Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn morin huế (Trang 43 - 47)

Trong quá trình kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh khách sạn, vốn có vai trò quyết định đến việc hình thành, phát triển và tồn tại của khách sạn. Bên

cạnh đó, vốn còn là yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn, do đó việc bảo toàn vốn và phát triển vốn luôn luôn là mục tiêu quan trọng của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế.

Khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế là một doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh nhiều loại hình hoạt động dịch vụ khác nhau như lưu trú, ăn uống, vận chuyển... trong đó khách sạn thực hiện chức năng chính là kinh doanh lưu trú. Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn qua 3 năm từ 2004 đến 2006 được trình bày ở bảng 2.

Xét theo góc độ tài sản chúng ta thấy rằng, tình hình tài sản của khách sạn qua 3 năm (2004 - 2006) có sự biến động theo xu hướng giảm đi, trong đó năm 2006 giảm mạnh so với năm 2004 là 8.910 triệu đồng tương ứng giảm 9,32%. Sự biến động về tổng tài sản ở trên là do khách sạn có sự biến động lớn cả về tài sản lưu động và tài sản cố định. TSLĐ của khách sạn tăng lên qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2005. Nguyên nhân của sự biến động này là do khách sạn đã mở rộng kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ trên địa bàn với chính sách nâng cao sức cạnh tranh và tăng doanh thu, cho nên khách sạn đã thực hiện chính sách trả chậm đối với khách hàng làm cho các khoản phải thu của khách sạn tăng lên đáng kể. Nhưng đến năm 2006, khách sạn nhận thấy rằng sự tăng lên của các khoản phải thu lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh nên khách sạn đã cố gắng thực hiện tốt công tác thu hồi nợ. Do vậy, TSLĐ năm 2006 giảm nhiều so với năm 2005, tuy nhiên vẫn còn tăng so với năm 2004 là 477 triệu đồng tương ứng tăng 2,4%. Đây là biểu hiện tích cực của khách sạn.

Ngược lại với sự biến động của TSLĐ thì TSCĐ của khách sạn có xu hướng giảm. TSCĐ không chỉ giảm ở năm 2005 mà sang năm 2006 vẫn tiếp tục giảm so với năm 2004 là 9.387 triệu đồng tương ứng giảm 12,40%. Nguyên nhân là do thiết bị của một số phòng của khách sạn đã được trang bị

Bảng 2 - Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế

STT CHỈ TIÊU

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2006/2004

Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %

A TỔNG TÀI SẢN 95.634 100,00 94.564 100,00 86.724 100,00 -8.910 90,68 1. Tài sản lưu động 19.903 20,81 26.558 28,08 20.380 23,50 477 102,40 2. Tài sản cố định 75.731 79,19 68.006 71,92 66.344 76,50 -9.387 87,60 B NGUỒN VỐN 95.634 100,00 94.564 100,00 86.724 100,00 -8.910 90,68 1. Nợ phải trả 11.351 11,87 23.246 24,58 15.541 17,92 4.190 136,91 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 84.283 88,13 71.318 75,42 71.183 82,08 -13.101 84,46

từ lâu nên không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại, do đó năm 2005 và 2006 khách sạn đã tiến hành thanh lý những tài sản cố định đã hết thời hạn sử dụng để bổ sung những TSCĐ mới đạt tiêu chuẩn.

Ngoài ra, ta có thể thấy TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn so với TSLĐ trong tổng tài sản (chiếm trên 70%). Sở dĩ như vậy vì khách sạn là đơn vị kinh doanh du lịch nên cũng như các đơn vị kinh doanh du lịch khác cần có sự đầu tư rất lớn về hạ tầng cơ sở vật chất, đặc biệt là xây dựng cơ bản. Thật vậy, đối với các ngành khác nhà cửa, kiến trúc chỉ là nơi làm việc nhưng trong kinh doanh khách sạn thì nó tham gia vào quá trình kinh doanh và tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn. Do đó, nó cần phải được không ngừng nâng cấp, hoàn thiện và hiện đại hóa nhằm thõa mãn nhu cầu của du khách và để tạo năng lực cạnh tranh mới. Mặt khác, không giống với các doanh nghiệp kinh doanh khác, TSLĐ của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 30%) trong tổng tài sản. Đó là do đặc trưng của kinh doanh dịch vụ có quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chính diễn ra đồng thời nên hàng tồn kho chỉ có ở các hoạt động phụ kèm theo như bia, rượu, thuốc lá..., giá trị nguyên vật liệu nhà bếp phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng, giá trị công cụ dụng cụ, vật tư có giá trị không lớn.

Cùng với sự biến động về tài sản thì nguồn vốn của khách sạn cũng đã có sự biến động lớn qua 3 năm. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu khoảng 82% trong tổng nguồn vốn. Đây là dấu hiệu phản ánh tình trạng tài chính lành mạnh của khách sạn. Như vậy, khách sạn có khả năng độc lập về tài chính cao, từ đó có thể chủ động và dễ dàng được chấp nhận cho vay hơn khi có nhu cầu. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 và năm 2006 có xu hướng giảm rõ rệt. So với năm 2004 thì năm 2006 giảm 13.101 triệu đồng tương ứng giảm 15,54%. Nguyên nhân là do trong những năm này lợi nhuận của khách sạn giảm nên phần lãi bổ sung vào vốn tự có giảm và bên

cạnh đó vốn đóng góp của các bên liên doanh giảm, vì vậy nguồn vốn chủ sở hữu của khách sạn bị giảm đi.

Ngoài ra, nợ phải trả của khách sạn không ngừng tăng lên và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2005 vì nguồn vốn chủ sở hữu chưa đảm bảo đủ vốn kinh doanh nên khách sạn phải đi vay ngân hàng. Nợ phải trả năm 2006 có giảm đi so với năm 2005 nhưng vẫn cao hơn năm 2004 là 4.190 triệu đồng tương ứng tăng 36,91%, do vậy đã làm giảm đi nguồn lợi nhuận đáng kể để trả lãi vay ngân hàng. Đây là một biểu hiện xấu trong kinh doanh, khách sạn cần có kế hoạch để giảm nhẹ gánh nặng nhằm nâng cao lợi nhuận để phát triển doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn morin huế (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w