BỘ PHẬN BẾP CHẾ BIẾN

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn morin huế (Trang 38 - 40)

- Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng Vốn của khách sạn

ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

BỘ PHẬN BẾP CHẾ BIẾN

- CHẾ BIẾN - LÒ BÁNH - KEM - BẾP TẬP THỂ BỘ PHẬN KỶ THUẬT - ĐIỆN LẠNH-Đ.TỬ - ĐIỆN NƯỚC - MỘC, NỀ, SƠN - TRANG TRÍ - CÂY CẢNH BỘ PHẬN BẢO VỆ - AN NINH K SẠN - AN TOÀN TS - TÍNH MẠNG - TUẦN TRA - KIỂM SOÁT BỘ PHẬN LỄ TÂN - TOUR DESK - TỔNG ĐÀI - ĐẶT PHÒNG - TRỰC SẢNH - NHÂN VIÊN HÀNH LÝ - TỔ XE BỘ PHẬN BUỒNG - PHỤC VỤ PHÒNG - TRỰC TẦNG - GIẶT LÀ - TẠP VỤ - MASSAGE BỘ PHẬN BÀN - PHỤC VỤ BÀN - BAR - ROOM SERVICE - HỒ BƠI BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu và thực hiện các quyết định của giám đốc về công tác văn thư, thủ tục hành chính trong kinh doanh, lao động tiền lương, lập kế hoạch tuyển chọn sắp xếp bố trí nhân viên, đào tạo phát triển nhân viên trong khách sạn.

Phòng Tài chính kế hoạch:Tham mưu cho giám đốc trong công tác tài chính, kế hoạch, thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo đúng quy định hiện hành. Tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn hàng tháng, quý và năm.

Phòng kinh doanh thị trường: Tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, tìm hiểu thị trường và tiến hành bán các dịch vụ qua mạng.

Bộ phận lễ tân: Tiến hành thực hiện các quyết định của Giám đốc về việc cung cấp các thông tin dịch vụ cho khách, giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của khách trong phạm vi cho phép. Thực hiện việc đăng ký chỗ, “bán” dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung cho khách, tổ chức đón tiếp, sắp xếp chỗ ở cho khách, thanh toán và tiễn khách. Thường xuyên liên hệ và phối hợp với các bộ phận khác trong khách sạn khi có yêu cầu để phục vụ tốt nhằm mục đích đạt kết quả cao hơn trong kinh doanh.

Bộ phận buồng: Có nhiệm vụ phục vụ khách trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn, quản lý các dịch vụ vật tư phòng ngủ (giặt là), kết hợp với lễ tân báo cáo tình hình phòng để phục vụ khách. Liên hệ chặt chẽ, nhịp nhàng với các bộ phận khác trong khách sạn để cung cấp các dịch vụ, đồng thời chịu trách nhiệm về vấn đề vệ sinh trong khách sạn.

Bộ phận bàn:Tổ chức phục vụ khách các món ăn thức uống tại các nhà hàng, quầy hàng bar, phòng hội nghị, phục vụ bên ngoài (hồ bơi) và tại phòng cho khách khi có yêu cầu. Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong khách sạn để nắm rõ yêu cầu nhằm phục vụ hiệu quả.

Bộ phận bếp: Chế biến các món ăn, thức uống đảm bảo chất lượng, vệ sinh. Thực hiện việc dự trữ nguyên vật liệu chế biến các món ăn theo thực đơn theo đúng quy định. Kết hợp chặt chẽ với các bộ phận, đặc biệt là bộ phận bàn để phục vụ nhu cầu ăn uống của khách.

Bộ phận kỹ thuật: Sửa chữa, bảo trì các trang thiết bị máy móc trong khách sạn, nghiên cứu sử dụng máy móc, điện nước, trang trí, cây cảnh bảo đảm cho sự hoạt động bình thường của khách sạn.

Bộ phận bảo vệ:Bảo đảm an ninh, trật tự khu vực trong và ngoài khách sạn. Thường xuyên thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát để bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng của khách, phát hiện kịp thời mọi vi phạm để xử lý.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của khách sạn Sài Gòn - Morin - Huế đã xác định rõ quyền hạn của mỗi chức danh, đồng thời phân định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như quyền lợi của các bộ phận tác nghiệp trong khách sạn, giúp cho Ban giám đốc kiểm soát dễ dàng, chặt chẽ quá trình thực hiện công việc của từng bộ phận.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của khách sạn sài gòn morin huế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w