“Bão” công nghệ 4.0 làm tăng thách thức trên thị trường tài chính

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới (cách mạng công nghệ 4 0 (Trang 31 - 38)

Bên cạnh những cơ hội, vấn đề hội nhập cũng đặt sự phát triển của TTTC Việt Nam trước nhiều thách thức. Cụ thể như:

Một là, đối với hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng:

Hệ thống pháp luật ngân hàng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế: Điều này đặt ra thách thức đối với NHNN trong việc sửa đổi, bổ sung, thay thế pháp

luật ngân hàng nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quá trình hội nhập. Việc mở cửa cũng sẽ làm gia tăng những rủi ro cho thị trường do NHNN còn nhiều hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ cũng như năng lực giám sát hoạt động.

Áp lực cạnh tranh từ các NHTM nước ngoài: Hội nhập dẫn đến sự xuất hiện nhiều ngân

hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt, công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Lợi thế cạnh tranh đối với các TCTD trong nước theo đó có nguy cơ suy giảm, trong khi số lượng các ngân hàng các nước trong khu vực và thế giới có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý tham gia vào thị trường tài chính nội địa ngày càng tăng.

Sự yếu kém của hệ thống NHTM trong nước: Hệ thống NHTM nước ta hiện nay có nhiều

loại hình hoạt động và đa dạng về hình thức sở hữu, tuy nhiên quy mô và năng lực tài chính còn rất nhỏ bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các sản phẩm tài chính và dịch vụ ngân hàng hiện chưa phủ hết các vùng miền lãnh thổ và các loại hình sản xuất kinh doanh. Các TCTD chủ yếu tập trung ở thành phố và đô thị lớn.

Hệ thống NHTM Việt Nam hiện cũng đang phải đối diện với các thách thức khác: Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, thiếu cán bộ có kỹ năng nghiệp vụ cũng như quản trị điều hành và hoạch định chính sách, các chương trình đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu thực tế; Hệ thống thanh tra, giám sát và các quy định an toàn, thận trọng còn có

khoảng cách xa với khu vực và thế giới. Chế độ báo cáo tài chính, công khai tài chính của các TCTD nội địa còn thấp và có khoảng cách khá xa so với chuẩn mực quốc tế...

Gia tăng rủi ro từ khách hàng: Mở cửa có thể dẫn tới phá sản và giải thể các doanh

nghiệp nội địa làm ăn không tốt, không có sức cạnh tranh. Điều này có thể làm tăng rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, hạ tầng tài chính phát triển chưa đầy đủ (công nghệ, hệ thống thanh toán, thị trường liên ngân hàng...) cũng là thách thức không nhỏ để phát triển một khu vực ngân hàng ổn định.

Hai là, đối với thị trường chứng khoán:

Với hệ thống tài chính dựa nhiều vào hệ thống ngân hàng, quá trình phát triển của TTCK trong giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn tới 2030 vẫn còn đối diện khá nhiều thách thức. Cụ thể như:

Hệ thống pháp luật và môi trường đầu tư còn nhiều bất cập: Có thể nói đây là thách thức

lớn nhất đối với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn lạc hậu so với một số nước trong khu vực ASEAN, làm chi phí đầu vào của DN tăng và ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.

TTCK còn nhỏ và yếu: Quy mô, cơ cấu, hàng hóa trên thị trường vẫn còn nhỏ so với các

nước trong khu vực; các yếu tố thị trường và các loại thị trường vẫn chưa phát triển đồng bộ, đặc biệt là cơ chế giá thị trường đối với giá vốn (lãi suất, tỷ giá), giá đất, giá cả hàng hóa, sức lao động (tiền lương, tiền công) và giá dịch vụ công. Thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao động… vẫn chưa có những bước phát triển mạnh.

Áp lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán nước ngoài: Hiện Việt Nam chỉ cho phép

nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài hoạt động qua biên giới đối với các dịch vụ chuyển thông tin, dịch vụ tư vấn và dịch vụ phụ trợ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại dưới hình thức văn phòng đại diện và liên doanh. Chưa kể, dù giới hạn vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hiện đang ở tỷ lệ dưới 49% nhưng nhà đầu tư nước ngoài lại được phép thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam, thành lập chi nhánh của các công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và chỉ cung cấp một số dịch vụ nhất định.

Ba là, đối với thị trường bảo hiểm:

Thị trường bảo hiểm Việt Nam đứng trước nhiều thách thức, điển hình như: Yếu tố chủ

quan từ các công ty, sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý nhà nước đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành Bảo hiểm.

Áp lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm nước ngoài: Quá trình hội nhập cùng cam kết

mở cửa sẽ đòi hỏi Việt Nam phải xóa bỏ các hạn chế trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán ở mức ngang bằng với các nước thành viên khác của các tổ chức, hiệp định mà Việt Nam tham gia.

Sự yếu kém của các công ty bảo hiểm Việt Nam: Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm đã

và đang bộc lộ nhiều yếu kém. Sau thời gian tăng trưởng nhanh và mở rộng kênh phân phối qua các đại lý, có nghĩa là cứ tăng đại lý là tăng doanh thu nên nhiều DN bảo hiểm không quan tâm đến chất lượng tuyển chọn đào tạo và sử dụng đại lý. Các DN bảo hiểm phi nhân thọ khai thác chủ yếu từ cán bộ bảo hiểm, cạnh tranh về phí bảo hiểm, tăng hoa hồng, tăng hỗ trợ cho đại lý, chưa xây dựng được đội ngũ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ mang tính chuyên nghiệp.

Cụ thể CMCN 4.0 đã tạo ra một số thách thức đối với lĩnh vực thanh toán và hoàn thiện hành lang pháp lý, phục vụ hoạt động thanh toán điện tử. Trong đó, khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến các dịch vụ, phương tiện thanh toán trực tuyến, điện tử mới, hiện đại, tiền ảo, thẻ ảo, tiền điện tử,… là những vấn đề mới và phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế và sự phát triển

nhanh chóng của CNTT và viễn thông.

Riêng đối với các tổ chức tín dụng, thách thức còn tồn tại là việc mô hình kinh doanh, quản trị và thanh toán có thể cần được xem xét lại để phù hợp với xu hướng quản trị thông minh trí tuệ nhân tạo (AI), mô hình ngân hàng di động, ngân hàng không giấy, ngân hàng số, thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, tối đa hóa trải nghiệm của

khách hàng trong lĩnh vực thanh toán để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của

khách hàng trong thời đại CMCN 4.0.

Đặc biệt, sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số cũng kéo theo sự gia tăng lỗ hổng bảo mật, khiến tội phạm công nghệ cao hoạt động ngày càng thường xuyên. Đối với lĩnh vực thanh toán, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, thanh toán thẻ qua POS, thanh toán điện tử gần đây có những diễn biến phức tạp với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn. Do vậy, thách thức cho toàn bộ ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung và cho lĩnh vực thanh toán nói riêng trong bối cảnh CMCN 4.0 chính là vấn đề an toàn cho hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán, vấn đề bảo mật thông tin và vấn đề về các loại tội phạm công nghệ cao, cũng như thách thức về trình độ, năng lực, số lượng và chất lượng

đội ngũ cán bộ CNTT.

Năm 2016, công ty tư vấn và phân tích thị trường ORC (Mỹ) đã tiến hành khảo sát 568 đơn vị tại 74 quốc gia. Kết quả cho thấy, 10 nguy cơ hàng đầu đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng bao gồm: tấn công mạng, lỗ hổng dữ liệu, cắt điện thiết bị CNTT không theo kế hoạch, khủng bố, sự cố gây mất an toàn thông tin, gián đoạn cung cấp tiện ích, gián đoạn chuỗi cung ứng, thời tiết bất lợi, thiếu cán bộ có tay nghề và an toàn và sức khỏe.

Dự báo số người dùng dịch vụ ngân hàng số tại Châu Á (theo McKinsey 2015) (đơn vị

Tình hình triển khai ngân hàng số tại Việt Nam

Đặc biệt, thị trường tài chính - tiền tệ sẽ có những thay đổi khó lường với sự xuất hiện của các loại tiền ảo như: Bitcoin, Libra, Etherum… Sự phát triển của các loại tiền ảo, tiền điện tử không phải do ngân hàng trung ương phát hành sẽ buộc các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam phải thay đổi cách thức điều hành chính sách tài chính tiền tệ để thích ứng do khả năng ảnh hưởng tới các chỉ số tiền tệ trong mục tiêu ổn định giá cả. Các loại tiền ảo này cũng có thể có những tác động tới hệ số tạo tiền, làm đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế nếu được sử dụng rộng rãi. Khi đó, sẽ buộc các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, ngân hàng phải thay đổi phương thức thanh toán, thay đổi chức năng tiền tệ và cách thức điều hành chính sách để thích ứng với yêu cầu điều hành kinh tế vĩ mô nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia.

Đối với cơ quan quản lý, nhờ CMCN 4.0 mà hệ thống công nghệ thông tin được ứng dụng sâu rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành mạch máu không thể thiếu trong quản lý điều hành ngân sách nhà nước; Quản lý thu - chi ngân sách nhà nước; Thanh toán điện tử và quản lý trái phiếu chính phủ; Triển khai thuế điện tử, hải quan điện tử, cơ chế một cửa; Quản lý nợ công, giá, quản lý tài sản công… Từ đó, giúp công tác quản lý, điều hành vĩ mô trở nên dễ dàng, tiện lợi và kịp thời hơn.

Một minh chứng rõ thấy sự phát triển của tiền mà hóa ở Việt Nam: tín dụng thư (LC) chạy trên nền tảng chuỗi khối (blockchain) đầu tiên vừa được HSBC thử nghiệm thành công cho giao dịch giữa công ty Nhựa Duy Tân của Việt Nam với INEOS Styrolution Korea của Hàn Quốc.

Giao dịch tín dụng thư vừa được HSBC tiến hành là một đơn hàng cung cấp nhựa nguyên liệu giữa bên bán là INEOS Styrolution Korea và bên mua là công ty Nhựa Duy Tân. HSBC cho biết các bước giao dịch được thực hiện trên một ứng dụng chia sẻ duy nhất là Voltron, thay vì trên nhiều hệ thống khác nhau.

Giao dịch này chứng minh tính khả thi của công nghệ chuỗi khối ứng dụng trong số hóa thương mại. Toàn bộ thời gian để trao đổi chứng từ được tiến hành trong vòng 24 giờ, thay cho việc trao đổi chứng từ trong các LC truyền thống thường mất từ 5-10 ngày.

Tổng quan giao dịch tín dụng thư trên nền tảng Voltron. Ảnh: HSBC cung cấp

Theo ông Dirk Arhelger, giám đốc quản lý dòng vốn và quan hệ đầu tư của INEOS Styrolution, việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối giúp họ đơn giản hóa quy trình tài trợ thương mại. "Tính minh bạch của giao dịch trên nền tảng Voltron hỗ trợ các quy trình nặng về sử dụng giấy tờ như trước đây trở nên rõ ràng và đơn giản hơn."

Theo ông Nguyễn Bảo Quốc, giám đốc tài chính Duy Tân, giao dịch đầu tiên thành công có ý nghĩa quan trọng với công ty. "Sẽ mở ra thời kỳ mới trong quy trình thương mại giữa các nước, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa người mua và người bán với tốc độ nhanh hơn.” đại diện Duy Tân cho biết.

Voltron là một nền tảng được phát triển bởi tám ngân hàng (Bangkok Bank, BNP Paribas, CTBC Holding, HSBC, ING, Natwest, SEB và Standard Chartered) nhắm cung cấp một kênh duy nhất nhằm hỗ trợ quá trình số hóa tài trợ thương mại, từ lúc phát hành LC cho tới xuất trình/trao đổi chứng từ.

Quy trình tín dụng thư trên nền tảng Voltron mô phỏng theo quy trình tín dụng thư hiện tại, tiết giảm thời gian giao dịch tín dụng thư thông qua chuyển giao chứng từ điện tử và kết nối các bên trong một chuỗi khối duy nhất, các thông tin được cập nhật tức thời và loại bỏ các trung gian xử lý làm kéo dài quá trình trao đổi giữa các bên.

https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/hsbc-thu-nghiem-thanh-cong-tin-dung-thu-dau- tien-tren-blockchain-6892.html

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới (cách mạng công nghệ 4 0 (Trang 31 - 38)