Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nộiChỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cảcác loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước.. Chỉ số lạ
Trang 2Mục lục
I TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT 4
II DIỄN BIẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY…… 7
III NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY 10
IV CÁC BIỆN PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ………16
Đánh giá V MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ NGHỊ………19
VI DỰ BÁO TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI……… 20
KẾT LUẬN……….22
Trang 3
DANH SÁCH NHÓM:
1 Phạm Trung Hiếu - NT - 01649.727.456
2 Phạm Trí Trung
3 Nguyễn Văn Hải
4 Phạm Bùi Việt Phương
5 Nguyễn Tiến Lâm
6 Nguyễn Hoàng Long
7 Lê Đức Hoàng
8 Lê Phương Toan
9 Hồ mậu Lượng
Trang 4TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT
1 Khái niệm về lạm phát
Quan điểm phổ thông cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá chung tại
một thời điểm Chúng ta có thể hiểu theo quan điểm này thì giá tăng là lạm phát Tất nhiên là
không hẳn như vậy Chúng ta thử nghĩ xem vào dịp Tết tất cả các mặt hàng hầu như đều tăng,phải chăng đó là lạm phát Không! Đó chỉ là biến động cung cầu tạm thời, hay nói cách khác nếugiá tăng trong thời gian ngắn thì không phải cứ coi là lạm phát, chúng ta không nên cường điệuhóa
Nhà kinh tế học Milton Fridmen đã định nghĩa: Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng
nhanh và kéo dài liên tục trong một thời gian dài Như vậy với việc hình thành lạm phát theo
quan điểm này, bản chất lạm phát được thể hiện ở tính chất sự tăng giá, với một tốc độ cao vàthời gian dài, đó là đặc thù riêng có của lạm phát Định nghĩa này cũng được Keynes ủng hộ, phùhợp với mục tiêu ổn định giá cả trong thời gian dài của các NHTW
1.2 Các phương pháp đo lường lạm phát
1.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng CPI
CPI được sử dụng một cách phổ biến trong việc đánh giá mức lạm phát CPI đo lườngmức giá trung bình của 1 nhóm hàng hoá và dịch vụ cần cho tiêu dùng của các hộ gia đình trong
1 giai đoạn nhất định Chỉ số CPI được tính bằng cách so sánh giá trị hiện tại và giá trị tại kỳ gốccủa rổ hang hoá đã được chọn theo quy định:
Ưu điểm: Cho phép so sánh sự biến động mức giá tiêu dùng theo thời gian.
không phản ánh được sự thay đổi về chất lượng của hàng hoá dịch vụ
Ở Việt Nam , CPI được tính cho toàn quốc và cho từng địa phương, chỉ số giá bình quânđược thông báo hàng tháng, tổ hợp của nhiều tháng và cho cả năm và được công bố cùng chỉ số
Trang 51.2.2 Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cảcác loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDPđiển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơsở
Ưu điểm: Phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với nhau.
chỉ tính sản phẩm trong nước) , không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêudùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó
1.2.3 Chỉ số lạm phát cơ bản
Chỉ số lạm phát cơ bản có cách tính tương tự như chỉ số CPI nhưng loại trừ một số mặthàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng.Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp
đo lường lạm phát cơ bản nhưng có thể cho chúng vào 3 nhóm chính:
Nhóm phương pháp cơ học: Việc tính toán theo phương pháp này được thực hiện bằng
cách loại bỏ 1 số mặt hàng khỏi rổ CPI với nguyên tắc loại bỏ những hàng hoá đặc trưng bởinhững cú sốc mạnh ( có tính mùa vụ hay liên quan tới cung và giá cả không được hình thành bởithị trường)
Nhóm phương pháp thống kê: Loại bỏ tác động của những thay đổi thái quá của giá cả
ảnh hưởng tới tỷ lệ lạm phát chung Nhóm mặt hàng bị loại trừ thay đổi theo từng tháng và phụthuộc vào độ biến động giá cả của hàng hoá đó Các phương pháp thống kê phổ biến nhất baogồm pp bình quân thu gọn và pp bình quân gia quyền cộng dồn
Phương pháp hồi quy: Sử dụng mô hình hồi quy trong kinh tế lượng để đưa các số liệu
thực tế của các biến số vào đánh giá lạm phát cơ bản
Trang 61.3 Nguyên ngân của lạm phát
1.3.1 Lạm phát do cầu kéo
Nguyên nhân do tổng cầu AD – tổng chi tiêu của xã hội tăng lên – vượt quá mức cungứng hàng hóa của xã hội dẫn đến áp lực làm tăng giá cả Nói cách khác, bất kỳ lí do nào làm chotổng cầu tăng lên đều dẫn đến lạm phát về ngắn hạn
Giải thích bằng mô hình
O
Tổng cầu phản ánh nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa và dịch vụ của xã hội.Vậy các lý do làm tổng cầu tăng lên là:
Chi tiêu Chính phủ tăng: Tổng cầu tăng trực tiếp thông qua các khoản đầu tư thuộc lĩnh
vực Chính phủ quản lý hoặc có thể gián tiếp thông qua các khoản chi phúc lợi xã hội tăng và kếtquả là giá cả hàng hóa tăng lên Khi nhu cầu Chính phủ tăng lên dẫn đến bội chi thì việc pháthành tiền và đi vay từ các ngân hàng thương mại để bù đắp thiếu hụt rất dễ gây ra lạm phát cao,kéo dài
Chi tiêu hộ gia đình tăng lên: do mức thu nhập thực tế tăng lên, lãi suất giảm, do điều kiện
vay tiêu dùng thuận lợi… thúc đẩy AD dịch phải => tạo áp lực lên lạm phát
Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên: xuất phát từ việc dự đoán về triển vọng
phát triển kinh tế, khả năng mở rộng thị trường, do lãi suất đầu tư giảm, điều kiện vay vốn đầu tư
dễ dàng hơn…
AS
AD 0
AD 1
Trang 7Nhu cầu của nước ngoài: Các yếu tố như tỷ giá, giá cả hàng hóa nước ngòa so với trong
nước và thu nhập bình quân của thị trường nước ngoài có những ảnh hưởng quan trọng đến nhucầu hàng hóa nhập khẩu và do đó ảnh hưởng đến tổng cầu cũng như mức giá chung nội địa
Thuế giảm:dẫn đến thu nhập của dân chúng tăng, kích thích tiêu dùng
Cung tiền tăng: Làm cho lãi suất thực giảm, kích thích đầu tư và xuất khẩu ròng, tăng cầu.
1.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy
Đặc điểm quan trọng của lạm phát chi phí đầy là áp lực tăng giá cả xuất phát từ sự tănglên cảu chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứnghàng hóa của xã hội Do một số nguyên nhân sau:
- Mức tăng tiền lương tiền lương vượt quá mức tăng của năng suất lao động (thị trườnglao động khan hiếm, yêu cầu tăng lương của công đoàn, lạm phát dự tính tăng)
- Sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản xuất đẩy giá cả hàng hóa tăng lên
- Do giá cả nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên
- Tăng thuế và các nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước
II DIỄN BIẾN LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2010 ĐẾN NAY
1 Diễn biến lạm phát trong năm 2010
Năm 2010, lạm phát cả nước ở mức 11,75%:Chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 12/2010 của cả
nước tăng 1,98%, qua đó đẩy mức lạm phát năm của cả nước 2010 lên 11,75% so với năm 2009.Con số này vượt gần 5% so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm (khoảng 8%)
Trong khi đó, nếu tính bình quân theo từng tháng (cách tính mới của Tổng cục thống kê) thìlạm phát năm 2010 tăng 9.19% so với năm 2009
Trang 8DIỄN BIẾN TỐC ĐỘ TĂNG CPI 2010
Ta có thể thấy lạm phát tăng cao trong các tháng đầu năm và cuối năm, mức tăng có độ vênhlớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến hơn 1,5% 3 tháng đầu năm CPI tăngcao nhưng ngay sau đó có liền 5 tháng tăng thấp về gần mức 0%, sau đó lại vượt lên trên 1% vào
4 tháng còn lại của năm Các tháng từ tháng 9 đến tháng 11, mức tăng đều đạt mức kỉ lục của 15năm trở lại đây
Tính chung CPI năm 2010, CPI giáo dục tăng mạnh nhất gần 20% Tiếp đó là hàng ăn(16,18%), nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%) Các ngành Giao thông, hàng hóa & dịch vụ khác,thực phẩm đều có mức tăng trên 10% Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mứcgiảm gần 6% trong năm 2010 Chỉ số giá vàng tăng 36,72%, chỉ giá USD tăng 7,63%.Về CPIcủa các vùng miền, đáng chú ý là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12 tăng 2,04%; cao hơn1,87% của khu vực thành thị
2 Diễn biến lạm phát 9 tháng đầu năm 2011
Tính chung từ đầu năm, lạm phát của cả nước đã tăng 15,68% so với thời điểm cuối năm
2010 So với cùng kỳ năm ngoái, mặt bằng giá hiện tại đã cao hơn 23,02% Nhìn chung lạm phátnước ta đã có xu hướng tăng đáng kể từ đầu năm Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng mạnh từ tháng 1với 1,78% so với tháng trước và đỉnh điểm mức 3,32 ở tháng 4 Thời gian tiếp theo chỉ số CPI có
xu hướng giảm khi các thời điểm tháng 5, 6, 7 có giá trị lần lượt so với tháng trước là 2,21%,
Trang 91,09%, 1,17% Đặc biệt với 2 tháng 8, 9 con số này đã giảm xuống dưới 1% hạn chế sự tăngtrưởng của lạm phát.
Đỉnh cao của lạm phát 9 tháng đầu năm 2011 rơi vào tháng 4 với tỷ lệ 9,64% so với cuốinăm 2010, vượt xa ngưỡng 7% mà chính phủ đặt làm mục tiêu cho cả năm vào thời điểm đó.Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát đã lên tới 17,51%, cao hơn mức đỉnh lạm phát 16% màNgân hàng Phát triển Á châu đưa ra cho Việt Nam.Nhóm hàng và dịch vụ giao thông tăng giámạnh, tới 6,04%
Chỉ số giá tiêu dùng cả nước sau tháng 4 đã có xu hướng giảm xuống và tăng 2,21%trong tháng 5 Tuy tốc độ tăng có chậm lại so với tháng 4 nhưng mặt bằng giá hiện tại, so với đầunăm và cùng kỳ 2010, đã cao hơn lần lượt là 12,07% và 19,78% Đến tháng 6 CPI tăng 1,09 sovới tháng 5, nâng tổng mức lạm phát từ đầu năm đến thời điểm đó lên 13,29% và cùng kỳ năm
2010 là 20,82 Sang tháng 7 CPI tăng nhẹ có giá trị 1,17 so với tháng 6 Tháng 8 chỉ số giá tiêudùng (CPI) cả nước chỉ tăng 0,93% nhờ sự giảm nhiệt đáng kể của nhóm hàng ăn – dịch vụ ănuống Lạm phát tăng thấp nhất kể từ đầu năm là tháng 9 với chỉ số tiêu dùng CPI tăng chỉ là 0,82
so với tháng trước
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đà tăng giá tại nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uốngtiếp giảm tốc khi chỉ tăng 0,28% trong tháng 9 (con số tương ứng của 2 tháng trước đó là 2,12%
và 1,35%) Với quyền số khoảng 40% trong rổ hàng hóa tính CPI, nhóm này đã có tác động lớnđến việc kiềm chế đà tăng của chỉ số giá (tăng tổng cộng 16,63% kể từ đầu năm) Chỉ số giá ởnhóm giáo dục tăng rất mạnh, lên tới 8,62% trong tháng 9 Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn
so với mức 12% của cùng kỳ 2010 Bên cạnh bưu chính - viễn thông có xu hướng giảm khá đềutrong nhiều tháng qua, giao thông là nhóm hàng thứ 2 giảm giá trong tháng này do tác động của
Trang 10quyết định giảm giá xăng vào cuối tháng 8 Mức giảm tại 2 nhóm này lần lượt là 0,07% và0,24%.
Ngoài các mặt hàng nói trên, tất cả các nhóm còn lại trong rổ hàng hóa đều có xu hướngtăng nhẹ Nhóm duy nhất tăng giá trên 1% là hàng hóa - dịch vụ khác (do có sự góp mặt của cácmặt hàng trang sức, vốn chịu tác động mạnh của giá vàng)
III NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 2010 ĐẾN NAY
1 Nguyên nhân khách quan
Năm 2010 và 9 tháng đầu năm 2011, lạm phát trong nước vẫn nối đà tăng cao của các nămtrước đó Không thể phủ nhận, lạm phát tăng cao như vậy một phần là do những nguyên nhânkhách quan đến từ thị trường thế giới cũng như trong nước:
- Giá nhiều loại hàng hóa nguyên, nhiên vật liệu chủ chốt như xăng dầu, phôi thép, khídầu mỏ trên thị trường thế giới tăng cao đã tác động đến giá xăng dầu, thép xây dựng,gas, phân bón trong nước tăng cao, điều này ảnh hưởng đến cho chi phí sản xuất, haycòn gọi là “chi phí đẩy”
- Giá vàng trên thị trường thế giới tăng đột biến cũng khiến giá vàng trong nước tăngmạnh gây tâm lý tăng giá lan tỏa sang các hàng hóa tiêu dùng khác trên thị trường
- Dịch bệnh trên vật nuôi lan rộng và kéo dài (có thời kỳ cả nước có 30/63 tỉnh thành códịch bệnh) làm giảm mạnh nguồn cung thực phẩm và gia tăng chi phí chăn nuôi Ngoài
ra, tình hình thời tiết khắc nghiệt trong một số giai đoạn cũng ảnh hưởng đến hoạt độngsản xuất nông nghiệp và vì vậy ảnh hưởng đến nguồn cung nông sản thực phẩm tại một
số thời điểm gây tăng giá hàng hóa
- Sức hút từ thị trường các nước lân cận (Trung Quốc, Lào, Campuchia) do chênh lệchgiá một số mặt hàng khi trong nước thực hiện các chính sách bình ổn giá Thời gianqua, nhiều mặt hàng, nhất là ở các mặt hàng lương thực, xăng dầu, thực phẩm như thịtlợn, thủy sản, đã bị thu gom và xuất khẩu qua biên giới cũng góp phần làm mất cân đốinguồn cung hàng hóa trong nước
- Việc điều chỉnh lương cơ bản làm chi phí sản xuất bị đẩy lên gây ra lạm phát
Trang 11Tuy nhiên, nếu lập luận cho rằng đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình
trạng lạm phát cao thì hoàn toàn sai toàn sai lầm, do:
- Thứ nhất, khi so sánh lạm phát của Việt Nam với lạm phát của các nền kinh tế khác, ta
có số liệu ở bảng dưới:
Tính đến tháng 9 năm 2011, tốc độ tăng CPI của Việt Nam đã lên đến 16,63%, tiệm cậnmục tiêu 18% đặt ra cho cả năm, cũng là cao hơn các nước khác rất nhiều Các nướctrên thế giới đều chịu tác động tiêu cực đến từ các thị trường xăng dầu hay thị trườngvàng, vậy tại sao lạm phát của Việt Nam cao hơn một cách đáng xấu hổ như vậy?
- Thứ hai, bão lũ, dịch bệnh đúng là có khắc nghiệt hơn trong những năm gần đây.
Nhưng đây đã là những yếu tố cố hữu ở Việt Nam, năm nào cũng có, không thế vì lý donày mà lạm phát lại tăng cao đột biến như vậy
- Thứ ba, việc điều chỉnh tăng lương cơ bản cũng không phải là việc mà trong giai đoạn
Trang 12Từ những lý do trên, rõ ràng không thể nói những nguyên nhân khách quan là yếu tố chínhlàm nên tình hình lạm phát căng thẳng như hiện nay, mà nguyên nhân chính phải nằm ở nhữngyếu tố nội tại của nền kinh tế.
2 Nguyên nhân chủ quan
Lạm phát luôn có nguyên nhân từ tiền tệ, ở Việt Nam, không khó để nhận ra chính sáchtiền tệ đã có sự nới lỏng quá mức trong các giai đoạn trước đó, và hệ luỵ của nó là tỷ lệ lạm phátcao trong giai đoạn cuối năm 2010 và đầu năm 2011
Nhưng rõ ràng NHNN không ngây thơ khi thấy tình hình lạm phát căng thẳng mà vẫn tiếptục “phải” bơm tiền cho nền kinh tế Nguồn gốc sâu xa của lạm phát chính là đến từ chính sáchtài khoá mở rộng của Chính phủ, mà cụ thể là sự tập trung quá nhiều vốn cho hoạt động chi tiêucông kém hiệu quả, yếu tố này cùng với sự thiếu độc lập của NHNN đã tạo sức đẩy cho mức giả
cả chung của nền kinh tế Cộng thêm nữa, sự thiếu bài bản trong chính sách điều hành nền kinh
tế như: tăng giá đồng loạt nhiều hàng hoá quan trọng, phá giá tiền tệ một cách giật cục đã gópphần khuếch đại tình trạng lạm phát của Việt Nam
2.1 Chi tiêu công và sự độc lập của NHNN
Chi tiêu công mà cụ thể là những khoản chi tiêu và đầu tư kém hiệu quả của Chính phủthông qua các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chính là nguyên nhân chủ quan quan trọng nhất:Các DNNN này không chỉ được ưu tiên trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên của đất nước,
mà còn được phép sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước một cách dễ dãi hoặc nhận được rất nhiều
ưu tiên, trợ giúp của Nhà nước thông qua các hoạt động tín dụng cả trong và ngoài nước Những
ưu tiên về nguồn vốn và việc trả nợ này đã khiến các DNNN không còn nhạy cảm với lợi nhuận,tiết kiệm, tăng năng suất lao động Từ đó đã dẫn tới hành vi sản xuất kinh doanh thiếu tráchnhiệm, đầu tư một cách tràn lan; tới khi thua lỗ, thậm chí chỉ kêu lỗ là Nhà nước lại “bơm tiền”
để giải cứu
Trong khi những thông tin về tình hình hoạt động của các DNNN, việc sử dụng nguồn vốnNhà nước cấp hoặc ưu đãi cho vay còn quá bưng bít, thì chỉ khi các DN này rơi vào tình trạngthua lỗ quá nặng, gẫn như vô phương cứu chữa, thì thông tin mới được truyền ra, trường hợp tiêubiểu nhất có lẽ là của tổng công ty đóng tàu Việt Nam (VINASHIN) vào năm 2010
Những khoản đầu tư thua lỗ, việc sử dụng đồng tiền một cách lãng phí khu vực kinh tế Nhànước đã dẫn đến tình trạng mặc dù là khu vực được tập trung nhiều vốn nhất nhưng chỉ đóng gópkhoảng 10% vào nguồn thu của Ngân sách Nhà nước mỗi năm, góp một phần không nhỏ chotình trạng thâm hụt ngân sách triền miên của Việt Nam: