Chính sách tiền tệ trong việc đối phó với lạm phát ở Việt Nam từ năm 2007 đến nay Lạm phát luôn là vấn đề kinh tế vĩ mô được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia. Hiện nay, ở Việt Nam, sự gia tăng liên tục về giá của các mặt hàng thiết yếu như xăng, gas, điện…đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
Trang 1Mục lục
I Cơ sở lí thuyết 2
1 Lạm phát 2
a Khái niệm: 2
b Thước đo lạm phát: 2
2 Tiền tệ và lạm phát 3
3 Chính sách tiền tệ trong việc đối phó với lạm phát: 3
a Khái niệm CSTT: 3
b Các công cụ của CSTT: 3
II Thực trạng lạm phát Việt Nam từ năm 2007 đến nay 4
1 Diễn biến: 4
a Giai đoạn 2007-2008: lạm phát tăng cao 4
b Năm 2009: diễn biến lạm phát khá trầm lắng 6
c Từ năm 2010 đến nay: diễn biến bất thường 7
2 Nguyên nhân: 8
III.Vai trò của CSTT trong việc đối phó với lạm phát của Việt Nam từ 2007 đến nay 9
1 Thực trạng sử dụng chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát của Việt Nam từ 2007 đến nay: 9
a Giai đoạn thắt chặt CSTT từ năm 2007-2008 10
b Giai đoạn nới lỏng CSTT cuối năm 2008 đến tháng 10/2010: 12
c Giai đoạn thắt chặt từ cuối năm 2010 - đầu 2011: 14
2 Đánh giá CSTT của việt Nam trong việc đối phó với lạm phát giai đoạn 2007 đến nay 15
3 Đề xuất: 16
Trang 2MỞ ĐẦU
Lạm phát luôn là vấn đề kinh tế vĩ mô được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia Hiện nay, ở Việt Nam, sự gia tăng liên tục về giá của các mặt hàng thiết yếu như xăng, gas, điện…đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
“Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là bản chất của tiền tệ”,vì vậy chính sách tiền
tệ là một trong những chìa khóa hữu hiệu nhằm kiểm soát và giải quyết vấn đề lạm phát
Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thị trường mở rộng hơn, lạm phát cũng diễn biến phức tạp và khó kiểm soát hơn Cũng chính vì vậy, chính sách tiền tệ ở Việt Nam đòi hỏi cần phải linh hoạt hơn để phù hợp với tình hình Việt Nam trong bối cảnh chịu sự tác động của nền kinh tế thế giới
Bởi những lí do trên, đề tài của nhóm em là “Chính sách tiền tệ trong việc đối phó với lạm phát ở Việt Nam từ năm 2007 đến nay” với hi vọng phần nào mang đến cái nhìn khái quát nhất về việc thực thi chính sách tiền tệ của Nhà nước để kiểm soát lạm phát trong thời gian gần đây
Trang 3NỘI DUNG
I.Cơ sở lí thuyết
1 Lạm phát
a Khái niệm:
Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung P theo thời gian
Mức giá chung P : chỉ số chung về giá cả
2 chỉ số chính là chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số điều chỉnh GDP
b Thước đo lạm phát:
Chỉ số giá tiêu dùng CPI- Consumer Price Index
CPI phản ánh sự biến động giá cả các giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng điển hình
Công thức Laspeyres: *100
Q P
Q P t
i
0 i
0 i
t i
Trong đó: CPIt là chỉ số giá tiêu dùng trong thời kỳ t
Pi là giá mặt hàng tiêu dùng thứ i/nhóm hàng i
Qi là lượng hàng tiêu dùng thứ i/nhóm hàng i
Chỉ số điều chỉnh GDP:
Chỉ số so sánh giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế để thấy sự biến động của giá cả hàng hóa sản xuất trong nước
Q P
Q P 100
* GDP
GDP
i
0 i
t i
t i t
r
t n t
Trong đó Pt và Pt-1 là chỉ số giá của thời kỳ t và thời kỳ (t-1)
i là lượng hàng hoá sản xuất và bán ra ở kỳ t
Tỉ lệ lạm phát:
Tỉ lệ lạm phát thời kì t = * 100
P
P P
1 t
1 t t
(%) Trong đó: Pt là chỉ số giá của thời kỳ t
Pt-1 là chỉ số giá của thời kỳ (t-1) (Có thể tính theo CPI hoặc chỉ số điều chỉnh GDP)
Trang 42 Tiền tệ và lạm phát
Phương trình số lượng: MV=PY
M: cung tiền V: tốc độ chu chuyển tiền tệ
Y: sản lượng P: giá của 1 đơn vị sản lượng
MS=m.B B: cơ sở tiền tệ gồm tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền dự trữ
m=(cr+1)/(cr+rr) cr: tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi rr: tỉ lệ dự trữ thực tế = dự trữ bắt buộc + dự trữ dôi ra Lạm phát xảy ra khi lượng tiền cung ứng M tăng nhanh hơn sản lượng Y
3 Chính sách tiền tệ trong việc đối phó với lạm phát:
a Khái niệm CSTT:
CSTT là chính sách kinh tế vĩ mô mà NHTW sử dụng để làm thay đổi lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế đã đề ra từ trước
Phân loại: CSTT mở rộng và CSTT thắt chặt
b Các công cụ của CSTT:
- Tỉ lệ dự trữ bắt buộc
- Thị trường mở
- Lãi suất
Trong trường hợp lạm phát tăng cao, để giảm lạm phát, NHTW có thể thực hiện tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cơ bản đối với đồng nội tệ, bán trái phiếu chính phủ cho công chúng qua thị trường mở
tăng tỉ lệ
dự trữ bắt buộc
tăng
số nhân m
bán trái phiếu chính
phủ cho công chúng
thu tiền về
tăng lãi suất
tái chiết khấu
các NH giảm vay tiền NHTW, tăng dự trữ
cung tiền giảm tãi suất tăng đầu tư
giảm
AD giảm
P giảm,
Y tăng
Trang 5II Thực trạng lạm phát Việt Nam từ năm 2007 đến nay
1 Diễn biến:
Mức tăng CPI so với tháng 12 năm trước 12,63 19,89 6,52 11,75 Mức tăng CPI bình quân năm so với năm trước 8,30 22,97 6,88 9,19 Đặc điểm chung diễn biến lạm phát Việt Nam qua các năm: lạm phát theo chu
kì, thường tăng mạnh vào các tháng cuối năm và đầu năm do nhu cầu mua sắm Tết Tuy nhiên những năm gần đây mức biến động ngày càng mạnh và CPI trong năm
2008, đầu năm 2009, những tháng đầu năm 2011 đã phá vỡ quy luật đó
a Giai đoạn 2007-2008: lạm phát tăng cao
CPI bắt đầu tăng mạnh vào 2 quý cuối năm 2007 Chỉ số giá tăng trung bình khoảng 1,14%/tháng Việc tăng chỉ số giá mạnh vào cuối năm 2007 đã đẩy CPI năm này lên 12,63%, trong đó nhóm lương thực thực phẩm có mức tăng cao nhất Lạm phát năm 2007 vượt xa mức 8,5% mà Quốc hội đã đề ra
Trang 6Nguồn: Tổng cục thống kê
Tiếp tục đà tăng từ cuối năm 2007, mức tăng CPI liên tục đạt trên 2% từ tháng 12/2007 đến tháng 6/2008
Chỉ số lạm phát tháng 2/2008 lên tới 3,56% so với tháng 1/2008 và 15,7% so với tháng 2/2007, mức tăng cao nhất trong hơn 12 năm và cũng là tỉ lệ cao nhất tại khu vực Đông Nam Á trong khi đó lạm phát ở Trung Quốc chỉ ở mức 7,1 % và Indonesia là 7,4 %
Đến tháng 3/2008, lạm phát đạt 9,19% so với tháng 12/2007 đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008 là thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP (8,5% -9%)
Trang 7Tháng 5/2008, CPI đạt mức tăng cao kỉ lục 3,91%, CPI tăng 25,2% so với tháng 5/2007
Tháng 6/2008, CPI tăng 2,14% so với tháng 5, là mức tăng thấp nhất tính từ đầu năm Trong 6 tháng đầu năm, bình quân chỉ số CPI tăng 2,86%/tháng
CPI bắt đầu có xu hướng giảm tăng nóng từ tháng 7/2008 Mức tăng CPI tháng
9 giảm xuống còn 0,18% so với tháng trước và đạt âm trong cả 3 tháng quý IV/2008, lần lượt là -0,19%, -0,76%, -0,68%
Lạm phát năm 2008 đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại, đồng thời cũng là năm có diễn biến khó lường, vượt qua quy luật thông thường CPI tăng cao liên tục trong cả 2 quý đầu năm, sau đó lại giảm liên tục trong quý IV
b Năm 2009: diễn biến lạm phát khá trầm lắng
Tiếp nối đà giảm giá từ nửa cuối năm 2008, CPI đầu năm 2009 không chứng kiến mức tăng đáng kể Tháng 2 CPI tăng 1,17% thì tháng 3 lại giảm 0,17% Tỉ lệ lạm phát quý I/2009 đạt gần 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái Trong các tháng tiếp theo CPI cũng tăng nhẹ Tháng 6/2009, lạm phát giảm xuống 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái
Tháng 12, CPI tăng trên 1% do theo quy luật, giá cả một số mặt hàng thiết yếu thường tăng giá trước Tết nguyên đán
Cả năm 2009, CPI tăng 6,88% so với năm trước trong đó tăng mạnh nhất là nhóm nhà ở vật liệu xây dựng (tăng 12,6%), tiếp đến là nhóm phương tiện đi lại, bưu điện (11,8%) (do điều chỉnh giá xăng dầu) Nhóm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ
Trang 8cấu tính CPI là lương thực thực phẩm tăng 5,8% Nhóm giáo dục tăng 6,1% do điều chỉnh học phí và nhập học tháng 9
c Từ năm 2010 đến nay: diễn biến bất thường
Nền kinh tế được đánh giá tăng trưởng khá nhanh trong năm 2010 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ấn tượng GDP cả năm tăng 6,78% cao hơn chỉ tiêu đề ra là 6,5% Tuy nhiên, mức tăng CPI lên tới 11,75% trong khi kế hoạch đề ra không quá 7%, con số báo cáo QH cũng chỉ dao động thêm 1% (khoảng 7 - 8%) đã khiến cho mức tăng trưởng nhanh của nền kinh tế không còn nhiều ý nghĩa
Diễn biến lạm phát năm 2010 vẫn đúng với quy luật tăng cao trong các tháng đầu năm và cuối năm nhưng có điểm khác biệt cơ bản là mức tăng có độ vênh lớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến hơn 1,5%
Ba tháng đầu năm CPI tăng cao nhưng ngay sau đó có liền 5 tháng tăng thấp về gần mức 0%, để rồi lại vượt lên trên 1% trong 4 tháng còn lại của năm
Lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được Trong 4 tháng chỉ số giá tăng vượt 1% đó thì 2 tháng cuối năm CPI đạt mức tăng gần 2%, tạo thành xu hướng tăng mạnh mẽ
Cuối năm 2010, lạm phát cán đích ở mức 11,75% so với tháng 12/2009 với mức tăng cao nhất thuộc nhóm giáo dục (19,38%), ăn uống (16,18%), nhà ở và vật
Trang 9liệu xây dựng (15,74%) Đây đều là những nhóm hàng thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân
Chỉ số giá tiêu dùng trong 4 tháng đầu năm 2011 hình thành xu hướng tăng dần qua các tháng CPI tháng 1 tăng 1,74% Mức tăng CPI tháng 2/2011 đã vượt quá mốc 2% đạt 2,09%, tháng 3/2011 đạt 2,17%, và đến tháng 4 thì mức tăng CPI là 3,32%, cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (Trước đó, mức cao hơn thuộc về tháng 5/2008)
Như vậy, tính đến tháng 4/2011, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 9,64% so với tháng 12/2010, vượt xa mục tiêu 7% đặt ra hồi đầu năm và đã ở rất gần mức 2 con
số CPI bình quân 4 tháng đầu năm cũng đã tăng 13,95% so với cùng kì
Đáng chú ý là, CPI tháng 3/2011 xuất hiện sự bất thường so với nhiều năm trước đây Tính từ năm 1995 đến nay, chưa có năm nào chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng cao hơn tháng 2, xét trong mức so sánh với tháng trước đó Thêm vào đó, CPI tháng 4 tiếp tục tăng rất mạnh, mức tăng cao nhất so với tháng 4 các năm kể từ 1995, cao hơn tới 1,12% so với tháng về nhì (4/2008) Một số chuyên gia cho rằng đây vẫn chưa là đỉnh của lạm phát năm nay
2 Nguyên nhân:
Lạm phát ở Việt Nam là do sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy
Lạm phát tiền tệ: Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ Năm 2007, Việt
Nam chính thức gia nhập WTO, dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh Với việc tung một khối lượng lớn tiền đồng để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta (nhằm giữ tỉ giá), lượng tiền trong lưu thông đã tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38% Ấy là chưa kể sự tăng tín dụng trong các năm trước đã tạo nên hiện tượng tích phát tác động đến năm 2007 và có thể cả những năm sau
Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh
nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi
về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư những nhu cầu mới cao hơn Biểu hiện rõ nhất của lạm
Trang 10phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng Trong khi
đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch
vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo
Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các sản
phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị trường trong nước Bên cạnh đó là quyết định tăng giá xăng, dầu, điện nước… thường được đưa ra vào các dịp đầu năm cũng là nguyên nhân làm chi phí nhiều ngành sản xuất bị đẩy cao
Ngoài ra còn cần kể đến yếu tố tâm lí người dân Giá vàng tăng cao, giá USD
trong nước tăng dù giá thế giới giảm, những diễn biến xấu đi của lạm phát trong nước khiến người dân mất lòng tin vào tiền đồng, chuyển sang đầu tư vào vàng và ngoại tệ càng làm đồng nội tệ mất giá Thực tế cho thấy giá cả thường có xu hướng tăng khi có thông tin nhà nước tăng lương cơ bản Mặt khác người dân có tâm lý dự trữ đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung hàng hóa sẽ càng trở nên khan hiếm kích thích giá lên và gây ra lạm phát Một ví dụ tiêu biểu là những cơn sốt gạo năm 2008 Tháng 4/2008, tin đồn Việt Nam thiếu nguồn cung do xuất khẩu hết gạo đã khiến gạo tăng giá Người dân lo lắng tranh nhau đi mua gạo tích trữ càng đẩy giá lên cao hơn Bên cạnh đó lại xuất hiện những kẻ đầu cơ tích trữ gạo Gạo tăng giá làm các mặt hàng lương thực thực phẩm khác cũng tăng mạnh, có những mặt hàng tăng giá gấp đôi, gấp ba
III Vai trò của CSTT trong việc đối phó với lạm phát của Việt Nam từ 2007 đến nay
1 Thực trạng sử dụng chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát của Việt Nam từ 2007 đến nay:
CSTT từ 2007-nay có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thắt chặt từ 2007- 2008
Trang 11- Giai đoạn nới lỏng cuối 2008- 10/2010
- Giai đoạn thắt chặt từ cuối 2010- đầu 2011
a Giai đoạn thắt chặt CSTT từ năm 2007-2008
NHNN đã sử dụng đồng bộ các công cụ của CSTT như:
- Tăng mức dự trữ bắt buộc
- Tăng lãi suất
- Nghiệp vụ thị trường mở
i Tăng mức DTBB
Việc tăng trưởng tín dụng quá nóng bắt đầu được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến lạm phát gia tăng
Ngay lập tức Ngân hàng Nhà nước đã tìm đến những biện pháp hút tiền tư lưu thông về => Tăng mức DTBB đối với tiền gửi VND dưới 12 tháng lên 10% (kể
từ ngày 01/06/2007) và 11% (kể từ tháng 3/2008)
Với quyết định này, các NHTM phải nộp dự trữ bắt buộc tăng thêm cho Ngân hàng Nhà nước với số tiền tổng cộng là gần 20.000 tỷ đồng
Biến động tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi VNĐ ngắn hạn (%)
Nguồn: NHNN Việt Nam
ii Tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu kể từ ngày 1/2/2008
Cụ thể
- Lãi suất cơ bản từ 8,25% tăng lên 8,75%/năm;
- Lãi suất tái cấp vốn từ 6,5% tăng lên 7,5%/năm;
- Lãi suất chiết khấu từ 4,5% tăng lên 6%/năm
Trang 12Tuy nhiên liều lượng của biện pháp tăng lãi suất là không đủ và lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao trong tháng 3 và tháng 4
Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước cũng quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 12% lên 14% vào ngày 11/6/2008
Nguồn: giavang.com
Tác dụng:
- Với việc tăng lãi suất cơ bản này, các NHTM đã có thể tăng lãi suất huy động lên đến 21%/năm một cách hợp pháp và không chịu sự ràng buộc của các mệnh lệnh hành chính như trước đó
- Biện pháp này đã cứu nguy tình trạng thiếu thanh khoản của các NHTM
=> vốn huy động đã tăng lên mặc dù vẫn ở mức khiêm tốn nhưng cũng đủ đảm bảo khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng
- Lãi suất huy động tăng cao kéo theo lãi suất cho vay tăng cao cũng khiến cho tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh
Công cụ tăng lãi suất đã có tác dụng ngay lập tức, lạm phát trong tháng
6 đã có dấu hiệu tăng chậm lại với chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ tăng 2,14%, chậm hơn nhiều so với tháng 5 trước đó
Ngày 15/2/2008, Ngân hàng Nhà nước quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc các TCTD mua 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc có kỳ hạn 12 tháng với lãi suất chỉ có 7,58%/năm và không được sử dụng để tái chiết khấu tại NHNN,
Trang 13để giảm lượng tiền trong lưu thông Tổng cộng 41 ngân hàng thương mại đã phải mua tín phiếu đúng thời hạn và đủ số lượng đặt ra
Tác dụng của các công cụ của CSTT: giảm lượng tiền lưu thông => kiềm chế lạm phát
Hạn chế: Những biện pháp hút tiền tư lưu thông về của Ngân hàng Nhà nước được áp dụng một cách dồn dập và đã gây sốc cho các ngân hàng thương mại, khiến cho tình hình thanh khoản của những ngân hàng lâm vào cảnh khó khăn, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ Tình trạng thiếu thanh khoản của nhiều ngân hàng cổ phần thậm chí ở trong tình trạng báo động, buộc họ phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất rất cao, có lúc lên đến 30%/năm đối các khoản vay qua đêm
Chỉ trong vòng 1 tuần Ngân hàng Nhà nước lại bơm ra 33.000 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở (nơi mua bán các loại giấy tờ có giá như tín phiếu, trái phiếu…) nhằm cứu nguy cho tình trạng thiếu thanh hoản của các ngân hàng thương mại
Kết cục là động thái này triệt tiêu tác dụng của việc hút tiền từ lưu thông về Hệ quả của những biện phát bất nhất này không những không làm lạm phát giảm mà thậm chí còn tăng cao hơn trong tháng 4 và tháng 5 Theo Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 5 tăng đến 3,91% so với tháng trước, cao nhất so với các tháng từ đầu năm đến nay, đưa tốc độ tăng giá sau 5 tháng lên đến 15,96% so với tháng 12.2007
b Giai đoạn nới lỏng CSTT cuối năm 2008 đến tháng 10/2010:
Khủng hoảng tài chính quốc tế tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, áp lực giảm phát xuất hiện Để phục hồi kinh tế, NHNN đã thực hiện CSTT nới lỏng theo hướng
i Giảm các mức lãi suất
- Cuối 2008-2009 lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu giảm
từ 6-7% Cụ thể:
Điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản giảm từ 13%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12%/năm xuống 5%/năm)