1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn Tâm lý học văn hóa

21 909 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 114 KB

Nội dung

“Mối quan hệ giữa bản năng và văn hóa trong quá trình xã hội hóa nhân cách vận dụng trong hình thành và phát triển nhân cách quân nhân hiện nay” Quá trình xã hội hóa nhân cách chính là quá trình chiếm lĩnh các giá trị, kinh nghiệm xã hội lịch sử của cá nhân thông qua hoạt động và giao tiếp để hình thành và phát triển nhân cách, trong đó việc chiếm lĩnh các giá trị văn hóa đóng vai trò cốt lõi. Đây chính là cái để khẳng định vị thế xã hội của cá nhân trong quá trình sống và hoạt động cùng nhau. Trong quá trình xã hội hóa nhân cách, yếu tố bản năng và văn hóa luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, có thể coi nó như hai mặt của một cặp phạm trù trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất. Sự tác động qua lại của hai yếu tố này tạo nên động lực thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

Trang 1

MỞ ĐẦU Tâm lý học văn hóa là một phân ngành còn rất non trẻ trong hệ thống các

phân ngành của khoa học tâm lý ở Việt Nam Mặc dù vậy, Tâm lý học văn hóacũng đã nhanh chóng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình trong sựphát triển muôn màu của tâm lý học Đặc biệt là những kết quả nghiên cứu về mốiquan hệ giữa văn hóa và sự phát triển tâm lý nhân cách con người Việt Nam; cácquy luật, quá trình tâm lý trong sáng tạo và tiếp nhận các giá trị văn hóa để gópphần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người phù hợp với trình độtiến hóa và văn minh đương đại

Quá trình xã hội hóa nhân cách chính là quá trình chiếm lĩnh các giá trị, kinhnghiệm xã hội lịch sử của cá nhân thông qua hoạt động và giao tiếp để hình thành

và phát triển nhân cách, trong đó việc chiếm lĩnh các giá trị văn hóa đóng vai tròcốt lõi Đây chính là cái để khẳng định vị thế xã hội của cá nhân trong quá trìnhsống và hoạt động cùng nhau Trong quá trình xã hội hóa nhân cách, yếu tố bảnnăng và văn hóa luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, có thể coi nó như hai mặtcủa một cặp phạm trù trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất Sự tác động qualại của hai yếu tố này tạo nên động lực thúc đẩy quá trình hình thành và phát triểnnhân cách

Để làm rõ mối quan hệ giữa bản năng và văn hóa trong quá trình xã hội hóa

nhân cách, tác giả lựa chọn vấn đề : “Mối quan hệ giữa bản năng và văn hóa trong quá trình xã hội hóa nhân cách - vận dụng trong hình thành và phát triển nhân cách quân nhân hiện nay” làm chủ đề viết tiểu luận.

NỘI DUNG

Trang 2

1- Mối quan hệ giữa bản năng và văn hóa trong quá trình xã hội hóa nhân cách.

1.1 Mối quan hệ giữa bản năng và văn hóa

Các công trình nghiên cứu về tâm lý học và văn hóa học đã thống nhất vàthừa nhận: bản năng là cái "vốn có" gắn với sự sống, là cái tự nhiên, không phải là

văn hóa, con người cũng như con vật đều có, "văn hóa là sự chế ngự bản năng".

Con vật thì bản năng là cái thống trị, còn ở con người thì cái văn hóa là cái chủđạo, nó điều hòa bản năng và cơ chế xã hội Nhưng vấn đề cần nghiên cứu là ở chỗvăn hóa (xã hội) và bản năng có mối quan hệ với nhau như thế nào, chúng cóchuyển hóa cho nhau hay không và tác động như thế nào đến sự hình thành và pháttriển nhân cách

Tâm lý học khẳng định con người có bản năng sinh vật và bản năng xã hội.Bản năng hay phản xạ bản năng thường là phản xạ tự động từ hệ thần kinh thực vậtnhư đói thì thèm ăn, khát thì thèm uống Bản năng này là bản năng sinh vật Nhưngcác phản xạ này nếu thực hiện lặp đi, lặp lại nhiều lần một cách không đổi sẽ hìnhthành nên thói quen Trong đời sống xã hội thì thói quen do xã hội được tạo nênmang tính rộng lớn, ở chiều sâu văn hóa xã hội và tác động lâu dài chính là tập tính

xã hội hay bản năng xã hội

Bản năng sinh vật khác về chất so với bản năng xã hội, tuy nhiên giữa chúnglại có mối quan hệ biện chứng với nhau Bản năng xã hội lại bắt nguồn từ bản năngsinh vật, chứ không phải từ số không hay hoàn toàn ở ngoài bản năng Khi bàn vềvấn đề này, Mác cho rằng: bản năng quần xã của động vật dần dần qua lao động thìtính xã hội xuất hiện ở loài người Mác và Ăngghen cho rằng "bản năng xã hội làmột trong những đòn bẩy quan trọng nhất của sự phát triển của con người từ khỉ".Bản năng xã hội đó dù là lao động hay tập tính quần xã thì nó là "vốn di truyền" đãđược xây dựng trong sự tiến hóa từ tổ tiên loài vượn lên loài người Bản năng sinhvật "bị thu hút và hội nhập vào bản năng xã hội" , tức là bản năng sinh vật bị xã hộihóa nhưng nó không mất đi Về mặt tâm lý, lao động cải tạo bản năng trên hai bình

Trang 3

diện: bình diện đè nén, kìm hãm bản năng và bình diện cải tạo bản năng thànhtrạng thái mới về chất của hoạt động nhận thức thuần tuý của con người: trực giác.

Nhưng chỉ có bản năng xã hội mới thì con người có khả năng hướng vềtương lai, vượt khỏi giới hạn sinh vật, có khả năng thích nghi, sáng tạo ra cái bảnnăng mới - thiên nhiên thứ hai, từ quá khứ, từ bản năng sinh vật nhưng cao hơnbản năng sinh vật Bản năng đó cố kết lại là bản sắc văn hóa dân tộc trong các tộcngười và thể hiện ở từng cá nhân Cái tạo nên bản sắc đó, chi phối và cũng in dấuvào bản sắc đó là ba nguyên lý không tách rời nhau: nguyên lý cùng cội nguồn-cùng dòng máu, nguyên lý cùng chỗ ở, sau cùng là nguyên lý cùng lợi ích (theoGS.Trần Quốc Vượng)

Như thế thì bản năng văn hóa phát triển trên nền tảng bản năng sinh vật vàthực tiễn xã hội cũng như môi trường sống Nói cách khác, bản năng xã hội nhậpvào bản năng sinh vật và nâng bản năng sinh vật lên bản năng người Tất cả hailoại bản năng sinh vật (con) và bản năng xã hội (người) đều là thuộc về bản chấtcon -người, không thể tách rời được Chính GS Trần Đức Thảo, khi nói về bản chấthàng 1 (sinh vật) và bản chất hàng 2 (xã hội) ở con người là cũng với nhận thứcnhư thế nhưng nhìn theo phương pháp cấu trúc trên dưới trong quá trình tiến hóabản chất con người như tiến hóa địa chất

Bản năng xã hội của con người là dựa trên những phản xạ có điều kiện,nhưng nó được mã hóa vào gen văn hóa (di truyền) hay thậm chí ảnh hưởng thànhthói quen trong gen tự nhiên sinh học Ví dụ như ý thức, lao động, ngôn ngữ, giaotiếp… là bản năng xã hội Bản năng xã hội là bản năng do tác động bên ngoài tạonên, thành phản xạ tự nhiên của cơ thể Nhưng bản năng xã hội vẫn là bản năngsinh học nhưng là có thức (ý thức về ăn uống, tình dục) Không có bản năng sinhvật thì không có bản năng xã hội Nhưng bản năng xã hội, tức bản năng có ý thứckhông đồng nhất với phản xạ có điều kiện Vô thức sinh vật hoạt động không cầnphản xạ có điều kiện Vô thức tinh thần là vừa mang tính bản năng sinh vật vừamang tính bản năng xã hội

Trang 4

Bản năng sinh vật và bản năng xã hội trong con người, loài người khônghoàn toàn tách biệt và cũng có thể chuyển hóa lẫn nhau Không có bản năng xã hội,

về cơ bản, tách rời bản năng người, bên ngoài bản năng sinh vật, trên cơ thể, cơnăng từ cơ thể Con người bao giờ cũng mang theo bản năng, bản năng tồn tạitrong con người, từ bản năng sinh vật thuần tuý, nó trở thành bản năng người khithông qua môi trường xã hội, môi trường văn hóa trong hoạt động của con người.Cũng như vậy, không có hoạt động người lại phi sinh vật, phi cơ thể và cơ năngcủa nó Không thể nó tiêu diệt bản năng sinh vật mà là hạn chế bản năng mà thôi.Cho nên nói văn hóa là sự chế ngự, điều khiển bản năng

Bản năng là cái di truyền, cái không di truyền là không phải bản năng Laođộng là bản năng xã hội, nó di truyền qua cả cơ thể sinh học và môi trường văn hóa.Nhưng khi con người mất một trong hai cơ sở đó thì nó thoái hóa, mất đi khả nănglao động Đứa trẻ sinh ra nhưng không may rơi vào sống cảnh rừng hoang cùng loàithú thì nó trở lại bản năng sinh vật, khi trở về môi trường xã hội khó trở lại thànhngười, hoặc ở trong gia đình, trong cộng đồng nhưng cơ chế sinh học tâm thần bịtrục trặc (bệnh tâm thần phân liệt chẳng hạn) thì cũng khó nên người Bản năng tínhdục của con người cũng mất dần theo tuổi già (cơ chế sinh học bị lão hóa) Cơ chếvăn hóa xã hội và bản năng văn hóa cũng có khi bị trục trặc, khủng hoảng, lão hóa,gây ra những cú xốc xã hội Phải dần dần mới ổn định, phát triển theo cái mới dướitác động của bản năng có ý thức Đổi mới tư duy, cải cách hay cách mạng xã hội làvượt qua thời kỳ rối loạn ấy, khắc phục cái bản năng sinh vật và vô thức cộng đồng

Như vậy, là cần hiểu cho rõ bản chất, đặc điểm và các biểu hiện, loại hình củabản năng với tính đa dạng của nó và cái trung gian giữa bản năng và văn hóa, nhâncách Con người có bản chất (bản năng) vốn có là thiện hay là ác hay không ác cũngkhông thiện, hay vừa thiện vừa ác? Thiện ác là bản năng sinh vật hay bản năng xãhội? Bản năng dù là cái vốn có cũng được sinh ra từ quan hệ với cái khác của nó màsinh ra chứ không phải hoàn toàn "tiên thiên"

Nhiều tôn giáo chỉ thấy mặt xấu của bản năng (ác), cố giải thoát khỏi bảnnăng, nhưng đó là một phần đời nếu không có nó sẽ còn gì bàn về đạo (thiện)?

Trang 5

Không có bản năng con người không thể tồn tại Tuy rằng, bản năng có thể (khảnăng) hạ thấp con người xuống hàng động vật, vì nó cũng vốn có như bản năng độngvật Nhưng chính thông qua xã hội con người đã nâng bản năng động vật lên hàng bảnnăng người, nhân cách con người từ đó mà hình thành, phát triển hoàn thiện.

Bản năng nào có ý thức và nhằm vào thoả mãn theo hướng Chân Thiện

-Mỹ thì mới là bản năng văn hóa (hành động theo qui luật của cái đẹp) Bản năngthỏa mãn nhu cầu sinh dục của con người có cả mặt sinh vật và có cả mặt văn hóa,tuỳ quan hệ mà nó xuất hiện ở mặt nào là chính Như vậy, bản năng sinh vật và bảnnăng xã hội là trung tính, tuỳ theo giới hạn, phạm vị và tính chất xã hội cụ thể mà

nó là bản năng xấu hay bản năng tốt có tính văn hóa hay không? Lòng vị kỷ, hammuốn quyền lực, sắc dục, của cải cũng có sẵn ở con người như hành vi bản năng.Nhưng tham lam, cá nhân vị kỷ chỉ vì mình mà hại người khác, xâm phạm lợi íchngười khác là trở thành hành vi xấu Hồ Chí Minh khuyên cán bộ "ít ham muốn vậtchất" chứ không phải khuyên bỏ ham muốn vật chất Rằng, tiền tài, sắc dục khôngchuyển lay, quyền uy không khuất phục… mới nên anh hùng Phật cho rằng tham

là một cội nguồn của bể khổ Nhưng, nếu tiêu diệt (triệt tiêu hết) nhục dục, xóa bỏlòng ham muốn thì không tưởng và rơi vào chủ nghĩa thầy tu, khổ hạnh, còn chống(hạn chế) tham lam, ích kỷ là hành vi có văn hóa, có đạo đức Hồ Chí Minh, riêng

về bản thân thì Người không ham tiền tài, địa vị mà chỉ có một lòng ham muốn:ham học, ham làm, ham hiểu biết, ham muốn dân tộc độc lập tự do, ai cũng đượchọc hành, có cơm ăm áo mặc, tiến bộ, dân giàu nước mạnh, người người hạnhphúc, sống trong nhân ái, hoà bình và hữu nghị… Đó là bản năng văn hóa, tinh hoavăn hóa Hồ Chí Minh

Bản năng và văn hóa hay bản năng và nhân cách có thể chuyển hóa lẫn nhau.Không nên hiểu sự chuyển hóa nói trên một cách đơn giản, thông thường kiểulôgíc hình thức mà phải bằng tư duy biện chứng… Chuyển hóa biện chứng là sựxâm nhập lẫn nhau giữa hai mặt đối lập, cái này thành cái kia và ngược lại, khi cónhững điều kiện nhất định Từ đó, ta nhận thấy bản năng và văn hóa là một cặp

Trang 6

phạm trù, một mâu thuẫn biện chứng vì chúng làm tiền đề cho nhau, xâm nhập lẫnnhau, cái nọ thành cái kia và ngược lại.

Nhưng chúng ta cũng lại thấy chính trong quá trình tiến hóa, tha hóa và pháttriển bản chất của con người là xã hội hóa bản năng, văn hóa hóa bản năng, nhântính hóa bản năng, nhân cách hóa bản năng để thành người ngày càng trọn vẹn.Một thanh niên bình thường, có nhân cách, song đã rơi vào vũng bùn ma tuý hayphạm tội là suy thoái hay tha hóa nhân cách thành hành vi thú tính, tức bản năngsinh vật Nhưng nếu họ được cải tạo, được giáo dục để phục hồi nhân cách và nhântính thì cũng là chuyển từ bản năng sang văn hóa sang nhân cách

Mối quan hệ chuyển hóa này thể hiện quan hệ giữa bản năng sinh vật và bảnnăng xã hội, giữa bản năng và văn hóa, giữa con vật và con người Trong conngười thì giữa con và người (con người bản năng và con người xã hội - con ngườivăn hóa) là có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình hiện thực hóa, tiến hóa bảnchất người Nhưng đó không phải là hai vật mà là cái này lấy cái kia làm tiền đề.Con chưa phải là người nhưng không có con thì không có con - người, trên cơ sởcon mới nên người Nhưng phải thông qua lao động và đấu tranh mới có sự chuyểnhóa ấy Không ở trong môi trường xã hội, không học tập và rèn luyện, không laođộng và đấu tranh vì tình thương và lẽ phải thì người lại thành con! Xu hướng chủđạo, phổ biến, mạnh hơn là văn hóa hóa bản năng, là con thành con người nhưngkhông coi thường luật tiến hóa không phải là một đường thẳng tuyến tính mà làmột mâu thuẫn, bao hàm cả sự giật lùi: có khi bản năng thắng văn hóa Nhưngkhông chỉ có mặt đó mà có cả cái văn hóa xâm nhập vào bản năng sinh vật, ghi vàobản năng sinh vật (trong xã hội thì thành tập quán, vô thức cộng đồng) để trở thànhbản năng văn hóa (bản sắc văn hóa = hệ thống giá trị = gen văn hóa = di truyền vănhóa) Khi nói bản năng văn hóa thì ở đây là đồng nhất bản năng và văn hóa, khôngcòn phân biệt, chúng chuyển hóa lẫn nhau đi đến đồng nhất (hai = một, một = hai).Nếu hiểu nhân cách chỉ là cái bên ngoài con người, tức môi trường xã hội chuyểnhóa vào con người (con người là sản phẩm của hoàn cảnh) mà không hiểu bản

Trang 7

năng, sự kết hợp cả hoàn cảnh và bản năng trong hoạt động của con người thìkhông thể hiểu được sự hình thành con người và nhân cách con người.

Chính trên cơ sở bản năng sinh vật và bản năng xã hội (văn hóa), hình thànhnhu cầu sinh vật và nhu cầu xã hội (văn hóa) trong quá trình đáp ứng, thỏa mãnnhu cầu - động cơ thúc đẩy hành động cũng chính là quá trình hình thành nên nhâncách Quá trình hình thành nhân cách cũng chính là quá trình văn hóa làm chủ bảnnăng - văn hóa hóa bản năng ở từng con người với tư cách là chủ thể ý thức về bảnthân mình trong quan hệ với xã hội, với người khác Với ý nghĩa đó, những bảnnăng biến thành nhân cách thông qua các khâu trung gian và điều kiện mà chuyểnhóa Nhưng nhân cách đã hình thành không phải là bất biến mà nếu thiếu nhữngđiều kiện nào đó (môi trường tốt và sự rèn luyện bản thân…) thì nhân cách sẽ bịthoái hóa, tha hóa, mất nhân cách, và như thế nhân cách trở lại bản năng, biếnthành bản năng Dù xu hướng chính là bản năng chuyển hóa thành nhân cách làchính, phổ biến, chủ đạo nhưng không nên mất cảnh giác với khả năng nhân cáchcũng có thể bị mất, trở về đời sống bản năng, từ đó mất tính người khi bản năngsinh vật hoàn toàn thống trị

Khi không nhận thấy và quan tâm chiều sâu sự chuyển hóa biện chứng cả haichiều nói trên, khi hiểu một chiều bản năng và văn hóa là hai cái hoàn toàn khácnhau, xa lạ với nhau, hoặc chỉ thấy một chiều xấu, tốt, sẽ thiếu công cụ phươngpháp luận biện chứng khi phân tích sự tồn tại bản chất người và các sự chuyển hóabản chất người cụ thể: sự hoàn thiện nhân cách hoặc sự tha hóa nhân cách, văn hóa

và phản văn hóa

1.2 Quá trình xã hội hóa nhân cách.

Xã hội hoá nhân cách được coi là quá trình làm chuyển biến con người từthực thể sinh học thành thực thể xã hội, quá trình hội nhập của cá nhân vào đờisống xã hội Đó là quá trình hình thành các giá trị nhân cách, trong đó xảy ra sự cọsát và thích ứng của cá nhân với các giá trị, chuẩn mực và các khuôn mẫu hành vi

xã hội, qua đó cá nhân duy trì được khả năng hoạt động xã hội Trong quá trình xãhội hoá sự tác động của xã hội lên cá nhân, nhất là sự tác động có định hướng, có

Trang 8

hoạch định (thường được coi là giáo dục) và ngược lại là sự tác động của cá nhânđối với xã hội liên tục được thực hiện Chính vì vậy, xã hội hoá nhân cách được thểhiện như một trong những mối quan hệ cơ bản nhất của xã hội: đó là mối quan hệgiữa con người và xã hội.

Con người khi sinh ra như một tờ giấy trắng, do ảnh hưởng của môi trườngsống và do sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những conngười thiện, ác khác nhau Chính sự tác động, sự giáo dục của xã hội cùng với khảnăng và sự tiếp nhận của mỗi cá nhân (thông qua hoạt động và giao tiếp) đối với sựtác động đó đã làm nên bản chất thiện, ác của mỗi con người trong xã hội Đó làquá trình tương tác qua lại liên tục giữa một bên là xã hội và một bên là cá nhân

Sự tác động của xã hội giữ vai trò chủ đạo, cá nhân đóng vai trò quyết định đến sựhình thành và phát triển nhân cách của chính bản thân mình

Xã hội hoá nhân cách là quá trình tác động đa chiều trong sự học hỏi lẫnnhau Đó là mối quan hệ tương tác qua lại giữa cá nhân với xã hội thông qua hoạtđộng và giao tiếp Cá nhân tác động đến người khác và có thể học hỏi ở tất cảnhững người khác, đến lượt mình, người khác lại tác động đến cá nhân qua hành vi

và cách ứng xử của mình Vì vậy, trong giáo dục xã hội hoá nhân cách, thế hệ đitrước không những chỉ dạy bảo, chỉ dẫn, mà luôn luôn phải thể hiện như một tấmgương tốt để thế hệ đi sau bắt chước và học tập

Xã hội hoá nhân cách là một quá trình diễn ra thường xuyên liên tục trongsuốt cuộc đời của một con người Điều này có nghĩa là trong cuộc sống, chúng taphải liên tục học tập, thường xuyên trau dồi kiến thức, để bắt kịp với sự phát triểncủa xã hội Một nhân cách có thể coi là hình mẫu của ngày hôm nay, chưa chắc đã

là hình mẫu của ngày mai sau Quá trình tha hóa nhân cách về với cái bản năng sẽlàm mất các giá trị của nhân cách Do đó, nhân cách con người phải luôn luônđược tích lũy, được xã hội hóa cái bản năng sinh vật thành bản năng xã hội, bảnnăng văn hóa người

Xã hội hóa nhân cách chịu sự quy định bởi môi trường xã hội Môi trường xã

hội hoá nhân cách là nơi mà cá nhân có thể thực hiện các mối quan hệ xã hội thông

Trang 9

qua hoạt động và giao tiếp, nhằm tiếp thu, lĩnh hội và tái tạo những kinh nghiệm xãhội Môi trường xã hội hoá cho các khả năng khác nhau để kinh nghiệm xã hội đếnvới cá nhân và chấp nhận sự hoà nhập xã hội của cá nhân Người ta cũng đã nói nhiềuđến các loại môi trường xã hội hoá theo các các nhóm xã hội mà trong đó cá nhânthực hiện các hoạt động sống của mình Theo đó, các môi trường xã hội hoá quantrọng với cá nhân là: gia đình, nhà trường và các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xãhội, các nhóm sở thích v.v

1.3 Sự tha hóa và khủng hoảng nhân cách.

Khi chuyển sang phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và mở cửa hội nhập, nước ta quả là có một bước dài tiến bộ về kinh tế xã hội vàphát triển con người Nhưng cũng đã đặt ra những vấn đề mới, phức tạp, nhất là vấn

đề tha hóa, khủng hoảng nhân cách trên nhiều phương diện liên quan tới quan hệ giữabản năng và văn hóa trong từng môi trường xã hội

Khái niệm tha hóa trong đạo đức - lối sống

Trước đây, khái niệm tha hóa, như Phơbách nói, thì chỉ có ý nghĩa trong tôngiáo, tức tôn giáo là sự tha hóa bản chất con người thành bản chất thần thánh, cuộcsống trần gian bị tha hóa thành cuộc sống thiên đường hư ảo

Hoặc khi Các Mác phân tích trên phương diện kinh tế thì tha hóa là chỉ chế

độ bóc lột lao động làm thuê, người công nhân làm ra sản phẩm và giá trị thặng dưnhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt

Tha hóa như thế có hai mặt, mặt xấu phản lại bản chất tốt đẹp của con người.Nhưng theo một ý nghĩa nhất định, sự tha hóa ấy là khách quan thì có mặt tốt, hợp

lý, có vai trò tiến bộ Ví như khi quan hệ sản xuất còn phù hợp với lực lượng sảnxuất thì bóc lột là động lực của sự phát triển kinh tế Hoặc về bản chất, tôn giáovẫn có mặt đạo đức phù hợp với bản chất của con người và đạo đức xã hội chủnghĩa hiện nay

Tuy nhiên, hiện nay khi ta dùng khái niệm tha hóa trong lĩnh vực đạo đức =tha hóa đạo đức, lối sống thì hoàn toàn theo nghĩa tiêu cực Tha hóa đạo đức cũng

là thoái hóa về phẩm chất người nhưng ở lĩnh vực xã hội, lối sống Đó là khi chúng

Trang 10

ta nói về những con người từ có đạo đức trở nên tha hóa nhân cách, tức từ khủnghoảng nhân cách, sai lệch nhân cách đến thoái hóa nhân cách Chẳng hạn, nhữngngười tham nhũng, hay những người nghiện ngập ma tuý, hoặc những người buônlậu, những kẻ kiếm sống, làm giàu bằng bạo lực, giết người cướp của… Sư tha hóanày chủ yếu tha hóa về giá trị sống, lý tưởng sống, các phẩm chất đạo đức và lý trí.

Từ lối sống và nhân cách người chuyển hóa lại lối sống bản năng tầm thường,thậm chí thành kẻ chống lại cộng đồng, chống lại, phá hoại chính loài của mình vàcuối cùng là cả chính bản thân mình

Khủng hoảng nhân cách hay lệch lạc nhân cách, loạn nhân cách là chỉ trạngthái mâu thuẫn đang có xu hướng chuyển thành tha hóa nhân cách Một số ngườinhư nghiện ngập ma tuý, mại dâm…thì ở mức loạn nhân cách, lệch nhân cách vànếu không được ngăn chặn, chữa trị sẽ tha hoá nhân cách

Sau đây là một số loại tha hóa cụ thể trong lĩnh vực xã hội và lối sống

Trên lĩnh vực tệ nạn xã hội:

- Tha hóa và khủng hoảng trầm trọng nhân cách do nghiện ngập ma tuý Sốnghiện ngập đa số là thanh thiếu niên Số nghiện nhập thì ngày một gia tăng, số táinghiện sau cai là khá cao (80%-90%)

Đây là số người bị tổn thương nặng nề về não, thần kinh, tâm thần, tạo nên sựlệch nhân cách, khủng hoảng nhân cách, mà muốn phục hồi phải lâu dài Nếu khôngngăm chặc được sẽ làm hỏng một thế hệ và khủng khoảng bao nhiêu gia đình

- Thực trạng mại dâm cũng là tệ nạn nhức nhối không những lây nhiễm cáccăn bệnh thế kỷ mà còn tạo nên mất nhân cách trong lĩnh vực lối sống hôn nhân vàtình cảm gia đình, lòng chung thuỷ Số mại dâm cũng rất nhiều ở giới trẻ Nhiềugia đình tan nát cũng từ đây

- Trộm cướp , giết người, cũng là một căn bệnh đang gai tăng, qua đó ta thấymột bộ phận thanh thiếu niên đã mất dần nhân tính Có thể do nhiều nguyên nhânnhưng trong đó có nguyên nhân ma tuý, mại dâm, cờ bạc

Trên lĩnh vực kinh tế xã hội và chính trị xã hội:

Ngày đăng: 20/05/2018, 00:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w