1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận lý thuyết tài chính mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới

37 58 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 229,73 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Từ sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Việt Nam được xem là mộttrong những quốc gia chuyển đổi thành công và sau hơn 2 thập kỷ đổi mới đã đạt đượcnh

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Việt Nam được xem là mộttrong những quốc gia chuyển đổi thành công và sau hơn 2 thập kỷ đổi mới đã đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, trong đó có thị trường tài chính (TTTC) Đến nay TTTC Việt Nam đã được hìnhthành về cơ bản và có thể khẳng định sự phát triển của TTTC là động lực quan trọng gópphần phát triển các loại thị trường khác trong nền kinh tế như thị trường hàng hoá, dịchvụ; thị trường sức lao động; thị trường bất động sản; thị trường khoa học, công nghệ,…Thực tiễn quá trình hình thành các thị trường trên thế giới và ở nước ta cho thấy TTTC làmột trong những yếu tố cấu thành không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường, cóvai trò đặc biệt quan trọng đối với việc huy động tiết kiệm và phân bổ các nguồn vốn.TTTC phát triển lành mạnh là nhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng caokhả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể và nghiêm túc về quá trình hình thành và sựphát triển nhanh chóng vừa qua của TTTC Việt Nam, chúng tôi cho rằng còn có nhiềuvấn đề tồn tại, hạn chế TTTC Việt Nam đặt trong tổng thể phát triển các loại thị trườngtrong nền kinh tế, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của nềnkinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Trong các thịtrường bộ phận của TTTC, đặc biệt là TTCK, các yếu tố cấu thành thị trường (cung, cầu,hàng hoá, giá cả, cơ chế thanh toán - giao dịch, môi trường thế chế…) cũng chưa đượchình thành và vận hành một cách đồng bộ Vì vậy, sự phát triển nhanh chóng về quy môcủa TTCK Việt Nam trong vài năm trở lại đây đã và đang có nhiều mâu thuẫn với cơ chếđiều hành còn nhiều bất cập, nặng về hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước tronglĩnh vực này Có thể khẳng định, sự hình thành và phát triển của TTTC cần có sự tácđộng của nhiều nhân tố, nhất là vai trò đặc biệt quan trọng của Nhà nước để từng bước

Trang 2

thiết lập và vận hành thị trường theo đúng nghĩa của nó, nhằm khai thác tính ưu việt củaTTTC phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Lý thuyết kinh tế và kinh nghiệm của các nước, nhất là các nước có nền kinh tếchuyển đổi, cho thấy phát triển TTTC là một công việc rất phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi

ro Vì vậy, nhà nước phải nỗ lực để thường xuyên hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và cơchế quản lý; tổ chức bộ máy điều hành hoạt động, quản lý thị trường để điều chỉnh và tạođiều kiện thúc đẩy sự vận hành thông thoáng của thị trường, đápứng yêu cầu phát triểnkinh tế đất nước trong từng thời kỳ theo mục tiêu đã đề ra

2 Mục đích nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu những vấn đề sau

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về TTTC và vai trò của nhà nước đối với sự

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng là mối quan hệ của nhà nước và thị trường tài chính trong CMCN 4.0

Pham vi nghiên cứu là các công trình trong và ngoài nước liên quan

Trang 3

Hàng loạt hệ thống đường sắt được xây dựng, con người có thể đi được xa hơn và liên lạcđược tốt hơn bằng hệ thống điện tín Nông nghiệp cũng phát triển mạnh nhờ các nghiêncứu về canh tác, sinh học Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, dân số tăngtrưởng nhanh và nước Anh cũng như vùng Tây Âu bắt đầu giành lấy vị thế thống trị trêntoàn cầu.

Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0

Trang 4

Ngay sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, cuộc cách mạng lần thứ 2 tiếp diễnsau đó từ nửa cuối thế kỷ 19 nhờ dầu mỏ và động cơ đốt trong Thời kỳ này, điện năngđược sử dụng nhiều hơn và công nghệ kỹ thuật được phát triển vượt bậc Điện thoại, tivi,đài phát thanh đã thay đổi hoàn toàn văn hóa xã hội Trong khi đó, các ngành sản xuấtcũng biến chuyển nhanh chóng với hàng loạt dây chuyền sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng,

tự động hóa

Trong thời kỳ này, xu thế đô thị hóa bắt đầu tăng nhanh gây ra những hệ quả nhất địnhtrong xã hội Tại các vùng nông thôn, sự phát triển của phân hóa học, các nghiên cứu vềsinh học, nông nghiệp đã thúc đẩy năng suất Sản lượng công nghiệp như kim loại, caosu tăng nhanh đã thúc đẩy các ngành kinh tế.Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 này mà thế giới được hưởng tiêu chuẩn sốnghiện đại và chất lượng chưa từng có trong khi dân số tăng trưởng nhanh Mỹ và các nướcTây Âu thời kỳ này là những quốc gia có vị thế dẫn đầu

Cách mạng công nghiệp 3.0

Mặc dù còn nhiều tranh cãi, những cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 được cho là bắt đầu từ khoảng năm 1969 khi nhiều cơ sở hạ tầng điện tử, số hóa và máy tính được phát triển mạnh Vào thập niên 1960, chất bán dẫn và các siêu máy tính được xây

dựng, đến thập niên 70-80 thì máy tính cá nhân ra đời và Internet bắt đầu được biết đến

Cho đến cuối thế kỷ 20, Internet và hàng tỷ thiết bị công nghệ cao cùng nhiều phát minh

mới đã được sử dụng rộng rãi trong xã hội, qua đó hoàn thiện quá trình cách mạng công nghiệp lần thứ 3.

Đến thời điểm thế kỷ 21, một cuộc tranh cãi tiếp tục nổ ra trong quá trình chuyển giao

Trang 5

thống tự động kết nối cao (Internet of Thing), công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới,

Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng giai đoạn đầu thế kỷ 21 mới thai nghén cuộc cách

mạng thứ 4 và cuộc cách mạng thứ 3 vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt Làn sóng thứ 4 chỉthực sự bắt đầu từ khoảng năm 2010 khi những tiến bộ khoa học vượt bậc cho phép conngười vươn ra ngoài không gian Nhiều chuyên gia thậm chí coi cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ 4 là cuộc cách mạng khoa học công nghiệp vũ trụ khi con người có thểkhám phá, khai thác và sinh sống ngoài trái đất

Mặc dù chưa rõ quan điểm của chuyên gia nào là chính xác, nhưng rõ ràng nền côngnghiệp thế giới hiện nay đang có những chuyển biến vượt bậc so với thời kỳ thập niên

1960 Quá trình tự động hóa, sử dụng robot hay những nhà máy thông minh đang ngàycàng được nhiều công ty lựa chọn nhằm tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao năng suất

Theo ước tính của McKinsey, những nhà máy thông minh có thể đóng góp khoảng 2,3nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025 Trong khi đó, nghiên cứu củaMarketsandMarkets cho thấy tổng giá trị thị trường của ngành công nghiệp Internet ofthings đã đạt 94 tỷ USD vào năm 2014 và sẽ tăng lên 151 tỷ USD vào năm 2020

Bên cạnh đó, các hệ thống trí thông minh nhân tạo dần thay thế con người trong nhiềuhoạt động sản xuất, những vật liệu mới được phát minh đã cải tiến được các sản phẩm vànâng cao mức sống Các phát minh mới về năng lượng giúp thúc đẩy hơn nữa quá trìnhphát triển năng lượng sạch, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ cũng như kiểu sản xuất điện năng

Trang 6

Ngay cả mảng giao thông như sản xuất ô tô ngày nay cũng đang có sự thay đổi chóng mắt

về công nghệ Ngoài những ứng dụng như Uber khiến ngành taxi truyền thống chao đảo,

hệ thống lái xe tự động và trí thông minh nhân tạo cùng xe điện của hãng Tesla đang làmtoàn ngành xe hơi phải nhìn nhận lại chiến lược phát triển trong tương lai

Có thể nói, dù thế giới đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay mới chỉthai nghén nó thì ngành công nghiệp toàn cầu cũng đã có những bước phát triển vượt bậcvới sự thay đổi rõ rệt về điều kiện sản xuất so với hồi thập niên 1960, khi cuộc cách mạnglần 3 bắt đầu

Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 mô tả về một môi trường mà máy tính, tự động hóa và con

người nói chung sẽ cùng nhau làm việc theo một cách hoàn toàn mới Những con robot,hay máy móc nói chung, sẽ được kết nối vào những hệ thống máy tính Các hệ thống này

sử dụng thuật toán machine learning để học hỏi và điều khiển máy móc, cần rất ít hoặcthậm chí là không cần sự can thiệp nào từ con người cả

Đây là lý do mà nhiều người gọi Industry 4.0 như là một "nhà máy thông minh" Và để

có đủ dữ liệu phục vụ cho Industry 4.0, các máy móc phải "cống hiến" dữ liệu ngược lại

về hệ thống trung tâm cũng như thu thập dữ liệu từ các nguồn bên ngoài thì quyết địnhđược máy đưa ra mới chính xác Đây chính là khái niệm Internet of Things mà chúng ta

Theo tờ Forbes và các tác giả Hermann, Pentek, Otto, 2016, một hệ thống, hay nói cụ thểhơn là một phân xưởng, cần phải có những điều kiện sau thì mới được gọi là "công

Trang 7

Khả năng giao tiếp: máy móc, thiết bị, cảm biến và con người phải được kết nối

và liên lạc với nhau

Minh bạch thông tin: hệ thống tạo ra một "bản sao" của thế giới thật, bản sao này

định hình bằng các dữ liệu thu thập từ cảm biến, máy móc

Hỗ trợ kĩ thuật: máy móc, hệ thống phải hỗ trợ con người ra quyết định, giải

quyết vấn đề, giúp con người làm những việc quá phức tạp hoặc không an toàn

Ra quyết định theo mô hình phân tán: những quyết định đơn giản cần phải được

quyết bởi máy, nhanh chóng, tự động, không cần con người can thiệp

Ví dụ: 1 xưởng sản xuất nội thất

Trong xưởng này, theo truyền thống, sẽ có những người thợ mộc đo đạc, cắt xẻ gỗ,ráp những miếng gỗ lại, sơn phết, hoàn thiện, đóng gói trước khi đưa ra xe hàng chở

đi Trong suốt quá trình đó có nhiều nguy hiểm: máy cưa cắt có thể cắt phải tay châncủa thợ mộc, sơn có thể chứa hóa chất độc hại Con người cũng có thể phạm sai lầm khi cắt miếng gỗ ngắn hơn so với thiết kế hay lỡsơn nhiều hơn bình thường Tất cả máy móc trong phân xưởng này đều là những thiết

bị cũ kĩ, thủ công, và cần con người vận hành

Để xưởng này trở thành "công nghiệp 4.0", chủ xưởng cần phải nâng cấp máy mócnày sao cho chúng có thể tự chạy, tự thu thập dữ liệu, tự ra quyết định Ví dụ, họ cóthể thay những máy cắt gỗ thủ công bằng những hệ thống mới hơn có khả năng thuthập dữ liệu Khi lưỡi cưa cắt gỗ, nó sẽ liên tục kiểm tra với thiết kế để biết khi nào thìdừng lại

Chiều dài, tiết diện mỗi thanh gỗ được cắt đều được lưu trữ về một máy chủ trung tâm

để dự đoán xem lưỡi cưa có bị lục không, thời gian cắt mỗi mét là bao nhiêu, khi nàothì cần bảo trì máy chứ không phải đợi hư rồi mới sửa

Trang 8

Những cảm biến mới cũng được gắn vào từng sản phẩm thô để biết bao nhiêu món đãđược đẩy sang khâu sơn phết, hoàn thiện, bao nhiêu sản phẩm bị bỏ đi Và việc quyếtđịnh nên dùng thùng sơn A, B hay C sẽ do máy chọn dựa theo lượng sơn còn lại trongtừng thùng, người ta không phải mở nắp thùng ra xem thủ công (cảm biến bên trong

sẽ báo lượng sơn còn lại) Việc quyết định sơn bằng thùng sơn nào là quyết định nhỏnhặt, máy làm được thì để máy làm, anh thợ mộc sẽ làm khâu khác giúp rút ngắn thờigian làm các khâu sản xuất từ đó tăng năng suất và hiệu quả làm việc

1.2 Khái niệm và phân loại thị trường tài chính

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng cácnguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhấtđịnh Thị trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sản tài chínhhay các công vốn hoặc vốn Đây cũng là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệthống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa Thị trường tàichính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốcgia

Cơ sở khách quan cho sự ra đời

Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện vàtồn tại của thị trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mẫuthuận giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tế phát triển Trongnền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên là nhu cầu và mộtbên là khả năng về vốn Mâu thuẫn này ban đầu được giải quyết thông qua hoạt độngcủa ngân hàng với vai trò trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn vàngười cần vốn Khi kinh tế hàng hóa phát triển cao, nhiều hình thức huy động vốnmới linh hoạt hơn nảy sinh và phát triển, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết cân đốigiữa cung và cầu về các nguồn lực tài chính trong xã hội, làm xuất hiện các công cụ

Trang 9

huy động vốn như trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp, trái phiếu của chínhphủ - Đó là những loại giấy tờ có giá trị, gọi chung là các loại chứng khoán Và từ

đó xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ sở hữu khác nhau các loạichứng khoán Điều này làm xuất hiện một loại thị trường để cân đối cung cầu về vốntrong nền kinh tế là thị trường tài chính

Do đó, Cơ sở khách quan cho sự ra đời của thị trường tài chính là sự giải quyết mẫuthuẫn giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua các công cụ tài chính đặcbiệt là các loại chứng khoán, làm nảy sinh nhu cầu mua bán, chuyển nhượng chứngkhoán giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế Chính sự phát triển của nền kinh

tế hàng hóa và tiền tệ mà đỉnh cao của nó là kinh tế thị trường làm nảy sinh một loạithị trường mới là thị trường tài chính

Thị trường tài chính hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tếthị trường Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện những chủ thểcần nguồn tài chính và những người có khả năng cung ứng nguồn tài chính Khi nềnkinh tế thị trường ngày càng phát triển thì các hoạt động về phát hành và mua bán lạicác chứng khoán cũng phát triển, hình thành một thị trường riêng nhằm làm cho cungcầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng và thuận lợi hơn, đó là thị trường tài chính

Đối tượng của thị trường tài chính

Thị trường tài chính là một loại thị trường đặc biệt nên đối tượng mua bán trên thịtrường tài chính là một loại hàng hóa đặc biệt - đó là quyền sử dụng vốn ngắn hạnhoặc dài han Thực chất của quan hệ giao dịch trên thị trường tài chính là người tamua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua hình thức mua bán bên ngoài

là các loại giấy tờ có giá trị, gọi chung là chứng khoán

Các chủ thể tham gia thị trường tài chính bao gồm

 Người bán quyền sử dụng nguồn tài chính là người có dư thừa nguồn tài chínhđem nhượng quyền sử dụng guồn tài chính đó nhằm thu được những khoản lợi tứcnhất định - Người mua chứng khoán

Trang 10

 Người mua quyền sử dụng nguồn tài chính là những người đang có nhu cầu vềnguồn tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu của mình Trên thị trường tài chính,người mua quyền sử dụng nguồn tài chính là người phát hành - Người bán chứngkhoán.

Cấu trúc thị trường tài chính

Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được

Cho đến nay, ở Việt Nam thị trường tài chính đã chính thức được xác lập, cấu thànhbởi 2 bộ phận chủ yếu là: Thị trường tiền tệ và Thị trường vốn

 Thị trường tiền tệ (TTTT) của Việt Nam:

TTTT ở nước ta bắt đầu được hình thành từ năm năm 1990 sau khi hệ thốngngân hàng một cấp của Việt Nam chính thức chuyển sang mô hình hệ thốngngân hàng 2 cấp Hiện nay, TTTT của nước ta được cấu thành các bộ phậnsau:

- Thị trường tín dụng ngắn hạn

- Thị trường nội tệ liên ngân hàng;

- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng;

- Thị trường ngoại hối; - Thị trường tín phiếu kho bạc;

Trang 11

cầu hội nhập Thể hiện cụ thể ở mức tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởngtín dụng trong nhưng năm gần đây

Trang 12

Biểu đồ 2: Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại từ 2004 - 2009

 Thị trường vốn Việt Nam:

Thực trạng về quy mô hoạt động và sự phát triển của các chủ thể tham gia Thịtrường chứng khoán, cụ thể: Ngày đầu khai trương Thị trường giao dịch chứngkhoán (TTGDCK) Thành phố Hồ Chí Minh, thị trường mới chỉ có 2 công tyniêm yết, đến cuối năm 2007, trên thị trường có tổ chức đã có 775 loại chứngkhoán được niêm yết và đăng kí giao dịch, với tổng khối lượng là hơn 4.304,72triệu chứng khoán và tổng giá trị là hơn 147.761,97 tỷ đồng Trong đó số cổphiếu niêm yết là 207 (TTGDCK Hà Nội là 91 DNNY, sàn giao dịch chúngkhoán Thành phố Hồ Chí Minh là 116 DNNY) với tổng khối lượng niêm yếtkhoảng gần 3.082,37 triệu cổ phiếu và giá trị niêm yết là khoảng hơn30.823,697 tỷ đồng Bên cạnh đó, còn có 566 loại TPCP và TPDN (159 tráiphiếu niêm yết tại TTGDCK Hà Nội và 407 trái phiếu niêm yết tại TTGDCKThành phố Hồ Chí Minh) với tổng khối lượng niêm yết khoảng 1.122,35 triệutrái phiếu và tổng giá trị niêm yết khoảng 155.938.27 tỷ đồng

Bảng 1: Quy mô khối lượng niêm yết và giá trị giao dịch chứng khoán niêm yết trêntoàn thị trường niêm yết tính đến cuối năm 2007

Chỉ

tiêu

gkhoán

khácKhối

Trang 13

1.000.000,00

Trang 14

Căn cứ theo phương thức huy động nguồn tài chính

 Thị trường nợ: Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn trênthị trường tài chính là đưa ra một công cụ vay nợ, ví dụ như trái khoán hay mộtmón vay thế chấp Công cụ vay nợ là sự thoả thuận có tính chất hợp đồng có lãisuất cố định và hoàn trả tiền vốn vào cuối kì hạn Kì hạn dưới 1 năm là ngắn hạn,trên 1 năm là trung và dài hạn Thị trường nợ là thị trường diễn ra việc mua báncác công cụ nợ kể trên;

 Thị trường vốn cổ phần: Phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các công ty pháthành cổ phiếu Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của công ty cóquyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty sau khi trừ chi phí, thuế và thanh toáncho chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ)

Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính

 Thị trường sơ cấp: Là thị trường tài chính trong đó diễn ra việc mua bán chứngkhoán đang phát hành hay chứng khoán mới Việc mua bán chứng khoán trên thịtrường cấp một thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân hàng;

 Thị trường thứ cấp: Là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát hành.Khi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này thì người vừa bánchứng khoán nhận được tiền bán chứng khoán còn công ty phát hành không thuđược tiền nữa, một công ty thu được vốn chỉ khi chứng khoán của nó được bán lầnđầu tiên trên thị trường sơ cấp

Căn cứ vào tính chất pháp lý

 Thị trường tài chính chính thức: là bộ phận của thị trường tài chính, mà tại đó mọihoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theonhững nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản phápluật Các chủ thể tham gia được pháp luật thừa nhận và bảo vệ;

Trang 15

 Thị trường tài chính không chính thức: là thị trường tài chính, mà ở đó mọi hoạtđộng huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính và người cần nguồn tàichính không theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định.

Chức năng của thị trường tài chính

 Chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tàichính đến những chủ thể cần nguồn tài chính:

Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến ngườikinh doanh Giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợiđến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi

 Là môi trường để Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ

Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mởcửa, cải cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành tráiphiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngànhsản xuất kinh doanh trong nước

 Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán;

 Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp

Vai trò của thị trường tài chính

 Thị trường tài chính thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, đểtài trợ cho nhu cầu đầu tư và tiêu dùng;

 Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư

 Thị trường tài chính góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính;

 Thị trường tài chính thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhànước

1.3 Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính

Trang 16

1.3.1 Nhà nước tác động lên thị trường tài chính

 Cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Tuy bàn tay vô hình của thị trường tự do thường tỏ ra có ưu thế vượt trội so vớibàn tay hữu hình của nhà nước trong việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm của xãhội Nhưng trong nhiều trường hợp, bàn tay vô hình vận hành không tốt đã dẫn tớinhững bất ổn, khủng hoảng trên thị trường mà các nhà kinh tế gọi là thất bại thịtrường, đó là: (1) Cạnh tranh không hoàn hảo; (2) Hàng hoá công cộng; (3) Ngoại ứng;(4) Thông tin bất cân xứng; (5) Sự mất ổn định nền kinh tế; (6) Sự mất công bằng xãhội Khi đó, cần có sự can thiệp của nhà nước vào thị trường để khắc phục hậu quả củanó

 Cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước trong phát triển thị trường tài chính

Là bộ phận quan trọng và nhạy cảm nhất của nền kinh tế thị trường, thị trường tàichính luôn ẩn chứa trong nó những khiếm khuyết mang tính cố hữu và rủi ro cao

Vì thế bài đã tập trung phân tích cơ sở khách quan về sự can thiệp của nhà nướcnhằm khắc phục những thất bại thị trường để TTTC hoạt động lành mạnh, ổn định,hiệu quả, cụ thể:

(1) Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng: Hiện tượng thông tin bất cân xứng trênTTTC sẽ gây ra hai hiệu ứng tiêu cực của nó là: Lựa chọn đối nghịch và Hiểm hoạđạo đức Trong trường hợp này, nhà nước can thiệp để tăng cường tính công khai,minh bạch của thị trường

(2) Chi phí giao dịch cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các nhà đầu tưnhỏ lẻ Để khắc phục nhược điểm này, nhà nước thường có chính sách ưu đãi đốivới các nhà đầu tư nhỏ lẻ; đa dạng hóa hàng hóa trên thị trường và thúc đẩy sựphát triển nhanh của các hoạt động dịch vụ tài chính, tiền tệ nhằm tạo cơ hội thuậnlợi cho công chúng đầu tư tham gia TTTC

(3) Sự bất ổn định mang tính hệ thống: Chính sự vận hành phức tạp của TTTC lạimang trong lòng nó một căn bệnh trầm kha là sự bất ổn định mang tính hệ thống

mà hậu quả của nó dẫn tới những hoảng loạn, đổ vỡ của hệ thống tài chính mang

Trang 17

tính cục bộ, hoặc lan chuyền hệ thống Để hạn chế những rủi ro phát sinh trênTTTC, trong điều hành nền kinh tế nhà nước phải kết hợp chặt chẽ giữa chính sáchtiền tệ và chính sách tài khoá; Thắt chặt hơn nữa những biện pháp duy trì an toàncủa hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), tập 6 trung vào quản lý rủi ro liênquan đến TTCK đối với các NHTM Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và hệ thốngthông tin quản lý để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các TCTD cũng như hệthống tài chính

(4) Các rủi ro liên quan đến tiến trình tự do hóa tài chính và khủng hoảng tài chính

- tiền tệ: tự do hóa tài chính là điều cần thiết đối với các nước đang phát triển vàcác nước có nền kinh tế chuyển đổi Tuy nhiên đối với các nước này tự do hóa tàichính, nhất là tự do hóa tài khoản vốn đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp kinh tếbất ổn định do thiếu chính sách quản lý vĩ mô hiệu quả nên tiềm ẩn nhiều rủi dodẫn đến đổ vỡ hệ thống tài chính trong nước và bùng phát khủng hoảng Vì vậy, tự

do hóa tài chính phải nằm trong sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhà nước bằngpháp luật, bằng các công cụ điều tiết về kinh tế, tiến hành theo lộ trình, bước đichủ động, thận trọng và hiệu quả, duy trì và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

 Vai trò của nhà nước đối với thị trường tiền tệ (TTTT)

(1) Vai trò của Nhà nước thể hiện trên một số mặt:

- Đã hình thành một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho hoạt động của TTTT, theohướng hiện đại và hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới - Đã tạođiều kiện để TTTT hình thành tương đối đầy đủ các bộ phận thị trường - Vai tròđiều tiết của các cơ quan quản lý thị trường mà đặc biệt là ngân hàng nhà nước(NHNN) có những bước biến chuyển đáng kể

- Đã từng bước hiện đại hóa hoạt động của TTTT - TTTT Việt Nam đã từng bướchội nhập kinh tế quốc tế

(2) Những mặt còn hạn chế đến vai trò của nhà nước trong phát triển TTTT, thểhiện trên một số mặt sau:

Trang 18

- Vai trò điều hành CSTT của NHNN chưa thực sự hiệu quả - TTTT Việt Namvẫn còn phát triển ở mức độ thấp xét trên cả góc độ quy mô, hiệu quả và tính cạnhtranh của thị trường

- Môi trường và điều kiện chưa thật thuận lợi nên thành viên tham gia thị trườngcòn rất hạn chế cả về số lượng và trình độ - Hoạt động trên TTTT còn tiềm ẩnnhiều rủi ro

- NHNN chưa thực sự quan tâm phát triển các công cụ giao dịch và loại nghiệp vụthị trường

(3) Nguyên nhân của những mặt còn hạn chế đến vai trò của nhà nước trong pháttriển TTTT:

- Nguyên nhân cơ bản và sâu xa nhất là nền kinh tế Việt Nam phát triển ở trình độthấp, tăng trưởng chưa bền vững, hơn nữa lại đang trong quá trình chuyển đổi nênluôn tiềm ẩn những rủi ro khó dự đoán

- Sự “nở rộ” quá mức về số lượng các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính kháctrong một thị trường chật hẹp

- Năng lực nội tại của các định chế tài chính trung gian còn yếu

- Sự liên kết giữa các bộ phận TTTT và sự liên kết giữa TTTT và thị trường vốncòn thiếu chặt chẽ, khiến cho những chính sách điều hành khi đưa vào thực hiệnkhông đem lại hiệu quả

- Khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động của TTTT còn chưa đồng bộ

- Thiếu hệ thống cảnh báo sớm và thu thập thông tin tin cậy

 Vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường vốn ở ViệtNam

Sau gần 10 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những thànhtựu đáng ghi nhận Trong đó nhà nước đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sựphát triển thị trường tài chính, thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau :

Ngày đăng: 14/08/2020, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w