MÃ SỐ: TPT/K - 09 - 05
Trang 3
TRAN NGOC BÌNH
(Bién soan)
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NÉT
VĂN HGA PHAP LY CAC DAN TOE
Viét Nam
NHA XUAT BAN TU PHAP
Trang 4LOI GIGI THIEU
ỘCác uua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ lấu nướcỢ
(Chủ tịch Hồ Chắ Minh)
Nói đến Việt Nam là nói đến một quốc gia đa dân tộc gồm 54 dân tộc
cùng chung sống Mỗi dân tộc mang một nét đặc trưng riêng cùng lồn tại
và phát triển theo tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước
Theo truyền thuyết, các dân lộc cùng được sinh ra từ bọc trăm trứng
của Lạc Long Quân và Âu Cơ, cùng xây dựng mé mang non séng Ộfam
sơn, tứ hải, nhất phần diềnỢ, với rừng núi tràng điệp, đồng bằng sải cánh
cị bay và biển Dơng bốn mùa sóng vỗ, bờ cõi liền một đải từ Lũng Cú [là
Giang đến Mũi Cà Mau; từ đỉnh Trường Sơn đến các quần đảo Trường Sa,
Hồng Sa, Cơn Dảo, Phú Quốc, Thổ Chu
"Trải qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước, giữ nước, nhân dân các dân
tộc Việt Nam cùng kề vai sát cánh đồn kết gắn bó và đấu tranh kiên cường
chiến thắng mọi thiên lai, địch hoạ để bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước
giàu mạnh, nhân đân ấm no, hạnh phúc Sự đoàn kết gắn bó giữa các cộng
đồng dân lộc đã tạo nên một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất
Trong Cương lĩnh chắnh trị đầu tiên của Dang nim 1930, Dang ta
nêu rõ đoàn kết tất cả các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ
để dấu tranh giải phóng, đồng thời qua thư của Chủ tịch Hồ Chắ Minh gửi
Đại hội các đân tộc thiểu số miền Nam lại Plâycu tháng 4 năm 1946, Người khẳng dịnh: ỘĐồng bào Kinh hay Thé, Mường hay Mán, Gia Rai
haụ Ê Dê, Xê Dăng hay Ba Na oà các dân tộc thiểu số khác đều là con
cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thị Chúng ta sống chết có nhau,
sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau"", Nhận thức sâu sắc ý nghĩa
chiến lược của vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc, nên từ ngày thành lập
"" #16 Chi Minh toàn tập, Lập 4, Nxb Chắnh trị quốc gia, H 2000, tr 545
Trang 5đến nay, Đảng la luôn quan tâm xây dựng và thực hiện tốt chắnh sách
dan tộc, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân Nhờ vậy mà cách mạng nước ta đi Lừ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đặc biệt với đại thắng mùa xuân năm 1975, nước nhà độc lập thống nhất,
cả nước di lên chủ nghĩa xã hội
Tại Dại hội toàn quốc lần thứ X, Dang ta tiếp tục khẳng định đường lối
nhất quán về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc với chủ
trương: ỘCác dan tộc trong dại gia đình Việt Nam bình dẳng, dồn kết, tôn
trọng 0à giúp đõ nhau cùng tiến bộ Ợ" Dây vừa là nguyên tắc, vừa là mục
tiêu chắnh sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta Quả đó khẳng định Dảng
và Nhà nước la xác định đoàn kết dân tộc là một nguyên tắc co Lan trong
chắnh sách dân tộc xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam
Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, đưới sự lãnh đạo
cla Dang và Nhà nước ta, các dân tộc tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp,
tăng cường doàn kết, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất,
dan giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến lên chủ nghĩa xà hội Để góp phần trong việc thực hiện chắnh sách dân tộc của
Đảng, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đồng
thời giúp bạn đọc hiểu thêm những nét văn hoá đặc sắc của từng dân tộc,
mối quan hệ giữa các dan toc anh em để từ đó có cái nhìn cụ thể hơn, sâu
sắc hơn về đời sống văn hoá, xã hội, pháp luật nhiều màu sắc của các dan
tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn sách ỘGiới thiệu một số nét uăn hóa pháp lú các dân tộc Việt NamỢ
Cuốn sách được viết dưới dạng giới thiệu những nội dung cơ bản, có tắnh
khái quát về một số nét văn hoá và văn hoá pháp lý của các dân tộc đang
sinh sống trên đất nước Việt Nam, với bố cục sắp xếp theo từng nhóm văn
hố ngơn ngữ để bạn đọc thuận tiện tra cứu va tim hiểu Cụ thể:
, Văn kiện Dựi hội Dảng toàn quốc lần thứ X, Nxb
2006, tr 121
Đảng Cộng sản Việt Ni
Chắnh trị quốc gia, Hà
Trang 6
I Nhém văn hoa ngôn ngữ Nam A (Austroasiatic)
1 Nhóm ngơn ngữ Việt - Mường, gồm các dân tộc: Việt (Kinh),
Mường, Thổ, Chứt;
2 Nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơ Me, gồm các dân tộc: Khơ Me, Xơ Đăng, Cơ Ho, Ba Na, LI'rê, M'nông, Xliéng, Bru - Vân Kiều, Co Tu, Gié Triéng, Ma,
Kho Mai, Co, Tà Ôi, Cho Ro, Kháng, Xinh Mun, Mang, Brau, 6 Du, Ro Mam;
3 Nhóm ngơn ngữ Tày - Thái, gồm các dân tộc: Tay, Thai, Ning,
Sán Chay (Cáo Lan - Sán Chỉ), Giáy, Lào, Lự, Bố Y;
4 Nhóm ngơn ngữ l I'mông - Dao, gồm các dân tộc: H'mông (Mèo),
Dao, Pà Thẻn
II Nhóm văn hố ngôn ngữ Ka Đai: La Chắ, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo
II Nhóm văn hố ngơn ngữ Nam Đảo (Aus(ronesien) hay Mã Lai - Đa
Đảo (ngôn ngữ Malago - Polyn6sien) gồm: Gia Rai, È Dê, Chăm (Chàm)
Ra Giai, Chu Ru
IV Nhóm văn hố ngôn ngữ Hán - Tạng
1 Nhóm ngơn ngữ Hán: Hoa (Hán), Ngái, Sán Dìu;
2 Nhóm ngơn ngữ Tạng - Miến: Hà Nhì, La Hủ Phù L4, Lô Lô, Cống, Si La
Trong quá trình biên soạn, tác giả có sử dụng một số tư liệu của đồng
nghiệp, các nhà sử học, dân tộc học đã công bố Cuốn sách đã được
GS.TS Kiều Thu Hoạch - nguyên Tổng Biên tập Tạp chắ Văn hoá dân
gian - người đã có nhiều năm nghiên cứu về văn hoá các dân lộc Việt
Nam thẩm định và góp ý
Cuốn sách chắc chắn còn có những hạn chế, thiếu sót, rất mong
nhận được những đóng góp quý báu của quý vị độc giả
Trân trọng giói thiệu càng bạn dọc!
Hà Nội, tháng 12 năm 2009
NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP
Trang 7TONG QUAN VE VAN HOA PHAP LY
DAI GIA DINH CAC DAN TOC VIET NAM
Trước hết, chúng ta cần sơ bộ có cái nhìn thống nhất về khái niệm
van hod phép ly Noi đến văn hoá pháp lý trong đại gia đình các dân tộc
Việt Nam, chủ yếu là nói đến vấn đề thực hành pháp lý nhân dân trong
các dân tộc ơ'Việt Nam trước đây (luật tục của các dân lộc thiểu số và
hương ước của người Việt/Kinh) từ góc nhìn văn hố Thực chất đây chắnh
là vấn đề quản lý xã hội và văn hố, đó là nội dung được quan tâm nhiều
nhất trong luật Lục của các dân lộc thiểu số và hương ước của người Việt
Cụ thể, đó là quan hệ cộng đồng trong các buôn, làng, vấn đề bảo vệ trị
an, vấn đề hơn nhân, gia đình, vấn đề phong tục, tập quán, nghỉ lễ, hội
hè, tắn ngưỡng các mặt tắch cực và tiêu cực của văn hoá luật tục
Chủ trương của Đảng và Nhà nước từ nhiều năm nay đã rất quan tâm đến vấn đề văn hoá pháp lý Nghị quyết của Dảng (Văn kiện Ilội nghị lần thứ năm
Ban Chấp hành Trung ương khoá VI) và Chỉ thị của Thủ tướng Chắnh phủ ngày
19-6-1998 về việc xây dung va thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn,
ấp, cụm dân cư, là những cơ sở lý luận chắnh trị hết sức quan trọng để chúng ta
nghiên cứu vấn đề văn hoá pháp lý trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam lương ước của người Việt là loại luật tục thành văn của mỗi làng trong thời kỳ xã hội phong kiến và còn tồn lại tới ngày nay với nhiều lên gọi khác
nhau: hương ước, hương lệ, khoán lệ, hương tục, hương biên và đều đã
được văn bản hoá bằng chữ Ilán hoặc chữ Nôm Về thời gian, những bản
hương ước hiện còn cho thấy hương ước cổ của người Việt đã xuất hiện từ
thời Lê, thế kỷ XV, nhưng hiện chỉ còn văn bản ở thế kỷ XVII Nội dung của
hương ước đề cập đến một số vấn đề cơ bản của làng xã như: thiết chế tổ
chức làng xã, dòng họ, phe giáp, phường hội: các quan hệ xã hội, chuẩn
Trang 8
cưới xin; quy ước về việc thờ cúng, lễ tiết, lễ hội hằng năm Nói chung
nội dung các hương ước cổ truyền rất phong phú, đa dạng, ngoài khắa cạnh
luật tục, hương ước còn phản ánh khá đầy đủ các mặt sinh hoạt chắnh trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân các làng quê xưa Qua đó có thể giúp
chúng ta hiểu rõ hơn cơ cấu tổ chức hành chắnh xa hội, cũng như bộ máy chắnh quyền cấp xã của các làng Việt cổ truyền Riêng đối với các luật tục,
về văn hố - xã hội có thể coi là một phần nội dung hết sức phong phú của hương ước cố Việt Nam Chẳng hạn, doc khoán ước của các xã ở hai tỉnh
Hà Tây và Hung Yên, chúng ta thấy từ việc thờ thần, việc tế tự đến các lễ
tiết trong năm đều được quy định rất cụ thể, tỉ mỉ Rồi đến việc cheo cưới,
lang ma, mừng biếu, khao vọng cũng được quy định rất chỉ tiết, đầy dủ,
đem dến cho ta cái cảm giác như đang đọc một pho phong tục sử hết sức
kỳ thú Có thể kể thêm trường hợp hương ước xã La Nội và xã Ỷ La, tổng
La Nội, huyện Từ Liêm (nay là xã Dương Nội, huyện Hồi Đức, Hà Nội), có
các điều khoản về trò điễn, phản ánh cả truyền thuyết và trò diễn bắt hổ:
ỘNăm nào được mùa thì xã dân phối hợp uói xã Ỷ La tổ chức nào
đám từ ngày mồng 7 tháng Giêng dến ngàu 14 tháng Giêng thì mói rã đám Ngàu rã dám thì thu lượm lấy các lá ca dem vé làm thành một khu
rừng nhỏ ở đình Một uị giáp trưởng deo mặt nạ có uẽ hình con hổ; nhân
đân của hai xã xếp thành hàng hai, gióng trống khua chiêng dồn duéi
bắt hổ trói lại, dem uề dình, rồi tổ chúc lễ rước thần"
La Nội và Ỷ La từ xưa vẫn thờ chung một đình, một quán và một
chùa - Hoa Nghiêm tự Vì thế hội La là hội chung của cả hai làng và đêm
hội rã đám với trò săn hổ, tục gọi đánh bệt dã tạo nên một quang cảnh vô cùng náo nức, sôi động mà dư âm của nó vẫn cịn vang vọng tới hôm nay trong câu ca dao cổ quen thuộc:
Bơi Dăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thi vui vdy chẳng tàu rã La
Sau luật tục thành văn của người Việt, thì người Thái Lừ lâu cũng có #uâ/
Trang 9
mường được ghi chép thành văn bản, bằng tiếng Thái cổ, không rõ ai là người
trực tiếp ghỉ chép Nội dung của ựuật mường bao gồm các vấn đề: lai lịch của
mường ranh giới mường, bộ máy quản lý mường, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân, việc cúng lễ, tế tự của bản mường, quan hệ hơn nhân gia đình, các phong tục tập quán Ngoài ludl mudng, lal tục Thái (//it khodng) nói chung, cịn bao gồm cả những khắa cạnh đạo lý, như những câu châm ngôn
về đạo làm người (quan sôn côn), tục lệ cưới xin, tang ma, tế tự Song ở phần
này, các yếu tố Ấái thường mờ nhạt, mà yếu tố tục lệ, đạo lý lai sau dam hơn Đương nhiên, so với hương ước của người Việt thì luật tục của người Thái tuy đã được văn bản hoá nhưng cũng muộn hơn nhiều luật tục của người Chăm cũng ở trong tình trạng Lương tự như vậy, nghĩa là cũng từ hình thức truyền miệng au đó mới được ghi chép thành văn bản, có ý kiến cho rằng chắ vào khoảng những thập kỷ giữa của thế kỷ XX, phần luật tục
Cham (Adal) này chủ yếu mới là những điều quy định về hơn nhân và gia
đình, như: diều kiện kết hôn, hôn nhân va ly di, phan chia tài sản, quan hệ
giữa cha mẹ và con cái, quyền của người phụ nữ, quyền của người đàn ông
Riêng đối với luật lục của các tộc người vùng Tây Nguyên, thì việc
văn bản hố lại khơng phải do người bản tộc ghi chép như hương ước của người Việt hay luật tục của người Thái và Chăm, mà lại do người ngoại quốc (các học giả hoặc các viên quan cai trị người Pháp) làm vào giai
đoạn đầu tiên Chẳng hạn, có thể kế Sabatier với việc ghi chép luật Lục Ê
Đề (1927), J Dournes với luật tục Srê (1951), T.Gerber với luật tực Xtiêng (1951) P Guilleminet với luật tục Ba Na (1952), J Boulbet với luật tục Ma (1957), P Bernard Lafont với luật tuc Gia Rai (1963)
Xem xét từ góc độ văn hoá pháp lý tộc người mà nói, luật tục (bao
gồm cả hương ước) chưa phải là df, va tất nhiên nó cũng khơng phải hoàn toàn là /Ưc, mà thực chất nó là hình thức trung gian chuyển liếp giữa
luật và đục lay nói khác di, nó chắnh là hình thức phát triển cao của phong tục, Lục lệ, và là hình thức sơ khai, hình thức tiền luật pháp Do đó, hình thức luật Lục này phù hợp với các xã hội tiền công nghiệp, phù hợp
Trang 10
kK |_ TONG QUAN VEVAN HOa PHAP LY pal GIA ; ae
với các cộng đồng gắn với từng nhóm tộc người, từng địa phương cụ thể
Khác với luật pháp, luật tục là một bộ phận của hệ thống văn hoá cổ
truyền và tri thức bản địa của các tộc người Luật tục ra đời, biến đổi, thắch
ứng và (ham gia chế định các hành vi của cá nhân và cộng đồng, dưới sự
tác động của hệ thống xã hội và văn hoá tộc người Nó khơng phải là sự
áp đặt của hệ thống cai trị đối với mỗi cá nhân, mà là sự tự nguyện, tự
giác như là tình cảm, lương lâm và trách nhiệm thiêng liêng của mỗi
thành viên đối với cộng đồng gia tộc, dòng họ, làng bản Dây là một thứ
ăn hố có tắnh pháp luật, (hông qua văn hoá để điều chỉnh các hành vi của cá nhân trong cộng đồng Do vậy, việc nhận thức và thực thi các quy định của luật tục dé đi vào tâm tư, tình cảm của mọi người, khiến người
ta tự giác thực hiện Điều này rõ ràng là có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
i sử dụng, kế thừa luật Lục, hương ước để quản lý làng bản hiện nay
Điều cần nói nữa là nếu l tật pháp mang tắnh thống nhất và phổ qt trong
tồn quốc, thì luật tục lại man,+ tắnh đặc thù, tắnh địa phương, tắnh đa dạng Có
thể nói, mỗi làng người Việt có một bản hương ước riêng, mỗi mường của người ỘThái có bản luật mường riêng, mỗi nhóm dịa phương, thậm chắ mỗi buôn, plây
của người Ê Đê, M'nông, Gia lai đều có đặc điểm riêng trong luật tục
Cũng do luật tục là một bộ phận của hệ thống xã hội, hệ thống văn hoá,
nên dù luật tục đã hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, đã định hình
nhưng khơng vì vậy mà nó bất biến, trái lại nó ln biến đổi và thắch ứng theo
những hoàn cảnh xã hội và văn hố nhất dịnh Có thế lấy dẫn chứng tit ba
thời kỳ phát triển của hương ước người Việt Đó là hương ước thời l lậu Lê, tức là hương ước cổ; hương ước thời cuối Nguyễn, thường gọi là hương ước cải lương; và hương ước mới, tức là quy ướ- xây dựng nông thôn mới trong thời đại chúng ta Ba loại hương ước này Luy có những nét chung về hình thức và
một số quy tắc thực hiện, nhưng nội dung của từng loại thì đã có nhiều biến
đổi Hay như luật tục và việc ứng dụng luật tục của các dân tộc Tây Nguyên
hiện nay cũng thấy có nhiều điểm khác với những ghỉ chép trước đây của các
Trang 11
học giả người Pháp Thắ dụ như vụ xử kiện voi làm chết người M'nông ở xã
Quang Trực, huyện Đắc Lấp, tỉnh Đắc Lắc kéo dài gần 20 năm, nếu xử theo
luật tục cũ thì phải đền 2 con voi hay phải đi làm nô lệ cho gia đình người bị
thiệt mạng Thế nhưng gần đây, người la đã xử kiện trên tắnh thần xã hội
mới, có tham khảo pháp luật nhà nước, nên đã xử bồi thường ở mức nhẹ mà
gia đình có con voi gây án 20 năm trước đây cịn có thể bồi thường được
Như những điều vừa trình bày, rõ ràng bản thân luật tục không chỉ là
Ộpháp lýỢ của buôn, làng xưa, mà còn hội tụ trong nó những giá trị văn
hoá lộc người rất phong phú, đa dạng trong đại gia đình các dân tộc Trước
hết, luật tục là tấm gương phản chiếu chân thực xã hội tộc người, do vậy
nó là ngưồn tài liệu gốc quý hiếm để nghiên cứu, tim hiểu về tộc người Đặc biệt, luật tục truyền miệng của các dân tộc thiểu số là di sản văn hố
vơ cùng quý báu Trong mỗi luật tục, không chỉ chứa dựng bản sắc văn hoá
độc dáo của mỗi tộc người như là bộ từ điển bách khoa sống của mỗi dân tộc, mà bản thân mỗi luật tục còn là một tác phẩm văn học dân gian truyền miệng
có giá trị cả về nội dung lẫn nghệ thuật Với việc sưu lầm bước đầu như hiện
nay, các luật tục Ê Dê, Mnông, Gia Rai, Thái đèu có độ lớn từ bẩy ngàn tới một vạn câu, có thể xếp vào loại tác phẩm văn học dân gian truyền miệng lớn nhất Diều thú vị là các luật tục đều được diễn đạt theo thể văn vần, lời nói có
vần như là ngơn ngữ thơ ca Đó là những ngôn ngữ giàu hình tượng; qua các
hình tượng cụ thể của tự nhiên, của đời sống xã hội để diễn đạt các quan niệm
về pháp lý, tục lệ Chẳng hạn, để nói về tắnh khách quan, mềm dẻo của người
xử kiện, luật tục M?nơng đã mượn hình ảnh thơ thật sinh động:
1ai bên hòn đá, cá trê bơi giữa
lai bên câu lúa, câu nêu dứng gia
Với số lượng câu chữ đồ sộ cùng với nội dung xã hội, lịch sử, tự nhiên
được phản ánh của nhiều dân tộc, chúng ta có thể coi luật tục nói chung
Trang 12
thức về môi trường sinh thái tự nhiên, về làm ruộng, làm nương rẫy, về
hái lượm, đánh cá; đó là những tri thức về xã hội, về quan hệ ứng xử giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, tri thức về đời sống văn hoá,
nghỉ lễ, phong tục, tắn ngưỡng dân gian
Luật tục còn lưu giữ những tri thức rất thiết thực về quản lý cộng
đồng làng, bn Đó là cả một kho kinh nghiệm thực tiễn về quản lý và tự quản, kết hợp giữa giáo dục và trừng phạt, kết hợp giữa ý thức cá nhân và
dư luận xã hội, kết hợp giữa các nguyên tắc của tập quán pháp với các
quan niệm về tâm linh, tắn ngưỡng để giải quyết các xung đột xã hội và khai thác tài nguyên thiên nhiên Ở hầu hết các luật tục của các dân tộc thiểu số, ta đều thấy có quan niệm thiêng hoá tự nhiên khá hồn nhiên Cây cối, đất đai, chim muông không phải là những vật vô trắ vô giác mà
chúng đều có linh hồn, có Ộthần thiêngỢ Chắnh là nhờ những quan niệm
mnang tắnh chất tâm linh như thế mà đã ngăn chặn được sự tàn phá vô ý
thức của con người trong trường kỳ lịch sử Chẳng hạn, ta hãy nghe luật
tục M'nông nói về tội thuốc cá làm cá suối chết hàng loạt:
Muốn ăn cá nên dùng rá uớt
Không được lấy lá rừng thuốc cá
Làm chết sạch cả tép cả cua
Tội thuốc cá không ai đếm nổi
Cuối cùng, yếu tố văn hố pháp lý cịn được thể hiện ở việc điều hoà các quan hệ xã hội và xây dựng đời sống văn hố Có thể nói đây chắnh là nội dung cơ bản của mọi loại luật tục và hương ước Theo thống kê sơ
bộ, trong luật tực Ê Đê có tới 156/236 điều nói về điều hồ quan hệ xã hội và xây dựng đời sống văn hoá tốt đẹp, luật tục M'nơng có 196/214 điều
như thế, trong nhiều hương ước của người Việt tỷ lệ những điều như thế cũng rất cao, ở luật tục của người Thái thì những quy định về quan hệ xã
hội và văn hoá cũng chiếm tỷ lệ khoảng 2/3 trong tổng số những nội dưng khác cửa luật tục Luật tục M'nông nói về những điều khoản xây
Trang 13
dựng văn hoá, xây dựng buôn làng với những lời lẽ đầy chất thơ:
Sạch nước suối cho dàn cá lên
Sach bãi cỏ cho dàn nai đến
Sạch sân làng cho lũ trẻ dị
Sạch bầu trời cho ánh trăng sáng
Ilọ mong mỏi môi trường sinh thái như thế dé:
Anh nà em mới gắn bó
Cha uà con mới thuận hồ
Bà con bn làng mối thân thương
Chúng ta hãy nghe thêm những điều khoản tương tự về xây dựng quan
hệ xã hội và văn hoá ở một bản hương ước người Việt, tại làng Phú Cốc, xã
Hà Hồi, huyện Thường Tắn, nay thuộc Hà Nội, lời lẽ trong văn bản hương
ước cũng hết sức uyển chuyển và giàu chất biểu cảm: ỘTừng nghe, nước có
trăm điều pháp luật dể làm cho chắnh sự được ngay ngắn, xóm làng cũng có từng uốc lệ để giúp cho phong tục thêm thuần hậu Gốc của nước chắnh
là dân uậu, trên thuận dưới hoà, anh thương em kắnh Phong tục dần thêm
tốt đẹp, tình người ngày một hợp hoà Giếng đào, ruộng cấu, cùng bước đến cảnh thọ oục xuân đài, người lắm oật nhiều, cùng sống chốn ấm êm, phúc lộc Những muốn sửa sang lục cũ, lại mong cho lệ dược thuần phong Do ậu dặt làm khoán ước, ngõ hầu làm quụ tắc cho muôn đời sau Ợ
Như vậy, lsật tục, hương ước đâu phải chỉ là những điều khoản khô
khan Rõ ràng, bên trong cái nghiêm ngặt của các luật lệ cịn là những
tình cảm hết sức nhân văn, hết sức đằm thắm, và có lẽ chắnh vì vậy mà
nó đi vào lịng người, được mọi người dân trong đại gia đình các dân tộc
Việt Nam chấp nhận và tự giác thực hiện
Do vậy, có thể nói, luật tục và hương ước xưa cũng chắnh là một bộ
phận của văn hoá, và như thế cần phải ứng xử, đối đãi, xem xét chúng
theo cách tiếp cận của văn hoá pháp lý
Trang 14NHĨM VĂN HỐ NGƠN NGỮ NAM Á
Trang 15| NHOM NGON N6U VIET - MUONG
a a ean
Dân tộc Việt
- Tên gọi khác: Kinh
- Đân số: 65.872.142 người, chiếm 89.26% dân số cả nước"
- Địa bàn cư trú: chủ yếu là đồng bằng châu thổ, gồm các dịng sơng lớn
như: sông Lồng, sông Thái Bình, sơng Mã, sơng Lam, sông Vàm Cỏ, sông
Cửu Long Từ chiếc nôi đầu tiên của dân tộc là đồng bằng châu thổ sông
Hồng, người Việt đã có mặt ở khắp nơi từ điểm cực bắc cao nguyên Đồng Văn đến diểm cực nam mũi Cà Mau, trên khắp chiều dài của đất nước hợp thành
một cộng đồng dân tộc, mang nhiều sắc thái địa phương khác nhau
- Lịch sử hình thành: Người Việt vốn có nguồn gốc là cư dân bản địa
đã có mặt khoảng hơn 4.000 năm trước đây, bao gồm những tộc người
được xếp vào cùng một loại hình chủng tộc là một tộc danh thống nhất
và ổn định giữa các nhân chủng giống người (Mêlanêdi, Indơnêdi, Nêgritơ,
ƠxtralơiL, MơngơlơắU) Sự tiến hóa trung gian giữa hai nhân chang Oxtraldit
và Mơngơlơỉt nói ngơn ngữ Việt - Mường cổ đã chiếm lĩnh để sinh tụ hầu hết các dịa bàn miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Họ có
mối quan hệ chặt chẽ với các cộng đồng người sống ở miền núi như Tày
~ Thái, Môn - Khơ me và Malayo - Pôlynêxia, càng lao động và đấu tranh
với thiên nhiên, thú đữ, sáng tạo ra các nền văn hóa Phùng Nguyên -
Đông Sơn hợp thành cộng đồng cư dân là tổ tiên trực tiếp của người Việt
ệ Các số liệu về dân số trong cuốn sách này được lấy từ kết quả công bố năm
1999 của Tổng cục Thống kê
Trang 16
ỘTheo truyền thuyết thì thủy tổ dân tộc Việt là Kinh Dương Vương
(hiện cịn có mộ tại làng An lữ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, một hôm đi tuần thú
phương Nam đến nứi Ngũ Lĩnh (là năm ngọn núi ở biên giới của Trung
Quốc ngày nay là núi Đai Dũ, Thủy An, Lâm Hạ, Quế Dương, Yết Dương thuộc phắa Nam tỉnh Quảng Tây) đừng lại ở đó để lấy con gái bà Vụ Tiên,
sau đó sinh được người con trai có tư chất thơng minh khác thường, đặt
tên là Lộc Tục, lớn lên làm vua ở phương Nam xưng là Kinh Dương Vương
(khoảng năm Nhâm Tuất 2879 trước công nguyên) Ảinh Dương Vương lấy công chúa Thần Long là con vua Hồ Động Dình (là vàng đất thuộc huyện Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam ngày nay Thời Chiến quốc, phắa Nam Hồ Động
Đình là nước Sở, phắa Đông là nước Ngô) sinh được một người con trai đặt
tên là Sùng Lãm, nối ngôi vua lấy hiệu là Lạc Long Quân Sau Lạc Long
Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh ra một cái bọc có trăm trứng nở
thành trăm người con trai Một ngày, Long Quân nói với Âu Cơ: Ộ7ụ /à
giống Rồng, mình là giống Tiên, thấy hỏa khắc nhau không ở cùng nhau
đượcỢ Hai người bèn chia con ra ở riêng, năm mươi người theo mẹ lên núi,
năm mươi người theo cha xuống biển chia nhau thống trị các xứ, các vùng miền, đó là thủy tổ của các nhóm Bách Việt Người con trưởng được tôn
lầm vua gọi là Hùng Vương, đóng đơ ở Phong Châu (Việt Tri, Pht Tho), dat
tướng văn là Lạc Hầu, tướng võ là Lạc Tướng, con trai của vua gọi là Quan
Lang, con gái vua gọi là My Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ chắnh
Thué ay, ngudi Van Lang phải lấy vỏ cây làm áo, bện cỏ làm chăn, lấy nhựa cây làm rượu, lấy bột cây quang lang làm cơm (tức cây báng,
có bột ăn được, gọi là bột báng) Thời bấy giờ, Văn Lang là bộ lạc hùng
mạnh nhất đã trở thành thủ lĩnh liên minh của 15 bộ lạc
Người Việt đã trải qua một chặng đường dài của xã hội nguyên thủy
để bước sang xã hội có giai cấp Lừ rất sớm, đánh đấu một sự kiện lịch sử
Trang 17
88K
với trung tâm là đỉnh tam giác châu Việt Trì, được ra đời từ nhiều thế kỷ
trước công nguyên Tiếp theo là Nhà nước Âu Lạc có kinh đơ là thành Cổ Loa với nhiều vòng tường thành bằng đất và hào lũy kiên cố để phòng thủ ở phắa Bắc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội ngày nay, xuất hiện
vào thế kỷ III trước công nguyên (TrCN)
Từ thế Kỹ II TrCN, người Việt đã phải đấu tranh với sự bành trướng
xuống phắa Nam của người Hán Từ năm 111 trước Công nguyên đến năm
938 sau Công nguyên (SCN), người Việt phải chịu sự thống trị của các triều
đại phong kiến Trung Quốc Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, bền bỉ, kiên cường liên tục chống lại sự xâm lược của ngoại bang, người Việt mới giành lại được nền độc lập tự chủ và xây dựng chắnh quyền qua các triều đại Ngô, Đinh, Lê (thế kỷ X), Lý (thế kỷ XI, XI), Trần (thế kỷ
XIII, XIV), Hồ (đầu thế kỷ XV), Lê (các thế kỷ XV-XVII), Nguyễn Tây Sơn
(cuối thế kỷ XVIII) và triều Nguyễn (thế kỷ XIX và sang nửa đầu thế kỷ XX)
1ioạt động sản xuất: Với sự xuất hiện của công cụ lao động bằng sắt, người Việt cổ đã sáng tạo ra nền văn minh Việt cổ rực rỡ, lấy nền nông
nghiệp lúa nước làm chủ đạo, khai thác thành công vùng đồng bằng phì
nhiêu, xây dựng các cơng trình thuỷ lợi như: đê được đắp theo hai bờ con
sông lớn bao bọc khu dân cư và xóm làng đồng ruộng Kỹ thuật dùng cày
đưỡi cày làm bằng đồng thau) để xới đất cũng rất phổ biến từ nửa sau
thiên niên kỷ [ trước công nguyên
Cùng với nền nông nghiệp lúa nước, người Việt đã sáng tạo rất nhiều nghề thủ công truyền thống, tạo ra vô vàn những hàng hoá phục vụ cho cuộc sống,
Người Việt vốn giàu đầu óc sáng tạo với trình độ kỹ thuật trong nền sản
xuất nông nghiệp tiến bộ không ngừng, trong việc cải tiến canh tác để cho
năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, từ lâu người Việt đã có cuộc sống ổn
định trong lịch sử, bằng sức lao động cần cù, tinh thần đấu tranh đũng cảm
với thiên nhiên, bão táp, với giặc ngoại xâm, đã xây dựng nên một truyền
Trang 18thống trong nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, để có cuộc sống định canh,
định cư hàng nghìn năm trước vẫn được ổn định cho đến ngày nay
Quan hệ xã hội: TỔ chức nhà nước theo chế độ trung ương tập
quyền bao trùm lên các làng, có sự liên kết giữa các làng với nhau thành một thể thống nhất, có nghĩa vụ, quyền lợi ngang nhau, Đó là loại hình tổ chức nhà nước sơ khai và đơn giản, đến thế kỷ XIII mới
thực sự tổ chức nhà nước theo mơ hình phong kiến q tộc, đến thế
kỷ XV thì đã trở thành nhà nước phong kiến quan liêu
Bộ máy cai trị của triều đình phong kiến đứng đầu là vua, dưới triều
đình là quan để thi hành mệnh lệnh của triều đình ban bố đến các tổng,
các huyện, còn từ tổng trở xuống vẫn thuộc quyền tự trị của dân, tự
tuyển chọn người đại diện của mình để trơng coi một phạm vi hành
chắnh nhất định gọi là làng, trên làng có tổng, bao gồm nhiều làng, xã,
có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng kỳ dịch các làng xã cử ra
Về mặt làng - nước trong thiết chế chắnh trị - xã hội cổ truyền của người Việt, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ về nghĩa vụ, song lại buông lỏng về tổ chức quản lý, khiến cho làng với cơ chế hầu hết là tự quản
Làng xã là một đơn vị hành chắnh của người Việt Mỗi làng có phong
tục, luật lệ, hương ước khác nhau, tuỳ địa phương quy định miễn là
không trái quy định của triều đình
Làng khi xưa là cả một hệ thống sở hữu, chiếm hữu, sử dụng ruộng
dat, tai san công tư, nhiều tổ chức tôn giáo, tắn ngưỡng, các sinh hoạt
văn hoá đân gian, được bảo lưu với giá trị tinh thần nguyên vẹn cho đến
tận ngày nay Về tôn giáo, đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được du nhập vào
Việt Nam rất sớm Ngồi ra cịn kết cấu các ngõ, xóm, giáp, phe, các hội đồng tộc biểu, kỳ mục, kỳ hào, các chức dịch đẳng cấp và những đỉnh
tráng, tuần phu, các tổ chức canh phòng an nỉnh trật tự, phòng hộ đê
điều, Lương trợ giúp đỡ nhau với đủ các hình thức liên kết chặt chẽ và
Trang 19
những quan hệ thân tộc theo huyết thống được phân biệt theo tuổi tác,
giai cấp, đẳng cấp, địa giới hành chắnh, kinh tế và tôn giáo, là sản phẩm
phát triển cao của đời sống xã hội người Việt cổ truyền
Hiên nhân - gia đình: Gia đình của người Việt là gia đình nhỏ, mỗi
gia đình có ắt nhất từ hai thế hệ trở lên, theo chế độ phụ quyền Người
phụ nữ giữ vị trắ quan trọng trong các công việc nội trợ và quản lý kinh
tế và việc ch tiêu hàng ngày trong sinh hoạt gia đình
Người Việt có nhiều đồng họ nhưng phổ biến nhất vẫn là Dinh, Lê, Lý,
"Trần, Nguyễn, Vũ, Phạm, Phan, Ngô, Lương, v.v Mỗi làng, xã của người
Việt đều có tộc họ, có nhà thờ riêng gọi là Ộnha thé (ổỢ, mỗi chỉ nhánh bao
gồm những anh, em họ gần cũng có nhà thờ họ riêng biệt, ngoài việc thờ
cúng tại nhà thờ tổ, con cháu lại về cúng lễ ở nhà thờ họ riêng của mình
vào những ngày giỗ, tết trong năm, đó là một quan hệ thân tộc có từ ngàn đời xưa cho đến nay, được bảo tồn một cách vững chắc
Theo phong tực của người Việt, trai gái đến tuổi lập gia đình đều chịu sự sắp đặt của cha mẹ Ộchư mẹ đặt đâu con ngồi đấy" Khi hai bên cha
mẹ đã tác thành cho con cái của mình, việc chọn dâu, rể khi cha mẹ hai
bên đã ưng thuận, nhà trai nhờ bà mối đến dạm hỏi rồi sắm lễ chạm ngõ
và tiếp theo là lễ ăn hỏi
Nhà trai phải chuẩn bị lễ vật gồm có trầu cau, rượu, bánh đem sang
nhà gái để xin phép cho đôi trai gái được thành vợ, thành chồng, lễ vật
nhiều ắt là phụ thuộc khả năng kinh tế của nhà trai, hai họ giao ước hẹn ngày lành tháng tốt tổ chức lễ cưới Đến ngày cưới, hai họ họp mặt đông đủ, cô dâu chú rể lễ tổ tiên và ra mắt họ hàng, làng xóm, sau đó tổ chức
rước đâu về nhà chồng Hai ngày sau khi tổ chức lễ cưới, cô đâu, chú rể phải làm lễ lại mặt tại nhà gái, lễ vật gồm: một mâm xôi gấc, một con gà luộc, một chai rượu để lễ gia tiên bên nhà vợ
Ma chay: Người Việt khi chết được tổ chức hết sức trang nghiêm, chu
Trang 20
tất và thường được thực hiện qua các bước cơ bản sau: khâm liệm, đưa
đám, hạ huyệt (đưa người chết đi chôn), sau đó là cúng cơm, cúng tuần, tứ cửu (bến chắn ngày), cúng bách nhật (cúng 100 ngày), đến một năm thì giỗ đầu đủ và sau ba năm thì cải táng
Thờ cúng: Người Việt coi việc thờ cúng tổ tiên là rất quan trọng Bàn
thờ đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà, thông thường ở chắnh gian giữa, nơi thoáng mát sạch sẽ, được cúng lễ vào các ngày giỗ, tết, ngày mồng một và rằm trong năm Người Việt cịn có tập tục cổ truyền thờ
ông Táo quân, ông Địa, ông Thần tài Rất nhiều làng thờ Thành hoàng
làng, chùa thờ Phật
Lé tél: Tết Nguyên đán là tết lớn nhất của người Việt trong năm (còn
gọi là Tết âm lịch) Sau Tết là các hội mùa xuân Ngồi ra cịn có nhiều lễ, tết truyền thống khác trong một năm: Rằm tháng Giêng, tết Thanh
minh, lễ Hạ điền, lễ Thượng điền, tél Doan Ngo, Rim thang bay, tét ỔTrung thu, lễ cơm mới Mỗi tết đều có một ý nghĩa riêng và lễ thức tiến
hành cũng khác nhau
Lịch: Âm lịch từ lâu đã đi vào cuộc sống, vào phong tục tập quán và
tắn ngưỡng của người Việt Nhân đân đùng âm lịch để tắnh tuổi, tắnh ngày
giỗ, ngày lễ, tắnh thời vụ sản xuất gieo trồng, tắnh ngày tốt xấu để dùng
cho các công việc lớn như: làm nhà, cưới hỏi, cải táng Dương lịch là lịch pháp chắnh thức hiện nay, ngày càng được dùng rộng rãi trong đời sống
Văn nghệ: Đời sống tình thần và vật chất của người Việt trong sinh hoạt xã hội mang đặc điểm rõ rệt của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước: thuở đầu
chưa xây dựng được hệ thống chữ viết riêng phải dùng chữ Hán, cải tiến sáng
tạo ra chữ Nôm từ thế kỷ XI, đến thế kỷ XVI dùng chữ La tỉnh; chưa thành một
tổ chức có hệ thống lý thuyết cơ bản, có tắnh thần khoa học và tắnh tư tưởng,
mà chỉ trên những truyền thống tư duy nguyên thủy, với những trắ tuệ, đạo
Trang 21
Phật, Lão, Nho đã xây dựng trên cơ sở nhiều yếu tố văn hóa của các dân tộc
Đông Nam Á và có tác dụng ngược lại Chắnh nền văn minh lúa nước của người Việt đã có ảnh hưởng to lớn đến các dân tộc trong khu vực Đông Nam A
Từ những chiếc trống đồng Lạc Việt có tuổi từ trước Công nguyên
đến những ngôi chùa được xây dung 6 thé kỷ XI là những minh chứng về
sự phát triển của văn hoá vật chất, văn hoa tinh thần của dân tộc Việt Trong văn học - nghệ thuật, từ truyền thống đến hiện đại đều có những
nét bản sắc rất điển hình của người Việt Văn học nghệ thuật đân gian với
nhiều thể loại phong phú, giàu bản sắc dân tộc: ca dao, tục ngữ, dân ca Đặc biệt, đến thời kỳ Trung đại với những tác phẩm văn học tiêu biểu:
ỘQuốc âm thị tậpỢ của Nguyễn Trãi, ỘTruyện KiéuỢ của Nguyễn Du Người Việt gắn bó trong cộng đồng làng xã của cư đân nông nghiệp
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, người Việt luôn là trung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Lịch sử các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam, đặc biệt
là hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người Việt
đã cùng các dân tộc anh em làm nên cuộc cách mạng tháng Tám thành
công năm 1945, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954 và
đánh bại chiến tranh xâm lược, chia cắt đất nước của đế quốc Mỹ năm
1975 Đó là những mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm
giữ nước trong thế kỷ XX của người Việt, cùng với cộng đồng các dân tộc
anh em ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trang 22Dan téc Musdng
Tên tự gọi: Mol hoặc Mon, Moan, Mual
Dân số: 1.137.615 người
Nhóm địa phương: Ao Tá (Âu Tá), Moi Bi
Địa bàn cư trú: chủ yếu ở khu vực các tỉnh miền núi phắa Bắc, nhưng tập
trung đông nhất vẫn ở tỉnh Hoà Bình và 6 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá
Lịch sử: Tổ tiên của người Mường có chung ngưồn gốc với người Việt (Kinh) được xác định trên cơ sở ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Mường
Khi đem so sánh, đốt chiếu từ ngữ pháp, ngữ âm đến từ vựng và những
đặc điểm về nhân chủng, lập quán, tắn ngưỡng, tôn giáo giữa hai nhóm
Việt - Mường cũng có những nét rất gần gũi với nhau Dây là những cư dân cổ xưa nhất của Nhà nước Văn Lang
ỘMườngỢ không phải là tên một dân tộc mà là một danh từ chưng, dùng
để chỉ một địa phương, một khu vực hay mot ban mung Vi du: Mường Bì,
tường Vang, Mường Thàng, Mường Động (lòa Bình), Mường Ống (Thanh
Hố) Mới đầu, từ ỘườngỢ được dùng để phân biệt với từ Ộ##a#Ợ chỉ người
miền xuôi, còn từ ỘzởngỢ dùng dể chỉ người miền ngược, người ở miền
núi (khi nền sản xuất kinh tế, đời sống xã hội đã phát triển làm phát sinh những mâu thuẫn, phân hóa giữa vùng thành thị với nông thôn, giữa miền
xuôi và miền ngược) Sau này, một bộ phận người miền núi đã tách ra khỏi
cộng đồng người Việt lập thành một tộc người gọi là người Mường Hiện nay,
Afường đã trở thành tên gọi chắnh thức của một dân tộc
Hoạt động sản xuất: Người Mường cũng giống như người Việt có cuộc
sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn Người Mường làm ruộng từ lâu đời,
lúa nước là cây lương thực chủ yếu Nghề trồng lúa nước được tiến hành
ở những nơi có địa bàn bằng phẳng, gần sông ngồi Trong vòng khoảng
Trang 23
hơn 20 năm trở lại đây, người Mường đã áp dụng khoa học, kỹ thuật vào
trong sản xuất, canh tác nông nghiệp đã thu được một số thành tựu đáng
kể, góp phần cải thiện đời sống xã hội, tiến bộ về nhiều mặt
Nghề thủ công cũng phát triển Người Mường đã biết sản xuất công cụ:
rèn dao, kéo, cày, cuốc, dệt vải, dệt thổ cẩm, ép đầu thảo mộc, làm mây tre đan
nổi tiếng, chiếm được sự cảm tình, yêu thắch của nhiều dân tộc anh em khác bởi không những đẹp, bền, mà còn tạo đáng hài hòa về màu sắc, hình dáng
Quan hệ xã hội: Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, tổ chức xã
hội của người Mường theo chế độ lang đạo với hình thức thế tập tập trung vào một số dòng họ như: Đinh, Quách, Bạch, Hà, Xa có thế lực chia nhau
cai quản, nắm giữ ruộng đất ở các vùng, nắm trong tay quyền điều hành,
phân phối, chế độ này đến năm 1954 khi hịa bình lập lại thì bị tan rã
Lang đạo theo chế độ thế tập Lang cun là con trưởng của chỉ trưởng, trên danh nghĩa là người đứng đầu mường, nhưng cai quản chủ yếu vẫn
là Ộxớm chiềng" là xóm lớn nhất có nhiều ruộng đất, còn con thứ hoặc
con trưởng ở ngành thứ thì được cai quản các xóm nhỏ gọi là lang xóm
hay đạo Các lang nắm quyền quản lý, phân phối ruộng đất trong mường
Giữa lang và dân, có sự cách biệt rõ ràng về đẳng cấp
Theo tập tục lang đạo, người phụ nữ Mường khi xưa có năng lực và tài giỏi
đến mấy cũng không bao giờ trở thành lang, cho dù người phụ nữ ấy là con
trưởng của chỉ trưởng một dòng họ Con dân thường không cho phép lấy con gái nhà lang, ngược lại nhà lang được phép lấy con gái dân, nhưng chỉ được
coi là vợ lẽ, vợ thứ dù cưới trước vợ cả Trong trường hợp lang chết, khơng có
con trai, người vợ được quyền kế vị chồng, đứng ra cai quản dân trong phạm
vi địa hạt một vùng Một khi nhà lang bị tuyệt tự khơng có người nốt dõi, đân
trong vùng phải đi rước một dòng lang khác về thay thế, gọi là lang bảo hộ
Nhà lang thường hay dùng trống đồng và vạc đồng để tượng trưng
cho uy tắn quyền lực của mình Những lang cun nào cai quản được nhiều đất đai có nhiều dân, nhiều của cải, lại nắm trong tay những chức vụ
quan trọng trong bộ máy chắnh quyền thực dân phong kiến, là những kẻ
Trang 24
đầy uy quyền, được chắnh quyền thực dân bảo hộ về mặt pháp lý
Hôn nhân - gia đình: Hơn nhân truyền thống của người Mường là hôn nhân một vợ một chồng, cô dâu về cư trú hẳn nhà chồng sau khi cưới
Do ảnh hưởng của tắnh chất phụ quyền trong gia đình, xã hội Mường mang nặng tắnh gia trưởng Việc hôn nhân của con cái đều đo cha mẹ xếp
đặt Tuy nhiên, thực tế đó đã bị phá vỡ và chuyển sang chế độ đa thê, một
người có thể lấy đến hai, ba vợ Hiện tượng này phổ biến trong tầng lớp
lang dạo và những người giàu có trong xã hội Mường lúc bấy giờ Người Mường cũng quy định, những người chung một họ (họ nội) không được
lấy nhau, nếu có người vi phạm vào điều kiêng ky ấy sẽ bị phạt vạ rất nặng,
xã hội sẽ lên án là kẻ loạn luân và bị cô lập tách khỏi cộng đồng
Trong hôn nhân của người Mường có hai hình thức là cưới dâu và lấy rể, song hình thức cưới dâu phổ biến hơn Tục cưới xin phải qua nhiều bước, mỗi
vùng miền khác nhau có cách thức tổ chức khác nhau, nhưng cơ bản giống nhau về bản chất V7 đạ: Lễ cưới bao giờ cũng gồm: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi,
xin cưới và đón dâu (gần giống với người Việt) Đám cưới của lang đạo cũng
giống với dân, nhưng phạm vi và quy mô tổ chức thì lớn hơn rất nhiều
"Theo tập tục của người Mường, mọi quyền lực đều tập trung vào người
dan ông, phố biến là hình thức tiểu gia đình, ắt thấy những gia đình cùng ba, bốn thế hệ cùng ở chung với nhau Người chủ gia đình có quyền quyết định
mọi công việc quan Irọng trong nhà cũng như quan hệ ngoài xã hội Con trai
trưởng rất được coi trọng, được hưởng những đặc quyền đặc lợi, được kế vị
các chức vụ của cha, thừa kế tài sản nhiều hơn so với các em trai khác
Thờ cứng: Người Mường theo đạo Phật và rất coi trọng việc thờ tổ
tiên, ông bà, cha mẹ, cũng như việc thờ cúng bản mường
Afa chay: Người chết tắt thở, con trai trưởng cầm dao nin thé chat ba
nhát vào khung cửa sổ gian thờ, sau đó gia đình nổi chiêng phát tang Thi
hài người chết được liệm nhiều lớp vải và quần áo theo phong tục rồi để vào trong quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng, bền ngoài phủ áo vẩy rồng
Trang 25
| BAN TOcMUON
= `
bằng vải Tang lễ do thầy mo chủ trì, dẫn dắt Bên cạnh hình thức chịu tang
của con trai, con gai như thường thấy của người Việt, riêng con dâu, cháu
dau chịu tang cha mẹ, ông bà cịn có bộ tang phục riêng gọi là bộ qual ma
Văn nghệ: Người Mường có một nén văn hóa dân gian rất phong phú và đa
dạng, bao gồm các thể loại thơ, trường ca, truyện, dân ca (Mường), ca dao, vắ dúm,
tục ngữ, bài mo Trường ca ỘĐể đấi đẻ nước" và các truyện thơ có ÚL Lới - Hồ iêu,
Nàng Nga - Lỳai Mối, Nàng Ùm - chàng Hồng Hương là những tác phẩm văn hóa
dân gian tiêu biểu, mang nhiều sắc thái đặc trưng của người Mường
Nhạc cụ của người Mường, ngoài nhị, sáo, trống, kèn bè, người Mường còn hay dùng bộ nhạc cồng với đủ loại kắch thước, âm thanh khác
nhau Người Mường đã biết kết hợp những chiếc cồng lại với nhau thành
một đàn nhạc, khi đánh tạo nên âm thanh vang đội núi rừng
Vào dịp lễ tết, hội hè trong năm, người Mường thường tổ chức múa
hát: hát vắ, hát dân gian theo điệu Sắc Bùa, múa bông, múa quạt, múa sập
Người Mường có một truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược (thế kỷ
XIH), hai anh em người dân tộc Mường là Thủ lĩnh nghĩa quân [1a Dac và
Hà Chương là những người thủ lĩnh ding cảm, gan dạ, góp phần dáng kế vào thắng lợi của cuộc kháng chiến Người Mường còn ủng hộ phong trào
khởi nghĩa Lam Sơn, các căn cứ của nghĩa quân được xây dựng trên dất
Mường Trong phong trào chống thực dân Pháp, người Mường da tham gia
tắch cực các cuộc khởi nghĩa mà tên tuổi các nhà yêu nước, các sĩ phu đã
gấn bó với dân tộc Mường, tiêu biểu như Nguyễn Quang Bắch, Đốc Ngữ,
Tống Duy Tân, Hà Văn Mạo, Cầm Bá Thước Tỉnh thần yêu nước của họ
vẫn còn sống mãi trên khắp bản, khắp mường
C6 thể nói rằng, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, từ
thế kỷ XII đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước,
người Mường đã đóng góp sức người, sức của, sẵn sàng hy sinh tất cả vì
sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
Trang 26a a a
Dan tộc ỘPhố
Tên gọi khác: Người nhà làng Mường, Con Kha, Xá Lá Vàng (do
dùng lá chuối rừng lợp lều ở, khi lá vàng thì bỏ đi hoặc lợp lá xanh)
Đân số: 68.394 người
Nhóm địa phương: Keo, Mon, Cudi, Ho, Dan Lai, Ly Ha, Tay Poong
Địa bàn cưirú: chủ yếu ở các huyện phắa Tây tỉnh Nghệ An như: Nghia Dan,
Quy Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương, Quỳnh I.ưu, Tân Kỳ, Con Cưông, Diễn Châu
Lịch sử: Địa bàn cư trú của người Thổ vốn là giao điểm của các lưồng
đi cư xuôi ngược Do những biến động lịch sử ở những thế kỷ trước (đặc biệt
là từ năm 1533 đến năm 1787 - Thời Lê Trịnh) xã hội rối ren, các tập đoàn
phong kiến phân tranh quyền lực, nạn đói, dịch bệnh, cướp bóc xảy ra nhiều
nơi, những nhóm người Mường từ miền Tây Thanh Hoá dịch chuyển vào
phắa Nam gặp gỡ người Việt Lừ các huyện ven biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu,
ỘThanh Chương ngược lên hoà nhập với cư dân địa phương Những người tha
hương cùng chung cảnh ngộ, đã hoà nhập vào nhau thành một cộng đồng
là dân tộc Thổ Mặc dù là một dan tộc mới hình thành, song người Thổ đã
nhanh chóng hịa nhập, chung sống đoàn kết với nhau, có tắnh thống nhất
cao về lịch sử văn hóa, ngơn ngữ, có ý thức về dân tộc mình
loạt động sản xuất: Người Thổ sống chủ yếu dựa vào làm nương, rẫy
và một số nhỏ làm ruộng nước Trình độ canh tác của họ phát triển khá cao,
đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc cải tạo đất để canh tác nhằm
tăng thêm độ màu mỡ cho cây trồng, Họ đã biết tận dụng tối da những thửa
ruộng Ậhâm canh để trồng cây lương thực như cây ngô, khoai, sắn và cây có
tỉnh đầu: vừng, lạc đóng góp đáng kể vào trong đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng dân lộc, tạo nên đặc điểm hình thái kinh tế riêng biệt
Ngoài việc canh tác trồng lúa làm nương rẫy, ở một số vùng, người "Thổ cịn có nghề thủ công truyền thống như nghề đan mây, tre với những
sản phẩm: bàn ghế mây, bồ đựng quần áo, hộp dựng kim chỉ, võng gai với
Trang 27ỘpANTOCTHO -
chất liệu bền, dep, mẫu mã đa dạng được nhiều người ưa dùng Những sản phẩm này chủ yếu đem bán để mua vải may quần áo hoặc đổi lấy quần áo
để mặc Nghề dệt vải chưa thực sự phát triển trong cộng đồng người Thổ
Quan hệ xã hội: Trong xã hội người Thổ có những hương ước không
thành văn, nhưng lại có giá trị pháp lý rất cao, có tác động mạnh mẽ trong đời
sống xã hội cộng đồng của họ và được mọi người đều tự giác thực hiện Dac
biệt là mối quan hệ giữa con người với nhau được đề cao, giữa người dân bình
thường với các chức dịch, giữa người chủ với người đi ở đợ, làm thuê, giữa hàng
xóm láng giềng đều có tắnh tương thân, tương trợ, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
Mối quan hệ giữa các chức địch trong làng xã như: trùm làng, lý trưởng,
chánh tổng, trỉ huyện về mặt đời sống cũng không khác biệt với dân làng là
bao, nó cũng khơng vượt ra khỏi quan hệ làng xóm cổ truyền của họ Người dân trong làng đến mùa gặt hái phải có bổn phận đến gặt giúp trùm làng,
ngược lại tràm làng cũng pẨ ải đáp lại bằng những bữa cơm gạo ngon, có thịt
rượu nồng hậu tiếp dân làn,! Hương ước trong xã hội người Thổ cho phép
được thuê mướn người lầm, dược đối xử bình đẳng, cho ăn mặc như con cái
trong nhà, khi trưởng thành chủ nhà lo gây dựng cưới vợ gả chồng cho họ
Trường hợp người ở muốn thôi việc mà đã ở với chủ nhà ba năm sẽ
được cho một con trâu đực, ở được bốn năm sẽ cho một con trâu cái Dây
là một việc làm mang tắnh chất giúp đỡ vốn để làm ăn, gây dựng cuộc sống
Trường hợp chủ nhà bạc đãi với người ở thì sẽ bị xã hội lên án quyết liệt,
cho rằng người đó là vi phạm vào điều cấm ky của cộng đồng người Thổ
Hôn nhân - gia đình: Chế định hơn nhân của người Thổ quy định rất rõ ràng việc trai gái chỉ kết hôn với người nội tộc, không
được kết hôn với người dân tộc khác và không hạn chế quan hệ hôn
nhân giữa các nhóm Thổ Điều này thể hiện ý thức cao về thành phần dân tộc, lấy việc bảo tồn và phát triển nòi giống làm yếu tố
quan trọng nhằm củng cố cộng đồng của một tộc người
Người Thổ có tục lệ hết sức độc đáo đó là tục Ộngử máiỢ Vào dịp
Trang 28
tết, lễ hội, nam nữ thanh niên nằm tâm tình với nhau, tuy nhiên
không được có hành vi thiếu đứng dắn bởi dư luận và luật tục rất
nghiêm minh Từ những đêm ngủ mái, họ chọn bạn trăm năm
Vi trai gái rất thương yêu nhau lại tôn trọng nhau, dư luận xã hội, tập quán dân tộc và những quy ước của làng, xã là bức tường rất chắc chắn
để loại trừ những ý nghĩ không tốt đẹp về họ Nhờ có những đêm ngủ
mái đôi lứa nên duyên và tiến tới hôn nhân Hôn lễ của họ phải trải qua
nhiều bước, bắt đầu là lễ ăn hỏi, một tháng sau là lễ thăm nhà đều đặn
cho đến khi tổ chức cưới, nếu người con trai tự ý bỏ một lần coi như anh ta đã bỏ vợ Lễ thăm nhà chỉ có bốn chiếc bánh chưng và một chai rượu, nhưng vào địp lễ cơm mới, lễ mồng 5 tháng 5, Rim thang bay hay Tết nguyên đán, chàng rể tương lai phải sắm lễ vật lớn hơn mỗi lần thông
thường một thúng xôi, một con gà cùng nhiều rượu thịt
Dén khi cưới xin cũng diễn ra chuyện mặc cả nhiều ắt, đắt rẻ về đồ lễ, tiền dẫn lễ Một đám cưới bình thường nhà trai phải mang lễ vật cho nhà
gái gồm: một con trâu, 100 đồng bạc trắng, 30 vuông vải (để đền công mẹ
đẻ), 6 thúng xôi, một con lợn, mdt chum rượu
Thờ cún ười Thổ thờ tổ tiên, cúng lễ vào dịp tết Nguyên dán, tết
Doan Ngo (mong 5 thang 5), Rằm tháng 7 (âm lịch) Ngồi ra, người Thổ cịn
thờ rất nhiều các vị thần, đặc biệt là các vị thần đánh giặc và có cơng khai khẩn đất dai Trong phạm vắ gia đình, ngoài thờ cúng tổ tiên họ còn làm lễ cúng Ộđè zmựỢ khi có trẻ em mới sinh để cầu mong cho con trẻ hay ăn chóng lớn Khi có nha mdi thi lam 1é cting Ộtan giaỢ dé chúc cho chủ nhà được mọi sự tốt lành, an khang thịnh vượng Nhà có người ốm cũng cúng lễ cho người
ốm chóng lành bệnh, lễ xong buộc sợi chỉ đỏ vào cổ tay trái cho người ốm để tổ lòng thành tâm mong cho sự tốt đẹp sẽ đến Người Thổ sùng bái tô tem,
họ Lê khơng ăn thịt sói, họ La không ăn rắn, họ Viềng không ăn chèo bẻo Người Thổ cịn có phong tục Ộn cơm mớt" và ngày Ộlễ xuống đồng",
coi như một ngày hội nên được tổ chức rất trong thể và linh đình Các
Trang 29
X8
làng đều cử đại diện mặc quần áo, chit khăn di phát nương, gieo hat đầu tiên, sau đó cả làng tập trung làm lễ ăn mừng
Ma chay: Ngày xưa, người Thổ làm ma chay cho người chết rất linh
đình, người chết được đặt trong quan tài độc mộc, quan trong nha cing
lễ hàng tuần Sau khi tiế
ăn hành các thủ tục phúng viếng, chia buồn rồi
mới dem chôn cất Khi đặt quan tài, cho phắa chân xuôi theo đồng nước
Cúng cho người chết vào dịp 30 ngày, 50 ngày, 100 ngày
Văn nghệ: Xưa kia người Thổ có nhiều ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cổ, các điệu hát của người lớn, những bài đồng dao của trẻ em song vốn văn nghệ dân gian Thổ dến ngày nay đã bị quên lãng, mất mát nhiều Cứ vào dịp
hội hè, lễ tết, người Thổ lại tập trung các đôi trai gái cùng nhau uống rượu
cần, cùng hát múa, tiếng cồng, chiêng hoà chung với những câu hát đối tạo nên những âm thanh vang vọng trong đêm hội Chiêng của người Thổ giống
với người Thái, Mường về cấu tạo nhưng họ lại có điệu đánh khác hẳn Những
câu hát đối đặc sắc tạo nên bản sắc riêng trong văn hoá của người Thổ
Sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhất là trong thời kỳ hơn 20 năm đổi
mới của đất nước, người Thổ đã có những bước di vững chắc, đạt chỉ tiêu cả về kinh tế và văn hoá, xã hội, đã biến trung tâm cư trú của người Thổ ở huyện
Nghia Dan, Qu} Hợp, Tân Kỳ ngày nay trở thành một trung tâm kinh tế phon thịnh; biến các khu đồi hoang, đất trống thành ruộng, lâm trường, xắ nghiệp
Người Thổ đã tổ chức được mơ hình hợp tác theo kiểu mới, có nhiều điển
hình tiên tiến như Hợp tác xã Bản Phông (xã Tam Thái) Nhiều cán bộ cấp
tỉnh, cấp huyện, nhiều giáo viên, bác sĩ là con em người dân tộc Thổ
Trước những thành quả đạt được, người Thổ càng biết ơn Đảng, Bac 116
đã mang lại cho họ cuộc sống ấm no, hạnh phúc, khơng cịn cảnh đói rách ỘXá
lá vàng" khi xưa Phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều thanh niên nam nữ người Thổ
đã nơ nức tịng quân, vào Nam chiến dấu, góp phần cùng với cả nước làm nên
chiến thắng ngày 30-4-1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Trang 30
a a ` +,
Dan toc Chit
Tên gọi khác: Tu Vang, Pa Leng, Xơ Lang, Tơ Lung, ARem
Dân số: 2.829 người
Nhóm địa phương: Mày, Rục, Sach, Ma Ligng, Umo va ARem
Địa bàn cư (rú: Người Chứt sống rải rác trong các thung lũng, chủ
yếu ở hai huyện Minh IToá và Bố Trạch tỉnh Quảng: Bình
Lịch sử: Theo một số nguồn sử liệu và các cụ già người Chứt kể lại rằng, tổ tiên của họ khi xưa vốn ở địa bàn thuộc hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch, vì
nạn giặc giã, thuế khóa nặng nề của chế độ phong kiến nên họ phải bỏ chạy lên nương náu ở vùng rừng núi phắa Tây Còn theo người Việt hiện đang cư trú ở
huyện Minh Hóa kể lại thì khi tổ tiên họ đến đây sớm nhất là vào giữa thời Hong
Đức (1470 - 1497) đã thấy người Sách và người Rục (trong số các nhóm địa phương người Chứt) có mặt ở đây từ trước, cách ngày nay hơn 500 năm
loạt động sản xuấế: Với địa bàn cư trú là núi cao hiếm trở, thời kỳ trước
Cách mạng tháng Tám (1945), người Chút phải sống bằng nương ray, du
canh và săn bắn hái lượm, còn hoạt động sản xuất theo nùa mưa và mùa
khơ Mùa khơ thì trồng ngô, khoai, sắn, đỗ và thuốc lá, mùa mưa thì chỉ
trồng lúa và ngô Việc làm nương, đốt rẫy trồng trỉa làm trong tháng 4 hoặc
tháng 5, cho tới tháng 8 thì thu hoạch ngô, tháng 10 sẽ là vụ thu hoạch lúa
Người Chứt có tinh thần cộng đồng rất cao được thể hiện rõ trong
việc phân phối sản phẩm lao động Khi đi săn bắn được thú rừng lớn như
hổ, hươu, nai, báo, lợn rừng, người trực tiếp săn bắn được chia phần đầu
và thịt nhiều hơn, phần còn lại đem chia hết cho những người cùng tham
gia buổi đỉ săn thú và không quên chia cho những gia đình hàng xóm lân cận Dó là một tập tục đẹp của người Chứt Ngày nay, người Chứt đã ý thức được việc bảo vệ môi trường và động vật quý hiếm nên tự nguyện
không săn bắn thú rừng, do đó, nghề này cũng không phát triển
Trang 31
hi sản xuất nông nghiệp, đàn ông thường làm công việc chặt, phát
cây và đốt rẫy, chọc lỗ để tra hạt, còn đàn bà và trẻ em làm phần việc nhẹ hơn: tra hạt, lấp đất, thu hoạch mùa màng, hái lượm
Quan hệ xã hội: Đơn vị xã hội của người Chứt là làng còn gọi là Cà
Vên, gồm có các đòng họ khác nhau nhưng cùng cư trú Mỗi làng có khu vực sinh sống làm ăn riêng, đất và rừng của làng nào làng ấy được quyền khai thác, cai quản Các thành viên trong làng được quyền khai thác đất đai để sử dụng vào mục đắch canh tác, người ngoài muốn vào làm ăn,
sinh sống trên đất của làng, nhất thiết phải được sự đồng ý của làng
Đứng đầu mỗi làng (Ca Vên) là Pừ Ca Vên và các già làng, họ giữ vai trò
bàn bạc, giải quyết các cơng việc có liên quan đến đời sống xã hội, tinh thần cửa làng như: chủ trì việc cúng lễ, ăn mừng được mùa, hòa giải, dàn xếp những xắch mich, mâu thuẫn trong nội bộ, xem xét, giải quyết việc người ngoài xin vào làm
ăn sinh sống trên đất của Ca Vên quản lý Pừ Ca Vên được coi như bố của làng
Hơn nhân - gia đình: Xã hội Chút khơng hình thành chế độ đại gia
đình mà chỉ có tiểu gia đình phụ quyền, người con trai khi lập gia đình đều ra ở riêng, ắt có trường hợp ở rể, nếu có chỉ là hãn hữu khi gia đình
nhà vợ không số con trai mà thôi
Quan hệ giữa các gia đình trong dong ho và gia đình anh chị em ruột
khơng có quan hệ chung đụng về kinh tế, cũng khơng có lao động tập
thể Mọi công việc trồng nương rẫy, săn bắn hái lượm đều làm cá thể
Thờ cứng: Người Chứt thờ cúng tổ tiên tại nhà đặt ở nhà tộc trưởng Khi
tộc trưởng chết, việc thờ cúng chuyển sang người em trai kế Khi nào các thế
hệ trên không cịn ai thì việc thờ cũng mới chuyển sang cho người thế hệ dưới
Người Chứt tin vào các loại ma rừng, ma suối (cò - znuých - rú đác), thổ
Trang 32
c6 wua dat (mia oéng ban thé mu ông bân thổ) và quan trọng nhất là thần
trông coi, bảo vệ đất rừng, người và vật của làng được gọi là cò zmuặých yang
Dây là vị thần cao nhất trong hệ thống thần linh của người Chứt
Bên cạnh thờ cúng tổ tiên và vua bếp, người Chứt còn tổ chức các lễ
nghi nông nghiệp, mô phỏng các động tác lao động sản xuất trên nương tấy, các động tác săn bắn trước khi vào rừng như lễ xuống giống, lễ sau gieo
hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được mùa
Văn nghệ: Người Chứt cô đời sống văn hóa tắnh thần đậm nét, với kho tầng
văn nghệ đân gian phong phú như: các làn điệu đân ca Kà Tưm, Kà [ềnh, đặc
biệt là kể chuyện (#â giáo) - một hình thức văn nghệ được phổ biến trong sinh hoạt cộng đồng Truyện kể về buổi khai sinh lập địa, về đèo Mụ Gia, về các sự
tắch ngưồn gốc sinh ra các dân tộc anh em ở trong vùng Những thể loại văn
nghệ dân gian này rất được các lứa tuổi trong cộng đồng người Chút ưa thắch
Căn cứ trên các dữ liệu và cơ cấu kinh tế trong thiết chế xã hội, tôn giáo cũng như truyền thuyết, ký ức về nơi cư trú xưa của người Chứt, chúng ta có
thể dễ nhận thấy, họ vốn trước đây là cư dân nông nghiệp, bị bọn phong kiến của các triều đại đồn ép, xô đẩy, một bộ phận người phải vào sống ở vùng rừng
núi hẻo lánh, cách biệt với xã hội bên ngoài nên đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội bị thối hóa, dân số ngày càng giảm sút vì thiếu ăn, bệnh tật, có nguy cơ
bị điệt vong Đứng trước nguy cơ đó, người Chứt đã được Đảng, cách mạng
và Bác Hồ đặc biệt quan tâm Sau ngày hịa bình lập lại (năm 1954), thực hiện chủ trương của Đẳng, của Bác Hồ, các cấp uỷ đảng và chắnh quyền địa phương đã nhanh chóng giao thêm ruộng đất và đưa họ vào sống định canh, định cư ở vùng sâu cũng như trong các thung lũng, thành lập các hợp tác xã,
trường học, trạm y tế Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ có hàng trăm thanh
niên nam, nữ người Chút đã hăng hái tòng quân ra trận Người Chút hôm
nay đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ và luôn cỗ ý thức xây dựng quê hương, Tổ quốc Việt Nam thân yêu
Trang 33Il NHỐM NGON NGO MON - KHO ME
Dân tộc Kho Me
Đân số: 1.055.174 người
Dia bàn cư trú: chủ yếu ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long
như Tây Ninh, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh, Kiên
Giang và rải rác ở một số địa phương khác
Lịch sử: Người Khơ Me khai phá (vùng sông nước) đồng bằng sông
Cửu Long từ rất sớm
Hoạt động sản xuấi: Tù thế kỷ XVI, người Khơme đã biết làm
nông nghiệp và trồng cây lúa nước Họ có kỹ thuật canh tác gieo trồng phù hợp với khắ hậu sinh thái nên cho sản lượng cao Người Khơ Me đã biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi Ộđẫn ửuậy nhập điền" (dẫn
nước về đồng rưộng) từ các nguồn nước mưa dự trữ, nước giếng đào, lầm đường dẫn nước tưới cho ruộng rất có hiệu quả
Ngồi nghề chắnh làm nơng nghiệp ra, người Khơ Me cũng rất thành thạo công việc đánh bắt cá, song có rất ắt người làm nghề này mà chủ
yếu đi đánh bắt cá để cải thiện cho bữa ăn hàng ngày Người phy nit Kho
Me với đôi bàn tay khéo léo, mềm mại, họ giỏi việc đan lát thủ công, dệt
vải, dệt chiếu, làm đường thốt nốt, làm đồ gốm có tắnh chất tự sản tự tiêu
trong cộng đồng người Khơ Me, cũng được đông đảo bà con người Việt, người Hoa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng
Quan hệ xã hội: Trước đây, người đứng đầu trong các phưm, sóc được gọi là mê phum, mê sóc, thường là những người già có kinh nghiệm và uy
Trang 34
nỉnh trật tự, giải quyết những xắch mắch, mâu thuẫn của vợ chồng, của cả
dân làng trong phum, sóc Sau này, mê phưm, mê sóc dùng để gọi các ấp trưởng, xã trưởng trong bộ máy cai trị của chắnh quyền thực đân Pháp
Lệ thống lên gọi của người Khơ me cũng khá phức tạp, có nhiều họ
khác nhau, lại có một số họ do triều nhà Nguyễn đặt: họ gốc lai Việt Hoa,
họ có âm thần thủy Khơ Me như: Khâm Khim Danh, Kién, Kim, Son,
Thạch, lại có họ do ảnh hưởng tiếp thu từ người Việt, người Hoa như: họ
Trần, Nguyễn, Dương, Trương, Mã, Lý, Lại
Hôn nhân - gia đình: Gia đình của người Khơ Me là gia đình nhỏ phụ
quyền, một vợ, một chồng, ở riêng, độc lập về kinh tế Trước đây, việc
dựng vợ, gả chồng cho con cái thường do cha mẹ xếp đặt, nhưng việc tự đo lựa chọn hôn nhân của con cái cũng được cha mẹ tôn trọng, hiếm
thấy có tình trạng kết hơn do tảo hôn bắt buộc của cha mẹ
Hiện nay, vẫn còn thấy nhiều gia đình có ba, bốn thế hệ cùng sống
chung trong một nhà Xã hội Khơme vẫn còn f6n tai nhiều tàn dư mẫu hệ
Người Khơ Me khơng chỉ có quan hệ hôn nhân với người dân tộc mình mà
cịn kết hôn với nhiều người dân tộc khác như: người Việt, người Hoa Bên
cạnh dé, người Khơme cịn có tục lệ kết hôn cả với người bên họ ngoại như:
con di, con gia, con cô, con cậu Tuy nhiên, từ sau nam 1975, ngudi Kho Me
đã bỏ được tục lệ này, thực hiện quan hệ hôn nhân lành mạnh và tiến bộ
Luật tục Khơ Me nghiêm cấm việc ngoại tình, quan hệ hơn nhân bừa bãi, loạn luân và ly hôn Họ coi đây là một điều kiêng ky của dòng họ và
của cả cộng đồng
Người Khơme theo đạo Phật, phái Tiểu thừa Do vậy hệ thống
chùa chiền của họ cũng được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo có
trang trắ tranh vẽ mô tả cuộc đời tu hành khổ luyện của Đức Phật Tôn giáo, lắn ngưỡng 0à thờ cúng: Người Khơ Me theo đạo Phật, phái Tiểu thừa du nhập vào từ thế kỷ XIII, đã trở thành một tôn giáo chắnh
Trang 35
thống, là cuộc sống tinh thần của họ Trên địa bàn cư trú của người Khome, dic biệt vùng đồng bằng sơng Cửu Long có hơn 400 ngôi chùa
với khoảng 11.000 sư sãi Con trai từ 15 tuổi thường được cho đi tu trong
chùa, để được nghe giảng về thuyết pháp đạo lý của Đức Phật, đồng thời
còn được học chữ, học văn hóa để nâng cao kiến thức Chùa là trung tâm
sinh hoạt tôr giáo tắn ngưỡng và tỉnh thần của người Khơ Me
Sau khi tu hành ở chùa từ 3 đến 5 năm thì được phép hồn tục và có
quyền lập gia đình trở về cuộc sống đời thường Người Khơ Me thờ Phật,
thờ tổ tiên và thực hành các nghỉ lễ nông nghiệp như cúng Thần ruộng
(Neok Tà xiô), goi hén lita (Ok ang ieok), Thần mặt trang (Ok ang bok)
Ma chay: Người Khome khi chết được đen đi hỏa táng, tro xương đem vào chùa gửi ở tháp (ụ chét đầy) Tập tục này mang ý nghĩa tôn giáo sâu
sắc, thể hiện cuộc đời của một con người từ khi còn sống đến khi đã chết
hồn và xác vẫn hướng về cõi Phật, với lòng từ bị bác ái hướng về cái thiện
Văn nghệ: Người Khơ Me có cả một kho tàng phong phú về truyện
cổ như: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tắch, ngụ ngôn, truyện cười; có một nền sân khấu truyền thống đặc sắc với Dù kê, Dì kê; một nền âm
nhạc chịu ảnh hưởng của âm nhạc Ấn Độ và dần nhạc (pin pek) áp dụng
theo thanh âm bảy cung, nhạc ngũ cung cổ truyền vùng Đông Nam Á
Nhạc cụ gồm có: trống, sáo, đàn dây, đàn thuyền gỗ
Dân ca có hát ru, hát trong lao động, hát đối đáp nam nữ, hát ngẫu
hứng Truyện kể dân gian rất gần gũi với người Việt như truyện: Chao
Thông Chao Thanh (Thạch Sanh, Lý Thông), truyện Niêng-mơ-rơ-nác-
mơ-da (Tấm Cám), cịn có nhiều truyện kể khác như: Sự tắch núi Bà Den, Ao Bà Om, Giéng chị - giếng anh; truyện cười ngụ ngơn điển hình là Thơ Manh Chây Dân tộc Khơme có nền văn học viết trên lá rất đặc biệt với
tên gọi là Xillira, ghi chép các truyện đân gian hội hè, trò chơi, huấn ca
Trang 36
trong năm là tết Chuôn Chnam Thmây được tổ chức vào ngày 01 đến
ngày 03 đầu tháng (theo Phật lịch) và khoảng tháng 4 dương lịch
Trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, người Khơ Me đã đóng góp sức người, sức của, góp phần khơng nhỏ vào thắng lợi của
dân tộc Tiêu biểu là phong trào đồng khởi chống Mỹ - Ngụy ở Bảy Núi, chống việc đồn dân lập ấp ly khai với cách mạng của địch Nhiều tấm
gương chiến đấu hy sinh dũng cảm như: Châu Út ở Ô Lâm, tinh thần
chống Mỹ - Ngụy của các nhà sư như Đa - Đức - Son - Vong, hòa thượng
Thach Sem, Lvi Sarat
'Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cuộc sống của người Khơ Me đã có những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội Đã có nhiều cải tiến
về quan hệ sản xuất tiên tiến, xóa bỏ những lề lối và phương thức làm ăn
cũ, những thói quen, hủ tục lạc hậu, tổ chức sản xuất theo mô hình mới,
thành lập các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã đã phát huy mọi khả năng
nội lực hiện có, có năng suất chất lượng cao, vượt chỉ tiêu về thu hoạch
lúa, con em người Khơ Me ngoài học chữ phổ thông (chữ Việt) ra còn học
chữ Khơ Me, trên sóng phát thanh và truyền hình có dành riêng chương
trình phát bằng tiếng Khơ Me
Người Khơ Me ngày nay luôn tin tưởng vào đường lối, chắnh sách
của Đảng, của Bác Hồ, không bao giờ nghe theo bọn người xấu và các thế lực thù dịch khác chống phá cách mạng, quyết một lịng giữ gìn an
ninh chắnh trị, trật tự và an toàn xã hội trong phum, sóc để bảo vệ cuộc
sống bình yên, ấm no hạnh phúc Người Khơme ngày nay nguyện quyết tâm sống chung trong đại gia đình các dân tộc, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt ứam độc lập, thống nhất
Trang 37
a na ae w
Dan toc No Dang
Tên gọi khac: Xé Dang (Sé Dang), Kmrang, Con Lan, Brila,
Dân số: 127.148 người
Nhóm địa phương: Xơ Tèng, Tơ Đrá, Mnâm, Cà Dong, Ha Lăng, Tà
Trẽ, Châu Ẽ
Địa bàn cư trú: chủ yếu ở các tỉnh Gia Rai, Kon Tưm, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Binh Dinh
Lich su: Người Xơ Đăng thuộc số cư dan sinh tu lau đời ở Trường Sơn
- Tây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi của Quảng Nam, Quảng
Ngãi Vào khoảng thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, đo bị các thế lực người Xiêm (Thái Lan), người Ai Lao (Lào) uy hiếp nên các nhóm người Xơ Đăng phải
chuyển sâu vào phắa Đông, nhóm Xơ Tèng lưi đần vào chiếm vùng núi cao
ở Đắc Giây và Đắc Tơ và nhóm Ha Lăng phải rời bỏ vùng có nhiều đặc sản quý để về ở Sa Thày, Đắc Giây Sau này, phát triển thành một bộ phan di
dân cư trú ở vùng ngoại ô thị xã Kon Tưm ngày nay
Hoại động sẵn xuất: Người Xơ Đăng chủ yếu làm ruộng và nương rẫy Riêng
nhóm Mnâm không làm rẫy mà ngưồn sống chắnh dựa vào trồng lúa nước với nông cụ và kỹ thuật canh tác cịn rất thơ sơ, bằng cách thả trâu cho đầm ruộng, sau đó mới cuốc đất để ải trồng lúa, vì vậy, thường là thu hoạch năng suất không
cao, Các nhóm địa phường cịn lại kinh tế rẫy đóng vai trị chủ đạo, với công cụ
và cách thức canh tác tương tự như những tộc người khác trong khu vực
Nghề thủ công truyền thống như: đan, dệt, gốm, mộc nói chung cịn
chậm phát triển, trình độ kỹ thuật thô sơ, khơng có gì đặc biệt so với cư dân khác ở dọc Trường Sơn và Tây Nguyên Bên cạnh đó, nghề rèn đang
chiếm ưu thế và phát triển mạnh Với đặc điểm cư trú ở gần vùng có
quặng sắt lộ thiên, do đó mà nhóm Tơ Đrá đã chế tạo ra một loại lò rèn
bể hơi bằng da rất độc đáo, sử dụng rất có hiệu quả, có thể rèn nung nóng
từ quặng ra thép, đánh các công cụ lao động và dụng cũ phục vụ gia đình
Trang 38
Ngoài ra, một số sản phẩm nông cụ sản xuất từ các làng nghề của
người Xơ Đăng còn được chuyên chở đem trao đổi với các cư dân miền Bắc tỉnh Kon Tum và vùng núi tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
Ngày nay, do nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trình độ khoa học
kỹ thuật ngày càng cải tiến, nghề rèn truyền thống được khuyến khắch phục hồi va phát triển là một thế mạnh của địa phương
Quan hệ xã hội: Làng (ploi, plây) là đơn vị hành chắnh duy nhất của
người Xơ Đăng, gồm một khu dân cư có nhiều nóc (mỗi nóc tương đương
với một xóm cửa người Việt), nổi bật lên ở mỗi làng là những kho chứa
thóc, máng nước nhà ỘrôngỢ Làng được bao bọc bởi những vạt cây rừng,
được ngăn cách với các làng bên là một khu đất trống, cư dân trong làng
có hàng rào bao quanh phòng thủ, ken chặt bằng tre và các loại cây khác,
bên ngoài hàng rào cài bẫy, đặt chong, chi để một lối ra vào duy nhất,
thanh niên trai trang được cắt cử luân phiên canh gác, bảo vệ làng
Nhà rông chỉ đành cho trai chưa có vợ, hoặc có vợ da chết mới được
ngủ để trực canh phịng khi có kẻ khác đến cướp bóc tài sản của làng
Đứng đầu một làng là chủ làng và hội đồng già lãng để điều hành mọi
công việc của làng theo tập quán truyền thống dựa trên nguyên tắc dân chủ tập trung Mọi công việc của làng đều có sự nhất trắ của các lhành
viên, khơng có sự phân biệt trai gái, tuổi tác, chủ làng căn cứ vào đó mà quyết định thi hành, mọi người ai cũng tự giác tuân thủ
Dân làng được quyền khai phá chiếm hữu đất đai, ai có cơng thì người
đó hưởng, khơng làm thì khơng hưởng, không gây thắc mắc xáo trộn, mất
đoàn kết trong làng, nếu ai đi khỏi làng làm ăn ở nơi khác thì phải trao trả tất cả ruộng, vườn, nương rẫy cho làng, người Xơ Đăng chỉ chấp nhận duy
nhất là sở hữu tập thể với đất đai Trong xã hội, tuy dã hình thành giàu
nghèo nhưng chưa có bóc lột một cách rõ rệt, xưa kia nô lệ mưa về và
người ở đợ không bị dối xử hà khắc Trước Cách mạng tháng Tám năm
1945, người giầu thuộc tầng lớp quý tộc, họ có thể sử dụng đày tớ Ộnó đệỢ
nhưng đối xử như những con cháu trong nhà, thân ái giúp đỡ, không đánh chửi, hành hạ Quan hệ cộng đồng trong làng được đề cao
Trang 39
Tiên nhân - gia đình: Người Xơ Đăng thường cả đại gia đình sống chung
trong các nóc nhà đài Có những gia đình cịn có nhiều thành viên khác bên
chồng, bên vợ, mẹ góa, con cơi, người cùng làng cũ kết nghĩa anh em ở cùng
Cả nóc nhà dài do ông chủ nóc và bà chủ nóc cai quản, điều hành, các gia
đình trong nóc làm chung hưởng chung, thóc để chung vào một kho, sau đó,
mới phân chia cho từng gia đình nhỏ Mỗi gia đình nhỏ cũng có quyền chăn
ni các loại gia súc nhỏ và sản xuất riêng trên một mảnh vườn, mảnh ray
khi thu hoạch được quyền tách ra làm của riêng hoặc nhập vào nóc
Có thể nói gia đình người Xơ Đăng có tắnh chất Ộsong #ệỢ, không có họ,
tên gọi theo kiểu như người Việt, chỉ có một từ đặt trước để phân biệt giới
tắnh Người Xơ Đăng đối xử với nhau rất bình đẳng giữa nam và nữ, khong
phân biệt con đẻ hay con nưôi, con riêng và con chưng, cũng không phân biệt con để của mình với con của anh hay của chị em ruột, con của anh chị
em họ Người Xơ Đăng cịn có một phong tục rất đặc biệt kết bạn làm anh
em với những người cùng tên hay cùng tuổi, khác làng, khác tộc nếu gặp
nhau trong một hoàn cảnh tương đồng hợp ý nào đó thì sẽ coi nhau như anh
em ruột thịt suốt đời, con cháu của họ không được phép kết hôn với nhau
Người Xơ Đăng từ chế độ hôn nhân lưỡng hợp chuyển sang chế độ hòn
nhân tam hợp Những người sinh ra cùng một thế hệ không phải cùng một Khum thì có thể kết hơn được với nhau, những cá nhân này nằm trong một
nhóm hơn nhân (anh em) nhưng nếu hai hay nhiều gia đình cùng làm thông gia với một gia đình thì các thế hệ con cái của họ không được phép kết hơn
với nhau, vì thế mà có những người tuổi từ 30 đến hơn 40 vẫn chưa tìm được
bạn trắm năm cho mình Thơng thường, làng này phải có mối quan hệ giao kết với làng khác để trai gái có cơ hội lựa chọn bạn tình kết tóc xe dun
Lễ tết: Là một cư dân nông nghiệp, sinh hoạt văn hóa tinh thần của
người Xơ Đăng cũng diễn ra theo chu kỳ nông nghiệp Các nghi thức tôn
giáo tổ chức được chia ra làm hai giai đoạn, giai đoạn một vào đầu vụ mùa
phát nương rấy, cày cấy; giai đoạn hai đến vu thu hoach mùa màng
Trang 40
Người Xơ Đăng cịn có tục lệ Ộmẹ đưụỢ nhằm đề cao vai trị của người
mẹ Đó là biểu tượng một ý thức hệ coi như một nữ thần nông nghiệp đại điện các nóc nhà và làm chủ các gia đình về mặt tỉnh thần
Thờ cúng: Người Xơ Đăng tin vào sức mạnh siêu nhiên, các ỘthanỢ hay ỘnaỢ được gọi là Kiak hoặc ỘÔngỢ ỘBàỢ, chỉ một số nơi goi la Yang
Có các thần quan trọng như: thần sấm sét, thần mặt trời, thần núi, thần
lúa, thần nước Trong đời sống và canh tác rấy có rất nhiều lễ thức cúng bái đốt với các lực lượng siêu nhiên, tập trưng vào mục đắch cầu mùa, cầu
an tránh sự rủi ro chocộng đồng và cá nhân
Ma chau: Khi một gia đình có người chết, cả làng đến chia buồn với tang chủ và giúp việc đám ma Quan tài gỗ dược làm bằng thân cây (độc
mộc) Những người chết bình thường được chơn trong bãi mộ chung của
làng Lệ tục cụ thể khơng hồn toàn thống nhất giữa các nhóm Khơng
có lễ bỏ mả như người Ba Na, Gia Rai Tục chia của cho người chết (đồ
mặc, tư trang, công cu, dé gia dung ) khá phổ biến
Văn nghệ: Người Xơ Đăng rất có năng khiếu về văn nghệ dân gian, lại ua
thắch ca hát, có nhiều truyện cổ, bài hát, điệu múa, các trò choi dan gian giải
trắ còn ở dạng nguyên sơ mang tắnh địa phương (bản địa) Về nhạc cụ có đàn,
nhị, sáo dọc, ống vỗ (long búU), trống, chiêng, cồng, tù và, ống gõ, đần ống
nứa mỗi khi sử dụng nhờ ở sức nước và còn nhiều loại nhạc cụ khác
Cũng như các lộc người khác, dân tộc Xơ Đăng là một dân tộc dũng
cảm, kiên cường trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Họ đã có những
đóng góp to lớn trong việc đánh bại kẻ thù, thống nhất đất nước, bảo vệ toàn vẹn Tổ quốc Việt Nam
Thực hiện đường lối, chắnh sách đổi mới của Đảng, Nhà nước,
người Xơ Đăng đã biết áp dụng các phương thức tiên tiến, hiện đại vào
sản xuất và đã có những bước phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội
mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên quê hương của mình