Báo cáo tiểu luận Lạm phát ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó tới đời sống cuả người thu nhập thấp hiện nay

40 733 3
Báo cáo tiểu luận Lạm phát ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó tới đời sống cuả người thu nhập thấp hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 18/03/2015, 22:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, lạm phát là một trong những vấn đề quan trọng có tác động lớn đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhân dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, sự hiểu biết về tình hình lạm phát và ảnh hưởng của nó đối với nhiều người còn rất mơ hồ, chưa thấy rõ được bản chất. Chúng tôi lựa chọn đề tài này để thực hiện.

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu về tình hình lạm phát và những ảnh hưởng của nó tới người thu nhập thấp ở Việt Nam trong những năm gần đây. Mục tiêu cụ thể: - Khái quát chung về lạm phát - Tình hình lạm phát ở Việt Nam - Những ảnh hưởng của lạm phát tới người thu nhập thấp - Những giải pháp khắc phục hậu quả của lạm phát

  • 3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài - Khái niệm, diễn biến, hậu quả, nguyên nhân của lạm phát là gì? - Tình hình lạm phát ở Việt Nam các năm gần đây như thế nào? - Ảnh hưởng của lạm phát tới người thu nhập thấp ra sao? - Những biện pháp nào để khắc phục hậu quả của lạm phát?

  • 4. Giới hạn nghiên cứu - Giới hạn nội dung nghiên cứu (Chủ điểm nghiên cứu) Tình hình lạm phát ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó tới người thu nhập thấp. - Giới hạn không gian nghiên cứu: ở Việt Nam - Giới hạn thời gian nghiên cứu: những năm gần đây (2004-2011)

  • 5. Ý nghĩa nghiên cứu - Đề tài giúp có cái nhìn khái quát về tình hình lạm phát ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó tới người thu nhập thấp hiện nay. - Đưa ra các giải pháp để khắc phục hậu quả của lạm phát - Là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm tới vấn đề này.

  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU - Lạm phát được kinh tế học nghiên cứu sâu sắc - Các tác phẩm kinh điểm của Mác về kinh tế, tư bản trong đó có lạm phát đã trở thành tác phẩm kinh điển: Bộ Tư Bản - Samuelson và Milton Friedman là một trong những người sớm đưa ra quan điểm lạm phát xuất hiện gắn liền với giá - Nhà kinh tế người Mỹ Phillip Cagan đưa ra nhiều quan điểm về lạm phát, VD: khái niện “siêu lạm phát”.

  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Trong bài viết này người viết sử dụng các phương pháp: trích dẫn, thống kê và đối sánh phối hợp với phương pháp qui nạp và suy diễn. - Trích dẫn tài liệu là phương pháp được chuẩn hóa trong việc ghi nhận những nguồn tin và ý tưởng mà người viết đã sử dụng

  • - Thống kê và đối sánh: chỉ ra các điểm thống nhất và các điểm khác biệt của nội dung nghiên cứu - Phương pháp qui nạp, suy diễn được phối hợp trong quá trình vận dụng phân tích khái quát chung về lạm phát, tình hình lạm phát ở Việt Nam, những ảnh hưởng của lạm phát tới người thu nhập thấp, và lựa chọn những giải pháp khắc phục hậu quả của lạm phát nhằm nâng cao mức sống của người dân.

  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ 1. Khái niệm, diễn biến, hậu quả, nguyên nhân của lạm phát là gì? 1.1 Khái niệm: Thường được hiểu theo 2 nghĩa: - Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế - Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền

  • 1.2 Diễn biến: - Biểu hiện của lạm phát là tiền giấy bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng. - Lúc đầu giá vàng tăng, sau đó lan rộng ra đối với giá cả các hàng hóa khác, nhưng giá cả các loại hàng hóa tăng không giống nhau. - Thông thường trong nước có lạm phát, tiền giấy bị mất giá so với vàng, giá vàng trong nước tăng thì nó cũng sẽ làm tỷ giá ngoại tệ tăng. Điều này đối với nước có lạm phát cũng có lợi thế là có thể đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa.

  • Tại Việt Nam, từ năm 1990 trở về trước, tỷ lệ tăng giá (lạm phát) cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ, chứng tỏ lạm phát rất nghiêm trọng. - Lạm phát có 3 mức độ: + Lạm phát vừa phải: giá cả tăng <10% + Lạm phát cao: 2 con số, < 100% + Siêu lạm phát: 2 con số, > 100%

  • 1.3 Hậu quả: - Tác hại thứ nhất: là làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này co dãn thất thường, do đó xã hội không thể tính toán hiệu quả, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình. - Thứ hai: Tiền tệ bị mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa, các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạm phát và do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế

  • -Thứ ba, phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng hóa có giá trị tăng đột biến giàu lên nhanh chóng và những người có các hàng hóa mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo đi. -Thứ tư, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, vàng bạc…gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí. -Thứ năm, xuyên tạc bóp méo các yếu tố của thị trường làm cho các điều kiện của thị trường bị biến dạng. Hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả.

  • -Thứ sáu, sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi nhuận cao. -Thứ bảy, ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày càng giảm về mặt giá trị. -Thứ tám, đối với ngân hàng, lạm phát làm cho hoạt động bình thường của ngân hàng bị phá vỡ, ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội. -Thứ chín, đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân và buộc họ phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng.

  • 1.4 Nguyên nhân: - Những nguyên nhân do phương pháp tính: Việc thay đổi giá nhân công, giá nguyên vật liệu…ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, từ đó dẫn đến giá của sản phẩm trên thị trường tăng cao. - Những nguyên nhân có liên quan đến chính sách của nhà nước: việc thay đổi, ban hành mới các chính sách - Những nguyên nhân có liên quan đến các điều kiện quốc tế: giá xăng dầu trên thế giới tăng, giá vàng tăng…có thể gây ra lạm phát ở một nước.

  • - Những nguyên nhân có liên quan đến các điều kiện tự nhiên: bão lụt, hạn hán… - Những nguyên nhân bắt nguồn từ tâm lý của dân chúng: Khi thị trường bất động sản ở Việt Nam đang rối loạn, giá cả một số mặt hàng đang leo thang hàng ngày, gây tâm lý bất ổn trong dân chúng. - Tuỳ theo các điều kiện cụ thể, mà có thể có những cuộc lạm phát bắt nguồn từ một, hoặc nhiều nguyên nhân.

  • 2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây - Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. - Nhìn chung, lạm phát ở nước ta từ năm 2004 đến nay luôn ở mức khá cao. Từ năm 2007 đến nay, lạm phát luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế

  • Mức lạm phát nói trên ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với lạm phát của các nước trong khu vực: ở Indonesia khoảng 8,4%, Thái Lan khoảng 3,1%, Malaysia khoảng 2,7% - Lạm phát cuối tháng 4 năm 2011 so với tháng 12 năm 2010 đã tăng 9,64%; tăng 17,51% so với tháng 4 năm 2010; lạm phát 4 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỹ năm 2010 đã tăng 13,95%.

  • - Lạm phát 4 tháng đầu năm 2011 ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Ví dụ, lạm phát tháng 3 năm 2011 ở Trung Quốc là 5,4% so với cùng kỳ năm 2010 - Trong hai năm qua, lạm phát đã làm cho thu nhập thực tế của người lao động mất hơn 20%. Từ đó, đời sống của đa số dân cư đã trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước đây.

  • Thực trạng lạm phát ở nước ta do sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: + Lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) + Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng. + Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan