1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020

321 952 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 321
Dung lượng 7,94 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu GDP Tổng sản phẩm kinh tế quốc dân K

Trang 1

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH&CN CẤP BỘ

Thủ trưởng Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài

ThS PHAN HUY QUẾ

9036

HÀ NỘI - 11/2011

Trang 2

DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA NGHIÊN CỨU

7 CN Thái Thị Hương Lài

8 KS Tào Hương Lan

9 THS Phan Huy Quế (Chủ nhiệm đề tài)

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT Công nghệ thông tin

CSDL Cơ sở dữ liệu

GDP Tổng sản phẩm kinh tế quốc dân

KH&CN Khoa học và Công nghệ

KHKT Khoa học kỹ thuật

KT-XH Kinh tế xã hội

LAN Mạng máy tính nội bộ (cục bộ)

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

QCVN Quy chuẩn quốc gia (Việt Nam)

QLNN Quản lý nhà nước

SPDVTT Sản phẩm dịch vụ thông tin

TCVN Tiêu chuẩn quốc gia (Việt Nam)

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

TT-TK Thông tin-thống kê

TT-TV Thông tin-thư viện

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc VINAREN Mạng Thông tin Nghiên cứu và Đào tạo

VISTA Mạng Thông tin KH&CN Việt Nam

VP Văn phòng WAN Mạng máy tính diện rộng

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

Bảng 2.2 Độ phủ hoạt động thông tin-thư viện KH&CN 109Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả khảo sát quy mô tổ chức cơ quan TT-TV 113Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả khảo sát loại hình hoạt động của cơ quan TT-TV 114Bảng 2.5 Tổng hợp tình hình triển khai nhiệm vụ thống kê KH&CN tại các cơ

quan TT-TV KH&CN

116

Bảng 2.6 Tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ đăng ký KQNC của cơ quan

Bảng 2.8 Hiện trạng nguồn tin KH&CN tại các cơ quan TT-TV bộ, ngành và

Bảng 2.9 Hiện trạng nguồn tin KH&CN tại các cơ quan TT-TV khu vực

trường học và viện NC

127

Bảng 2.10 Số lượng và tỷ lệ cơ quan TT-TV có nguồn tin dạng báo cáo KQNC

Bảng 2.11 Tổng hợp kết quả khảo sát số lượng nhân lực cơ quan TT-TV

KH&CN

135

Bảng 2.12 Tổng hợp kết quả khảo sát nhân lực trong và ngoài biên chế của cơ

Trang 5

Bảng 2.13 Giới tính nhân lực các cơ quan TT-TV KH&CN 138Bảng 2.14 Tổng hợp kết quả khảo sát độ tuổi nhân lực các cơ quan TT-TV 139Bảng 2.15 Tổng hợp kết quả khảo sát trình độ nhân lực các cơ quan TT-TV 142Bảng 2.16 Chuyên môn được đào tạo của nhân lưc các cơ quan TT-TV 145Bảng 2.17 Hiện trạng kinh phí từ NSNN cho các cơ quan TT-TV 150

Bảng 2.19 Số lượng trung bình một số thiết bị kỹ thuật/1 cơ quan TT-TV 155Bảng 2.20 Tỷ lệ cơ quan TT-TV thực hiện SPDVTT truyền thống 157Bảng 2.21 Số lượng trung bình SPDV áp dụng CNTT/1 cơ quan TT-TV 160

Bảng 2.24 So sánh trang thiết bị kỹ thuật giữa các khu vực 163

Chương III

Bảng 3.1 Các nhóm chỉ tiêu thống kê KH&CN hiện hành trên thế giới 184

Chương IV

Bảng 4.1 So sánh giữa máy quét thông thường và dây chuyền số hóa hiện đại 245Bảng 4.2 Thông tin về đặc điểm cơ bản của các nhóm người dùng tin 271

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Chương II

H.2.1 Tên gọi tổ chức TT-TV KH&CN địa phương 110

H.2.2 Tên gọi tổ chức TT-TV KH&CN bộ, ngành 111

H.2.3 Tên gọi tổ chức TT-TV KH&CN trường học 111

H.2.4 Tên gọi tổ chức TT-TV KH&CN Viện NC 112

H.2.5 Tỷ lệ cơ quan được giao nhiệm vụ thống kê KH&CN 116

H.2.6 Tỷ lệ cơ quan được giao nhiệm vụ đăng ký KQNC 118

H.2.7 Sơ đồ tỷ lệ cơ quan TT-TV có nguồn tin dạng báo cáo KQNC và tài

H.2.8 Tỷ lệ nhân lực trong và ngoài biên chế cơ quan TT-TV địa phương 137

H.2.9 Tỷ lệ nhân lực trong và ngoài biên chế cơ quan TT-TV bộ, ngành 137

H.2.10 Tỷ lệ nhân lực trong và ngoài biên chế cơ quan TT-TV trường học 137

H.2.11 Tỷ lệ nhân lực trong và ngoài biên chế cơ quan TT-TV viện NC 137

H.2.12 Tỷ lệ nhân lực theo độ tuổi của cơ quan TT-TV địa phương 139

H.2.13 Tỷ lệ nhân lực theo độ tuổi của cơ quan TT-TV bộ, ngành 140

H.2.14 Tỷ lệ nhân lực theo độ tuổi của cơ quan TT-TV trường học 140

H.2.15 Tỷ lệ nhân lực theo độ tuổi của cơ quan TT-TV viện NC 141

H.2.16 Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV địa phương 142

H.2.17 Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV bộ, ngành 143

H.2.18 Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV trường học 143

H.2.19 Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV viện NC 144

H.2.20 Tỷ lệ ngành đào tạo của nhân lực cơ quan TT-TV địa phương 146

Trang 7

H.2.21 Tỷ lệ ngành đào tạo của nhân lực cơ quan TT-TV bộ, ngành 146H.2.22 Tỷ lệ ngành đào tạo của nhân lực cơ quan TT-TV trường học 146H.2.23 Tỷ lệ ngành đào tạo của nhân lực cơ quan TT-TV viện NC 146

H.2.25 Tỷ lệ cơ quan TT-TV có phòng đọc 152H.2.26 Diện tích làm việc trung bình m2/đầu người của cơ quan TT-TV 153H.2.27 Số lượng máy tính bình quân/đầu người trong cơ quan TT-TV 154

H.2.29 Tỷ lệ cơ quan TT-TV có trang Web và Mạng LAN 161

Chương IV

H.4.2 Sơ đồ mô hình tổ chức Mạng lưới thông tin, thống kê KH&CN 234

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3 Phương pháp nghiên cứu 6

4 Nội dung nghiên cứu 6

7 Tổng quan nguồn tài liệu tham khảo 9

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ

VIỆN, THỐNG KÊ KH&CN

II Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển hoạt động thông tin-thư

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động thông tin-thư viện

2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển hoạt động thông tin KH&CN 232.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển hoạt động thư viện 312.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển hoạt động thống kê KH&CN 382.2.1 Hoạt động thống kê KH&CN trên phạm vi thế giới 382.2.2 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động thống kê ở Việt Nam 40

III Vai trò của thông tin KH&CN đối với phát triển KT-XH 473.1 Thông tin KH&CN phục vụ hoạch định chiến lược phát triển KT-XH 473.2 Thông tin KH&CN là nguồn vốn tri thức cho phát triển KT-XH 493.3 Thông tin KH&CN là cầu nối giữa khoa học với thực tiễn 51

IV Nội dung hoạt động thông tin-thư viện, thống kê KH&CN 544.1 Nội dung hoạt động thông tin-thư viện KH&CN 54

Trang 9

4.1.3 Lưu trữ thông tin 64

4.3 Quan hệ giữa hoạt động thông tin-thư viện, thống kê KH&CN 834.3.1 Sự khác biệt và tương đồng 834.3.2 Kết hợp hoạt động thông tin-thư viện, thống kê KH&CN 86

CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ VIỆN,

THỐNG KÊ KH&CN VIỆT NAM

A TỔNG QUAN VỀ NHIỆM VỤ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HOẠT

ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ VIỆN, THỐNG KÊ KH&CN CỦA ĐỀ

TÀI

Trang 10

2.4 Về nhiệm vụ thống kê KH&CN và đăng ký KQNC 115

III Hiện trạng nguồn tin KH&CN của các cơ quan thông tin-thư

viện, thống kê KH&CN

120

3.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển nguồn tin KH&CN ở Việt

VI Hiện trạng sản phẩm dịch vụ của các cơ quan thông tin-thư viện,

thống kê KH&CN

156

6.1 Hiện trạng hoạt động tạo lập các SPDVTT truyền thống 157

6.3 Nhận xét chung về hiện trạng SPDVTT của cơ quan TT-TV 159

VII Hiện trạng áp dụng CNTT trong các cơ quan thông tin-thư viện,

thống kê KH&CN

160

VIII So sánh một vài thông số của cơ quan TT-TV KHCN bộ, ngành

và địa phương với khu vực Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

162

Trang 11

CHƯƠNG III TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ VIỆN,

THỐNG KÊ KH&CN NƯỚC NGOÀI - KINH NGHIỆM RÚT RA

CHO VIỆT NAM

I Tổng quan hoạt động thông tin-thư viện KH&CN nước ngoài 1651.1 Hoạt động thông tin-thư viện KH&CN các nước ASEAN 1651.2 Hoạt động thông tin-thư viện KH&CN ở Trung Quốc và Ấn Độ 178

II Tổng quan hoạt động thống kê KH&CN của UNESCO, OECD

và ASEAN

184

2.2 Tổng quan hệ thống chỉ tiêu thống kê KH&CN của UNESCO,

3.1 Về phát triển hoạt động thông tin-thư viện KH&CN 1973.2 Về phát triển hoạt động thống kê KH&CN 200

CHƯƠNG IV ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN HOẠT

ĐỘNG THÔNG TIN-THƯ VIỆN, THỐNG KÊ KH&CN VIỆT NAM

ĐẾN NĂM 2020

I Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động thông tin-thư

1.1 Bối cảnh hoạt động và nhu cầu thông tin KH&CN đến năm 2020 2061.2 Quan điểm và định hướng chủ đạo phát triển hoạt động thông tin-thư

viện, thống kê KH&CN đến năm 2020

2.2 Giải pháp tổ chức Hệ thống thông tin, thống kê KH&CN 224

III Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển và khai thác

nguồn tin KH&CN

235

3.2 Giải pháp chuyên môn nghiệp vụ 2383.3 Giải pháp về công nghệ 2423.4 Giải pháp kinh tế-xã hội 247

IV Giải pháp tăng cường chất lượng nguồn nhân lực thông tin,

Trang 12

4.1 Đối với nhóm nhân lực thực tế 2524.2 Đối với nhóm nhân lực tiềm năng 259

V Giải phát tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho Hệ

5.1 Căn cứ và định hướng đầu tư 261

VI Giải phát tăng cường khả năng thương mại của các sản phẩm

dịch vụ thông tin, thống kê KH&CN

266

6.1 Những đối tượng người dùng tin có khả năng sử dụng SPDVTT theo

cơ chế thương mại

268

6.3 Giải pháp tăng cường khả năng thương mại của SPDVTT 272

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Có ba lý do chủ yếu luận giải sự cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Thứ nhất: thông tin KH&CN ngày càng khẳng định vai trò không thể thay

thế đối với sự phát triển của nhân loại

Những năm gần đây, cuộc cách mạng thông tin diễn ra rất sôi động, làm thay đổi tận gốc rễ mọi hoạt động KT-XH của các quốc gia trên thế giới Cuộc cách mạng này đã đưa nhân loại sang một bước chuyển biến mới về chất Đó là sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin Trong đó thông tin và trí thức trở thành nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng nhất Tại nhiều nước công nghiệp phát triển, giá trị của khu vực “kinh tế thông tin” ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân Ở Tây Âu, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thông tin phát triển với tốc độ nhanh gấp 2-3 lần các ngành khác Ngay từ những năm 90 của Thế kỷ trước, khối lượng giá trị được tạo ra từ thông tin (bao gồm công nghệ thông tin và cả hoạt động dịch vụ mang tính thông tin) đã bằng khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Âu Hiện nay, ở Mỹ người ta ước tính giá trị khu vực thông tin chiếm khoảng 60-70% GDP Còn trên phạm vi toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của thị trường khoa học và công nghệ thông tin đạt 7,1%, cao gấp hơn 2 lần tăng trưởng bình quân GDP của toàn thế giới [31,43] Những năm cuối thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ bước sang giai đoạn mới: giai đoạn bùng nổ thông tin, tri thức, bùng nổ công nghệ mới, công nghệ cao Một loạt các công nghệ mới xuất hiện, như: công nghệ thông tin (siêu xa lộ thông tin, internet, multimedia tương tác, thực tế ảo ), công nghệ sinh học (đặc biệt là công nghệ gen, công nghệ tế bào), công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng, v.v Đây không phải là sự thay đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại, đánh dấu nhân loại đã chuyển từ nền văn minh công nghiệp chuyển sang văn minh hậu công nghiệp gắn với việc xuất hiện kinh tế tri thức Ngay từ năm

1976, các nhà khoa học Mỹ đã có nhận định: đối với Mỹ, từ nay về sau, thông tin là

Trang 14

tài nguyên quốc gia số một chứ không phải là dầu lửa, sắt thép Thực tế đó cho thấy, thông tin, đặc biệt là thông tin KH&CN đóng vai trò rất quan trọng, nó thực sự trở thành nguồn lực cơ bản tạo nên những ưu thế về kinh tế và chính trị ở mỗi quốc gia, là nguồn tài nguyên kinh tế cho quốc gia sở hữu, khai thác và sử dụng Tuy không phải là một trong ba trụ cột cơ bản, nhưng thông tin KH&CN được xem là yếu tố quan trọng đối với hiệu quả của việc tổ chức, quản lý nền kinh tế, nó giúp con người rút ngắn được khoảng cách về không gian và thời gian, định hướng cho việc hoạch định chiến lược phát triển KT-XH ở mỗi quốc gia

Trong thời đại “bùng nổ thông tin” hiện nay, thông tin KH&CN là nhân tố không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hơn thế còn là tăng trưởng có hiệu quả, nâng cao chất lượng tăng trưởng, gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội một cách tối

ưu Thông tin vừa là tiềm năng, tài sản và cơ hội nhưng cũng đồng thời vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia Quốc gia nào nắm được nhiều thông tin chất lượng cao

và kịp thời nhất, quốc gia đó sẽ có lợi thế trong quá trình phát triển và ngược lại

Thứ hai: Ở Việt Nam, việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực thông tin KH&CN

phục vụ cho công cuộc phát triển KT-XH nước ta trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu rất cấp bách

Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đến năm 2020, về cơ bản, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp Điều đó đòi hỏi chúng ta phải sử dụng nhiều giải pháp, trong đó phát triển KH&CN là giải pháp quan trọng hàng đầu Một trong những động lực để phát triển KH&CN là thông tin KH&CN, bộ phận cấu thành của hệ thống khoa học Hiện nay, nhu cầu xã hội về thông tin KH&CN là rất lớn Thông tin KH&CN đang phải thực hiện một loạt các nhiệm vụ do thực tiễn KT-XH đất nước đặt ra Có thể liệt kê một số vấn đề cơ bản như sau:

- thông tin KH&CN phải góp phần cung cấp tri thức khoa học cho việc giải quyết hài hòa giữa kinh tế và chính trị, giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN;

- thông tin KH&CN phải cung cấp tri thức khoa học cho đổi mới và phát triển

Trang 15

kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa;

- thông tin KH&CN phải cung cấp những luận cứ lý luận và thực tiễn cho việc phát triển kinh tế với tốc độ cao nhưng đồng thời phải thu hẹp dần khoảng cách

về thu nhập và đặc biệt là nâng cao nhanh hơn mức sống cho các nhóm, bộ phận dân

cư có thu nhập thấp, chú trọng xóa đói và giảm nghèo, cải thiện nhiều hơn mức sống cho người nghèo và tầng lớp dân cư yếu thế, phát triển kinh tế với giải quyết các nhu cầu xã hội của cộng đồng;

- thông tin KH&CN phải cung cấp cứ liệu để phát triển bền vững về xã hội,

về sinh thái, tiết kiệm tài nguyên;

- thông tin KH&CN phải cung cấp cứ liệu để phát triển kinh tế có hiệu quả, đồng thời tạo cơ sở thúc đẩy phát triển nền văn hóa Việt Nam XHCN, dân tộc, đại chúng và tiên tiến, phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng con người Việt Nam, xây dựng một nền kinh tế giàu tính văn hóa và nhân văn Việt Nam v.v

- thông tin KH&CN phải đáp ứng được nhu cầu tri thức cho lãnh đạo- quản lý

về phát triển, về tư duy KT-XH cũng như phổ cập tri thức cho người dân, để người dân hình thành tư duy KT-XH hợp lý, lành mạnh nhất [2, 56]

Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nặng nề nói trên, không còn cách nào khác là phải gắn kết thông tin KH&CN đối với phát triển KT-XH, vì thông tin KH&CN là phương tiện của sự phát triển và ngược lại, sự phát triển KT-XH luôn có nhu cầu nhiều hơn, cao hơn về thông tin KH&CN

Ở nước ta, hoạt động thông tin KH&CN được bắt đầu từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX Tuy nhiên, về cơ bản đến nay nước ta vẫn là một nước lạc hậu về thông tin KH&CN Biểu hiện của sự lạc hậu này là chúng ta còn thiếu và chưa thực

sự quản lý, kiểm soát được nguồn thông tin trong nước cũng như thông tin nước ngoài để phục vụ cho việc hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH; phục vụ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo và nâng cao dân trí của quần chúng lao động

Trang 16

Trước sự đòi hỏi của công cuộc đổi mới KT-XH, trước những thách thức và vận hội mới của sự hội nhập với cộng đồng thế giới, yêu cầu khắc phục tình trạng nghèo và thiếu thông tin là một yêu cầu có tính chất sống còn Thông tin và tri thức KH&CN phải nhanh chóng trở thành nguồn tài nguyên quan trọng trong nền kinh tế

và trong đời sống xã hội của đất nước Do đó, việc nghiên cứu để hoàn thiện mạng lưới tổ chức và hiện đại hoá công tác thông tin KH&CN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta thực sự trở thành cấp thiết

Thứ ba: Cùng với việc thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, bên cạnh

việc trở lại với chức năng quản lý nhà nước (QLNN) về thông tin KH&CN (được chuyển từ Cục cho đơn vị khác trong Bộ KH&CN từ năm 1990), Cục còn được giao chức năng mới là QLNN về Thống kê KH&CN Để thực hiện chức năng QLNN về Thông tin KH&CN và Thống kê KH&CN, một loạt các nhiệm vụ cấp bách cần phải giải quyết Trong đó, nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu là:

- Nhận dạng và đánh giá thực trạng mạng lưới các tổ chức thông tin KH&CN nước ta hiện nay Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các nội dung và giải pháp tăng cường năng lực của mạng lưới đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển KT-

XH của đất nước trong tình hình mới Mặc dù vẫn giữ vai trò chủ đạo về hướng dẫn nghiệp vụ trong thời gian không được giao nhiệm vụ QLNN đối với mạng lưới thông tin KH&CN, nhưng do không có thẩm quyền của cơ quan QLNN nên Cục không thể có được số liệu chính thức và chính xác phản ánh các mặt hoạt động của mạng lưới;

- Tổ chức và thực hiện hoạt động thống kê KH&CN trên phạm vi toàn quốc Đây là nhiệm vụ rất khó khăn vì được bắt đầu gần như từ con số không Do đó, bên cạnh việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật, phương pháp luận và các công cụ hỗ trợ cho triển khai hoạt động thống kê KH&CN (hệ thống chỉ tiêu thống

kê, bảng phân loại thống kê, chế độ báo cáo thống kê ), cần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thống kê KH&CN; nghiên cứu kết hợp hài hòa hoạt động thông tin KH&CN với Thống kê KH&CN, sao cho hai hoạt động này tuy rất

Trang 17

khác biệt về lĩnh vực chuyên môn, nhưng có thể hỗ trợ nhau một cách triệt để và hiệu quả

Kết quả thực hiện đề tài sẽ góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để Cục Thông tin KH&CN Quốc gia triển khai thực hiện các nhiệm vụ nói trên

2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

+ Làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động thông tin-thư viện KH&CN, thống kê KH&CN, tạo nền tảng cho việc nghiên cứu đề xuất kết hợp hai hoạt động này một cách hài hòa và hiệu quả;

+ Nhận dạng một số nội dung cơ bản về thực trạng hoạt động thông tin-thư viện KH&CN: cơ sở pháp lý; tổ chức mạng lưới; nguồn thông tin; nhân lực; cơ sở vật chất-kỹ thuật; sản phẩm dịch vụ, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển các nội dung trên theo hướng hiện đại hóa

b) Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động thông tin-thư viện KH&CN và hoạt động thống kê KH&CN

+ Tổ chức thông tin KH&CN của 16 cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp (sau đây gọi là Đoàn thể);

Trang 18

+ Tổ chức thông tin KH&CN của một số trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp (mẫu đại diện)

3 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài:

+ Nghiên cứu tài liệu: Sưu tập và nghiên cứu các tài liệu công bố và không

công bố, tài liệu trên giấy và tài liệu điện tử;

+ Điều tra, khảo sát: đã tiến hành khảo sát và điều tra bằng các phương tiện:

phiếu khảo sát, điện thoại, thư điện tử, hội thảo khoa học, phỏng vấn trực tiếp trong các chuyến công tác;

+ Thống kê: đã có sự phân nhóm, phân tích các số liệu theo các tiêu thức

định lượng và định tính;

+ Phân tích hệ thống: tổng hợp, xem xét các tác động, đề xuất cấu trúc và

kiến nghị giải pháp cho toàn hệ thống

+ Dự báo: dự báo nhu cầu thông tin KH&CN căn cứ vào thực trạng, bối cảnh

xã hội và chiến lược phát triển KT-XH của đất nước;

+ Hội thảo và lấy ý kiến chuyên gia: đã tổ chức 3 hội thảo lấy ý kiến các

chuyên gia tại Hà Nội, TP ĐăkLắk và TP Cần Thơ

4 Nội dung nghiên cứu

Đề tài thực hiện những nội dung nghiên cứu chủ yếu sau đây:

4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác thông tin-thư viện, thống kê KH&CN

4.2 Nghiên cứu, mô tả, đánh giá hiện trạng công tác thông tin-thư viện, thống

kê KH&CN

4.3 Nghiên cứu công tác thông tin-thư viện, thống kê KH&CN nước ngoài

và kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 19

4.4 Nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển và hiện đại hoá công tác thông tin, thư viện và thống kê KH&CN đến năm 2020

4.5 Nghiên cứu, đề xuất các nội dung, giải pháp chủ yếu phát triển công tác thông tin, thư viện và thống kê KH&CN đến năm 2020, bao gồm các vấn đề sau đây:

- Tăng cường năng lực mạng lưới tổ chức thông tin-thư viện-thống kê KH&CN;

- Tăng cường quản lý, khai thác và hiện đại hoá nguồn thông tin KH&CN trong nước;

- Phát triển ngân hàng dữ liệu về thông tin KH&CN và thông tin thống kê KH&CN;

- Xây dựng, khai thác Mạng thông tin phục vụ NCPT và Mạng thông tin thống kê KH&CN;

- Đa dạng hoá và tăng cường kích cầu các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thống kê KH&CN;

- Tăng cường chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công tác thông tin-thư viện, thống kê KH&CN;

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan thông tin-thư viện, thống kê KH&CN theo hướng hiện đại hoá

4.6 Nghiên cứu, đề xuất các đảm bảo về pháp lý và tài chính cho phát triển

và hiện đại hoá hoạt động thông tin-thư viện, thống kê KH&CN đến năm 2020

Trang 20

- 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành

- Đĩa CD ghi toàn bộ sản phẩm nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đề tài là một công trình độc lập, có giá trị khoa học mang bản sắc riêng và giá trị thực tiễn, là: bổ sung và phát triển thêm một bước lý luận về thông tin KH&CN, thống kê KH&CN; gắn hoạt động thông tin KH&CN với thống kê KH&CN Đề tài vừa có tính thời sự của việc nghiên cứu, phản ánh nhu cầu cấp bách của thực tiễn, vừa gắn lý luận với thực tiễn trên cơ sở nhận dạng tương đối toàn diện

và chính xác hiện trạng hoạt động thông tin-thư viện, thống kê KH&CN

a) Về lý luận

- Tạo ra một sản phẩm khoa học có tính liên ngành: thông tin-thư viện KH&CN và thống kê KH&CN, phản ánh tính đặc trưng của thời đại hiện nay: thời đại thông tin và kinh tế tri thức;

- Bổ sung và làm rõ hơn về vai trò, tác động của thông tin KH&CN đối với phát triển KT-XH;

- Góp phần tạo lập cơ sở khoa học bước đầu cho việc nhìn nhận thông tin KH&CN như một ngành khoa học độc lập Việc liên kết thông tin-thư viện KH&CN hiện nay và thông tin-thư viện-thống kê KH&CN tới đây được coi như sự liên kết cùng phát triển trên cơ sở tận dụng thế mạnh của mỗi lĩnh vực;

b) Về thực tiễn

- Góp phần tham mưu để Lãnh đạo Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có kế hoạch, giải pháp kiện toàn và phát triển mạng lưới tổ chức cơ quan thông tin-thư viện, thống kê KH&CN Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức hoạt động thông tin-thư viện KH&CN kết hợp với hoạt động thống kê KH&CN trong toàn mạng lưới theo chức năng, nhiệm vụ của Cục

- Là căn cứ để hoạch định chiến lược phát triển hoạt động thông tin-thư viện, thống kê KH&CN

Trang 21

- Giúp cơ quan QLNN các cấp về thông tin KH&CN đánh giá đúng, mới về thực trạng, vai trò, chức năng của thông tin KH&CN đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước Trên cơ sở đó, có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động thông tin-thư viện KH&CN

- Là tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động nghiệp vụ thông tin-thư viện KH&CN, thống kê KH&CN trong phạm vi toàn quốc

7 Tổng quan nguồn tài liệu tham khảo

7.1 Tài liệu trong nước

7.1.1 Về thông tin-thư viện KH&CN

a.2 Cẩm nang nghề thư viện/Lê Văn Viết.-H.: Văn hóa Thông tin,

2001.-630 tr

Cuốn sách là một tài liệu hướng dẫn về nghề nghiệp thư viện, với các nội dung: Lịch sử hình thành và phát triển thư viện; kỹ thuật nghiệp vụ hoạt động thư viện; tổ chức và quản lý thư viện Nhóm nghiên cứu tham khảo và sử dụng chủ yếu những thông tin của nội dung “Lịch sử hình thành và phát triển thư viện”

b) Công trình nghiên cứu khoa học

Các công trình nghiên cứu về hoạt động thông tin-thư viện KH&CN tập trung chủ yếu vào một số nội dung sau đây:

Trang 22

- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển hoạt động thông tin-thư viện;

- Nghiên cứu tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về thông tin-thư viện;

- Nghiên cứu áp dụng tin học và viễn thông trong hoạt động thông tin-thư viện;

- Nghiên cứu xây dựng các phương tiện nghiệp vụ (Khung đề mục, Từ điển

từ khoá…);

- Nghiên cứu xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về thông tin-thư viện Sau đây, xin điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu cho các nội

dung trên (sắp xếp theo thời gian hoàn thành công trình nghiên cứu):

b.1 Nghiên cứu xây dựng chính sách quốc gia phát triển công tác thông

tin khoa học và công nghệ trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đề tài

cấp bộ Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Hùng; Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin Tư liệu KHCN Quốc gia; Năm hoàn thành BC: 2000 Các nội dung nghiên cứu

chính : nghiên cứu, xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của việc hoạch định chính sách quốc gia (CSQG) về phát triển thông tin KH&CN Khảo sát, trình bày một số CSQG về thông tin KH&CN của các nước khu vực và thế giới Đánh giá thực trạng hoạt động thông tin KH&CN nước ta liên quan đến CSQG về lĩnh vực này Phác thảo nội dung "Khung CSQG phát triển công tác thông tin KH&CN giai đoạn công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"

b.2 Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển mạng thông tin

tư liệu về khoa học và công nghệ ở Việt Nam Đề tài cấp bộ Chủ nhiệm đề tài: Tạ

Bá Hưng;Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin Tư liệu KHCN Quốc gia; Năm hoàn thành BC: 2001 Các nội dung nghiên cứu chính : tổng quan hiện trạng và kết quả

điều tra, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin khoa học công nghệ Quốc gia, hiện trạng các mạng đã xây dựng và vận hành, hiện trạng số hóa và sử dụng thông tin số hóa; các phần mềm đã và đang sử dụng trong các mạng thông tin khoa học và công nghệ; phương tiện và thiết bị công nghệ thông tin được

sử dụng Nghiên cứu, thiết kế website cho các cơ quan thông tin, đặc biệt là các dịch

Trang 23

vụ thông tin Thử nghiệm xây dựng hệ thống cập nhật dữ liệu từ xa và quản trị thông

tin về các báo cáo khoa học

b.3 Nghiên cứu xây dựng cơ chế tổ chức và khai thác hiệu quả ngân hàng dữ liệu khoa học và công nghệ Quốc gia tại Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa Đề tài cấp bộ Chủ nhiệm đề tài: Cao Minh Kiểm; Cơ quan chủ trì: Trung tâm

Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia; Năm hoàn thành BC: 2001

Các nội dung nghiên cứu chính : Xác định rõ và thống nhất khái niệm ngân hàng dữ liệu (NHDL), thành phần và các hệ thống của NHDL trên thế giới hiện nay Nghiên cứu điển hình một số NHDL có nhiệm vụ và hoạt động giống như Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam Đánh giá hiện trạng xây dựng khai thác và phát triển các CSDL ở Việt Nam và tại Trung tâm Nghiên cứu yêu cầu và xây dựng một số CSDL mẫu, kiến nghị chọn khổ mẫu UNIMARC làm khổ mẫu chung cho một số CSDL Thiết kế phần mềm WWW ISIS có thể chuyển giao cho các cơ quan thông tin-tư liệu Trung ương xây dựng công cụ tra cứu liên

kết

b.4 Thông tin khoa học với việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng

hiện nay Đề tài cấp bộ Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Ngọc Kim; Cơ quan chủ trì: Học

viện CTQG Hồ Chí Minh; Năm hoàn thành BC: 2003 Các nội dung nghiên cứu

chính : Nghiên cứu, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa thông tin khoa học với việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng những năm qua Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo cho thông tin khoa học phục vụ có hiệu quả việc tổ chức

thực hiện Nghị quyết của Đảng

b.5 Bước đầu tăng cường cung cấp thông tin KHCN phục vụ phát triển

kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa; Đề tài cấp bộ Chủ nhiệm đề tài: Tạ Bá Hưng;

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin KHCNQG; Năm hoàn thành BC: 2003 Các

nội dung nghiên cứu chính : Điều tra nhu cầu tin tại địa bàn (3 xã thuộc 3 huyện của Ninh Bình gồm xã Khánh Nhạc, Ninh Phong và Đồng Phong) Nghiên cứu và xác lập các nguồn tin tiềm tàng phục vụ vùng sâu, vùng xa Xác lập các sản phẩm và

Trang 24

dịch vụ thông tin phù hợp, đáp ứng nhu cầu thông tin KHCN của 3 xã trên Tạo lập sản phẩm và dịch vụ thông tin và phục vụ thử nghiệm; chuyển giao công nghệ và

đào tạo; triển khai thử nghiệm, xây dựng mô hình và hoàn thiện mô hình

b.6 Nghiên cứu áp dụng các chuẩn lưu trữ và trao đổi thông tin trong hệ

thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia Đề tài cấp bộ Chủ nhiệm đề tài:

Phan Huy Quế; Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin KHCNQG; Năm hoàn thành BC: 2003 Các nội dung nghiên cứu chính: Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động

tiêu chuẩn hoá (TCH) về thông tin-tư liệu (TT-TL) ở Việt Nam Nghiên cứu, chọn lựa các đối tượng TCH trong lĩnh vực TT-TL; Chọn, đề xuất các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài có thể áp dụng cho các đối tượng TCH đã chọn Đánh giá, đề xuất việc áp dụng 6 TCVN về TT-TL đã ban hành Xây dựng dự thảo sơ bộ 3 tiêu chuẩn: viết địa danh Việt Nam trong xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin; viết tên cơ quan tổ chức Việt Nam trong xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin; Bộ yếu tố Metadata cho hệ thống thông tin KHCN Quốc gia Hoàn thiện một bước khung đề mục Hệ

thống Thông tin KH&CN Quốc gia

b.7 Tăng cường thông tin KHCN phục vụ phát triển KT-XH các xã,

phường của TP Đà Nẵng Đề tài cấp tỉnh Chủ nhiệm đề tài: Bùi Chính Cương;

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin KHCN Đà Nẵng; Năm hoàn thành BC: 2004

Các nội dung nghiên cứu chính : Nghiên cứu nhu cầu thông tin và xác lập các sản phẩm thông tin của 03 xã phường: Hoà Tiến, Hoà Phú, Hoà Hải Chuyển giao công nghệ, thiết bị khai thác tin, đào tạo khai thác tin cho các nhóm dự án 03 xã phường

Tổ chức hướng dẫn các xã, phường thử nghiệm khai thác tin Đề xuất mô hình điểm

về tổ chức hoạt động khai thác phổ biến thông tin KHCN của các xã, phường

b.8 Thông tin khoa học với công tác nghiên cứu lý luận chính trị ở hệ

thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Đề tài cấp bộ Chủ nhiệm đề

tài: Phạm Hữu Tiến; Cơ quan chủ trì: Học viện CTQG Hồ Chí Minh; Năm hoàn thành BC: 2005 Các nội dung nghiên cứu chính: Nghiên cứu, xác định nội dung và

vai trò của thông tin khoa học (TTKH) đối với công tác nghiên cứu lý luận chính trị Đánh giá thực trạng và kinh nghiệm hoạt động TTKH ở Học viện Chính trị Quốc gia

Trang 25

Hồ Chí Minh trong 20 năm đổi mới Đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTKH phục vụ công tác nghiên cứu lý luận chính

b.9 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hiện đại hóa Hệ thống

thông tin KH&CN quốc gia Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế -Đề tài

cấp bộ Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Hùng; Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin Tư liệu KHCN Quốc gia; Năm hoàn thành BC: 2005 Các nội dung nghiên cứu

chính: Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia về hiện đại hóa hệ thống thông tin;

Đề xuất mục tiêu, nguyên tắc và các nội dung chủ yếu hiện đại hóa hệ thống thông tin KH&CN Việt Nam trong quá trình hội nhập

b.10 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu

khoa học và thông tin khoa học của Kiểm toán Nhà nước Đề tài cấp bộ Chủ

nhiệm đề tài: Lê Huy Trọng; Cơ quan chủ trì: Kiểm toán Nhà nước; Năm hoàn thành BC: 2005 Các nội dung nghiên cứu chính : Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực

tiễn về nghiên cứu khoa học (NCKH) và thông tin khoa học (TTKH) Đánh giá thực trạng hoạt động NCKH và TTKH của Kiểm toán Nhà nước thời gian qua Đề xuất

định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng NCKH và TTKH

b.11 Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin phục vụ công tác đào tạo

và nghiên cứu khoa học ở các trường chính trị khu vực Nam Bộ Đề tài cấp bộ

Chủ nhiệm đề tài: Lê Hanh Thông; Cơ quan chủ trì: Học viện CTQG Hồ Chí Minh; Năm hoàn thành BC: 2007 Các nội dung nghiên cứu chính: Nghiên cứu, đánh giá

vai trò của hoạt động thông tin khoa học (TTKH) đối với công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị Đánh giá thực trạng hoạt động TTKH của các trường chính trị khu vực Nam Bộ Đề xuất phương hướng và giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTKH ở các trường chính trị khu vực Nam

b.12 Thông tin khoa học với sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay Đề

tài cấp bộ Chủ nhiệm đề tài: Đặng Lễ Nghi; Cơ quan chủ trì: Học viện CTQG HCM; Năm hoàn thành BC: 2007 Các nội dung nghiên cứu chính : Nghiên cứu cơ

Trang 26

sở lý luận về thông tin khoa học(TTKH) Đánh giá thực trạng hoạt động TTKH phục

vụ sự phát triển kinh tế ở nước ta Đề xuất những giải pháp để TTKH tác động có hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế

b.13 Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc chuyển đổi các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN công lập theo tinh thần Nghị định

115/2005/NĐ-CP Đề tài cấp bộ Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tiến Đức; Cơ quan chủ

trì: Trung tâm TTKHCNQG; Năm hoàn thành BC: 2009 Các nội dung nghiên cứu

chính : Tổng quan hoạt động thông tin KH&CN ở Việt Nam Giới thiệu Nghị định

115 và tình hình chuyển đổi các tổ chức Thông tin KH&CN; Xem xét kinh nghiệm nước ngoài và hiện trạng thị trường và dịch vụ KH&CN ở Việt Nam; Đề xuất mô hình, phương án chuyển đổi tổ chức thông tin KH&CN theo tinh thần Nghị định

b) Công trình nghiên cứu khoa học

Các công trình nghiên cứu về hoạt động thống kê KH&CN tập trung chủ yếu vào các nội dung sau đây:

Trang 27

- Nghiên cứu phương pháp luận hoạt động thống kê KH&CN;

- Nghiên cứu hệ thống bảng phân loại và chỉ tiêu thống kê KH&CN;

- Nghiên cứu xây dựng chế độ báo cáo thống kê KH&CN

Sau đây, xin điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu cho các nội dung trên (sắp xếp theo thời gian hoàn thành công trình nghiên cứu):

b.1 Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin thống kê khoa học và công

nghệ đáp ứng yêu cầu quản lý theo cơ chế mới Đề tài cấp bộ Chủ nhiệm đề tài:

Tăng Văn Khiên; Cơ quan chủ trì: Viện KH Thống kê; Năm hoàn thành BC: 2002

Các nội dung nghiên cứu chính : khảo sát, đánh giá thực trạng về thông tin thống kê khoa học công nghệ (KH&CN) ở nước ta những năm qua Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê tổng hợp về KH&CN và lược đồ tổng quan về hệ thống thông tin trong việc thu thập, tổng hợp và cung cấp số liệu thống kê KH&CN Nghiên cứu, đề xuất qui trình khai thác, điều tra thu thập, tổng hợp và cung cấp số liệu thống kê KH&CN bắt đầu từ hộ gia đình Nghiên cứu xây dựng hệ thống bảng biểu và xác định hình thức thu thập số liệu thống kê KH&CN từ các đơn vị sử dụng nguồn lực KH&CN

b.2 Nghiên cứu khả thi xây dựng cơ sở dữ liệu tiêu chí thống kê khoa

học và công nghệ theo yêu cầu của ASEAN Đề tài cấp bộ Chủ nhiệm đề tài: Cao

Minh Kiểm; Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin KHCNQG; Năm hoàn thành BC:

2002 Các nội dung nghiên cứu chính : nghiên cứu hiện trạng dữ liệu liên quan tới

các tiêu chí thống kê ở Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và sử dụng tiêu chí thống kê khoa học công nghệ (KHCN) ở một số nước Điều tra thử nghiệm và xây dựng cơ sở dữ liệu chỉ tiêu thống kê nghiên cứu và phát triển Đề xuất lược đồ thu thập số liệu thống kê KHCN và một số đề nghị tổ chức công tác thống kê KHCN

b.3 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để triển khai hoạt động thống

kê KH&CN theo Nghị định số 30/2006/NĐ-CP Đề tài cấp bộ Chủ nhiệm đề tài:

Phan Huy Quế; Cơ quan chủ trì: Trung tâm TTKHCNQG; Năm hoàn thành BC:

Trang 28

2008 Các nội dung nghiên cứu chính : Nghiên cứu tổng quan về hoạt động thống kê

KH&CN ở trong và ngoài nước Nghiên cứu đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê KHCN chủ yếu; hệ thống phân loại thống kê KH&CN; Lộ trình thưc hiện và phương án tổ chức hoạt động thống kê KH&CN theo tinh thần Nghị định số 30/2006/NĐ-CP

b.4 Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu thống kê ngành KH&CN, chế độ

báo cáo tống kê, bảng phân loại mục tiêu KT-XH của nghiên cứu KH&CN, lĩnh

vực nghiên cứu KH&CN Đề tài cấp bộ Chủ nhiệm đề tài: Cao Minh Kiểm; Cơ

quan chủ trì: Trung tâm TTKHCNQG; Năm hoàn thành BC: 2008 Các nội dung

nghiên cứu chính : Nghiên cứu xây dựng các Bảng phân loại, hệ thống chỉ tiêu thống

kê, chế độ báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp ngành KH&CN

b.5 Nghiên cứu chuẩn hoá các chỉ tiêu thống kê KH&CN chủ yếu của

Việt Nam Đề tài cấp bộ Chủ nhiệm đề tài: TS Lê Xuân Định; Cơ quanchủ trì: Cục

Thông tin KH&CNQG; Năm hoàn thành BC: 2009 Các nội dung nghiên cứu chính:

Nghiên cứu, đánh giá mức độ tương hợp quốc tế của các chỉ tiêu thống kê KH&CN Việt Nam hiện nay; Xác định yêu cầu và nguyên tắc chuẩn hóa chỉ tiêu thống kê

KH&CN; Đề xuất chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê KH&CN chủ yếu của Việt Nam, gồm

các nhóm chỉ tiêu: nhân lực KH&CN; tài chính cho hoạt động KH&CN; cơ sở hạ tầng KH&CN; hợp tác quốc tế KH&CN; hoạt động NC&PT; công bố KH&CN; năng lực và hoạt động đổi mới công nghệ Nghiên cứu đề xuất hướng tổ chức hoạt động thống kê KH&CN, gồm: xây dựng chế độ báo cáo thống kê cơ sở và tổng hợp

về KH&CN; xây dựng tổ chức thống kê KH&CN và lược đồ điều tra, thu thập số liệu thống kê KH&CN

Nhận xét chung:

Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh, đồng bộ về hoạt động thông tin, thư viện và thống kê KH&CN Các công trình nghiên cứu tập trung vào hai mảng hoạt động riêng biệt là:

- Hoạt động thông tin, thư viện KH&CN;

- Hoạt động Thống kê KH&CN

Trang 29

- Các công trình nghiên cứu đã bao quát hoạt động thông tin KH&CN từ cơ quan đầu mối quốc gia (Trung tâm TTKH&CNQG - nay là Cục Thông tin KH&CNQG) đến các bộ, ngành và địa phương;

- Chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách tổng thể hoạt động thông tin, thư viện, thống kê KH&CN trong một cơ quan;

- Có thể tham khảo kết quả nghiên cứu về vai trò của thông tin KH&CN đối với một số lĩnh vực hoạt động KT-XH (nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, nông nghiệp và phát triển nông thôn ) và việc hiện đại hóa một số nội dung của hoạt động thông tin KH&CN (xây dựng CSDL, mạng thông tin, thư viện điện tử )

7.2 Tài liệu nước ngoài

7.2.1 Về thông tin-thư viện KH&CN

Khoa học thông tin đã được đã được nhiều tác giả nổi tiếng nước ngoài nghiên cứu Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ ngôn ngữ cũng như điều kiện thời gia., nhóm nghiên cứu chỉ chọn lọc tham khảo một số một số tài liệu điển hình như sau:

a Cơ sở Thông tin học -Osnovy Informatiki/Mikhailov A.I, Chernjyi A.I,

Giliarevskij R.S (Bản tiếng Nga) -Viện Thông tin KH&KT Liên-xô xuất bản năm

1968 -756 tr

Tài liệu đề cập đến những nội dung cơ bản của thông tin học, bao gồm: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu thông tin học; Nguồn tư liệu của thông tin khoa học; Xử lý thông tin; Các hệ thống tìm tin; Ngôn ngữ tìm tin truyền thống; Ngôn ngữ tìm tin tự động hóa; Phương pháp và công cụ tìm tin; Nhân bản thông tin; Tổ chức hoạt động thông tin khoa học Đây là một trong những tài liệu được coi là cẩm nang đối với những người làm công tác thông tin khoa học Có thể tiếp thu ở đây cơ

sở lý luận cơ bản về thông tin học và khoa học thông tin cũng như toàn bộ nội dung của quy trình hoạt động thông tin khoa học

Tài liệu nói trên được lưu giữ tại kho sách nghiệp vụ Thư viện KH&CN Quốc gia (Cục Thông tin KH&CNQG)

Trang 30

b Handbook of Special Librarianship and Information 7th edition.-1997.-487p

Work/ASLIB.-Đây là tài liệu do Hiệp hội Quản trị Thông tin của Vương quốc Anh (ASLIB) với các bài viết của 24 tác giả khác nhau Tài liệu được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1955 và được chỉnh lý lần lượt vào các năm 1962, 1967, 1975, 1982, 1992 và

1997 Tài liệu bao gồm những nội dung chủ yếu như sau: Vai trò của thư viện trong

kỷ nguyên điện tử; Phân tích nhu cầu thông tin và nghiên cứu người dùng tin; Tạo nguồn lực cho cơ quan thông tin; Quản trị thông tin; Sản phẩm và dịch vụ thông tin; Vấn đề bản quyền, bảo vệ dữ liệu và trách nhiệm pháp lý trong việc cung cấp thông tin; Vấn đề quản lý nhân sự; Tiếp thị dịch vụ thông tin và vấn đề thư viện điện tử

Tài liệu nói trên đã được Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CNQG (tiền thân của Cục Thông tin KH&CNQG) tổ chức dịch ra tiếng Việt Bản thân người viết báo cáo này cũng được vinh dự tham gia dịch một phần của nội dung „Tiếp thị dịch vụ thông tin” Rất tiếc, cả bản dịch và bản gốc tài liệu nói trên hiện đã bị thất lạc

c Information policies in Asia: A review of information and communication policies in the Asian Region/ Nick Moore.- Bangkok: UNESCO, 2005.-141p

Nội dung chính của tài liệu: phân biệt, so sánh chính sách thông tin và hoạt động thông tin của mỗi quốc gia khu vực Châu Á; Phân biệt các điểm giống nhau, những khiếm khuyết và thực tế đổi mới có thể học hỏi của mỗi nước; Đánh giá tổng thể hiện trạng chính sách thông tin của khu vực Châu Á Nhóm nghiên cứu sử dụng chủ yếu những thông tin về chính sách thông tin của một số quốc gia Châu Á

7.2.2 Về thống kê KH&CN

Nguồn tài liệu tham khảo của nước ngoài về thống kê KH&CN chủ yếu là các xuất bản phẩm (dạng giấy và điện tử) của hai tổ chức có uy tín trong hoạt động thống kê KH&CN là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) Các xuất bản phẩm

Trang 31

của hai tổ chức này thường là các báo cáo, tài liệu hướng dẫn phương pháp luận, tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học về thống kê KH&CN

a Tài liệu của UNESCO

+ Manual for statistics on scientific and technological activities

ST.84/WS/12 Paris: UNESCO, 1984

Tài liệu hướng dẫn về phương pháp luận thống kê KH&CN của UNESCO Nhìn chung, phương pháp luận thống kê của UNESCO được xây dựng trên

cơ sở tham khảo phương pháp luận của nhiều tổ chức quốc tế Trong đó, tiêu biểu là

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Hội đồng các nước Bắc Âu về Nghiên cứu ứng dụng (NORDFORSK), Cộng đồng Châu Âu, Viện Thống kê liên

Mỹ, Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) Do đó, phương pháp luận của UNESCO về

cơ bản nhất quán với phương pháp luận của các tổ chức nói trên và được đông đảo các nước và các tổ chức quốc tế, khu vực khác tham khảo và sử dụng

b Tài liệu của OECD

+ Proposed standard practice for survey of research and development /OECD, racasti manual Paris, 2002 = Khuyến nghị tiêu chuẩn thực tiễn cho điều

tra nghiên cứu và phát triển/ Tài liệu hướng dẫn Frascati 2002 của Tổ chức hợp tác

và phát triển kinh tế (OECD)/Tài liệu dịch.-Nd: Kiều Gia Như.-Hđ: Lê Quốc Phương.- NXB Lao Động.-H.: 2004.- 311tr

Một trong những đóng góp quan trọng của OECD cho thống kê KH&CN là việc xây dựng và phổ biến phương pháp luận về thống kê KH&CN Tài liệu trên là tài liệu đầu tiên được OECD soạn thảo với tên gọi ban đầu là: “Đề xuất thực hành tiêu chuẩn cho điều tra nghiên cứu và triển khai”, được chuyên gia các nước thành viên thảo luận, chỉnh sửa và chấp thuận tại Hội nghị của OECD tổ chức vào tháng 6 năm 1963 ở Frascati (Italia) Tài liệu này sau đó thường được gọi là “Cẩm nang Frascati” và vẫn giữ nguyên tên gọi này cho dù sau đó có vài lần được chỉnh sửa, bổ sung về nội dung Tài liệu đã trợ giúp nhóm nghiên cứu trong quá trình tìm hiểu phương pháp luận thống kê KH&CN

Trang 32

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN-THƯ VIỆN, THỐNG KÊ KH&CN

I Khái niệm cơ bản

1.1 Lĩnh vực thông tin-thư viện KH&CN

"Tài liệu" là dạng vật chất ghi nhận những thông tin dưới dạng văn bản, âm

thanh, đồ hoạ, hình ảnh, phim, video nhằm mục đích bảo quản, phổ biến và sử dụng

"Số hóa tài liệu" là quá trình sử dụng các phương tiện kỹ thuật để chuyển tài

liệu từ sách, báo, tạp chí in, vật ghi âm, ghi hình sang tài liệu điện tử/tài liệu số để lưu giữ, sử dụng bằng các phương tiện điện tử

"Tài liệu điện tử (tài liệu số)" là tài liệu đã được số hóa để lưu giữ, sử dụng

trên mạng thông tin máy tính

"Thông tin" là dữ liệu, tin tức được xem xét trong quá trình tồn tại và vận

động trong không gian và thời gian

"Thông tin học" là bộ môn khoa học nghiên cứu cấu trúc, tính chất và tác

động của thông tin, quy luật vận động của thông tin và các quá trình thông tin, kể cả việc tổ chức, quản lý các hệ thống thông tin nhằm khai thác hợp lý và sử dụngt hông tin có hiệu quả

“Thông tin khoa học và công nghệ" là các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức,

tri thức khoa học và công nghệ (bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn) được tạo lập, quản lý và sử dụng nhằm mục đích cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước hoặc đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong xã hội

“Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ" là hoạt động nghiệp vụ về

tìm kiếm, thu thập, xử lý, lưu trữ, phổ biến thông tin khoa học và công nghệ; các

Trang 33

hoạt động khác có liên quan trực tiếp và phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ thông tin khoa học và công nghệ

“Vật mang tin" là phương tiện vật chất dùng để lưu giữ thông tin gồm giấy,

phim, băng từ, đĩa từ, đĩa quang và các vật mang tin khác

"Nguồn tin khoa học và công nghệ" bao gồm sách, báo, tạp chí, cơ sở dữ

liệu, tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tài liệu về sở hữu trí tuệ, tài liệu về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, luận văn, luận án sau đại học và các nguồn tin khác được tổ chức, cá nhân thu thập

"Tổ chức dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ" là đơn vị sự nghiệp

thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật

"Thư viện" là nơi thu thập, lưu giữ, xử lý, bảo quản tài liệu để đáp ứng nhu

cầu thông tin của người đọc

"Thư viện công cộng" là thư viện được thành lập theo cấp hành chính để

phục vụ nhu cầu người đọc

"Thư viện chuyên ngành" là thư viện do cơ quan, tổ chức thành lập để chủ

yếu phục vụ nhu cầu người đọc trong ngành

"Hoạt động thư viện" bao gồm các hoạt động thành lập thư viện, tổ chức sử

dụng vốn tài liệu thư viện và đầu tư phát triển thư viện

1.2 Lĩnh vực thống kê KH&CN

"Hoạt động thống kê" là điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố

các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện tượng KT-XH trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể do tổ chức thống kê nhà nước tiến hành

"Hoạt động thống kê KH&CN" là hoạt động thống kê được thực hiện trong

lĩnh vực hoạt động KH&CN (thống kê ngành)"Chỉ tiêu thống kê" là tiêu chí mà

biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ

Trang 34

của hiện tượng KT-XH trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể "Hệ thống

chỉ tiêu thống kê" là tập hợp những chỉ tiêu thống kê nhằm phản ánh bản chất của

lĩnh vực nghiên cứu Hệ thống chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành "Báo cáo thống kê" là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ

báo cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

"Báo cáo thống kê cơ sở" là loại báo cáo do các đơn vị cơ sở (doanh

nghiệp nhà nước có hạch toán độc lập, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ) lập từ số liệu ghi chép ban đầu theo hệ thống biểu mẫu thống nhất và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, cơ quan thống kê nhà nước (quy định trong chế độ báo cáo)

"Báo cáo thống kê tổng hợp" là loại báo cáo do các đơn vị thống kê các

cấp (Phòng thống kê quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thống kê các bộ, ngành và thống kê các sở, ban ngành của tỉnh, thành phố) lập từ số liệu đã được tổng hợp qua chế độ báo cáo thống kê cơ sở, từ kết quả các cuộc điều tra thống kê hoặc từ các nguồn thông tin khác theo hệ thống biểu tổng hợp thống nhất để phục vụ cho yêu cầu quản lý từng cấp và tổng hợp số liệu thống kê ở cấp cao hơn (quy định trong chế độ báo cáo)

"Điều tra thống kê" là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án

điều tra

"Phương án điều tra thống kê" là một loại văn bản được xây dựng trong

bước chuẩn bị điều tra, quy định rõ về những vấn đề cần giải quyết hoặc cần hiểu

thống nhất trước, trong và sau khi tiến hành điều tra

"Tổng điều tra thống kê" là loại điều tra toàn bộ có quy mô lớn, tiến hành

trên phạm vi cả nước và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như tổng điều tra dân số và nhà ở, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp Nội dung tổng điều tra bao gồm các

Trang 35

chỉ tiêu thống kê quan trọng nhất mang tính chất chiến lược phục vụ cho việc hoạch định các chính sách phát triển KT-XH tầm vĩ mô

II Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển hoạt động thông tin-thư viện, thống kê KH&CN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động Hthông tin-thư viện KH&CN

2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành hoạt động thông tin KH&CN

a) Tổng quan

Có thể coi sự ra đời của hoạt động thông tin KH&CN trên thế giới là vào khoảng đầu thế kỷ XX, gắn liền với sự xuất hiện của cơ quan thông tin khoa học đầu tiên: Trung tâm chỉ dẫn thông tin công nghệ (Technological Clearing House) phục

vụ các thành viên thuộc Hiệp hội Kỹ sư Thành phố New York (Mỹ) Sau đó, suốt một thời gian dài từ Chiến tranh thế giới I (1914) đến hết Chiến tranh thế giới II (1945), hoạt động thông tin KH&CN hầu như bị gián đoạn [43,58]

Sau Chiến tranh thế giới II, hoạt động thông tin KH&CN bắt đầu được khởi động lại cùng với sự hồi phục kinh tế của các nước công nghiệp phát triển vừa trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt Có thể phân chia quá trình phát triển hoạt động thông tin KH&CN thành 3 giai đoạn chính sau đây:

* Giai đoạn trước năm 1960

Thời kỳ này, hoạt động thông tin KH&CN các nước công nghiệp phát triển

có nhiệm vụ chủ yếu là triển khai phục vụ thông tin cho phát triển và chuyển giao công nghệ Sau thời kỳ chiến tranh, hoạt động thông tin công nghệ rất được chú trọng cho phục hồi kinh tế tại các nước như Hoa Kỳ, CHLB Đức, Nhật, Anh,… Bên cạnh hoạt động của các cơ quan thông tin KH&CN trong các cơ quan nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp, hệ thống các thư viện đại học có quy mô lớn, như: Harvard, MIT, Illinois (Hoa Kỳ); Oxford (Anh); Tokyo (Nhật Bản) cũng triển khai thực hiện các dịch vụ thông tin KH&CN

Trang 36

Ngay từ năm 1945, Hoa Kỳ đã thành lập một cơ quan có chức năng đáp ứng các nhu cầu thông tin KH&CN phục vụ các hoạt động nghiên cứu, triển khai và sản xuất kinh doanh Đó là: Cục Thông tin Kỹ thuật Quốc gia (National Technical Information Service – NTIS) Ban đầu, NTIS chỉ đơn thuần là cơ quan quản lý và lưu trữ nguồn thông tin về các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ thu được từ các hoạt động khoa học được Ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ hoặc một phần kinh phí Cùng với thời gian, NTIS trở thành một tập đoàn kiểu doanh nghiệp thông tin lớn và ngày nay NTIS cung cấp việc truy cập thông tin qua hàng loạt các dịch vụ trực tuyến và truy cập đến website NTIS Nguồn tài nguyên thông tin của NTIS rất

đồ sộ, bao gồm trên 3 triệu báo cáo kỹ thuật bao quát khoảng 350 lĩnh vực khác nhau Nhiệm vụ của NTIS là hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của đất nước thông qua việc cung cấp khả năng truy cập đến các thông tin phục vụ quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ

Cũng trong thời gian này, hoạt động thông tin KH&CN của các nước thuộc khối XHCN Đông Âu (cũ) tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức KHKT, phục vụ nâng cao dân trí Thông tin KH&CN giữ vai trò là yếu tố tiềm lực phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học tại các tổ chức khoa học, các trường đại học, v.v Ở Liên Xô (cũ), 2 cơ quan thông tin khoa học có quy mô quốc gia là Viện Thông tin KHKT toàn Liên bang (VINITI) và Viện Thông tin KHXH (INION) đều trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học toàn Liên bang Bên cạnh đó, hệ thống các thư viện công cộng thuộc Bộ Văn hoá-Thông tin cũng rất được chú trọng và phát triển [31,43,52]

* Giai đoạn 1960-1980

Thể chế chính trị khác nhau của các quốc gia chi phối mục tiêu, nhiệm vụ và quá trình phát triển KT-XH của quốc gia đó Vì vậy, hoạt động thông tin KH&CN các nước có các thể chế chính trị khác nhau cũng phát triển theo các chiều hướng khác nhau một cách tương đối rõ rệt Tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh, Nhật,… các vấn đề hiện đại hoá hoạt động thông tin KH&CN đã và đang được triển khai theo một quy mô tương đối lớn và

Trang 37

toàn diện Vấn đề tự động hoá, phát triển các ứng dụng của tin học đã sớm được triển khai Năm 1962, các CSDL thư mục đầu tiên “Chemical Titles” (Nhan đề hoá học) của CAS đã được hình thành và phát triển và sau đó là sự bùng nổ của thị trường CSDL Có thể nói, hoạt động thông tin phục vụ nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ đã được chú trọng Nhiều sản phẩm thông tin có giá trị đã xuất hiện và duy trì cho đến ngày nay, như: hệ thống các tạp chí tóm tắt khoa học (Hoá học, Vật lý,…), Bảng chỉ số trích dẫn khoa học (Science Citation Index-SCI), v.v

Vào đầu những năm 1960, một loạt các hiệp hội nghề nghiệp đã được thành lập để hỗ trợ hoạt động thông tin Trong số đó phải kể đến nước Mỹ với các hiệp hội: Data Processing Management Association, Institute of Data Processing, Hội khoa học thông tin Hoa Kỳ (American Society for Information Science), và nước Anh với Viện cán bộ thông tin học (Institute of Information Scientists) Các tổ chức này đã tập trung vào việc đào tạo và phát triển các ứng dụng của công nghệ thông tin trong lĩnh vực thông tin KH&CN

Xu thế quốc gia hóa và quốc tế hoá hoạt động thông tin KH&CN được phát triển mạnh vào đầu những năm 70 Đầu tiên vào năm 1970, Tổ chức Hợp tác Kinh tế

và Phát triển (OECD) đã thành lập nhóm chính sách thông tin KHKT nhằm giải quyết các vấn đề về chính sách để huy động các nguồn lực thông tin quốc gia Tiếp theo, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa ra

2 chương trình phát triển, là: Chương trình Hệ thống thông tin KHKT toàn cầu (UNISIST) và Chương trình Hệ thống thông tin quốc gia (NATIS) Sau đó vào năm

1976, hai chương trình phát triển thông tin trên được tích hợp vào Chương trình thông tin tổng thể (General Information Programme- PGI) của UNESCO

Về phía các nước khối XHCN, đại diện là các quốc gia khu vực Đông Âu, trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV), vào năm 1969 đã thành lập Trung tâm Thông tin KHKT Quốc tế (MCNTI) có trụ sở đặt tại Maxtcơva, thủ đô Liên-xô Có thể coi MCNTI là hình mẫu cơ quan thông tin KH&CN quốc tế đầu tiên với hệ thống sản phẩm dịch vụ thông tin khá bài bản, bao gồm: các xuất bản phẩm, tiêu chuẩn, microfilm, microfiche, cơ sở dữ liệu MCNTI có ảnh hưởng đáng kể

Trang 38

đến phương pháp luận và dịnh hướng phát triển hoạt động thông tin KH&CN của các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam

Có thể nói, về cơ bản hoạt động thông tin KH&CN của các nước khối XHCN vận hành theo cơ cấu tổ chức phân cấp, với mô hình chỉ huy tập trung và cơ chế của một hệ đóng, khép kín Để điều khiển ở mô hình này, các nước thực hiện kế hoạch hoá tập trung hoạt động thông tin được xây dựng từ những cơ quan quản lý về KHKT Ví dụ: theo kế hoạch do Uỷ ban KHKT Nhà nước Liên xô trước đây giao, hàng năm Viện Thông tin KHKT toàn Liên bang (VINITI) biên soạn và xuất bản một khối lượng lớn các ấn phẩm thông tin KHKT, tiêu biểu là các Tạp chí tóm tắt (RJ) về các lĩnh vưc khoa học-kỹ thuật, biên niên sách, các thông báo của các Viện nghiên cứu, trường đại học,… Sau đó, các ấn phẩm này được phân phối cho các tổ chức thông tin, tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của Liên-xô và của các nước thành viên Trung tâm Thông tin KHKT Quốc tế (MCNTI), mà các quốc gia thành viên của nó cũng chính là các quốc gia thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) do Liên-xô đứng đầu [31,43,52]

* Giai đoạn 1980-1990

Thập kỷ 80 của thế kỷ XX được đánh dấu bằng nhiều thành tựu KH&CN đặc biệt xuất hiện, nhiều biến động xã hội lớn và sâu sắc diễn ra Điều này đã tác động đến hoạt động và tổ chức thông tin KH&CN trên qui mô toàn cầu

Sự ra đời của máy tính cá nhân vào năm 1981 là một cuộc "cách mạng khoa học" của thời kỳ này Quá trình tự động hoá hoạt động thông tin được diễn ra trên quy mô to lớn đồng thời tại nhiều quốc gia trên thế giới Ngay sau đó là sự xuất hiện của Internet như một phương tiện thiết yếu cho việc truyền, trao đổi, khai thác các nguồn thông tin và hệ thống thông tin Các thuật ngữ như: thư viện điện tử, thư viện

số, thư viện ảo lần lượt ra đời Ngày nay, khi nói đến hoạt động thông tin tức là nói đến các mạng thông tin với các nguồn lực thông tin đa dạng dưới dạng các CSDL Vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, những thay đổi về thể chế chính trị, tính chất, quy mô và cơ cấu nền kinh tế của hệ thống các nước XHCN, đại diện là

Trang 39

các nước Đông Âu, đã đặt trước hoạt động thông tin KH&CN của các quốc gia này nhiều thách thức to lớn, những khó khăn mà từ trước đến nay chưa hề phải đối diện Biểu hiện cụ thể là các hệ thống thông tin quốc tế như MCNTI hầu như không còn hoạt động hay không còn hoạt động theo như những tôn chỉ, mục đích ban đầu Hoạt động thông tin KH&CN của các quốc gia vốn được xây dựng theo mô hình phân cấp của “quản lý hành chính”, được nhà nước bao cấp gần như hoàn toàn, hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung thì hầu như bị phá sản Thách thức này đòi hỏi hầu hết các quốc gia thuộc khối XHCN phải định hướng lại hoạt động thông tin KH&CN theo cơ chế quản lý kinh tế mới: cơ chế thị trường

* Giai đoạn từ 1990 đến nay

Từ đầu thập kỷ 90, hoạt động thông tin KH&CN của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc khối XHCN cũ, đã có những bước phát triển đặc biệt quan trọng Lúc này cơ chế định hướng tới thị trường gần như thay thế hoàn toàn cơ chế quản lý theo cách chỉ huy tập trung Các cơ quan thông tin trong các nước đa dạng hơn về sở hữu Mức độ bao cấp cho các cơ quan thông tin giảm xuống và cơ chế “trợ giúp” cũng thay đổi Về mặt công nghệ, mạng Internet đã trở thành môi trường phổ biến và không thể thay thế dành cho mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động thông tin KH&CN Hoạt động thông tin KH&CN của hầu hết các quốc gia phát triển trên môi trường Internet Đây là đặc điểm chi phối tới sự phát triển, quy mô và cơ chế hoạt động của hoạt động thông tin so với các thời kỳ trước

đó Nếu như trước đây, người ta thường nhắc đến các ứng dụng của CNTT để tự động hoá các qui trình nghiệp vụ đơn lẻ trong hoạt động thông tin, thư viện, thì giờ đây, người ta thường nhắc đến việc ứng dụng các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để thiết lập các mạng trao đổi thông tin Các biểu hiện cụ thể của bước phát triển này là sự dịch chuyển từ việc phát triển các mạng LAN cho các cơ quan

và tổ chức thông tin KH&CN sang sự xuất hiện của Intranet/Internet và gần đây là các Cổng thông tin điện tử (Portal) tương ứng [31,43,52]

Trang 40

b) Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động thông tin KH&CN tại Việt Nam

Có thể coi hoạt động thông tin KH&CN ở nước ta bắt đầu từ những năm 50 của Thế kỷ XX và đã trải qua một quá trình gần 60 năm phát triển Có thể phân chia khái quát quá trình đó thành 3 giai đoạn như sau:

* Giai đoạn mở đầu (1959-1972)

Đây là giai đoạn bắt đầu thành lập một số phòng, ban thông tin KHKT ở một số bộ, ngành chủ chốt Trong giai đoạn này, các cơ quan thông tin KHKT có nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ thông tin cho cơ quan chủ quản và đến giữa những năm 60 đã bắt đầu hình thành mạng lưới các cơ quan thông tin KHKT Cũng trong giai đoạn này, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ KH&CN) được giao chức năng quản lý hoạt động thông tin KHKT trong phạm vi toàn quốc

* Giai đoạn hình thành và phát triển (1972-1986)

Giai đoạn này bắt đầu từ sau Hội nghị thông tin KHKT toàn quốc lần thứ I (1971) và đặc biệt là sau khi có Nghị quyết 89/CP ngày 4/5/1972 của Chính phủ về việc tăng cường công tác thông tin KHKT Nghị quyết này đã mở đầu cho sự hình thành và phát triển hệ thống thông tin KH&CN rộng khắp trong cả nước Đây là thời

kỳ hoạt động thông tin KHKT phát triển nhanh và có bài bản Hệ thống thông tin KHKT quốc gia 4 cấp được hình thành với các cơ quan thông tin KH&CN ở Trung ương, Bộ, ngành, địa phương và cơ sở Có thể nói, đây là thời kỳ các cơ quan thông tin KHKT phát triển mạnh về số lượng và hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung, bao cấp khá chặt chẽ về tất cả các mặt: kế hoạch, nghiệp vụ, đào tạo cán bộ, hợp tác quốc tế Tuy nhiên, tiềm lực tư liệu, cán bộ và cả trang thiết bị của các cơ quan thông tin đều còn rất nghèo nàn Sản phẩm và dịch vụ của các cơ quan thông tin chủ yếu là các ấn phẩm thông tin và phục vụ thư viện theo phương pháp truyền thống

* Giai đoạn đổi mới hoạt động thông tin KH&CN (1986-1996)

Từ năm 1986, đất nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam Cùng với những đổi mới cơ bản về

Ngày đăng: 19/04/2014, 20:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH Khác
6. Nghị quyết 89-CP ngày 04/5/1972 của Chính phủ về việc tăng cường công tác thông tin KHKT Khác
7. Chỉ thị 95/CT ngày 04/04/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về công tác thông tin KH&CN Khác
8. Nghị định 159/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/08/2004 về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ Khác
9. Nghị định số 30/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ về thống kê khoa học và công nghệ Khác
10. Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp Khác
11. Quyết định số 144/2008/QĐ-TTg ngày 29/10/2008 Chính phủ ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia Khác
12. Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13/1/2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (thống kê Bộ, ngành) Khác
13. Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 04/9/2008 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành một số Bảng phân loại thống kê KH&CN Khác
14. Quyết định 133/QĐ ngày 2/4/1985 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành kèm theo Quy định thống nhất về tổ chức và hoạt động thông tin KHKT Khác
15. Thông t ư liên tịch số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/7/2003của Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ quy định thành lập Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN tại Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Khác
16. Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV ngày 18/06/2008 của Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về KH&CN thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (thay thế Thông tư liên tịch số 15/2003/TTLT năm 2003) Khác
17. Quyết định 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về ban hành Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN Khác
18. Quyết định số 2880/QĐ-BKHCN ngày 17/12/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia Khác
23. Chiến lược tăng cường công tác thông tin KHCN phục vụ CNH và HĐH đất nước.- H.- Trung tâm Thông tin Tư liệu KHCN Quốc gia, 1998 Khác
24. Danh mục các chỉ tiêu KH&CN chủ yếu của OECD /Main S&T indicators/ bản dịch của Nguyễn Võ Hưng – Viện NCCLCSKH&CN Khác
25. Danh m ục các chỉ tiêu thống kê của ASEAN/ Science and technology indicators in ASEAN/ bản dịch của Nguyễn Võ Hưng – Viện NCCLCSKH&CN Khác
26. Kỷ yếu Hội nghị ngành thông tin KH&CN. H; 1998, 200 tr Khác
27. Kỷ yếu Hội nghị ngành thông tin KH&CN lần thứ V. H; Trung tâm Thông tin KHCNQG, 2005, 303 tr Khác
28. Khuyến nghị tiêu chuẩn thực tiễn cho điều tra nghiên cứu và phát triển/ Tài liệu hướng dẫn Frascati 2002 của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)/Tài liệu dịch.-Nd: Kiều Gia Như.-Hđ: Lê Quốc Phương.- NXB Lao Động.-H.: 2004.- 311tr Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

H.4.1. Sơ đồ quy mô Mạng VinaREN  232 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
4.1. Sơ đồ quy mô Mạng VinaREN 232 (Trang 7)
Bảng 1.1. Mục đích và nội dung chủ yếu của các chỉ tiêu thống kê KH&CN - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Bảng 1.1. Mục đích và nội dung chủ yếu của các chỉ tiêu thống kê KH&CN (Trang 84)
Bảng 2.1. Số lượng/tỷ lệ phản hồi thông tin của đối tượng được khảo sát - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Bảng 2.1. Số lượng/tỷ lệ phản hồi thông tin của đối tượng được khảo sát (Trang 107)
Bảng 2.2. Độ phủ của hoạt động TT-TV KH&CN tại các khu vực khảo sát - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Bảng 2.2. Độ phủ của hoạt động TT-TV KH&CN tại các khu vực khảo sát (Trang 121)
Hình 2.1. Tên gọi tổ chức TT-TV KH&CN địa phương - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.1. Tên gọi tổ chức TT-TV KH&CN địa phương (Trang 122)
Hình 2.4. Tên gọi tổ chức TT-TV KH&CN  V iện  nghiên  cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.4. Tên gọi tổ chức TT-TV KH&CN V iện nghiên cứu (Trang 124)
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả khảo sát về loại hình hoạt động của cơ quan TT-TV - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả khảo sát về loại hình hoạt động của cơ quan TT-TV (Trang 126)
Hình 2.5. Tỷ  lệ  cơ quan TT-TV được giao nhiệm vụ  thống kê KH&CN - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.5. Tỷ lệ cơ quan TT-TV được giao nhiệm vụ thống kê KH&CN (Trang 128)
Hình 2.6. Tỷ lệ cơ quan TT-TV được giao nhiệm vu đăng ký KQNC - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.6. Tỷ lệ cơ quan TT-TV được giao nhiệm vu đăng ký KQNC (Trang 130)
Bảng 2.9. Số lượng trung bình mỗi loại hình nguồn tin KH&CN của các cơ quan TT-TV khu vực trường ĐH và  Viện NC - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Bảng 2.9. Số lượng trung bình mỗi loại hình nguồn tin KH&CN của các cơ quan TT-TV khu vực trường ĐH và Viện NC (Trang 139)
Hình 2.7. Tỷ lệ các cơ quan TT-TV có báo cáo KQNC và tài liệu hội nghị, hội thảo - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.7. Tỷ lệ các cơ quan TT-TV có báo cáo KQNC và tài liệu hội nghị, hội thảo (Trang 142)
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả khảo sát về số lượng nhân lực của các cơ quan - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả khảo sát về số lượng nhân lực của các cơ quan (Trang 147)
Bảng 2.13. dưới đây. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Bảng 2.13. dưới đây (Trang 150)
Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả khảo sát độ tuổi nhân lực các cơ quan TT-TV - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả khảo sát độ tuổi nhân lực các cơ quan TT-TV (Trang 151)
Hình 2.15. Tỷ lệ nhân lực theo độ tuổi của cơ quan TT-TV Viện NC - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.15. Tỷ lệ nhân lực theo độ tuổi của cơ quan TT-TV Viện NC (Trang 153)
Hình 2.16. Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV địa phương - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.16. Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV địa phương (Trang 154)
Hình 2.17. Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV bộ, ngành - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.17. Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV bộ, ngành (Trang 155)
Hình 2.19. Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV Viện NC - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.19. Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo trình độ của cơ quan TT-TV Viện NC (Trang 156)
Bảng 2.16. Chuyên ngành được đào tạo của nhân lực cơ quan TT-TV - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Bảng 2.16. Chuyên ngành được đào tạo của nhân lực cơ quan TT-TV (Trang 157)
Hình 2.20. Tỷ lệ ngành được đào tạo của - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.20. Tỷ lệ ngành được đào tạo của (Trang 158)
Hình 2.26. Diện tích làm việc trung bình/đầu người của cơ quan TT-TV - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.26. Diện tích làm việc trung bình/đầu người của cơ quan TT-TV (Trang 165)
Hình 2.27. Số lượng máy tính bình quân/đầu người trong cơ quan TT-TV - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.27. Số lượng máy tính bình quân/đầu người trong cơ quan TT-TV (Trang 166)
Bảng 2.19. Số lượng trung bình các thiết bị kỹ thuật/ 1 cơ quan TT-TV - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Bảng 2.19. Số lượng trung bình các thiết bị kỹ thuật/ 1 cơ quan TT-TV (Trang 167)
Bảng 2.20. Tỷ lệ cơ quan TT-TV thực hiện SPDV TT-TV truyền thống - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Bảng 2.20. Tỷ lệ cơ quan TT-TV thực hiện SPDV TT-TV truyền thống (Trang 169)
Hình 2.28. Tỷ lệ cơ quan TT-TV có SPDV có thu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.28. Tỷ lệ cơ quan TT-TV có SPDV có thu (Trang 170)
Hình 2.29. Tỷ lệ cơ quan TT-TV có trang Web và mạng LAN - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 2.29. Tỷ lệ cơ quan TT-TV có trang Web và mạng LAN (Trang 173)
Bảng 3.1. Các nhóm chỉ tiêu thống kê KH&CN hiện hành trên thế giới - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Bảng 3.1. Các nhóm chỉ tiêu thống kê KH&CN hiện hành trên thế giới (Trang 198)
Hình 4.1. Sơ đồ quy mô Mạng VinaREN - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 4.1. Sơ đồ quy mô Mạng VinaREN (Trang 244)
Hình 4.2. Sơ đồ tổ chứcHệ thống thông tin, thống kê KH&CN - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Hình 4.2. Sơ đồ tổ chứcHệ thống thông tin, thống kê KH&CN (Trang 246)
Bảng 4.1. So sánh giữa máy quét thông thường và dây chuyền số hoá hiện đại - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin thư viện, thống kê khoa học và công nghệ việt nam đến năm 2020
Bảng 4.1. So sánh giữa máy quét thông thường và dây chuyền số hoá hiện đại (Trang 255)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w