1. Đại học 30 14,63 35 16,51 39 17,73 9 130,00 2. Bằng C 70 34,15 80 37,74 85 38,64 15 121,43 2. Bằng C 70 34,15 80 37,74 85 38,64 15 121,43
3. Bằng B 80 39,02 85 40,09 87 39,54 7 108,75
4. Bằng A 25 12,20 12 5,66 9 4,09 -16 36,00
* Biết 1 ngoại ngữ 193 94,15 197 92,92 203 92,27 10 105,18
* Biết 2 ngoại ngữ trở lên 12 5,85 15 7,08 17 7,73 5 141,67
Phân theo giới tính, lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ (nam chiếm 53,2%; nữ chiếm 46,8%). Tuy nhiên, theo xu hướng biến động qua các năm thì lao động nữ tăng cao hơn so với lao động nam. Năm 2006 lao động nam chỉ tăng so với năm 2004 là 5 người tương ứng tăng 4,55%, trong khi đó lao động nữ tăng 10 người tương ứng tăng 10,53%. Trong khách sạn, lao động nam được bố trí làm việc ở các bộ phận đòi hỏi có sức khỏe, mang tính kỹ thuật như bảo trì, bảo vệ... còn lao động nữ tập trung nhiều ở bộ phận đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, tính hấp dẫn trẻ trung như lễ tân, bàn, buồng, bếp... Kiên trì, nhẫn nại, ôn hòa là ưu điểm của lao động nữ và ưu điểm này rất phù hợp với nghề phục vụ khách sạn.
Kinh doanh khách sạn là một ngành mà tỷ trọng lao động trực tiếp chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động bởi vì các loại hình dịch vụ trong khách sạn rất phong phú và đa dạng. Do đó, theo tính chất lao động thì lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao 78,65% còn lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng thấp 21,35%. Tuy nhiên, số lượng lao động gián tiếp của khách sạn ít thay đổi, sự gia tăng lao động chủ yếu là tăng lượng lao động trực tiếp. Trừ một số lao động nhỏ không trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách, còn lại do tính chất và đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn là con người nên bộ phận lao động trực tiếp tập trung hầu hết ở các bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bếp, kỹ thuật và bảo vệ. Lực lượng lao động này là những người trực tiếp thực hiện quá trình hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho du khách. Bộ phận lao động gián tiếp ở khách sạn thường tập trung ở bộ phận quản lý hành chính, kế toán, kinh doanh.
Chất lượng lao động của khách sạn ngày càng được nâng cao, năm 2004 có 45 người đạt trình độ đại học chiếm 21,95%, đến năm 2006 có 58 người tăng 13 người so với năm 2004 tương ứng tăng 28,89%. Tương tự ta thấy, lao động có trình độ trung cấp và nghiệp vụ cũng tăng lên. Những lao
động này được bố trí ở những bộ phận quan trọng, có sự tiếp xúc với khách hàng, chủ yếu ở bộ phận hành chính, bộ phận kế toán, bộ phận lễ tân, bộ phận buồng và bộ phận bàn. Điều đáng chú ý nhất ở đây là song song với sự tăng lên của trình độ lao động thì số lao động phổ thông giảm dần. Những lao động này được khách sạn bố trí những công việc giản đơn và không đòi hỏi nhiều về trình độ. Qua đó, chứng tỏ rằng khách sạn đã chú ý đến công tác nâng cao trình độ cho nhân viên.
Ngoài ra, trong hoạt động du lịch nhân viên phải tiếp xúc với nhiều du khách nước ngoài vì vậy đòi hỏi nhân viên phải có trình độ ngoại ngữ nhất định và có thể sử dụng nhiều thứ tiếng. Tại khách sạn, trình độ ngoại ngữ của lao động không ngừng được nâng cao: lao động có trình độ đại học ngoại ngữ chiếm 16,29%, có bằng C chiếm 36,84%, có bằng B chiếm 39,55% và ngày càng gia tăng. Đồng thời số lượng lao động có bằng A ngày càng giảm xuống còn 7,32%. Điều này cho thấy khách sạn đã tập trung đào tạo và tuyển dụng những lao động có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, lao động của khách sạn chủ yếu chỉ biết sử dụng 1 ngoại ngữ là tiếng Anh, còn số lượng lao động biết sử dụng 2 ngoại ngữ trở lên ( Nhật, Pháp, Trung...) rất ít.
Nói tóm lại, trong những năm qua khách sạn đã có nhiều cố gắng trong việc tuyển dụng và bố trí lao động tương đối hợp lý, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, đưa hoạt động của các bộ phận vào quỹ đạo thống nhất, đáp ứng kịp thời việc mở rộng quy mô kinh doanh cũng như tốc độ phát triển của ngành Du lịch.