1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Kinh tế lượng Tìm hiểu mối quan hệ giữa tổng thu nhập quốc nội với tổng giá trị xuất nhập khẩu, dân số và lạm phát

13 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 78,55 KB

Nội dung

Đứng trước khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 có ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam.Đảng và nhà nước ta đã thực thi nhiều chính sách nhằm giữ vững t

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

-o0o -TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG

ĐỀ TÀI:

Tìm hiểu mối liên hệ giữa tổng thu nhập quốc nội với tổng giá trị xuất nhập khẩu dân số và tỷ lệ lạm

phát

GVHD cô: Hoàng Oanh

Lớp:ECOO4_122_T03

TP.HCM, Tháng 04 Năm 2015

Trang 2

Báo cáo Kinh tế lượng

Mục lục

Mục lục 1

Lời mở đầu 2

I.Lý do chọn đề tài 3

II.Mục tiêu nghiên cứu 3

III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

IV.Phương pháp nghiên cứu 3

V.Ý nghĩa khoa học của đề tài 4

VI.Mô hình hồi quy 4

VII.Kết luận 9

Tài liệu tham khảo 11

Trang 3

Lời mở đầu

Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng vừa phải trải qua cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Điều này đặt ra khá nhiều thách thức cho Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển nền kinh tế thị trường

Đứng trước khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 có ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam.Đảng và nhà nước ta đã thực thi nhiều chính sách nhằm giữ vững tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm qua

Tổng sản phẩm quốc nội GDP là thước đo cho sự phát triển của một đất nước.Việc nghiên cứu những tác động của của tổng giá trị xuất nhập khẩu, dân số, và tỷ lệ lạm phát giúp ta biết được mức độ ảnh hưởng của chúng đến tổng sản phẩm quốc nội là như thế nào.Thông qua việc tìm hiểu lý thuyết cũng như những chỉ tiêu, hiểu được những đặc điểm, tính chất và xu hướng phát triển để từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp tốt hơn cho phát triển kinh tế của Việt Nam

Qua sự hưỡng dẫn của giảng viên kinh tế lượng cô Hoàng Oanh và tham khảo những nghiên cứu đi trước về đề tài này GDP và những yếu tố ảnh hưởng đến GDP.Để hoàn thành bài tiểu luận kinh tế lượng nhóm em đã chọn đề tài:”Tìm hiểu mối liên hệ giữa tổng thu nhập quốc nội với tổng giá trị xuất nhập khẩu dân số và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1990-2012”

Trang 4

I.Lý do chọn đề tài

Như ở lời mở đầu đã nói GDP là một yếu tố quan trọng để xác định sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong đó có Việt Nam.Và việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP là cần thiết để có thể từ những nghiên cứu đó đưa ra những chính sách tốt hơn để đảm bảo sự tăng trưởng GDP và tăng trưởng kinh tế

Chính vì thế nhóm em đã chọn đề tài:”Tìm hiểu mối liên hệ giữa tổng thu nhập quốc nội với tổng giá trị xuất,nhập khẩu dân số và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1990-2012”.Từ những tìm hiểu cụ thể về mối liên hệ đó để gợi ý đưa ra những chính sách tốt hơn cho việc phát triển kinh tế nước nhà

II.Mục tiêu nghiên cứu

 Dựa vào những số liệu và những phân tích cụ thể để hiểu được ảnh hưởng của giá trị xuất nhập khẩu,dân số và lạm phát đến tổng thu nhập quốc nội GDP

 Đưa ra những gợi ý chính sách kinh tế nhằm giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam

 Hiểu rõ và sử dụng thành thạo những công cụ hỗ trợ kinh tế lượng

III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Tổng thu nhập quốc nội của Việt Nam trong những năm 1990-2012

Những yếu tố có hoặc không ảnh hưởng đến GDP như giá trị xuất nhập khẩu,dân số

&lạm phát trong những năm 1990-2012

Nghiên cứu trên phạm vị quốc gia Việt Nam

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến GDP Việt Nam

IV.Phương pháp nghiên cứu

Thu thập thông tin từ các nguồn dữ liệu có sẵn trên cá website uy tín của thế giới

và chính phủ Việt Nam giai đoạn 1990-2012

Nghiên cứu định lượng dựa trên các dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi các website

uy tín của IMF,World Bank &Chính phủ Việt Nam

Dựa vào chương trình EVIEWS 6.0 là phần mềm sử dụng trong kinh tế lượng, ta ước lượng mô hình hồi quy tuyến tínhtừ những thông tin đã thu thập Lựa chọn phương

Trang 5

pháp ước lượng LS- Least Squares để chạy kết quả ước lượng.Đồng thời kiểm định các biến để xem mức độ ảnh hưởng của chúng

V.Ý nghĩa khoa học của đề tài

Giúp chúng ta tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến GDP từ đó cung cấp cơ sở lý luận để đưa ra những góp ý về chính sách tăng trưởng GDP của Việt Nam

Cung cấp thêm công cụ đo lường trong việc ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP

Nâng cao kĩ năng và nhận thức của sinh viên về Kinh tế lượng ứng dụng

VI.Mô hình hồi quy

1 Mô hình lý thuyết

Trong tiểu luận này, mô hình lý thuyết được xác định là: Quan hệ Tổng thu nhập quốc nội với tổng giá trị xuất nhập khẩu, dân số và tỷ lệ lạm phát

2 Mô hình kinh tế lượng

Từ mô hình lý thuyết nêu trên, mô hình kinh tế lượng để mô tả mối quan hệ giữa các biến được xác định như sau:

GDP= β 1 + β 2 X 1 +β 3 X 2 + β 4 X 3 +β 5 X 4 +U i

3 Mô tả số liệu và nguồn số liệu

Mô hình gồm 5 biến:

- Biến phụ thuộc:

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Đơn vị tính: tỷ đôla Mỹ)

- Biến độc lập :

+ X1: Tổng giá trị nhập khẩu (Đơn vị tính: tỷ đôla Mỹ)

+ X2: Dân số (Đơn vị tính: Ngàn người)

+ X3: Tỷ lệ lạm phát (Đơn vị tính : % )

+X4:Tổng giá trị xuất khẩu(Đơn vị tính:Tỷ đôla Mỹ)

β1 là hệ số bị chặn; β2, β3, β4, β5 là hệ số góc và u là sai số ngẫu nhiên

Từ nguồn số liệu thứ cấp gồm:

+ Niên giám thống kê từ năm 1990 đến năm 2012

+ Điều tra dân số từ năm 1990 đến năm 2012

+ Tổng Điều tra dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

+ Ngoài ra, nguồn báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước cũng được xem xét để thu thập số liệu về tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 1990 đến 2012

Trang 6

+Số liệu từ Hải quan Việt Nam về giá trị xuất nhập khẩu qua các năm từ 1990 đến 2012

+Số liệu từ ngân hàng thế giới về dân số Việt Nam từ 1990 đến 2012

+ Số liệu từ ngân hàng thế giới về GDP Việt Nam từ năm 1990 đến 2012

Bảng số liệu sau sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa GDP với tổng giá trị xuất nhập khẩu và

tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 1990-2012 của Việt Nam (23 mẫu quan sát)

(Tỷ USD)

Nhập khẩu (Tỷ USD)

Dân số (Nghìn người)

Lạm phát

%

Xuất khẩu (Tỷ USD)

Trang 7

2009 97,15 69,95 86.025 6,52 56,60

4 Phương pháp ước lượng

Dựa vào chương trình EVIEWS 6.0, ta ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính đã xác định ở phần trên Lựa chọn phương pháp ước lượng LS- Least Squares để chạy kết quả ước lượng

TRÌNH BÀY KẾT QUẢ

Kết quả ước lượng mô hình hồi qui tuyến tính với biến phụ thuộc GDP và 4 biến giải thích X1(Nhập khẩu), X2(dân số),X3(lạm phát)và X4(xuất khẩu)

Bảng 1: Ước lượng GDP với các biến X1, X2, X3 và X4

Dependent Variable: GDP

Method: Least Squares

Date: 04/16/13 Time: 04:33

Sample: 1990 2012

Included observations: 23

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

C -53.42600 32.29150 -1.654491 0.1154

X1 0.495441 0.320399 1.546327 0.0634

X2 0.923992 0.433048 2.133692 0.0469

X3 -0.187070 0.244872 -0.763948 0.0454

X4 0.489495 0.297831 1.643530 0.0876

R-squared 0.987256 Mean dependent var 48.08304

Adjusted R-squared 0.984423 S.D dependent var 38.74798

S.E of regression 4.835984 Akaike info criterion 6.179706

Sum squared resid 420.9613 Schwarz criterion 6.426553

Log likelihood -66.06662 Hannan-Quinn criter 6.241788

F-statistic 348.5945 Durbin-Watson stat 1.266443

Prob(F-statistic) 0.000000

Trang 8

5 Đọc kết quả ước lượng

- Các tham số và độ lệch chuẩn như sau:

- Hệ số xác định bội điều chỉnh R²-spuared = 0.9844

6 Kiểm định bệnh của mô hình:

Đa cộng tuyến: Để xem xét hiện tượng đa cộng tuyến, ta xét mô hình phụ gồm

các biến giải thích, bằng cách chọn một biến giải thích trở thành biến phụ thuộc Các biến giải thích còn lại là biến giải thích của mô hình hồi qui phụ

Xét mô hình hồi quy phụ:X1=α1+ α2.X2+ α3.X3+ α4.X4

Ta có kết quả chạy ước lượng như sau:

Bảng 2 ước lượng X1 với các biến X2 X3 X4

Dependent Variable: X1

Method: Least Squares

Date: 04/16/13 Time: 05:20

Sample: 1990 2012

Included observations: 23

Trang 9

Adjusted R-squared 0.990204 S.D dependent var 34.98655

Từ bảng 2 ta thấy:

P(α2)=0.0011<0.01 lên bác bỏ giả thiết α2=0 suy ra dân số có ảnh hưởng đến giá trị nhập khẩu,mức ý nghĩa 1%

P(α3)=0.0032<0.01 lên bác bỏ giả thiết α3=0 suy ra chỉ số lạm phát có ảnh hưởng đến giá trị nhập khẩu,mức ý nghĩa 1%

P(α4)=0.0001<0.01 lên bác bỏ giả thiết α4=0 suy ra giá trị xuất khẩu có ảnh hưởng đến giá trị nhập khẩu.mức ý nghĩa 1%

 Từ đó ta có thể thẩy các biến giải thích có quan hệ tuyến tính với nhau Điều đó chứng tỏ, có hiện tượng đa cộng tuyến.

Hiện tượng tự tương quan:

Nhìn vào bảng 1, cho thấy Durbin – Watson stat = 1.266 <2 Do đó có thể kết luận rằng không có hiện tượng tự tương quan

7.Kiểm định giả thuyết

Ta tiến hành kiểm định các cặp giả thuyết

{ H0: β2=0

H1: β2≠0 { H0: β3=0

H1: β4≠0

{ H0: β5=0

H1: β5≠0

Từ số liệu Bảng 1 cho thấy:

+ P(β2) = 0.006 < 0.01, nên bác bỏ giả thuyết H0: β2= 0 Suy ra, Tổng giá trị nhập khẩu X1 có ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội GDP với mức ý nghĩa 1%

+ P(β3) = 0.04 < 0.1, nên bác bỏ giả thuyết H0: β3= 0 Ta có thể nói dân số (X2) ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội GDP với mức ý nghĩa 10%

Trang 10

+ P(β4) = 0.045 <0.05, nên bác bỏ giả thuyết H0: β4= 0 Suy ra, Tỷ lệ lạm phát (X3)

có ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội GDP với mức ý nghĩa 5%

+P(β5) = 0.086 < 0.1,nên bác bỏ giả thiết H0: β5=0.Suy ra,Tổng giá trị xuất khẩu(X4) có ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội GDP với mức ý nghĩa 1%

VII.KẾT LUẬN

1 Kết luận từ kết quả nghiên cứu

Các yếu tố tổng giá trị xuất nhập khẩu; tỷ lệ tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP còn dân số thì ảnh hưởng tới tổng giá trị nhập khẩu Cụ thể:

Đối với β1

¿

= -53.4260 có ý nghĩa là tổng giá trị xuất nhập khẩu, dân số, tỷ lệ

lạm phát đồng thời bằng 0 thì Tổng sản phẩm quốc nội GDP đạt giá trị lớn nhất là

53.4260 tỷ đô la Mỹ/năm.

Đối với β2

¿

= 0.495 có ý nghĩa là khi tổng giá trị xuất khẩu,dân số, tỷ lệ lạm

phát không đổi và nếu tổng giá trị nhập khẩu tăng (giảm) 1 tỷ đôla Mỹ/năm thì GDP tăng (giảm) 0.495 tỷ đôla Mỹ/năm

 Đối với β4 = 0.923 có ý nghĩa là khi tổng giá trị nhập khẩu,xuất khẩu, dân

số, không đổi và nếu tỷ lệ lạm phát tăng (giảm) 1%/năm thì GDP giảm (tăng) 0.923 tỷ đôla Mỹ/năm

 Đối với β5 = 0.489 có ý nghĩa là khi tổng giá trị nhập khẩu dân số lạm phát

không đổi và giá trị xuất khẩu tăng 1 tỷ đôla Mỹ/năm thì GDP tăng 0.489 tỷ đôla Mỹ/năm

2 Đưa ra gợi ý chính sách.

Từ các kết quả phân tích trên và thực thế những năm qua ta thấy rõ rằng Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển nên vẫn là một nước nhập siêu lớn do đó khi tăng nhập khẩu thì đồng thời làm tăng GDP Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% tổng dân số Đây là cơ hội cần tận dụng để góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP trong giai đoạn tới

Trang 11

Nhưng qua số liệu ta thấy rõ tăng dân số để tăng GDP trên thực tế không khả thi đối với Việt Nam Nhưng lại là khả thi đối với tăng nhập khẩu Việc nhập khẩu nguyên vật liệu về để tạo nhiều việc làm hơn nhằm tận dụng cơ cấu dân số đang trong độ tuổi lao động ở nước ta qua đó góp phần tăng GDP là rất cần thiết Nhưng về lâu dài ta thấy rằng việc tăng nhập khẩu nhằm tăng GDP không đem lại nhiều hiệu quả nhiều cho nền kinh tế, muốn phát triển bền vững thì ta cần khuyến khích khai thác và sử dụng hàng trong nước đặc biệt là hàng nguyên liệu nhằm giảm bớt ảnh hưởng của bên ngoài tới việc tăng GDP

Yếu tố lạm phát cũng tác động mạnh đến tổng thu nhập quốc nội GDP, tuy nhiên việc kiềm chế lạm phát ở mức một con số luôn là mục tiêu hàng đầu ở nước ta bởi tỷ lệ lạm phát có tính hai mặt tác động vào sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt với một nước nhập siêu lớn như nước ta

3 Hạn chế của đề tài

Vì trong khuôn khổ tiểu luận của sinh viên lên đề tài nghiên cứu thực sự chưa được đầy đủ và chi tiết

Còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiểm định mô hình

Có thể đưa thêm một số biến nữa vào mô hình để độ phù hợp của mô hình tăng lên,Và tăng số lượng quan sát để mức độ phù hợp của mô hình cao hơn.Tuy nhiên như thế sẽ khó khăn hơn trong việc kiểm định

Do năng lực của nhóm còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Một số nguồn tài liệu cung cấp thông tin thứ cấp khó tiếp cận để lấy thông tin

Trang 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Giáo trình kinh tế lượng thạc sĩ Hoàng Ngọc Nhậm(chủ biên)-thsVũ Thị Bích

Liên-TS Nguyễn Thị Ngọc Thanh nhà xuất bản Lao động-Xã Hội

2) Luận văn thạc sĩ QTKT-KTT-Bùi Duy Quang

3) Luận văn thạc sĩ kinh tế-Lâm Xiêng Dung

4) Luận văn kinh tế cao học QTKT-Vũ Mạnh Hùng

5) Các số liệu Thống kê từ năm 1990 đến năm 2012 trên website của Tổng cục Thống kê

6) Tổng Điều tra dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Các kết quả chủ yếu

7) Website của Ngân hàng thế giới (worldbank.org)

8) Website của Hải quan Việt Namhttp://www.customs.gov.vn/default.aspx

9) Website của quỹ tiền tệ quốc tế IMF http://www.imf.org/external/index.htm

Ngày đăng: 11/05/2015, 11:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5) Các số liệu Thống kê từ năm 1990 đến năm 2012 trên website của Tổng cục Thống kê Việt Nam. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=228&amp;ItemID=1915 Link
8) Website của Hải quan Việt Namhttp://www.customs.gov.vn/default.aspx9)Website của quỹ tiền tệ quốc tế IMF. http://www.imf.org/external/index.htm Link
1) Giáo trình kinh tế lượng thạc sĩ Hoàng Ngọc Nhậm(chủ biên)-thsVũ Thị Bích Liên- TS Nguyễn Thị Ngọc Thanh nhà xuất bản Lao động-Xã Hội Khác
2) Luận văn thạc sĩ QTKT-KTT-Bùi Duy Quang 3) Luận văn thạc sĩ kinh tế-Lâm Xiêng Dung Khác
4) Luận văn kinh tế cao học QTKT-Vũ Mạnh Hùng Khác
6) Tổng Điều tra dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Các kết quả chủ yếu Khác
7) Website của Ngân hàng thế giới (worldbank.org) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w