1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận lý thuyết tài chính mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới cách mạng công nghệ 4 0

37 66 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Đối với cơ quan quản lý, nhờ CMCN 4.0 mà hệ thống công nghệ thông tin đượcứng dụng sâu rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành mạch máukhông thể thiếu trong quản lý

Trang 1

1 Lời mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là Công nghiệp châu Âu 4.0,lần đầu tiên là về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, genomics và quy trình, thiết kếsáng tạo và khả năng tính toán tốc độ cao để cách mạng hóa sản xuất, phân phối vàtiêu thụ Tài chính là một công cụ phái sinh của nền kinh tế thực - mục đích của nó làphục vụ sản xuất thực sự Tài chính ban đầu là tất cả về tài chính thương mại và chínhphủ tham gia vào chiến tranh Một lần nữa, với việc phát minh ra máy fax đầu tiên, sau

đó là Internet tăng tốc lưu trữ và truyền tải thông tin vào những năm 1980, tài chính vàcông nghiệp đã có một bước nhảy vọt về thời đại công nghệ thông tin Tài chính 3.0 làthời đại của các công cụ tài chính phái sinh, trong đó các công cụ phái sinh rất phứctạp (và có đòn bẩy cao) trở nên mờ nhạt đến nỗi các nhà đầu tư và cơ quan quản lýnhận ra chúng trở thành thứ mà Warren Buffett gọi là vũ khí hủy diệt hàng loạt Tàichính 3.0 bị đình trệ vào năm 2007 với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và chỉđược hỗ trợ bởi sự can thiệp lớn của ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ độcđáo với lãi suất chưa từng có trong lịch sử

Tài chính 3.0 và các phiên bản trước đó đều là về một hệ thống sổ cái phân cấp từtrên xuống hoặc phân cấp, giống như một kim tự tháp, trong đó thương mại và các khuđịnh cư giữa hai bên được giải quyết trên một sổ cái cao hơn

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) có thể tạo nên sự cạnh tranhquyết liệt nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức tài chính không ngừng phát triển dịch

vụ tài chính chuyên nghiệp, góp phần công khai minh bạch các thông tin, nâng caochất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân

Các nghiên cứu cho thấy, CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn theonhững cách thức mới, trong những nội dung mới của lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngânhàng và dịch vụ thanh toán CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi hoàn toàn các kênh và phươngthức huy động, phân phối vốn, phương thức tiếp cận vốn, tiếp cận các sản phẩm dịch

vụ, dịch vụ tài chính

CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi hoàn toàn kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụngân hàng truyền thống Từ đó, đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải ứng dụng nhiều hơncông nghệ thông tin, kỹ thuật số để có thể tích hợp với nhiều sản phẩm dịch vụ phụ trợnhằm làm hài lòng khách hàng Dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích hành vi khách

Trang 2

hàng sẽ là xu hướng tương lai cho thời đại công nghệ số khi có thể thu thập dữ liệu bêntrong và bên ngoài thông qua tổ chức phân tích hành vi khách hàng nhằm nâng caochất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng, tiết giảm chi phí và hỗ trợ cho các quátrình ra quyết định (Jan Smit, Stephan Kreutzer, Carolin Moeller & Malin Carlberg,2016) Với sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0, xu hướng “ngân hàng không giấy”

sẽ trở nên phổ biến và từng bước làm giảm dần vai trò của các chi nhánh Khi đó, sẽbuộc các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, ngân hàng phải thay đổi phương thứcthanh toán, thay đổi chức năng tiền tệ và cách thức điều hành chính sách để thích ứngvới yêu cầu điều hành kinh tế vĩ mô nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia

Đối với cơ quan quản lý, nhờ CMCN 4.0 mà hệ thống công nghệ thông tin đượcứng dụng sâu rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành mạch máukhông thể thiếu trong quản lý điều hành ngân sách nhà nước; Quản lý thu - chi ngânsách nhà nước; Thanh toán điện tử và quản lý trái phiếu chính phủ; Triển khai thuếđiện tử, hải quan điện tử, cơ chế một cửa; Quản lý nợ công, giá, quản lý tài sản công…

Từ đó, giúp công tác quản lý, điều hành vĩ mô trở nên dễ dàng, tiện lợi và kịp thời hơn.Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra những thách thức về bảo mật, do đó an ninhmạng trở nên vô cùng quan trọng Với sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số

và xu hướng chuyển dần sang điện toán đám mây, những lỗ hổng bảo mật cũng vì thế

mà tăng theo, kéo theo những lo ngại ngày càng nghiêm trọng về rủi ro tấn công tintặc Bên cạnh đó, thị trường lao động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng sẽ có sựthay đổi, do việc ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 có thể khiến số lượngnhân viên của các ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty chứng khoán sụt giảm mộtcách đáng kể (đặc biệt là với các bộ phận kỹ sư tin học, giao dịch chi nhánh…) Laođộng tại các ngành này khó có thể duy trì lợi thế cạnh tranh khi mà robot còn có thể

làm tốt hơn với mức chi phí rẻ hơn Bởi vậy nên chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới Cách mạng công nghệ 4.0 để giúp đóng góp thêm cho những chính sách quản lý của

nhà nước trong lĩnh vực tài chính 4.0

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) không chỉ là số hóa, internet hóacác thiết bị mà còn là sự hội tụ, dung hợp nhiều công nghệ và tương tác của chúng trênnhiều lĩnh vực với quy mô rộng lớn như: Dữ liệu lớn; Trí thông minh nhân tạo; Vạn

Trang 3

vật kết nối, tự động hoá, rô bốt hóa, phương tiện không người lái; Công nghệ in 3D,công nghệ thực tế ảo kết hợp với các công nghệ sinh học, công nghệ nano FinancialTechnology (Fintech ), một trong những sản phẩm tất yếu của cách mạng công nghiệp4.0, là một thuật ngữ được áp dụng trong việc kết hợp tài chính và công nghệ để tạo racác sản phẩm dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng dựa trên nền tảng côngnghệ thông tin và viễn thông Giống như 3 cuộc CMCN trong lịch sử trước đó, nhữngcông nghệ mới của CMCN 4.0 chắc chắn sẽ đem lại sự thay đổi lớn trong nền kinh tế,trong đó có cả thị trường tài chính Nghiên cứu này nhắm đến 3 mục tiêu: (1) Ảnhhưởng của CMCN 4.0 đặc biệt là Fintech đến thị trường tài chính, (2) Mối quan hệgiữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trong CMCN 4.0, (3) Đề xuất giảipháp chủ yếu để phát triển thị trường tài chính trong CMCN 4.0 an toàn, hiệu quả

2 Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu:

2.1 Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khung phân tích:

2.1.1 Tổng quan nghiên cứu:

Trong lĩnh vực tài chính 4.0, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã khá làquan tâm đến vấn đề kiểm soát sự bùng nổ của số hóa, các chương trình thông minh cóthể lợi dụng kẻ hở để chuộc lợi nhưng vẫn chỉ với mức độ hạn chế Vì thế cần có nhiềuchính sách, giải pháp hỗ trợ sự quản lý của chính phủ đối với công nghệ 4.0

2.1.1.1 Nghiên cứu trong nước:

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh: “Đất nước Việt Nam và ngành ngân hàng - tài chính Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.” Ứng dụng rộng rãi các công nghệ mới mang tính

đột phá, biểu hiện rõ nét trong ngành dịch vụ tài chính là làn sóng Fintech, kỳ vọngcao và hành vi thay đổi của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số, khuynh hướng quản

lý thân thiện với đổi mới, sáng tạo và hướng nhiều hơn tới bảo vệ người tiêu dùng…lànhững xu hướng chủ đạo làm thay đổi diện mạo ngành dịch vụ tài chính thế giới, trongkhu vực và tại Việt Nam

Trong bối cảnh mới này, người tiêu dùng sẽ là nhóm đối tượng được lợi hơn cả từnhững đổi mới sáng tạo trong ngành dịch vụ tài chính Họ được hưởng nhiều lợi íchhơn như giảm chi phí giao dịch; giao dịch thuận tiện đa kênh, mọi lúc mọi nơi và cóđược sự lựa chọn phong phú về sản phẩm, dịch vụ từ rất nhiều nhà cung ứng dịch vụtài chính Hơn nữa, đổi mới sáng tạo trên nền tảng công nghệ số sẽ đóng vai trò quan

Trang 4

trọng trong công cuộc phổ cập tài chính bằng việc tăng cường đưa dịch vụ tài chính tớinhững người dân vốn trước đây chưa có tài khoản ngân hàng, khó khăn trong việc tiếpcận các dịch vụ tài chính.

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng trải nghiệm khách hàng, một sốngân hàng Việt Nam đã và đang bắt đầu quá trình chuyển đổi số hướng tới một ngân

hàng số đích thực; triển khai cung ứng một số dịch vụ ngân hàng đổi mới, sáng tạo Về hợp tác ngân hàng - Fintech, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động tăng cường hợp tác

với các tổ chức Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được NHNN cấp phép

để tận dụng mô hình kinh doanh tinh gọn, hướng tới trải nghiệm khách hàng và sự đổimới, sáng tạo của Fintech kết hợp với khuôn khổ quản lý rủi ro vững mạnh, cơ sởkhách hàng rộng lớn của các ngân hàng để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cung ứngdịch vụ, tạo bước phát triển mới của ngành ngân hàng - tài chính Việt Nam, đem lại lợiích thiết thực về giảm chi phí, tăng tiện ích cho khách hàng và góp phần đắc lực phổcập tài chính địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Mô hình kinh doanh Fintech tại Việt Nam

Nguồn: ADB MBI survey

Công nghệ tài chính (Fintech) dùng để miêu tả một xu hướng mới nổi trong ngànhtài chính - ngân hàng Nói đơn giản hơn, Fintech là ứng dụng khoa học - công nghệvào ngành Tài chính - ngân hàng Nhu cầu sử dụng các dịch vụ cung ứng của các công

ty Fintech là các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính truyền thống, ngườitiêu dùng và các doanh nghiêp (DN) thông thường

Trang 5

Các công ty Fintech hiện đang cung cấp các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khácnhau như công nghệ ngân hàng, thanh toán, quản lý tài chính, các loại tiền kỹ thuậtsố… với các sản phẩm đa dạng như: Ví điện tử, công nghệ sổ cái phân tán trên nềntảng blockchain, thương mại trực tuyến B2C, mPOS…

Một số công ty Fintech hoạt động tại Việt Nam

Nguồn: Thống kê từ Vụ Thanh toán, NHNN

Về cơ bản, có thể phân các dịch vụ mà các công ty Fintech cung ứng theo cácloại hình dịch vụ: Dịch vụ tài chính: Huy động vốn từ cộng đồng, tín dụng…; Quản lýtài sản (mạng xã hội đầu tư); Khuyến nghị tự động hóa; Quản trị tài chính cá nhân;Dịch vụ đầu tư và ngân hàng; Dịch vụ thanh toán (biện pháp thanh toán thay thế, bảomật); Dịch vụ khác (bảo hiểm, bảo lãnh, giải pháp công nghệ khác)…

Fintech đem theo một làn sóng khởi nghiệp trong ngành Tài chính - ngân hàng, ngành

mà trước đây được biết đến là khi muốn ra nhập cần có nguồn vốn dồi dào Điều này

Trang 6

cũng dẫn đến sự đa dạng về thành phần, đa dạng sản phẩm, theo đó cũng sẽ gây khókhăn cho việc quản lý.

Tuy nhiên, khi tận dụng tốt, Fintech có thể đem đến những lợi ích cụ thể như:Thay đổi kênh phân phối sản phẩm, làm sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng;Giúp dễ dàng phân tích hành vi khách hàng; Cắt giảm lao động làm giảm chi phí đầuvào cho tổ chức; Cắt giảm rủi ro do sai sót; Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, giảm giásản phẩm

Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều ngườitiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech Theo đó, tỷ lệ khách hàng sửdụng sản phẩm, dịch vụ Fintech đối với thanh toán, chuyển tiền, tài chính cá nhân, vay

cá nhân và tiết kiệm lần lượt là: 84%, 68%, 60%, 56%, và 49% (PWC, 2017)

Với CMCN 4.0, công nghệ tài chính (FinTech) đang tạo động lực thay đổi đối vớilĩnh vực tài chính toàn cầu bằng các giải pháp sáng tạo

Theo đó, thứ nhất, FinTech có thể tăng hiệu quả và mở rộng sự bao trùm tài chính.Thứ hai, tạo ra triển vọng thúc đẩy đổi mới lĩnh vực tài chính, từ đó phục vụ tốt hơn tất

cả các thành phần của nền kinh tế Thứ ba, mở ra các mô hình kinh doanh mới, cáckênh phân phối với chi phí giao dịch thấp hơn nhiều so với các giao dịch thôngthường

Là lĩnh vực luôn tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông tin với nhiều dự án hiệnđại hóa và có môi trường thuận lợi từ quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,ngành tài chính - ngân hàng đang đứng trước những cơ hội lớn để chủ động tham giacuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Với quy mô dân số hiện đứng thứ 13 thế giới

và dự báo sẽ đạt 100 triệu người vào năm 2025, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cókết nối internet năm 2017 theo nghiên cứu lên tới 55% cao hơn mức bình quân 44%trên thế giới, Việt Nam được đánh giá có một trong những quốc gia có điều kiện thuậnlợi để phát triển, hiện đại hóa nhanh chóng lĩnh vực tài chính - ngân hàng, tận dụngtriệt để những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Bên cạnh việc nhận thức các cơ hội để tranh thủ nắm bắt, các FinTech cũng cầnchú trọng tới những rủi ro có thể phát sinh như tranh chấp pháp lý, bảo mật mạng, bảo

vệ dữ liệu, bảo vệ người tiêu dùng, chống rửa tiền và ổn định tài chính

Trang 7

Do đó, điều quan trọng là phải xây dựng một khung pháp lý tạo điều kiện cho sựphát triển của FinTech, khuyến khích đổi mới sáng tạo, đồng thời hạn chế rủi ro, bảođảm sự ổn định của lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Thống kê tỷ lệ số ngân hàng có sự hợp tác Các lĩnh vực hợp tác giữa các ngân hàng với các công ty Fintech hiện tại và dự báo và công ty Fintech trong 3 – 5 năm tới

Nguồn: PwC Global Fintech Report 2017

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang chủ động tiếp cận để hỗ trợ pháttriển FinTech, bao gồm xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm để khuyến khích thựcnghiệm FinTech với sự giám sát sát sao trước khi cho phép hoạt động rộng rãi

Công trình nghiên cứu về Gợi ý chính sách để Fintech phát triển ở thị trường Việt Nam

Nhiệm vụ chúng ta là phải tìm hiểu để phát huy những chính sách của Nhà nước

về điều khiển thị trường tài chính 4.0

Theo nghiên cứu PGS.TS Hoàng Tùng trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Sự phát triển mạnh mẽ của FinTech sẽ mang lại nhiều dịch vụ góp phần thay đổi

bộ mặt lĩnh vực tài chính ngân hàng, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế

-xã hội Nhưng trên thực tế, khuôn khổ pháp lý cho FinTech ở Việt Nam mới chỉ đápứng trong lĩnh vực thanh toán, các phân khúc khác của FinTech chưa được điều chỉnhphù hợp Do FinTech là lĩnh vực không ngừng đổi mới, sáng tạo nên xây dựng các quyđịnh pháp lý thường sẽ chậm hơn so với sự vận hành của thị trường Ngoài ra, FinTechhoạt động trên nền tảng công nghệ nên luôn phải đương đầu với những rủi ro cao Vìvậy, để thúc đẩy phát triển FinTech, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cần quan tâmđến một số nội dung sau:

Một là, sớm ban hành khung pháp lý để điều tiết sự phát triểncủa các phân khúc

FinTech Cần có những nghiên cứu đánh giá về các cơ hội và thách thức mà lĩnh vực

Trang 8

FinTech mang lại, cũng như xây dựng một hệ sinh thái FinTech hiệu quả Đồng thời,các cơ quan quản lý cũng nên xây dựng những chương trình, hoạt động mang tính địnhhướng giúp các công ty khởi nghiệp, các tổ chức tín dụng chủ động tìm hiểu vềFinTech, đánh giá hiệu quả của những công nghệ mà FinTech triển khai để giúp các tổchức tín dụng lựa chọn, tìm ra hướng phát triển hiệu quả nhất Bên cạnh đó, cần có cácchính sách miễn, giảm thuế, hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn, tạo môi trường cho đầu tư

để các startup FinTech phát triển

Hai là, xây dựng chính sách phát triển FinTech gắn với phát triển hệ thống tài

chính - ngân hàng và nền kinh tế Coi sự phát triển của FinTech gắn liền với đẩy mạnhứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, là một bộ phận củangành tài chính - ngân hàng, chịu sự quản lý của ngành nghề đặc thù Trên cơ sở đó,tăng cường hợp tác giữa các bên trong việc cung ứng sản phẩm FinTech, tạo điều kiệncho phát triển FinTech ở Việt Nam trong thời gian tới

Ba là, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain, công nghệ sổ cái

phân tán để nhanh chóng áp dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và các lĩnhvực khác do những lợi ích từ công nghệ này là rất lớn Song song với yếu tố côngnghệ, cần nâng cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ việc nắm bắt và quản lý côngnghệ FinTech Có cơ chế khuyến khích đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượngcao cho phát triển FinTech Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của các tổchức quốc tế như ADB, WBG và hợp tác song phương với các cơ quan quản lý cácnước để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích trong quản lý các doanh nghiệpFinTech

Bốn là, đa dạng hóa sản phẩm và phổ cập kiến thức về FinTech đến người tiêu

dùng Trên cơ sở phát triển sản phẩm FinTech (chủ yếu là thanh toán và chuyển tiền),cần mở rộng các sản phẩm tiềm năng khác như quản lý tài chính, cho vay, tiết kiệm…nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Đồng thời, tích cực quảng bá, phổ cậpkiến thức cho người dân về FinTech, cũng như trang bị những thông tin cần thiết nhằmhạn chế rủi ro trong giao dịch FinTech, từ đó giúp nhận biết những lợi ích mà FinTechmang lại

Theo nghiên cứu của TS Đặng Thị Ngọc Lan, Trường ĐH Tài chính Marketing

Trang 9

Thứ nhất, Nhiều nước trên thế giới đã và đang chủ động nắm bắt xu hướng phát triển của Fintech và hướng tới việc xây dựng các chính sách hỗ trợ về tài chính, chính

sách thuế, để tạo điều kiện cho Fintech phát triển Vì vậy để bắt kịp với xu hướng pháttriển các cơ quan chức năng của chúng ta cũng nên có những hành động cần thiết vàkịp thời về các chính sách thuế, chính sách tài chính có liên quan Điều này sẽ tạo ramột sân chơi công bằng, hiệu quả, an toàn đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Ngày 16/3/2017, NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính đểtham mưu, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái và khuôn khổ pháp lý, tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp FinTech ở Việt Nam phát triển Ngoài các chính sách hỗ trợ chúng ta cũng cần thiết phải xây dựng khuôn khổ pháp lý để cho phép các công ty Fintech được thử nghiệm các giải pháp công nghệ tài chính mới trong môi trường được kiểm soát trước khi chính thức tung ra thị trường Nhờ giai đoạn thử nghiệm này

sẽ giúp duy trì an toàn hệ thống tài chính, duy trì an toàn hệ thống và an ninh mạng

đồng thời bảo mật dữ liệu bảo vệ thông tin khách hàng

Thứ hai, Cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, các định chế tài chính phát

triển mạnh mẽ với mạng lưới trải rộng khắp cả nước Để đa dạng các dịch vụ tài chínhcho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận Công nghệ tài chính được kỳ vọng sẽtạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, cơ hội sinh

kế cho người dân, giúp hệ thống tài chính luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệmtrong xã hội Đặc biệt là những sản phẩm, dịch vụ tài chính cho nhóm người dân cóthu nhập thấp, dễ bị tổn thương Việt Nam được đánh giá là thị trường có dân số đông

và trẻ, hơn một nửa dân số sử dụng Internet và mạng xã hội, tỷ lệ dân số sử dụng điệnthoại di động ở mức cao, đặc biệt xu hướng sử dụng điện thoại thông minh ngày càngtăng Trong khi đó, chỉ có 59% số người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng Vẫn

còn những phân khúc khách hàng chưa tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng Các ứng dụng của Fintech nên hướng đến phân khúc khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các dịch vụ nên tập trung vào các hoạt động thanh toán, cho vay sau đó mới là các doanh nghiệp lớn Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững

Thứ ba, Chương trình FCV17 đã công bố danh sách 16 ứng viên lọt vào chung kết

từ hơn 140 hồ sơ tham gia Theo đó, các ứng cử viên chung kết sẽ được kết nối với các

huấn luyện viên từ các đối tác FCV để hoàn thiện giải pháp, mô hình kinh doanh Các

Trang 10

giải pháp công nghệ tốt nhất sẽ tiếp tục trình diễn sản phẩm và dịch vụ của mình trong

Ngày hội FinTech quốc gia Việt Nam 2018 Trên cơ sở đó, các trường đại học nói chung, các chuyên ngành tài chính – ngân hàng nói riêng cũng cần liên kết với các công ty Fintech để tạo ra những sân chơi công nghệ tài chính mới cho sinh viên của mình có cơ hội trải nghiệm hoặc sáng tạo với các mô hình của Fintech Ngoài ra việc

tổ chức các câu lạc bộ Fintech, các cuộc thi tìm hiểu về Fintech, các đề tài nghiên cứu

khoa học trong sinh viên về Fintech cũng cần được nhà trường quan tâm đưa vào thànhnhững kế hoạch hành động trong hoạt động đào tạo của trường

Thứ tư, FinTech đang ngày càng phát triển rộng rãi, không chỉ trong lĩnh vực ngân

hàng, mà còn trong các dịch vụ bảo hiểm, đầu tư và quản lý tài sản, gọi vốn cộngđồng… Để thực sự phát huy các tiềm năng, cơ hội và lợi ích của FinTech ở Việt Nam,bên cạnh vai trò tiên phong của NHNN, cần có sự phối hợp, vào cuộc của các cơ quan,

bộ, ngành liên quan Bên cạnh các cơ hội Fintech cũng sẽ phải đối mặt với nhữngthách thức Mặc dù các công ty Fintech luôn có khát vọng tăng trưởng mạnh mẽnhưng những thách thức lớn về tài chính đã giết chết nhiều Fintech còn non trẻ Để cácdoanh nghiệp Fintech sống được trên thị trường Việt Nam cũng không phải là điều dễdàng Theo công bố trong chương trình FCV, chỉ có 20% start up trong lĩnh vựcFinTech start up sống được, bán được và có lợi nhuận Lĩnh vực tài chính – ngân hàng

là lĩnh vực tiên phong trong việc tiếp nhận và ứng dụng các đặc tính ưu việt của côngnghệ Để tăng cường vị trí cạnh tranh, tăng cường an ninh mạng và dữ liệu là ưu tiênhàng đầu của các ngân hàng Đây cũng chính là lý do mà 73% ngân hàng dự định đầu

tư vào Fintech Tuy nhiên, các ngân hàng cũng có thể sẽ phải đối mặt với nhiều tháchthức do sự thay thế của máy móc và các giải pháp tự động hóa Hay nói cách khách, sựgia tăng cạnh tranh đến từ các công ty Fintech đồng nghĩa với sự xuất hiện của hàngloạt rủi ro đến từ công nghệ Vì vậy để cùng sống và phát triển, cần có sự hiểu biết lẫnnhau giữa công ty FinTech và ngân hàng Qua kết quả nghiên cứu xu hướng chuyểnđộng của Fintech toàn cầu cho thấy, các ngân hàng trên thế giới đang có xu hướngchuyển từ cạnh tranh sang hợp tác để áp dụng các giải pháp công nghệ trong việc cungcấp các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng

Công trình nghiên cứu “ Xu hướng phát triển Fintech trên thế giới, những cơ hội và thách thức đặt ra với ngành ngân hàng và thực tiễn Việt Nam”

Trang 11

Câu hỏi đặt ra là Ngân hàng Nhà nước có vai trò gì trong quá trình hoàn thiện hệ sinh thái, thúc đẩy sự phát triển và hợp tác giữa các công ty Fintech với các NHTM?

Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Hiền- Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng ThS Nguyễn Thị Minh Ngọc -Viện Chiến lược ngân hàng

Nhận thức được vai trò của các công ty Fintech cũng như những cơ hội và thách thức

mà Fintech mang lại đối với ngành ngân hàng, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhànước (NHNN) cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, thúcđẩy sự phát triển của các công ty Fintech đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho sựhợp tác giữa Fintech và các ngân hàng Trước hết, trong những năm qua, NHNN đã vàđang chủ động trong việc tiếp cận vấn đề và đối thoại với các doanh nghiệp trong lĩnhvực Fintech để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện cho việc gia nhập thịtrường của các công ty này Bên cạnh đó, ngày 16/3/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhànước đã ban hành Quyết định số 328/QĐNHNN thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vựccông nghệ tài chính Đây là một bước đi quan trọng và minh chứng cho cách tiếp cậnnghiêm túc của Chính phủ trong việc phát triển một khuôn khổ định hướng cho lĩnhvực Fintech phát triển Dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Fintech, NHNN đã hoànthành Báo cáo đánh giá về Hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam, đồng thời đề ra các nộidung trọng tâm của Fintech cần khẩn trương tập trung nghiên cứu Ngoài ra, Ban Chỉđạo Fintech của NHNN cũng thiết lập các kênh đối thoại trực tiếp với các công tyFintech, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các công tyFintech để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động Gần đây nhất,NHNN đã tiến hành triển khai xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm trong lĩnh vựcngân hàng để tạo lập nền tảng pháp lý và các điều kiện thuận lợi cho quá trình triểnkhai các công nghệ mới, thúc đẩy quá trình hợp tác giữa hệ thống ngân hàng và cáccông ty Fintech Trong Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm

2025, định hướng 2030 cũng đã khẳng định việc cần khuyến khích hợp tác trong mốiquan hệ cạnh tranh lành mạnh giữa ngân hàng và các công ty Fintech và cần ban hànhchuẩn kết nối giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức công nghệ tài chính Tóm lại,

từ quá trình phát triển của Fintech trên thế giới cho thấy đây sẽ tiếp tục là một lĩnh vực

có sự tăng tốc mạnh mẽ trong tương lai, từ đó tạo ra những tác động mạnh đến hoạtđộng của hệ thống ngân hàng trên toàn cầu, trong đó có hệ thống ngân hàng Việt Nam.Trong bối cảnh đó, gia tăng hợp tác với các công ty Fintech là một hướng đi phù hợp

Trang 12

để các ngân hàng Việt Nam có thể nhanh chóng khai thác được các lợi thế so sánh vàhạn chế được những tác động bất lợi có thể xảy ra Nhưng bên cạnh đó, hệ thống ngânhàng cần tiếp tục thực hiện các bước cải tổ mạnh mẽ, đặc biệt trong việc nghiên cứu vàứng dụng Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 43 các thành tựu khoa học kỹ thuật để luôngiữ vai trò là động lực phát triển đi đầu trong hệ thống tài chính Đồng thời, NHNNcũng cần tiếp tục triển khai các giải pháp để hoàn thiện hệ sinh thái Fintech, hỗ trợ cho

sự phát triển của các chủ thể tham gia thị trường, đưa hệ thống tài chính trong nước đạtđược các bước tiến mới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ramạnh mẽ

Công trình nghiên cứu “ Thanh toán bằng hình thức ví điện tử tại Việt Nam thực trạng và giải pháp”

Câu hỏi đặt ra là Nhà nước và chính phủ có những chính sách gì để giúp hỗ trợ việc bảo mật trong việc sử dụng ví điện tử ?

Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Huấn và Nguyễn Thùy Dung của trường Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội

Cần cộng sinh giữa các đơn vị cung cấp ví điện tử với ngân hàng Các đơn vị cungcấp dịch vụ ví điện tử cần hợp tác với ngân hàng để dòng tiền luân chuyển vào tàikhoản vào ví điện tử một cách thuận lợi và nhanh chóng Hiện tại, một số ví điện tửcho phép người dùng nạp tiền vào tài khoản thông qua việc sử dụng thẻ điện thoại

Mở rộng tính năng đáp ứng nhu cầu với Fintech, các ví điện tử ngày nay đòi hỏi sự đadạng hóa dịch vụ Người sử dụng có thể nạp tiền vào tài khoản thông qua thanh toán,chuyển khoản thông qua ngân hàng, Internet Banking, Mobile Banking,…

Hoàn thiện khuân khổ pháp lý: Để kích thích đầu tư thị trường dịch vụ thanh toán điện

tử, Chính phủ cần hoàn thiện và áp dụng các chính sách ưu đãi và đầu tư, ưu đãi thuếthu nhập, hỗ trợ tín dụng đầu tư phải pháp triển đối với các doanh nghiệp thương mại,thiết lập mô hình tổ chức và áp dụng phương thức kinh doanh thương mại, thiết lập môhình tổ chức và áp dụng phương thức kinh doanh theo mô hình hiện đại, công nghệquản lý tiên tiến

Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá để khuyến khích sự tiếp cạn và sửdụng dịch vụ ví điện tử của người dân Công tác tuyên truyền cần phải đưa ra nhiềunội dung hấp dẫn, khuyến mãi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ví điện tử như miễn

Trang 13

phí cho các doanh nghiệp bán hàng chấp nhận ví, miễn phí đăng ký, tặng tiền vào tàikhoản cho khách hàng đăng ký ví…

Tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an ninh thông tin thanh toán điện tử: NHNNnên chủ động theo dõi, cập nhập tình hình an ninh mạng trong nước và quốc tế để cảnhbáo cũng như chỉ đạo các đơn vị trong ngành kịp thời phòng chống, xử lý rủi ro, lỗhổng bảo mật công nghệ thông tin Xây dựng chương trình hợp tác, trao đổi thông tin

và phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông trong phòng chống tộiphạm công nghệ an ninh tối cao cũng như triển khai giải pháp an toàn an ninh mạngtrong thanh toán điện tử

2.1.1.2 Nghiên cứu nước ngoài:

Sự số hóa ngày càng tăng của các nền kinh tế và sự lan rộng nhanh chóng của các công nghệ tiên tiến như máy in 3D, robot và điện toán đám mây, đang có tác động đáng kể đến sản xuất sản xuất trên toàn cầu Trong khi sự phân chia kỹ thuật số giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển (đặc biệt là các quốc gia ở châu Phi cận Sahara) vẫn còn đáng kể, điều này không có nghĩa là các nước đang phát triển sẽ không bị ảnh hưởng trong những thập kỷ tới Với tiền lương tăng ngay cả ở các nước thu nhập thấp, tự động hóa có thể trở thành một lựa chọn ngày càng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong nước, và hơn nữa, tự động hóa sản xuất ở các nước phát triển

sẽ có tác dụng gõ cửa trên toàn cầu

Với đầu tư và tăng trưởng trong sản xuất theo truyền thống được coi là một trong những con đường hứa hẹn nhất để công nghiệp hóa và chuyển đổi kinh tế cho các nền kinh tế đang phát triển, câu hỏi làm thế nào các chính phủ có thể chuẩn bị cho sự thay đổi không thể tránh khỏi này là một vấn đề quan trọng đối với quỹ đạo tăng trưởng dài hạn của Châu Phi

Karishma Banga and Dirk Willem te Velde thuộc Viện phát triển UKaid đã thực hiện thực nghiệm mới về tác động tiềm năng của việc số hóa ngày càng tăng trong sản xuất ở châu Phi và thảo luận về những gì các nhà hoạch định chính sách có thể làm để khai thác cơ hội hiện tại của họ, giải quyết các hạn chế trong sản xuất truyền thống và chuẩn bị cho 'làn sóng kỹ thuật số', sẽ mang lại nó là một loạt các cơ hội và thách thức mới

Trang 14

Có sự phân chia kỹ thuật số toàn cầu đáng kể giữa các nước phát triển và kém pháttriển, tỷ lệ robot được bán trong năm 2015 của Châu Phi ( xấp xỉ 0.2% ) thấp hơn 15 lần so với tỷ lệ GDP năm 2015 ( xấp xỉ 3% ) Sự phân chia kỹ thuật số cũng tồn tại ở các nước châu Phi về cả truy cập và sử dụng

Những nước thu nhập thấp phải đối mặt với vấn đề 2 mặt: họ không chỉ được ít số hóa hơn những nước thu nhập trung bình và những nước thu nhập cao mà còn chịu tác động của việc tăng số hóa cũng thấp hơn

Trang 15

Sự phân chia kỹ thuật số có thể được giảm bớt bằng cách phát triển kỹ năng, vì điều này cải thiện tác động của số hóa đối với năng suất lao động sản xuất Trong trường hợp của Kenya, tỷ lệ lao động lành nghề ở các công ty số hóa cao nhất cao hơn khoảng 20% so với các công ty ít số hóa nhất

Trang 16

Trong trường hợp sản xuất trang thiết bị ở Keyna, robot sẽ trở nên rẻ hơn so với lao động vào năm 2034 - tạo ra cơ hội hẹp cho các nước châu Phi hơn so với suy nghĩ trước đây Giải quyết các hạn chế truyền thống đối với sản xuất vẫn còn quan trọng, nhưng Châu Phi cũng phải chuẩn bị cho tương lai kỹ thuật số

2.1.2 Cơ sở lý thuyết:

2.1.2.1 Cách mạng công nghệ 4.0 là gì?

Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ

Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm

2013 "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo

ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên

Trang 17

Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ

tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cáchmạng Công nghiệp 4.0 như sau:

"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơgiới hóa sản xuất Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuấthàng loạt Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự độnghóa sản xuất Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cáchmạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹthuật số và sinh học"

Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện

"không có tiền lệ lịch sử" Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây,4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính Hơn nữa,

nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia Và chiều rộng và chiều sâucủa những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý

Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệumới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano

2.1.2.2 Fintech là gì?

Hiện tại, chưa có một định nghĩa thống nhất trên toàn cầu cho “FinTech” Tuy

nhiên, thuật ngữ "FinTech", là dạng viết tắt của cụm từ “financial technology” (công

nghệ tài chính), thường biểu thị các công ty hoặc đại diện các công ty kết hợp các dịch

vụ tài chính với các công nghệ hiện đại, sáng tạo Như một quy ước, những công tymới gia nhập vào thị trường sẽ cung cấp các sản phẩm dựa trên Internet theo hướngứng dụng Các công ty FinTech thường hướng tới thu hút khách hàng bằng các sản

Trang 18

phẩm và dịch vụ thân thiện với người dùng, hiệu quả hơn, minh bạch hơn và tự độnghơn so với những sản phẩm và dịch vụ đã có.

Ngoài cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng, FinTech cònphân phối bảo hiểm và các công cụ tài chính khác hoặc cung cấp các dịch vụ bên thứ

ba Theo nghĩa rộng của thuật ngữ, "FinTech" còn có thể bao gồm các công ty cungcấp công nghệ (ví dụ như các giải pháp phần mềm) cho các nhà cung cấp dịch vụ tàichính

Tuy vậy, không thể định nghĩa thuật ngữ "FinTech" dựa trên cơ sở ứng dụng của nótrong các văn bản pháp luật Các công ty FinTech là đối tượng của nhiều loại nghĩa vụpháp lý và pháp luật khác nhau do có các mô hình kinh doanh khác nhau cũng như cácsản phẩm hay dịch vụ đa dạng mà họ cung cấp Ví dụ, các công ty trong ngành côngnghiệp huy động vốn cộng đồng (crowdinvesting) cung cấp các khoản vay hợp vốn(profit-participating loan), quyền hợp vốn không đảm bảo hoặc quan hệ đối tác im lặng(silent partnership) để đảm bảo tài chính doanh nghiệp thì thuộc phạm vi của Luật Đầu

tư của Đức Tuy nhiên, các tổ chức phát hành thẻ thanh toán trên cùng các nền tảngcrowdinvesting này sẽ phải tuân theo Luật Giao dịch Chứng khoán của Đức nếu cổphiếu được bán cho công chúng

Cuối cùng, không thể xây dựng một định nghĩa hạn hẹp về “FinTech" để áp dụngcho tất cả các thực thể thường được liên kết với thuật ngữ “FinTech” Mặc dù hầu hêtcác công ty trong ngành công nghiệp FinTech có một số tính năng chung nhất định,vẫn sẽ luôn có những ngoại lệ để khiến cho không thể tạo ra một định nghĩa chung Ví

dụ, rất nhiều công ty FinTech mới đang trong giai đoạn khởi nghiệp.Tuy nhiên, vìkhông phải tất cả các công ty FinTech đều là các công ty khởi nghiệp, nên việc phânloại này không thể đóng góp vào định nghĩa FinTech Tương tự như vậy là hai yếu tố:

sự tham gia của số lượng lớn các nhà đầu tư vào một cơ hội huy động vốn ("đámđông") hay việc sử dụng các thành phần truyền thông xã hội Mặc dù hai tính năng nàykhông thể thiếu trong hoạt động của nhiều phân đoạn ngành công nghiệp FinTech,chẳng hạn như ở gọi vốn đám đông hoặc giao dịch xã hội (social trading), vẫn cónhững phân đoạn khác, ví dụ như các dịch vụ thanh toán sáng tạo, nơi hai tính năngnày không quan trọng chút nào Vì lý do này, thay vì cố gắng đưa ra một định nghĩahạn hẹp hay theo khía cạnh pháp lý, thì việc phác họa ra các phân khúc của ngànhcông nghiệp FinTech có thể sẽ mang lại hình dung tốt nhất về FinTech

Ngày đăng: 14/08/2020, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w