PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT TRONG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨMCỦA NHÃN HÀNG SABECO Kênh phân phối là: những phương cách được nhà sản xuất/nhà cung cấp quyết định và chọn lọc để đưa hàng hoá sản ph
Trang 1PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT TRONG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
CỦA NHÃN HÀNG SABECO
Kênh phân phối là: những phương cách được nhà sản xuất/nhà cung cấp quyết định
và chọn lọc để đưa hàng hoá sản phẩm và dịch vụ ra thị trường mục tiêu sao cho hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất
- Kênh phân phối là một phần rất quan trọng trong những nỗ lưc tiếp cận thị trường của doanh nghiệp Loại kênh phân phối mà các công ty chọn có thể là trực tiếp (bán thẳng đến người sử dụng sau cùng) hoặc gián tiếp (bán thông qua người trung gian, nhà phân phối, nhà buôn sĩ đến người bán lẻ) hoặc chuyên nghành (bán thông qua kênh riêng biệt chuyên nghành cùng các sản phẩm dịch vụ khác)
Kênh phân phối có thể giúp nhà sản xuất xây dựng, phát triển thương hiệu và thị phần Chú trọng phát triển và bán hàng qua kênh phân phối đem lại hiệu quả cao và là
hướng đầu tư đúng đắn cho các doanh nghiệp Dựa trên những nền tảng lý thuyết
trên theo tôi Tổng công ty Bia – Rượu – NGK SABECO là một trong nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang thực thi rất hiệu quả và tạo được sự khác biệt thông qua
kênh phân phối Thông qua mạng lưới phân phối phủ khắp toàn quốc của mình SABECO đã chiếm lĩnh 35% thị phần bia Việt Nam
2.1 Giới thiệu về tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn Sabeco
- Ra đời cách đây hơn 30 năm, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, SABECO đã không ngừng đổi mới, phát triển để trở thành tập đoàn hàng đầu trong ngành hàng bia Việt Nam với các thương hiệu nổi tiếng 333, Saigon Special, Saigon Export, Saigon Lager Sự thành công của SABECO có được nhờ những đổi mới chiến lược phát triển tổng thể mang tính dài hạn trên các lĩnh vực tài chính, đầu
tư xây dựng cơ bản, phát triển năng lực sản xuất, xây dựng hệ thống phân phối, mở rộng và phát triển thị trường, đầu tư mang tính chiến lược và chuyên nghiệp về thương hiệu, đầu tư vào hệ thống nhân sự, xây dựng các giá trị văn hoá của Công ty Phát triển có tầm nhìn, có chiến lược và luôn thể hiện là thương hiệu mạnh đại diện cho ngành bia, rượu, nước giải khát của Việt Nam, SABECO đã liên tục tăng trưởng
Trang 2với tốc độ cao, đang và sẽ trở thành một biểu tượng cho sự không ngừng vươn lên của nền kinh tế năng động Việt Nam
- Tiền thân của Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn - SABECO
là một Nhà máy sản xuất bia của tư bản Pháp được xây dựng từ những năm 1875 Từ năm 1992, với uy tín trong nước, sản phẩm bia Sài Gòn đã vươn ra thị trường quốc tế với trên 15 Quốc gia trong đó chinh phục các thị trường khó tính: Nhật Bản, Ôxtrâylia, Mỹ, EU, Singapore, HongKong,… Vào năm 2000, Công ty Bia Sài Gòn là doanh nghiệp sản xuất bia đầu tiên của Việt Nam đạt và vượt mốc sản lượng 200 triệu lít/năm và trở thành doanh nghiệp sản xuất bia có quy mô lớn nhất cả nước
- Kể từ 2004, SABECO đã có những thay đổi có tính chất bước ngoặt và thực hiện chiến lược tăng trưởng nhanh nhằm giữ vững vị thế số 1 trên thị trường trong nước SABECO đã chiếm khoảng 35% thị phần nội địa, với tốc độ tăng trưởng sản lượng của ngành bia (do Bộ Công Nghiệp dự báo) khoảng 15%/năm, ngành bia của SABECO tốc độ tăng trưởng sản lượng tốt hơn rất nhiều tốc độ tăng trưởng chung của ngành, đạt khoảng trên 20%/năm trong giai đoạn 2004 - 2006 Bia Saigon, Bia
333 ngày nay là thương hiệu bia số 1 Việt Nam xét về sản lượng, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, hệ thống phân phối và uy tín thương hiệu
- Với mục tiêu phát triển thương hiệu để xây dựng lòng tin, niềm tin và tình yêu của khách hàng đối với các nhãn hiệu của mình, SABECO đã và đang có những bước đi vững chắc trong chiến lược đầu tư phát triển thương hiệu tại thị trường trong nước cũng như quốc tế Với tầm nhìn chiến lược của một tập đoàn đồ uống và thực phẩm lớn nhất của Việt Nam, ngang tầm Châu Á với ngành hàng bia làm chủ lực, SABECO đang và sẽ trở thành một biểu tượng cho sự không ngừng vươn lên của nền kinh tế năng động Việt Nam
2.2 Phân tích chiến lược Marketing của tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn Sabeco
Sabeco áp dụng chiến lược lợi thế về quy mô mở rộng thị trường
Phân tích SWOT
- Điểm mạnh:
+Thị phần chiếm tới trên 40%
Trang 3+Kênh phân phối.
+ Đã xây dựng được thương hiệu trong nước
+ Dịch vụ chuyên nghiệp
+ Kỹ năng quản lý
+ Chính sách nhân viên
- Điểm yếu:
+ Chưa xâm nhập được nhiều vào thị trường miên bắc do chưa hợp gu bia người tiêu dùng
+ Bộ máy quản lý và Maketing chưa đủ mạnh
- Thách thức:
+ Trở thành thương hiệu quốc tế
+ Trở thành tập đoàn đồ uống Việt Nam
- Cơ hội:
+ Giữ vị trí dẫn đầu tại Thị trường Việt Nam
2.3 Tổng quan về thị trường Bia ở Việt nam
- Mặc dù dự báo tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,9% trong năm 2009, giảm so với mức trung bình ấn tượng hàng năm là 7,2%/năm của 10 năm trước đây nhưng tình hình kinh doanh bia ở Việt Nam vẫn vượt mức dự kiến Dự báo mức tăng trưởng kinh doanh của ngành bia trong nước về mặt số lượng sẽ đạt từ 4,5%/năm trở lên trong ngắn hạn kể từ năm 2009 trở đi
- Một báo cáo gần đây của các nhà nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy, môi trường kinh tế toàn cầu chưa có nhiều triển vọng sáng sủa rõ nét và sự giảm nhu cầu đang tạo thế nặng đối với nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Việt Nam, do đó cũng có ảnh hưởng xấu tới triển vọng tăng trưởng của các ngành sản xuất phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trong đó có ngành công nghiệp đồ uống Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng gần đây đã giảm xuống mức 84,5 điểm, từ mức 97,1 điểm vào tháng 10/2008, và có tác động mạnh tới các mặt hàng thực phẩm và đồ uống không thiết yếu Mặc dù vậy, người tiêu dùng Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những nhóm lạc quan nhất trên thế giới khi cho rằng Việt Nam có thể thoát khỏi tình trạng suy giảm kinh tế hiện tại trước thời điểm cuối năm 2009 Điều này tạo
Trang 4nên những cơ sở lạc quan cho phát triển các ngành sản xuất phục vụ tiêu dùng ở Việt Nam, trong đó có ngành sản xuất bia
- Cuối quý II năm nay, các nhà sản xuất bia trong nước hiện đã đề cập đến khả năng gấp đôi lượng hàng cung cấp cho thị trường so với cùng kỳ năm 2008 đồng thời tăng giá bán lẻ do xét thấy thị trường đang có nhu cầu mạnh đối với các sản phẩm bia nội địa và liên doanh Vào tháng 6/2009, đơn vị sản xuất bia lớn thứ 2 của Việt Nam là Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cho biết, họ đã tăng công suất sản xuất hàng ngày từ 160.000 lít lên 180.000 lít với sản lượng đạt tới 200.000 lít vào một số ngày có mức tiêu thụ cao điểm
- Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay là 18 lít/năm, bằng 1/2 so với Hàn Quốc và bằng 1/6-1/7 so với Ireland, Đức, Séc Tuy nhiên, mức này
dự kiến sẽ đạt tới 28 lít/năm vào năm 2010, hứa hẹn một tiềm năng lớn cho ngành công nghiệp sản xuất bia trong nước Điều này là nhờ triển vọng nền kinh tế đất nước đang nhanh chóng thoát dần khỏi khủng hoảng, mức thu nhập của người dân tăng lên cộng với sự thay đổi tập quán uống (chuyển từ uống rượu tự nấu sang uống bia) của người dân ở nhiều vùng nông thôn… Bên cạnh đó, dự báo quy mô dân số của Việt Nam sẽ tăng lên 100 triệu người vào năm 2023 và ổn định ở mức 120 triệu dân Điều này cũng góp phần khiến ngành công nghiệp bia của Việt Nam tăng quy mô thị trường, từ đó đẩy mạnh lượng và doanh số tiêu thụ
- Thực tế cho thấy, cùng với tốc độ gia tăng dân số nhanh và vững, sản lượng bia ở Việt Nam cũng đã tăng theo, từ mức 1,29 tỷ lít năm 2003 lên 1,37 tỷ lít năm 2004; 1,5 tỷ lít năm 2005; 1,7 tỷ lít năm 2006; 1,9 tỷ lít năm 2007 và trên 2 tỷ lít năm 2008
Dự báo đến năm 2010, tổng sản lượng bia trong nước ước đạt 2,7 tỷ lít, tăng 45% so với năm 2007 và tăng hơn con số 2,5 tỷ lít do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ước tính vào thời điểm năm 2004 tại Quy hoạch tổng thể phát triển ngành bia đến năm 2010
- Hiện nay, Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm; 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm và
có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm
Trang 5- Hai hãng hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp bia của Việt Nam hiện nay là Sabeco và Habeco, chiếm giữ khoảng 50% thị phần, trong đó Sabeco chiếm khoảng 35% thị phần, Habeco khoảng 15% thị phần bia cả nước Hai hãng này vẫn đang tiếp tục có những kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ trong nước, tạo thế cạnh tranh lớn trên thị trường và phục vụ xuất khẩu Tính đến đầu tháng 7/2009, Tổng Công ty Cổ phần Bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã sản xuất, tiêu thụ 406,6 triệu lít bia; tổng doanh thu đạt 6.603 tỷ 486 triệu đồng Ngoài thị trường trong nước, SABECO còn xuất khẩu các sản phẩm bia sang châu Âu, Nhật Bản, Ðài Loan (Trung Quốc), Australia, Cam-pu-chia… Theo kế hoạch cả năm 2009, SABECO tự sản xuất 360 triệu lít bia gồm bia chai 450, bia chai 355 và bia lon 333 và cùng hợp tác liên kết sản xuất 490 triệu lít các loại Tổng doanh thu cả năm ước đạt 13.479 tỷ 021 triệu đồng Dự kiến đến năm
2010, riêng Habeco và Sabeco đã có sản lượng khoảng 1,9 tỷ lít/năm, chiếm 60% công suất sản xuất bia cả nước
- Ngoài hai đại gia trên, các hãng bia trong nước và nhiều hãng nước ngoài cũng tích cực trong việc mở rộng sản xuất và tiếp thị bia tới thị trường đầy hấp dẫn ở Việt Nam với nhiều dự án có quy mô lớn
2.4 Hệ thống phân phối của tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn Sabeco
- Từ lâu, Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (SABECO) đã được biết đến
là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của ngành Đồ uống Việt Nam Và nguyên nhân tạo nên thành công đó, không thể không kể đến sự năng động trong việc mở rộng thị trường Chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu Bia Sài Gòn đã được khẳng định, và một hệ thống phân phối được phủ rộng trên 40 tỉnh, thành trong cả nước
- Để giữ vững vị trí dẫn đầu của mình, SABECO vừa tung ra chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu mới, gắn với chiến lược kinh doanh và marketing mạnh Ngân sách đầu tư cho việc khuyếch trương thương hiệu lên đến hàng trăm tỉ đồng mỗi năm Một loạt nhân sự giỏi, có nhiều kinh nghiệm marketing được tuyển dụng Hệ thống phân phối được cấu trúc lại trên cơ sở nghiên cứu mô hình hiện đại của các tập đoàn bia hàng đầu thế giới .Phát triển đồng bộ với chiến lược marketing và bán hàng là
Trang 6một chiến lược nâng cao năng lực sản xuất Bên cạnh một loạt các nhà máy mới với công nghệ tiên tiến của nước ngoài được triển khai xây dựng, SABECO còn liên kết với các nhà máy bia địa phương, hình thành một hệ thống sản xuất bia Sài Gòn xuyên suốt từ Nam ra Bắc Đặc biệt là với hai nhà máy tại Phú Thọ và Hà Nam, SABECO
đã thể hiện quyết tâm đưa Bia Sài Gòn ra thị trường miền Bắc một cách nhanh nhất, nhiều nhất trong khả năng có thể
- Hướng đẩy mạnh xuất khẩu thương hiệu bia Sài Gòn ra thế giới còn là một giải pháp quan trọng để SABECO giảm bớt “nhiệt” trên thị trường nội địa và là một vấn
đề cân nhắc khi lựa chọn đối tác chiến lược Rõ ràng, trong tương lai, khi thời kỳ tăng trưởng vàng của ngành bia qua đi, xuất khẩu sẽ là hướng đi cho các thương hiệu bia nội địa như SABECO Mặc dù hiện tại thị trường xuất khẩu của tổng công ty còn khiêm tốn với 18 quốc gia trên 5 châu lục, nhưng SABECO đã và đang đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm của mình ra thị trường ngoài nước
- Vào năm 2006, SABECO đã cấu trúc lại hệ thống phân phối trên cơ sở phân phối khi nghiên cứu mô hình hiện đại của thế giới và thành công của các tập đoàn bia hàng đầu thế giới Cụ thể, đại diện nhà sản xuất- Công ty Thương mại – Dịch vụ Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (công ty mẹ) - gắn kết quyền lợi với khách hàng là các đại lý cấp 1 (công ty con) trong việc tham gia góp vốn thành lập 9 công ty cổ phần thương mại tại 9 tỉnh, TP trọng điểm thuộc miền Trung, cao nguyên, miền Đông và miền Tây Nam Bộ Chín công ty cổ phần thương mại được hình thành trên cơ sở thay thế 36 chi nhánh phân phối nằm rải rác khắp cả nước Mạng lưới phân phối mới đã và đang mở rộng, phủ kín toàn quốc, với sự tham gia trực tiếp của khách hàng để sản phẩm có thể đến người tiêu dùng nhanh và thuận lợi nhất Đồng thời SABECO cũng đặt ra quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu đạt sản lượng 1,2 tỷ lít bia các loại vào năm 2010; chiếm giữ khoảng 40% thị phần trong nước và trở thành hãng bia hàng đầu khu vực Đông Nam Á; nằm trong top 5 của châu Á, vượt qua vị trí 54/72 tập đoàn bia lớn nhất trong tổng số 1.200 nhà sản xuất bia trên thế giới
- Tiếp theo, để hệ thống phân phối hoạt động hiệu quả, Công ty đã chuẩn hóa 6 tiêu chí: Vốn, phương tiện vận chuyển, kho bãi, nhân sự, tâm huyết và nhà hàng hội quán
Trang 7Chỉ riêng với tiêu chí thứ 6, công ty quy định mỗi nhà phân phối có một nhà hàng, hội quán để giới thiệu và góp phần quảng bá sản phẩm, nhãn hiệu SABECO tạo phong cách Trải qua thời gian các hội quán này đã trở thành địa chỉ hấp dẫn, quen thuộc, gắn kết khách hàng với nhà phân phối Đến nay hầu hết các nhà phân phối đêu đáp ứng các tiêu chí và có tâm huyết, tập trung cao độ trong kinh doanh Các chính sách bán hàng, kiểm soát giá cả, nguồn hàng, chăm sóc khách hàng hợp lý đã giúp CBNV và khách hàng gắn bó với công ty
Biểu đồ sản lượng tiêu thụ
- Nhờ vào việc tái cấu trúc lại hệ thống phân phối năm 2006 mà 5 năm sau Sabeco đã đạt được các mục tiêu mà tổng công ty đề ra Kết thúc năm 2009, Sabeco đạt tổng doanh thu 14.956 tỷ đồng, bằng 111% kế hoạch năm, tăng 60% so với cùng kỳ Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.542 tỷ đồng, bằng 118% kế hoạch Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 895 triệu lít, bằng 105% kế hoạch đưa vị trí của Sabeco từ thứ 33 vươn lên vị trí thứ 21 tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới Với sản lượng tiêu thụ lớn nhất tại thị trường Việt Nam, hiện Sabeco chiếm thị phần trên 35% thị trường Ngày 27/11/2010 SABECO đã mở hội nghị khách hàng, mừng thành quả hoàn thành trước 1 tháng kế hoạch tiêu thụ 1 tỷ lít bia Sự kiện này đã tạo ấn tượng mạnh mẽ trong hệ thống phân phối của ngành Bia rượu – NGK Việt Nam
1.1) Thế nào là chiến lược Marketing phá cách: Chiến lược Marketing phá cách là
chiến lược mà thông qua những thay đổi về sản phẩm để có thể đáp ứng và khai thác những nhu cầu mới của khách hàng
Trang 8Để có thể áp dụng thành công chiến lược Marketing phá cách trong kinh doanh Doanh nghiệp cần đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
- Có những nhu cầu nào khác mà sản phẩm của doanh nghiệp có thể làm thỏa mãn nếu doanh nghiệp chú ý thay đổi nó?
- Có những nhu cầu nào khác mà doanh nghiệp có thể đưa thêm vào sản phẩm của doanh nghiệp để làm cho nó khác đi?
- Có những gì khác mà doanh nghiệp có thể đưa ra cho khách hàng hiện thời của mình?
- Có những khách hàng tiềm năng nào mà doanh nghiệp có thể đến được với họ bằng cách thay đổi sản phẩm của mình?
1.2) Dựa trên những nền tảng lý thuyết trên theo tôi Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP)
là một trong nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang thực thi rất thành công Chiến lược Marketing Phá cách: Khởi đầu từ một cở sở sản xuất bia với thương hiệu Bia
Bến Thành chuyên phục vụ người có thu nhập trung bình thấp, ngày nay Tân Hiệp Phát đang sở hữu hàng loạt sản phẩm đa dạng từ nước tăng lực Number One, trà xanh Không độ, nước giải nhiệt, nước hoa quả ép… Sản phẩm đánh dấu sự thành công vượt trội nhất của Tân Hiệp Phát trên thị trường là khi họ tung ra trà xanh Không độ với câu slogan không thể hay hơn "Giải nhiệt cuộc sống" Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát là những sản phẩm đột phá và mang tính phá cách cao phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường
Tân Hiệp Phát là một cái tên được người ta nhắc đến với tư cách là một thương hiệu Việt có tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm và là 1 doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện Chiến lược Marketing Phá cách khá thành công Các phân tích dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về Chiến lược Marketing Phá cách của Tập đoàn Tân Hiệp Phát
1.2.1 Chiến lược Marketing của Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP)
Một doanh nghiệp khác mà khi nhắc đến tên, có thể khách hàng sẽ không thấy quen thuộc, nhưng chỉ cần nghe đến những sản phẩm của họ, thì đã quá nổi tiếng: Đó là Tập đoàn Tân Hiệp Phát với Trà xanh Không độ, Nước tăng lực Number 1, và gần
Trang 9đấy nhất là Trà thảo mộc Dr.Thanh đang làm nên một “cơn sốt” mới trên thị trường Theo TS Trần Quý Thanh - Tổng giám đốc Tập đoàn, thì có 5 lĩnh vực quan trọng
mà Tập đoàn đã tập trung để mở rộng thị trường, đó là người tiêu dùng, khách hàng, truyền thông, sự sẵn có của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và điều cuối cùng nhưng không kém quan trọng, đó là triển khai
- Về người tiêu dùng : Tất cả chúng ta đều biết rằng người tiêu dùng là Thượng Đế
trong hoạt động kinh doanh của chúng ta Chúng ta thành công hay thất bại thì cuối cùng người quyết định vẫn là người tiêu dùng Chúng ta cố gắng phát hiện ra các nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng để mà chúng ta có thể thương mại hóa nhu cầu này Sản phẩm Trà Xanh Không Độ chai PET uống liền là một ví dụ tuyệt vời về nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng đã được THP biến thành một cơ hội kinh doanh Uống trà chiếm một vị trí rất quan trọng trong văn hóan ẩm thực của người Việt Nam Bước kế tiếp, THP đã sản xuất sản phẩm Trà uống liền trong một chai PET tiện dụng sau khi THP quan sát được sự thay đổi trong phong cách sống ngày càng mang tính
di động và nhu cầu ngày càng lớn hơn đối với các sản phẩm thức uống có lợi cho sức khỏe
- Về Khách hàng : Khách hàng là đối tác cực kỳ quan trọng bởi vì họ trữ hàng hóa
của chúng ta để bán Sẽ không có các hoạt động marketing thành công nếu như chúng
ta không xem xét đến tác động của các hoạt động đó trên khách hàng
Các nhãn hàng cuả Tân Hiệp Phát phải cạnh tranh rất gay gắt với các công ty Việt Nam và cả các công ty nước ngoài Tại công ty Tân Hiệp Phát, chúng tôi có một bộ phận tập trung toàn diện vào việc chăm sóc khách hàng THP đối xử với tất cả các khách hàng của mình như các đối tác kinh doanh thật sự
- Về Truyền thông : Tân Hiệp Phát tin rằng chỉ bán các sản phẩm cao cấp, chất
lượng tuyệt hảo nên THP phải truyền thông cho mọi người biết về hình ảnh và các lợi ích của nhãn hiệu Điều này cực kỳ quan trọng do đó THP đã đầu tư không ít vào truyền thông Mức độ gia tăng chi phí quảng cáo của THP trong một vài năm trước rất đáng kể.Năm ngoái, Tân Hiệp Phát nằm trong số 5 công ty quảng cáo mạnh nhất tại Việt Nam và THP sẽ còn tiếp tục tăng chi phí quảng cáo của mình trong năm
2009
Trang 10- Về chất lượng sản phẩm và tính sẵn có của sản phẩm: Tại Tân Hiệp Phát đã đối
mặt với nhiều trường hợp hết hàng ( out of stock ), nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp của THP Do vậy THP cần đảm bảo tiếp tục duy trì sự hiện diện của sản phẩm với cùng một tiêu chuẩn chất lượng tuyệt hảo mọi lúc mọi nơi.Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát phải là những sản phẩm đột phá và mang tính phá cách cao phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường
- Về việc triển khai thực hiện : Tân Hiệp Phát có một đội ngũ được tổ chức bài bản,
nhanh chóng đưa hàng ra thị trường trong một thời gian ngắn Việc tung sản phẩm phải diễn ra đúng thời điểm để có thể tối đa hóa mức độ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và thị trường cả nước Mục tiêu, vai trò nhiệm vụ và chức năng đã được thiết lập cụ thể để đảm bảo mọi người làm việc đồng bộ
1.2.2 Các sản phẩm độc đáo và phá cách của Tập đoàn Tân Hiệp Phát
- Nước tăng lực Numberone: Number One là một ví dụ về một công ty định vị
thành công thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực nước tăng lực đóng chai Được công bố là nước tăng lực đóng chai đầu tiên tại Việt Nam, Number One đã tiếp cận mọi người tiêu dùng dựa vào kênh phân phối lan rộng và giá thành phù hợp Kỹ thuật đóng chai góp phần vào sự khác biệt của nó so với các loại nước uống tăng lực khác
và làm tăng sự nhận biết của người tiêu dùng về nhãn hiệu Number One Chỉ sau bốn năm, dòng sản phẩm Number One đã chiếm được 65% thị trường nước tăng lực đóng chai, với sự nhận biết thương hiệu lên đến 80% và tiếp tục tăng thêm 20% thị trường nước tăng lực đóng chai Đây quả là một thành công kinh ngạc Sự thành công của Number One dựa vào sự đánh giá chính xác tình hình và nhu cầu của thị trường, cả trong việc đầu tư và thực hiện các chiến lược thích hợp trong việc sản xuất các sản phẩm chất lượng, phân phối mạnh và chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả
Ngay khi ra mắt, Number 1 đã trở thành một phần trong nhu cầu không thể thiếu của xã hội hiện đại, nơi mà con người luôn phải chuẩn bị sẵn sàng một nguồn năng lượng mạnh mẽ để theo kịp nhịp độ hối hả của cuộc sống
Ra đời dưới dạng chai thủy tinh với giá cả hợp lý, mở rộng được đối tượng tiêu dùng, Number 1 đã lập nên một bước tiến đáng nể của một doanh nghiệp Việt Nam khi chiếm lĩnh thị phần đang nằm trong tay các hãng nước tăng lực nước ngoài và