Giới thiệu chiến lược Marketing : Để tiến hành kinh doanh có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và tối ưu hóa lợi nhuận, Công ty cần tiến hành khai thác thông tin về nhu cầu người thị t
Trang 1PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN GOLDSTAR VIỆT NAM
I Giới thiệu về tổ chức đang làm việc
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý điều hành ngày càng khảng định những ưu thế vượt trội và kết quả rõ nét Đặc biệt là những ứng dụng trong công tác quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Song hành với sự phát triển mạnh mẽ và hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam
Với kinh tế thế giới cũng như đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lýtài chính kế toán, đưa doanh nghiệp đến với lợi thế cạnh tranh mới trên thị trường Việt Nam và Thế Giới Công ty Cổ phần Goldstar Việt Nam (GSVN., JSC) đã được thành lập dựa trên tiêu chí “vì sự phát triển và thịch vượng của doanh nghiệp Việt Nam”
Chúng tôi, những trí thức trẻ năng động chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính kế toán của doanh nghiệp dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản: Nhiệttình, sáng tạo, đổi mới và liên tục phát triển để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của từng khách hàng Đi đôi với việc tạo một nền móng vững chắc trong công ty bằng việc xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, nhạy bén với những yêu cầu và ý tưởng của khách hàng cũng như sự thay đổi của hệ thống chính sách nhà nước, GSVN., JSC luôn xem lợi ích khách hàng cũng như các đối tác là ưu tiên hàng đầu và lấy chữ Tín làkim chỉ nam trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình Chúng tôi cam kết luôn cung cấp những sản phẩm phần mềm, dịch vụ sau bán chất lượng nhất cho quý khách hàng Chiến lược phát triển của GSVN., JSC hướng tới trong tương lai chính là khẳng định một thương hiệu mạnh, uy tín và hiệu quả hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm tại Việt Nam
· Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN GOLDSTAR VIETNAM
· Tên tiếng Anh: GOLDSTAR VIETNAM JOINT STOCK COMPANY
· Slogan tiếng Việt: Giải pháp phần mềm chuyên nghiệp!
· Slogan tiếng Anh: Idear for your busines!
· Trụ sở chính: Số 4 Láng Hạ, P.Thành Công, Q.Ba Đình, Hà Nội
Trang 2· Điện thoại: 04 3772 3520 - Fax: 04 3772 3521
· Cung cấp các dịch vụ tốt với phương thức phục vụ nhiệt tình chu đáo
· GSVN., JSC trở thành một công ty có thương hiệu mạnh, uy tín và hiệu quả hàngđầu trong lĩnh vực phần mềm tại Việt Nam
NỀN TẢNG GIÁ TRỊ
· Tất cả mọi người đều bình đẳng
· Sáng tạo là nguồn cảm hứng kinh doanh
· Làm việc theo nhóm là điều kiện tiên quyết trong mọi hoạt động
· Tạo dựng niềm tin là con đường để phát triển của công ty
· Trách nhiệm của nhân viên với công việc và trách nhiệm của công ty với nhân khách hàng
viên-TRIẾT LÝ KINH DOANH
· Lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất
· Không ngừng sáng tạo và đổi mới là cách thức GSVN., JSC tiến tới thành công
· Nếu thành công là yếu tố quyết định trong kinh doanh thì thất bại là động lực để tiến xa hơn nữa
· Sự kết hợp của tính nhiệt tình và chân thành trong công việc cộng với một tinh
Trang 3thần làm việc tập thể đã xây dựng GSVN., JSC thành một khối thống nhất đứng vững trước mọi thách thức.
II Giới thiệu chiến lược Marketing :
Để tiến hành kinh doanh có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và tối ưu hóa lợi nhuận, Công ty cần tiến hành khai thác thông tin về nhu cầu người thị tiêu dùng đối với sản phẩm của mình đang kinh doanh và các đối thủ hiện có và tiềm năng trên thị trường Căn cứ vào lượng thông tin đã thu thập ở trên Công ty tiến hành phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường trọng điểm và sử dụng phối hợp các công cụ Marketing Bằng việc thiết lập chiến lược Marketing các hoạt động Marketing của Công ty được thực hiện theo một quy trình có hướng đích cụ thể phù hợp với những đặc điểm thị trường của Công ty Chiến lược Marketing của Công ty có thể được
hiểu như sau: “Chiến lược là hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo
một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình.
Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với phức hệ Marketing và mức chi phí cho Marketing” (theo Philip Kotler.)
Cũng có thể định nghĩa chiến lược Marketing thực chất là Marketing mix và
thị trường trọng điểm (theo Marketing thương mại): “Chiến lược là sự kết hợp đồng
bộ mang tính hệ thống giữa Marketinghỗn hợp và thị trường trọng điểm Các tham
số Marketing hỗn hợp được xâydựng và hướng tới một nhóm khách hàng (thị trường trọng điểm) cụ thể.”
Marketing hỗn hợp hay Marketing mix ở đây là một tập hợp các biến số mà Công ty có thể kiểm soát và quản lý được Nó được sử dụng để cố gắng đạt tới những tác động và gây được những ảnh hưởng có lợi cho khách hàng mục tiêu Các
bộ phận cấu thành của Marketing hỗn hợp được biết đến như là: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến.
Vai trò của chiến lược marketing
Trang 4Chiến lược Marketing và Marketing hỗn hợp là hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp thương mại, chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin hữu ích về thị trường, có điều kiện mở rộng thị trường và tăng quy mô kinh doanh Các công cụ Marketing giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường tăng thị phần, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ bằng cách nâng cao khả năng cạnh tranh và làm thoả mãn nhu cầu khách hàng Nhờ có chiến lược Marketing các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện một cách đồng bộ, doanh nghiệp sẽ tiếp cận với thị trường tiềm năng, chinh phục và lôi kéo khách hàng và có thể nói rằng chiến lược Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp gần hơn với thị trường.
Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường trọng điểm của Công ty Phân đoạn thị trường : Theo Mc Carthy: “Thị trường có thể được hiểu là các
nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và người bán đưa ra những sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu đó”.
Mỗi một doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều tiến hành xác định cho mình thị trường để từ đó phân tích các yếu tố của nó như cung cầu, giá cả, cạnh tranh Điều này là cần thiết nhưng chưa đủ để doanh nghiệp có thể tổ chức tốt quá trình kinh doanh của mình Nếu chỉ dừng lại ở việc mô tả thị trường trên giác độ kinh tế doanh nghiệp khó có khả năng mô tả chính xác và cụ thể đối tượng tác động
và các yếu tố chi tiết liên quan Đặc biệt là khó có thể đưa ra các công cụ điều khiển kinh doanh có hiệu quả Trong kinh doanh phải tiến hành mô tả thị trường một cách
cụ thể hơn từ góc độ kinh doanh của doanh nghiệp Phân đoạn thị trường là nhằm phân chia khách hàng thành các nhóm dựa trên một hoặc một vài đặc tính chung và mỗi nhóm được coi là một đoạn của toàn bộ thị trường Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân đoạn thị trường, mỗi doanh nghiệp sẽ xác định cho mình những tiêu thức phân đoạn phù hợp với mặt hàng kinh doanh và khả năng của mình Các tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường thường được sử dụng :
Trang 5+ Phân đoạn theo lợi ích, cơ sở để phân đoạn là lợi ích mà người tiêu dùng tìm kiếm khi tiêu dùng một sản phẩm nhất định Tiêu thức này cho phép đo lường hệ thống giá trị và khả năng mua các nhãn hiệu sản phẩm khác nhau trong một loại sản phẩm của người tiêu dùng.
+ Phân đoạn theo hành vi, tập trung vào các đặc tính của người tiêu dùng + Phân đoạn theo tiêu thức dân số xã hội, các yếu tố của tiêu thức dân số, xã hội bao gồm giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ, tôn giáo Đây là những tiêu thức phổ biến để phân đoạn thị trường và chúng đã đem lại thành công hơn hẳn các tiêu thức khác nhất là trong phân đoạn thị trường hàng tiêu dùng.
Trong thực tế các doanh nghiệp đều sử dụng kết hợp nhiều tiêu thức khác nhau khi tiến hành phân đoạn nhưng đối với một sản phẩm cụ thể và một thị trường
cụ thể thì chỉ có rất ít các tiêu thức có thể sử dụng Cần phải nói thêm rằng việc tiến hành phân đoạn thị trường là rất tốn kém và mất thời gian, doanh nghiệp không nên phân đoạn thị trường nếu như việc phân đoạn đó không đem lại hiệu quả nhưng nếu thị trường nhất thiết phải phân đoạn mà doanh nghiệp lại không tiến hành thì việc kinh doanh chắc chắn sẽ không thể thành công.
Lựa chọn thị trường trọng điểm.
Như trên đã phân tích, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng bị giới hạn bởi năng lực có hạn và sự khống chế của môi trường bên ngoài Doanh nghiệp sẽ không thể tham gia vào tất cả các đoạn thị trường ngay cả khi nhu cầu của các phân đoạn này phù hợp với mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh Điều này buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc, tính toán lựa chọn một đoạn thị trường thích hợp nhất Thị trường trọng điểm hay thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng có cùng nhu cầu và mong muốn mà Công ty có thể đáp ứng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh và có khả năng khai thác tốt nhất.
Những căn cứ để doanh nghiệp tiến hành lựa chọn là:
Trang 6+ Quy mô đoạn thị trường phải phù hợp với khả năng khai thác của doanh nghiệp và có tốc độ tăng trưởng cao Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố này là doanh số bán, tốc độ tăng doanh số, mức lãi và các yếu tố tác động đến nhu cầu.
+ Những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho kinh doanh trên các đoạn thị trường đó Nói cách khác đó là mức độ hấp dẫn của các đoạn thị trường, mức độ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng, sự đe doạ của các sản phẩm thay thế
+ Khả năng nguồn lực và mục tiêu kinh doanh của Công ty, doanh nghiệp sẽ không lựa chọn thị trường trọng điểm đó nếu khả năng nguồn lực của doanh nghiệp không cho phép hoặc không phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp Sau khi lựa chọn thị trường trọng điểm từ những phân đoạn thị trường, doanh nghiệp tiến hành xây dựng các chiến lược Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng Có ba cách tiếp cận thị trường trọng điểm của doanh nghiệp: cách tiếp cận thị trường đơn giản, cách tiếp cận thị trường phức tạp và cách tiếp cận thị trường chấp nhận được, ứng với mỗi cách tiếp cận có thể đưa ra các chiến lược Marketing: chiến lược Marketing tập trung, chiến lược Marketing phân biệt và chiến lược Marketing không phân biệt.
* Chiến lược Marketing hỗn hợp của công ty Goldstar Việt Nam:
Đặc điểm thị trường của Công ty.
Đối với thị trường phần mềm rất rộng bao gồm xuất khẩu, gia công, phần mềm nội địa Mỗi thị trường lại chia các phân khúc: phần mềm hoạt động theo ngành, lĩnh vực,… như phần mềm điều khiển, phần mềm viên thông, ….Nhưng ở đây chỉ xét đến phân đoạn nhỏ của thị trường phần mềm của công ty CP Goldstar Việt Nam là phần mềm quản lý trong doanh nghiệp như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, ….và bộ phần mềm tích hợp cho quản trị doanh nghiệp lớn nhất là bộ phần mềm quản trị và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (Enterprise resource planning)
Nguồn cung cấp: Công ty CP goldstar Việt Nam cũng giống như các công ty
phần mềm khác phát triển bắt đầu từ phần mềm kế toán, phần mềm quản lý khách
Trang 7hàng,…phát triển bằng những công nghệ miễn phí của microsoft Với đặc điểm của phần mềm là phát triển sản phẩm 1 lần và khai bán khai thác ứng dụng nhiều lần cho doanh nghiệp mà không bị mất phí phát triển nữa Với nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp khách hàng do sự phát triển cả về quy mô cũng như về lĩnh vực hoạt động đòi hỏi sự tích hợp các bô phần mềm đơn lẻ lại đáp ứng mọi nhu cầu của các phòng ban tại khách hàng Trước nhu cầu rất lớn đó hình thành chia đoạn thị trường doanh nghiệp khách hàng thành ba lớp là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn và tập đoàn vì vậy đã hình thành cuộc chạy đua về phát triển sản phẩm cấp cao hơn là bộ ERP Với lợi thế là tìm được công nghệ độc đáo 1C enterprise và chưa xuất hiện ở thị trường Goldstar Việt nam đã phát triển thành công sản phẩm ERP này và trở thành công ty đầu tiên phát triển ở việt nam cung cấp cho thị trường nội địa với chi phí thấp nhất
Thị trường tiêu thụ.
Với việc phát triển thành công bộ ERP đã cho phép Goldstar Việt Nam mở rông đối tượng khách hàng của mình ở quy mô doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng
so với khu vực và thế giới vì vậy đây sẽ là mục tiêu của các công ty đa quốc gia tuy nhiên các công ty này vào thị trường việt nam cũng găph không ít các vấn đề khó khăn như ngôn ngữ sử dụng, độ thích ứng với đặc thù nghành nghề của đơn vị khách hàng, luật pháp và văn hóa của việt nam (luật tài chính kế toán,…) Mỗi một công
ty trong nước đều phải chuẩn bị tốt để đối phó với những khó khăn trong tương lai
và hoàn toàn có thời gian để chuẩn bị.
Đặc điểm các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty.
Trong những năm qua do tốc độ phát triển rất nhanh nhưng với sự phát triển thành công bộ sản phẩm ERP đầu tiên của goldstar việt nam dẫn tới lợi thế rất lớn của mình ở phân đoạn thị trường doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn (được đánh giá theo tiêu chí: vốn điều lệ, chuẩn mực kế toán áp dụng,… ) do đó Goldstar Việt Nam
Trang 8rất ít đối thủ cạnh tranh với Công ty ở thời điểm hiện tại Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các Công ty hoạt động trên lĩnh vực phần mềm cùng đối tượng khách hàng với goldstar việt nam như:
Chiến lược phát triển của Công ty CP goldstar Việt Nam.
Căn cứ vào phương hướng chiến lược phát triển ngành công nghệ thông tin, căn cứ vào kế hoạch phát triển: “kết thúc vòng đời sản phẩn phần mềm đơn lẻ vì cũng sắp đến thời điểm bão hòa, Goldstar việt nam phát tán miễn phí sản phẩm đơn
lẻ cho những doanh nghiệp nhỏ nhằm phát hiện doanh nghiệp khách hàng tiềm năng tầm trung và doanh nghiệp có quy mô lớn như tổng công ty, tập đoàn ”, căn cứ vào
kế hoạch phát triển của ngành giai đoạn tới, căn cứ vào nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế, với chức năng nhiệm vụ của mình, Công ty Goldstar Việt Nam và đề ra phương hướng phát triển trong thời gian tới là:
+ thông qua các kênh đại lý để chuẩn hóa tiêu chuẩn chuyển giao, đào tạo tư vấn sau đó để caqcs đại lý tư vấn trực tiếp các doanh nghiệp khách hàng và chuyển giao cho khách hàng, Goldstar Việt Nam miễn phí 100% cho các đại lý nhằm phát triển và định vị thương hiệu
Trang 9+ Tiếp tục đưa đưa lên phương tiện thông tin đại chúng như báo trí, internet, truyền hình,… phát tán miễn phí, còn đối với đại lý sẽ nâng cao tay nghề để nâng cấp cho khách hàng làm theo yêu cầu đặc thù ngành nghề khách hàng.
+ Công bố và thâm nhập thị trường mới bằng bộ sản phẩm tích hợp ERP + Tăng cường công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mở rộng thị trường trong nước và quốc tế sau khi đã chiếm được các doanh nghiệp khách hàng ở quy mô nhỏ với các phần mềm đơn lẻ.
+ Chuẩn hóa từng modul trong bộ ERP chia tách và nâng cấp cho khách hàng doanh nghiệp có quy mô nhỏ phát triển thành doanh nghiệp khách hàng có quy mô vừa.
Mục tiêu Marketing của Công ty trong thời gian tới.
Trong thời gian tới, (2011-2012) Công ty có các chính sách gia tăng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo vệ uy tín và phát huy thế mạnh của Công ty Cụ thể đó là:
+ Đối với phần mềm thì chỉ phát triển 1 lần sau đó có thể bán ứng dụng nhiều lần mà không mất chi phí nguyên vật liệu giống như các ngành sản xuất khác vì vậy dùng phần mềm đơn lẻ: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý khách hàng,….để phát tán dưới dạng miễn phí nhằm chiếm thị phần và Tăng cường hệ thống các đại lý, cộng tác viên ngũ nhân viên bán hàng đông đảo, năng động nhiệt tình phân bố rộng rãi khắp toàn quốc Ngoài ra, Công ty cần thiết lập kênh phân phối vươn tới các thị trường trong khu vực.
Cây mục tiêu của Công ty.
Trang 10- Mục tiêu của chiến lược Công ty và chiến lược kinh doanh : Định vị sản phẩm; Phát triển sản phẩm mới; Nhãn hiệu sản phẩm Bao bì đóng gói ; Các lĩnh vực khác.
Mục tiêu của chiến lược giá : Định giá cho sản phẩm; Cách thức định giá; Phân biệt giá; Điều chỉnh giá; Các lĩnh vực khác.
- Mục tiêu của chiến lược phân phối : Thiết kế kênh phân phối; Tổ chức và quản lý kênh Các quyết định về phân phối sản phẩm; Các lĩnh vực khác.
- Mục tiêu của chiến lược xúc tiến hỗn hợp : Quảng cáo; Khuyến mại; Tổ chức
và tham gia hội chợ, triển lãm.
III Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Goldstar Việt Nam
3 Phân tích SWOT
3.1 Điểm mạnh (Strengths)
- Chứng nhận bản quyền sản phẩm
- Giải thưởng đạt được các năm (đặc biệt giải thưởng cúp vàng sản phẩm, dịch
vụ suất sắc 2009, giải thưởng sao khuê 2010, Giải thưởng nhân tài Đất Việt)
- Thị trường phần mềm đang phát triển sôi động, chưa định hình rõ dệt thị phần của các công ty phần mềm
- Được khách hàng hiện tại đánh giá là sản phẩm tốt, ổn định
- Lợi thế chi phí thấp do đặc thù ngành nghề mang lại,
- Khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài nguyên công nghệ hiện có,
- Kỹ thuật chắc, có chiều sâu và tinh thần làm việc tốt;
- Cần ít vốn để đầu tư thêm,
- Có sự cộng hưởng từ hoạt động từ đối tác của GSVN (Nhà phân phối bán bản đóng gói)
- GSVN đã đảm bảo tốt tốc độ phát triển khách hàng, đạt tương hiệu và có ảnh hưởng từ khách hàng quy mô lớn (Đạt giá trị thương hiệu nhất định)
- GSVN là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam phát triển thành công bộ phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP
3.2 Điểm yếu (Weaknesses)
- Không có bảo hộ bằng sáng chế, cơ chế luật pháp chưa rõ ràng với ngành Côngnghệ thông tin,