1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 trường tiểu học đồng phú thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy

55 477 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTiếng Việt là một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, được thể hiện qua 5 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Hiện nay chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học đang nhấn mạnh vào định hướng dạy học Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp. Dạy học theo quan điểm giao tiếp vừa giúp học sinh nắm được các kiến thức lí thuyết về tiếng việt, vừa giúp học sinh rèn luyện và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Chương trình Tiếng Việt nói chung, phân môn Luyện từ và câu lớp 5nói riêng có vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học.Phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu, sử dụng các câu thể hiện tình cảm, thái độ của mình trong những tình huống giao tiếp hàng ngày. Có rất nhiều phương pháp dạy học mới đang được triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó việc dạy học bằng sơ đồ tư duy là một phương pháp mới đang thu hút sự chú ý của nhiều người. Sơ đồ tư duy đã được ứng dụng rất nhiều và thành công trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống.Trên thực tế hiện nay, nhiều học sinh còn học tập một cách thụ động, máy móc theo khuôn khổ, chưa biết cách tư duy. Học sinh chỉ học gì biết đó chưa có sự liên hệ giữa các mạch kiến thức, nên các em chưa có được sự tư duy logic và có hệ thống.Để có thể giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu, kích thích hứng thú học tập của các em, thì sử dụng sơ đồ tư duy chính là một phương pháp học tập đạt hiệu quả cao. Học tập bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em nắm tri thức một cách có hệ thống, dễ nhớ, hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách khoa học, sâu sắc. Các em không chỉ học tốt các kiến thức trong sách vở mà còn nắm bắt được các kiến thức từ thực tế cuộc sống. Vì vậy nếu giáo viên giúp các em biết sử dụng SĐTD cũng có nghĩa là giúp các em có phương pháp học tập tốt nhằm nâng cao hiệu quả học tập.Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đồng Phú thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy”.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.2.1 Việc nghiên cứu và ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học trên thế giớiSơ đồ tư duy được mệnh danh là Công cụ vạn năng cho bộ não là phương pháp ghi chú để sáng tạo.Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 của thế kỉ XX, bởi Tony Buzan (ông sinh năm 1952 tại London). SĐTD được chính thức giới thiệu với thế giới lần đầu tiên vào mùa xuân năm 1957 với ấn bản của cuốn đi trước được mang tên sử dụng trí tuệ của bạn (Use Your Head). Ông đã xuất bản bộ sách dành cho trẻ em từ 7 15 tuổi gồm có các cuốn: Bí quyết học giỏi ở trường, các kĩ năng học giỏi, rèn luyện trí nhớ và khả năng tập trung. Trong các cuốn sách này Tony Buzan đã chỉ ra chìa khóa để có thể nhớ tốt là: Trí tưởng tượng và sự liên tưởng. Giới thiệu, hướng dẫn các em sử dụng SĐTD để học sao cho có hiệu quả. Bên cạnh SĐTD Tony Bzan còn giới thiệu cho các em bốn công cụ làm chủ trí nhớ, đó là: Cuốn phim kí ức, lâu đài hồi tưởng, và hai kĩ thuật ghi nhớ số: Dựa vào hình dạng để ghi nhớ con số và dùng từ đồng âm. SĐTD là một công cụ tư duy nền tảng. Nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Theo Tony Buzan thì Một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ, và Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho SĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo.Cùng với sự phát triển của thế giới thì SĐTD cũng đang rất phát triển và được sử dụng rộng rãi. Càng ngày số người sử dụng SĐTD càng tăng lên, cho đến hiện nay có khoảng hơn 250 triệu người trên thế giới đang sử dụng SĐTD vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: Lập kế hoạch, hội thảo, thuyết trình, kinh doanh, giáo dục…Giữa thập niên 70, Peter Russell đã làm việc chung với Tony Buzan và họ đã truyền bá kĩ xảo về Mind Map cho nhiều cơ quan quốc tế và học viện giáo dục.Năm 1975 Joyce Wycoff đã kết hợp chặt chẽ với Tony Buzan để phát triển SĐTD thành một công cụ tư duy hiệu quả. Trong cuốn Ứng dụng sơ đồ tư duy bà đã đưa ra hướng dẫn cụ thể trong hành trình khám phá khả năng của bộ não, khám phá bản thân đồng thời cung cấp những gợi mở thiết thực, có thể áp dụng tức thì, giúp chúng ta ghi nhớ, thuyết trình, học tập, lập kế hoạch … trong công việc cũng như cuộc sống bằng SĐTD.Adam Khoo là một triệu phú trẻ giàu nhất Singapore, doanh nhân và là nhà diễn giả hàng đầu của Châu Á, từ một học sinh cá biệt, có thành tích học tập kém cỏi đã vươn lên thành một học sinh giỏi toàn diện và thành công vang dội khắp Châu Á nhờ sử dụng thành công SĐTD. Trong cuốn sách Tôi tài giỏi bạn cũng thế Adam Khoo đã dạy cách sử dụng SĐTD trong học tập để đạt hiệu quả cao, tăng cường khả năng ghi nhớ của học sinh.JeanLuc Deleadriere với cuốn sách Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy trong cuốn sách này tác giả đã hướng dẫn cách sắp xếp các ý tưởng trong công việc, quản lí công việc hàng ngày, ghi chú hiệu quả, quản lí các dự án, lập sơ đồ tư duy bằng máy tính.Như vậy ta thấy được hiệu quả của SĐTD trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là trong giáo dục. SĐTD đang được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cả thầy cô giáo.2.2 Việc nghiên cứu và sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học ở Việt NamSĐTD đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới cách đây 2030 năm. Thế nhưng ở việt nam chỉ mới biết đến SĐTD trong những năm gần đây. Việc sử dụng SĐTD trong cuộc sống và học tập ở Việt Nam còn rất hạn chế, chưa được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt việc vận dụng SĐTD vào trong dạy học ở tiểu học nói chung và dạy học Tiếng việt nói riêng còn quá ít.Trong khi cả xã hội đang bức xúc với việc “ đọc – chép”, thói quen “ học vẹt” của học sinh thì việc sử dụng SĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực đã đem lại nhiều hiệu quả và lợi ích thiết thực.Năm 2010, dự án Việt – Bỉ với chuyên đề “ Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học” cũng đã giới thiệu tài liệu Dạy và học tích cực– Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Tài liệu này đã giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: phương pháp học tập theo góc, mảnh ghép, kĩ thuật khăn phủ bàn, đặc biệt là SĐTD.Trong nhưng năm gần đây TS Trần Đình Châu cùng các cán bộ nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam, dự án phát triển giáo dục kết hợp với vụ giáo dục Trung học và cục nhà giáo của bộ giáo dục và đào tạo các tỉnh đã đến các vùng miền trên khắp đất nước để nghiên cứu và nhân rộng phương pháp mới này.TS Trần Đình Châu và TS Đặng Thị Thu Thủy đã có nhiều bài báo cáo khoa học và xuất bản nhiều cuốn sách có liên quan đến SĐTD như: dạy tốt học tốt các môn học bằng sơ đồ tư duy, thiết kế SĐTD dạy – học môn Toán và cuốn dạy tốt – học tốt ở tiểu học bằng SĐTD. Ngay khi vừa được phát hành các cuốn sách này đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các nhà quản lí giáo dục, đội ngũ giáo viên, phụ huynh và các em học sinh. Năm 2010 ứng dụng SĐTD trong dạy và học đã được triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc và được nhiều giáo viên và học sinh hồ hởi tiếp nhận.Kết quả ban đầu cho thấy: Việc vận dụng SĐTD trong dạy học khắc phục được dần thói quen học vẹt, tư duy máy móc và dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết và nắm bắt vấn đề một cách sâu sắc, “ định vị trong đầu” được các kiến thức, sự kiện cơ bản, có cách nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, hệ thống, không chỉ học tốt các kiến thức trong sách vở mà còn nắm bắt được các kiến thức trong thực tế cuộc sống.Trước kết quả khả quan này, năm 2011 Bộ Giáo Dục – Đào Tạo đã quyết định đưa phương pháp dạy học bằng SĐTD là một trong năm chuyên đề dạy học tích cực được tập huấn cho 5000 giáo viên.Mặc dù vậy cho đến nay việc sử dụng SĐTD trong dạy học vẫn chưa được ứng dụng ở diện rộng và chưa thực sự trở thành một phương pháp phổ biến. Đặc biệt việc vận dụng SĐTD vào trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học vẫn chưa được trao đổi thảo luận nhiều, dù trên thực tế chúng ta cũng sử dụng không ít những kiểu sơ đồ cho giảng dạy.Có thể nói: Việc vận dụng SĐTD vào dạy học Tiếng Việt ở tiểu học vẫn đang là vấn đề khá mới mẻ. Vì vậy để cụ thể hóa phương pháp này trong giảng dạy Tiếng Việt, ứng dụng và triển khai trên diện rộng là vấn đề cần được tiếp tục bàn luận, trao đổi. Hơn nữa để nâng cao chất lượng dạy và học ở tiểu học thì con đường sử dụng SĐTD là một trong những con đường dạy học khá hiệu quả.Tất cả những nghiên cứu trên thế giới và trong nước nói trên một mặt là gợi mở, định hướng cho chúng tôi chọn đề tài này để tiếp tục nghiên cứu. Mặt khác những nghiên cứu đó góp phần quan trọng tạo nên nội dung của bài nghiên cứu. Trên cái nền tảng ấy chúng tôi nghiên cứu và đề xuất thêm những vấn đề mới. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn được góp phần vào việc cải tiến phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học ở Tiểu học nói riêng.3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Mục đíchĐề xuất quy trình sử dụng SĐTD và tổ chức cho học sinh sử dụng SĐTDtrong dạy học luyện từ và câu lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Giúp cho giáo viên có thêm một phương pháp dạy học mới góp phần cải tiến chất lượng bài dạy và nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện.3.2 Nhiệm vụXây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài.Quy trình sử dụng SĐTD và tổ chức cho học sinh sử dụng SĐTD trong dạy học luyện từ và câu.Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra kết quả nghiên cứu của đề tài.4. Phương pháp nghiên cứuĐể hoàn thành bài nghiên cứu này chúng tôi đã phối hợp sử dụng các phương pháp sau:4.1 Phương pháp phân tích lí thuyết Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xem xét, tìm hiểu những vấn đề có lí thuyết liên quan đến đề tài. Một số vấn đề cơ bản của lí thuyết SĐTD Vận dụng lí thuyết SĐTD vào dạy học LTVC ở lớp 5 Những lí thuyết mà chúng tôi nghiên cứu thông qua sách báo, tạp chí, văn kiện, nghị quyết của đảng và một số luận văn sau đại học...Chúng tôi vận dụng điều đó để xây dựng SĐTD của một số bài LTVC lớp 54.2 Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếuNhững phương pháp này chủ yếu dùng vào việc điều tra, khảo sát và xử lí các kết quả thu nhận được trong quá trình thực nghiệm. Đây là những phương pháp giúp chúng tôi có điều kiện nhìn nhận được những vấn đề được nghiên cứu trong bài nghiên cứu, có sự so sánh và đối chiếu lẫn nhau (cụ thể là lớp thực nghiệm và lớp đối chứng). Từ đó có thể rút ra những kết luận hợp lí, vừa có cơ sở lí luận, vừa có cơ sở thực tiễn. Tuy những con số đưa ra trong bài nghiên cứu chưa đạt đến độ chính xác tuyệt đối nhưng với những số liệu ấy, người đọc sẽ có phần tin cậy hơn về tính khả thi của vấn đề đưa ra trong bài nghiên cứu.4.3 Phương pháp khảo sát thực tếSau khi nghiên cứu những vấn đề lí thuyết , chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế. chúng tôi dùng phương pháp này để khảo sát về thực trạng sử dụng SĐTD trong dạy học LTVC lớp 5 Nếu không trực tiếp xúc, tìm hiểu thực tế thì những vấn đề đặt ra sẽ rất mơ hồ, tính chính xác không cao dẫn đến tính khả thi của các giải pháp đặt ra chắc chắn sẽ thấp. Vì thế mà trong đề tài này chúng tôi rất coi trọng phương pháp khảo sát thực tế. Đấy được coi là phương pháp chủ đạo để điều chỉnh, đưa ra các biện pháp để học sinh học tập hiệu quả.4.4 Phương pháp thực nghiệmĐây là một phương pháp rất quan trọng không thể thiếu khi đi vào nghiên cứu đề tài này. Phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm tra khả năng ứng dụng thực tiễn và tính khả thi của những vấn đề đưa ra trong bài nghiên cứu.Phương pháp thực nghiệm thể hiện ở cách thức tiến hành thực nghiệm. Vì vậy, nếu biết vận dụng phương pháp này một cách tối ưu thì sẽ thu được kết quả thực nghiệm tốt. Kết quả này lại là cơ sở thực tế củng cố cho những đề xuất ở chương 2. Có thể nói rằng: Thực nghiệm vừa là phương pháp thức cứu vừa là nội dung không thể thiếu trong bài nghiên cứu.5. Giới hạn của đề tài.Với đề tài : Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp lớp 5 trường Tiểu học Đồng Phú thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy. 6. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cứu giới hạn trong việc dạy học các bài về luyện từ và câu cho học sinh lớp 5.7. Giả thuyết khoa họcChất lượng dạy học LTVC ở trường tiểu học Đồng Phú còn gặp nhiều khó khăn, nếu các phương án đề suất được thông qua thì sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn hiện nay.Chất lượng dạy học LTVC, kĩ năng của học sinh sẽ được nâng cao.8. Đóng góp mới của đề tàiGóp phần giúp giáo viên nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về vai trò của SĐTD trong dạy học LTVC ở lớp 5.Đề xuất các bước ứng dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học LTVC ở lớp 5. 9. Cấu trúc đề tài Bài nghiên cứu của chúng tôi gồm 3 phần với những nội dung sau đây:Phần mở đầu: Phần này trình bày những vấn đề chung bao gồm: Lí do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Phương pháp nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu của đề tài Giả thuyết khoa học Đóng góp mới của đề tàiPhần nội dung: Gồm ba chương:Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.Chương 2: Thiết kế và sử dụng SĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy và học LTVC ở lớp 5 .Chương 3: Thực nghiệm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA: SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON

- -BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀINÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LUYỆN

TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG

PHÚ THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

Tác giả: Hoàng Thị Hảo Lớp: ĐHGD Tiểu học B K52

Đồng Hới, tháng 4 năm 2018

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

DANH MỤC VIẾT TẮT 5

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

2.1 Việc nghiên cứu và ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học trên thế giới 7

2.2 Việc nghiên cứu và sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học ở Việt Nam 8

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 10

3.1 Mục đích 10

3.2 Nhiệm vụ 10

4 Phương pháp nghiên cứu 11

4.1 Phương pháp phân tích lí thuyết 11

4.2 Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu 11

4.3 Phương pháp khảo sát thực tế 11

4.4 Phương pháp thực nghiệm 12

5 Giới hạn của đề tài 12

6 Phạm vi nghiên cứu 12

7 Giả thuyết khoa học 12

8 Đóng góp mới của đề tài 12

9 Cấu trúc đề tài 12

PHẦN NỘI DUNG 14

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 14

1.1 Cơ sở lí luận 14

1.1.1 Một số vấn đề liên quan đến sơ đồ tư duy 14

1.1.2 Sự cần thiết của sơ đồ tư duy đối với việc dạy học luyện từ và câu ở tiểu học 15

1.2 Cơ sở thực tiễn 17

1.2.1 Nội dung, chương trình phân môn luyện từ và câu lớp 5 17

1.2.2 Đặc điểm nhận thức của HS lớp 5 với việc sử dụng SĐTD 19

1.2.2.1 Đặc điểm của quá trình nhận thức 19

1.2.2.2 Hứng thú học tập của HS khi sử dụng SĐTD 20

Trang 3

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 5 23

2.1 Các hình thức thiết kế sơ đồ tư duy 23

2.1.1 Thiết kế sơ đồ tư duy bằng tay 23

2.1.2 Thiết kế SĐTD bằng máy tính 23

2.2 Một số lưu ý khi sử dụng SĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy và học LTVC ở lớp 5 24

2.3 Quy trình sử dụng SĐTD trong dạy học LTVC 26

2.4 Tổ chức cho HS sử dụng SĐTD trong dạy học các loại bài học LTVC 27

2.4.1 Tìm hiểu các dạng sơ đồ 27

2.4.2 Đọc hiểu Sơ đồ 31

2.4.3 Vẽ Sơ đồ, ghi chú thích 32

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 37

3.1 Mục đích thực nghiệm 37

3.2 Đối tượng và địa bàn nghiên cứu 37

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 37

3.2.2 Địa bàn thực nghiệm 37

3.3 Nội dung và cách thức thực nghiệm 37

3.3.1 Nội dung thực nghiệm 37

3.3.2 Cách thức tiến hành thực nghiệm 38

3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 39

3.4.1 Các tiêu chí đánh giá 39

3.4.2 Kết quả thực nghiệm 40

3.5 Nhận xét về quá trình thực nghiệm 40

3.5.1 Về phía giáo viên 40

3.5.2 Về phía học sinh 41

PHẦN KẾT LUẬN 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin gửi tới các thầy cô giáo khoa Sư phạm Tiểu học – Mầmnon lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất Với sựquan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô đã giúp em có thêm nhiềukiến thức, sự hiểu biết góp phần hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Giảng viên – Tiến sĩNguyễn Thị Nga người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tạo mọi điều kiệnthuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế bài nghiên cứunày không thể tránh được những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo,đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tiếng Việt là một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông Nó có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, được thể hiệnqua 5 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết

Hiện nay chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học đang nhấn mạnh vào định hướng dạy học Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp Dạy học theo quan điểm giao tiếp vừa giúp học sinh nắm được các kiến thức lí thuyết về tiếng việt, vừa giúp học sinh rèn luyện và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong các tình huống giao tiếp cụ thể

Chương trình Tiếng Việt nói chung, phân môn Luyện từ và câu lớp 5nói riêng có vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học.Phân môn Luyện

từ và câu cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu, sử dụng các câu thể hiện tình cảm, thái độ của mình trong những tình huống giao tiếp hàng ngày Có rất nhiều phươngpháp dạy học mới đang được triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục,trong đó việc dạy học bằng sơ đồ tư duy là một phương pháp mới đang thu hút

sự chú ý của nhiều người Sơ đồ tư duy đã được ứng dụng rất nhiều và thànhcông trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống

Trên thực tế hiện nay, nhiều học sinh còn học tập một cách thụ động, máymóc theo khuôn khổ, chưa biết cách tư duy Học sinh chỉ học gì biết đó chưa có

sự liên hệ giữa các mạch kiến thức, nên các em chưa có được sự tư duy logic và

có hệ thống

Để có thể giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu, kích thích hứng thú học tập củacác em, thì sử dụng sơ đồ tư duy chính là một phương pháp học tập đạt hiệu quảcao Học tập bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em nắm tri thức một cách có hệthống, dễ nhớ, hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề mộtcách khoa học, sâu sắc Các em không chỉ học tốt các kiến thức trong sách vở

Trang 7

mà còn nắm bắt được các kiến thức từ thực tế cuộc sống Vì vậy nếu giáo viêngiúp các em biết sử dụng SĐTD cũng có nghĩa là giúp các em có phương pháphọc tập tốt nhằm nâng cao hiệu quả học tập.

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu

"

Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp

5 trường Tiểu học Đồng Phú thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy”.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

2.1 Việc nghiên cứu và ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học trên thế giới

Sơ đồ tư duy được mệnh danh là "Công cụ vạn năng cho bộ não" là phươngpháp ghi chú để sáng tạo

Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 của thế kỉ XX,bởi Tony Buzan (ông sinh năm 1952 tại London) SĐTD được chính thức giớithiệu với thế giới lần đầu tiên vào mùa xuân năm 1957 với ấn bản của cuốn đi

trước được mang tên sử dụng trí tuệ của bạn (Use Your Head) Ông đã

xuất bản bộ sách dành cho trẻ em từ 7- 15 tuổi gồm có các cuốn: Bí quyết họcgiỏi ở trường, các kĩ năng học giỏi, rèn luyện trí nhớ và khả năng tập trung.Trong các cuốn sách này Tony Buzan đã chỉ ra chìa khóa để có thể nhớ tốt là: "Trí tưởng tượng và sự liên tưởng" Giới thiệu, hướng dẫn các em sử dụngSĐTD để học sao cho có hiệu quả Bên cạnh SĐTD Tony Bzan còn giới thiệucho các em bốn công cụ làm chủ trí nhớ, đó là: Cuốn phim kí ức, lâu đài hồitưởng, và hai kĩ thuật ghi nhớ số: Dựa vào hình dạng để ghi nhớ con số và dùng

từ đồng âm SĐTD là một công cụ tư duy nền tảng Nó là một kĩ thuật hìnhhọa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấutrúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô

tận của bộ não Theo Tony Buzan thì " Một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ",

và " Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh Màu sắc mang đến cho SĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo".

Trang 8

Cùng với sự phát triển của thế giới thì SĐTD cũng đang rất phát triển vàđược sử dụng rộng rãi Càng ngày số người sử dụng SĐTD càng tăng lên, chođến hiện nay có khoảng hơn 250 triệu người trên thế giới đang sử dụng SĐTDvào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: Lập kế hoạch, hội thảo, thuyết trình,kinh doanh, giáo dục…

Giữa thập niên 70, Peter Russell đã làm việc chung với Tony Buzan và họ đãtruyền bá kĩ xảo về Mind Map cho nhiều cơ quan quốc tế và học viện giáo dục.Năm 1975 Joyce Wycoff đã kết hợp chặt chẽ với Tony Buzan để phát

triển SĐTD thành một công cụ tư duy hiệu quả Trong cuốn Ứng dụng sơ đồ

tư duy bà đã đưa ra hướng dẫn cụ thể trong hành trình khám phá khả năng của

bộ não, khám phá bản thân đồng thời cung cấp những gợi mở thiết thực, cóthể áp dụng tức thì, giúp chúng ta ghi nhớ, thuyết trình, học tập, lập kế hoạch …trong công việc cũng như cuộc sống bằng SĐTD

Adam Khoo là một triệu phú trẻ giàu nhất Singapore, doanh nhân và lànhà diễn giả hàng đầu của Châu Á, từ một học sinh cá biệt, có thành tích học tậpkém cỏi đã vươn lên thành một học sinh giỏi toàn diện và thành công vang dội

khắp Châu Á nhờ sử dụng thành công SĐTD Trong cuốn sách Tôi tài giỏi

bạn cũng thế Adam Khoo đã dạy cách sử dụng SĐTD trong học tập để đạt hiệu

quả cao, tăng cường khả năng ghi nhớ của học sinh

Jean-Luc Deleadriere với cuốn sách Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy

trong cuốn sách này tác giả đã hướng dẫn cách sắp xếp các ý tưởng trong côngviệc, quản lí công việc hàng ngày, ghi chú hiệu quả, quản lí các dự án, lập sơ

đồ tư duy bằng máy tính

Như vậy ta thấy được hiệu quả của SĐTD trong tất cả các lĩnh vực của cuộcsống, đặc biệt là trong giáo dục SĐTD đang được sự quan tâm của rất nhiềunhà khoa học, nhà nghiên cứu và cả thầy cô giáo

2.2 Việc nghiên cứu và sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học ở Việt Nam

SĐTD đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới cách đây 20-30năm Thế nhưng ở việt nam chỉ mới biết đến SĐTD trong những năm gần đây

Trang 9

Việc sử dụng SĐTD trong cuộc sống và học tập ở Việt Nam còn rất hạn chế,chưa được ứng dụng rộng rãi Đặc biệt việc vận dụng SĐTD vào trong dạy học

ở tiểu học nói chung và dạy học Tiếng việt nói riêng còn quá ít

Trong khi cả xã hội đang bức xúc với việc “ đọc – chép”, thói quen “ học

vẹt” của học sinh thì việc sử dụng SĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học

tích cực đã đem lại nhiều hiệu quả và lợi ích thiết thực

Năm 2010, dự án Việt – Bỉ với chuyên đề “ Nâng cao chất lượng đào tạo và

bồi dưỡng giáo viên tiểu học” cũng đã giới thiệu tài liệu Dạy và học tích cực

– Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học Tài liệu này đã giới thiệu

một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: phương pháp học tậptheo góc, mảnh ghép, kĩ thuật khăn phủ bàn, đặc biệt là SĐTD

Trong nhưng năm gần đây TS Trần Đình Châu cùng các cán bộ nghiêncứu thuộc viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam, dự án phát triển giáo dục kết hợpvới vụ giáo dục Trung học và cục nhà giáo của bộ giáo dục và đào tạo cáctỉnh đã đến các vùng miền trên khắp đất nước để nghiên cứu và nhân rộngphương pháp mới này

TS Trần Đình Châu và TS Đặng Thị Thu Thủy đã có nhiều bài báo cáo khoahọc và xuất bản nhiều cuốn sách có liên quan đến SĐTD như: dạy tốt - học tốtcác môn học bằng sơ đồ tư duy, thiết kế SĐTD dạy – học môn Toán vàcuốn dạy tốt – học tốt ở tiểu học bằng SĐTD Ngay khi vừa được phát hành cáccuốn sách này đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các nhà quản lí giáo dục,đội ngũ giáo viên, phụ huynh và các em học sinh Năm 2010 ứng dụng SĐTDtrong dạy và học đã được triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc vàđược nhiều giáo viên và học sinh hồ hởi tiếp nhận

Kết quả ban đầu cho thấy: Việc vận dụng SĐTD trong dạy học khắc phụcđược dần thói quen học vẹt, tư duy máy móc và dần hình thành cho học sinh tưduy mạch lạc, hiểu biết và nắm bắt vấn đề một cách sâu sắc, “ định vị trongđầu” được các kiến thức, sự kiện cơ bản, có cách nhìn nhận vấn đề một cách

Trang 10

khoa học, hệ thống, không chỉ học tốt các kiến thức trong sách vở mà còn nắmbắt được các kiến thức trong thực tế cuộc sống.

Trước kết quả khả quan này, năm 2011 Bộ Giáo Dục – Đào Tạo đã quyếtđịnh đưa phương pháp dạy học bằng SĐTD là một trong năm chuyên đề dạyhọc tích cực được tập huấn cho 5000 giáo viên

Mặc dù vậy cho đến nay việc sử dụng SĐTD trong dạy học vẫn chưađược ứng dụng ở diện rộng và chưa thực sự trở thành một phương pháp phổbiến Đặc biệt việc vận dụng SĐTD vào trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu họcvẫn chưa được trao đổi thảo luận nhiều, dù trên thực tế chúng ta cũng sử dụngkhông ít những kiểu sơ đồ cho giảng dạy

Có thể nói: Việc vận dụng SĐTD vào dạy học Tiếng Việt ở tiểu học vẫnđang là vấn đề khá mới mẻ Vì vậy để cụ thể hóa phương pháp này trong giảngdạy Tiếng Việt, ứng dụng và triển khai trên diện rộng là vấn đề cần được tiếptục bàn luận, trao đổi Hơn nữa để nâng cao chất lượng dạy và học ở tiểu học thìcon đường sử dụng SĐTD là một trong những con đường dạy học khá hiệu quả.Tất cả những nghiên cứu trên thế giới và trong nước nói trên một mặt là gợi

mở, định hướng cho chúng tôi chọn đề tài này để tiếp tục nghiên cứu Mặtkhác những nghiên cứu đó góp phần quan trọng tạo nên nội dung của bài nghiêncứu Trên cái nền tảng ấy chúng tôi nghiên cứu và đề xuất thêm những vấn đềmới Với đề tài này, chúng tôi mong muốn được góp phần vào việc cải tiếnphương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học ở Tiểu học nói riêng

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục đích

Đề xuất quy trình sử dụng SĐTD và tổ chức cho học sinh sử dụng SĐTDtrong dạy học luyện từ và câu lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy học.Giúp cho giáo viên có thêm một phương pháp dạy học mới góp phần cải tiếnchất lượng bài dạy và nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện

3.2 Nhiệm vụ

Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài

Trang 11

Quy trình sử dụng SĐTD và tổ chức cho học sinh sử dụng SĐTD trong dạyhọc luyện từ và câu.

Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra kết quả nghiên cứu của đề tài

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài nghiên cứu này chúng tôi đã phối hợp sử dụng các phương pháp sau:

4.1 Phương pháp phân tích lí thuyết

- Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xem xét, tìm hiểu những vấn đề có

lí thuyết liên quan đến đề tài

- Một số vấn đề cơ bản của lí thuyết SĐTD

- Vận dụng lí thuyết SĐTD vào dạy học LTVC ở lớp 5

- Những lí thuyết mà chúng tôi nghiên cứu thông qua sách báo, tạp chí,văn kiện, nghị quyết của đảng và một số luận văn sau đại học

Chúng tôi vận dụng điều đó để xây dựng SĐTD của một số bài LTVC lớp 5

4.2 Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu

Những phương pháp này chủ yếu dùng vào việc điều tra, khảo sát và xử lícác kết quả thu nhận được trong quá trình thực nghiệm Đây là những phươngpháp giúp chúng tôi có điều kiện nhìn nhận được những vấn đề được nghiêncứu trong bài nghiên cứu, có sự so sánh và đối chiếu lẫn nhau (cụ thể là lớp thựcnghiệm và lớp đối chứng) Từ đó có thể rút ra những kết luận hợp lí, vừa có

cơ sở lí luận, vừa có cơ sở thực tiễn Tuy những con số đưa ra trong bài nghiêncứu chưa đạt đến độ chính xác tuyệt đối nhưng với những số liệu ấy, người đọc

sẽ có phần tin cậy hơn về tính khả thi của vấn đề đưa ra trong bài nghiên cứu

4.3 Phương pháp khảo sát thực tế

Sau khi nghiên cứu những vấn đề lí thuyết , chúng tôi tiến hành khảo sátthực tế chúng tôi dùng phương pháp này để khảo sát về thực trạng sử dụngSĐTD trong dạy học LTVC lớp 5 Nếu không trực tiếp xúc, tìm hiểu thực tếthì những vấn đề đặt ra sẽ rất mơ hồ, tính chính xác không cao dẫn đến tính

Trang 12

chúng tôi rất coi trọng phương pháp khảo sát thực tế Đấy được coi là phươngpháp chủ đạo để điều chỉnh, đưa ra các biện pháp để học sinh học tập hiệu quả.

4.4 Phương pháp thực nghiệm

Đây là một phương pháp rất quan trọng không thể thiếu khi đi vào nghiêncứu đề tài này Phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm tra khả năng ứngdụng thực tiễn và tính khả thi của những vấn đề đưa ra trong bài nghiên cứu.Phương pháp thực nghiệm thể hiện ở cách thức tiến hành thực nghiệm Vìvậy, nếu biết vận dụng phương pháp này một cách tối ưu thì sẽ thu được kết quảthực nghiệm tốt Kết quả này lại là cơ sở thực tế củng cố cho những đề xuất ởchương 2 Có thể nói rằng: Thực nghiệm vừa là phương pháp thức cứu vừa

là nội dung không thể thiếu trong bài nghiên cứu

5 Giới hạn của đề tài.

Với đề tài : " Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp lớp 5 trường Tiểu học Đồng Phú thông qua việc sử dụng sơ

đồ tư duy"

6 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cứu giới hạn trong việc dạy học các bài

về luyện từ và câu cho học sinh lớp 5

7 Giả thuyết khoa học

Chất lượng dạy học LTVC ở trường tiểu học Đồng Phú còn gặp nhiều khó khăn, nếu các phương án đề suất được thông qua thì sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn hiện nay

Chất lượng dạy học LTVC, kĩ năng của học sinh sẽ được nâng cao

8 Đóng góp mới của đề tài

Góp phần giúp giáo viên nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về vai trò của SĐTD trong dạy học LTVC ở lớp 5

Đề xuất các bước ứng dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học LTVC ở lớp 5

9 Cấu trúc đề tài

Bài nghiên cứu của chúng tôi gồm 3 phần với những nội dung sau đây:

Trang 13

Phần mở đầu: Phần này trình bày những vấn đề chung bao gồm:

- Lí do chọn đề tài

- Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp nghiên cứu

- Giới hạn nghiên cứu của đề tài

- Giả thuyết khoa học

- Đóng góp mới của đề tài

Phần nội dung: Gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 2: Thiết kế và sử dụng SĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy và học LTVC ở lớp 5

Chương 3: Thực nghiệm

Trang 14

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Một số vấn đề liên quan đến sơ đồ tư duy

SĐTD là hệ thống ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệthống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức Bằng cách kết hợp việc sửdụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về SĐTD, các quan điểm này tùythuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người về nó

Trong cuốn Lập sơ đồ tư duy Tony Buzan cho rằng: SĐTD là phương pháp

dễ nhất để truyền tải thông tin vào bộ não của bạn và đưa thông tin ra ngoài

bộ não Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúngnghĩa của nó

Trong cuốn Sử dụng trí tuệ của bạn do Lê Huy Lâm dịch đã định nghĩa:

SĐTD là phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não.Đây là cách ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay để phân tích vấn đề thành một dạng củalược đồ phân nhánh

Trong cuốn Sơ đồ tư duy cho trẻ em do Thanh Huyền biên dịch quan niệm

rằng: SĐTD là một công cụ tổ chức tư duy, là một phương tiện ghi chép hiệu quảthể hiện sự " Sắp xếp " ý nghĩ của bạn

Đây là một hình thức ghi chép sử dụng nhiều màu sắc, hình ảnh để lập kếhoạch hay giải quyết một vấn đề nào đấy Với SĐTD thì chúng ta có thể có mộtcái nhìn tổng thể và đầy đủ về các kế hoạch, dự án, đồng thời phát huy tối đa sứcmạnh trí tuệ để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo

Tuy có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng tất cả các quan niệm nàyđều hướng tới một kết luận chung SĐTD là công cụ tổ chức tư duy, giúp conngười làm việc khoa học, sáng tạo

Như vậy SĐTD là kĩ thuật dạy học nhằm tổ chức và phát triển tư duy,giúp người học truyền tải thông tin vào bộ não một cách dễ dàng, đồng thời làphương tiện ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả: + Ghi chép một cách logic, mạch

Trang 15

+ Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức

+ Giúp hệ thống hóa kiến thức

+ Giúp ôn tập kiến thức

+ Giúp ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức

1.1.2 Sự cần thiết của sơ đồ tư duy đối với việc dạy học luyện từ và câu ở tiểu học

Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, LTVC được tách ra thànhmột phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như Tậpđọc, Chính tả, Tập làm văn… Ngoài ra LTVC còn được đặt trong các phân mônkhác thuộc môn Tiếng Việt và các môn học khác như tự nhiên xã hội, âm nhạc…Như vậy nội dung dạy về LTVC trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng vàcác môn học khác ở Tiểu học nói chung, chiếm một tỉ lệ đáng kể Điều này chothấy ý nghĩa quan trọng của việc dạy LTVC ở Tiểu học

Nói đến dạy LTVC ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm vụ chủ yếu

là giúp HS phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn

từ Phong phú hoá vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ (MRVT), phát triển vốn từ

nghĩa là xây dựng một vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong

trí nhớ HS, để tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe đọc, nói

-viết) được thuận lợi Chính xác hoá vốn từ là giúp HS hiểu nghĩa của từ một cách

chính xác - nhất là đối với những từ ngữ mà HS thu nhận được qua cách học tự

nhiên, đồng thời giúp HS nắm được nghĩa của những từ ngữ mới Tích cực hoá

vốn từ là giúp HS luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói - viết, nghĩa là giúp HS

chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực (từ ngữ mà chủ thể hiểu nhưng không

Trang 16

hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực (từ ngữ được chủ thể sử dụng trong

nói - viết) phát triển kỹ năng, kỹ xảo, phát triển từ ngữ cho HS.

Trong 3 nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ phong phú hoá vốn từ, phát

triển, MRVT được coi là trọng tâm Bởi vì, đối với HS tiểu học, từ ngữ được cungcấp trong phân môn LTVC sẽ giúp các em hiểu được các phát ngôn khi nghe -đọc

Ngoài ra, ở một chừng mực nào đó, phân môn LTVC ở Tiểu học còn cónhiệm vụ cung cấp cho HS một số khái niệm có tính chất sơ giản ban đầu về cấutạo từ và nghĩa của từ Tiếng Việt (như các khái niệm từ đồng nghĩa, từ tráinghĩa, từ đồng âm, nghĩa của từ, ) Những kiến thức có tính chất lý thuyết về

từ này có tác dụng làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc thực hành luyện tập về từngữ của HS

Với việc lập SĐTD, HS không chỉ là tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suynghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của mình

Và điều quan trọng hơn là HS học được một quá trình tổ chức thông tin, tổ chứccác ý tưởng

Sử dụng SĐTD đối với việc dạy học LTVC ở Tiểu học sẽ mang lại hiệuquả cao, phát huy tính tích cực của HS SĐTD phù hợp với tâm lý HS, đơn giản,

dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lý thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa kiếnthức Nhờ SĐTD, HS sẽ hiểu sâu bản chất của vấn đề và phát triển tư duy logic,khả năng phân tích tổng hợp, giúp HS hiểu bài, nhớ lâu, thay cho việc ghi nhớdưới dạng thuộc lòng, học vẹt

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớlâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ củamình vì vậy việc sử dụng SĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy độngtối đa tiềm năng của bộ não Việc HS tự vẽ SĐTD có ưu điểm là phát huy tối đatính sáng tạo của HS, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự

do chọn lựa những màu sắc yêu thích (xanh, đỏ, tím, vàng, …), những đườngnét (thẳng, cong, đậm, nhạt, …) Mỗi tác phẩm SĐTD mà HS vẽ được thể hiện

Trang 17

rõ cách hiểu, cách trình bày của từng HS và qua đó HS sẽ biết yêu quý và trântrọng tác phẩm do mình làm ra.

Sử dụng SĐTD đối với việc dạy học LTVC ở Tiểu học còn có tác dụng làdạy cho HS phương pháp tự học một cách khoa học ngay từ bậc tiểu học, giúp HSbiết cách ghi chép có hiệu quả và nắm vững ý chính khi đọc tài liệu tham khảo,biết hệ thống hóa các bài học cụ thể, tự ôn tập các chủ điểm hay tổng kết vốn từcủa mình theo một hệ thống logic

Với việc lập SĐTD, HS không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn phải suynghĩ về các thông tin đó, giải thích và kết nối nó bằng cách hiểu biết của mình.Với cách thể hiện gần như là cơ chế hoạt động của bộ não, SĐTD rất phùhợp với nhận thức và tâm lý HS, SĐTD sẽ giúp HS:

- Tự tin, sáng tạo hơn

- Tiết kiệm thời gian

- Học có hiệu quả hơn, bài học sinh động hơn

- Trao đổi thông tin và ghi nhớ tốt hơn Quan hệ giữa HS tốt hơn

- Nhìn thấy bức tranh tổng thể, tổ chức và phân loại

- Hoạt động học tập phong phú hơn, HS hoạt động nhiều hơn

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Nội dung, chương trình phân môn luyện từ và câu lớp 5

Nội dung dạy LTVC trong sách TV 5

Trang 18

Nội dung Học kì I Số tiết dạy Học kì II Cả năm

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ

- Nghĩa của từ (từ đồng nghĩa, từ

trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều

nghĩa)

- Từ loại (đại từ, quan hệ từ)

- Câu ghép

- Văn bản (liên kết câu)

- Ôn tập (về từ loại, cấu tạo từ,

câu đơn, dấu câu, tổng kết vốn

từ)

- Tổng số

121155

32

10858

30

2211

58

51262

 Yêu cầu kiến thức, kỹ năng của phân môn LTVC lớp 5

Yêu cầu kiến thức

a Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ:

Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá trong phân môn LTVC ở lớp 5 baogồm các từ thuần Việt, Hán Việt, các thành ngữ và tục ngữ phù hợp với chủđiểm học tập của từng đơn vị học

b Trang bị các kiến thức sơ giản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản; Rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu

* Ngữ âm

+ Các bộ phận của vần

+ Cách đánh dấu thanh trên phần vần

* Từ và nghĩa của từ

+ Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm

+ Nghĩa của từ: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.+ Từ loại: - Đại từ

- Quan hệ từ

+ Câu: - Câu ghép là gì?

Trang 19

- Cách nối các vế của câu ghép: nối trực tiếp, nối bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ và cặp từ hô ứng.

* Văn bản

+ Liên kết các câu trong bài bằng cách: Lập từ ngữ, thay thế từ ngữ, từ nối

* Tổng kết vốn từ ở Tiểu học

* Ôn tập: - về cấu tạo từ, về từ loại, về câu và về dấu câu.

Yêu cầu kỹ năng:

- Về ngữ pháp:

+ Nhận biết và có khả năng sử dụng các đại từ, quan hệ phổ biến

+ Nhận biết và có khả năng tạo lập câu ghép trong nói và viết

+ Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang

- Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ:

+ Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa trong các bài học

+ Biết dùng các biện pháp nhân hóa và so sánh để nói và viết được câu văn hay

1.2.2 Đặc điểm nhận thức của HS lớp 5 với việc sử dụng SĐTD

1.2.2.1 Đặc điểm của quá trình nhận thức

Trang 20

tâm nghiên cứu và đặc biệt chú trọng đến sự phát triển Sự phát triển là thuật ngữ

để chỉ sự phát triển nhanh về sinh lý, về tâm lý của trẻ em

Sự phát triển sớm về trí tuệ, sự phát triển về tri thức ở trẻ em ngày nay có thểxem như là sự phát triển tâm lý của trẻ em Mặt khác, sự nhận thức của trẻ emngày nay cũng được mở rộng, năng khiếu, nhu cầu, hứng thú, thị hiếu thẩm mĩ, trở nên phong phú và đa dạng hơn Trẻ em ngày nay còn được tiếp nhận

những lượng thông tin nhờ sự tăng dần đáng kể của các phương tiện thông tinđại chúng, Với những đặc điểm này, việc giáo dục trẻ em cũng dễ hơn và cũngkhó hơn trước Dễ hơn là vì trẻ tiếp thu nhanh, có khả năng và điều kiện để vậndụng những điều đã học Khó hơn là vì tầm suy nghĩ của chúng rộng hơn, nhữngvấn đề chúng đặt ra phong phú và phức tạp hơn

HS lớp 5 là những trẻ ở độ tuổi 9 đến 10 tuổi Việc dạy kiến thức cho HS lớp

5 vẫn cần thiết sử dụng đồ dùng trực quan như tranh ảnh, vật thật, phim, để các

em có thể nhanh chóng nắm bắt được kiến thức cần thiết Nhưng để hình thành vàphát triển năng lực tư duy trừu tượng cho HS thì cần tiến hành theo nhiều mức độkhác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp GV cần hướng dẫn cho HScách tiếp cận để có thể nhanh chóng tìm ra những định nghĩa khái quát, trừu tượngđúng với cái mà từ ngữ cần biểu đạt Nghĩa là GV phải để HS tự thực hiện cácthao tác tư duy như: phân tích, so sánh, cụ thể hóa, trừu tượng hóa, khái quáthóa, Đây chính là các thao tác để HS đi vào suy nghĩ, hình thành tư duy trừutượng

1.2.2.2 Hứng thú học tập của HS khi sử dụng SĐTD

Hứng thú học tập của HS khi sử dụng SĐTD phụ thuộc vào các yếu tố: Sơthân HS, GV, cơ sở vật chất Dạy học có sử dụng SĐTD sẽ làm cho giờ học trởnên sinh động, thu hút được sự chú ý của HS vì đây là hình thức học tập có tínhmới la ̣lại dễ thực hiện nên được các em tiếp nhận nhanh chóng Giờ học trở nênsôi nổi, các em được sáng tạo, được phát huy kỹ năng hội họa, trí tưởng tượngkhiến cho các em có hứng thú học và chờ đợi tới giờ để học Nhờ thích thú, cóhứng thú học nên HS phát huy được tính tích cực của mình, các em hăng hái thamgia giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học, tạo ra hiệu quả học tập cao

Trang 21

Ứng dụng SĐTD vào dạy học sẽ tạo cho HS cảm thấy thoải mái trong giờ học,giảm bớt gánh nặng lo ngại học bài (học vẹt), giảm áp lực về học tập cho HS.Bước đầu được vẽ SĐTD theo ý mình, các em cảm thấy mới mẻ, thích thú và làmtăng hứng thú học tập Với những hình ảnh sinh động, hấp dẫn được thiết kế theotrí tưởng tượng của mình sẽ tạo cho HS sự say mê, yêu thích môn học, kích thíchđược sự sáng tạo của HS.

Như vậy, nếu áp dụng được SĐTD vào trong dạy học sẽ mang lại những hiệuquả to lớn trong dạy và học, GV có phương pháp dạy mới, có sự sáng tạo và khoahọc hơn khi trình bày bài giảng; HS có hứng thú và tiếp thu bài nhanh hơn, có điềukiện để phát triển tư duy

Việc gây hứng thú trong giờ dạy bằng SĐTD bước đầu cả GV và HS đều phảilàm việc tích cực, thời gian chuẩn bị bài nhiều hơn, HS phải hoạt động hơn tronggiờ học, chắc chắn sẽ có những khó khăn nhất định, lúc mới áp dụng khi HS phải

đi từ cách học thụ động (nghe giảng, ghi chép) sang cách học tích cực (phát biểu ýkiến, tham gia thảo luận, dự các trò chơi, ) Tuy nhiên với tâm sinh lý của lứatuổi tiểu học: Sơ tính ham học hỏi, thích thú với việc được sáng tạo, được vừa chơivừa học cùng với sự nhiệt tình tổ chức hướng dẫn của GV, dạy học bằng SĐTD

sẽ thành công tốt đẹp trong giờ dạy LTVC ở tiểu học

1.2.2.3 Tình hình sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu lớp 5

Để xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát thựctrạng sử dụng SĐTD của giáo viên trong dạy học LTVC ở lớp 5

Hầu hết các giáo viên đã biết sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạyhọc tiếng việt ở tiểu học nói chung và môn LTVC ở lớp 5 nói riêng Đặc biệt cácphương pháp và kĩ thuật dạy học như: Thực hành, giao tiếp, đàm thoại, luyện tậptheo mẫu Thường xuyên được giáo viên sử dụng trong các tiết học, giáo viên đã

sử dụng khá nhuần nhuyễn và linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật này Tuynhiên vẫn còn một số giáo viên thỉnh thoảng mới sử dụng hoặc chỉ sử dụng các

kĩ thuật dạy học tích cực khi có người dự giờ, nên sử dụng rất lúng túng, cứngnhắc Giáo viên có sử dụng nhưng còn mang tính hình thức chưa đem lại hiệu quả

Trang 22

em ngồi im trông chờ vào kết quả của nhóm Cách thức tổ chức chưa khoa học, hệthống câu hỏi dẫn dắt tìm hiểu câu hỏi còn vụn vặt chưa mạch lạc, lôgic.

Một số giáo viên vận dụng kĩ thuật dạy học chưa phù hợp với nội dung bàihọc, điều kiện dạy học và trình độ học sinh

Việc sử dụng SĐTD vào dạy học theo hướng đổi mới và tích cực của một sốgiáo viên còn máy móc, lúng túng Ngôn ngữ của một số giáo viên còn hạn chế,diễn đạt chưa rõ ràng, xử lí tình huống sư phạm còn vụng về nên chưa phát huyđược hiệu quả SĐTD

Việc dạy học bằng SĐTD chưa được giáo viên quan tâm sử dụng nhiều, sửdụng chỉ mang tính hình thức và đối phó, chưa có hiệu quả thiết thực Đặc biệtchưa biết phối hợp phương pháp này với phương pháp khác để dạy học LTVC ởlớp 5 có hiệu quả

Trang 23

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 5

2.1 Các hình thức thiết kế sơ đồ tư duy

2.1.1 Thiết kế sơ đồ tư duy bằng tay

Phương tiện để thiết kế một sơ đồ tư duy bằng tay rất đơn giản chúng ta chỉcần: Giấy , bút chì, bút màu, tẩy( nếu viết lên giấy, bìa ), bút dạ các màu (nếu vẽlên bảng phocmica) để “sáng tác” một SĐTD theo ý thích cả về nội dung và hìnhthức(đường nét, màu sắc)

-Vẽ trên giấy:

+ Chọn bút vẽ SĐTD:

Ai cũng biết rằng SĐTD trông sẽ dễ nhìn hơn nếu từ khóa của nó được viết

rõ ràng Nhưng không phải loại bút nào cũng đáp ứng được điều này Có loại bútđầu vẽ rất nhòe, có loại lại có nét quá to làm tốn không gian giấy Vì vậy nênchọn những loại bút nét không quá lớn hoặc quá mỏng

Các nhánh chính nếu là hình thon dài thì nên tô màu Tô màu nhằm phân biệtcác ý, tùy theo ý nghĩa của từ khóa mà ta chọn màu cho phù hợp với từng

Trang 24

Hiện nay có khá nhiều phần mềm vẽ SĐTD, mỗi phần mềm có thế mạnh và

ưu nhược điểm riêng, trong đó có phần mềm có bản quyền, bản miễn phí,hoặc bản demo

Phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 Professional

Vào trang h t t p: // w w w .d o wnl o a d c o m .vn gõ vào mục tìm kiếm cụm từ

“Mindmap”, rồi theo đường dẫn ta tải về máy tính phần mềm ConceptDrawMINDMAP 5 Professional

h t t p: // www d o wn lo a d co m .v n/ m o re+ s o f t w are+ to o l s /9 1 0 1 Co n c ept D r a w

-5 - P r o f e s s i o n a l - 5 a s p x

Cài đặt phần mềm này hết sức đơn giản: nhấn chuột liên tục và làm theohướng dẫn Sau khi cài đặt và khởi động phần mềm, ta tiến hành các bước vẽSĐTD

2.2 Một số lưu ý khi sử dụng SĐTD nhằm nâng cao chất lượng dạy và học LTVC ở lớp 5

Vận dụng SĐTD trong dạy LTVC ở lớp 5 là một trong những kĩ thuật dạyhọc tích cực đem lại hiệu quả cao trong giờ dạy SĐTD giúp HS có thể tự tìmkiếm, phát hiện và chiếm lĩnh các kiến thức, nội dung, vấn đề liên quan, cho HS

HS thực sự là chủ thể hoạt động tích cực trong quá trình học tập Tuy nhiên, đểđảm bảo SĐTD phát huy tối đa tác dụng của nó, GV cần lưu ý:

- Nghiên cứu kĩ hệ thống các bài tập ở SGK, hiểu thấu đáo trọng tâm củabài dạy, lựa chọn bài tập và lập SĐTD tổng thể cho toàn bài hoặc SĐTD bộphận cho một hay một số bài tập thích hợp

- GV cần dự kiến trước cách trình bày SĐTD trên bảng lớp cho khoa học,đảm bảo tính thẩm mỹ, trách để lúng túng, thiếu hụt các nhánh hay chồng chéocác nhánh làm mất tính tầng bậc lô-gíc của SĐTD

- Chuẩn bị nội dung và hệ thống các câu hỏi khơi gợi để HS động não pháttriển, bổ sung ý kiến Trong quá trình lập SĐTD, các ý kiến của HS phải được tôntrọng và ghi nhận, sau đó, GV gợi ý để sắp xếp, điều chỉnh hoàn thiện sơ đồ.Như vậy, GV đóng vai trò là người hướng dẫn, HS là chủ thể của hoạt động, tìmkiếm và phát hiện kiến thức mới trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm đã có của

Trang 25

mỗi HS GV không nên xây dựng sơ đồ rồi giảng giải để HS công nhận, điều nàymang tính hình thức, áp đặt không hiệu quả.

- Tùy vào trình độ, năng lực, kĩ năng lập SĐTD của từng HS hoặc tùy vàomức độ khó dễ của từng bài tập, GV có thể vẽ trước SĐTD cầm hay kết hợp từ

từ theo tiến trình bài giảng hoặc yêu cầu HS tự vẽ SĐTD theo cách hiểu riêngcủa mình Các bước tiến hành lập SĐTD nội dung các bài tập như trên chỉ thựchiện trong giai đoạn đầu, khi HS chưa thành thạo với việc lập SĐTD Còn khi

HS đã có kĩ năng tự lập SĐTD một cách thuần thục, GV không nhất thiết phảithực hiện đầy đủ các bước mà tùy thuộc vào điều kiện cụ thể ta có thể lược bớtmột số bước Để giúp HS có kĩ năng lập SĐTD một cách thành thạo, GV cần:

* Giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng SĐTD: Sơ đồ thứbậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn bộ, một phần …

* Đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS lập sơ đồ (thấy được quan hệ giữa từ khóavới các từ khóa thứ cấp hay chủ đề chính với chủ đề nhỏ)

* Khuyến khích HS phát triển, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơ đồ

- Vẽ SĐTD tổng thể cho toàn bộ bài chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian nên

GV có thể sử dụng giấy A5, phiếu học tập, bảng nhóm, thẻ từ,… cho HS giảibài tập vào đó rồi gắn lên bảng thay cho vẽ các nhánh tương ứng của SĐTD trênbảng lớp GV cũng có thể kết hợp với hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, nhất

là đối với những SĐTD khá phức tạp, hơi khó để HS cùng hỗ trợ, hợp tác cùngnhau hoàn thành SĐTD Thông qua đó, các em có thêm điều kiện rèn kĩ nănggiao tiếp, trình bày, chia sẻ, hợp tác và mở rộng, làm giàu thêm vốn từ ngữ củabản thân

- Để HS có thói quen và kĩ năng tự lập SĐTD trong việc trình bày bài giảicác nội dung bài tập nói riêng và vận dụng trong phân môn LTVC nói chung,

GV nên hướng dẫn HS ngay từ những tiết học đầu tiên cách lập SĐTD (nếu cóthể) GV cũng nên khuyến khích HS sử dụng tranh ảnh hoặc hình tự vẽ phù hợp

để thể hiện từ khóa hoặc sử dụng các màu sắc khác nhau để trình bày nộidung trong cùng một cấp vì tính hấp dẫn của các hình ảnh, màu sắc… sẽ gây

Trang 26

những kích thích rất mạnh lên hệ thống rìa (hệ thống cổ áo) của não giúp cho việc ghi nhớ được bền lâu và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lí, rút ra kết luận và giúp cho việc mở rộng vốn từ một cách dễ dàng, có hệ thống hơn.

2.3 Quy trình sử dụng SĐTD trong dạy học LTVC

Lập SĐTD nội dung bài tập ở đây được hiểu là việc GV tổ chức, hướngdẫn HS dùng SĐTD để trình bày kết quả giải một bài tập hoặc một nhóm bài tậptrong sách giáo khoa theo một chủ điểm với những yêu cầu cho trước Qua việcgiải các bài tập này, HS sẽ có một hệ thống từ ngữ tương đối phong phú xoayquanh chủ điểm đó

GV dựa vào nội dung chương trình, SGK, các tài liệu tham khảo, trình

độ HS, … để lập SĐTD trình bày bài giải nội dung bài tập Khi lập SĐTD, GV

có thể hướng dẫn HS tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung của từng bài tập

Bước 2: Xác định mối liên hệ giữa các nội dung trong các bài tập

Bước 3: Xác định từ khóa trung tâm, các nhánh chính, nhánh phụ

Ở bước này ta cần xác định một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ýtưởng hay khái niệm, chủ đề, nội dung chính (từ khóa trung tâm, nhánh chính).Tiếp theo, xác định nội dung tiểu chủ đề cấp 1 (từ khóa cấp 1, nhánh phụ 1) liênquan đến nhánh chính Sau đó xác định nội dung tiểu chủ đề cấp 2 (từ khóa cấp

2, nhánh phụ cấp 2),…

Trang 27

Bước 4: GV hướng dẫn HS tiến hành lập SĐTD theo các thao tác sau:

- Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ýtưởng, khái niệm, chủ đề, nội dung chính

- Từ trung tâm sẽ được phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa, tiểuchủ đề cấp 1 liên quan bằng các nhánh chính (thường tô đậm nét)

- Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay

từ khóa, tiểu chủ đề cấp 2 có liên quan đến nhánh chính (trên các nhánh, có thểthêm các hình ảnh hay kí hiệu cần thiết)

- Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm, nội dung, vấn đề liênquan luôn được kết nối với nhau Chính sự liên kết này sẽ tạo ra được bức tranh

“tổng thể” mô tả về khái niệm, nội dung, chủ đề trung tâm một cách đầy đủ và

rõ ràng

Bước 5: Kiểm tra lại SĐTD đã lập

Khi hướng dẫn HS kiểm tra SĐTD đã lập, GV cần yêu cầu HS kiểm tra, đốichiếu lại SĐTD với yêu cầu của nội dung bài tập HS cần kiểm tra lại nội dung ghilại ở từ khóa trung tâm, nhánh chính, nhánh phụ cấp 1, nhánh phụ cấp 2, … xem

đã đúng và đầy đủ hay chưa; các nhánh đã thể hiện đúng mối quan hệ qua lại lẫnnhau chính xác không; trình bày SĐTD như vậy có cân đối, đẹp mắt chưa?

2.4 Tổ chức cho HS sử dụng SĐTD trong dạy học các loại bài học LTVC 2.4.1 Tìm hiểu các dạng sơ đồ

Trong nghiên cứu khoa học, ta thấy có nhiều dạng SĐTD như:

- Sơ đồ thứ bậc

- Sơ đồ mạng

- Sơ đồ chuỗi

- Sơ đồ quan hệ toàn bộ hay một phần, …

* Lựa chọn nội dung dạy học có sử dụng SĐTD

Trong chương trình SGK lớp 5, các tiết LTVC có thể vận dụng SĐTD để dạy học là:

- Các bài học tìm hiểu kiến thức mới như: MRVT, các bài học luyện tập về ngữ

Ngày đăng: 24/04/2018, 20:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạyhọc Tiếng Việt
Tác giả: Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2007
2. Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạyhọc Tiếng Việt
Tác giả: Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1996
4. Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy (2011), Thiết kế sơ đồ tư duy dạy – học môn Toán ( Dùng cho GV và HS THPT), NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế sơ đồ tư duy dạy– học môn Toán ( Dùng cho GV và HS THPT)
Tác giả: Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2011
5. Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mĩ Trinh (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi vàtâm lí học sư phạm
Tác giả: Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mĩ Trinh
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2007
6. Lê Phương Nga, Lê A, Đặng Kim Nga (2011), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 1, NXB Đại Học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy họcTiếng Việt ở Tiểu học 1
Tác giả: Lê Phương Nga, Lê A, Đặng Kim Nga
Nhà XB: NXB Đại Học Sư Phạm
Năm: 2011
7. Lê Phương Nga (2011), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 2, NXB Đại Học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 2
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: NXB Đại Học Sư Phạm
Năm: 2011
8. Nghị quyết hội nghị lần 5 – BCHTW khóa VIII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1991) Khác
10. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 (2011), NXBGD Khác
11. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2 (2011), NXBGD Khác
12. Sách giáo viên Tiếng Việt 5, tập 1 (2011), NXBGD Khác
13. Sách giáo viên Tiếng Việt 5, tập 2(2011), NXBGD Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w