Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH CHIYODA INTEGRE Việt Nam (Trang 46)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CHIYODA INTEGRE VIỆT NAM

3.1.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Do đặc thù kinh doanh nên vốn cố định chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nên hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty nói chung.

Công ty cần lập kế hoạch theo dõi tình hình sử dụng nguồn vốn cố định để đảm bảo nguồn vốn của Công ty đang được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả. Lập kế hoạch đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết đối với quá trình sản xuất, khấu hao tài sản cố định hàng năm. Kế hoạch này phải xác định rõ nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, xác định số lượng, giá trị của từng loại tài sản cố định tăng, giảm trong năm, phân tích cụ thể tài sản cố định do doanh nghiệp đầu tư và lụa chọn phương pháp khấu hao thích hợp. Cụ thể:

Tăng cường đổi mới TSCĐ: vì là công ty sản xuất nên Công ty cần thường xuyên

đổi mới, thay thế thiết bị, tài sản cố định cũ, hư hỏng, đặc biệt là máy móc thiết bị văn phòng vì chúng có độ hào mòn khá cao. Việc thay thế các thiết bị kiểm soát và kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết bị văn phòng có thể tiến hành cho mỗi loại máy móc thiết bị khi chúng được khấu hao hết giá trị và đánh giá được tốc độ phát triển của sản phẩm qua đó xác định mức độ khấu hao của từng tài sản.

Tìm kiếm nguồn tài trợ cho đầu tư, đổi mới cho TCSĐ: Tuy là Công ty 100% vốn

nước ngoài, có lượng vốn khá hùng hậu nhưng để có thể thường xuyên đầu tư, mua sắm các loại máy móc, thiết bị cần thiết thì Công ty vẫn cần phải có nguồn vốn tài trọ cho hoạt động này. Hiện nay, vốn tài trợ cho tài sản cố định của công ty gồm: vốn vay,

48

vốn tự có và bổ sung, vốn khác. Hàng năm Công ty phải tích cực huy động vốn từ các nguồn như vốn vay tín dụng dù phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định nhưng đây là biện pháp duy nhất để Công ty có thể đáp ứng đưuọc nhu cầu đầu tư tài sản cố định, máy móc cho công ty vì vốn điểu lệ của Công ty không thay đổi qua 3 năm điều đó chứng tỏ trong 3 năm qua Công ty không tự bổ sung thêm vốn. Đối với tài sản là nhà cửa, kiến trúc không trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần phân định riêng phần giá trị của tài sản này.

Thanh lý một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình sản xuất: Trong nguồn lực tài sản cố định của Công ty, ngoài những tài sản của

Công ty đầu tư, mua sắm trong những năm gần đây bằng nguồn vốn mà Công ty tự huy động còn có những tài sản đã quá cũ, những tài sản này đã không còn phù hợp với tốc độ sản xuất hiện nay. Vì vậy, xử lý nhanh chóng những tài sản đã quá cũ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng thêm hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh nói chung bởi đối với những tài sản đã quá cũ thì chi phí dành cho những tài sản đó thường rất cao, trong đó, chưa kể đến chi phí duy trì, bảo dưỡng. Điều này dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút và cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty đối với các công ty khách cùng ngành trên thị trường.

Đối với những máy móc, thiết bị đã quá cũ, việc không đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất cũng là vấn đề được đặt ra. Ngoài ra sự đảm bảo hoạt động thường xuyên của máy móc thiết bị cũng không ổn định sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, gây khó khăn cho công ty.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH CHIYODA INTEGRE Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)