1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận lý thuyết tài chính mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới (cách mạng công nghệ 4 0

46 97 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Đặc biệt trong thời kì công nghệ mới, CMCN 4.0 sẽ tác động đến nền kinh tế,trong đó có cả thị trường tài chính mà có thể nhìn thấy trên phương diện cơ hội và tháchthức và đặt ra cho nhà

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Đã từ lâu thị trường tài chính luôn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo pháttriển kinh tế đất nước, đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích tiết kiệm, đầu tư vàthúc đẩy quá trình vốn hóa trong nền kinh tế Các chính sách tài chính - tiền tệ luôn đượcchính phủ thực hiện, tác động đến thị trường tài chính nhằm đạt được các mục tiêu củanền kinh tế Đặc biệt trong thời kì công nghệ mới, CMCN 4.0 sẽ tác động đến nền kinh tế,trong đó có cả thị trường tài chính mà có thể nhìn thấy trên phương diện cơ hội và tháchthức và đặt ra cho nhà nước những bài toán khó trong việc quản lí thị trường này Trước

sự tiến bộ của công nghệ thế giới đang thay đổi nhanh chóng và người ta nói nhiều tớiCông nghiệp 4.0 để hàm ý rằng, tiến bộ công nghệ đang làm thay đổi cách thức các quan

hệ sản xuất và quan hệ kinh tế vận hành Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với những ứngdụng công nghệ mới, hiện đại dự báo sẽ tạo ra hàng loạt thay đổi mang tính bước ngoặtlịch sử, ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế - xã hội ở tất cả các quốc gia, trong đó có lĩnh vựctài chính

Đối chiếu với nền tảng mà Việt Nam đang có với những đặc trưng của cuộc CMCN4.0 có thể thấy, Việt Nam hội tụ một số điều kiện thuận lợi là nền tảng tốt cho phát triểnCMCN 4.0 trong các ngành, nghề nói chung và ngành tài chính nói riêng Bối cảnhCMCN 4.0 đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý, như các luật và chính sách mới banhành, sự đa dạng các hình thức mới trong hoạt động tài chính đòi hỏi cán bộ quản lý nhànước không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ Cần có chiến lược đào tạo các cán bộquản lý trong ngành TCNH, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp cao theo hướng vững vàng vềchuyên môn và thường xuyên cập nhật các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩnquốc tế

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thị trường tài chính thế giới nói chung vàViệt Nam nói riêng, đồng thời nói lên ảnh hưởng của CMCN 4.0 tác động đến thị trườngtài chính và mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường tài chính và các cơ hội và thách thứcđối với Việt Nam trước bối cảnh mới, đặt ra bài toán mới cho nhà nước về cơ chế quản líthị trường tài chính trong thời kì CMCN 4.0

Trang 2

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nghiên cứu khoa học và lí thuyết kinh tế vềTTTC trong thời kì mới Các chính sách, quyết định mới của nhà nước đối với nhữngthay đổi của TTTC trong bối cảnh CMCN 4.0.

Nghiên cứu này nhắm tới các mục tiêu sau: (i) tình hình thị trường tài chính ViệtNam hiện tại và mối quan hệ với nhà nước (ii) tác động của CMCN 4.0 đến thị trường tàichính và mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường này (iii) đề xuất những phương án phùhợp trong việc áp dụng CMCN 4.0 vào cơ chế quản lí của nhà nước để phù hợp với nềnkinh tế của đất nước

PHẦN NỘI DUNG Chương I Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu.

1 Tổng quan nghiên cứu

Theo Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giớimang đến cái nhìn đơn giản hơn về CMCN 4.0 như sau: "CMCN đầu tiên sử dụng nănglượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứngdụng điện năng để sản xuất hàng loạt Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và côngnghệ thông tin để tự động hóa sản xuất Bây giờ, cuộc CMCN thứ tư đang nảy nở từ cuộccách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹthuật số và sinh học"

2 Cơ sở lí thuyết và khung phân tích

2.1 Cơ sở lý thuyết

Lịch sử kinh tế thế giới đương đại đã cho thấy, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường ởbất kỳ giai đoạn phát triển nào cũng được giới khoa học chính trị, quản lý kinh tế quantâm nghiên cứu và tìm cách giải quyết Điều này được phản ánh trong các lý thuyết vềkinh tế sau đây:

2.1.1 Lý thuyết về tự do kinh tế

Lý thuyết này chủ trương đề cao vai trò của thị trường, ủng hộ tự do kinh tế và hạn chếđến mức thấp nhất sự can thiệp của nhà nước, thậm chí nguồn gốc của lý thuyết này là Lý

Trang 3

thuyết kinh tế học cổ điển còn nhấn mạnh: nhà nước không can thiệp vào kinh tế Lýthuyết kinh tế học cổ điển ra đời từ nửa cuối thế kỷ XVIII và trở thành trường phái thốngtrị cho tới đầu thế kỷ XX với các đại biểu chính: A.Smith, J.B.Say, T.R.Malthus, J.S.Mill,D.Ricardo; trong đó tiêu biểu là A.Smith (1723-1790) với thuyết “Bàn tay vô hình”.

Xuất phát từ nhân tố “con người kinh tế” theo chủ nghĩa cá nhân, A.Smith cho rằng conngười bị chi phối bởi lợi ích cá nhân và trong khi chạy theo lợi ích đó, con người đã bịmột “bàn tay vô hình” buộc phải thực hiện thêm nhiệm vụ đáp ứng lợi ích của xã hội.Trong đó, lợi ích cá nhân là lợi ích xuất phát, lợi ích của xã hội là lợi ích phụ thuộc, giữachúng không có mâu thuẫn với nhau và lợi ích của xã hội sẽ được phát triển trong quátrình lợi ích cá nhân được thỏa mãn

2.1.2 Lý thuyết kinh tế có điều tiết

Đây là lý thuyết điển hình về nền kinh tế có sự can thiệp mạnh của nhà nước doJ.M.Keynes (1884-1946) đề ra Theo đó, ông phê phán kịch liệt chính sách tự do kinh tếcủa chủ nghĩa bảo thủ dựa trên thuyết “bàn tay vô hình” của A.Smith, thuyết “cân bằngtổng quát” của L.Walras và cho rằng chúng không thể bảo đảm cho nền kinh tế phát triểnlành mạnh Qua đây, ông khẳng định vai trò to lớn của nhà nước trong nền kinh tế vànhấn mạnh thị trường không thể khắc phục được khủng hoảng kinh tế cũng như giải quyếtđược nạn thất nghiệp, nhất là trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của lực lượng sảnxuất Vai trò, chức năng quản lý kinh tế đó của nhà nước, theo ông, được thể hiện tậptrung ở việc điều chỉnh tổng cầu Trong lý thuyết đề cao vai trò nhà nước can thiệp vàokinh tế của mình, J.M.Keynes đặc biệt nhấn mạnh đầu tư nhà nước có quy mô lớn để sửdụng tư bản nhàn rỗi, lao động thất nghiệp cũng như các chính sách tài chính, tín dụng,tiền tệ, thuế và ông coi đây là những công cụ kinh tế vĩ mô rất quan trọng của nhà nước đểđiều tiết có hiệu quả nền kinh tế

2.1.3 Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp

Quan điểm về nền kinh tế hỗn hợp đã có từ cuối thế kỷ XIX và được P.A.Samuelson nânglên thành tư tưởng chủ yếu trong “kinh tế học” của mình với chủ trương muốn phát triểnkinh tế phải dựa vào cả “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” là thị trường và nhà

Trang 4

nước Ông nhấn mạnh, để điều hành một nền kinh tế mà không có nhà nước hoặc không

có thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay

Theo ông, đặc điểm kinh tế cơ bản cần nắm vững để giúp nền kinh tế tăng trưởng và pháttriển lành mạnh là thị trường cần được kiểm soát thông qua sự chỉ huy vô hình của cácquy luật kinh tế thị trường, còn nhà nước nên có chức năng quản lý kinh tế là kiểm soátthị trường bằng các mệnh lệnh điều tiết, các kích thích tài chính Do đó, để khắc phụckhuyết tật của kinh tế thị trường cần phải có bàn tay quản lý của nhà nước

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế chia sẻ, tuy nhiên, chưa có mộtđịnh nghĩa thống nhất về kinh tế chia sẻ cho tất cả mọi trường hợp hay mọi quốc gia.Theo Cristiano Codagnone and Bertin Martens (2016), kinh tế chia sẻ còn được gọi theonhiều tên khác nhau như: kinh tế cộng tác, kinh tế theo cầu, kinh tế nền tảng, kinh tế truycập, kinh tế dựa trên các ứng dụng di động…) Kinh tế chia sẻ cũng được coi là hoạt độngtái thiết kinh tế, trong đó các cá nhân ẩn danh có thể sử dụng các tài sản, dịch vụ nhàn rỗi(bao gồm cả các tài sản vô hình như kỹ năng cá nhân và thời gian rảnh rỗi), được sở hữubởi các cá nhân khác thông qua các nền tảng kết hợp trên internet Đó là một mô hình kếtnối để người tiêu dùng có thể tận dụng nguồn lực dư thừa của nhau

Theo Investopedia, kinh tế chia sẻ có nhiều hình thức, nhưng hiện nay thường có điểmchung là sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp cho các cá nhân, tập đoàn, phi lợinhuận và chính quyền, từ đó cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua sự tái phânphối, chia sẻ và tái sử dụng các năng lực dư thừa hàng hóa và dịch vụ

Trang 5

Tuy còn nhiều tranh luận về mối quan hệ nhà nước và thị trường (thị trường nhiều hay ít,nhà nước can thiệp ít hay nhiều), tất cả các lý thuyết về kinh tế nêu trên đều thừa nhận vaitrò, chức năng quản lý kinh tế không thể thiếu được của nhà nước trong nền kinh tế thịtrường, cho dù chỉ là tối thiểu.

Ở nước ta, nhận thức và thực tiễn cho thấy, mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường cònchưa rõ ràng, nhất là việc cụ thể hóa vai trò của Nhà nước, vai trò của thị trường trong nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễnqua 30 năm đổi mới (1986-2016) đã chỉ rõ: “Cần nghiên cứu làm sáng tỏ hơn mối quan hệgiữa Nhà nước và thị trường Xác định rõ vai trò của Nhà nước, vai trò của thị trường, ”.Chỉ khi nào việc phân vai giữa Nhà nước và thị trường được làm rõ và được quy định bởipháp luật bằng các chức năng, nhiệm vụ cụ thể, thì khi đó mối quan hệ giữa Nhà nước vàthị trường mới là biện chứng, tương hợp và hỗ trợ cho nhau

2.2 Khung phân tích

Bài nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích xoay quanh sơ đồ sau:

Trang 6

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu được lấy từ các web của Bộ Tài chính, các kết quảnghiên cứu và các danh mục tham luận tại các hội thảo tài chính

Các số liệu khác được tổng hợp từ các báo cáo của Ngân hàng nhà nước, các niên giámthống kê hàng năm, các chỉ số tổng hợp…

Chương II: Kết quả và thảo luận

1 Kết quả nghiên cứu

1.1 Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường tài chính

1.1.1 Vài nét khái quát về thị trường tài chính Việt Nam

Cho đến nay, ở Việt Nam thị trường tài chính đã được chính thức xác lập, được cấu thànhhai bộ phận chủ yếu là:

- Thị trường tiền tệ;

- Thị trường vốn.

Trang 7

1.1.1.1 Thị trường tiền tệ của Việt Nam

Thị trường tiền tệ ở nước ta chính thức ra đời từ năm 1990, sau khi hệ thống ngân hàngmột cấp của Việt Nam chính thức chuyển sang mô hình hệ thống ngân hàng hai cấp Từkhi ra đời cho đến nay, thị trường tiền tệ Việt Nam không ngừng phát triển, đáp ứng tốtnhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế

Hiện nay thị trường tiền tệ của nước ta được cấu thành từ các bộ phận sau: thị trường tiềngửi (tín dụng), thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thịtrường tín phiếu kho bạc và thị trường trường mở Cụ thể:

Thị trường tiền gửi, hay còn gọi là thị trường tín dụng: thị trường này chính thứcđược hình thành từ năm 1990 sau khi hệ thống ngân hàng của Việt Nam chuyển sang môhình hệ thống ngân hàng hai cấp Hoạt động trên thị trường này là hoạt động đi vay – huyđộng vốn và hoạt động cho vay – sử dụng vốn của các ngân hàng thương maị, bao gồm:các hoạt động tín dụng ngân hàng truyền thống, như huy động tiền gửi các loại và cungứng tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với nền kinh tế quốc dân

Về phương diện mua vốn và bán vốn của các ngân hàng thương mại và của tất cả các tổchức tín dụng khác trong những năm gần đấy đều có sự tăng tiến về lượng (trung bìnhvượt 22 - 30% so với năm trước1), phong phú về thể loại và sự nâng cao không ngừng vềchất lượng Điều đó cho thấy đây là thị trường cung ứng vốn chủ yếu của nền kinh tế

Thị trường nội tệ liên ngân hàng: thị trường mua bán các khoản vốn ngắn hạn giữacác ngân hàng thương mại Ở Việt Nam thị trường này được thành lập theo Quyết định số136/QĐ-NHNN ngày 10/3/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, được tổ chức vàđưa vào hoạt động từ đầu năm 1994, nhằm giải quyết nhu cầu vốn tín dụng giữa các ngânhàng thương mại trước khi vay tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước Tham gia vào thịtrường này ngoài các ngân hàng thương mại của Việt Nam còn có các ngân hàng nướcngoài và các ngân hàng liên doanh Sự vay mượn trên thị trường này thường có số lượnglớn và lãi suất theo thỏa thuận

1 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 8

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2018 trên thị trường liên ngân hàng, nhóm 3 "ông lớn" BIDV, VietinBank, Vietcombank tiếp tục là những nhà băng cho vay nhiều nhất, đồng thời bỏ xa các NHTMCP tư nhân

Tuy nhiên, nếu như BIDV dẫn đầu về cho vay dân cư, tổ chức kinh tế thì Vietcombank mới là "chủ nợ" lớn nhất trên thị trường liên ngân hàng với 157.074 tỷ đồng trong quý đầu năm nay Mặc dù con số tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác của Vietcombank đến cuối tháng 3 đã giảm mạnh (32%) so với đầu năm song ngân hàng này còn bỏ xa những nhà băng khác trên thị trường 2

Dư nợ cho vay các TCTD khác của Vietcombank cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của ngân hàng này Trong khi tại BIDV hay VietinBank, tiền gửi và cho vay các TCTD khác thường chỉ bằng khoảng 10-15% dư nợ cho vay dân cư, tổ chức kinh tế thì tỷ

lệ này tại Vietcombank cao hơn nhiều: 44% hồi đầu năm và 28% cuối tháng 3/2018.

Theo sau Vietcombank là BIDV và VietinBank với tổng tiền gửi tại TCTD và cho vay liên ngân hàng lần lượt là 119.261 tỷ và 104.458 tỷ.

Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác của các ngân hàng - đơn vị: tỷ đồng

Trang 9

Ở nhóm NHTM CP tư nhân, MBB, Techcombank, SHB và ACB là những ngân hàng thường có tiền gửi tại các TCTD, cho vay các TCTD tương đối lớn và nhỉnh hơn các ngân hàng khác Cụ thể, tại thời điểm 31/3/2018, dư nợ tiền gửi và cho vay các TCTD của MBB đạt 37.658 tỷ đồng, Techcombank là 31.985 tỷ, SHB là 30.818 tỷ.

Tính đến cuối tháng 3/2018, số dư tiền gửi, cho vay liên ngân hàng tại phần lớn các nhà băng giảm so với thời điểm cuối năm 2017 Trong đó, xét về con số tuyệt đối thì Vietcombank giảm mạnh nhất với 75.899 tỷ đồng sau đó đến MB giảm 15.839 tỷ Còn xét

về tỷ lệ chênh lệch, nhóm ngân hàng nhỏ lại giảm mạnh mẽ nhất, như ABBank giảm tới 50%, OCB giảm 71%

Số ít có BIDV, Techcombank, VPBank và ACB đi gửi tiền và cho vay các TCTD khác nhiều hơn Trong đó, BIDV và Techcombank chỉ tăng nhẹ thêm 906 tỷ và 1.829 tỷ; còn VPBank tăng thêm 5.600 tỷ, ACB tăng gần 7.000 tỷ tương ứng với 32% và 78%.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: ngày 20/9/1994, Ngân hàng Nhà nước đã raQuyết định số 203/1994/NHNN về việc thành lập Thị trường Ngoại tệ Liên ngân hàng vàquyết định số 203/QĐ-NH13 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thịtrường Ngoại tệ Liên ngân hàng Sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đánhdấu một bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoạihối Việt Nam theo các chuẩn quốc tế

Thành phần tham gia thị trường này là các ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần,ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài (thông qua chi nhánh của nó ở Việt Nam)

Việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có vai trò quan trọng trongviệc xác lập tỉ giá hối đoái thị trường giữa các ngân hàng thương mại, tạo ra một căn cứquan trọng để Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ giá hối đoái chuẩn (chính thức) hàng ngàytrên cơ sở cung cầu về ngoại tệ trên thị trường

Thị trường tín phiếu kho bạc: được triển khai thí điểm từ tháng 12/1994 à chínhthức đi vào hoạt động từ tháng 6/1995

Tham gia vào thị trường này có:

Trang 10

- Người bán: Chính phủ (Kho bạc Nhà nước Việt Nam);

- Người mua: là các tổ chức tài chính trung gian như các ngân hàng thương mại, các

công ty tài chính, công ty bảo hiểm

Giá mua là lãi suất qua đấu thầu, hình thức mua là dang ghi sổ hay chứng chỉ tín phiếu

Thị trường trái phiếu kho bạc là tiền thân của thị trường mở sau này Thị trường tráiphiếu kho bạc có số phiên đấu thầu và số lượng phát hành tăng dần qua các năm năm.Theo HNX cho biết, phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ cuối cùng của năm 2018, diễn ravào ngày 26/12 tại Sở, Kho bạc Nhà nước đã gọi thầu 10.000 tỷ đồng trái phiếu Chínhphủ Kết quả, huy động được 4.310 tỷ đồng, nâng tổng mức huy động thành công tráiphiếu Chính phủ cả năm lên 165.797 tỷ đồng

Hoạt động của thị trường mở: Ngân hàng Nhà nước khai trương nghiệp vụ thịtrường mở ngày 12/7/2000 Nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần giải quyết tình trạngkhó khăn về vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng trong một số thời điểm thiếu hụt Mặtkhác, nó còn nhằm điều tiết lãi suất của thị trường và làm hình hành thị trường tiền tệ thứcấp – bước phát triển mới về chất của thị trường tiền tệ Việt Nam

1.1.1.2 Thị trường vốn Việt Nam (thị trường chứng khoán)

Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường chứng khoán trong chiến lược tạovốn đầu tư cho phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã xấy dựng và đang phát triển thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời trước sự tác động thúc đẩy mạnh mẽ củaNhà nước Sau một thời gian chuẩn bị và hoàn tất các điều kiện cần thiết tạo cơ sở cho sự

ra đời của thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán Việt Nam mở phiên giao dịchđầu tiên tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày28/7/2000 Trung tâm này được tổ chức theo mô hình tập trung với quy mô nhỏ, thực hiệnchức năng xác định giá chứng khoán theo quan hệ cung cầu và tạo cơ hội luân chuyển vốncho nhà đầu tư chứng khoán

1.1.1 Quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính Việt Nam

1.1.1.3 Quản lý nhà nước đối với thị trường tiền tệ

Trang 11

(1) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế đảm bảo nền kinh tế hàng hóaphát triển, tiền tệ ổn định với mức lạm phát có thể kiểm soát được.

Đây là điều kiện tiên quyết Trên thị trường tiền tệ có rất nhiều thành viên tham gia

và đều có những lợi ích kinh tế riêng, muốn quản lý tốt thị trường, xử lý hài hòa cácquyền lợi này, làm cho thị trường hoạt động sôi nổi mà không rối loạn thì các hoạt độngtrên thị trường phải được giám sát bằng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh

Mặt khác trong thế giới hiện nya, hội nhập tài chính là điều kiện tien quyết để có thểthu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài Muốn vậy những quy đinh và thểchế của thị trường tài chính trong nước phải được xây dựng theo hướng có khả năngtương thích với các chuẩn mực quốc tế

(2) Tổ chức quản lý, giám sát hoạt động của thị trường tiền tệ

Nhà nước với vai trò điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế phải tạo những điềukiện cần thiết để thị trường tiền tệ phát triển bền vững, thực sự phát huy vai trò tích cựccủa nó, cần thực hiện tổ chức quản lý và giám sát đối với các hoạt động xây dựng, vậnhành và phát triển của thị trường tiền tệ

Chính phủ có vai trò quan trọng nhất trong điều hành vĩ mô đối với hoạt động củathị trường tiề tệ và trong những tình thế khẩn cấp sử dụng công cụ chính sách can thiệptrực tiếp nhằm điều tiết thị trường rất hiệu quả và thường áp dụng bao gồm thuế, lãi suất,tín dụng, chi tiêu công cộng,

Ngân hàng nhà nước thực hiện chức nằng quản lí về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng,ngoại hối Với mục tiêu cơ bản là thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định tiền tệ Cónhệm vụ quản lý, kiểm soát hoạt đông của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tíndụng theo đúng quuy định cua pháp luật, nhằm phát triển một hệ thống ngân hàng cũngnhư các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính có đủ năng lực cạnh tranh trong điềukiện hội nhập

Ngoài ra các bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sáttài chính Quốc gia, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, đều có chức năng thammưu cho Chính phủ hoặc tham gia quản lý nhà nước , giám sát đối với thị trường tiền tệ

Trang 12

(3) Hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường tiền tệ

Xuất phát từ vai trò của mình, đòi hỏi nhà nước phải chủ động hỗ trợ cho sự pháttriển của thị trường tiền tệ trên một số mặt sau:

- Nhà nước phải có các chính sách phù hợp để đa dạng hóa các công cụ của thị

trường tiền tệ, giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn công cụ phù hợp

Bất kì thị trường nào muốn phát triển đều phải có hàng hóa đa dạng với số lượng lớnđáp ứng được nhu cầu mua bán trên thị trường Đối với thị trường tiền tệ, chủng loại vàcông cụ trên thị trường quyết định mức độ phát triển của thị trường

- Hình thành và phát triển hệ thống trung gian tài chính.

Các trung gian taì chính là những chủ thể chủ yếu tham gia thị trường tiền tệ Vớinhững ưu thế về quy mô hoạt động, tính chuyên nghiệp và các dịch vụ tài chính dặc thù,các trung gian tài chính có khả năng khắc phục khá hiệu quả những hạn chế của kênh tàichính trực tiếp, và do đó ngày càng có vai trò quan trọng trọng trong việc thu hút vốn vàlưu chuyển vốn trong nền kinh tế

- Tạo điều kiện vè cơ sở vật chất kĩ thuật và yếu tố con người, là một trong

những điều kiện quyết định để phát triển thị trường tiền tệ

1.1.1.4 Quản lý nhà nước đối với thị trường vốn và trọng tâm là thị trường chứng khoán.

Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở các nước cho thấy, thịtrường chứng khoán ở các nước phát triển ra đời và hoạt động tự do nhiều năm trước khi

có sự quản lí về lĩnh vực này Việc quản lý thị trường chứng khoán xuất hiện với mụcđích chống lại những hành vi thao túng, lừa đảo, chống lại sự lạm dụng trong hoạt độngchứng khoán Cùng với sự phát triển với quy mô ngày càng lớn và đa dạng, phức tạp củathị trường chứng khóan thì phương thức, nội dung, chức năng của quản lý ngày càng đượchoàn thiện và phát triển

Mục tiêu của quản lí nhà nước trong thị trường chứng khoán là hướng tới việc tạo

lập một thị trường công bằng, công khai, min bạch và hiệu quả:

Trang 13

- Tính công bằng: được đảm bảo bằng các biện pháp chống độc quyền và bảo

vệ sự cạnh tranh lành mạnh trong thị trường kinh doanh chứng khoán, đầu tư chứngkhoán, đặc biệt là công bằng với các nhà đầu tư nhỏ

- Tính công khai: được đảm bảo bằng các biện pháp quản lí bắt buộc các đốitượng tham gia thị trường công khai thông tin của mình nhằm tránh các hoạt động lạmdụng không lành mạnh

- Tính minh bạch: được đảm bảo bằng các hoạt động quản lý nhằm hạn chếnhững rủi ro phát sinh từ những hoạt động không đúng đắn, rủi ro lây lan do mất lòng tincủa công chúng đầu tư

- Tính hiệu quả: cần phải được xem xét cả về khía cạnh tiết kiệm chi phí vàlợi ích thu được Tính hiệu quả ti lệ thuận với kết quả và tỉ lệ nghịch với chi phí Kết quảđược đánh giá chủ yếu được đánh giá thông qua việc thực hiện chức năng huy động vốn

dễ, rẻ, luân chuyển vốn, phân bổ và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lí

 Vai trò của các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành)

Vai trò của nhà nước với thị trường chứng khoán luôn có hai chức năng chính: chứcnăng ổn định thị trường và chức năng phát triển

- Ổn định thị trường: tạo lập một thị trường có kỉ luật, an toàn, trật tự, ít rủ ro,nhà nước phải xác định được nên cho phép đối tượng nào tham gia thị trường, tiêu chuẩntham gia gồm những yếu tố gì, xác định phải quản lý cái gì và giám sát cái gì

- Chức năng phát triển: nhà nước phải tạo động lực thúc đẩy thị trường, cácchức năng này phải đươc áp dụng một cách đồng bộ và cụ thể hóa ở một số lĩnh vực sau:

+ Định hướng phát triển thị trường chứng khoán với từng bước đi cụ thể, thích hợpvới điều kiện văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, dân trí và các điều kiện khác

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh làm cơ sở hoạt động vàquản lí thị trường

+ Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của thị trường chứng khoán như: cơ quan quản

lý nhà nước về thị trường chứng khoán, sổ giao dịch chứng khoán, cơ quan giao dịchchứng khoán,

Trang 14

+ Xây dựng sự phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân là thành viên tham gia thị trườngchứng khoán để tạo được sự thống nhất trong mọi hoạt động của trung tâm bưu ký chứngkhoán.

+ Thực hiện việc kiểm tra, giám sát của các tổ chức, các cá nhân là thành viên thagia thị trường chứng khoán để điều chỉnh, xử lý các hành vi sai phạm trên thị trườngchứng khoán như mua bán gian lận, đầu tư và những hoạt động tiêu cực trên thị trường

 Sự điều hành thị trường của Ủy ban Chứng khoán Quốc gia

Ủy ban Chứng khoán Quốc gia thực hiện chức ngăn quản lý nhà ước về chứngkhoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnhvực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật với các nhiệm

vụ sau:

- Quản lý đối với hoạt động phát hành chứng khoán

- Quản lý đối với hoạt động niêm yết và đăng ký giao dịch

- Quản lý đối với hoạt động giao dịch chứng khoán

- Quản lý đối với hoạt động công bố thông tin

- Quản lý đối với hoạt động đăng kí, lưu kí, bù trù và thanh toán giao dịch

Sự bất ổn định mang tính hệ thống

Các rủi ro liên quan đến quá trình tự do hóa TC

Trang 15

1.1.2 Quy mô, diễn biến thị trường tài chính Việt Nam năm 2018

Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động mạnh, kinh tế Việt Nam năm 2018 tiếp tụcđạt được tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng 7,08% mức tăng cao nhất trong 11 năm qua

Có được kết quả này là sự đóng góp tích cực của thị trường tài chính (TTTC)

Năm 2018, quy mô TTTC và hệ thống các định chế tài chính Việt Nam tiếp tục mởrộng; Tốc độ tăng tổng tài sản của các định chế tài chính phi ngân hàng đã được cải thiện;Cung ứng vốn của TTTC chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng vai trò cung ứng củathị trường vốn, giảm dần áp lực tăng tín dụng từ khu vực ngân hàng Tỷ trọng cung ứngvốn từ thị trường vốn tính theo giá trị phát hành thực tế tăng gần 4 điểm % so với năm2017

Thị trường tiền tệ tương đối ổn định, tín dụng dù tăng trưởng chậm hơn so với 3năm gần đây nhưng vẫn hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô trongnăm 2018, tín dụng tăng trưởng trên 14%; Tỷ lệ tín dụng/GDP đạt khoảng 134%, tăngkhoảng 4,6% so với cuối năm 2017 Hệ số chênh lệch tín dụng/GDP cuối năm 2018 ướcđạt khoảng 10,7%, tăng 1,7 điểm % so với cùng kỳ năm 2017; Hệ số thâm dụng tín dụng

Trang 16

tiếp tục giảm mạnh, xuống mức 1,75 lần (năm 2016 là 2,8 lần, năm 2017 là 1,94 lần);Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) được đảm bảo, nguồn vốn huy độngtoàn hệ thống ước tăng từ 14 - 15% (năm 2017 tăng 14,6%); Hệ số dư nợ trên vốn huyđộng khoảng 87,5% (năm 2017 là 87,8%)

Nhìn lại thị trường trong năm 2018 cho thấy, trong nửa đầu năm, thanh khoản hệthống TCTD khá dồi dào do được hỗ trợ từ việc Ngân hàng Nhà nước mua vào lượng lớnngoại tệ Tuy nhiên, từ cuối tháng 7/2018, thanh khoản kém dồi dào hơn; lãi suất qua đêmbình quân VND tăng từ mức khoảng 1,53% trong 6 tháng đầu năm lên mức khoảng 3,5%nửa cuối năm Nguyên nhân chủ yếu do áp lực từ phía tỷ giá và nhu cầu về vốn cuối nămtăng cao

Lãi suất bình quân năm 2018 đã tăng nhẹ Theo đó, lãi suất tiền gửi bình quân tăng

từ 5,11% năm 2017 lên 5,25% năm 2018; Lãi suất cho vay bình quân năm 2018 đạtkhoảng 8,91% (năm 2017 là 8,86%) Lãi suất tăng chủ yếu do: (i) Kỳ vọng lạm phát tăngtrong bối cảnh giá hàng hóa thế giới biến động, cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ(FED) tăng lãi suất và USD - Index tăng; (ii) Các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảmbảo các tỷ lệ an toàn trong năm 2019 như: Tỷ lệ vốn ngắn hạn, cho vay trung dài hạngiảm xuống 40% và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Basel II

Năm 2018, tỷ giá VND/USD cũng được điều chỉnh tăng nhẹ Tỷ giá trung tâm tăngkhoảng 1,74% so với đầu năm, tỷ giá ngân hàng thương mại tăng 2,65% và tỷ giá thị

Trang 17

trường tự do tăng 2,46% so với đầu năm Nguyên nhân là do: (i) Về yếu tố quốc tế, chỉ sốUSD - Index tăng 4,26% so với đầu năm và tăng 8,56% so với mức đáy hồi tháng 2/2018;(ii) Xét yếu tố cơ bản, tỷ giá vẫn chịu tác động từ phía lạm phát Tuy nhiên, cân đối cungcầu ngoại tệ trong nước khá ổn định, hỗ trợ tích cực cho tỷ giá.

Về thị trường vốn: Quy mô thị trường trái phiếu chính phủ đạt khoảng 27% GDP,tương đương năm 2017 Thị trường cổ phiếu tăng trưởng mạnh về quy mô, với giá trị vốnhóa thị trường cổ phiếu cuối năm 2018 ở mức trên 75% GDP (cuối năm 2017 là 70,2%GDP) Chỉ số VN- Index trong năm 2018 giảm 10% do ảnh hưởng của các yếu tố bênngoài như FED tăng lãi suất và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Thị trường chứng khoán Việt Nam được FTSE Russell đưa vào danh sách theo dõinâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp Đây là bước đệm để MSCI đưa thị trường ViệtNam vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi, giúp thu hút nguồn vốnđầu tư gián tiếp nước ngoài

Năm 2018 khối ngoại mua ròng khoảng 1,8 tỷ USD cổ phiếu trên sàn, tập trung vàocác giao dịch thỏa thuận lớn Tổng giá trị danh mục đầu tư của khối ngoại đạt khoảng35,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cuối năm 2017

Đặc biệt trong 2018 Thị trường chứng khoán phái sinh bùng nổ: Số tài khoản

mở mới gấp 3 so với đầu năm

Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời vào tháng 9/2017 nhưng phải đến giữa năm

2018 thị trường này mới bùng nổ cả về số lượng tài khoản mở mới và quy mô giao dịch.Giá trị giao dịch bình quân đạt khoảng 9.400 tỷ đồng/phiên kể từ tháng 5/2018, cao nhất

là trên 16.000 tỷ đồng/phiên Khối lượng vị thế mở OI (mua và nắm giữ qua phiên sau)tăng liên tục kể từ tháng 4 và đạt 22.000 hợp đồng vào tháng 12/2018 cho thấy sức hấpdẫn và sự quan tâm của nhà đầu tư đối với TTCKPS ngày càng tăng lên

Trang 18

Tại thời điểm cuối tháng 11, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 54.773 tàikhoản, gấp 3,2 lần so với thời điểm cuối năm 2017 Có thời điểm thanh khoản trên thịtrường phái sinh đạt hơn 14.000 tỷ đồng quy mô giao dịch (tương đương mức giao dịchthật một phiên hơn 1.400 tỷ đồng) Các diễn biến trên thị trường phái sinh đã tác độngđáng kể đến thị trường cơ sở.

Trang 19

Công tác xử lý nợ xấu của khu vực ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực Theobáo cáo từ các TCTD, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ từ mức 2,5% năm 2017 xuống 2,4% năm

2018 Hoạt động xử lý nợ xấu được đẩy nhanh hơn, chủ yếu sử dụng nguồn dự phòng rủi

ro tín dụng và thu nợ từ khách hàng Giá trị nợ xấu xử lý trong năm 2018 tăng gần 30% sovới năm 2017 (không bao gồm nợ bán cho VAMC)

Trong đó, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng chiếm khoảng 59,8%; thu nợ từ kháchhàng chiếm khoảng 33,2%; phát mại tài sản chiếm khoảng 3%, còn lại là bằng các hìnhthức xử lý khác Đây là những yếu tố tích cực để hệ thống TCTD tiếp tục đẩy mạnh xử lý

nợ xấu trong năm 2019

Kết quả kinh doanh của các TCTD cũng tăng trưởng khá Lợi nhuận sau thuế củacác TCTD năm 2018 ước tăng khoảng 40% so với năm 2017 (năm 2017 tăng 52,3%) Tỷsuất lợi nhuận ròng trên tài sản ước đạt 0,9% (năm 2017 là 0,73%), tỷ suất lợi nhuận ròngtrên vốn chủ sở hữu ước đạt 13,6% (năm 2017 là 11,22%) Hoạt động kinh doanh của cácTCTD cũng đem lại những kết quả tích cực Xu hướng mở rộng hoạt động ngân hàng số,các phương thức thanh toán mới giúp tăng chất lượng dịch vụ, góp phần thúc đẩy lợinhuận ngân hàng

Trang 20

Hoạt động của hệ thống các công ty chứng khoán cũng đã khởi sắc hơn so với năm

2017, cụ thể: Tổng tài sản hệ thống công ty chứng khoán tăng khoảng 20,3% Tổng vốnchủ sở hữu tăng khoảng 22,8% Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính tăng từ 38,7% lên42,3% trong tổng tài sản, phần tăng thêm chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn Tổng lợi nhuậnsau thuế của hệ thống công ty chứng khoán tăng 15,3% so với năm 2017 Lãi từ các hoạtđộng cho vay margin và môi giới chứng khoán chiếm 50% (năm 2017 là 46,6%), lãi từhoạt động đầu tư tài chính chiếm 37,5% (năm 2017 là 39,2%)

Hoạt động của các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm tăng trưởng khả quan, tổng doanhthu phí bảo hiểm tăng 25,8% so với năm 2017 Tăng trưởng doanh thu phí được đóng góptích cực từ kênh bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng Tổng tài sản của các DN bảo hiểmtăng 19,4% so với năm 2017, cơ cấu tài sản lành mạnh chủ yếu là đầu tư vào trái phiếuchính phủ và tiền gửi tại các TCTD

Năm 2018, nền tảng tài chính của Việt Nam tiếp tục được củng cố, hỗ trợ tăngtrưởng kinh tế Cung ứng vốn của thị trường tài chính năm 2018 chuyển biến tích cựctheo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào khu vực ngân hàng và gia tăng vai trò của thịtrường vốn

Trang 21

Cung ứng vốn từ khu vực ngân hàng giảm nhưng hiệu quả và chất lượng hơn Thanhkhoản hệ thống được đảm bảo, lãi suất và tỷ giá ổn định.

Thị trường chứng khoán tăng trưởng vượt bậc về quy mô với mức vốn hóa thịtrường đạt 75% GDP, vượt chỉ tiêu đề ra của năm 2020

Hệ thống tài chính năm 2018 được cải thiện

Theo ông Nguyễn Văn Thùy, Phó Trưởng ban Ban Nghiên cứu và Điều phối chínhsách giám sát của UBGSTCQG cho biết, trong năm 2018, quy mô tổng tài sản của cácđịnh chế tài chính Việt Nam ước đạt 203% GDP, tăng 11,5% (năm 2017 tăng 17,5%)

Trong đó, tỷ trọng tài sản của các Tổ chức tín dụng chiếm tới 95,5% (năm 2017chiếm 96,1%), các doanh nghiệp bảo hiểm chiếm 3,4%, các công ty chứng khoán và cáccông ty quản lý quỹ chiếm 1,1%

Trong năm qua, tổng tài sản của hệ thống tổ chức tín dụng tăng khoảng 11,5% sovới năm 2017

Trong đó, tổng tín dụng ước tăng khoảng 14-15% (năm 2017 tăng 17,6%) Đây làmức tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm gần đây nhưng phù hợp với mục tiêu kiểm soátlạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Đối với các công ty chứng khoán, tổng tài sản của hệ thống công ty chứng khoántăng khoảng 20,3% so với năm 2017, tổng vốn chủ sở hữu tăng 22,8%, tỷ lệ vốn khả dụngbình quân theo báo cáo khoảng 409,7% (cuối năm 2017 là 413,4%)

Còn với các doanh nghiệp bảo hiểm, tổng tài sản của các doanh nghiệp này tăng19,4%, tỷ lệ khả năng thanh toán bình quân của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm đạt239% (cuối năm 2017 đạt 237%), cao hơn mức 100% theo quy định

Vai trò vốn đối ứng của thị trường vốn cho nền kinh tế gia tăng, giảm gánh nặng chotín dụng ngân hàng Cụ thể, tỷ trọng cung ứng vốn từ thị trường vốn cho nền kinh tế tínhtheo giá trị phát hành thực tế trong năm 2018 chiếm 14% tổng cung ứng vốn (năm 2017chiếm 10,2%)

Trang 22

Nếu tính theo giá trị vốn hóa thị trường thì tỷ trọng cung ứng vốn danh nghĩa từ thịtrường vốn chiếm khoảng 36,9% tổng cung ứng vốn (năm 2017 chiếm 36,7%).

Chất lượng tài sản của hệ thống định chế tài chính được cải thiện Tỷ lệ nợ xấu của

hệ thống định chế tài chính năm 2018 còn khoảng 2,4% (năm 2017 ở mức 2,5%)

Trong đó: tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng ở mức 2,4%; tỷ lệ nợ quá hạncủa các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ là 4,7%; tỷ lệ các khoản phải thu khóđòi của các doanh nghiệp bảo hiểm là 6,4%

Những tín hiệu trên đã góp phần giúp cải thiện khả năng sinh lời của hệ thống địnhchế tài chính

Thống kê của UBGSTCQG đưa ra cho thấy, tổng lợi nhuận sau thuế của các địnhchế tài chính ước tăng 33% so với năm 2017, trong đó lợi nhuận của các Tổ chức tín dụngước tăng 40% so với năm 2017, lợi nhuận của công ty chứng khoán và công ty quản lýquỹ tăng 18,1% so với năm 2017

Ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch UBGSTCQG cho rằng, sức khỏe thịtrường tài chính Việt Nam cải thiện thể hiện kết quả tất yếu từ quá trình tái cơ cấu hệthống ngân hàng giai đoạn 1 và sự phục hồi của nền kinh tế

Xét riêng thị trường vốn Việt Nam: Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 75% GDP

Theo Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2018 của Ủy ban Giám sát tàichính quốc gia, năm 2018, thị trường cổ phiếu Việt Nam tăng trưởng vượt bậc về quy mô.Ước đến ngày 31/12/2018, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 75% GDP, sovới mức 70,2% GDP của cuối năm 2017 Dù cuối 2018, chỉ số VN-Index dự báo giảm5,5% so với cuối 2017, song các yếu tố vĩ mô trong nước ổn định, kinh tế tăng trưởng cao

và lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng vẫn giữ vai trò hỗ trợ cho thị trường.Cũng theo nhận định của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong năm 2018, dòngvốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam tích cực Khối ngoại mua ròng khoảng

Trang 23

1,9 tỷ USD cổ phiếu trên sàn, tập trung vào các giao dịch thỏa thuận lớn Tổng giá trịdanh mục đầu tư của khối ngoại khoảng 35,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cuối năm 2017.

Huy động vốn qua đấu giá cổ phần, thoái vốn Nhà nước đạt khoảng 40.000 tỷ đồng,giảm 67% so với năm 2017 Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại nhiều doanhnghiệp lớn còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra (Vinalines, FPT, Tổng Công ty Hàngkhông, Bia Hà Nội, Petrolimex )

Quy mô thị trường trái phiếu chính phủ đạt khoảng 27% GDP

Trên thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP), quy mô thị trường đạt khoảng 27%GDP (tương đương với cuối năm 2017) Năm 2018, Kho bạc Nhà nước đã huy độngkhoảng 160 nghìn tỷ đồng, đạt 91% so với kế hoạch điều chỉnh năm 2018 Lãi suất TPCP

có xu hướng tăng sau khi tạo đáy vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2018 Năm 2018,khối ngoại bán ròng 1,4 nghìn tỷ đồng TPCP do Fed tăng lãi suất làm giảm chênh lệch lợisuất giữa TPCP Mỹ và Việt Nam

Trong khi đó, theo nhận định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thịtrường TPCP sơ cấp đang đạt được những kết quả bước đầu đối với mục tiêu phát triểncác nhà đầu tư dài hạn Năm 2018, Bảo hiểm Xã hội đã tham gia mua TPCP dưới hìnhthức đấu thầu Các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng tăng tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu trongbối cảnh thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển Giá trị trúng thầu TPCP của khối bảohiểm trong năm 2018 chiếm hơn 61% giá trị trúng thầu toàn thị trường, tăng hơn 48% sovới 2017

Quy mô niêm yết của thị trường trái phiếu tại ngày 15/12/2018 đạt gần 1,1 triệu tỷđồng, tăng 8,2% so với năm 2017, tương đương 20% GDP Giá trị giao dịch bình quânphiên đạt 8,7 nghìn tỷ đồng, giảm 3,3% so với năm 2017, trong đó giao dịch Repos chiếm53,8% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường

Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quy mô thị trường vẫn còn nhỏ bé, chưathực hiện tốt vai trò là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp, giảm gánh nặngcho tín dụng ngân hàng Thống kê cho thấy, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp cuối năm 2018

Ngày đăng: 14/08/2020, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w