2.3.2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty cần phải có một lượng vốn nhất định để duy trì sản xuất và phát triển hoạt động kinh doanh, giúp Công ty đứng vững trên thi trường. Hiện nay, cơ cấu nguồn vốn của Công ty có hai nguồn chính là nguồn nợ vay và nguồn vốn chủ sở hữu, vì vậy, để hiểu rõ hơn về tình hình đảm bảo nguồn vốn trong kinh doanh của Công ty Chiyoda Integre Việt nam, ta sẽ phân tích sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm.
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Nă 2 11 Nă 2 12 Nă 2 13
Số tiền % Số tiền Chênh
lệch % Số tiền Chênh lệch % Tổng ngu n vốn 11.106.278 100 12.163.235 1.056.957 100 15.216.933 3.053.698 100 N phải trả 5.759.445 51,86 5.777.016 17.571 47,50 7.121.994 1.344.978 46,80 VCSH 5.346.833 48,14 6.386.219 1.039.386 52,50 8.094.939 1.708720 53,20
(Nguồn: Số liệu tính toán được từ bảng cân đối kế toán năm 2011-2013)
Dựa vào bảng 2.3 ta thấy cơ cấu của Công ty không có sự chênh lệch đáng kể giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, hai thành phần này chiếm tỷ trọng gần như tương đương nhau trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Có mặt trên thị trường hơn 10 năm, Công ty đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường, tạo được niềm tin với ngân hàng, bạn hàng trong và ngoài nước nên nguồn vốn của Công ty ngày càng tăng. Nợ phải trả
hai năm 2011 và năm 2012 của Công ty tương đối ổn định chứng tỏ Công ty đã có biện pháp quản lý tốt nguồn nợ phải trả này. Tuy nhiên đến năm 2013, nợ phải trả tăng mạnh do trong năm này Công ty đã chiếm dụng một lượng lớn vốn từ nhà cung cấp, số tiền nợ của nhà cung cấp ( phải trả người bán), thuế phải nộp nhà nước tăng, phải trả nội bộ, phải trả người lao động tăng.
Nợ phải trả: Nợ phải trả của Công ty chỉ có nợ ngắn hạn là chủ yếu, Công ty đã áp dụng chính sách thận trong khi đi vay và chiếm dụng vốn, hơn nữa, để giảm các chi phí lãi vay cao công ty đã không lựa chọn hình thức vay nợ dài hạn. Các khoản nợ ngắn hạn tăng lên hàng năm cùng với đó là sự tăng lên của nợ phải trả. Phải trả người bán năm 2011 là 1.439.269 USD đến năm 2012 là 1.792.567 USD tăng 353.298 USD, sang năm 2013, phải trả người bán là 2.713.440 USD tăng 920.873 USD so với năm 2012. Điều này cho thấy Công ty đang chiếm dụng một số vốn khá lớn từ nhà cung cấp để cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Phải trả nội bộ năm 2011 là 2.424.187 USD đến năm 2012 là 1.938.973 giảm 485.214 USD, sang năm 2013 thì phải trả nội bộ là 2.341.674 USD tăng 402.701 USD so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong các năm 2012, 2013 Công ty cũng chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế nên vấn đề tài chính gặp chút khó khăn khiến các khoản nợ tăng lên. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác năm 2011 là 3.218 USD nhưng đến năm 2012 đã tăng mạnh lên 32.856 USD tăng đến 29.638 USD, tuy nhiên sang năm 2013 thì các khoản phải trả lại có xu hướng giảm, các khoản phải trả phải nộp khác của năm 2013 là 16.487 USD giảm 16.369 USD. Dù là Công ty 100% vốn nước ngoài, có nguồn VCSH mạnh nhưng nếu muốn mở rộng thị trường, Công ty vẫn cần một khoản vốn lớn bằng việc chiếm dụng những khoản vốn với chi phí lãi phải trả thấp.
Để có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Công ty, ta sẽ xem xét qua bảng 2.4: Chỉ tiêu đánh giá toàn bộ nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013.
Bảng 2.4: Chỉ tiêu đánh giá toàn bộ nguồn vốn giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu Nă 2 11 Nă 2 12 Nă 2 13
Số tiền Chênh lệch Số tiền Chênh lệch
Hiệu suất sử dụng vốn 1,70 1,94 0,24 1,88 (0,06) T suất l i nhuận vốn 0,03 0,09 0,06 0,12 0,03