nam là cần cù lao động, sáng tạo và nhân ái,mong muốn yên lành để xây dựng cuộc sống Nhưng kẻ thù không để chúng tayên Khi ngọn lửa chiến tranh xâm lược bùng cháy thì cuộc sống của cả dân tộc
và của mỗi người dân đều bị đảo lộn Việc chuyển trạng thái từ thời bình sangthời chiến không loại trừ bất kỳ đối tượng nào, ở bất cứ khu vực nào
2 Trần Quốc Vượng - Văn hoá Việt nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hoá dân tộc, H, 2000, tr 96.
Trang 7Cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do ở Việt Nam từ khi lập nước đến naydiễn ra thường xuyên, liên tục với sự hy sinh mất mát vô cùng to lớn Hàng ngànnăm Bắc thuộc, các tập đoàn phong kiến phương Bắc thay nhau xâm lược, thốngtrị, bóc lột và đồng hoá dân tộc ta với những chính sách cực kỳ tàn bạo Nhưngnhân dân ta không chịu cúi đầu Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp diễn ra đã chứng
tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc: chứng tỏ mục tiêu độc lập, tự do là động lựcthôi thúc cực kỳ mạnh mẽ khiến nhân dân ta không sợ bất cứ kẻ thù nào, không
sợ bất cứ sự hy sinh mất mát nào Chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt thời Bắcthuộc và thắng lợi của những cuộc kháng chiến chống xâm lăng của nhân dân ta
kỷ nguyên Đại Việt không chỉ là thắng kẻ thù về quân sự mà còn chiến thắng cảtrên mặt trận văn hoá; đã bảo vệ được truyền thống - bản sắc văn hoá dân tộc,làm thất bại âm mưu huỷ diệt và đồng hoá văn hoá của các thế lực bành trướng,xâm lược
Từ năm 1858 đến 1975, dân tộc Việt Nam lại phải đối đầu và kết cục đãchiến thắng “hai đế quốc to” là Pháp và Mỹ Trong 30 năm chiến đấu (19461975) của nhân dân ta ở thời đại Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống
đã phát triển thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng Do đó, chưa bao giờ sứcmạnh vật chất và tài trí của dân tộc lại được thể hiện rực rỡ đến như thế Chúng
ta đã bảo vệ trọn vẹn nền độc lập của Tổ Quốc, đưa đất nước vào kỷ nguyênmới Đó là thành quả lớn nhất của nhân dân Việt Nam
Bão táp của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đã tôi luyện nên nhữngcon người Việt Nam kiên cường bất khuất Hiểu rõ giá trị cao quý của độclập, tự do cho nên dù phải hi sinh, chiến đấu lâu dài, gian khổ như thế nào,nhân dân Việt Nam cũng quyết giành cho bằng được
Sự nghiệp vĩ đại và vĩnh cửu của nhân dân Việt Nam là dựng nước vàgiữ nước đã tạo nên ý thức thường trực trong mỗi con người Việt Nam là phải
cố kết cộng đồng chặt chẽ - phải đoàn kết lại - “Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng củangười Việt cũng được hình thành từ rất sớm Không đoàn kết thì không thể
Trang 8chống lại sự hung hãn của thiên nhiên (bão tố, lũ lụt, hạn hán…) Đặc biệt,không có sức mạnh đoàn kết thì không thể chiến đấu thắng lợi chống các thếlực xâm lược và đô hộ Có thể nói, mọi thành tựu của dân tộc từ buổi đầudựng nước đến nay và về sau đều là kết quả của sức mạnh cố kết cộng đồng,sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
3 Con người Việt Nam - chủ thể sáng tạo văn hoá giữ nước Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người Việt cùng đại
bộ phận các dân tộc (tộc người) trong thành phần dân tộc Việt Nam đều có mộtnguồn gốc chung là nhóm loại hình Indonésien, chính điều đó đã tạo nên tínhthống nhất cao - một tính thống nhất trong đa dạng của con người và văn hoáViệt Nam
Những nét chung, đặc sắc về văn hoá, tâm lý dân tộc Việt Nam đã đượcnhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu Học giả Phan Kế Bínhviết: “Nước ta học theo Khổng giáo, cho nên trọng nhất là luân lý cươngthường Bất cứ đàn ông, đàn bà hễ giữ được luân lý cương thường là hay, màtrái với luân lý cương thường là dở… Dân tình rất yêu sự yên ổn; quý hồ làm
ăn cho đủ đóng đủ góp với làng nước; ra đến đình thì không ai nói động đếnmình là mãn nguyện rồi… Từ người sang đến người hèn, ai cũng lấy lễ nghĩalàm trọng”3 Trong cuốn sách “Bộ mặt mới của nhà Phật” xuất bản tại Tôkyô
những năm 70 thế kỷ XX, một nhà báo Mỹ viết: Về mặt lịch sử, ở Việt Nam
có ba khối người chính là: người miền Bắc, người miền Trung và người miền Nam Người miền Bắc nổi tiếng về mặt nghị lực, khôn ngoan và sâu sắc, người miền Trung có tiếng về sự nhiệt thành và lòng kiên nghị Họ yêu mến, thù ghét và cầu nguyện một cách hăng say Gần đây nhất, nghệ sĩ nhiếp ảnh
điền dã người Mỹ Robert Paliotti đã có nhận xét: Người Việt Nam dễ cảm
thông và hoà đồng, Có lẽ chính vì tinh thần ấy làm cho các bạn không bị nhiễu, và trải qua bao biến cố, các bạn vẫn là mình, không bị các thế lực bên ngoài thống trị.
3 Phan Kế Bính - Việt Nam phong tục, Nxb TP HCM, 1992, tr 328, 329,330.
Trang 9Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và con người Việt Nam có quan
hệ biện chứng với nhau, trong đó, con người (chủ thể văn hoá) giữ vai tròquyết định Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử là những nhân tố kháchquan quy định phương thức sống của con người Song, con người không chỉ
là sản phẩm của hoàn cảnh mà còn là chủ thể sáng tạo ra hoàn cảnh Conngười luôn phát huy tính năng động chủ quan và lựa chọn phương thức hành
xử phù hợp với mình
Qua hàng ngàn năm đấu tranh với thiên nhiên, lao động sản xuất, vàchiến đấu chống kẻ thù xâm lược đã hun đúc nên tâm hồn, cốt cách con ngườiViệt Nam Đó là những con người chất phác, giản dị, yêu lao động, yêu thiênnhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; bền bỉ dẻo dai, chịu đựng gian khổ,khắc phục khó khăn Triết lý sống của con người Việt Nam là “sống cho phảiđạo”, tức là luôn luôn theo con đường nhân nghĩa, thuận với đạo trời đất, saocho “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” Đó là những con người hiền lành, thật thà:
dù nghèo khó vẫn thanh cao, “đói cho sạch, rách cho thơm”, “giấy rách phảigiữ lấy lề” Đặc biệt, người Việt Nam không bao giờ khuất phục trước cườngquyền, bạo lực Trước kẻ thù xâm lược, người Việt Nam đồng tâm hiệp lựcchiến đấu với sức mạnh phi thường “thà chết không chịu làm nô lệ”, “chếtvinh còn hơn sống nhục” Theo nguyên lý đạo đức của người Việt Nam,không có tội lỗi nào lớn bằng tội phản bội Tổ quốc cũng như không có mộtnỗi nhục nhã nào có thể so với nỗi nhục của kẻ phản bội Tổ quốc
Chính sự tương tác biện chứng giữa ba nhân tố nói trên đã tạo ra nềnvăn hoá Việt Nam phong phú, đa dạng với bề dầy truyền thống rất tự hào;trong đó, truyền thống yêu nước và đoàn kết trong văn hoá giữ nước ViệtNam là một bộ phận hợp thành và đã đạt tới những đỉnh cao rực rỡ
II Nội dung của văn hóa giữ nước – đặc trưng tâm lý truyền thống của dân tộc Việt Nam.
1 Lòng yêu nước nồng nàn
Trang 10Trong hệ thống những giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam thì lòng yêunước là giá trị tiêu biểu nhất, chi phối và định hướng phát triển các giá trịkhác, cũng như chi phối sự phát triển của văn hoá giữ nước nói chung Mỗidân tộc trên thế giới đều có quan niệm về lòng yêu nước Có dân tộc không cònđất nước thì lòng yêu nước có chăng chỉ là một sự hoài vọng về một thời xa xưa.
Có dân tộc lòng yêu nước của họ lại có màu sắc chủ nghĩa đại dân tộc
Yêu nước là một tình cảm, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con ngườinhư tình yêu quê hương, xứ sở, sự gắn bó với ngôn ngữ và niềm tự hào vềtruyền thống Yêu nước là một tình cảm xã hội, mà nội dung là tình yêu vàlòng trung thành đối với Tổ quốc, lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổquốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc Yêu nước cũng có quá trìnhphát triển cùng với lịch sử phát triển của quốc gia dân tộc, theo quá trình đóthì tình cảm yêu nước có tính chất cảm tính ấy dần dần trở thành lý tính có nộidung tư tưởng, lý luận
Nhân dân Việt Nam gọi nước Việt Nam bằng hai tiếng tiếng thiêngliêng: Tổ quốc Tổ quốc Việt Nam có lãnh thổ riêng do thiên nhiên ban tặng
và được tạo dựng, bồi đắp, giữ gìn bằng xương máu, mồ hôi của cả dân tộctrong suốt chiều dài của lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nuớc đầy khíphách, anh dũng, ngoan cường Tổ quốc là đây với đất liền, bầu trời, biểnkhơi, hải đảo…phân định rạch ròi với các nước láng giềng bằng đường biêngiới trên đất liền, khoảng không và ngoài biển khơi Mỗi tấc đất, tấc biển đều
là xương thịt Tổ quốc Lòng yêu nước là một trong những giá trị tạo nên bảnsắc văn hóa Việt Nam phải được thẩm thấu và trở thành nội dung tư tưởngcủa mỗi tác phẩm báo chí Mỗi tên đất, tên làng, tên núi, tên sông, tên suối,tên biển, tên đảo, tên người của Việt Nam đều thiêng liêng như hai tiếngViệt Nam
Một đất nước sinh ra và phát triển trong cuộc vật lộn không cân sức, trảiqua nhiều biến cố như vậy, cho nên, mọi hoạt động vật chất, tinh thần của dântộc ta luôn phải tuân theo quy luật xuyên suốt: dựng nước đi đôi với giữ nước
Trang 11Điều đó khiến cho nhân dân Việt Nam sớm hình thành lòng yêu nước nồng nànvới những nội dung đặc sắc.
Nhận định về chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong lịch sử dân tộc, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 4
Nghiên cứu quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài của dân
tộc ta, có thể có đầy đủ cơ sở để đi tới một nhận định có tính khái quát: Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại Ở đây, bản chất Việt Nam được bộc lộ rõ ràng, đầy đủ, tập trung
nhất hơn bất cứ ở lĩnh vực nào Yêu nước đã trở thành một triết lý xã hội vànhân sinh của người Việt Nam, là đạo lý của dân tộc Việt Nam, một truyềnthông sâu bền, cao đẹp, không còn dừng lại ở trình độ một nhận thức, mộttình cảm, mà đã trở thành một chủ nghĩa, một lực lượng tinh thần vô cùngmạnh mẽ, có tác dụng to lớn trong việc động viên, cổ vũ mọi người dân sẵnsàng đứng lên bảo vệ Tổ quốc khi có nguy cơ xâm lược từ ngoài tới, hay kiêntrì góp hết tinh thần và sức lực vào sự nghiệp dựng nước
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam tuyệt nhiên không phải là một cái gì trừutượng, mà là một sản phẩm đích thực của chính lịch sử Việt Nam, nó bắt nguồn
từ những điều kiện cụ thể của Việt Nam, về hoàn cảnh địa lý, về khí hậu, về đờisống kinh tế, văn hóa – xã hội, về lịch sử Cũng cần phải thấy yêu nước là mộttình cảm và tư tưởng phổ biến mà dân tộc nào cũng có Duy chỉ khác nhau là ởmỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì tư tưởng và tình cảm yêu nước bị hình thành vàphát triển trong những điều kiện không giống nhau, sớm muộn, đậm nhạt khácnhau mà thôi
4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr 171
Trang 12Nền tảng và biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước là tinh thần tự tôn, tự lập, tự cường Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, một nước nhỏ bên cạnh nước lớn
luôn tìm cách xâm lược, đô hộ, đồng hoá các nước xung quanh, dân tộc ta sớm
có ý thức tự lập, tự cường vươn lên đặt nước mình Nam quốc ngang hàng vớiBắc quốc Con người Việt Nam đâu phải bẩm sinh đã có tinh thần dân tộc, có ýthức tự lập, tự cường Ý thức, tinh thần đó được hình thành trong quá trình sinhtồn Điều đặc sắc là đất nước vừa được xây dựng, lại bị kẻ ngoại xâm lớn mạnh,
có nền văn hoá phát triển rực rỡ với các thủ đoạn tàn bạo, thâm độc đô hộ, màcái nguồn mạch tự tôn, tự lập, tự cường trong nhân dân không hề bị mai một,vẫn âm thầm tồn tại, phát triển, khi có dịp lại bùng phát như lẽ tự nhiên
Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa với lời thề: “báo nợ nước, đem lại nghiệp xưa họ Hùng” Dù đây là lời của Trưng Trắc, Trưng Nhị hay là lời của
nhân dân, thì vẫn thể hiện ý chí độc lập, mục tiêu cứu nước, cứu nhà của cuộctổng khởi nghĩa Điều có ý nghĩa lớn là vào thời điểm đầu công nguyên, nước
ta mới có khoảng một triệu người, giữa mênh mông hoang dã, phải đọ sức với
đế chế Hán mà tổ tiên ta vẫn hiên ngang khẳng định sự tồn tại của mình, phủnhận cái lý thuyết “bá chủ thiên hạ” của các “thiên tử” Trung hoa Ý chí đó làtrường tồn, nhưng hành động giành quyền tự chủ trong tương quan lực lượngquá chênh lệch thì không thể một lần, hai lần mà thành công Đến Lý Bí lãnhđạo cuộc khởi nghĩa giành độc lập năm 544 đã xưng hoàng đế: Lý Nam Đế -ngang hàng với hoàng đế phương Bắc Đây là một bước phát triển mới của ýchí quyết giành độc lập dân tộc, đặt vị thế nước ta ngang hàng với TrungQuốc, không chấp nhận quan hệ “phiên thuộc” với “thiên triều”
Chính ý chí quyết tâm giành lại nền độc lập dân tộc được lưu giữ vàngày càng được vun đắp bằng xương máu trong hàng trăm năm đã trở thànhsức sống lâu bền, không thế lực nào, hoàn cảnh nào làm mai một Chính giátrị tinh thần ấy là nguồn gốc sâu xa nhất để dân tộc ta thoát khỏi đêm trường
nô lệ Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) là bước ngoặt lớn trong lịch sử dântộc Kết thúc hơn một nghìn năm đấu tranh gian khổ hy sinh, bất khuất của
Trang 13nhân dân ta, đất nước ta bước sang kỷ nguyên mới Tinh thần tự tôn, tự lập, tựcường, qua thử thách đã được bồi bổ, nền độc lập ngang hàng với các nướclớn mạnh khác được khẳng định hiên ngang.
Nói đến tinh thần tự tôn, tự lập dân tộc ta ở giai đoạn văn hoá Đại Việt,
không thể không nói đến “Bài thơ thần” của Lý Thường Kiệt xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống Tống thế kỷ XI “Bài thơ thần” được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam:
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đặng hành khan thủ bại hư Bài thơ bất hủ trên là một lời tuyên bố đanh thép của dân tộc ta: khẳng
định quyền độc lập thiêng liêng bất khả xâm phạm, ngang hàng với các dân tộckhác Qua cuộc đấu tranh lâu dài và chiến thắng quân xâm lược phương Bắc,dân tộc ta đã cảnh cáo nghiêm khắc mọi âm mưu xâm lược của nước ngoài
Thế kỷ XIII, đế quốc Mông Nguyên với những đoàn quân xâm lượckhét tiếng thiện chiến và tàn bạo, đánh đâu thắng đó, chinh phục nhiều quốcgia, lập thành một đế quốc rộng lớn từ bờ biển Thái Bình Dương đến bờ HắcHải So đế quốc Mông Nguyên với nước “An Nam nhỏ bé” có khác nào đặthòn núi đá lên trên quả trứng! Thế mà trong 30 năm, đế quốc Mông Nguyên
đã ba lần xuất quân xâm lược Đại Việt với cả quyết tâm trả thù, nhưng cả balần đều thất bại thảm hại Sức mạnh chiến thắng của Đại Việt do đâu? đó là ýchí độc lập tự do, là tinh thần tự tôn, tự lập, kiên cường, bất khuất của dân tộc
ta lại được kết tụ và được thể hiện bằng lời vang vọng muôn người như mộtđồng thanh “Quyết đánh” trong Hội nghị Diên Hồng (1285), thể hiện bằnglời: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin chém đầu thần trước đã” (Trần Quốc Tuấn),bằng hình ảnh người thiếu niên Trần Quốc Toản bóp nát quả cam mà khôngbiết chỉ vì chưa đủ tuổi cầm quân đánh giặc Truyền thống tự tôn, tự lập dântộc thường trực trong mỗi người dân Đại Việt được chuyển hoá thành ý chí,