1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KHÓA LUẬN nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học

82 348 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 158,42 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUTên đề tài:“Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”1. Tính cấp thiết của đề tàiNội dung giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên là một phần không thể thiếu trong tổng thể các nội dung thuộc chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học. Đây là một nội dung bắt buộc đối với tất cả các sinh viên dù học ở khối ngành nào, lĩnh vực nào. Những nội dung đó bao gồm những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin (trong đó được chia thành các phân môn: Triết học Mác Lênin; Kinh tế chính trị Mác Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học Mác Lênin); Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và một số nội dung khác thuộc về lý luận chính trị.Thời gian qua, công tác GDLLCT cho sinh viên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy vậy, nhìn chung hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên của các trường đại học, học viện chưa cao, nhất là đối với các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật bởi đặc thù riêng của lĩnh vực, ngành nghề đào tạo này. Nhiều trường thuộc khối ngành kỹ thuật thường tập trung vào việc giáo dục, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, về khoa học công nghệ, về kiến thức chuyên ngành kỹ thuật… mà không tập trung vào công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên dẫn đến hiệu quả của công tác này thường không cao. Nhận thức của cả cán bộ, giảng viên và sinh viên về vị trí, vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị còn chưa đầy đủ và chính xác nên dẫn đến việc lơ là, “bỏ quên” công việc quan trọng này. Một số sinh viên có biểu hiện “sợ” các môn học lý luận chính trị, một số khác thì học tập một cách thụ động, đối phó…Sinh viên thuộc các khối ngành kỹ thuật là những người tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong tương lai, họ chính là những kỹ sư, những công nhân lành nghề, những chuyên gia kỹ thuật giỏi trong thời kỳ đổi mới. Chính vì vậy, công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ này càng trở nên quan trọng và cấp thiết để góp phần nâng cao hơn nữa trình độ nhận thức chính trị, hình thành bản lĩnh chính trị vững vàng, xây dựng cho họ niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, và từ đó thúc đẩy họ hiện thực hóa niềm tin ấy thành hành động, cống hiến trí tuệ, công sức cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Chính vì ý thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác GDLLCT cho học sinh, sinh viên mà trong nhiều văn kiện của Đảng, Đảng ta đã đề cập đến việc phải tăng cường hiệu quả công tác GDLLCT cho đối tượng này. Trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” 1,tr.110111.Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên của các trường đại học đào tạo khối kỹ thuật là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tìm hiểu rõ thực trạng, nguyên nhân và đề ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả GDLLCT và đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới của công tác này.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Tên đề tài:“Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nội dung giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên là một phần không thểthiếu trong tổng thể các nội dung thuộc chương trình đào tạo của tất cả cáctrường đại học Đây là một nội dung bắt buộc đối với tất cả các sinh viên dù học

ở khối ngành nào, lĩnh vực nào Những nội dung đó bao gồm những kiến thức cơbản của chủ nghĩa Mác- Lê-nin (trong đó được chia thành các phân môn: Triếthọc Mác - Lê-nin; Kinh tế chính trị Mác - Lê-nin; Chủ nghĩa xã hội khoa họcMác - Lê-nin); Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộngsản Việt Nam và một số nội dung khác thuộc về lý luận chính trị

Thời gian qua, công tác GDLLCT cho sinh viên đã có nhiều chuyển biếntích cực Tuy vậy, nhìn chung hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho sinh viêncủa các trường đại học, học viện chưa cao, nhất là đối với các trường đại học đàotạo khối ngành kỹ thuật bởi đặc thù riêng của lĩnh vực, ngành nghề đào tạo này.Nhiều trường thuộc khối ngành kỹ thuật thường tập trung vào việc giáo dục, đàotạo về chuyên môn nghiệp vụ, về khoa học công nghệ, về kiến thức chuyênngành kỹ thuật… mà không tập trung vào công tác giáo dục lý luận chính trị chosinh viên dẫn đến hiệu quả của công tác này thường không cao Nhận thức của

cả cán bộ, giảng viên và sinh viên về vị trí, vai trò của công tác giáo dục lý luậnchính trị còn chưa đầy đủ và chính xác nên dẫn đến việc lơ là, “bỏ quên” côngviệc quan trọng này Một số sinh viên có biểu hiện “sợ” các môn học lý luậnchính trị, một số khác thì học tập một cách thụ động, đối phó…

Trang 2

Sinh viên thuộc các khối ngành kỹ thuật là những người tiên phong trong

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong tương lai, họ chính lànhững kỹ sư, những công nhân lành nghề, những chuyên gia kỹ thuật giỏi trongthời kỳ đổi mới Chính vì vậy, công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũnày càng trở nên quan trọng và cấp thiết để góp phần nâng cao hơn nữa trình độnhận thức chính trị, hình thành bản lĩnh chính trị vững vàng, xây dựng cho họniềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, và từ

đó thúc đẩy họ hiện thực hóa niềm tin ấy thành hành động, cống hiến trí tuệ,công sức cho sự nghiệp cách mạng của Đảng Chính vì ý thức được vị trí, tầmquan trọng của công tác GDLLCT cho học sinh, sinh viên mà trong nhiều vănkiện của Đảng, Đảng ta đã đề cập đến việc phải tăng cường hiệu quả công tácGDLLCT cho đối tượng này Trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ:

“Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác - Lê-nin và

Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” [1,tr.110-111].

Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trịcho sinh viên của các trường đại học đào tạo khối kỹ thuật là một nhiệm vụ cầnthiết và cấp bách Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tìm hiểu rõ thực trạng, nguyênnhân và đề ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả GDLLCT và đápứng yêu cầu trong thời kỳ mới của công tác này

2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Vấn đề về nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinhviên đã được đề cập đến nhiều trong các đề tài nghiên cứu trước đây qua các tácphẩm khóa luận và luận văn, luận án của nhiều sinh viên, thạc sĩ và nghiên cứusinh Các đề tài nghiên cứu đó đã đi sâu tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và đề

Trang 3

ra giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinhviên các trường đại học, cao đẳng và đã thu được nhiều kết quả khoa học có ýnghĩa quan trọng Tuy vậy, có những đề tài nghiên cứu tập trung đi sâu vào đốitượng là sinh viên nói chung và đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả côngtác này cho sinh viên Nhưng, các đề tài ấy chưa đề cập đến đặc điểm riêng biệtcủa từng nhóm đối tượng sinh viên thuộc các ngành học khác nhau, với nhữngnét đặc thù khác nhau Chẳng hạn, đối với sinh viên thuộc khối ngành khoa học

xã hội nhân văn, họ có những đặc điểm riêng và phù hợp hơn với việc tiếp nhậncác tri thức lý luận chính trị, những lý thuyết trừu tượng Mặt khác, đối với sinhviên thuộc khối ngành khoa học tự nhiên, khối ngành kỹ thuật… lại có những nétđặc thù riêng biệt ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDLLCT mà các đề tài ấychưa đề cập đến Một số đề tài khác tập trung nghiên cứu đối tượng là sinh viêncủa một trường đại học, học viện cụ thể nên những giải pháp đưa ra không mangtính khái quát mà mang tính khu biệt, chỉ phù hợp với từng đơn vị cụ thể

Có thể kể đến nhiều đề tài đã nghiên cứu đến công tác giáo dục lý luậnchính trị như:

- Đề tài của TS Lương Ngọc Vĩnh (2012) nghiên cứu về “Hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viên các học viện quân sự ở nước ta hiện nay” Đây là luận án tiến sĩ khoa học chính trị Đề tài này là một nguồn tài

liệu tham khảo quan trọng đối với đề tài của em Đề tài đã tập trung nghiên cứu

về hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng và khách thể nghiên cứu được

đề cập đến trong luận án là học viên các học viện quân sự Khách thể này, về đặcđiểm, có nhiều nét khác biệt so với khách thể là sinh viên các trường đại học đàotạo khối ngành kỹ thuật

- Đề tài của PGS, TS Trần Thị Anh Đào chủ biên, “Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia (năm

Trang 4

2010), đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cho việc nâng cao chất lượng côngtác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam qua khảo sát thực tiễn một

số trường đại học ở Hà Nội Từ đó, thấy được kết quả và hạn chế, nguyên nhâncủa nó và tác giả đã đưa ra các phương hướng và giải pháp cho công tác giáo dục

lý luận đối với sinh viên đại học Việt Nam nói chung Tuy nhiên, phạm vi đề tài

là rộng và đối tượng mà đề tài tiếp cận là phạm vi đối tượng rất lớn Trong số cácđối tượng đó, đối tượng là sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật có những đặcđiểm khác biệt, cần phải được nghiên cứu đề cập riêng

- Luận văn tiến sĩ của Ths Quản Văn Sỹ về đề tài: “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học sinh, sinh viên các trường cao đẳng nghề ở

Hà Nội hiện nay” có nội dung và phạm vi nghiên cứu rất sát với đề tài của em,

nội dung của đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận, nghiên cứu thực trạng và đề ra giảipháp nâng cao chất lượng GDLLCT cho sinh viên các trường cao đẳng nghề.Khách thể này cũng rất sát với khách thể mà em nghiên cứu đó là “sinh viên cáctrường đại học khối ngành kỹ thuật”, tuy vậy, hai khách thể này vẫn có sự khácbiệt về bậc học, về đặc điểm tâm lý, về trình độ nhận thức, về chương trình, nộidung GDLLCT Vì vậy, đề tài này chính là một nguồn tư liệu tham khảo quantrọng đối với đề tài của em

- Đề tài nghiên cứu của Ths Nguyễn Thị Hà Thu (2014) “Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Chính trị học Đề tài cũng đã đề cập rất nhiều

đến công tác giáo dục lý luận chính trị và tìm ra những giải pháp để đổi mớiphương pháp của công tác này Tuy nhiên, đề tài tập trung vào nghiên cứu đổimới phương pháp, là một khía cạnh trong rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quảcông tác GDLLCT

Trang 5

Đối với sinh viên thuộc các trường đào tạo khối ngành kỹ thuật trên địabàn thành phố Hà Nội, đối tượng này có những nét đặc thù riêng về tâm lý cánhân, về nội dung đào tạo, về kiến thức chuyên ngành, về yêu cầu công việc saunày… trong đó có những đặc điểm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giáo dục lýluận chính trị cho họ

Những nội dung của các đề tài khoa học trước đó là những tài liệu quantrọng và quí báu cho những người nghiên cứu sau như em

Đối với đề tài của em, sự khác biệt và nét mới của đề tài là khách thểnghiên cứu “sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật trên địabàn thành phố Hà Nội”- là một khách thể rất ít khi được đề cập đến trong các đềtài nghiên cứu trước đây và là một khách thể có nhiều nét đặc thù riêng biệt Đềtài sẽ tập trung nghiên cứu vào thực trạng hiệu quả của công tác này trong giaiđoạn hiện nay và nêu lên những vấn đề còn tồn tại để đề ra giải pháp nâng caohiệu quả GDLLCT trong thời gian tới

3 Mục đích và nhiệm vụ

3.1 Mục đích

Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng hiệu quả công tácgiáo dục lý luận chính trị để từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác nàycho sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật

3.2 Nhiệm vụ

- Xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài

- Nghiên cứu phân tích thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị chosinh viên khối ngành kỹ thuật trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay

Trang 6

- Tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trong công tác này và từ đó đềxuất những giải pháp nâng cao hiệu quả.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội 4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu về công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trườngđại học khối kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay (năm 2016) Việc nghiên cứu,khảo sát được tiến hành tại các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật trênđịa bàn thành phố Hà Nội Đối tượng khảo sát là sinh viên của các trường đạihọc này

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, các nghị quyết, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam Cùngvới đó là sự kế thừa những công trình nghiên cứu của những người đi trước, coi

đó là kinh nghiệm và vốn tri thức quí báu cho công tác nghiên cứu của đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duyvật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê-nin

Trang 7

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa trên những tài liệu như các đề tàikhóa luận, luận văn, luận án, giáo trình, sách, tập trung nghiên cứu, tìm hiểu đểcung cấp những tri thức khoa học cần thiết cho công việc nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra xã hội học, tiến hành phát bảng hỏi tiến hành đốivới sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật và thực hiện việctổng hợp số liệu, thu thập kết quả điều tra

- Phương pháp quan sát: Sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết choviệc nghiên cứu thực trạng thông qua việc quan sát các tiết học của sinh viên

- Phương pháp phỏng vấn (nếu có thể) đối với giảng viên giảng dạy cácmôn lý luận chính trị tại các trường đại học

- Một số phương pháp khác: phân tích, so sánh, tổng hợp, tổng kết thựctiễn

6 Điểm mới của đề tài

Đề tài nghiên cứu góp phần vào việc nghiên cứu thực trạng công tác giáodục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹthuật và nghiên cứu cơ sở lý luận và các lý thuyết về công tác GDLLCT Từ đó,đưa ra những kiến nghị, những giải pháp mới trong thực tiễn, khắc phục nhữngđiểm tồn tại, hạn chế, yếu kém của công tác này trong thời gian qua để góp phầnvào việc nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Về mặt lý luận, đề tài tập trung nghiên cứu về công tác giáo dục lý luậnchính trị để làm cơ sở cho việc vận dụng những tri thức lý luận đó vào giải quyết

Trang 8

vấn đề thực tiễn đó là đòi hỏi cấp bách về việc phải nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác GDLLCT cho sinh viên các trường đại học ngành kỹ thuật.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được vận dụngtrong thực tiễn công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đạihọc ngành kỹ thuật để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác nàynhằm nâng cao trình độ nhận thức lý luận chính trị cho sinh viên, hình thànhniềm tin khoa học vào sự lãnh đạo của Đảng, về chủ nghĩa xã hội và con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng “tự diễn biến, tựchuyển hóa” trong một bộ phận thanh niên, sinh viên hiện nay và giáo dục họcảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng -văn hóa của các thế lực thù địch… Từ đó, thúc đẩy họ hành động cống hiến cho

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kếtcấu thành 3 chương, 11 tiết

Trang 9

Chương 1:

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT - MỘT SỐ

VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1 Giáo dục và giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật

1.1.1 Giáo dục và giáo dục lý luận chính trị

Để tiếp cận khái niệm giáo dục lý luận chính trị, trước hết, ta cần phải tiếpcận khái niệm Giáo dục

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, ngay từ khi loài người bắt đầu tồntại trên trái đất, họ đã phải lao động để tồn tại, lao động giúp con người khôngnhững chỉ tồn tại mà còn tạo điều kiện, tiền đề để con người phát triển một cáchtoàn diện Cũng trong quá trình lao động ấy, con người truyền bá cho nhaunhững kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động, sản xuất và chinh phục thiênnhiên - quá trình ấy chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục

Ban đầu, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra đơn giảntheo lối quan sát để bắt chước, càng về sau, giáo dục càng trở thành một hoạtđộng có ý thức Trong quá trình nhận thức và cải tạo xã hội, để phát triển, conngười dần dần biết xác định mục đích, hoàn thiện nội dung, tìm ra phương pháp,hình thức để giáo dục có hiệu quả Ngày nay, hoạt động giáo dục đã trở thànhmột hoạt động đặc biệt được tổ chức một cách khoa học và đạt tới trình độ cao,

có kế hoạch, nội dung phong phú, phương pháp, hình thức đa dạng, phù hợp,phương tiện giáo dục ngày càng hiện đại Hoạt động giáo dục đáp ứng ngày càng

Trang 10

tốt hơn nhu cầu học tập, hiểu biết của con người và trở thành một động lực quantrọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người.

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm giáo dục, song, nội

hàm bản chất mà các khái niệm đề cập đến khi nói về giáo dục đó là: Giáo dục

là một hiện tượng xã hội, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà trình độ nhận thức và cải tạo thế giới của con người ngày càng được nâng lên từ thế hệ này đến thế hệ khác, nhờ đó mà xã hội loài người không ngừng phát triển

Lý luận theo nghĩa chung nhất là các khái niệm, phạm trù, quy luật đượckhái quát từ nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn của con người trong quátrình lịch sử Lý luận là kết quả nhận thức chủ quan của con người về các sựkiện, hiện tượng trong thế giới khách quan

Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc,quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sựtham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội; là hoạt động thực tiễncủa các giai cấp, đảng phái, nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiệnđường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích (tr.7, Giáo trìnhChính trị học - HVBCTT)

Như vậy, lý luận chính trị chính là từ ghép giữa lý luận và chính trị, theo

đó, lý luận được giới hạn ở lĩnh vực chính trị và quan niệm về lý luận chính trịđược xem xét bởi sự hợp thành từ 3 phương diện sau:

Thứ nhất, lý luận là tri thức thu được từ kết quả nghiên cứu khoa học,nghiên cứu về lý luận và thực tiễn chính trị

Trang 11

Thứ hai, lý luận chính trị là hệ thống các tri thức khoa học của chính trịhọc và các khoa học chính trị.

Thứ ba, lý luận chính trị còn được hiểu với nghĩa là phương diện chính trịcủa các lĩnh vực hoạt động khác trong xã hội như kinh tế, văn hóa, xã hội

Như vậy, có thể hiểu rằng: Lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnhvực chính trị thể hiện thái độ và lợi ích của một giai cấp đối với quyền lực nhànước trong xã hội có giai cấp, được khái quát từ nghiên cứu khoa học và hoạtđộng chính trị thực tiễn

Giáo dục lý luận chính trị có sự khác biệt đặc thù so với giáo dục chuyênmôn, nghiệp vụ, đào tạo và dạy nghề…

Theo cuốn giáo trình “Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lýluận chính trị” của PGS TS Phạm Huy Kỳ (chủ biên) thì giáo dục lý luận chínhtrị trước hết là nói tới hoạt động dạy và học các môn khoa học về lý luận chínhtrị trong hệ thống các trường đại học và cao đẳng, các trường đào tạo nghềchuyên nghiệp mà vị trí nổi bật là việc đào tạo đội ngũ giáo viên lý luận chính trị

ở các bậc học từ đại học đến sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) Trong hệ thống giáodục phổ thông, giáo dục lý luận chính trị mang hình thức một môn học đó là mônhọc giáo dục công dân Đây là khu vực giáo dục lý luận chính trị thuộc hệ thốnggiáo dục Nhà nước, có cơ quan quản lý nhà nước đảm trách (Bộ Giáo dục - Đàotạo)

Bên cạnh đó, giáo dục lý luận chính trị còn hàm nghĩa là các hoạt độnggiáo dục diễn ra trong Đảng và trong các tổ chức chính trị - xã hội của hệ thốngchính trị Đó chính là các hoạt động giáo dục, vận động, tuyên truyền rộng rãitrong Đảng, trong dân về các vấn đề lý luận chính trị, về đường lối, chủ trương,

Trang 12

này có nội dung lớn, qui mô rộng khắp cả nước, đến với đầy đủ các đối tượngđông đảo, các đối tượng từ trong Đảng đến trong dân Hoạt động này nhằmtuyên truyền, vận động, giải thích để thuyết phục người dân, tạo nên sự đồngthuận về cả nhận thức và hành động, giữ vững hệ tư tưởng, phê phán chống lạicác luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng và Nhànước, làm tổn hại tới lợi ích của nhân dân, của dân tộc.

Và từ những cách tiếp cận trên, theo Th.s Quản Văn Sỹ, khái niệm

GDLLCT đó chính là quá trình phổ biến, truyền bá một cách cơ bản, có hệ thống nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Theo từ điển tiếng Việt, khái niệm “công tác” được định nghĩa là: côngviệc của Nhà nước hoặc của đoàn thể Như vậy, công tác có nghĩa là công việcchung, hoạt động chung, có nhiều người cùng tham gia để đạt một mục đíchchung

Công tác giáo dục lý luận là thuộc về công tác chính trị - tư tưởng do cấp

ủy phụ trách và chịu trách nhiệm Ở hệ thống nhà nước, còn do các cơ sở đàotạo, do các nhà chuyên môn phụ trách, công tác GDLLCT vừa là công tácchuyên môn lại vừa là công tác chính trị gắn với nội dung và phương thức lãnhđạo của Đảng Đối với công tác GDLLCT, người nghiên cứu đồng thời có thể làgiảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên hoặc là một lực lượng chuyên nghiệpchuyên làm công tác GDLLCT Đây là một đội ngũ chuyên trách từng mảngcông việc theo chyên môn, có sự tham gia hỗ trợ của lực lượng cộng tác viên và

sự phối hợp của các lực lượng, tổ chức khác

Tiếp cận tới khái niệm “Công tác giáo dục lý luận chính trị” theo hướng đềcập đến nội dung, phương thức và các chủ thể tham gia công tác GDLLCT, trong

Trang 13

cuốn giáo trình “Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục LLCT”, PGS.TS

Phạm Huy Kỳ cho rằng: “Công tác GDLLCT là hoạt động truyền bá, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng

và Nhà nước, các tri thức khoa học chính trị… được tổ chức một cách khoa học, theo một kế hoạch, chương trình nhất định nhằm nâng cao trình độ và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên và nhân dân với sự tham gia của tất cả các tổ chức: Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các lực lượng, phương tiện của toàn xã hội, trong đó Đảng không chỉ đóng vai trò là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo mà còn là cơ quan tổ chức thực hiện công tác GDLLCT một cách khoa học và có hệ thống nhất.”

Tiếp cận theo một góc độ khác, theo hướng tiếp cận toàn diện tới cả chủthể, đối tượng, phương thức và mục đích của công tác GDLLCT, Th.s Quản Văn

Sỹ có đề cập đến khái niệm công tác GDLLCT: “Đó là quá trình phổ biến, truyền bá một cách cơ bản, có hệ thống nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho cán bộ, đảng viên

và nhân dân Nhằm nâng cao nhận thức lý luận, xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp luận duy vật biện chứng, đạo đức, lối sống, tạo nên bản lĩnh chính trị, mục tiêu lý tưởng của Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân”

Có thể thấy rằng, nói đến công tác GDLLCT đối với sinh viên không chỉ

là nói đến việc dạy học các môn học lý luận chính trị trên giảng đường Phạm vicủa công tác GDLLCT là rất rộng, đó là những hoạt động chính trị - xã hội, làcác phong trào đoàn thể, là các hoạt động ngoại khóa, phong trào tình nguyện,các hoạt động văn hóa - văn nghệ, hội thao, hội diễn… Những hoạt động nàycũng đóng vai trò quan trọng trong thực hiện công tác GDLLCT cho sinh viên.Tuy vậy, trong phạm vi đề tài này, em chỉ tập trung nghiên cứu và đề cập tới

Trang 14

công tác này dưới góc độ là một hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy LLCTcủa các trường đại học; là công tác dạy học các môn học lý luận chính trị chosinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật.

1.1.2 Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật

1.1.2.1 Sinh viên và sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật

Thuật ngữ Sinh viên bắt nguồn từ gốc Latinh: “Students” với nghĩa là

người làm việc, học tập, tìm hiểu, khai thác tri thức (Từ điển bách khoa Tiếng Nga)

thư-Hiểu theo nghĩa thông thường thì Sinh viên là những người đang học trongcác trường Đại học, cao đẳng

Theo từ điển tiếng Việt, khái niệm ngành được hiểu theo nghĩa là: lĩnh vựchoạt động về chuyên môn Ví dụ: khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế…

Cũng theo từ điển tiếng Việt, khái niệm kỹ thuật được hiểu theo 2 nghĩa

đó là:

- Tổng thể nói chung những phương tiện và tư liệu hoạt động của conngười, được tạo ra để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu phisản xuất của xã hội Ví dụ: Kỹ thuật quân sự, kỹ thuật công nghiệp…

- Tổng thể nói chung những phương pháp, phương thức sử dụng trong mộtlĩnh vực hoạt động nào đó của con người Ví dụ: kỹ thuật cấy lúa, kỹ thuật luyệnthép…

Như vậy, các trường đại học khối ngành kỹ thuật là những trường nằmtrong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo các chuyên ngành liên quan đến kỹthuật cho sinh viên nhằm hình thành nên đội ngũ kỹ sư, chuyên viên, cử nhân

Trang 15

ngành kỹ thuật trong tương lai Và, sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật chính

là những người đang học trong các trường đại học khối ngành kỹ thuật Họ đượcđào tạo một cách bài bản, chuyên sâu về các ngành nghề kỹ thuật, phục vụ chocông việc thực tế sau này

1.1.2.2 Chủ thể giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên

Có nhiều chủ thể tham gia vào việc GDLLCT cho sinh viên và có thể chiacác chủ thể đó ra thành 3 nhóm chủ thể khác nhau: Nhóm chủ thể lãnh đạo, quảnlý; nhóm chủ thể truyền đạt kiến thức lý luận chính trị và nhóm chủ thể hỗ trợ,phối hợp

Nhóm chủ thể lãnh đạo, quản lý (đảng ủy, ban giám hiệu, phòng đào tạo,

ban chủ nhiệm khoa…) là nhóm chủ thể có vai trò quan trọng và quyết định đếnviệc xây dựng chương trình, kế hoạch, biên soạn nội dung và tổ chức tiến hànhcác hoạt động GDLLCT trong phạm vi đơn vị của mình Mặc dù mỗi chủ thểtrong nhóm chủ thể này có vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ khác nhaunhưng họ cùng có trách nhiệm đó là những người vừa tiếp nhận và hiện thực hóanhững thông tin lãnh đạo, quản lý từ các chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước mà trực tiếp là Chính phủ và Bộ Giáo dục - Đàotạo nhưng họ cũng chính là những người trực tiếp quản lý sinh viên và điều hànhhoạt động dạy và học tại đơn vị mình

Nhóm chủ thể truyền đạt kiến thức lý luận chính trị chính là đội ngũ cán

bộ, giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy các môn học LLCT tới sinh viên Họchính là những chủ thể trực tiếp truyền đạt những nội dung kiến thức của chủnghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước… đến với sinh viên Giúp sinh viên hình thành nên thếgiới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng, hình thành tư tưởng chính trị

Trang 16

đúng đắn và bản lĩnh chính trị vững vàng cho sinh viên Chính vì vậy, những chủthể này đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đến hiệu quả công tácGDLLCT cho sinh viên.

Nhóm chủ thể hỗ trợ, phối hợp bao gồm các tổ chức: Đoàn thanh niên, Hội

sinh viên, các câu lạc bộ sinh viên… những chủ thể này đóng vai trò hỗ trợ, phốihợp để giúp các nhóm chủ thể khác có điều kiện thuận lợi để tổ chức ra nhiềuhình thức GDLLCT phong phú và đa dạng cũng như lồng ghép các nội dungLLCT thông qua các hoạt động của các nhóm chủ thể này để công tác GDLLCTdiễn ra vừa sâu, vừa rộng trong sinh viên Bên cạnh đó, không thể không nói tớivai trò của gia đình trong việc GDLLCT cho sinh viên bởi gia đình chính là môitrường giáo dục đầu tiên và thường xuyên đối với mỗi con người Gia đình chính

là môi trường hiệu quả để giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa,…cho mỗi sinh viên, đó là những yếu tố tiền đề, khởi đầu cho việc tiếp thu nhữngkiến thức LLCT sau này của sinh viên

1.1.2.3 Nội dung giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên

Thứ nhất, công tác GDLLCT hướng đến giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tình hình thời sự - chính trị trong nước và quốc tế:

- Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nềntảng tư tưởng và làm kim chỉ nam cho mọi hành động, công tác tư tưởng nóichung và công tác GDLLCT nói riêng phải hướng đến mục tiêu đó là đưa hệ tưtưởng Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành hệ tư tưởng thống trịtrong đời sống xã hội Vì vậy, công tác GDLLCT phải trang bị cho sinh viênnhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

Trang 17

đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Bên cạnh đó, cầnhướng đến việc giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn.

- Giáo dục về ý thức, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, ý thức tuân thủluật pháp của Nhà nước, tinh thần yêu nước, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội vàcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội cũng như việc hiện thực hóa niềm tin ấy thànhhành động thực tiễn, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

- Trong giáo dục lý luận chính trị mục đích quan trọng nhất là hình thành

và phát triển thế giới quan khoa học và nhân sinh quan Cộng sản chủ nghĩa chohọc sinh, sinh viên Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong suốt cuộc đời củangười công nhân trong tương lai Vì vậy, giáo dục những nguyên lý của chủnghĩa Mác - Lênin với tư cách là khoa học về thế giới quan khoa học và phươngpháp luận trở thành nội dung cốt lõi nhất, trung tâm nhất của giáo dục lý luậnchính trị

- Thông tin những nội dung về tình hình thời sự - chính trị trong nước vàquốc tế, hình thành tính tích cực chính trị cho sinh viên Giúp sinh viên vữngvàng trước những biến động của đời sống chính trị quốc tế, tin tưởng vào sự lãnhđạo của Đảng, đấu tranh với các biểu hiện của thói “thờ ơ chính trị”

- Nghiên cứu, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, có ý thức đấutranh với các tư tưởng sai trái, thù địch, phản động, bảo vệ tính đúng đắn của chủnghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước

- Giáo dục cho sinh viên có ý thức phòng ngừa, đấu tranh với những tưtưởng chính trị sai trái, với chiến lược “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tưtưởng - văn hóa của các thế lực thù địch

Trang 18

Thứ hai, giáo dục đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, xây dựng nếp sống văn hóa cho sinh viên góp phần vào xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa:

- Giáo dục cho sinh viên về lý tưởng sống, xây dựng lý tưởng sống tíchcực cho thanh niên Giáo dục về tinh thần, thái độ, ý thức học tập và lao độngsản xuất, lòng yêu nghề, xây dựng tác phong công nghiệp cho sinh viên

- Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa góp phần hình thành nhân cách củacon người mới xã hội chủ nghĩa Giáo dục cho sinh viên không ngừng tu dưỡng,rèn luyện bản thân về mọi mặt (đức, trí, thể, mỹ) nhất là đạo đức, lối sống Kịpthời ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, lệch lạc về đạo đức, lối sống đangdiễn ra trong một bộ phận sinh viên

- Giáo dục cho sinh viên về những tiêu chuẩn của con người mới xã hộichủ nghĩa mà chúng ta đang hướng tới xây dựng để hình thành ý thức tự rènluyện, phấn đấu của sinh viên theo các tiêu chuẩn ấy

Thứ ba, giáo dục về truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc và những giá trị tinh hoa của văn hóa dân tộc:

- Giáo dục cho sinh viên về lịch sử Đảng, về những truyền thống cáchmạng của Đảng, về những đóng góp lớn lao của Đảng đối với lịch sử phát triểncủa đất nước, của dân tộc Giáo dục về cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến và

tư tưởng lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại

- Giáo dục cho sinh viên về truyền thống dân tộc như truyền thống yêunước, thương nòi, truyền thống hiếu học… giáo dục về tinh thần cách mạng, tinhthần yêu nước, yêu chế độ, trung thành với sự lãnh đạo của Đảng

Trang 19

- Giáo dục về những truyền thống, những tinh hoa văn hóa của Việt Nam

để sinh viên có ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa, thuần phong

mỹ tục của dân tộc Phê phán những trào lưu văn hóa ngoại lai, phản văn hóa ảnhhưởng tiêu cực đến sinh viên Giáo dục về lịch sử văn hóa hàng nghìn năm dựngnước và giữ nước của dân tộc

1.1.2.4 Hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục lý luận chính trịcho sinh viên

- Hình thức GDLLCT cho sinh viên tại các trường đại học đào tạo khốingành kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay diễn ra chủ yếu với 2hình thức đó là giáo dục chính khóa và giáo dục ngoại khóa Giáo dục chínhkhóa chủ yếu thông qua hoạt động giảng dạy và học tập các môn LLCT trên lớpcòn việc giáo dục ngoại khóa có thể thông qua nhiều hoạt động như các hìnhthức văn hóa - văn nghệ - thể thao; các hội thi về kể chuyện tấm gương đạo đức,thi kỹ thuật, thi tay nghề, thi sáng chế; các hoạt động của Đoàn Thanh niên, hộisinh viên, câu lạc bộ sinh viên, các buổi học thời sự, nghị quyết…

- Phương pháp GDLLCT cho sinh viên khá phong phú, đa dạng nhưphương pháp thuyết trình, giảng giải, phương pháp xêmina, phương pháp nêuvấn đề… nhưng còn tồn tại một số hạn chế trong việc vận dụng một cách linhhoạt, sáng tạo các phương pháp dẫn đến hiệu quả sử dụng các phương pháp trongGDLLCT còn chưa cao

- Phương tiện GDLLCT có sự đầu tư thích đáng, cơ sở vật chất kỹ thuật,trường lớp, phòng học được xây dựng khang trang, hiện đại hơn Các thiết bịcông nghệ cao, công nghệ thông tin và giáo án điện tử được ứng dụng ngày càngsâu vào trong quá trình dạy học LLCT

Trang 20

1.2 Hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu quả GDLLCT cho sinh viên các trường đại học khối ngành kỹ thuật

1.2.1 Hiệu quả công tác GDLLCT cho sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật

Hiệu quả là khái niệm được sử dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả lao động, hiệu quả quản lý… Nói đếnhiệu quả của một hoạt động, người ta thường đề cập đến các vấn đề sau:

Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả trước và sau khi tiến hành một hoạtđộng, giữa kết quả đã có và kết quả sẽ có

Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và mục đích, là sự ăn khớpmột phần hay hoàn toàn của kết quả với mục đích và nhiệm vụ được đặt ra từtrước

Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí về vật lực, tàilực…để đạt được kết quả đó

Theo Từ điển Tiếng Việt: Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại.[28, tr.570]

Tựu chung lại, để đánh giá được hiệu quả đều phải gắn với kết quả, mụcđích và các nguồn lực để thực hiện hoạt động đó

Trong lĩnh vực sản xuất tinh thần, bàn về hiệu quả, đặc biệt là “hiệu quảcông tác tư tưởng”, đã có một số công trình nghiên cứu đưa ra được định nghĩatương đối cụ thể Tiêu biểu hiện nay có công trình nghiên cứu về hiệu quả côngtác tư tưởng của PGS.TS Lương Khắc Hiếu trong cuốn Nguyên lý công tác tưtưởng II Đây là công trình nghiên cứu khá hệ thống và toàn diện về công tác tư

Trang 21

tưởng nói chung và hiệu quả công tác tư tưởng nói riêng Ở đây, tác giả đưa ra

khái niệm: “Hiệu quả công tác tư tưởng là sự tương quan giữa kết quả đạt được

do tác động tư tưởng mang lại với mục đích của công tác tư tưởng được đặt ra

và với chi phí để đạt được kết quả đó trong một điều kiện xã hội nhất định.”

Như vậy, cũng như hiệu quả nói chung, hiệu quả công tác tư tưởng nhấnmạnh đến ba yếu tố: kết quả, chi phí và mục đích Kết quả là cái đạt được dohoạt động tư tưởng mang lại, là sự thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vi củađối tượng sau một chu trình tác động tư tưởng nhưng chưa tính đến chi phí để cókết quả đó Cần phải phân biệt rõ giữa kết quả và hiệu quả trong công tác tưtưởng

Từ các quan niệm về hiệu quả trên, có thể đưa ra định nghĩa về hiệu quả

công tác giáo dục lý luận chính trị như sau: Hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị là sự tương quan giữa kết quả đạt được do tác động của công tác GDLLCT mang lại với mục đích của công tác GDLLCT đã đặt ra và với việc sử dụng nguồn lực để đạt được kết quả đó trong một điều kiện xã hội nhất định Nguồn lực ở đây được hiểu là những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất phục vụ cho mục tiêu nhất định: tiền bạc, cơ sở vật chất, con người, thời gian…

Cần phải phân biệt giữa hiệu quả và kết quả Kết quả là cái đạt được dohoạt động tư tưởng mang lại, là sự thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vi củađối tượng sau một chu trình tác động tư tưởng nhưng chưa tính đến chi phí để cókết quả đó Còn hiệu quả là tương quan, là sự so sánh của kết quả với mục đích

và chi phí trong công tác tư tưởng Nói cách khác, hiệu quả là sự so sánh giữa cáiđạt được (kết quả) với cái đặt ra (mục đích) và cái bỏ ra (chi phí) Không đồngnhất hiệu quả với kết quả trong công tác tư tưởng

Trang 22

1.2.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác GDLLCT cho sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật

1.2.2.1 Tiêu chuẩn tinh thần

Hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị đánh giá theo tiêu chuẩn tinhthần thể hiện ở những tiêu chí: sự hứng thú, nhận thức, thái độ của sinh viên đốivới những tri thức lý luận chính trị mà biểu hiện cao nhất chính là niềm tin

Sự hứng thú là mức độ thấp nhất của hiệu quả GDLLCT Đó là sự quantâm chú ý của sinh viên khối kỹ thuật đối với những tri thức lý luận chính trị Sựquan tâm, chú ý những thông tin này xuất hiện do tính mới, tính thiết thực, gầngũi, gắn với thực tiễn công tác và nghề nghiệp sau này của sinh viên Nội dungGDLLCT càng được khai thác cụ thể, thiết thực, gần gũi bao nhiêu thì sẽ càngthuyết phục và thu hút sự nhận thức của sinh viên bấy nhiêu Nội dung GDLLCT

có vai trò quan trọng, quyết định đến sự hứng thú của đối tượng nên nội dungcần được khai thác sâu, có tính phân loại, có tính ứng dụng, vận dụng vào thựctiễn để đáp ứng được mong muốn của đối tượng

Bên cạnh đó, hình thức, phương pháp GDLLCT cũng là yếu tố quan trọngquyết định đến sự hứng thú của đối tượng Hình thức, phương pháp tuyên truyềncần được đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, phải thật phong phú, đa dạng, phù hợp vớiđặc điểm riêng của sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật, đối tượng này có sựđặc thù nhất định so với các đối tượng GDLLCT khác, vì vậy sự phù hợp với đốitượng chính là điều kiện cần thiết để lựa chọn phương pháp và hình thứcGDLLCT sao cho hiệu quả Có rất nhiều căn cứ để phân loại phương pháp chophù hợp nhưng trong phạm vi đề tài của mình, em khai thác vào căn cứ đó làcách sử dụng các phương tiện, chủ thể GDLLCT có thể sử dụng: phương phápdùng lời nói; phương pháp đối thoại (sử dụng đàm thoại, vấn đáp, hỏi đáp, phỏng

Trang 23

vấn,…); phương pháp trực quan (thông qua các bài giảng điện tử, đa phươngtiện…); phương pháp độc thoại (thuyết trình, giảng dạy, diễn giảng)….

Mặt khác, để tạo được sự hứng thú cho đối tượng GDLLCT, cần lựa chọncách thức tổ chức, phối hợp hoạt động giữa chủ thể và đối tượng một cách phùhợp Nói cách khác, cần bố trí, sắp xếp các yếu tố bảo đảm các bước tiến hànhtheo một trật tự nhất định nhằm thực hiện mục đích của công tác GDLLCT Căn

cứ vào đặc điểm của đối tượng, chủ thể GDLLCT có thể đưa ra một số hình thứcnhư: giảng dạy trên lớp thông qua các bài giảng, đi tham quan dã ngoại thực tế,

tổ chức các hội thi tìm hiểu, thông qua các hoạt động ngoại khóa… trong đó,việc giảng dạy các môn học lý luận chính trị trên lớp chính là hình thức quantrọng và chủ yếu nhất

Ngoài ra, cách viết, cách nói hấp dẫn của chủ thể GDLLCT cũng là yếu tốtạo lập sự hứng thú cho đối tượng Trong quá trình giảng dạy,giảng viên cầnkhéo léo, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương thức phù hợp để lôi kéo và thuhút đối tượng, tạo được sự chú ý của người học

Tiêu chuẩn tinh thần tiếp theo trong việc đánh giá hiệu quả công tácGDLLCT chính là trình độ nhận thức của đối tượng Nhận thức có vai trò quantrọng trong sự phát triển của con người Đối với công tác GDLLCT cũng vậy, cáiđích mà công tác này hướng đến trước tiên chính là nâng cao trình độ nhận thức

lý luận chính trị của sinh viên nói chung và sinh viên khối ngành kỹ thuật nóiriêng Đó là sự nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hìnhthời sự chính trị trong nước, quốc tế… Chỉ có nâng cao nhận thức lý luận chínhtrị thì sinh viên mới hình thành được tư duy chính trị đúng đắn, nắm vững đượccác tri thức cơ bản của lý luận chính trị để từ đó tạo nền tảng hình thành nên bản

Trang 24

lĩnh chính trị vững vàng và niềm tin đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng,niềm tin vào chủ nghĩa xã hội để từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân…

Tiêu chuẩn tinh thần cao nhất để đánh giá hiệu quả công tác GDLLCTchính là thái độ mà biểu hiện cao nhất đó chính là niềm tin Đó là niềm tin vàochủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin vào sự lãnh đạo sáng suốtcủa Đảng, tin vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,là sựhình thành nên thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương phápluận biện chứng, đạo đức và lý tưởng cách mạng cho sinh viên Công tácGDLLCT sẽ không chỉ dừng lại ở sự hứng thú, nhận thức mà cần phải hìnhthành cho sinh viên được niềm tin… Khi mà niềm tin ấy trở nên vững chắc, sẽhình thành nên tâm thế hành động đúng đắn cho sinh viên, họ sẽ hành động để cụthể hóa niềm tin của mình, đó chính là hoạt động thực tiễn học tập và sau này làcông tác để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Vì vậy,niềm tin chính là tiêu chuẩn tinh thần cao nhất để đánh giá hiệu quả công tácGDLLCT cho sinh viên

1.2.2.2 Tiêu chuẩn thực tiễn

Một là, mức độ hành động tích cực, tự giác của sinh viên.

Sự tương ứng giữa nhận thức, thái độ, niềm tin của sinh viên với nhữngnội dung LLCT dẫn đến các mức độ tích cực khác nhau trong hành động, cácmức độ đó được thể hiện như sau:

Mức độ thứ nhất: Hoàn thành tốt các môn học lý luận chính trị trongchương trình đào tạo, có thái độ học tập nghiêm túc, đúng đắn

Mức độ thứ hai: do nhận thức được tầm quan trọng của các nội dungLLCT mà chủ động, tích cực trong quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu của

Trang 25

mình Học tập các môn học lý luận chính trị đạt được kết quả cao Cơ bản nắmđược những nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận,…Nắm được những nội dung cơ bản của LLCT và có khả năng liên hệ thực tiễnvào công việc học tập hiện tại và công tác sau này của bản thân mình.

Mức độ thứ ba: sinh viên không chỉ chủ động, tự giác trong học tập LLCT

mà còn tham gia tích cực vào việc thực hiện công tác GDLLCT như tham giavào các hoạt động Đoàn, hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa… Sinh viênhình thành được cho mình một thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cáchmạng, phương pháp luận biện chứng… Có khả năng vận dụng sáng tạo những trithức lý luận ấy vào thực tiễn công việc của mình Quan tâm đến tình hình chínhtrị trong nước, quốc tế Có bản lĩnh chính trị vững vàng và biết đứng lên bảo vệcái đúng, lên án những cái hạn chế, tiêu cực…

Như vậy, hiệu quả công tác GDLLCT là kết quả của sự thống nhất chặtchẽ giữa nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên, trong đó tự giác trong học tậptri thức LLCT và vận dụng những tri thức LLCT ấy vào trong thực tiễn, cụ thểhóa bằng hành động học tập, rèn luyện, công tác là hiệu quả cao nhất của côngtác GDLLCT

Hai là, nhóm tiêu chí đánh giá việc sử dụng các nguồn lực trong công tác GDLLCT.

Để đạt hiệu quả cao trong công tác GDLLCT cần có sự phối hợp đồng bộgiữa các nguồn lực: nhân lực, tài lực và vật lực và tin lực Sự phối hợp này đượcthể hiện như sau:

Về nhân lực: Bao gồm đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục và độingũ cán bộ, giảng viên trực tiếp tiến hành công tác GDLLCT

Trang 26

Đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý: thể hiện ở sự quan tâm của cấp ủy, bangiám hiệu các trường đại học Cụ thể là việc đề ra các chương trình, kế hoạch;tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho công tác GDLLCT, đồng thời lựa chọn,phân công những giảng viên có đủ năng lực và phẩm chất nhằm nâng cao hiệuquả công tác này.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên trực tiếp làm công tác GDLLCT là lực lượngquan trọng quyết định đến hiệu quả công tác GDLLCT Do vậy, họ phải lànhững người có trình độ chuyên môn sâu, vững vàng về phẩm chất chính trị,gương mẫu về đạo đức lối sống và am hiểu về đặc điểm của đối tượng mìnhgiảng dạy

GDLLCT cần có sự đầu tư về tài lực, vật lực đó là nguồn lực đầu tư choviệc nghiên cứu, đổi mới nội dung giảng dạy, là sự đầu tư về phương tiện, cơ sởvật chất hiện đại cho công tác GDLLCT, là sự nâng cao về đời sống vật chất,tinh thần cho cán bộ, giảng viên…

Sự phân chia các yếu tố trên đây chỉ là tương đối để chúng ta nhận thứcđược vai trò của từng yếu tố trong hiệu quả công tác GDLLCT Trên thực tế cácyếu tố này có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, có ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả công tác GDLLCT

1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật

1.3.1 Xuất phát từ vị trí, vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên

Công tác giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận trong công tác tư tưởngcủa Đảng Giáo dục lý luận chính trị là một nội dung quan trọng trong hoạt động

Trang 27

tư tưởng của Đảng, cấp ủy các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt độngnày Các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, các cấp, các ngành,các địa phương, cơ quan, đơn vị, các trường học thuộc hệ thống giáo dục quốcdân đều phải coi trọng công tác này Hiện nay, tầm quan trọng của công tácGDLLCT ngày càng được nhận thức rõ ràng, biểu hiện là nhiều tổ chức kinh tế,công ty, tập đoàn cũng ngày càng quan tâm tới công tác này, coi đó là giải phápnâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo sự đồng thuận, thống nhất để phát triển.

Đảng Cộng sản cầm quyền, coi công tác xây dựng Đảng là then chốt thìkhông một lúc nào được xem nhẹ công tác giáo dục lý luận chính trị trong Đảng

và chỉ đạo thực hiện công tác này trong toàn xã hội Chính công tác GDLLCT sẽgóp phần đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởngcủa Đảng trở thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống xã hội Đó là cách tốtnhất, trực tiếp nhất để tạo ra sự thống nhất về mặt nhận thức tư tưởng, tăngcường ý chí, thống nhất tổ chức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân

Để làm rõ vị trí, vai trò của công tác GDLLCT, trong cuốn giáo trình “Lýluận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị” của PGS.TS PhạmHuy Kỳ, có đề cập đến các nhóm nhiệm vụ của công tác GDLLCT đó chính là:

- Giáo dục lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiênđịnh con đường xã hội chủ nghĩa của sự phát triển nước ta

- Giáo dục để nâng cao nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường quá

độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam

- Giáo dục ý thức và tinh thần cảnh giác cách mạng, chống diễn biến hòabình và tự diễn biến hòa bình (tự diễn biến, tự chuyển hóa)

Trang 28

- Giáo dục ý chí tự lực, tự cường, độc lập tự chủ, sáng tạo, tinh thần đổimới, đoàn kết, hợp tác, hội nhập quốc tế.

- Giáo dục truyền thống dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thốngcách mạng của Đảng, lòng tự hào và trách nhiệm với dân tộc, cộng đồng

Chính từ những nhiệm vụ đặt ra đối với công tác GDLLCT, ta có thể thấyrằng, vai trò của công tác này đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân(trong đó có sinh viên) là vô cùng to lớn Công tác này góp phần hình thành vàbồi đắp tư tưởng chính trị cho sinh viên, định hướng tư tưởng chính trị cho sinhviên một cách đúng hướng Nâng cao trình độ nhận thức của sinh viên về cácnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủnghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội… Từ đó hình thành niềm tincủa sinh viên đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, phát huytruyền thống, lòng tự hào dân tộc, phấn đấu học tập, rèn luyện, phấn đấu để xâydựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Không chỉ vậy, công tácGDLLCT còn góp phần bồi đắp, giữ vững và nâng cao bản lĩnh chính trị củasinh viên, bản lĩnh chính trị chính là tổng hợp những phẩm chất tích cực của conngười thể hiện ở sự vững vàng, kiên định trong quan điểm, lập trường chính trị,không tỏ ra hoang mang, dao động trước những biến chuyển về tình hình chínhtrị trong nước và quốc tế và những biến động của đời sống xã hội, luôn trungthành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Bên cạnh đó, công tác GDLLCT sẽ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các biểuhiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong sinh viên, đập tan các âm mưu, thủ đoạndiễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từcác trào lưu tư tưởng - văn hóa độc hại tới sinh viên Đặc biệt là trong giai đoạnhiện nay, khi mà sinh viên, thanh niên là đối tượng được chú ý đặc biệt để tiếnhành chiến lược DBHB của các thế lược thù địch, mặt trận tư tưởng - văn hóa

Trang 29

cũng là một trong những “ngòi nổ” quan trong của chiến lược ấy, thì, lúc nàyđây, công tác GDLLCT càng phải phát huy vai trò của mình trong việc giúp sinhviên tăng cường niềm tin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH, cólòng yêu nước chân chính, kiên định lập trường cách mạng và vững vàng trướcnhững âm mưu, thủ đoạn tấn công mới ngày càng thâm hiểm của các thế lực thùđịch, góp phần hình thành một đội ngũ sinh viên vững vàng về phẩm chất chínhtrị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tiếp tục là thế hệ kế cận xây dựng và bảo vệ tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1.3.2 Xuất phát từ vị trí, vai trò của sinh viên các trường đại học khối ngành kỹ thuật

Thành tố kỹ thuật gắn với mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế, giáodục, y tế, văn hóa, an ninh quốc phòng… có thể nói rằng, bất cứ một lĩnh vựcnào, một ngành nghề nào đều gắn liền với kỹ thuật Kỹ thuật là cơ sở, là nền tảng

và là điều kiện để phát triển ngành, lĩnh vực Kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất,kinh doanh góp phần phát triển kinh tế; kỹ thuật áp dụng trong giáo dục gópphần bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người; kỹ thuật trong y tế giúp bảo vệ vàchăm sóc sức khỏe nhân dân; kỹ thuật trong an ninh - quốc phòng góp phần xâydựng tiềm lực quân sự bảo vệ tổ quốc… Như vậy, kỹ thuật đóng vai trò cực kỳquan trọng đối với với thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước Xuấtphát từ vai trò của kỹ thuật, chúng ta có thể thấy rằng, sinh viên khối ngành kỹthuật là những kỹ sư, những kỹ thuật viên, là đội ngũ công nhân lành nghề trongtương lai của đất nước, họ có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của kỹthuật và ứng dụng kỹ thuật trong mọi lĩnh vực

Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng (khóa VII)

về công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới đã khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới

Trang 30

hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCHTƯ (Khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên” tiếp tục khẳng định:“Thanh niên

là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo Thanh niên là

độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình”.

Theo lý luận về hình thái kinh tế xã hội của Mác - Lê-nin, một phươngthức sản xuất được hình thành bao gồm hai bộ phận đó là lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất Trong đó lực lượng sản xuất bao gồm nhân lực và công cụ sảnxuất, tức là các công cụ, phương tiện…tham gia vào quá trình sản xuất Như vậy,công cụ sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên phương thứcsản xuất Mà những người sinh viên trong khối ngành kỹ thuật, chính là nhữngngười tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, làm chủ, hiện đại hóa các công

cụ sản xuất, ứng dụng kỹ thuật - khoa học - công nghệ hiện đại vào trong sảnxuất Chính vì vậy, họ là lực lượng quan trọng góp phần hình thành nên phươngthức sản xuất xã hội chủ nghĩa, hiện đại hơn và năng suất cao hơn.Sinh viên cáckhối ngành kỹ thuật chính là nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai củađất nước và là những người có tri thức, có kiến thức, có kỹ năng, được đào tạomột cách bài bản, chuyên sâu và có trọng điểm Họ là những người sẽ làm việctrong nhiều lĩnh vực khác nhau và đều là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tếnhư: năng lượng, giao thông vận tải, cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện, điện tử, chếtạo máy… Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà Đảng ta chủ trương “đổi mới

Trang 31

mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế”, chuyển từ tăng trưởng theo chiềurộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, tức là tăng trưởng dựa vào nguồn nhân lựcchất lượng cao và trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại Chính vì vậy,đội ngũ những thanh niên, sinh viên trong lĩnh vực khoa học công nghệ, kỹ thuật

đã và đang là những người tiên phong đi đầu trong nắm bắt những thành tựukhoa học công nghệ - kỹ thuật hiện đại, tiên tiến trên thế giới để ứng dụng vàotrong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnhtranh của nền kinh tế

Bất kỳ trong một giai đoạn phát triển kinh tế nào, những con người làmviệc trong lĩnh vực kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng vào việc thiết lập nênkết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo cơ sở, nền tảng thúc đẩy kinh tế phát triển Tronggiai đoạn hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đấtnước Những sinh viên thuộc khối ngành kỹ thuật trở thành một lực lượng đôngđảo, quan trọng và đi đầu, mang sức trẻ, sức sáng tạo và kiến thức, kỹ năng củamình để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước Bất kể một ngành nghề,lĩnh vực nào trong nền kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ đều cần

có sự tham gia của khoa học - kỹ thuật Qua nhiều cuộc thi sáng tạo cho sinhviên các khối kỹ thuật như ROBOCON, Cuộc thi sáng tạo trẻ,… có thể thấy rằngkhả năng sáng tạo, trình độ chuyên môn của sinh viên kỹ thuật Việt Nam không

hề thua kém các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, điều đó chứngminh rằng, trình độ năng lực, khả năng sáng tạo và ứng dụng thực tế của sinhviên kỹ thuật Việt Nam là rất dồi dào và nếu biết vận dụng và phát huy hếtnhững ưu thế đó vào trong thực tiễn quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ đem lạihiệu quả rất cao và góp phần vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước

Trang 32

Tất cả những đặc điểm ấy chứng minh rằng vị trí, vai trò của sinh viênkhối ngành kỹ thuật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là một vai tròrất quan trọng và không thể thiếu Từ vai trò ấy, công tác GDLLCT cho sinhviên các khối ngành này cũng chính là để nâng cao trình độ nhận thức chính trị,giữ vững phẩm chất và bản lĩnh chính trị cho sinh viên, tăng cường niềm tin củasinh viên đối với sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đểthúc đẩy họ hành động, phát huy hết năng lực và trình độ của đội ngũ này cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

1.3.3 Xuất phát từ thực trạng hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học còn nhiều hạn chế

Hiện nay, việc giảng dạy các môn học lý luận chính trị là một nội dung bắtbuộc trong hệ thống tổng thể các nội dung thuộc chương trình giáo dục đại họccho sinh viên nói chung và sinh viên khối ngành kỹ thuật nói riêng Tuy vậy,hiện nay, hiệu quả của công tác này trong các trường đại học đào tạo khối ngành

kỹ thuật còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến hiệu quả công tác GDLLCTcho sinh viên các trường còn chưa cao biểu hiện ở một số vấn đề như: Trình độnhận thức lý luận chính trị của sinh viên còn nhiều hạn chế Sinh viên khốingành kỹ thuật chưa nhận thức được hết về vị trí, vai trò và tầm quan trọng củaLLCT Công tác GDLLCT chỉ đơn thuần cung cấp những kiến thức trong giáotrình tới sinh viên, nhiều sinh viên sau khi học xong các môn học LLCT gần nhưkhông nhớ được những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước Khả năng liên hệ, vận dụng các kiến thức LLCT vào thực tiễn rất hạnchế

Một số sinh viên còn có biểu hiện bản lĩnh chính trị không vững vàng, dễ

bị ảnh hưởng bởi các luồng thông tin ngoài lề, không chính thống, dễ dàng bị các

Trang 33

thế lực thù địch lôi kéo, dụ dỗ thậm chí còn bị lợi dụng để phục vụ cho âm mưu

“diễn biến hòa bình” Không chỉ vậy, nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”trong một bộ phận sinh viên cũng đang có chiều hướng diễn biến phức tạp Một

bộ phận sinh viên khi học các môn học lý luận chính trị chỉ mang tính chất hìnhthức, đối phó mà không nắm được kiến thức thực chất.Bên cạnh đó, một số biểuhiện tiêu cực khác cũng có chiều hướng phát triển như tình trạng “thờ ơ chínhtrị”, “bàng quan chính trị” đang ảnh hưởng tới nhiều người, họ không quan tâmđến các diễn biến chính trị - xã hội trong nước và những biến chuyển của đờisống chính trị quốc tế

Kết quả học tập các môn học LLCT của sinh viên nhìn chung không cao,sinh viên có tư tưởng cho rằng các môn học LLCT học chỉ để cho qua bởi họcxong “chẳng ứng dụng được gì” Một bộ phận khác còn có biểu hiện “coithường” những môn học LLCT Tình trạng gian lận trong thi, kiểm tra các mônhọc LLCT diễn biến phức tạp Thậm chí ở một số nơi còn diễn ra tình trạng chạyđiểm, chạy môn

Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tàilực, tin lực cho GDLLCT được tăng cường nhưng chưa mang lại hiệu quả tươngxứng Đội ngũ cán bộ, giảng viên GDLLCT có bước phát triển nhưng chưa đápứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả GDLLCT

Xuất phát từ thực trạng hiệu quả công tác GDLLCT hiện nay đã đặt ra yêucầu cấp thiết cần phải tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tácGDLLCT cho đối tượng là sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹthuật

Trang 34

Chương2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.1.1 Đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội thành phố Hà Nội

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sôngHồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02'kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, HàNam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, HòaBình cùng Phú Thọ phía Tây Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km.Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diệntích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bênhữu ngạn

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sangĐông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sabồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạnsông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác Phần diện tích đồi núiphần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với nhiều đỉnhnúi cao Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng

Trang 35

Với những đặc điểm tự nhiên thuận lợi, Hà Nội chính là thủ đô của cảnước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Đây cũng là nơi phát triểnhàng đầu về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, là trung tâm giáo dục, đào tạo lớncủa cả nước với rất nhiều trường đại học, cao đẳng tập trung trên địa bàn Thủ đô.

2.1.1.2 Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Về kinh tế - xã hội, vượt qua khó khăn, thách thức, năm 2015, Hà Nội đãduy trì mức tăng trưởng khá, tổng sản phẩm tăng 9.24%, có 19/20 chỉ tiêu vềkinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra, chỉ số tăng giá CPI thấp nhất trongnhiều năm qua ( chỉ tăng 0.6%), tổng thu ngân sách vượt 9.93% so với kế hoạch(đạt 157 nghìn tỷ đồng) Việc triển khai “Năm trật tự và văn minh đô thị” đạtđược kết quả tốt Cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến tích cực.Công tác quy hoạch, quản lý xây dựng, trật tự an toàn giao thông, quản lý đấtđai, bảo vệ môi trường có tiến bộ rõ nét

Văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển, Thành phố đã tổ chức và phối hợp tổchức tốt các hoạt động kỷ niệm và những sự kiện trọng đại của đất nước trongnăm 2015 Chính trị - xã hội trên địa bàn ổn định, an ninh được củng cố vữngchắc, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm Vị thế và uy tín của Thủ đô ngày càngđược nâng cao Riêng đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Hà Nội khẳng định vịtrí dẫn đầu cả nước về các tiêu chí: quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp, chấtlượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn và đào tạo nhân lực chất lượng cao

Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đàotạo, triển khai mô hình trường chất lượng cao theo Luật Thủ đô Chất lượng, độingũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được nâng cao Cơ sở vật chất, trang thiết

bị và nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo được tăng cường.Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục và mở rộng hợp tác quốc tế

Trang 36

Về công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, Thành ủy đãtập trung chỉ đạo việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, “Một

số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với việc đẩy mạnh học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Thành ủy đã tổ chức thành côngĐại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố theo tinh thần Chỉthị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 126-KH/TU của Thành ủy,góp phần vào thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Hệ thống chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội cáccấp được củng cố, kiện toàn ngày càng vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả quản lý,điều hành và chất lượng hoạt động được nâng lên

Tất cả những điều kiện trên đã tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quảcông tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học đào tạo khốingành kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội Tuy vậy, bên cạnh những thuậnlợi, công tác GDLLCT cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn vướng mắc ngay từtrong nội tại của công tác này

2.1.2 Hệ thống tổ chức, phương thức tiến hành công tác giáo dục lý luận chính trị của các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.1.2.1 Hệ thống các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật trên địabàn thành phố Hà Nội

Theo khảo sát, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều trường đạihọc đào tạo khối ngành kỹ thuật Một số cơ sở đào tạo trọng điểm có thể kể đếnnhư: Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Điện lực, Đại học Công nghiệp HàNội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật

- Công nghiệp,… và nhiều trường đại học khác Đây là những trường đại họchàng đầu về đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật cho các trình độ cử nhân, kỹ sư

Trang 37

Các trường đại học này đã và đang thu hút một lượng sinh viên rất lớn theo học.

Ví dụ: Học viện Kỹ thuật quân sự, mỗi năm chỉ tiêu đào tạo cả hai khối dân sự

và quân sự khoảng trên 1000 người với hệ đào tạo 4 hoặc 5 năm, như vậy, sốlượng sinh viên hệ đại học chính qui của Học viện khoảng trên 5000 sinh viên.Đại học Điện lực, chỉ tiêu hằng năm khoảng 1700 - 1800 sinh viên Đại họcBách khoa Hà Nội - cơ sở đào tạo những kỹ sư kỹ thuật hàng đầu cho cả nước có

số lượng sinh viên hệ đại học chính qui lên tới 25.000 sinh viên

Bên cạnh đó, một số trường có các ngành kỹ thuật trong chương trình đàotạo nhưng lại không phải là các trường đại học chuyên về đào tạo các ngànhthuộc khối kỹ thuật như: Đại học Kinh tế - Kĩ thuật - Công nghiệp, Đại học Kinhdoanh - Công nghệ…, những trường đại học đó không nằm trong phạm vi khảosát của đề tài

Về lực lượng tham gia công tác GDLLCT cho sinh viên, ở các trường đạihọc đào tạo khối ngành kỹ thuật, công tác GDLLCT thường được giao cho mộtkhoa chuyên môn phụ trách, tên gọi của khoa chuyên môn tùy theo từng trườngđại học quy định nhưng luôn thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ của mình Ví dụnhư tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại họcĐiện lực khoa chuyên môn phụ trách công tác này gọi là Khoa Lý luận chính trị,tại Học viện Kỹ thuật quân sự, khoa chuyên môn có tên là Khoa Mác - Lê-nin và

tư tưởng Hồ Chí Minh… Biên chế cơ hữu của mỗi khoa chuyên môn tùy theoquy mô sinh viên của trường với biên chế cứng là 1 trưởng khoa, 1-2 phó trưởngkhoa và các giảng viên cơ hữu Những khoa chuyên môn thực hiện công tácGDLLCT thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình là biên soạn bài giảng, nộidung, chương trình, kế hoạch và tiến hành giảng dạy các môn học lý luận chínhtrị được nhà trường phân công Ngoài ra, họ còn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứukhoa học, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ

Trang 38

trương, đường lối của Đảng và vận dụng lý luận ấy vào trong thực tiễn hoạt độnggiảng dạy hoặc hoạt động thực tiễn của đơn vị mình.

Bên cạnh đó, các trường đại học còn có sự lãnh đạo của đảng ủy nhàtrường đối với công tác giáo dục lý luận chính trị, sự phối hợp của Đoàn Thanhniên các trường, các Hội sinh viên, phòng công tác sinh viên, phòng công tácchính trị… để tham gia công tác GDLLCT cho sinh viên trong trường thông quacác nhiều hoạt động GDLLCT khác nhau

Về cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập lý luận chính trịcho sinh viên các trường đại học đào tạo khối ngành kỹ thuật 100% các trường

đã có thư viện tương đối khang trang, hiện đại, có các đầu sách phục vụ học tập

và nghiên cứu lý luận chính trị cho sinh viên và giảng viên Việc mượn tài liệuphục vụ học tập rất dễ dàng Cơ sở vật chất như phòng học, máy chiếu, thiết bịtrợ giảng… được trang bị ngày càng hiện đại, phục vụ tốt hơn cho công tácGDLLCT

2.1.2.2 Phương thức tiến hành công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinhviên các trường đại học khối ngành kỹ thuật

Về chương trình và nội dung đào tạo Hiện nay, về nội dung chương trìnhGDLLCT đã có sự thống nhất theo chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo đốivới hệ thống các môn học lý luận chính trị đối với các trường đại học khôngchuyên về lý luận chính trị, nội dung chương trình cơ bản bao gồm các môn họcNhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin gồm 3 học phần 1, 2, 3; Tưtưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.(Nội dung chương trình đào tạo xem tại phụ lục 1)

Phương pháp giảng dạy của giảng viên đã có sự chuyển biến theo hướngtích cực nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu Theo khảo sát tại một số

Trang 39

trường đại học, phương pháp chủ yếu được vận dụng vẫn là phương pháp giảngdạy thụ động theo lối “thầy đọc, trò ghi”, phương pháp ấy tuy đáp ứng được yêucầu là truyền đạt hết nội dung kiến thức cần thiết theo nội dung chương trình tớisinh viên nhưng lại không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của sinh viên.Mặc dù, trong thời gian gần đây, những phương pháp giảng dạy tích cực hơn nhưphương pháp trao đổi, thảo luận với sinh viên có sự định hướng của giảng viênhay phương pháp nêu vấn đề để sinh viên trao đổi đã được vận dụng nhiều hơntrong quá trình giảng dạy LLCT nhưng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đổimới phương pháp hiện nay.

Về hình thức GDLLCT, một số trường đại học đã quan tâm hơn đến việcđổi mới hình thức GDLLCT cho sinh viên, việc GDLLCT cho sinh viên hiện naykhông chỉ thông qua việc học tập trên lớp mà đã dần được đa dạng hóa với cáchình thức khác như đi tham quan, dã ngoại tại các di tích lịch sử của đất nước,các hội thi văn hóa - văn nghệ, thể thao…

2.1.3 Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên các trường đại học khối ngành kỹ thuật

- Thứ nhất, về đặc điểm tư duy của sinh viên khối ngành kỹ thuật, chủ yếusinh viên các khối ngành kỹ thuật thường học tập các môn khoa học tự nhiên ởbậc học THPT Đặc điểm của các môn khoa học tự nhiên đó là học theo lối tưduy logic lý tính, mang tính suy luận và sáng tạo cao Có sự khác biệt hơn nhiều

so với các môn thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn như Văn, Sử, Địa,GDCD… Chính vì vậy, khi học các môn khoa học xã hội tại bậc học THPT,nhiều sinh viên đã bỏ qua hoặc học một cách thụ động, đối phó Đặc điểm nàyảnh hưởng lớn đến việc học các môn lý luận chính trị ở bậc học đại học sau nàybởi các môn thuộc về lý luận chính trị thuộc về bộ môn khoa học xã hội, đòi hỏi

Trang 40

mặt tư duy này dẫn đến những sinh viên thuộc khối ngành khoa học xã hội cóthuận lợi hơn so với sinh viên khối ngành kỹ thuật trong quá trình học tập và tiếpthu các môn học lý luận chính trị Qua khảo sát, 82,50% số sinh viên khối kỹthuật được hỏi cho rằng, họ gặp khó khăn trong quá trình học tập các môn học lýluận chính trị Bên cạnh đó, hình thức thi và kiểm tra đánh giá chất lượng giáodục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học này vẫn còn tồn tại nhiềubất cập khi mà vẫn chủ yếu bắt sinh viên phải học và ghi nhớ thuộc lòng, dẫnđến nhiều sinh viên cho rằng chỉ có phụ thuộc vào tài liệu mới có thể vượt quacác môn học lý luận chính trị.

- Thứ hai, về tâm lý chung của sinh viên khối ngành kỹ thuật đối với cácmôn học lý luận chính trị Nhiều sinh viên khối ngành kỹ thuật cho rằng các mônhọc lý luận chính trị là không cần thiết đối với quá trình học tập và công tác saunày của họ Họ cho rằng các kiến thức cần thiết là những kiến thức thuộc về cácmôn học chuyên ngành kỹ thuật, gắn chặt với thực tế làm việc và công tác saunày Chính vì lý do đó, nhiều sinh viên khối kỹ thuật có biểu hiện “ngại” học cácmôn LLCT Nhiều sinh viên còn có tâm lý “ghét” hoặc “dị ứng” với các mônhọc này

- Thứ ba, đó là tính thực tế trong tâm lý của sinh viên khối kỹ thuật: Thểhiện ở việc sinh viên chọn ngành, chọn nghề, ở việc hướng đến lựa chọn nhữngkiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làmviệc cho tương lai, định hướng công việc sau khi ra trường, thích những côngviệc đem lại thu nhập cao, v v Nói chung là tính mục đích trong hành động vàsuy nghĩ rất rõ Vì vậy, khi tiếp cận các môn học, các kiến thức nói chung, tínhmục đích trong tiếp thu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sinh viên, theo đó, trong quátrình tiếp thu tri thức, họ sẽ chủ động tiếp nhận những tri thức, kiến thức có liênquan trực tiếp đến công việc thực tế của họ mà họ cho rằng “có ích” và loại bỏ

Ngày đăng: 19/05/2018, 00:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w