Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
1,9 MB
Nội dung
TR BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM KHÁNH TÁC ĐỘNG CỦA MỞ CỬA THƢƠNG MẠI VÀ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LÊN HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM KHÁNH TÁC ĐỘNG CỦA MỞ CỬA THƢƠNG MẠI VÀ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LÊN HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS.Trần Ngọc Thơ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn là GS. TS Trần Ngọc Thơ. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề bài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. TP.HCM,ngày thángnăm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Kim Khánh 2 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA 1 LỜI CAM ĐOAN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC BẢNG 5 DANH MỤC HÌNH VẼ 5 TÓM TẮT 6 MỞ ĐẦU 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ SỰ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀO GIÁ TIÊU DÙNG 11 1.1 Sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nƣớc 11 1.1.1 Sự truyền dẫn của tỷ giá vào giá nhập khẩu 11 1.1.2 Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá tiêu dùng 11 1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự truyền dẫn của tỷ giá 12 1.2.1 Mức độ biến động của tỷ giá hối đoái 13 1.2.2 Chính sách tiền tệ và lạm phát trong nƣớc 13 1.2.3 Độ chênh lệch sản lƣợng 14 1.2.4 Độ mở cửa thƣơng mại 14 1.2.5 Thành phần hàng hóa nhập khẩu 15 1.3 Các nghiên cứu trƣớc đây 15 1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới 15 1.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 21 CHƢƠNG 2: DỮ LIỆUVÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 24 2.1 Dữ liệu nghiên cứu 24 2.2 Mô hình nghiên cứu 24 2.3 Phân chia các giai đoạn nghiên cứu 25 2.4 Các bƣớc thực hiện nghiên cứu 28 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 3.1 Kiểm định đơn vị 29 3.2 Kiểm định nhân quả Ganger 31 3.3 Chọn độ trễ tối ƣu của mô hình 31 3.4 Kiểm định tính ổn định của mô hình 33 3 3.5 Phân tích phản ứng xung 33 3.6 Kết quả phân rã phƣơng sai giá tiêu dùng 40 KẾT LUẬN CHUNG 44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 Phụ lục 1: Các kiểm định đơn vị ADF cho các biến trong mô hình Var cho từng giai đoạn 48 Phụ lục 2: Kết quả kiểm định Ganger 57 Phụ lục 3: Kết quả chạy mô hình VAR đầy đủ của giai đoạn 2001-2006 62 Phụ lục 4: Kết quả chạy mô hình VAR đầy đủ của giai đoạn 2007-2012 67 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á - ADF: Adicky - Fuller - CPI: Chỉ số giá tiêu dùng - CSTT: Chính sách tiền tệ - ERPT: Mức độ truyền dẫn của tỷ giá (exchange rate pass through) - GOS: Tổng cục thống kê Việt Nam - IFS: Thống kê tài chính - IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế - IP: Sản lượng công nghiệp - NEER: The Nominal Effective Exchange Rate – Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực - USD: Đô la Mỹ - VAR: Vector Autoregression – Mô hình tự hồi quy véc tơ - WB: Ngân hàng thế giới - WTO: Tổ chức thương mại thế giới 5 DANH MỤC BẢNG - Bảng 3.1: Kết quả kiểm định đơn vị cho CPI giai đoạn 2001-2006 - Bảng 3.2: Kết quả chọn độ trễ tối ưu - Bảng 3.3: Tóm tắt kết quả ước lượng hệ số trong mô hình VAR cho CPI trong hai giai đoạn - Bảng 3.4: Tóm tắt phản ứng tích lũy của giá tiêu dùng trước cú sốc 1% của IP, M2, NEER giai đoạn 2001-2006 và 2007-2012 - Bảng 3.5: Tóm tắt kết quả phân rã phương sai của CPI theo cơ chế cơ chế phân rã phương sai Cholesky cho giai đoạn 2001-2006 - Bảng 3.6: Tóm tắt kết quả phân rã phương sai của CPI theo cơ chế cơ chế phân rã phương sai Cholesky cho giai đoạn 2007-2012 DANH MỤC HÌNH VẼ - Hình 2.1: Biến động của giá trị sản xuất công nghiệp, cung tiền, tỷ giá, giá tiêu dùng 2001-2012 (Kỳ gốc 2001M1) - Hình 2.2: Biến động của giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu trong giai đoạn từ 2001-2012 - Hình 3.1: Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình - Hình 3.2: Phản ứng tích lũy của giá tiêu dùng trước 1 cú sốc tỷ giá - Hình 3.3: Phản ứng tích lũy của giá tiêu dùng trước các cú sốc các biến trong mô hình giai đoạn 2001-2006 - Hình 3.4: Phản ứng tích lũy của giá tiêu dùng trước các cú sốc các biến trong mô hình giai đoạn 2007-2012 - Hình 3.5: Kết quả phân rã phương sai của CPI theo cơ chế cơ chế phân rã phương sai Cholesky cho giai đoạn 2001-2006 & 2007-2012 6 TÓM TẮT Bài viết này xem xét hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá tiêu dùng ở Việt Nam qua hai thời kỳ: 2001 – 2006, 2007 – 2012. Những giai đoạn được đánh dấu với sự thay đổi trong kinh tế và chính sách tiền tệ cung cấp một trường hợp nghiên cứu thú vị để phân tích tầm quan trọng của sự mở cửa và môi trường lạm phát tác động lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá (ERPT). Mô hình VAR của giá trị sản xuất công nghiệp, cung tiền, tỷ giá, và giá tiêu dùng được ước tính cho từng thời kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khi không phải là yếu tố quyết định lớn nhất của sự biến đổi giá cả, tỷ giá hối đoái đã tăng tầm quan trọng trong giai đoạn 2007-2013. Bằng chứng cho thấy sự hỗ trợ yếu về tầm quan trọng của môi trường lạm phát trong khi sự mở cửa là một yếu tố chi phối trong việc xác định mức độ ERPT. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, biến động chỉ số giá tiêu dùng luôn ở mức cao, đó không chỉ là mối quan tâm của chính phủ, các nhà kinh tế học mà còn là mối quan tâm củatừng cá nhân. Vấn đề đặt ra là độ mở cửa thương mại và chính sáchtiền tệ có tác động lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá tiêu dùng ở Việt Nam hay không? Và nếu có thì xu hướng và mức độ tác động như thế nào?Để trả lời cho các câu hỏinày, tác giả đã thực hiện nghiên cứu: “Tác động của mở cửa thương mại và thay đổi chính sách tiền tệ lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá ở Việt Nam” để làmluận văn bảo vệ khóa học thạc sĩ của mình. 2. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, việc nghiên cứu về mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoáivào các chỉ số giá và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn này vẫn luôn là vấn đề đáng quan tâm của các nhà kinh tế.Vì vậy đã có rất nhiều nghiên cứu vềvấn đề này được thực hiện bởi các nhà kinh tế thế giới ở nhiều quốc gia với nhiềukhu vực được nghiên cứu, trong nhiều giai đoạn và thời kỳ khác nhau.Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này còn rất khiêm tốn, số lượng ít, khía cạnh nghiên cứu cũng không đầy đủ.Trong điều kiện nền kinh tế ViệtNam hội nhập ngày càng sâu rộng đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì việc chịu ảnh hưởng càng lớn từ các tác động của việc mở cửa thương mại và thay đổi chính sách tiền tệ có thể là nguyên nhân gây ảnhhưởng không nhỏ đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam. Vìvậy, một nghiên cứu về tác động của việc mở cửa thương mại và thay đổi chính sách tiền tệ lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 2001-2012 là cần thiết. 8 3. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, tác giả đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá danh nghĩa hiệu lực (NEER)vào chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong giai đoạn2001-2012.Thứ hai, tác giả xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong những thời kỳ khác của việc mở cửa thương mại và thay đổi chính sách tiền tệ. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chung của luận văn là sự tác động của việc mở cửa thương mại và thay đổi chính sách tiền tệ lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012. Để nghiên cứu đối tượng tổng quát trên ta phải nghiên cứu các đối tượng chi tiết sau: - Giá trịsản xuất công nghiệp của Việt Nam (IP). - Cung tiền (M2) của Việt Nam - Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực (NEER) của VND/USD. - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam. - Chính sách thương mại của Việt Nam. - Chính sách tiền tệ của Việt Nam. - Sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực vào chỉ số giátiêu dùng tại Việt Nam. - Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ sốgiá tiêu dùng của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá cả tiêu dùng tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2001-2012. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu [...]... trong sự truyền dẫn của tỷ giá theo nghiên cứu củaNiloufer Sohrabji (2011) về sự 15 truyền dẫn của tỷ giá lên giá cả ở Ấn Độ qua các thời kỳ khác nhau của việc mở cửa thương mại và thay đổi chính sách tiền tệ 1.2.5 Thành phần hàng hóa nhập khẩu Hàng hóa khác nhau thì mức độ truyền dẫn tỷ giá lên giá cả sẽ khác nhau.Thông thường, giá nhiên liệu mà cụ thể là giá xăng, dầu sẽ bị mức độ truyền dẫn tỷ giá cao... truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nƣớc 1.1.1 Sự truyền dẫn của tỷ giá vào giá nhập khẩu Sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào giá nhập khẩu được hiểu là phần trăm thay đổi giá cả hàng hóa nhập khẩu tính theo đồng tiền của quốc gia nhập khẩu từ việc thay đổi một phần trăm của tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia nhập khẩu và đồng tiền của quốc gia xuất khẩu Theo thuyết Ngang giá. .. biến, với biến cung tiền và giá trị sản xuất công nghiệp đại diện cho mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam và biến tỷ giá đại diện cho sự mở cửa thương mại Sản lượng công nghiệp dự kiến sẽ tác động đến cung tiền nên ứng trước cung tiền, cung tiền dự kiến sẽ tác động đến tỷ giá hối đoái nên ứng trước tỷ giá, tương tự như vậy tới biến thứ 3 sẽ là tỷ giá và ứng cuối cùng là giá cả tiêu dùng... Theo Bailliu và Bouakez (2004), cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ s giá tiêu dùng gồm 02 bước: - Thứ nhất, sự thay đổi của tỷ giá sẽ được truyền dẫn vào chỉ số giá nhập khẩu,mức độ và tốc độ của truyền dẫn vào chỉ số giá nhập khẩu phụ thuộc vào mộtvài yếu tố: kỳ vọng về thời điểm phá giá, chi phí của việc điều chỉnh giá vànhu cầu hàng nhập khẩu… - Thứ hai, sự thay đổi của chỉ số giá nhập khẩu... doanh và chế độ chính sách tiền tệ cung cấp một trường hợp nghiên cứu thú vị để phân tích tầm quan trọng của sự mở cửa và môi trường lạm phát tác động lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá (ERPT).Mô hình VAR của giá dầu, giá lương thực, khoảng cách sản lượng, tỷ giá, giá tiêu dùng và lãi suất được ước tính cho từng thời kỳ.Trong khi không phải là yếu tố quyết định lớn nhất của sự biến đổi giá cả, tỷ giá hối... với mức độ truyền dẫn tỷ giá Độ mở cửa thương mại càng lớn thì hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng càng cao trong nền kinh tế, lúc này giá cả hàng hóa chịu tác động lớn tỷ giá hối đoái nên mức độ truyền dẫn cao, nhưng mặt khác, sự mở cửa thương mại cao sẽ tạo ra xu hướng giảm giá cả hàng hóa do canh tranh gay gắt, vì thế sự truyền dẫn tỷ giá trong trường hợp này lại ngược chiều Độ mở cửa thương có... sựbiến động này sẽ kéo dài và tồn tại lâu thì sẽ điều chỉnh giá bán.Trong trường hợpnày mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái sẽ có mối quan hệ cùng chiều với mức độbiến động của tỷ giá hối đoái.Như vậy mức độ biến động của tỷ giá hối đoái có thể có mối tương quan thuận, cũng có thể có mối tương quan nghịch với mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào giá cả hàng hóa 1.2.2 Chính sách tiền tệ và lạm... có chung kết luận là mức độ truyền dẫn của các cú sốc tỷ giá có ảnh hưởng mạnh nhất lên chỉ số giá nhập khẩu, tiếp theo là chỉ số giá sản xuất và nhỏ nhất là chỉ số giá tiêu dùng Và chính sách tiền tệ cũng như độ mở cửa thương mại đều ảnh hưởng đến sự truyền dẫn của tỷ giá theo những mức độ khác nhau 24 CHƢƠNG 2: DỮ LIỆUVÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1Dữ liệu nghiên cứu Tác giả sử dụng dữ liệu nghiên cứu... chỉ số giá nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá sảnxuất và thông qua đó ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng 1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự truyền dẫn của tỷ giá Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự truyền dẫn của tỷ giá, trong bài này tác giả đề cập đến một số yếu tố thường được các nhà nghiên cứu quan tâm như sau: 13 1.2.1 Mức độ biến động của tỷ giá hối đoái Khi xảy ra sự biến động của tỷ giá hối... VECM và ECM, tác giả đã đo lường mức độ truyền dẫncủa tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Ấn Độ trong giai đoạn 1980 đến 2005, kết quả nghiên cứu chỉra rằng mức độ truyền dẫn của tỷ giá song phương giữa đồng Rubee với USD vàoCPI vào hoảng 0,4% trong dài hạn và 0,1% trong ngắn hạn; mức độ truyền dẫn củatỷ giá danh nghĩa hiệu lực ở Ấn Độ (Neer) vào CPI thì không có ý nghĩa thống kê .Tác giả cũng . tiêu dùng (CPI) Việt Nam. Vìvậy, một nghiên cứu về tác động của việc mở cửa thương mại và thay đổi chính sách tiền tệ lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 2001-2012. độ tác động như thế nào?Để trả lời cho các câu hỏinày, tác giả đã thực hiện nghiên cứu: Tác động của mở cửa thương mại và thay đổi chính sách tiền tệ lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá ở Việt Nam . tượng nghiên cứu chung của luận văn là sự tác động của việc mở cửa thương mại và thay đổi chính sách tiền tệ lên hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá vào giá tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012.