Theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại NHNN&PTNT huyện Bình Lục – Hà Nam (Trang 32 - 36)

II. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh NHNo huyện Bình Lục

3.Theo kỳ hạn

huyện Bình Lục trong thời kỳ 2006-2008

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số tiền 06/05 (%) Số tiền 07/06 (%) Số tiền 08/07 (%)

Tiền gửi

không kỳ hạn 65.704 244,4% 87.143 132,6% 76.378 87,65%

Tiền gửi dưới

12 tháng 71.389 102,5% 75.145 105,3% 157.253 209,3%

Tiền gửi từ 12

tháng trở lên 30.094 59,9% 48.203 160,2% 46.178 95,8%

Tổng NV huy

động 167.187 134,61% 210.491 125,9% 279.809 132,93%

(Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNN huyện Bình Lục)

Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Việc phân theo kỳ hạn các nguồn vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định sự chuyển dịch cơ cấu vốn để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng tăng của nền kinh tế.

Tiền gửi không kỳ hạn

thanh toán, có kỳ hạn thực tế rất ngắn và không ổn định. Tiền gửi không kỳ hạn bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố chu kỳ kinh doanh, tính thời vụ… của các tổ chức kinh doanh hoặc tiêu dùng các nhân.

Mặc dù đây là một nguồn vốn rất rẻ đối với ngân hàng nhưng nó không ổn định và có thể gây rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Do đó duy trì tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn ở mức cao gây khó khăn trong việc cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản của ngân hàng.

Nhìn vào bảng số liệu phân tích có thể thấy rõ các nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 39,3% tổng vốn huy động năm 2006 lên tới 41,4% năm 2007. Do lãi suất huy động cao, năm 2008, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn đã giảm xuống, tuy nhiên vẫn chiếm 27,3% tổng vốn huy động.

Chiếm tới 30% - 40% tổng vốn huy động, Chi nhánh hiện nay đang có tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn khá cao so với mức bình quân ngành, điều này gây khó khăn cho ngân hàng khi cho vay trung – dài hạn, làm giảm lợi nhuận, và không đáp ứng được các nhu cầu về vốn của khách hàng.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

Tiền gửi dưới 12 tháng thường là nguồn huy động lớn nhất của các ngân hàng do có kỳ hạn ngắn, linh hoạt, lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, nên được các tổ chức kinh tế và dân cư ưa thích hơn. Đồng thời, do tiền gửi dưới 12 tháng có kỳ hạn thực tế ngắn, nhưng khá ổn định với lãi suất không cao nên cũng là một nguồn huy động hấp dẫn đối với ngân hàng.

Do một phần tiền gửi có kỳ hạn của dân cư (tiền tiết kiệm) thường có kỳ hạn thực tế lớn hơn kỳ hạn danh nghĩa của nó, nên Tiền gửi có kỳ hạn loại này không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho vay ngắn hạn của ngân hàng mà còn đáp ứng một phần nhu cầu cho vay và đầu tư trung - dài hạn của ngân hàng. Đây là một nguồn quan trọng cần được chú trọng huy động.

Theo bảng số liệu ta có thể thấy, tiền gửi dưới 12 tháng ở Chi nhánh chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi dưới 12 tháng đã giảm từ 42,7% năm 2006 xuống còn 35,7% năm 2007. Năm 2008 nguồn vốn ngắn hạn này đã

tăng lên, chủ yếu do lãi suất tăng mạnh và thất thường, chiếm tỷ trọng lớn là 56,2% tổng nguồn vốn, tăng tới 109,3% so với năm 2007 tương ứng 82.108 triệu đồng. Chi nhánh cần tiếp tục duy trì và tăng mức tiền gửi này.

Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Loại tiền gửi này chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm dài hạn của dân cư. Tiền gửi có kỳ hạn dài thường có lãi suất huy động cao hơn so với tiền gửi dưới 12 tháng, tuy nhiên loại tiền gửi này là rất ổn định, và ngân hàng chỉ phải duy trì dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán của loại tiền gửi này thấp hơn hẳn so với tiền gửi dưới 12 tháng và tiền gửi không kỳ hạn nên chi phí huy động thực tế không cao hơn nhiều so với các loại tiền gửi kỳ hạn ngắn.

Tuy nhiên, loại tiền gửi nay không được các khách hàng ưa thích, vì lạm phát cao, lãi suất không ổn định, bất ổn kinh tế… như hiện nay làm tăng rủi ro đối với khách hàng khi gửi với kỳ hạn dài. Do đó loại tiền gửi này thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động của ngân hàng.

Theo số liệu, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng đã tăng từ 18% năm 2006 lên 22,9% năm 2007 tương ứng với mức 18.109 triệu đồng, là một mức tăng trưởng khá. Nhưng năm 2008, loại tiền gửi này đã giảm 2.025 triệu đồng, và chỉ chiếm 16,5% tổng vốn huy động, do lãi suất biến động thất thường.

Nhìn chung, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, khỏng hơn 80% trong tổng vốn huy động của Chi nhánh, trong đó tiền gửi không kỳ hạn là khá cao. Như vậy, Chi nhánh có kỳ hạn trung bình của vốn khá ngắn, cơ cấu kỳ hạn còn bất hợp lý. Các nguyên nhân của tình trạng này là:

Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, một trong các nguồn vốn huy động chính của Chi nhánh là từ các Tổ chức kinh tế, vì thế các nguồn này thường là nguồn tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích thanh toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, trong những năm gần đây, tình hình lạm phát tăng cao, vào năm 2007 tỷ lệ lạm phát là 8,3%, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2007 tăng 12,36% so với cùng kì năm ngoái, đến năm 2008 lạm phát quá cao có lúc tới 28,3% vào tháng 8 cao nhất trong 17 năm qua. Do vậy người dân chủ yếu giữ tiền để tiêu dùng hoặc gửi ngân

hàng với kì hạn ngắn.

Thứ ba, do xuất hiện nhiều kênh đầu tư khác như thị trường chứng khoán và bất động sản… nên người dân chủ yếu gửi tiền với kỳ hạn ngắn để linh hoạt trong đầu tư.

Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao làm cho lãi suất huy động bình quân thấp, chi phí đầu vào rẻ, từ đó dẫn đến lãi suất cho vay thấp, thu hút được nhiều khách hàng, nâng cao doanh số hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên điều này lại đặt ra một thách thức đối với NHNN&PTNN huyện Bình Lục là làm sao để chủ động trong việc cho vay trung và dài hạn trong khi nguồn vốn huy động lại hầu hết là ngắn hạn. Ngân hàng huy động vốn không chỉ về số lượng mà còn phải vì chất lượng, có nghĩa là làm thế nào để có thể đảm bảo cân đối giữa vốn dài hạn và vốn ngắn hạn, để từ đó có thể đáp ứng được các nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại NHNN&PTNT huyện Bình Lục – Hà Nam (Trang 32 - 36)