Về công suất sử dụng phòng

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn morin huế (Trang 54 - 61)

Công suất sử dụng phòng của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế qua 3 năm (2004-2006) được thể hiện ở bảng 5.

Số liệu bảng 5 cho thấy công suất sử dụng phòng bình quân của khách sạn dao động từ 54 – 65% có xu hướng biến động qua 3 năm. Công suất sử dụng phòng tăng lên ở năm 2005 nhưng năm 2006 có chiều hướng giảm. Nguyên nhân là do năm 2006 lượng khách đến Hà Nội dự hội nghị APEC quá đông, không đủ phòng để lưu trú tại Hà Nội nên một số tour du lịch quốc tế vào Hà Nội và các điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam bị hủy bỏ. Mặt khác, trong năm này có quá nhiều cơn bão mạnh diễn ra đã làm ảnh hưởng đến các chuyến bay của du khách. Vì vậy, lượng khách đến khách sạn đã giảm đi đáng kể, chủ yếu là khách quốc tế.

Trong thời gian tới, khách sạn cần tìm mọi biện pháp để tăng công suất sử dụng phòng vì công suất sử dụng phòng càng cao chứng tỏ tài sản cố định trong khách sạn được sử dụng có hiệu quả, đồng thời mang lại lợi nhuận nhiều hơn.

Bảng 5 - Công suất sử dụng phòng của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng số phòng Phòng 178 178 178

Số ngày phòng theo thiết kế Ngày phòng 64.970 64.970 64.970 Số ngày phòng thực tế sử dụng Ngày phòng 36.222 42.245 35.527

Công suất sử dụng phòng % 55,75 65,02 54,68

Nguồn: Khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế

Công suất sử dụng phòng chịu sự ảnh hưởng của 3 nhân tố cơ bản đó là tổng lượt khách, thời gian lưu trú bình quân và tính thời vụ. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, chúng ta xem xét số liệu bảng 6.

Tổng lượt khách

Do hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của khách sạn được tổ chức áp dụng cho các đối tượng khách khác nhau, vì vậy tổng lượt khách đến sử dụng dịch vụ tại khách sạn là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công suất sử dụng phòng của khách sạn.

Với xu hướng phát triển của Du lịch Thừa Thiên Huế cùng những định hướng và chính sách, các chương trình hành động du lịch được triển khai và phát huy tác dụng, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế. Do vậy, khách sạn đã thu hút được một số lượng khách tương đối lớn. Số liệu ở bảng 6 cho thấy tổng số lượt khách đến khách sạn dao động từ 40 ngàn đến 49 ngàn lượt khách trong 1 năm, chiếm khoảng 3,5% so với tổng lượt khách đến Huế. Trong tổng lượt khách đến khách sạn thì khách quốc tế chiếm tỷ trọng cao trung bình khoảng 95%, trong đó bao gồm khách có quốc tịch Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha,...

Nguyên nhân khách quan làm lượng khách đến khách sạn biến động tăng qua các năm là do trong những năm qua Huế là một trung tâm Văn hóa - Du lịch của miền Trung và cả nước. Nơi đây chứa đựng nhiều Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Ngoài hai Di sản văn hóa thế giới: Quần thể di tích Huế và Nhã nhạc Cung đình Triều Nguyễn được UNESCO công nhận còn có hàng trăm di tích lịch sử và cách mạng ở trên khắp địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời Tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi có diễn ra nhiều lễ hội so với các vùng miền trong cả nước. Trải qua 4 kỳ Festival từ năm 2000 đến nay, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Chính phủ có chủ trương xây dựng thành phố Huế là thành phố Festival của Việt Nam. Vào các năm chẵn, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã và sẽ tổ chức các kỳ Festival mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Các năm lẻ, thành phố Huế tổ chức Festival nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương như Festival 2005 giới thiệu về nét đẹp, phong tục tập quán chợ quê ở Huế, nghề chằm nón một sản phẩm trong bộ trang phục áo dài truyền thống của phụ nữ Huế. Bên cạnh đó, Huế được tự nhiên ban tặng cảnh quan thơ mộng hữu tình có Sông Hương, Núi Ngự, có đồi Vọng Cảnh và đặc biệt là hệ thống nhà vườn và các dinh thự nơi kết hợp cảnh quan với công trình kiến trúc tạo ra vẻ đẹp riêng có của Huế.

Ngoài ra, khách sạn còn tổ chức kết nối tour với rất nhiều hãng lữ hành để thu hút lượng khách đến khách sạn như Công ty dịch vụ lữ hành SaiGon Tourist, VietNam World Travel, Du lịch Khách sạn Hạ Long, Công ty dịch vụ du lịch và thương mại quốc tế Hà Nội,... Mặt khác, để nâng cao chất lượng phục vụ và giới thiệu thương hiệu khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế đến với du khách trong nước và quốc tế, khách sạn đã tập trung chú trọng đến thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên đồng thời tích cực tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, các hội nghị, hội chợ du lịch trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, số lượt khách đến khách sạn chưa sử dụng khai thác hết công suất sử dụng phòng của khách sạn và có chiều hướng giảm so với 2 năm qua. Năm 2006 giảm so với năm 2004 là 1.060 lượt khách tương ứng giảm 2,52%. Do vậy, khách sạn cần có những giải pháp hữu hiệu để thu hút số lượt khách đến lưu trú tại khách sạn ngày càng nhiều hơn.

Thời gian lưu trú bình quân

Số liệu ở bảng 6 cho thấy thời gian lưu trú bình quân của khách sạn có khuynh hướng tăng dần qua các năm. Thời gian lưu trú bình quân năm 2006 tăng so với 2004 là 0,03 ngày/lượt khách tương ứng tăng 1,99%. Nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm 2006 ở Thừa Thiên Huế diễn ra Festival với quy mô lớn từ ngày 03/06/2006 đến hết ngày 11/06/2006 đã thu hút du khách đến với lễ hội để tìm hiểu về bản sắc Văn hóa Huế với thời gian lưu trú lâu hơn. Mặt khác, do khách sạn đã có chính sách giá phòng linh hoạt đối với du khách đi theo đoàn có số lượng lớn cũng như đối với du khách là khách hàng quen thuộc của khách sạn nên cũng có tác động tích cực đến thời gian lưu trú của khách. Cụ thể, nếu đoàn khách đặt số lượng phòng nhiều thì được khuyến mãi với định mức là 11 phòng sẽ được khuyến mãi 1 phòng. Riêng đối với khách hàng quen thuộc của khách sạn thì tùy theo từng đối

tượng khác nhau mà khách sạn có chính sách giảm giá từ 90.000 - 160.000 đồng/phòng.

Tuy nhiên, thời gian lưu trú bình quân trên một lượt khách của khách sạn có tăng lên nhưng mức tăng còn thấp. Nguyên nhân chính là do Thừa Thiên Huế mặc dù có nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhưng với diện tích không lớn và hầu hết các điểm du lịch mới chỉ khai thác tiềm năng tự nhiên hiện có mà chưa được đầu tư, tôn tạo, chưa tạo thành chương trình du lịch liên

Bảng 6 - Lượt khách và thời gian lưu trú bình quân của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế

STT CHỈ TIÊU

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2006/2004

ĐVT

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1 Tổng ngày khách Ngày khách 63.721 100,00 75.812 100,00 63.048 100,00 -673 98,94

2 Tổng lượt khách Lượt khách 42.035 100,00 49.762 100,00 40.975 100,00 -1.060 97,48

3 Thời gian lưu trú BQ Ngày/khách 1,51 1,52 1,54 0,03 101,99

hoàn nên du khách chỉ cần một thời gian ngắn có thể tham quan hết các địa điểm đó. Mặt khác, chương trình du lịch còn nghèo, trùng lặp, chưa có sự kết hợp nhiều loại hình du lịch trong một chương trình, thiếu cơ sở vui chơi giải trí ở các điểm du lịch làm cho du khách có cảm giác buồn chán khi ở lại Huế. Vì vậy, họ không muốn ở Huế lâu hơn mà dành thời gian còn lại để đi đến các khu du lịch thuộc các Tỉnh, thành phố khác. Do đó, khách sạn chưa thể giữ khách ở lại với thời gian lâu hơn, làm ảnh hưởng đến thời gian lưu trú bình quân của du khách tại khách sạn.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan làm cho thời gian lưu trú bình quân còn thấp, chúng ta cần phải xem xét đến những nguyên nhân chủ quan từ phía khách sạn. Thật vậy, hiện nay ngoài việc tổ chức kết nối tour với các hãng lữ hành trong nước và quốc tế đưa khách đến tham quan các điểm di tích tại Huế thì khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế chưa chủ động và sáng tạo trong công tác khảo sát các điểm đến mới lạ như tham quan các làng nghề truyền thống, nhà vườn Huế, du lịch sinh thái, khu căn cứ cách mạng... để đầu tư thiết kế các tour hấp dẫn du khách nhằm giữ khách ở lại khách sạn lâu hơn. Vì vậy, để tăng thời gian lưu trú bình quân khách sạn cần có những biện pháp thiết thực tạo sự hấp dẫn cho du khách trong quá trình lưu trú.

Từ phân tích trên cho thấy tổng lượt khách giảm, thời gian lưu trú bình quân tăng nhưng chưa cao nên đã có những ảnh hưởng làm tác động đến công suất sử dụng phòng của khách sạn. Vì vậy, trong thời gian đến khách sạn cần có biện pháp tăng tổng lượt khách và thời gian lưu trú bình quân của khách sạn.

Bên cạnh sự ảnh hưởng của các nhân tố lượt khách và thời gian lưu trú bình quân đến công suất sử dụng phòng thì tính thời vụ cũng là một nhân tố cần quan tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính thời vụ trong việc sử dụng phòng

Một đặc điểm quan trọng nhất của ngành du lịch là lượng khách du lịch thường biến động không đều đặn trong năm, mà biến động theo mùa vụ. Lượng khách du lịch đến khách sạn không đều qua thời gian, có những lúc khách đến khách sạn rất ít nhưng cũng có những lúc khách đến quá đông. Đặc điểm này tác động đến số ngày phòng khách thực tế sử dụng trong năm tại khách sạn, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và gây khó khăn cho quá trình hoạt động của khách sạn. Hiện tượng này lặp đi lặp lại khá đều đặn vào các tháng trong năm gọi là mùa hay thời vụ du lịch. Tính thời vụ trong kinh doanh du lịch chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của nhiều yếu tố như thời gian rỗi của khách, mức độ khai thác tài nguyên du lịch, khí hậu... nhưng trong đó nhân tố khí hậu tác động sâu sắc quyết định đến việc hình thành và phát triển quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nhân tố khí hậu đến các đối tượng du khách là khác nhau. Những du khách với mục đích chuyến đi mang tính chất công vụ, hội nghị,... ít chịu ảnh hưởng của nhân tố khí hậu.

Đối với Huế từ lâu đã nổi tiếng với một nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Do vậy, việc xác định được quy luật thời vụ về ngày phòng mà du khách lưu trú thực tế tại khách sạn có tác dụng quan trọng trong việc lên kế hoạch bố trí phòng ngủ phục vụ khách du lịch, đồng thời lập các kế hoạch về lực lượng lao động, vật tư, sửa chữa nhà ở, bảo dưỡng máy móc, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho lao động, xây dựng các chính sách, biện pháp thích hợp nhằm khai thác tối đa công suất sử dụng phòng, đem lại doanh thu lưu trú cao hơn cho khách sạn.

Biểu đồ 1 cho thấy, ngày phòng của khách sạn có xu hướng tăng ở các tháng 1, 2, 3, 8, 10, 11 và tháng 12. Trong đó khách quốc tế tập trung cao điểm từ tháng 10 năm này đến tháng 3 năm sau và ở tháng 8 đối với khách nội địa. Điều này đã làm cho công suất sử dụng phòng của khách sạn tăng cao

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn morin huế (Trang 54 - 61)