1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn morin huế

126 886 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, quản trị, khách sạn, du lịch, khách hàng, quảng bá, marketing

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạtđộng kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình tiếnhành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận Để đạtđược mục tiêu này doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh phùhợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh, quản trị có hiệu quả cácnguồn lực Hiệu quả kinh doanh là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Chính vì vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpcần được phân tích và đánh giá cho đúng, cần được quan tâm thường xuyên

và nâng cao hơn nữa

Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam phát triển với một tốc độkhá cao Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về du lịch của con ngườicũng tăng nhanh cả về loại hình và chất lượng Từ những năm 1990 trở lạiđây, ngành Du lịch Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể Đóng gópkhoảng 11% GDP của cả nước, tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp cho gần200.000 lao động trong độ tuổi từ 15 đến 19 Ngành Du lịch trên thế giới cũngnhận định rằng Việt Nam sẽ là điểm đến hàng đầu trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương Nếu được khai thác và quản lý có hiệu quả các nguồn lựcsản xuất, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Du lịch Việt Nam sẽ đóngvai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước Tuy nhiên,

do nhiều điều kiện khách quan cũng như chủ quan nên trong quá trình hoạtđộng các doanh nghiệp đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế, yếu kém, trong đó hiệuquả kinh doanh đã và đang trở thành yêu cầu bức xúc đối với các doanh

Trang 2

nghiệp hoạt động trong ngành Du lịch Việt Nam nói chung và ở Thừa ThiênHuế nói riêng.

Cũng giống như các doanh nghiệp khác ở Thừa Thiên Huế, khách sạnSài Gòn - Morin - Huế là doanh nghiệp được Tổng cục Du lịch Việt Nam xếphạng khách sạn "Bốn sao" đạt tiêu chuẩn quốc tế, luôn xác định nâng cao hiệuquả kinh doanh là một chiến lược quan trọng trong cạnh tranh Tuy nhiên,công suất sử dụng phòng của khách sạn còn thấp và lợi nhuận không ổn địnhqua các năm Do đó, việc lựa chọn được những giải pháp hữu hiệu sẽ đem lạithành công hơn nữa cho khách sạn trong hiện tại và tương lai

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài " Hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế" để nghiên cứu làm luận văn

thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trang 3

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế

Trang 4

Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 HIỆU QUẢ KINH DOANH

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạtđộng kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quátrình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu đạt được kết quả cao nhấtvới chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổchức quản lý kinh doanh mà còn là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Tuy nhiên, với những góc độ nghiên cứu khác nhau

đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh, cụ thể nhưsau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt

được trong hoạt động sản xuất kinh doanh là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”.

Ở đây hiệu quả đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh Quan điểm này không giải thích được kết quả sản xuất kinhdoanh tăng do tăng chi phí mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất Nếucùng một kết quả có hai chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng cócùng hiệu quả [26]

Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ

giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí” Ở đây đã

biểu hiện quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí tiêu hao.Tuy nhiên, xét theo quan điểm triết học thì sự vật và hiện tượng có mối quan

hệ ràng buộc hữu cơ và tác động qua lại với nhau chứ không tồn tại một cáchriêng lẻ Trong khi đó sản xuất kinh doanh là một quá trình mà các yếu tố

Trang 5

tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố sẵn có, chúng trực tiếp hoặcgián tiếp tác động làm thay đổi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Theoquan điểm này hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ xét đến phần kết quả bổ sung

và chi phí bổ sung [26]

Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu

số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó” Quan điểm này

đã phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh doanh Nó đã gắnđược kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình

độ sử dụng chi phí Tuy nhiên, nó không đề cập đến trình độ sử dụng lao động

xã hội cũng như các nguồn lực để đạt được hiệu quả kinh tế Nếu xem xét trêngóc độ này thì hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với phạm trù lợi nhuận nêngặp nhiều khó khăn trong công tác đánh giá và tổ chức quản lý doanh nghiệp[26]

Quan điểm thứ tư cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù

kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp nhằm đạt kết quả của mục tiêu kinh doanh” Quan điểm này đã phản

ánh được tổng quát và đúng bản chất của hiệu quả kinh doanh [26]

Quan điểm thứ năm cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù

kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt mục tiêu kinh doanh ” Khái niệm này gắn quan điểm hiệu quả với cơ sở lý

luận kinh tế hiện đại là nền kinh tế của mỗi quốc gia được phát triển đồng thờitheo chiều rộng và chiều sâu Phát triển kinh tế theo chiều rộng là huy độngmọi nguồn lực vào sản xuất, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và kỹthuật Phát triển kinh tế theo chiều sâu là đẩy mạnh cách mạng khoa học kỹthuật và công nghệ sản xuất, nâng cao cường độ sử dụng các nguồn lực, chú

Trang 6

trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằmnâng cao hiệu quả kinh tế [26].

Phân loại hiệu quả kinh doanh là phương cách để các doanh nghiệpxem xét đánh giá kết quả mà mình đạt được và là cơ sở để thành lập các chínhsách, chiến lược, kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp Trong công tác quản

lý, phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, mỗidạng đều thể hiện những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể của nó Việc phân loạihiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thựctrong việc điều hành tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp Có thểphân loại cụ thể như sau:

- Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh xã hội

Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, của từng thương vụ kinhdoanh Biểu hiện chung của hiệu quả kinh doanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗidoanh nghiệp đạt được

Hiệu quả kinh doanh xã hội mà doanh nghiệp đem lại cho nền kinh tếquốc dân là sự đóng góp của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vàoviệc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xãhội, tích lũy ngoại tệ, tăng ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng

cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao mức sống và đời sống vănhóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho ngườilao động, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, không những cầntính toán và đạt được hiệu quả trong hoạt động của từng người, từng doanhnghiệp mà quan trọng hơn là còn phải đạt được hiệu quả kinh tế xã hội đối vớinền kinh tế quốc dân Giữa hiệu quả kinh doanh xã hội và hiệu quả kinh

Trang 7

doanh cá biệt có mối quan hệ nhân quả và tác động qua lại với nhau Hiệu quảcủa nền kinh tế quốc dân chỉ đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả củadoanh nghiệp Tuy nhiên, vẫn có trường hợp hiệu quả kinh doanh cá biệt củadoanh nghiệp nào đó không đảm bảo nhưng nền kinh tế vẫn thu được hiệuquả và ngược lại có thể từng doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao songchưa chắc nền kinh tế đã đạt hiệu quả kinh tế cao bởi lẽ kết quả của một nềnkinh tế đạt được trong mỗi thời kỳ không phải lúc nào cũng là tổng đơn thuầncủa các kết quả của từng doanh nghiệp Mặt khác, để thu được hiệu quả kinhdoanh xã hội đôi khi phải từ bỏ một hiệu quả kinh doanh cá biệt nào đó Vìvậy, các doanh nghiệp ngày càng tự giác nhận thức vai trò, nghĩa vụ, tráchnhiệm của mình đối với việc thực hiện các mục tiêu của xã hội bởi chính sựnhận thức và đóng góp của doanh nghiệp vào việc thực hiện các mục tiêu xãhội lại làm tăng uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và tác động tích cực, lâudài đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này [14]

- Hiệu quả kinh doanh bộ phận và hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnhvực hoạt động (sử dụng vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, )

cụ thể của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ phản ánh hiệu quả

ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chứ không phản ánh hiệu quả củadoanh nghiệp [14]

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận

về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp trong một thời kỳ xác định [14]

Như vậy, có thể nhận thấy rằng giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp vàhiệu quả kinh doanh bộ phận có mối quan hệ biện chứng với nhau Hiệu quảkinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả hoạt động của tất

Trang 8

cả các lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp và các đơn vị bộ phậntrong doanh nghiệp Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện mâuthuẫn giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận, khi

đó chỉ có chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp là phản ánh hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ có thểphản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động, từng bộ phận của doanh nghiệp

Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải đánh giáhiệu quả tổng hợp của các bộ phận đồng thời phải đánh giá hiệu quả kinhdoanh của từng bộ phận [14]

- Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh

Trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, việc xác định hiệu quả kinh doanh nhằm hai mục đích cơ bản:

+ Thực hiện và đánh giá trình độ quản lý sử dụng các loại chi phí khácnhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việcthực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó, từ đó lựa chọn ra phương án tối ưunhất

Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụthể bằng cách xác định mối tương quan giữa kết quả thu được với lượng chiphí bỏ ra Ví dụ như tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phísản xuất hay từ một đồng vốn bỏ ra Mặt khác, khi xác định hiệu quả tuyệt đốingười ta phải tính đến chi phí bỏ ra để thực hiện một nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh nào đó Để có quyết định có nên bỏ ra chi phí hay không người ta phảibiết được với những chi phí bỏ ra sẽ thu được lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể

gì Vì thế trong công tác quản lý, bất kỳ công việc gì đòi hỏi bỏ ra chi phí dùmột lượng nhỏ hay lớn đều phải tính toán đến hiệu quả tuyệt đối [14]

Trang 9

Hiệu quả so sánh là hiệu quả được xác định bằng cách so sánh các chỉtiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án khác nhau Hay nói cách khác hiệuquả so sánh là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án Việc

so sánh mức độ hiệu quả của các phương án nhằm mục đích lựa chọn đượcmột phương án có hiệu quả nhất

Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau song chúng lại có tính độc lập tương đối Trước hết, xác định hiệu quảtuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả so sánh Điều này có nghĩa là trên cơ

sở những chỉ tiêu tuyệt đối của từng phương án, người ta tiến hành so sánhmức hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau Tuy nhiên, có những chỉtiêu hiệu quả so sánh được xác định không phụ thuộc vào hiệu quả tuyệt đối

Ví dụ như so sánh mức chi phí của các phương án với nhau để chọn raphương án có chi phí thấp, thực chất là so sánh mức chi phí của các phương

án chứ không phải là việc so sánh mức hiệu quả tuyệt đối của các phương án

- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn

Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét,đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn chỉ đềcập đến từng khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quý, năm, vài năm, [14]

Hiệu quả kinh doanh dài hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét,đánh giá trong khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạch dàihạn Đây là hiệu quả lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanhnghiệp [14]

Song, giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và hiệu quả kinh doanh ngắnhạn vừa có mối quan hệ biện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp cóthể mâu thuẫn nhau Về nguyên tắc, chỉ có thể xem xét và đánh giá hiệu quảkinh doanh ngắn hạn trên cơ sở vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanhdài hạn trong tương lai Tuy nhiên, trong thực tế nếu xuất hiện mâu thuẫn

Trang 10

giữa hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn, chỉ có thểlấy hiệu quả kinh doanh dài hạn làm thước đo chất lượng hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp vì nó phản ánh xuyên suốt quá trình lợi dụng cácnguồn lực sản xuất của doanh nghiệp [14].

Từ nội dung của các quan niệm trên cho thấy rằng có rất nhiều cáchhiểu khác nhau về hiệu quả kinh doanh Song xét một cách chung nhất, hiệuquả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của hoạt độngkinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp nhưlao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn vào quá trình hoạtđộng kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất

Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ có ýnghĩa giúp cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển trong quá trình hoạt động kinhdoanh mà còn có ý nghĩa thiết thực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nền kinh

tế quốc dân

Thật vậy, đứng trên góc độ vi mô, mọi doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận Để đạt đượcmục tiêu này, doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọigiai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh.Trong cơ chế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập, phải chấp nhận vàđứng vững trong cạnh tranh Để chiến thắng trong cạnh tranh, các doanhnghiệp phải luôn tạo ra và duy trì cho mình một lợi thế cạnh tranh về mọi mặt

từ chất lượng, giá cả, tốc độ cung ứng Việc tiết kiệm các nguồn lực sản xuấtgiúp doanh nghiệp có cơ hội thu lợi nhuận cao nhằm đạt được mục tiêu củadoanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối củaviệc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất và là điều kiện để thực hiệnmục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp Do đó, nâng cao hiệu quả kinhdoanh có ý nghĩa rất quan trọng [14]

Trang 11

Đứng trên góc độ vĩ mô, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là độnglực thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân, đổi mới cơ cấu kinh tế, góp phầntăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng ngân sách, giải quyếtviệc làm, tăng thu nhập quốc dân, nâng cao mức sống, cải thiện đời sống nhândân.

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGÀNH KHÁCH SẠN

Từ khách sạn (hotel) có nguồn gốc từ tiếng Pháp Khách sạn được hiểu

là cơ sở cho thuê ở trọ, nhưng không chỉ có khách sạn mới có dịch vụ lưu trú

mà còn có các cơ sở khác như: nhà trọ, nhà khách, nhà nghỉ, biệt thự, làng dulịch, bãi cắm trại, bungalows,v.v đều có dịch vụ này Tập hợp những cơ sởcùng cung cấp cho khách dịch vụ lưu trú được gọi là ngành khách sạn [10]

Khách sạn là một bộ phận cơ bản, không thể thiếu được đối với hoạtđộng kinh doanh du lịch Nói đến hoạt động kinh doanh khách sạn là nói đếnviệc kinh doanh các dịch vụ lưu trú Ngoài dịch vụ cơ bản này, ngành kháchsạn còn tổ chức các dịch vụ bổ sung khác như: dịch vụ phục vụ ăn, uống,phục vụ vui chơi giải trí, phục vụ các nhu cầu có liên quan đến sinh hoạt hàngngày của khách ( điện thoại, fax, giặt là, chữa bệnh ) Trong các dịch vụ nêutrên, có những dịch vụ do khách sạn “ sản xuất ra” để cung cấp cho khách nhưdịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi, giải trí có những dịch vụ khách sạn làmđại lý bán cho các cơ sở khác như: đồ uống, điện thoại Trong các dịch vụkhách sạn cung cấp cho khách có những dịch vụ và hàng hóa khách phải trảtiền, có những dịch vụ và hàng hóa khách không phải trả tiền, ví dụ như: dịch

vụ giữ đồ vật cho khách, dịch vụ khuân vác hành lý và các đồ sử dụng hàngngày trong nhà tắm [10]

Để hiểu rõ hơn về ngành khách sạn, chúng ta đi vào tìm hiểu một sốđặc điểm của ngành khách sạn

Trang 12

- Về sản phẩm khách sạn

“Sản phẩm” của ngành khách sạn chủ yếu là “dịch vụ” và một phần là

“hàng hóa” Trong khách sạn cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cómối quan hệ chặt chẽ với nhau Người ta tổng quát “Sản phẩm của ngànhkhách sạn là sự kết hợp của sản phẩm vật chất và sự tham gia phục vụ củanhân viên Đây là hai yếu tố không thể thiếu được của hoạt động kinh doanhkhách sạn” Việc cung ứng dịch vụ phục vụ là một trong những tiêu chuẩnquan trọng của khách sạn [10]

“Sản phẩm” của ngành khách sạn không thể lưu kho, không thể đemđến nơi khác quảng cáo hay tiêu thụ, mà chỉ có thể “sản xuất và tiêu dùngngay tại chỗ” [10]

- Vị trí của khách sạn

Bên cạnh đặc điểm về sản phẩm của ngành khách sạn được nêu rõ ởtrên thì vị trí xây dựng và tổ chức kinh doanh khách sạn cũng mang tính quyếtđịnh quan trọng đến kinh doanh khách sạn Vị trí khách sạn phải đảm bảo tínhthuận tiện cho khách hàng và công việc kinh doanh khách sạn Một vị tríthuận lợi sẽ góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho khách sạn [10]

- Vốn đầu tư

Khách sạn là một tổ chức đa dạng về dịch vụ, thõa mãn những nhu cầukhác nhau của khách du lịch Vì vậy, để khách sạn luôn ở trạng thái hoạt độngđược đều đặn trong quá trình tổ chức kinh doanh cần có sự tập trung rất lớn

về vốn đầu tư xây dựng, bảo tồn, nâng cấp, sửa chữa và mua sắm trang thiết

bị của khách sạn để phục vụ nhu cầu của khách đến lưu trú

- Về đối tượng phục vụ

Đối tượng phục vụ của khách sạn là những con người với những dântộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sở thích, thói quen tiêu

Trang 13

dùng, phong tục tập quán khác nhau Mặt khác, nhu cầu về du lịch của conngười là nhu cầu có thể dễ dàng bị thay thế bởi các nhu cầu khác nếu khôngđược phục vụ tốt Trong thực tế, phục vụ khách là một công việc rất phức tạp.

Đó là một quá trình chuẩn bị, tổ chức, sắp xếp và tạo ra sản phẩm hoặc dịch

vụ để khách tiêu thụ một cách thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, đồng thờigây được ấn tượng tốt nhất trong tâm trí của họ Đối với bất cứ đối tượng nào,khách sạn cũng phải tổ chức phục vụ nhiệt tình và chu đáo, phải biết chuyểnnhững lời phàn nàn của khách thành những lời khen ngợi Tất cả các nhu cầucủa khách cần được thõa mãn đúng lúc, đúng chỗ, có như vậy khách nghỉ tạikhách sạn sẽ mang đến những thương vụ lớn khác cho khách sạn

Trong khách sạn, chúng ta chỉ tiến hành cung cấp sản phẩm khi kháchhàng có yêu cầu và thường là với sự có mặt của khách hàng trong khách sạn

Vì vậy, thời gian cung cấp sản phẩm của khách sạn phụ thuộc vào thời giantiêu dùng của khách Hoạt động cung cấp sản phẩm của khách sạn cho kháchhàng có tính chất diễn ra một cách liên tục, không có ngày nghỉ, giờ nghỉ Khinào có khách hàng đến thì khách sạn phải cung cấp sản phẩm đáp ứng đúngnhu cầu

Do yêu cầu của khách không đều đặn nên cường độ hoạt động củakhách sạn trong việc cung cấp sản phẩm diễn ra không đều đặn mà có tínhthời vụ

Trang 14

Sản phẩm của khách sạn bao gồm các hoạt động diễn ra trong cả mộtquá trình từ khi nghe lời yêu cầu của khách hàng cho đến khi khách hàng rờikhỏi khách sạn.

- Nhân viên phục vụ

Khi nói đến khách sạn là nói đến một loại hình kinh doanh đặc biệt mànhân tố con người được nhấn mạnh Trong hoạt động kinh doanh khách sạnkhông thể cơ giới hóa, tự động hóa việc phục vụ khách ăn, uống, dọn dẹpbuồng cho khách, không thể tự động hóa quá trình đón tiếp và tiễn đưa cũngnhư thanh toán với khách Tất cả các khâu phục vụ khách du lịch đều đòi hỏicon người phục vụ trực tiếp

Mặt khác, nhân viên phục vụ trực tiếp trong khách sạn thường là nhữngngười có trình độ học vấn trung bình, còn khách hàng nhiều khi lại là nhữngngười có tiền, có học, ở trong những căn phòng sang trọng Đây là sự đốinghịch đương nhiên, nhưng các nhà quản lý khách sạn lại mong muốn nhânviên phải là chìa khóa của sự thành công trong kinh doanh khách sạn và phải

có thái độ tích cực, cầu tiến bộ, tất cả đều vì mục tiêu chung là thõa mãn yêucầu của khách Do vậy, kinh doanh khách sạn là một chu kỳ không bao giờchấm dứt quá trình phỏng vấn, tuyển dụng, huấn luyện và kết thúc hợp đồngmột số lượng nhân viên nhất định Điều đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu xâydựng chính sách sử dụng lao động hợp lý trong ngành khách sạn

- Về tổ chức quá trình kinh doanh khách sạn

Tính tổng hợp và phức tạp trong quá trình hoạt động kinh doanh củakhách sạn được thể hiện ở đặc điểm này Khách sạn là sự hỗn hợp của nhữngloại hình kinh doanh khác nhau, thực hiện những chức năng khác nhau cónhững kiến thức, quan điểm khác nhau Tất cả cán bộ quản lý và nhân viênkhách sạn đều có cùng một mục tiêu chung là làm cho khách sạn phát triển

Trang 15

tốt Do đó, cần có sự hợp tác một cách nhịp nhàng và đồng bộ giữa các bộphận Các bộ phận này vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hệ mật thiếtvới nhau trong một quá trình phục vụ liên tục nhằm thõa mãn nhu cầu trọnvẹn của khách Tuy nhiên, có hàng trăm vấn đề khác nhau xảy ra cùng mộtlúc trong khách sạn Việc điều phối và giải quyết vấn đề liên tục diễn ra vàkhông bao giờ chấm dứt trong các ca làm việc Do đó, vấn đề quan trọngtrong công tác tổ chức quá trình kinh doanh khách sạn là xác định trách nhiệm

rõ ràng cho từng bộ phận nhưng phải đảm bảo kênh thông tin thông suốt đểphối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận của khách sạn như lễ tân, buồng, nhàhàng, bếp và bảo trì

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN

1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Vốn kinh doanh

Vốn được hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ sản xuất gồm tưliệu sản xuất, tri thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên Trong sản xuấtkinh doanh vốn được hiểu là giá trị của các yếu tố đầu vào Vốn kinh doanh làđiều kiện, khả năng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Trong hoạt động kinhdoanh khách sạn, vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất là nhân tố quan trọngảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn Do vậy, để đảm bảoluôn có đủ lượng vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phảichủ động tìm kiếm mọi nguồn vốn

- Lực lượng lao động

Lao động trong kinh doanh là tổng hòa lao động sức lực và trí lực củacon người để tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu con người Thật vậy,

Trang 16

mọi công việc đều bắt đầu bởi con người, thực hiện bởi con người và kết thúcbởi con người Đối với sản phẩm của khách sạn vấn đề này càng quan trọng vìtính trừu tượng của nó Một sản phẩm khách sạn có chất lượng phụ thuộc rấtnhiều vào khả năng, trình độ, cung cách phục vụ của cán bộ nhân viên tạikhách sạn Mặt khác, lực lượng lao động trong khách sạn thường đông vớinhững nghiệp vụ đa dạng khác nhau, nên dù cơ sở vật chất của khách sạn cóđược chuẩn bị tốt đến đâu nếu đội ngũ phục vụ hạn chế về trình độ học vấn,trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất laođộng và từ đó sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

Do vậy, trong bất cứ tổ chức nào, lao động là một yếu tố cơ bản đóng vai tròquyết định trong việc tổ chức các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp,đồng thời quyết định sự tồn tại cũng như phát triển trong hiện tại và tương laicủa doanh nghiệp Tổ chức lao động một cách tối ưu và khoa học là yếu tốquyết định tới việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ khách vàhiệu quả kinh doanh

- Năng lực điều hành và quản lý khách sạn

Nhà quản trị đóng một vai trò quyết định trong mọi lĩnh vực công tác,đặc biệt trong quản trị kinh doanh khách sạn vai trò này càng quan trọng hơn.Trong quản trị kinh doanh khách sạn, nhà quản trị là người điều hành, lãnhđạo toàn bộ khách sạn, sản phẩm của họ là những quyết định quản lý nhằmđưa hoạt động của khách sạn đạt được mục tiêu đề ra, giữ cho khách sạn lúcnào cũng đông khách, doanh thu từng ngày tăng lên không ngừng Để thựchiện được yêu cầu trên, nhà quản trị cần phải có tri thức, phẩm chất đạo đứctốt, trình độ chuyên môn giỏi với tầm hiểu biết sâu rộng, quan sát thực tế nắmbắt được các yêu cầu thị hiếu của khách về từng chủng loại dịch vụ do kháchsạn cung cấp, nắm bắt và phán đoán được xu thế diễn biến của thị trườngkhách du lịch trong thời gian tới để đưa ra những định hướng và chiến lược

Trang 17

kinh doanh đúng đắn Do vậy, năng lực điều hành và quản lý khách sạn là mộtnhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

- Chính sách hoạt động kinh doanh của khách sạn

Bất cứ doanh nghiệp nào trong hoạt động kinh doanh đều có nhữngchính sách cụ thể nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề ra Chính sách làđường lối chỉ đạo chung để đưa ra các quy định về quản lý Dựa trên mỗichính sách cụ thể mà doanh nghiệp có thể định giá cho từng loại dịch vụ khácnhau và từng đối tượng khách khác nhau; chính sách đầu tư cho công tác đàotạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chính sách đãi ngộ, thu hút các chuyên gia,những người có trình độ chuyên môn cao tay nghề giỏi; chính sách khenthưởng nhân viên, chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫnnhau Thực hiện công tác xây dựng và triển khai chính sách hoạt động kinhdoanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao

- Mạng lưới hoạt động kinh doanh khách sạn

Hầu hết các nhà quản lý khách sạn đều khẳng định rằng khi xây dựng

kế hoạch chiến lược kinh doanh phải xem xét đến các mục tiêu đặc trưng củathị trường “Chọn mục tiêu thị trường là yếu tố chủ yếu trong việc xây dựng

kế hoạch” bởi vì việc xây dựng kế hoạch tốt sẽ đem lại một sản phẩm có vị trítốt trên thị trường Trong khách sạn, mạng lưới kinh doanh là cách thức đểbán được hàng, mở rộng mạng lưới kinh doanh cho phép doanh nghiệp mởrộng thị trường, khai thác các nguồn khách, tăng doanh thu và lợi nhuận.Mạng lưới kinh doanh phù hợp sẽ là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hiệu quảkinh doanh của khách sạn

- Nghệ thuật kinh doanh khách sạn

Trong nền kinh tế thị trường, các khách sạn phải chịu sự chi phối củacác quy luật kinh tế, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh Muốn tồn tại và phát

Trang 18

triển, các nhà quản lý không những phải hiểu biết về kỹ thuật mới và kinhnghiệm quản lý tiên tiến mà phải có trí tuệ cùng tài thao lược để giành phầnthắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này Nghệ thuật kinh doanh khách sạnchính là việc sử dụng các phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội kinh doanhmột cách khôn khéo và tài tình để đạt được các mục tiêu kinh doanh đặt ramột cách tốt nhất.

- Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong kinh doanh khách sạn

Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác độngvào đối tượng lao động Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quátrình phát triển của công cụ lao động Sự phát triển của công cụ lao động gắn

bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạgiá thành Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo

ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh doanh của kháchsạn Ngày nay, công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ công nghệngày càng ngắn hơn và ngày càng hiện đại hơn, đóng vai trò ngày càng to lớn,mang tính chất quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệuquả Điều này đòi hỏi mỗi khách sạn phải tìm được giải pháp đầu tư đúngđắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ công nghệ tiên tiến của thếgiới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động làm chủ được công nghệ kỹthuật hiện đại Một khách sạn có cơ sở vật chất kỹ thuật ( buồng ngủ, nhàhàng, các quầy uống, các cơ sở giải trí, cơ sở hội nghị, hội thảo ) phát triển

và ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến ngày càng đạt trình độ chuẩn đảmbảo tính hiện đại, tính dân tộc, tính đồng bộ, tính hợp lý là điều kiện thuận lợikhông chỉ nâng cao năng suất lao động mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm

và thông qua đó nâng cao danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp trong quátrình hoạt động kinh doanh

Trang 19

- Chất lượng và giá cả dịch vụ

Chất lượng và giá cả dịch vụ trong khách sạn là một trong những yếu tốcực kỳ quan trọng trong cuộc chiến cạnh tranh trên thị trường dịch vụ kháchsạn để thu hút nguồn khách đến tiêu thụ các dịch vụ hàng hóa Trong kháchsạn, chất lượng dịch vụ được hình thành từ chính việc cung cấp dịch vụ vàhàng hóa đáp ứng đầy đủ nhất các nhu cầu của khách kết hợp với hệ thống cơ

sở vật chất kỹ thuật và yếu tố con người Việc nâng cao chất lượng dịch vụ vàduy trì mức giá hợp lý trong khách sạn không những quyết định vấn đề tăngnhanh nguồn khách đến nghỉ tại khách sạn, nâng cao danh tiếng và uy tín củakhách sạn mà còn quyết định hiệu quả kinh doanh của cơ sở

Bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng đã nêu trên, quy mô thứ hạng củamột khách sạn cũng là một nhân tố cần được quan tâm

- Quy mô thứ hạng của khách sạn

Tiêu chuẩn để xếp hạng được dựa trên kết quả hoạt động kinh tế - xãhội cụ thể của doanh nghiệp như doanh thu, số lượng khách, đời sống cán bộcông nhân viên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Với quy mô thứ hạng củamình doanh nghiệp đã thể hiện được uy tín, xây dựng được hình ảnh củadoanh nghiệp trên thị trường du lịch trong nước cũng như quốc tế Như vậy,quy mô thứ hạng của khách sạn là một nhân tố không chỉ ảnh hưởng đến vịthế, danh tiếng, uy tín, khả năng cạnh tranh của khách sạn mà còn ảnh hưởngtác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên nơi khách sạn đóng trụ sở kinh doanh làmột nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của các khách sạntrong quá trình tổ chức kinh doanh Việt Nam là một quốc gia nằm ở trung

Trang 20

tâm khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của du lịch Việt Nam cũng khôngnằm ngoài xu thế phát triển chung về du lịch của khu vực Việt Nam nóichung và Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng có những lợi thế đặc biệt về vị tríđịa lý, điều kiện tự nhiên là tiền đề rất quan trọng để phát triển nhanh du lịch.Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam có vị trí thuận lợi cả vềđường biển lẫn đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không.Ngoài ra, với cấu trúc địa hình, đồng bằng, đồi núi cao nguyên, sông suối đãtạo cho Việt Nam thực sự đa dạng và phong phú về cảnh quan và các hệ sinhthái có giá trị cho sự phát triển của nhiều loại hình du lịch đặc biệt

- Trình độ phát triển kinh tế xã hội

Một trong những nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinhdoanh của khách sạn là trình độ phát triển kinh tế xã hội nơi khách sạn hoạtđộng kinh doanh Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạtđược những thành tựu quan trọng: chính trị ổn định, an ninh quốc phòng đượcgiữ vững; quan hệ đối ngoại được mở rộng, kinh tế tiếp tục phát triển và duytrì nhịp độ tăng trưởng Hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là đường giao thông,cầu cảng, sân bay, điện, nước, bưu chính viễn thông được tăng cường Vănhóa xã hội của đất nước có những bước tiến bộ mới, đời sống nhân dân tiếptục được cải thiện Theo công bố của Tổng cục thống kê, tăng trưởng Tổngsản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2006 tăng 8,17% so với năm

2005, trong đó ngành dịch vụ tăng 8,29% Nhóm dịch vụ tăng trưởng nhanhnhất là khách sạn và nhà hàng vì Việt Nam đang trở thành điểm đến yêu thíchcủa nhiều du khách Sự phát triển kinh tế xã hội cao thúc đẩy các hoạt độnggiao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao, tạo cầu về sản phẩm du lịch củavùng Các khách sạn kinh doanh ở khu vực có trình độ phát triển kinh tế xãhội cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng doanh thu,giảm chi phí kinh doanh , do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình vàngược lại

Trang 21

- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, Mọi quyđịnh pháp luật về kinh doanh đều có những ảnh hưởng nhất định tác động trựctiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của khách sạn Vì môi trường pháp lýtạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh,vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lýlành mạnh là rất quan trọng Một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điềukiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh, đảmbảo tính bình đẳng, cạnh tranh một cách lành mạnh, mang lại hiệu quả kinhdoanh cao và ngược lại nó sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

- Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự pháttriển kinh doanh của khách sạn Cũng như những ngành sản xuất vật chấtkhác, để hoạt động kinh doanh khách sạn tại một vùng, địa phương, quốc gia

có thật sự phong phú và hấp dẫn, đạt hiệu quả kinh doanh cao hay không đềuphụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tài nguyên của nó Thật vậy, Việt Nam nóichung và Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng là nơi có nguồn tài nguyên du lịchphong phú, đa dạng và hấp dẫn, là điểm đến ưa thích của nhiều khách du lịch.Đây là điều kiện quan trọng để phát triển các loại hình, loại sản phẩm du lịchvừa phổ thông đại chúng vừa độc đáo thõa mãn nhu cầu đa dạng của dukhách Cùng với sự đi lên của du lịch nước nhà, Cố đô Huế có những thếmạnh nhất định để phát triển du lịch, được UNESCO công nhận xếp hạng Disản văn hóa thế giới Do vậy, với tiềm năng sẵn có, thực hiện chiến lược pháttriển theo đúng định hướng sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đãxác định

Trang 22

- Đường lối, chính sách phát triển du lịch của quốc gia, địa phương

Đường lối, chính sách phát triển du lịch của chính quyền có vai trò rấtquan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của khách sạn Hiện nay trên thế giớihầu như không có một nơi nào không tồn tại bộ máy quản lý xã hội Rõ ràngrằng bộ máy quản lý này có vai trò quyết định đến các hoạt động của cộngđồng đó Hoạt động du lịch không nằm ngoài quy luật chung ấy Một đấtnước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú cùng với những đườnglối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn sẽ là tiền đề cơ bản cho các doanhnghiệp hoạt động kinh doanh với hiệu quả cao

- Sự cạnh tranh giữa các khách sạn

Với sự phát triển nhanh chóng của du lịch, số lượng các doanh nghiệptham gia hoạt động kinh doanh du lịch mà đặc biệt là số lượng các khách sạntăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏicác khách sạn phải có những nổ lực cao trong hoạt động kinh doanh để tồn tại

và phát triển, hướng đến mục tiêu quan trọng là nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa khách sạn

- Mùa du lịch

Mùa du lịch của một vùng, miền thường gắn liền với các đặc điểmthiên nhiên cũng như các hoạt động văn hóa của vùng, miền đó Do vậy, trongmột năm sẽ có những tháng là mùa cao điểm và có những tháng là mùa thấpđiểm nên hiệu quả kinh doanh của khách sạn cũng sẽ bị ảnh hưởng do lưulượng khách đến du lịch thay đổi Ở Huế, mùa du lịch gắn liền với đặc điểmthiên nhiên cũng như các hoạt động văn hóa của Cố đô Huế

- Hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết kinh tế

Liên doanh là một trong những điều kiện để giải quyết khó khăn vềvốn, về trang thiết bị và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý du lịch

Trang 23

nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Hợp tác, liên kết kinh tế tạo điều kiện khaithác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên du lịch nhằm tăng lợi nhuận trong kinhdoanh Những hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết kinh tế có ảnh hưởng rấtlớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Môi trường kinh doanh quốc tế

Môi trường kinh doanh quốc tế và sự biến động của nó cũng có tácđộng rất mạnh đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn Nếu môi trường kinhdoanh quốc tế biến động theo chiều hướng thuận lợi sẽ mở ra nhiều cơ hộicho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thu hút được lượng du khách đi

du lịch và những nhà đầu tư quan tâm đến doanh nghiệp nhiều hơn Do vậy,

sự ổn định về tình hình an ninh, chính trị, xã hội là yếu tố hết sức quan trọngtác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh trong quá trình hoạt động kinhdoanh du lịch

1.4 HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH KHÁCH SẠN

1.4.1 Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn

Chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn có thểđược tính theo hai cách:

- Tính theo dạng hiệu số

Theo cách tính này hiệu quả kinh doanh được tính bằng cách lấy kếtquả đầu ra trừ đi toàn bộ chi phí đầu vào

Trang 24

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra - chi phí đầu vào

Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuậnròng Trong khi đó chi phí đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đốitượng lao động và vốn kinh doanh

Phương pháp tính này đơn giản, thuận lợi nhưng không phản ánh hếtchất lượng kinh doanh cũng như tiềm năng nâng cao hiệu quả kinh doanh củakhách sạn Mặt khác, theo cách tính này không thể so sánh hiệu quả kinhdoanh giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, không thấy được sự tiết kiệmhay lãng phí trong lao động xã hội

- Tính theo d ng phân s ạng phân số ố

Hiệu quả

Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào

Cách tính này đã khắc phục được những nhược điểm của cách tính trên

Nó đã tạo điều kiện để nghiên cứu hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện.Với cách tính này sẽ sử dụng các chỉ tiêu chi tiết để đánh giá hiệu quả sau:

1.4.2 Hệ thống các chỉ tiêu chi tiết

Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, việc tính toán hiệu quả kinhdoanh được đặt lên hàng đầu Để tính được hiệu quả kinh doanh đòi hỏi phảiphân tích kết quả thu được và những chi phí phát sinh trong quá trình kinhdoanh, từ đó có thể điều chỉnh được các chỉ tiêu, đồng thời đưa ra các biệnpháp khắc phục nhằm thực hiện được kế hoạch đã đặt ra

- Doanh thu

Doanh thu khách sạn là toàn bộ các khoản thu nhập của khách sạntrong thời kỳ nghiên cứu do hoạt động phục vụ các loại hình dịch vụ củakhách sạn

- Chi phí

Trang 25

Chi phí khách sạn là toàn bộ các khoản chi của khách sạn trong thời kỳnghiên cứu do hoạt động phục vụ các loại hình dịch vụ của khách sạn.

NP(tk)Trong đó:

CS(pn) : Công suất sử dụng phòng ngủ

NP(tt) : Số ngày phòng thực tế sử dụng

NP(tk) : Số ngày phòng theo thiết kế

Chỉ tiêu này cho biết mức độ sử dụng cơ sở vật chất kỷ thuật (phòngngủ) của khách sạn Chỉ tiêu này càng cao thì khách sạn sử dụng phòng càng

có hiệu quả

- Thời gian lưu trú bình quân

Thời gian lưu trú bình quân được tính bằng công thức: c tính b ng công th c: ằng công thức: ức:

Trang 26

T(lt) = NK

LKTrong đó:

T(lt) : Thời gian lưu trú bình quân

NP(tt)Trong đó:

P(pn) : Giá phòng bình quân

TR(lt) : Doanh thu lưu trú NP(tt) : Số ngày phòng thực tế sử dụng

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi phí khách sạn

Trong hoạt động kinh doanh của khách sạn luôn luôn có các chi phíphát sinh và các chi phí này được phân làm hai loại: chi phí trực tiếp và chiphí gián tiếp

Để đánh giá hiệu quả chi phí khách sạn sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất chi phí/doanh thu

Trang 27

CD =

TRTrong đó:

CD : Tỷ suất chi phí/doanh thu

TC : Chi phí

TR : Doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệpphải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp càng cao

Tỷ suất lợi nhuận/chi phí

P

LC =

TC Trong đó:

LC : Tỷ suất lợi nhuận/chi phí

P : Lợi nhuận

TC : Chi phí.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Lao động có ý nghĩa rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến xácđịnh và đánh giá nguồn nhân lực, một trong những yếu tố cơ bản của nguồnlực sản xuất Trong các tổ chức kinh doanh khách sạn, lực lượng lao độngcũng đóng vai trò quan trọng vì chính họ là những người thực hiện nhiệm vụ

Trang 28

kinh doanh khách sạn, tạo ra thu nhập cho nền kinh tế quốc dân Hiệu quả sửdụng lao động được thể hiện bằng các chỉ tiêu:

Năng suất lao động

TR

L Trong đó:

W : Năng suất lao động

TR : Doanh thu

L : Số lượng lao động bình quân

Chỉ tiêu năng suất lao động của một khách sạn cho biết trung bình mộtngười lao động đã góp phần làm ra được bao nhiêu doanh thu cho khách sạnđó

- Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng Vốn của khách sạn

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi thực hiện quá trình hoạt động kinhdoanh đều phải có vốn Vốn hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ sảnxuất gồm tư liệu sản xuất, tri thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên Căn

cứ vào tác dụng và đặc điểm chu chuyển vốn trong quá trình sản xuất, vốncủa các doanh nghiệp được chia làm hai loại: vốn cố định và vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của khách sạn, người ta sử dụng chỉ tiêu sau:

Tỷ suất lợi nhuận/vốn

Trang 29

Trong 5 năm qua, ngành Du lịch nước ta đã có nhiều kế hoạch, chươngtrình để đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá rộng rãitrong nước và quốc tế về các sản phẩm du lịch của Việt Nam; tổ chức nhiềuchương trình lễ hội, sự kiện văn hóa - du lịch ở các địa phương trong cả nước

để giới thiệu các sản phẩm du lịch độc đáo của Việt Nam đang còn tiềm ẩnchưa được du khách trong nước và ngoài nước biết đến Từ đó đã thu hútđược số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và số người Việt Nam đi du lịchngày càng cao trong 5 năm qua, đạt và vượt mục tiêu chiến lược và kế hoạch

đề ra Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã liên tục tăng từ 2,14 triệu lượtngười năm 2000 lên 2,33 triệu lượt năm 2001; lên 2,63 triệu lượt năm 2002.Năm 2003, mặc dù chiến tranh Iraq và đại dịch SARS xảy ra, nhưng số lượngkhách quốc tế đến Việt Nam vẫn đạt 2,43 triệu lượt Năm 2004, số lượngkhách lại tăng nhanh đạt 2,93 triệu lượt và năm 2005 số lượng khách quốc tế

đã tăng 18,4% so với năm 2004 đạt 3,467 triệu lượt người Như vậy, nếu so

Trang 30

với mục tiêu trong chiến luợc phát triển du lịch giai đoạn 2001-2005 thì thực

tế mục tiêu này đã đạt được ở mức độ cao nhất Bên cạnh sự thành công trongviệc thu hút khách quốc tế, du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả tíchcực trong việc thu hút khách du lịch trong nước, năm 2005 đã có trên 16 triệulượt người đi du lịch trong nước

Với những kết quả đạt được, Du lịch Việt Nam đã có những đóng gópđáng kể vào tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế quốc dân Trong

đó phải kể đến quá trình hoạt động với những đóng góp tiêu biểu, những kinhnghiệm kinh doanh của các khách sạn ở trong nước nói chung và Thừa ThiênHuế nói riêng

1.5.1 Kinh nghiệm kinh doanh của khách sạn Thắng Lợi - Hà Nội

Khách sạn Thắng Lợi (Hà Nội) do Đảng, Chính phủ CuBa giúp nhândân ta xây dựng vào những năm kháng chiến chống Mỹ, khánh thành vàongày 26/07/1975, đúng ngày kỷ niệm cuộc tấn công vào pháo đài Môncađacủa nhân dân CuBa anh hùng nên được lấy tên là Hotel Victoria (Khách sạnThắng Lợi) [38]

Khách sạn Thắng Lợi tọa lạc trên khuôn viên rộng 4500 ha, bên bờ HồTây có vị trí, cảnh quan môi trường đẹp và thơ mộng Ngay từ ngày thành lập,khách sạn đã vinh dự được Đảng, Nhà nước giao trọng trách đón tiếp cácđoàn khách quan trọng, các nguyên thủ quốc gia, các hội nghị, hội thảo quốcgia và quốc tế Trải qua nhiều thời kỳ, đến nay, khách sạn Thắng Lợi vẫn làmột trong những khách sạn hàng đầu của ngành Du lịch Việt Nam được cácquan khách và du khách năm châu lựa chọn [38]

Bước vào công cuộc đổi mới, khi xu thế hội nhập quốc tế ngày càng trởnên cấp bách, khách sạn Thắng Lợi đã phấn đấu vươn lên mạnh mẽ để đứngvững và phát triển trên thị trường Đặc biệt, từ đầu năm 2005, nhân kỷ niệm

Trang 31

30 năm ngày thành lập, đồng thời nắm bắt cơ hội để phát triển những nămtiếp theo, khách sạn Thắng Lợi đã tập trung triển khai hai nhiệm vụ quantrọng đó là: đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường công tác đội ngũ Cán

bộ công nhân viên [38]

Về công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, khách sạn đã cải tạo toàn bộ

hệ thống sân vườn tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp Gần 200 phòngngủ được cải tạo, nâng cấp thay thế trang thiết bị Nhà hàng có thể phục vụhàng ngàn khách ăn cùng một lúc với các món ăn Âu, Á và dân tộc Ngoài ra,Thắng lợi có 5 phòng hội nghị, hội thảo với sức chứa từ 50-500 khách, hệthống các dịch vụ bổ sung như bể bơi, sân tennis, phòng tập thể dục thể hình,sauna massage, beauty Zen, bán hàng lưu niệm, Business center, đổi tiền Nhìn chung, toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đều đảm bảo hiện đại,đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế “Bốn sao”, giúp khách hàng yên tâm nghỉngơi, thư giãn khi sử dụng các dịch vụ chất lượng cao của khách sạn [38]

Song song với cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, khách sạn đã thực sự chútrọng đến yếu tố con người, đặc biệt là công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũCBCNV Đến năm 2005, khách sạn đã tập trung đổi mới công tác tổ chức cán

bộ, sắp xếp bố trí lại đội ngũ lao động theo mô hình mới mang tính chuyênnghiệp, hiện đại, hiệu quả Khách sạn đã tổ chức các lớp học về quản lý,nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho CBCNV Đến nay, 100% CBCNV đã đượcđào tạo và đào tạo lại theo phương thức gửi đi đào tạo, đào tạo tại chỗ; 100%CBCNV giao tiếp được bằng ngoại ngữ với khách hàng quốc tế; toàn kháchsạn có 22% người trình độ đại học, trên đại học, nhiều người có hai bằng đạihọc, hơn 40% người trình độ trung cấp và có tay nghề cao Mục tiêu trong vàinăm tới đây, khách sạn sẽ xây dựng được một đội ngũ lao động vững vàng vềchuyên môn, nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ và tin học, đáp ứng xu thế hộinhập, phát triển [38]

Trang 32

Nói tóm lại, sự phát triển không ngừng của khách sạn Thắng Lợi đãgóp thêm sức mạnh cho sự phát triển chung của Du lịch nước nhà.

1.5.2 Kinh nghiệm kinh doanh của khách sạn Sông Nhuệ - Hà Tây

Tọa lạc tại Trung tâm thị xã Hà Đông, khách sạn Sông Nhuệ đã trởthành địa chỉ quen thuộc đối với du khách mỗi khi đến Hà Tây Trong nhữngnăm qua, Khách sạn Sông Nhuệ đã đón và phục vụ hàng trăm ngàn lượtkhách trong nước và quốc tế Trong đó, lượng khách hội nghị, các đoàn thểthao, khách tham gia những sự kiện lớn của Hà Tây và Hà Nội chiếm tỷ lệlớn Đặc biệt năm 2003, khách sạn đã đón và phục vụ tốt đoàn vận động viêntham dự các môn thi đấu của SEAGAMES 22, góp phần khẳng định uy tínkhách sạn đối với du khách quốc tế Năm 2000, khách sạn đã đón và phục vụtrên 80.000 lượt khách; năm 2004 con số này đã vượt trên 120.000 lượtngười; doanh thu từ dịch vụ tăng lên hàng năm (năm 2004 tăng gần gấp đôi sovới năm 2000), từng bước trả nợ vốn vay đầu tư, hoàn thành việc nộp ngânsách nhà nước, thu nhập và đời sống CBCNV được nâng lên Năm 2005, tổnglượng khách khách sạn đón và phục vụ ước đạt trên 142.000 lượt người,doanh thu tăng trên 17% so với năm 2004, nộp Ngân sách Nhà nước đạt 600triệu đồng [24]

Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của địa phương và trực tiếp là Sở

Du lịch Hà Tây cùng với những nổ lực không mệt mỏi của Lãnh đạo và tậpthể CBCNV, khách sạn Sông Nhuệ đã có những chuyển biến tích cực Bangiám đốc khách sạn đã nghiên cứu xây dựng kế hoạch kinh doanh kết hợp đầu

tư hoàn chỉnh các hạng mục công trình, mua sắm trang thiết bị nâng cao côngsuất phục vụ du khách Mặt khác, khách sạn còn quan tâm đến công tác xâydựng đội ngũ lao động một cách phù hợp, mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp

vụ tại chỗ, cử CBCNV đi học tập nghiệp vụ và ngoại ngữ nhằm phát huy tối

đa năng lực của CBCNV, phục vụ du khách ngày càng tốt hơn [24]

Trang 33

Trước xu thế phát triển du lịch và quá trình hội nhập khu vực và thếgiới hiện nay, Du lịch Hà Tây rất cần có những cơ sở lưu trú chất lượng cao

để đáp ứng nhu cầu của du khách.Với vị trí thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có,Khách sạn Sông Nhuệ sẽ là một trong những địa chỉ lưu trú du lịch hàng đầucủa Hà Tây

1.5.3 Kinh nghiệm kinh doanh của khách sạn Hương Giang - Thừa Thiên Huế

Khách sạn Hương Giang có một vị trí rất thuận lợi, tọa lạc tại trung tâmThành phố Huế, nằm bên bờ Sông Hương thơ mộng, gần các khu vực thươngmại trung tâm của thành phố cũng như các điểm du lịch, nhà ga, bến xe.Khách sạn được xây khá đẹp, cấu trúc gọn nhẹ, hài hòa với phong cảnh tựnhiên, là một trong những khách sạn thu hút được nhiều du khách đến nhấttrên địa bàn thành phố Huế Qua nhiều lần nâng cấp, cơ sở vật chất của kháchsạn đã dần hoàn chỉnh

Hiện nay, khách sạn Hương Giang là một trong những đơn vị trựcthuộc của Công ty Du lịch Hương Giang Huế, một doanh nghiệp nhà nước rađời theo Quyết định số 1500/QĐ-UB ngày 03/10/1994 của Chủ tịch UBNDTỉnh Thừa Thiên Huế Vào ngày 21/10/2002 Tổng cục Du lịch Việt Nam đãchính thức ra quyết định công nhận khách sạn Hương Giang đạt tiêu chuẩn

“bốn sao” Từ đó đến nay, khách sạn Hương Giang thực sự trở thành kháchsạn lớn có uy tín đối với du khách trong và ngoài nước Những năm gần đây,khách sạn luôn giữ vững được chất lượng và được Tổng cục Du lịch côngnhận đạt danh hiệu TOPTEN khách sạn năm 2005

Hàng năm, tính bình quân khách sạn đón và phục vụ trên 37.000 lượtkhách lưu trú; trên 124.000 lượt khách nhà hàng, năm sau cao hơn năm trước

từ 10 đến 13% Trong tổng số khách lưu trú đến khách sạn, lượng khách

Trang 34

chiếm tỷ lệ cao chủ yếu gồm: Khách Pháp 32%, khách Đức chiếm 14%,khách Nhật chiếm 13%, Việt Kiều các nước chiếm 4,5%, còn lại 36,5% làkhách thuộc các quốc tịch khác Doanh thu hàng năm đạt từ 19 tỷ đồng đến23,6 tỷ đồng, công suất sử dụng buồng phòng đạt trên 70%.

Với những biến đổi thăng trầm, vượt qua biết bao khó khăn thử thách,khách sạn Hương Giang đến nay đã dành được vị trí tốt đẹp trong lòng của dukhách, khẳng định được chính mình vì đã luôn tự đổi mới và hoàn thiện, hìnhthành nên nét đặc trưng riêng của khách sạn với các loại hình như: Cơm Vua,

Ca múa Cung Đình, Ca Huế trên sông luôn tạo cho du khách có điều kiệnđược tiếp cận với nghệ thuật ẩm thực Cung Đình Huế và thưởng thức nhiềuloại hình văn hóa của dân tộc, đặc biệt là Văn hóa Huế

Với quá trình hoạt động, khách sạn đã có những kinh nghiệm được rút

ra trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành kinh doanh để đem lại hiệu quả cao,

đó là: Phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trên cả ba mặt chính trị,

tư tưởng và tổ chức Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các đoàn thểquần chúng, động viên hội viên, đoàn viên trong việc tổ chức thực hiện cácchỉ tiêu kinh tế đã đề ra; Công tác quản lý điều hành tổ chức kinh doanh phảixuất phát từ những định hướng cơ bản có tính chiến lược theo nội dung nghịquyết của Đảng, thường xuyên quan tâm đến chất lượng của cơ sở vật chất,chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ; Làm cho người laođộng phải luôn thấy và thể hiện được vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ đượcphân công, tự giác thực hiện một cách có hiệu quả; Phải tạo cho được một cơchế quản lý chặt chẽ, nhưng phải chủ động và đúng trực tuyến trong chỉ đạođiều hành, gắn trách nhiệm và quyền lợi trực tiếp với hiệu quả kinh doanh mà

tổ chức hoặc cá nhân tạo ra; Mặt khác, phải có quy chế khen thưởng hoặc xử

lý kỷ luật một cách hợp lý đúng đối tượng để có điều kiện nhân rộng nhữngđiển hình tiên tiến và loại bỏ dần những đối tượng chây lười, trông chờ, ỷ lại,

Trang 35

kém hiệu quả nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ mạnh để đápứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường

và hội nhập kinh tế quốc tế [32]

Nói tóm lại, qua quá trình hình thành và phát triển, khách sạn HươngGiang đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, thực sự xứng đáng là mộtkhách sạn đạt chất lượng cao, là đơn vị được Chủ tịch nước phong tặng danh

hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG.

Chương 2ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA KHÁCH SẠN SÀI GÒN - MORIN - HUẾ

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế

Khách sạn Morin là khách sạn được ra đời sớm nhất, độc nhất và lớnnhất ở Cố Đô Huế Theo tài liệu và các hình ảnh của các nhà nghiên cứu vềHuế thì khách sạn Morin được xây dựng từ đầu thế kỷ XX và ra đời năm 1901

Trước Cách Mạng tháng Tám, khách sạn Morin có 70 phòng ngủ, nhàhàng 120 chỗ ngồi, quán cafe, quầy bar, cửa hàng thịt, xưởng làm nước đá,rạp chiếu cinema, một xưởng may, một kho chứa hàng, ngoài ra còn có mộtcửa hàng bán sắt thép xây dựng, vải, rượu, hàng mỹ nghệ và nhiều gian phốcho thuê

Trang 36

Sau ngày miền Nam giải phóng, khách sạn Morin được sử dụng làm cơ

sở của Đại học Huế Đến năm 1991, Tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển khách sạnMorin cho Công ty Du lịch Huế và khôi phục lại để đón khách lưu trú

Để đáp ứng được yêu cầu về chỗ ăn nghỉ cho du khách trong nhữngnăm tiếp theo, đồng thời để tạo ra một cơ sở kinh doanh khách sạn có tầm cỡ

để làm cơ sở kinh tế của Tỉnh về lâu dài đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn theođịnh hướng của thường vụ Tỉnh ủy Vì vậy, từ năm 1992 khách sạn lại đượcbàn giao cho ban quản trị tài chính Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

Với định hướng xây dựng khách sạn Morin trở thành một cơ sở kinhdoanh có hiệu quả trong thời kỳ mở cửa, ban Tài chính Tỉnh ủy đề xuấtphương án liên doanh với Công ty Du lịch Sài Gòn nhằm mục đích góp vốncải tạo, nâng cấp khách sạn Morin thành “ba sao” để đón khách quốc tế vớitên gọi: Khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế Công trình được khởi công vàongày 12/03/1995 và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 26/03/1998với tiêu chuẩn “ba sao” với trang thiết bị được đầu tư toàn bộ đạt tiêu chuẩnquốc tế, truyền hình parabol, thiết bị điện lạnh, máy lạnh hai chiều, để đón khách

Qua hơn hai năm hoạt động, khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế đã cóđược chỗ đứng vững chắc trên thị trường, khẳng định vị thế và xây dựng đượcmột thương hiệu Morin trong và ngoài nước Tháng 03/2000, phần vốn liêndoanh của Ban tài chính Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế được chuyển giao choCông ty Du lịch Hương Giang Huế Như vậy, khách sạn Sài Gòn - Morin -Huế là khách sạn liên doanh giữa Công ty Du lịch Sài Gòn và Công ty Du lịchHương Giang Huế Đến tháng 10/2001, khách sạn Sài Gòn - Morin - Huếđược Tổng cục Du lịch Việt Nam xếp hạng khách sạn “bốn sao” đạt tiêuchuẩn quốc tế

Từ ngày được nâng cấp đến nay, khách sạn Morin đã không ngừngcủng cố và phát triển về mọi mặt Bằng sự nỗ lực vượt bậc của Ban lãnh đạo

Trang 37

và tập thể cán bộ công nhân viên, đến nay khách sạn ngày càng phát triển vớilượng khách ngày càng tăng, hoạt động kinh doanh của khách sạn có nhiềuđiểm khởi sắc đáng mừng

2.1.2 Tổng quan về nguồn lực và quá trình kinh doanh của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế

2.1.2.1 Vị trí địa lý của khách sạn

Khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế có một vị trí rất thuận lợi trong việckinh doanh, tọa lạc tại trung tâm Thành phố Huế, nằm ở phía Nam của câycầu Tràng Tiền nổi tiếng, bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, ngaytrung tâm thương mại của Thành phố Huế cũng như các điểm du lịch, nhà ga,bến xe Khách sạn cách bãi biển Thuận An 10 km về phía Đông, nhà ga xelửa 2 km về phía Tây, sân bay Phú Bài 15 km về phía Nam và Thành Nội Huế

1 km về phía Bắc Khách sạn có bốn mặt tiền bao quanh trên diện tích 8.200 m2

nhưng vẫn đảm bảo được an ninh, an toàn, không ồn ào bởi vì đây là các trụcđường không thích hợp cho các loại xe lớn qua lại

Đứng trên đỉnh cao của khách sạn, du khách có thể ngắm nhìn bao quátthành phố xanh Ở giữa khách sạn là khoảng không gian đặc trưng của vườn

xứ Huế, cây cối thoáng mát, có bể bơi hiện đại và có bãi đỗ xe rất thuận lợicho việc nghỉ ngơi, tham quan của khách Khách sạn có nhiều nhà hàng phục

vụ đầy đủ các món ăn Âu Á, đặc sản Huế, ẩm thực Cung đình Huế xưa vớiđội ngũ nhân viên phục vụ tận tình, chu đáo; có các dịch vụ Massage, tắmhơi, thẩm mỹ, lữ hành, du thuyền trên sông, khu trưng bày tranh thêu XQ,trang phục truyền thống nổi tiếng, Ngoài ra, khách sạn Sài Gòn - Morin -Huế còn là nơi diễn ra các hội nghị, hội thảo quan trọng mang tầm cỡ quốc tế

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của khách sạn

Trang 38

Nhằm hướng tới mục tiêu đạt được hiệu quả trong quá trình kinhdoanh, khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế đã tổ chức bộ máy quản lý theonhững nguyên tắc nhất định, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Công ty.

Giám đốc khách sạn: Là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất,điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanh của khách sạn, theo dõi, kiểm traviệc thực hiện mệnh lệnh của từng bộ phận Có trách nhiệm vạch ra các mụctiêu kinh doanh, tổ chức tốt hoạt động quản lý khách sạn, thường xuyên nắmbắt chuẩn xác các thông tin thị trường để có quyết định tối ưu trong kinhdoanh, phê duyệt các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đào thải nhân viên trongkhách sạn

Phó Giám đốc khách sạn: Phụ trách trực tiếp điều hành việc kinhdoanh các dịch vụ, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, thammưu cho Giám đốc và thực hiện các công việc của Giám đốc trong thời giangiám đốc đi công tác, nghỉ phép,

Trang 39

Sơ đồ 1 - Tổ chức bộ máy khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế

Trang 40

Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu và thực hiện các quyết địnhcủa giám đốc về công tác văn thư, thủ tục hành chính trong kinh doanh, laođộng tiền lương, lập kế hoạch tuyển chọn sắp xếp bố trí nhân viên, đào tạophát triển nhân viên trong khách sạn.

Phòng Tài chính kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc trong công táctài chính, kế hoạch, thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo đúng quy định hiệnhành Tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạnhàng tháng, quý và năm

Phòng kinh doanh thị trường:Tham mưu cho giám đốc trong việc lập

kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, tìm hiểu thị trường và tiến hành bán các dịch vụqua mạng

Bộ phận lễ tân: Tiến hành thực hiện các quyết định của Giám đốc vềviệc cung cấp các thông tin dịch vụ cho khách, giải đáp các thắc mắc, yêu cầucủa khách trong phạm vi cho phép Thực hiện việc đăng ký chỗ, “bán” dịch

vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung cho khách, tổ chức đón tiếp, sắp xếp chỗ ở chokhách, thanh toán và tiễn khách Thường xuyên liên hệ và phối hợp với các bộphận khác trong khách sạn khi có yêu cầu để phục vụ tốt nhằm mục đích đạtkết quả cao hơn trong kinh doanh

Bộ phận buồng:Có nhiệm vụ phục vụ khách trong thời gian khách lưutrú tại khách sạn, quản lý các dịch vụ vật tư phòng ngủ (giặt là), kết hợp với lễtân báo cáo tình hình phòng để phục vụ khách Liên hệ chặt chẽ, nhịp nhàngvới các bộ phận khác trong khách sạn để cung cấp các dịch vụ, đồng thời chịutrách nhiệm về vấn đề vệ sinh trong khách sạn

Bộ phận bàn: Tổ chức phục vụ khách các món ăn thức uống tại cácnhà hàng, quầy hàng bar, phòng hội nghị, phục vụ bên ngoài (hồ bơi) và tạiphòng cho khách khi có yêu cầu Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trongkhách sạn để nắm rõ yêu cầu nhằm phục vụ hiệu quả

Ngày đăng: 04/08/2013, 15:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng Vốn của khách sạn - Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn   morin   huế
h ỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng Vốn của khách sạn (Trang 28)
Sơ đồ 1 - Tổ chức bộ máy khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế - Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn   morin   huế
Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế (Trang 38)
Bảng 1- Tình hình lao động của khách sạn Sài Gòn- Mori n- Huế - Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn   morin   huế
Bảng 1 Tình hình lao động của khách sạn Sài Gòn- Mori n- Huế (Trang 41)
Bảng 1 - Tình hình lao động của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế - Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn   morin   huế
Bảng 1 Tình hình lao động của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế (Trang 41)
Bảng 2- Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn Sài Gòn- Mori n- Huế - Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn   morin   huế
Bảng 2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn Sài Gòn- Mori n- Huế (Trang 45)
Bảng 3- Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế - Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn   morin   huế
Bảng 3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế (Trang 48)
Bảng 3 -  Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn  Sài Gòn - Morin - Huế - Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn   morin   huế
Bảng 3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế (Trang 48)
Bảng 4- Doanh thu và cơ cấu doanh thu của khách sạn Sài Gòn- Mori n- Huế - Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn   morin   huế
Bảng 4 Doanh thu và cơ cấu doanh thu của khách sạn Sài Gòn- Mori n- Huế (Trang 53)
Bảng 5- Công suất sử dụng phòng của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế - Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn   morin   huế
Bảng 5 Công suất sử dụng phòng của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế (Trang 55)
Bảng 5 -  Công suất sử dụng phòng của khách sạn  Sài Gòn - Morin - Huế - Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn   morin   huế
Bảng 5 Công suất sử dụng phòng của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế (Trang 55)
Bảng 6- Lượt khách và thời gian lưu trú bình quân của khách sạn Sài Gòn- Mori n- Huế - Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn   morin   huế
Bảng 6 Lượt khách và thời gian lưu trú bình quân của khách sạn Sài Gòn- Mori n- Huế (Trang 59)
Bảng 6 - Lượt khách và thời gian lưu trú bình quân của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế - Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn   morin   huế
Bảng 6 Lượt khách và thời gian lưu trú bình quân của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w