Kết luận và gợi ý chính sách 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới (cách mạng công nghệ 4 0 (Trang 41 - 42)

1 Kết luận:

Trong thời kì CMCN 4.0, thu ngân sách nhà nước có thể được tăng cường trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế được cải thiện, năng suất lao động được nâng cao và những hoạt động kinh tế mới phát sinh liên quan tới lĩnh vực công nghệ số; trong khi chi ngân sách ở một số nội dung như: Chi bảo vệ môi trường, chi cho bộ máy hành chính Nhà nước… có thể giảm trong bối cảnh CMCN 4.0.

Một số chuyên gia kinh tế cũng băn khoăn CMCN 4.0 cũng gây ra không ít thách thức trong việc xây dựng hệ thống thể chế chính sách tài chính - NSNN, phù hợp với bối cảnh và tình hình mới, theo hướng công khai, minh bạch, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư.

Hệ thống chính sách thuế và thu NSNN phải được điều chỉnh đảm bảo vừa thực hiện tốt các cam kết hội nhập về thuế xuất nhập khẩu theo xu hướng hiện nay. Điều này vừa bao quát các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong bối cảnh áp dụng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh; đảm bảo góp phần huy động có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế. CMCN 4.0 cũng có thể gây sức ép tăng chi, đặc biệt là chi cho phát triển khoa học công nghiệp, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, chi cho cơ sở hạ tầng. Việc sử dụng công nghệ số có thể tác động ngắn hạn làm tăng tỷ lệ thất nghiệp do lao động sẽ di chuyển từ các ngành truyền thống sang các ngành mới. Nhưng yêu cầu về chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực sẽ cao hơn, đòi hỏi nguồn lực cho đào tạo lao động. Đồng thời, chi cho đảm bảo an sinh xã hội sẽ tăng lên để giải quyết các vấn đề về thất nghiệp và bất bình đẳng.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, CMCN 4.0 đặt ra yêu cầu mới cho các ngân hàng Trung ương trong việc xây dựng các khuôn khổ chính sách mới để quản lý, giám sát tiền ảo và các sản phẩm dịch vụ mới như tài chính công nghệ.

Đặc biệt, sự phát triển của hạ tầng viễn thông trong bối cảnh CMCN 4.0 đặt ra những thách thức mới về bảo mật, an ninh mạng. Điều này đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có

trách nhiệm xã hội nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến tính an toàn và thông tin cá nhân của khách hàng, cũng như có cách thức phòng thủ mới để giám sát an toàn bảo mật mạng. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng công nghệ là dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối Internet toàn diện đang trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này và đòi hỏi cần phải có các chính sách, biện pháp tích cực, trong đó có các chính sách tài chính để có thể tận dụng các lợi thế nhằm phát triển nền tài chính trong nước, hạn chế tác động tiêu cực mà cuộc cách mạng công nghiệp này có thể mang lại.

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới (cách mạng công nghệ 4 0 (Trang 41 - 42)

w