Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 trường tiểu học đồng phú thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy

56 465 0
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 trường tiểu học đồng phú thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTiếng Việt là một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, được thể hiện qua 5 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Hiện nay chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học đang nhấn mạnh vào định hướng dạy học Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp. Dạy học theo quan điểm giao tiếp vừa giúp học sinh nắm được các kiến thức lí thuyết về tiếng việt, vừa giúp học sinh rèn luyện và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Chương trình Tiếng Việt nói chung, phân môn Luyện từ và câu lớp 5nói riêng có vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học.Phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu, sử dụng các câu thể hiện tình cảm, thái độ của mình trong những tình huống giao tiếp hàng ngày. Có rất nhiều phương pháp dạy học mới đang được triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó việc dạy học bằng sơ đồ tư duy là một phương pháp mới đang thu hút sự chú ý của nhiều người. Sơ đồ tư duy đã được ứng dụng rất nhiều và thành công trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống.Trên thực tế hiện nay, nhiều học sinh còn học tập một cách thụ động, máy móc theo khuôn khổ, chưa biết cách tư duy. Học sinh chỉ học gì biết đó chưa có sự liên hệ giữa các mạch kiến thức, nên các em chưa có được sự tư duy logic và có hệ thống.Để có thể giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu, kích thích hứng thú học tập của các em, thì sử dụng sơ đồ tư duy chính là một phương pháp học tập đạt hiệu quả cao. Học tập bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em nắm tri thức một cách có hệ thống, dễ nhớ, hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách khoa học, sâu sắc. Các em không chỉ học tốt các kiến thức trong sách vở mà còn nắm bắt được các kiến thức từ thực tế cuộc sống. Vì vậy nếu giáo viên giúp các em biết sử dụng SĐTD cũng có nghĩa là giúp các em có phương pháp học tập tốt nhằm nâng cao hiệu quả học tập.Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đồng Phú thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy”.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.2.1 Việc nghiên cứu và ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học trên thế giớiSơ đồ tư duy được mệnh danh là Công cụ vạn năng cho bộ não là phương pháp ghi chú để sáng tạo.Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 của thế kỉ XX, bởi Tony Buzan (ông sinh năm 1952 tại London). SĐTD được chính thức giới thiệu với thế giới lần đầu tiên vào mùa xuân năm 1957 với ấn bản của cuốn đi trước được mang tên sử dụng trí tuệ của bạn (Use Your Head). Ông đã xuất bản bộ sách dành cho trẻ em từ 7 15 tuổi gồm có các cuốn: Bí quyết học giỏi ở trường, các kĩ năng học giỏi, rèn luyện trí nhớ và khả năng tập trung. Trong các cuốn sách này Tony Buzan đã chỉ ra chìa khóa để có thể nhớ tốt là: Trí tưởng tượng và sự liên tưởng. Giới thiệu, hướng dẫn các em sử dụng SĐTD để học sao cho có hiệu quả. Bên cạnh SĐTD Tony Bzan còn giới thiệu cho các em bốn công cụ làm chủ trí nhớ, đó là: Cuốn phim kí ức, lâu đài hồi tưởng, và hai kĩ thuật ghi nhớ số: Dựa vào hình dạng để ghi nhớ con số và dùng từ đồng âm. SĐTD là một công cụ tư duy nền tảng. Nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Theo Tony Buzan thì Một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ, và Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho SĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo.Cùng với sự phát triển của thế giới thì SĐTD cũng đang rất phát triển và được sử dụng rộng rãi. Càng ngày số người sử dụng SĐTD càng tăng lên, cho đến hiện nay có khoảng hơn 250 triệu người trên thế giới đang sử dụng SĐTD vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: Lập kế hoạch, hội thảo, thuyết trình, kinh doanh, giáo dục…Giữa thập niên 70, Peter Russell đã làm việc chung với Tony Buzan và họ đã truyền bá kĩ xảo về Mind Map cho nhiều cơ quan quốc tế và học viện giáo dục.Năm 1975 Joyce Wycoff đã kết hợp chặt chẽ với Tony Buzan để phát triển SĐTD thành một công cụ tư duy hiệu quả. Trong cuốn Ứng dụng sơ đồ tư duy bà đã đưa ra hướng dẫn cụ thể trong hành trình khám phá khả năng của bộ não, khám phá bản thân đồng thời cung cấp những gợi mở thiết thực, có thể áp dụng tức thì, giúp chúng ta ghi nhớ, thuyết trình, học tập, lập kế hoạch … trong công việc cũng như cuộc sống bằng SĐTD.Adam Khoo là một triệu phú trẻ giàu nhất Singapore, doanh nhân và là nhà diễn giả hàng đầu của Châu Á, từ một học sinh cá biệt, có thành tích học tập kém cỏi đã vươn lên thành một học sinh giỏi toàn diện và thành công vang dội khắp Châu Á nhờ sử dụng thành công SĐTD. Trong cuốn sách Tôi tài giỏi bạn cũng thế Adam Khoo đã dạy cách sử dụng SĐTD trong học tập để đạt hiệu quả cao, tăng cường khả năng ghi nhớ của học sinh.JeanLuc Deleadriere với cuốn sách Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy trong cuốn sách này tác giả đã hướng dẫn cách sắp xếp các ý tưởng trong công việc, quản lí công việc hàng ngày, ghi chú hiệu quả, quản lí các dự án, lập sơ đồ tư duy bằng máy tính.Như vậy ta thấy được hiệu quả của SĐTD trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là trong giáo dục. SĐTD đang được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cả thầy cô giáo.2.2 Việc nghiên cứu và sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học ở Việt NamSĐTD đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới cách đây 2030 năm. Thế nhưng ở việt nam chỉ mới biết đến SĐTD trong những năm gần đây. Việc sử dụng SĐTD trong cuộc sống và học tập ở Việt Nam còn rất hạn chế, chưa được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt việc vận dụng SĐTD vào trong dạy học ở tiểu học nói chung và dạy học Tiếng việt nói riêng còn quá ít.Trong khi cả xã hội đang bức xúc với việc “ đọc – chép”, thói quen “ học vẹt” của học sinh thì việc sử dụng SĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực đã đem lại nhiều hiệu quả và lợi ích thiết thực.Năm 2010, dự án Việt – Bỉ với chuyên đề “ Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học” cũng đã giới thiệu tài liệu Dạy và học tích cực– Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Tài liệu này đã giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: phương pháp học tập theo góc, mảnh ghép, kĩ thuật khăn phủ bàn, đặc biệt là SĐTD.Trong nhưng năm gần đây TS Trần Đình Châu cùng các cán bộ nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam, dự án phát triển giáo dục kết hợp với vụ giáo dục Trung học và cục nhà giáo của bộ giáo dục và đào tạo các tỉnh đã đến các vùng miền trên khắp đất nước để nghiên cứu và nhân rộng phương pháp mới này.TS Trần Đình Châu và TS Đặng Thị Thu Thủy đã có nhiều bài báo cáo khoa học và xuất bản nhiều cuốn sách có liên quan đến SĐTD như: dạy tốt học tốt các môn học bằng sơ đồ tư duy, thiết kế SĐTD dạy – học môn Toán và cuốn dạy tốt – học tốt ở tiểu học bằng SĐTD. Ngay khi vừa được phát hành các cuốn sách này đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các nhà quản lí giáo dục, đội ngũ giáo viên, phụ huynh và các em học sinh. Năm 2010 ứng dụng SĐTD trong dạy và học đã được triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc và được nhiều giáo viên và học sinh hồ hởi tiếp nhận.Kết quả ban đầu cho thấy: Việc vận dụng SĐTD trong dạy học khắc phục được dần thói quen học vẹt, tư duy máy móc và dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết và nắm bắt vấn đề một cách sâu sắc, “ định vị trong đầu” được các kiến thức, sự kiện cơ bản, có cách nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, hệ thống, không chỉ học tốt các kiến thức trong sách vở mà còn nắm bắt được các kiến thức trong thực tế cuộc sống.Trước kết quả khả quan này, năm 2011 Bộ Giáo Dục – Đào Tạo đã quyết định đưa phương pháp dạy học bằng SĐTD là một trong năm chuyên đề dạy học tích cực được tập huấn cho 5000 giáo viên.Mặc dù vậy cho đến nay việc sử dụng SĐTD trong dạy học vẫn chưa được ứng dụng ở diện rộng và chưa thực sự trở thành một phương pháp phổ biến. Đặc biệt việc vận dụng SĐTD vào trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học vẫn chưa được trao đổi thảo luận nhiều, dù trên thực tế chúng ta cũng sử dụng không ít những kiểu sơ đồ cho giảng dạy.Có thể nói: Việc vận dụng SĐTD vào dạy học Tiếng Việt ở tiểu học vẫn đang là vấn đề khá mới mẻ. Vì vậy để cụ thể hóa phương pháp này trong giảng dạy Tiếng Việt, ứng dụng và triển khai trên diện rộng là vấn đề cần được tiếp tục bàn luận, trao đổi. Hơn nữa để nâng cao chất lượng dạy và học ở tiểu học thì con đường sử dụng SĐTD là một trong những con đường dạy học khá hiệu quả.Tất cả những nghiên cứu trên thế giới và trong nước nói trên một mặt là gợi mở, định hướng cho chúng tôi chọn đề tài này để tiếp tục nghiên cứu. Mặt khác những nghiên cứu đó góp phần quan trọng tạo nên nội dung của bài nghiên cứu. Trên cái nền tảng ấy chúng tôi nghiên cứu và đề xuất thêm những vấn đề mới. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn được góp phần vào việc cải tiến phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học ở Tiểu học nói riêng.3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Mục đíchĐề xuất quy trình sử dụng SĐTD và tổ chức cho học sinh sử dụng SĐTDtrong dạy học luyện từ và câu lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Giúp cho giáo viên có thêm một phương pháp dạy học mới góp phần cải tiến chất lượng bài dạy và nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện.3.2 Nhiệm vụXây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài.Quy trình sử dụng SĐTD và tổ chức cho học sinh sử dụng SĐTD trong dạy học luyện từ và câu.Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra kết quả nghiên cứu của đề tài.4. Phương pháp nghiên cứuĐể hoàn thành bài nghiên cứu này chúng tôi đã phối hợp sử dụng các phương pháp sau:4.1 Phương pháp phân tích lí thuyết Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xem xét, tìm hiểu những vấn đề có lí thuyết liên quan đến đề tài. Một số vấn đề cơ bản của lí thuyết SĐTD Vận dụng lí thuyết SĐTD vào dạy học LTVC ở lớp 5 Những lí thuyết mà chúng tôi nghiên cứu thông qua sách báo, tạp chí, văn kiện, nghị quyết của đảng và một số luận văn sau đại học...Chúng tôi vận dụng điều đó để xây dựng SĐTD của một số bài LTVC lớp 54.2 Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếuNhững phương pháp này chủ yếu dùng vào việc điều tra, khảo sát và xử lí các kết quả thu nhận được trong quá trình thực nghiệm. Đây là những phương pháp giúp chúng tôi có điều kiện nhìn nhận được những vấn đề được nghiên cứu trong bài nghiên cứu, có sự so sánh và đối chiếu lẫn nhau (cụ thể là lớp thực nghiệm và lớp đối chứng). Từ đó có thể rút ra những kết luận hợp lí, vừa có cơ sở lí luận, vừa có cơ sở thực tiễn. Tuy những con số đưa ra trong bài nghiên cứu chưa đạt đến độ chính xác tuyệt đối nhưng với những số liệu ấy, người đọc sẽ có phần tin cậy hơn về tính khả thi của vấn đề đưa ra trong bài nghiên cứu.4.3 Phương pháp khảo sát thực tếSau khi nghiên cứu những vấn đề lí thuyết , chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế. chúng tôi dùng phương pháp này để khảo sát về thực trạng sử dụng SĐTD trong dạy học LTVC lớp 5 Nếu không trực tiếp xúc, tìm hiểu thực tế thì những vấn đề đặt ra sẽ rất mơ hồ, tính chính xác không cao dẫn đến tính khả thi của các giải pháp đặt ra chắc chắn sẽ thấp. Vì thế mà trong đề tài này chúng tôi rất coi trọng phương pháp khảo sát thực tế. Đấy được coi là phương pháp chủ đạo để điều chỉnh, đưa ra các biện pháp để học sinh học tập hiệu quả.4.4 Phương pháp thực nghiệmĐây là một phương pháp rất quan trọng không thể thiếu khi đi vào nghiên cứu đề tài này. Phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm tra khả năng ứng dụng thực tiễn và tính khả thi của những vấn đề đưa ra trong bài nghiên cứu.Phương pháp thực nghiệm thể hiện ở cách thức tiến hành thực nghiệm. Vì vậy, nếu biết vận dụng phương pháp này một cách tối ưu thì sẽ thu được kết quả thực nghiệm tốt. Kết quả này lại là cơ sở thực tế củng cố cho những đề xuất ở chương 2. Có thể nói rằng: Thực nghiệm vừa là phương pháp thức cứu vừa là nội dung không thể thiếu trong bài nghiên cứu.5. Giới hạn của đề tài.Với đề tài : Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp lớp 5 trường Tiểu học Đồng Phú thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy. 6. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cứu giới hạn trong việc dạy học các bài về luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.7. Giả thuyết khoa họcChất lượng dạy học LTVC ở trường tiểu học Đồng Phú còn gặp nhiều khó khăn, nếu các phương án đề suất được thông qua thì sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn hiện nay.Chất lượng dạy học LTVC, kĩ năng của học sinh sẽ được nâng cao.8. Đóng góp mới của đề tàiGóp phần giúp giáo viên nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về vai trò của SĐTD trong dạy học LTVC ở lớp 5.Đề xuất các bước ứng dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học LTVC ở lớp 5. 9. Cấu trúc đề tài Bài nghiên cứu của chúng tôi gồm 3 phần với những nội dung sau đây:Phần mở đầu: Phần này trình bày những vấn đề chung bao gồm: Lí do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Phương pháp nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu của đề tài Giả thuyết khoa học Đóng góp mới của đề tàiPhần nội dung: Gồm ba chương:Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.Chương 2: Thiết kế và sử dụng SĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy và học LTVC ở lớp 5 .Chương 3: Thực nghiệm

... cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ câu cho học sinh lớp trường Tiểu học Đồng Phú thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Việc nghiên cứu ứng dụng sơ đồ tư vào dạy. .. Giới hạn đề tài Với đề tài : " Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ câu cho học sinh lớp lớp trường Tiểu học Đồng Phú thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy" Phạm vi nghiên cứu Phạm vi... THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 2.1 Các hình thức thiết kế sơ đồ tư 2.1.1 Thiết kế sơ đồ tư tay Phương tiện để thiết kế sơ đồ tư tay đơn

Ngày đăng: 24/04/2018, 20:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • DANH MỤC VIẾT TẮT

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

  • 2.1 Việc nghiên cứu và ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học trên thế giới

  • 2.2 Việc nghiên cứu và sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học ở Việt Nam

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

  • 3.1 Mục đích

  • 3.2 Nhiệm vụ

  • 4. Phương pháp nghiên cứu

  • 4.1 Phương pháp phân tích lí thuyết

  • 4.2 Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu

  • 4.3 Phương pháp khảo sát thực tế

  • 4.4 Phương pháp thực nghiệm

  • 5. Giới hạn của đề tài.

  • 6. Phạm vi nghiên cứu

  • 7. Giả thuyết khoa học

  • 8. Đóng góp mới của đề tài

  • 9. Cấu trúc đề tài

  • PHẦN NỘI DUNG

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

  • 1.1 Cơ sở lí luận

  • 1.1.1 Một số vấn đề liên quan đến sơ đồ tư duy

  • 1.1.2. Sự cần thiết của sơ đồ tư duy đối với việc dạy học luyện từ và câu ở tiểu học

  • 1.2. Cơ sở thực tiễn

  • 1.2.1. Nội dung, chương trình phân môn luyện từ và câu lớp 5

  • 1.2.2 Đặc điểm nhận thức của HS lớp 5 với việc sử dụng SĐTD

  • 1.2.2.1 Đặc điểm của quá trình nhận thức

  • 1.2.2.2 Hứng thú học tập của HS khi sử dụng SĐTD

  • CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 5

  • 2.1 Các hình thức thiết kế sơ đồ tư duy

  • 2.1.1 Thiết kế sơ đồ tư duy bằng tay

  • 2.1.2 Thiết kế SĐTD bằng máy tính

  • 2.2. Một số lưu ý khi sử dụng SĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy và học LTVC ở lớp 5

  • 2.3 Quy trình sử dụng SĐTD trong dạy học LTVC

  • 2.4 Tổ chức cho HS sử dụng SĐTD trong dạy học các loại bài học LTVC

  • 2.4.1 Tìm hiểu các dạng sơ đồ

  • 2.4.2 Đọc hiểu Sơ đồ

  • 2.4.3 Vẽ Sơ đồ, ghi chú thích

  • a/ HS sẽ hoàn thiện các SĐTD do GV đã vẽ sẵn

    • Tổng kết vốn từ về môi trường

  • a/ Vẽ chủ đề ở trung tâm

  • b/ Vẽ thêm các tiêu đề phụ

  • c/ Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ

  • d/ Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng bay bổng

  • CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM

  • 3.1. Mục đích thực nghiệm

  • 3.2. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu

  • 3.2.1 Đối tượng thực nghiệm

  • 3.2.2 Địa bàn thực nghiệm

  • 3.3 Nội dung và cách thức thực nghiệm

  • 3.3.1 Nội dung thực nghiệm

  • 3.3.2 Cách thức tiến hành thực nghiệm

  • 3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm

  • 3.4.1 Các tiêu chí đánh giá

  • 3.4.2 Kết quả thực nghiệm

  • 3.5. Nhận xét về quá trình thực nghiệm

  • 3.5.1. Về phía giáo viên

  • 3.5.2. Về phía học sinh

  • PHẦN KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan