Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
173,5 KB
Nội dung
Môn học : KINH TẾ VĨ MÔ NÂNG CAO Họ và tên : Nguyễn Thị Thùy Dung Chuyên ngành : Kinh tế học Hệ : Sau đại học Trường : Đại học Kinh tế Quốc dân Đề bài: Lạm phát ở Việt Nam năm 2011: Nguyên nhân và khuyến nghị chính sách. Bài làm: Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của nền kinh tế trong một thời hạn nhất định. Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, và giá các mặt hàng khác không thay đổi. Nhưng nếu mức giá chung tăng lên, ta có lạm phát. Ngược lại, nếu mức giá chung giảm xuống, ta có giảm phát. Lạm phát có thể được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Tuy vậy, ở nước ta, cách phổ biến cho đến nay là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), phản ánh biến động về giá cả chung qua thời gian của một số lượng (hay còn gọi là “rổ”) hàng hóa, dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng phục vụ đời sống bình thường của người dân. Nhìn chung, lạm phát ở nước ta từ năm 2004 đến nay luôn ở mức khá cao. Từ năm 2007 đến nay, lạm phát luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006- 2010 khoảng 7,1%, trong khi đó lạm phát bình quân hàng năm khoảng gần 11%. LẠM PHÁT HÀNG THÁNG GIAI ĐOẠN 2007-2011 (Nguồn: Trang web của Tổng cục Thống kê - http://www.gso.gov.vn/) Tháng 2007 2008 2009 2010 2011 1 1,10 2,38 0,32 1,36 1,74 2 2,20 3,56 1,17 1,96 2,09 3 -0,20 2,99 0,17 0,75 2,17 4 0,50 2,20 0,35 0,14 3,32 5 0,77 3,91 0,44 0,27 2,21 6 0,90 2,14 0,55 0,22 1,09 7 0,94 1,13 0,52 0,06 1,17 8 0,55 1,56 0,24 0,23 0,93 9 0,51 0,18 0,62 1,31 0,82 10 0,74 -0,19 0,37 1,05 0,36 11 1,23 -0,76 0,55 1,86 0,39 12 2,91 -0,68 1,38 1,98 0,53 B6nh quân tháng 1,01 1,54 0,56 0,93 1,40 B6nh quân năm 8,30 22,97 6,88 9,19 18,58 Năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế nước ta vừa đạt mức tăng trưởng tương đối khá, vừa duy trì được mức độ lạm phát không cao, đây là thành công lớn trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô. Năm 2010, tỷ lệ lạm phát là 9,19%, tăng 33.6% so với năm 2009. Giá hàng hóa và sản phẩm công nghiệp tăng vẫn là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát tăng cao trong những năm gần đây. Tỉ trọng thương mại so với GDP lên đến gần 150% và đồng Việt Nam mất giá cùng với sự tăng giá hàng hóa trên thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp tới mặt bằng giá trong nước. Ngoài ra, các cú sốc nguồn cung như lụt lội nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung cũng góp phần gây ra lạm phát. TỶ LỆ LẠM PHÁT HÀNG THÁNG NĂM 2011 (Nguồn: Trang web của Tổng cục Thống kê - http://www.gso.gov.vn/) Năm 2011, tỷ lệ lạm phát diễn biến phức tạp. Trong 5 tháng đầu năm, tỷ lệ lạm phát tăng liên tục, tiếp tục đà tăng của 2 tháng cuối năm 2010, đỉnh điểm là vào tháng 04/2011, tỷ lệ lạm phát ở mức 3,32%, cao nhất trong vòng 22 tháng trở lại trước. Sau đó, tỷ lệ lạm phát các tháng bắt đầu giảm dần; đến cuối năm 2011, tỷ lệ lạm phát năm 2011 là 18,58%, tăng hơn 100% so với năm 2010. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến lạm phát năm 2011 tăng cao đột biến so với năm 2010? Như chúng ta đã biết, lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô là bất lợi lớn đối với khuyến khích và thu hút đầu tư; làm cho môi trường kinh doanh ở nước ta kém cạnh tranh hơn so với các nước khác. Lạm phát cao, biến động liên tục đã làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận; làm cho các kế hoạch đầu tư trung và dài hạn trở nên rủi ro hơn và không dự tính được một cách chắc chắn. Hệ quả là, các doanh nghiệp nói chung không những phải cắt giảm đầu tư phát triển, mà có thể phải cắt giảm cả quy mô sản xuất hiện hành để đối phó với lạm phát cao. Thực tế cho thấy, lượng vốn FDI đăng ký bốn tháng đầu năm 2011 chỉ bằng 52% của cùng kỳ năm ngoái. Lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, số doanh nghiệp đăng ký mới và số vốn đăng ký đã giảm xuống, chỉ bằng khoảng 75% của cùng kỳ năm ngoái. Điều tra của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu cũng cho thấy chỉ số lạc quan kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên ở Việt Nam năm 2011 đã giảm đáng kể. Lạm phát cao (nhưng tiền lương và thu nhập bằng tiền khác của người lao động không tăng lên tương ứng) đã làm cho thu nhập thực tế của họ giảm xuống. Ví dụ, trong hai năm qua, lạm phát đã làm cho thu nhập thực tế của người lao động mất hơn 20%; từ đó, đời sống của đa số dân cư đã trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Lạm phát cao làm giảm giá trị thực của đồng tiền nội tệ, làm xói mòn giá trị số tiền tiết kiệm của dân chúng; làm giảm lòng tin và mức độ ưa chuộng của người dân trong việc nắm giữ và sử dụng đồng nội tệ. Điều đó vừa gây áp lực thêm đối với lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô trước mắt, vừa làm xói mòn nền tảng phát triển lâu dài trong trung và dài hạn. Thực trạng lạm phát ở nước ta như trình bày trên đây có nhiều nguyên nhân. Giá cả trên thị trường thế giới tăng cao và các điều kiện quốc tế bất lợi khác rõ ràng có tác động đến giá cả và lạm phát ở nước ta. Tuy vậy, lạm phát cao kéo dài và sự chênh lệch rất lớn giữa lạm phát ở nước ta và các nước trong khu vực, kể cả các nước có nền kinh tế mở hơn, chứng tỏ các nguyên nhân chủ quan, bên trong vẫn là chủ yếu. Nguyên nhân sâu xa, bao trùm và cơ bản nhất của thực trạng lạm phát hiện nay bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng và cách thức mà chúng ta sử dụng để đạt được mục đích tăng trưởng. Tăng trưởng của chúng ta cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào mở rộng đầu tư, nhưng đầu tư nhìn chung lại kém hiệu quả, nhất là đầu tư nhà nước. Tổng đầu tư xã hội nhiều năm liền luôn ở mức cao từ 40-42% GDP; hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư (viết tắt là ICOR) cao và đang có xu hướng gia tăng. Trong giai đoạn 2006-2011 hệ số này của khu vực nhà nước là 10,2, của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 9,7, và của khu vực tư nhân trong nước là 5. Đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng trong giai đoạn nói trên chiếm khoảng 65%; các yếu tố khác như đổi mới công nghệ, tri thức và kỹ năng, phương thức tổ chức quản lý,… góp phần chưa đáng kể. Do đó, cái giá hay phí tổn phải trả cho một đơn vị tăng trưởng là rất lớn và có xu hướng tăng thêm. Tuy mô hình và cách thức tăng trưởng đã tới hạn nhưng chúng ta vẫn dựa vào đó để đạt được mục tiêu tăng trưởng, do đó về ngắn hạn thì cách chủ yếu để đạt tăng trưởng đó là mở rộng đầu tư. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, thâm hụt tài khóa gia tăng, thâm hụt cán cân thanh toán gia tăng… tất cả những điều đó là nguyên nhân mang tính nội tại làm cho lạm phát của chúng ta trong mấy năm qua luôn ở mức cao và cao hơn nhiều so với các nước. Khoảng giữa tháng 02/2011, Chính phủ ra quyết định điều chỉnh tăng giá điện thêm 15,28% so với giá bình quân năm 2011. Đến 29/03/2011, Bộ Tài chính lại ra quyết định tăng giá bán lẻ các loại xăng dầu thêm 2.000-2.800 đồng một lít. Việc tăng giá điện và xăng dầu làm cho giá cả một loạt các mặt hàng tăng cao, đặc biệt là giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất tăng, làm chi phí sản xuất tăng, tổng cung giảm. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái, làm giá tăng và sản lượng giảm. Áp dụng vào thực tiễn ta thấy quả nhiên việc tăng giá điện và xăng dầu vào thời điểm tháng 2 và tháng 3/2011 đã góp phần không nhỏ vào làm tăng tỷ lệ lạm phát hàng tháng, và đỉnh điểm là tháng 4/2011 (3,32%). Nguyên nhân tiếp theo làm cho tỷ lệ lạm phát năm 2011 là tình trạng đầu tư công dàn trải và thiếu hiệu quả. Theo thống kê mỗi năm Việt Nam đầu tư công khoảng 17-20% GDP, trong khi các nước trong khu vực chỉ dưới 5% như Trung Quốc 3,5%, Indonesia 1,6%; quy mô vốn đầu tư công của nước ta trong 10 năm qua đã tăng tới 3,2 lần, trung bình mỗi năm tăng 13,9 % . Tuy nhiên hiệu quả đầu tư công của Việt Nam hiện còn rất kém, điển hình như hoạt động thua lỗ của Vinashin, công ty cho thuê tài chính VFII. Ngay trong Nghị quyết 11, Chính phủ cũng đặt ưu tiên giảm đầu tư công và nâng cao hiệu quả đầu tư công trong thời gian tới. Tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại diễn ra trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lạm phát càng leo thang. Trong giai đoạn 2005 – 2010, thâm hụt ngân sách liên tục gia tăng từ mức 7,1 nghìn tỷ năm 2005 lên mức 115.900 tỷ đồng năm 2009 và mức 69 nghìn tỷ năm 2010; nhập siêu cũng gia tăng mạnh từ mức 4,3 tỷ USD lên mức 12,2 tỷ USD năm 2009, ước xấp xỉ 12,4 tỷ USD năm 2010 và nhập siêu trong đã lên đến khỏang 15 tỷ USD. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài gây khó khăn cho việc hoạch định triển khai chính sách tỷ giá, nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách của Chính phủ và quá trình tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Trong những tháng đầu năm 2011, đồng Việt Nam mất giá so với đồng đôla Mỹ, trong khi đồng đôla Mỹ mất giá tương đối so với một số đồng tiền trên thế giới như Euro, Bảng Anh. TỶ GIÁ TRUNG BÌNH ĐỒNG ĐÔLA MỸ SO VỚI VIỆT NAM ĐỒNG CÁC THÁNG 2011 (Nguồn: Website Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - http://www.vietcombank.com.vn) [...]... tình trạng vàng hóa, đô la hóa và sự gia tăng của tổng phương tiện thanh toán… cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng lạm phát năm 2011 trở nên trầm trọng hơn so với năm 2010 Vậy với tình trạng lạm phát như vậy thì Nhà nước đã thực hiện những chính sách gì để ngăn chặn lạm phát và hiệu quả của những chính sách đó như thế nào? Để đối phó với lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ... cung, và do vậy giá cả đầu ra cũng tăng theo Lúc này, lạm phát xảy ra xuất phát từ nguyên nhân chi phí đẩy Ngoài ra, việc đồng Việt Nam mất giá làm cho người dân mất lòng tin ở đồng nội tệ Thay vì giữ nội tệ, người dân chuyển sang tích lũy vàng và ngoại tệ Điều này càng làm tình trạng lạm phát những tháng đầu năm 2011 nặng nề thêm Ngoài các nguyên nhân nói trên, thì các nguyên nhân tốc độ tăng trưởng... thể các giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế; nên chưa hướng đến giải quyết nguyên nhân cơ bản của lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô ở nước ta Nghị quyết số 11 /2011/ NQ-CP của Chính phủ và Kết luận số 02-KL/TW của Bộ chính trị được đánh giá là phù hợp để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô Thực hiện các biện pháp chống lạm phát, bên cạnh các kết quả bước đầu, cũng... năm tiếp theo Mục tiêu cụ thể trong ba năm tới là phải giảm được lạm phát hàng năm và giữ ổn định mức lạm phát ở mức khoảng 5% Phải giảm chi tiêu, nhất là chi đầu tư nhà nước để giảm bội chi ngân sách; qua đó, phối hợp và hỗ trợ tốt hơn, hiệu quả hơn với chính sách tiền tệ và tỷ giá để chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô Để kiềm chế lạm phát trong ngắn hạn, Chính phủ cần tăng cường công tác kiểm... Chính phủ đã ban hành và thực thi Nghị quyết số 11/2010/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội Ngày 16 tháng 3 năm 2011, Bộ Chính trị ra Kết luận số 02KL/TW về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 Kết luận của Bộ chính trị cũng đã nhấn mạnh đến tập trung ưu tiên hàng đầu là việc kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã... trưởng năm 2011 thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch… Tuy vậy, về lâu dài thì lạm phát thấp, ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc là điều kiện cần thiết không thể thiếu cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững Vì vậy, phải tiếp tục kiên trì và nhất quán thực hiện đầy đủ nội dung, tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ và Kết luận số 02 của Bộ Chính trị không chỉ trong năm 2011 và cả trong nhiều năm. ..Việc đồng Việt Nam mất giá làm cho giá hàng Việt Nam xuất khẩu khi tính theo ngoại tệ sẽ rẻ hơn, làm cho lượng hàng xuất khẩu tăng và tổng cầu tăng Giá cả trong nớc do vậy cũng dần tăng lên, và lạm phát lúc này xuất phát từ nguyên nhân cầu kéo Tuy nhiên, đồng thời khi đó giá các đầu vào sản xuất như máy móc, nguyênvật liệu, xăng dầu mà Việt Nam phải nhập khẩu tăng lên khi tính bằng Việt Nam đồng Chi... đúng theo yêu cầu của Nghị quyết số 11 /2011/ NQCP và Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị; và chưa có tác dụng đáng kể Các địa phương, các ngành vẫn khởi công mới hơn 5000 dự án mới với số vốn được phân bố hơn 22 nghìn tỷ đồng Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm vẫn tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái Số vốn đầu tư được báo cáo là sẽ cắt giảm, đình hoãn và điều chuyển vẫn còn... cụ thể và công bố công khai Cũng tương tự như vậy đối với danh mục các dự án sẽ được bổ sung thêm vốn từ việc điều chuyển vốn từ các dự án bị cắt giảm Một lần nữa, có sự thiếu hụt đáng kể trong phối hợp cần có giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong cuộc chiến chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô Các giải pháp được thực hiện cho đến nay còn mang nặng tính hành chính, ngắn hạn và tình... trường vàng tự do được thu hẹp đáng kể, nhất là vàng miếng; việc sử dụng vàng làm phương tiện đầu cơ, làm phương tiện thanh toán cũng giảm hẳn.… Các giải pháp về tiền tệ đã được thực hiện khá quyết liệt, bám sát nội dung và tinh thần Nghị quyết số 11 /2011/ NQ-CP và Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị Tuy vậy, một số giải pháp, nhất là giải pháp về lãi suất đã tỏ ra là chưa thật hợp lý Khác với chính sách . CAO Họ và tên : Nguyễn Thị Thùy Dung Chuyên ngành : Kinh tế học Hệ : Sau đại học Trường : Đại học Kinh tế Quốc dân Đề bài: Lạm phát ở Việt Nam năm 2011: Nguyên nhân và khuyến nghị chính sách. Bài. tỷ lệ lạm phát năm 2011 là 18,58%, tăng hơn 100% so với năm 2010. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến lạm phát năm 2011 tăng cao đột biến so với năm 2010? Như chúng ta đã biết, lạm phát cao và bất ổn. ra lạm phát. TỶ LỆ LẠM PHÁT HÀNG THÁNG NĂM 2011 (Nguồn: Trang web của Tổng cục Thống kê - http://www.gso.gov.vn/) Năm 2011, tỷ lệ lạm phát diễn biến phức tạp. Trong 5 tháng đầu năm, tỷ lệ lạm phát