PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Môn Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông nói chung, trường Tiểu học nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh học tốt các môn học khác. Tiếng Việt vừa là một môn khoa học, vừa là công cụ, phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và phát triển tư duy. Môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học gồm có các phân môn: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện. Trong đó thì phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt, mục tiêu của dạy Tập đọc là hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh, bước đầu giúp học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật và hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người học. Trước hết là trẻ phải học đọc, sau đó là đọc để hiểu. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc không chỉ là sự “ đánh vần” theo đúng kí hiệu các chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản thì các em mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản và kiến thức của các môn học khác của nhà trường. Mặt khác, chính biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên. Như vậy, đọc thông và đọc hiểu là hai nhiệm vụ của phân môn Tập đọc nhằm “giúp học sinh củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đọc lướt để chọn thông tin và bước đầu biết đọc diễn cảm, đọc hiểu để nắm được nội dung bài, phát hiện ra những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài”. Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh. Có đọc tốt thì mới hiểu đúng, hay chính nhờ hiểu đúng thì mới đọc tốt. Vì vậy, trong giờ tập đọc ở Tiểu học, hai nhiệm vụ đó luôn song hành, không tách rời nhau. Để giải quyết và thực hiện tốt hai nhiệm vụ đó thì hệ thống câu hỏi qua mỗi bài tập đọc là không thể thiếu được trong phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt Tiểu học. Chính vì thế, vấn đề sử dụng hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ thiết yếu nhất cần đặt ra của người giáo viên, đòi hỏi người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải luôn quan tâm và dành nhiều thời gian cho phân môn Tập đọc. Từ những lí do nói trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú” 2.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 tại trường Tiểu học Đồng Phú, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 nói chung và học sinh lớp 2 trường Tiểu học Liên Sơn nói riêng. 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể: Trường Tiểu học Đồng Phú - Đồng Hới - Quảng Bình, lý thuyết về xây dựng hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc. 3.2 Đối tượng: Học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú 4.Giả thuyết khoa học Áp dụng việc xây dựng hệ thống câu hỏi có hiệu quả sẽ nâng cao kết quả học tập phân môn Tập đọc cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2, trường Tiểu học Đồng nói riêng. Các câu khoa học: Nếu…thì… 5.Nhiệm vụ khoa học -Nghiên cứu các vấn đề lý luận về việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc lớp 2. -Đánh giá thực trạng việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2, trường Tiểu Học Đồng Phú. -Đề xuất các biện pháp, định hướng nhằm nâng cao chất lương dạy và học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú 6.Giới hạn khoa học Đề tài nghiên cứu trên học sinh khối lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú 7.Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu đề tài - Cơ sở phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu được xuất phát từ 3 quan điểm: + Quan điểm hệ thống - cấu trúc + Quan điểm lịch sử - lôgic + Quan điểm thực tiễn Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: -Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, thu thập, xứ lý, chọn lọc và khái quát hóa các thông tin, những nghiên cứu thuộc các vấn đề có liên quan đến tề tài của tác giả trong và ngoài nước. Làm sang tỏ các thuật ngữ có liên quan đến đề tài. Xây dựng các cơ sở khoa học về mặt lý luận cho đề tài. -Phương pháp thống kê, phân loại: dùng trong việc thống kê, phân loại hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc sách giáo khoa Tiếng Việt để rút ra những nhận xét và định hướng cần thiết cho đề tài. -Phương pháp quan sát( dự giờ): Nhằm tìm hiểu thực trạng -Phương pháp xử lý số liệu: Tổng hợp số liệu bằng phương phấp thống kê toán học như: tính số lương câu hỏi, tần xuất xuất hiện các loại câu hỏi… 8.Đóng góp của đề tài -Đề tài đã thống kê toàn bộ hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc trong sách Tiếng Việt Tiểu học lớp 2 tập 1, 2. -Đề tài đưa ra điều chỉnh về một số câu hỏi chưa phù hợp nhằm giúp sự tiếp thu bài của học sinh được dễ đàng hơn. -Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên nghiên cứu. 9.Thời gian thực hiện Đề tài được thực hiên trong khoảng thời gian từ 22/2/2018 đến 25/04/2018 10. Kết cấu chung của đề tài Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm 3 chương nội dung chính: Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài Chương 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Ngoài ra, khóa luận còn có Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA: SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON
Tác giả: Hoàng Văn Mỹ Lớp: ĐHGD Tiểu học K51
Đồng Hới, tháng 4 năm 2018
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài 5
2 Mục đích nghiên cứu 6
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6
3.1 Khách thể: Trường Tiểu học Đồng Phú - Đồng Hới - Quảng Bình, lý thuyết về xây dựng hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc 6
3.2 Đối tượng: Học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú 6
4 Giả thuyết khoa học 6
5 Nhiệm vụ khoa học 6
6 Giới hạn khoa học 6
7 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu đề tài 6
8 Đóng góp của đề tài 7
9 Thời gian thực hiện 7
10 Kết cấu chung của đề tài 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.2 Cơ sở lí luận của đề tài 9
1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 9
1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 10
1.3.1 Chương trình môn tập đọc ở sách giáo khoa Tiếng Việt 2 10
1.3.2 Thực tiễn vận dụng hệ thống câu hỏi để dạy Tập đọc ở trường Tiểu học 11 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU ĐỒNG PHÚ 13
2.1 Hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 13
2.1.1 Phân loại hệ thống câu hỏi theo nhóm trong phân môn Tập đọc 13
2.1.2 Số liệu thống kê các câu hỏi trong phân môn Tập đọc 18
Trang 32.1.3 Nhận xét 19
2.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 22
2.2.1 Nguyên tắc xây dựng câu hỏi trong dạy học Tập đọc 22
2.2.2 Định hướng điều chỉnh các nhóm câu hỏi chưa phù hợp 24
CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM KHOA HỌC 30
3.1 Mục đích thực nghiệm 30
3.2 Địa bàn thực nghiệm 30
3.3 Thời gian thực nghiệm 30
3.4 Đối tượng thực nghiệm 30
3.5 Nội dung thực nghiệm 31
3.6 Kế hoạch thực nghiệm 31
3.7 Kết quả thực nghiệm 46
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu này em xin chân thành cảm ơn các thầy côgiáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và rèn luyện ở trường Đại Học Quảng Bình
Xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn – cô giáo hướng dẫn NguyễnThị Nga đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em hoàn thành bài nghiên cứu này
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô, học sinhtrường Tiểu học Đồng Phú đã tạo điều kiện giúp em tham gia điều tra, khảo sát.Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhấtsong do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếusót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được Em rất mong được sự góp ý củaquý thầy, cô giáo và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 4 năm 2018
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông nói chung, trường Tiểu học nóiriêng có một vị trí vô cùng quan trọng Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúphọc sinh học tốt các môn học khác Tiếng Việt vừa là một môn khoa học, vừa làcông cụ, phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vàphát triển tư duy
Môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học gồm có các phân môn: Học vần,Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện Trong
đó thì phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt, mục tiêu của dạy Tập đọc là hìnhthành và rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh, bước đầu giúp học sinh tiếp xúcvới ngôn ngữ nghệ thuật và hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ Đọc trởthành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người học Trước hết là trẻ phải họcđọc, sau đó là đọc để hiểu Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùngtrong giao tiếp và học tập Đọc không chỉ là sự “ đánh vần” theo đúng kí hiệucác chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khảnăng thông hiểu những gì được đọc Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấuđáo các văn bản thì các em mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức,
tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản và kiến thức của cácmôn học khác của nhà trường Mặt khác, chính biết cách đọc hiểu văn bản màhọc sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức vềcuộc sống từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tựhọc thường xuyên
Như vậy, đọc thông và đọc hiểu là hai nhiệm vụ của phân môn Tập đọc
nhằm “giúp học sinh củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đọc lướt để
chọn thông tin và bước đầu biết đọc diễn cảm, đọc hiểu để nắm được nội dung bài, phát hiện ra những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài” Đọc
đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản.Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh Có đọctốt thì mới hiểu đúng, hay chính nhờ hiểu đúng thì mới đọc tốt Vì vậy, trong giờtập đọc ở Tiểu học, hai nhiệm vụ đó luôn song hành, không tách rời nhau Đểgiải quyết và thực hiện tốt hai nhiệm vụ đó thì hệ thống câu hỏi qua mỗi bài tậpđọc là không thể thiếu được trong phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt Tiểuhọc Chính vì thế, vấn đề sử dụng hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc chohọc sinh tiểu học là nhiệm vụ thiết yếu nhất cần đặt ra của người giáo viên, đòi
Trang 6hỏi người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải luôn quan tâm và dành nhiều thờigian cho phân môn Tập đọc Từ những lí do nói trên, tôi quyết định lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong phânmôn Tập đọc cho học sinh lớp 2 tại trường Tiểu học Đồng Phú, trên cơ sở đó đềxuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tậpđọc cho học sinh lớp 2 nói chung và học sinh lớp 2 trường Tiểu học Liên Sơnnói riêng
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể: Trường Tiểu học Đồng Phú - Đồng Hới - Quảng Bình, lý
thuyết về xây dựng hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc
3.2 Đối tượng: Học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú
4 Giả thuyết khoa học
Áp dụng việc xây dựng hệ thống câu hỏi có hiệu quả sẽ nâng cao kết quảhọc tập phân môn Tập đọc cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2,trường Tiểu học Đồng nói riêng
Các câu khoa học: Nếu…thì…
Đề tài nghiên cứu trên học sinh khối lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú
7 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu đề tài
- Cơ sở phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu được xuất phát từ 3 quanđiểm:
+ Quan điểm hệ thống - cấu trúc
+ Quan điểm lịch sử - lôgic
+ Quan điểm thực tiễn
6
Trang 7Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương phápnghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, thu thập, xứ lý, chọn lọc
và khái quát hóa các thông tin, những nghiên cứu thuộc các vấn đề có liên quanđến tề tài của tác giả trong và ngoài nước Làm sang tỏ các thuật ngữ có liênquan đến đề tài Xây dựng các cơ sở khoa học về mặt lý luận cho đề tài
- Phương pháp thống kê, phân loại: dùng trong việc thống kê, phân loại hệ
thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc sách giáo khoa Tiếng Việt để rút ranhững nhận xét và định hướng cần thiết cho đề tài
- Phương pháp quan sát( dự giờ): Nhằm tìm hiểu thực trạng
- Phương pháp xử lý số liệu: Tổng hợp số liệu bằng phương phấp thống kê
toán học như: tính số lương câu hỏi, tần xuất xuất hiện các loại câu hỏi…
8 Đóng góp của đề tài
- Đề tài đã thống kê toàn bộ hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc
trong sách Tiếng Việt Tiểu học lớp 2 tập 1, 2
- Đề tài đưa ra điều chỉnh về một số câu hỏi chưa phù hợp nhằm giúp sự
tiếp thu bài của học sinh được dễ đàng hơn
- Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên nghiên
cứu
9 Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiên trong khoảng thời gian từ 22/2/2018 đến 25/04/2018
10 Kết cấu chung của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm 3chương nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy họctrong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Ngoài ra, khóa luận còn có Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục
Trang 8PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Câu hỏi là phương tiện không thể thiếu trong quá trình dạyhọc nói chung dạy học môn Tiếng Việt và phân môn Tập đọc nóiriêng Nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học
là vấn đề được nhiều giáo viên và các nhà sư phạm quan tâm Chính
vì vậy, hệ thống câu hỏi trong dạy học nói chung và dạy học Tập đọcnói riêng đã có một số tài liệu đề cập đến Vấn đề này được đề cập
cụ thể trong các tài liệu sau:
* Một số tài liệu nước ngoài:
- “Phương pháp và kỹ thuật lên lớp” của tác giả N.Miacolep Trong tài liệu
này, tác giả đã khẳng định: “Mỗi câu hỏi phải là một bậc thang dẫn đến kháiquát việc đưa ra chứ nhất quyết không được rẽ sang hướng khác”
- Tác giả I.Ia.Lence trong công trình “Dạy học nêu vấn đề” đã khẳng định
sự cần thiết phải đặt nhiệm vụ nhận thức cho học sinh trong suốt giờ học bằngcách lập một hệ thống câu hỏi liên quan chặt chẽ đến nhau sao cho các câu hỏihợp thành những bài toán như trên con đường đi tới lời giải cho bài toán cơ bản
- Các tài liệu trên đề cập vấn đề sử dụng câu hỏi dưới nhiều góc độ khác
nhau nhưng đều thống nhất ở việc khẳng định sự cần thiết của câu hỏi trong dạyhọc
* Một số tài liệu trong nước:
- “Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên ở lớp kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh” của Nguyễn Đình Chỉnh Trong công trình này, tác giả đã nêu lên
sự cần thiết của việc đặt câu hỏi trong quá trình dạy học, nêu lên những yêu cầukhi đặt câu hỏi cho học sinh và trình bày một số loại câu hỏi sử dụng trong dạyhọc, kiểm tra, đánh giá
- Tác giả Hoàng Hòa Bình trong công trình “Dạy văn cho học sinh tiểu học” đã khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng câu hỏi trong việc giúp học
sinh hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm văn học Theo Hoàng HòaBình thì: “Những câu hỏi thông minh đặt đúng chỗ có thể làm cho trẻ nhìn thấynhiều điều ẩn tàng sau những hàng chữ”
- Trong công trình “Dạy học đọc hiểu ở tiểu học” của Nguyễn Thị Hạnh đã
đề cập vấn đề sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập trong dạy học đọc hiểu, xem
8
Trang 9đó là phương tiện chủ chốt để thực hiện quan điểm dạy học mới – Quan điểmdạy học hướng vào người học.
- “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học” của Lê Phương Nga, Đặng
Kim Nga phân tích kĩ năng đọc hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệthống câu hỏi Theo đó, các tác giả đã phân hệ thống câu hỏi thành ba nhóm lớn:nhóm câu hỏi có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản; nhómcâu hỏi làm rõ nghĩa ngữ của văn bản và nhóm câu hỏi bình giá về nội dungvăn bản Có thể nói, những nội dung mà công trình này đề cập sẽ gợi mở cácvấn đề về phương pháp luận cho chúng tôi khi tìm hiểu về việc sử dụng hệ thốngcâu hỏi trong môn Tập đọc
Ngoài những tài liệu trên, chúng tôi còn thu thập được một sốbài báo đã được công bố trên các tạp chí giáo dục và chuyên ngành.Chúng tôi xin đề cập đến một số bài tiêu biểu như sau:
- “Thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học Tập đọc chương trình Tiếng Việt Tiểu học” của Ngô Vũ Thu Hằng cho rằng kĩ năng sử dụng câu hỏi là một
trong những kĩ năng quan trọng trong quá trình dạy học Từ đó, tác giả đã đưa racác yêu cầu về thiết kế và sử dụng câu hỏi để giúp học sinh lĩnh hội bài học
- “Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài trong phân môn Tập đọc” của Trần Thị
Xuân Mai đã đề cập phương pháp tìm hiểu bài bằng việc hướng dẫn học sinh giảinghĩa từ mới và từ khó, giúp học sinh hiểu nghĩa từ đó gắn với nội dung bài đọc
- Trong bài viết “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh tiểu học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập” của tác giả Phan Hồng Liên đã đề xuất một số biện
pháp tổ chức có tính kĩ thuật trong phương pháp rèn luyện kĩ năng đọc trongphân môn Tập đọc đó là rèn kĩ năng đọc thành tiếng và rèn kĩ năng đọc hiểu
Như vậy, nhìn vào hệ thống các tài liệu nói về vấn đề sửdụng câu hỏi trong dạy học, tôi thấy hệ thống câu hỏi trong phânmôn Tập đọc không phải là một vấn đề mới nhưng nó lại có một ýnghĩa rất lớn Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa và phát huy nhữngthành tựu có trước, chúng tôi vận dụng vào việc nghiên cứu hệ thốngcâu hỏi trong phân môn Tập đọc sách Tiếng Việt Tiểu học
1.2 Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài.
1.1.1.1 Định nghĩa câu hỏi
Trong cuộc sống, khi không biết điều gì và có nhu cầu tìmhiểu về vấn đề đó, chúng ta thường xuyên phải đặt câu hỏi Đồng
Trang 10thời, chúng ta cũng thường xuyên gặp và phải giải quyết nhữngcâu hỏi mà người khác đưa ra.
Có nhiều định nghĩa về câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng,nhưng chúng tôi lựa chọn giới thiệu định nghĩa về câu hỏi củahai tác giả điển hình sau đây: Trong một nghiên cứu về câu hỏidựa theo lý thuyết về hành động ngôn ngữ trong giao tiếp,Kerbrat-Orecchioni cho rằng câu hỏi là phát ngôn được đưa ranhằm mục đích chính là nhận được một thông tin từ người đượchỏi Cao Xuân Hạo lấy Tiếng Việt làm ngôn ngữ quy chiếu và dựatrên khái niệm giá trị ngôn trung, đã định nghĩa câu hỏi chính danhnhư sau: Câu hỏi chính danh là những câu hỏi yêu cầu một câu trảlời thông báo về một sự tình hay về một tham tố nào đó của một sựtình được tiền giả định là hiện thực
1.1.1.2 Câu hỏi trong dạy học Tập đọc
Dạy học là một quá trình thống nhất bao gồm hai hoạt động:hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò Hai hoạt độngnày gắn bó với nhau và phản ánh tính chất hai mặt của quá trìnhdạy học Do vậy, câu hỏi trong quá trình dạy học là câu hỏi dogiáo viên hoặc học sinh đưa ra trong quá trình dạy học nhằm gợi
mở để làm sáng tỏ những vấn đề mới Từ đó, rút ra những kếtluận cần thiết từ những tài liệu đã học, những kinh nghiệm đượctích lũy trong thực tiễn cuộc sống hoặc tổng kết ôn tập, củng cố,
mở rộng, đào sâu tri thức cũng như kiểm tra kết quả học tập củahọc sinh
Câu hỏi trong dạy học Tập đọc khác với câu hỏi thông thườngtrong cuộc sống Trong cuộc sống, những câu hỏi được đặt ra dongười hỏi chưa biết hoặc biết một cách mơ hồ về điều đó nênmuốn làm rõ hơn Còn câu hỏi trong dạy học Tập đọc khôngphải là những câu hỏi đưa ra để đánh đố học sinh mà là nhữngcâu hỏi gợi mở để hướng học sinh vào khai thác bài học Các câuhỏi đưa ra có tính mục đích rõ ràng, đó là những kiến thức, kĩ năngcần đem đến cho học sinh Qua đó, học sinh nắm được những tri
thức, kĩ năng nhằm phục vụ cho học tập và cuộc sống
1.1.1.3.Nhiệm vụ của dạy học tập đọc ở tiểu học
1 Đọc là gì?
10
Trang 11Để xác định được nhiệm vụ của dạy đọc cần làm rõ “Đọc làgì?” Trong thực tế dạy đọc, người ta thường hay phiến diện vàcực đoan, không hiểu khái niệm “đọc” một cách đầy đủ Nhiềukhi người ta thường nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mãchữ - âm, cho rằng đọc là nhìn chữ phát ra thành lời, nghĩa là
đã đọc thì phải thành tiếng Vì vậy họ đánh giá một giờ dạy chỉdựa vào một căn cứ duy nhất : đếm xem có bao nhiêu em đượcđứng dậy đọc Ngược lại, có người lại quan niệm đọc chỉ là đểhiểu những nghĩa lý, tức là tìm hiểu bài Vì vậy, thầy - trò sa vàohỏi đáp về văn bản, sa vào bình giá mà không chịu đọc chính vănbản đó Có nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thườngnhấn mạnh những khía cạnh khác nhau Trong cuốn “Sổ tay thuậtngữ phương pháp dạy học tiếng Nga” (1988), Viện sỹM.R.Lơvôp đã định nghĩa: “Đọc là một dạng hoạt động ngônngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âmthanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), làquá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vịnghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)” Đây là một địnhnghĩa rất phù hợp với dạy học Tập đọc ở tiểu học Định nghĩa nàythể hiện một quan điểm đầy đủ về đọc, xem đó là một quá trìnhgiải mã bậc hai : chữ viết → âm thanh và chữ viết (âm thanh)
→ nghĩa Như vậy, đọc không chỉ là “đánh vần”, phát âm thànhtiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trìnhnhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc Đó chính
là một sự tổng hợp của cả hai quá trình này
2 Ý nghĩa của dạy học Tập đọc ở tiểu học
Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học Đọc trở thành mộtđòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học Đầu tiên, trẻ emphải học đọc, sau đó các em phải đọc để học Đọc giúp các emchiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập,
là một công cụ để học tập các môn học Đọc tạo điều kiện để họcsinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời Nó là khả năngkhông thể thiếu được của con người thời đại văn minh Chính vìvậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách
có kế hoạch và hệ thống Tập đọc với tư cách là một phân môn của
Trang 12môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này - đó làhình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
3 Nhiệm vụ của dạy học Tập đọc ở tiểu học
3.1 Tập đọc là một phân môn thực hành
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọccho học sinh Năng lực đó được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phậncũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh(đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dungnhững điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ởmức độ cao hơn là đọc diễn cảm) Cần phải hiểu kỹ năng đọc cónhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau Đầu tiên đọc là giải
mã chữ - âm một cách sơ bộ Tiếp theo, đọc là phải hiểu nghĩacủa từ, tìm được các từ chìa khóa, câu “chìa khóa” (câu trọngyếu, câu chốt) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn ; vớinhững bài văn, biết phát hiện ra những yếu tố “văn” và đánh giáđược giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung Như vậy, lúcnày biết đọc đồng nghĩa với việc có kỹ năng làm việc với văn bản,chiếm lĩnh được văn bản (bài khóa) ở các tầng bậc khác nhau:nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt.Bốn kỹ năng của đọc được hình thành trong hai hình thức đọc:đọc thành tiếng và đọc thầm Chúng được rèn luyện đồng thời và
hỗ trợ lẫn nhau Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ
có tác động tích cực đến những kỹ năng khác Ví dụ, đọc đúng làtiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung vănbản Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thểđọc nhanh và diễn cảm được Cũng như khó mà nói ra được con
gà đẻ ra quả trứng hay quả trứng nở ra con gà, nhiều khi, khó mànói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào, nhờ đọcđúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng
Vì vậy, trong dạy đọc, không thể xem nhẹ kỹ năng nào cũng nhưkhông thể tách rời chúng
3.2 Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọcsách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách chohọc sinh Làm cho sách vở là một sự tôn sùng ngự trị trong nhàtrường, đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự
12
Trang 13trở thành trung tâm văn hóa Nói cách khác, thông qua việc dạyhọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năngđọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời phải làm cho họcsinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo chomình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
3.3 Vì việc học không thể tách rời khỏi những nội dung đượcđọc nên bên cạnh những nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc, giáo dục lòngyêu sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức
về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh Đọc mộtcách có ý thức sẽ tác động tích cực tới ngôn ngữ và tư duy củangười đọc Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng
ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suynghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh…Dạy đọckhông chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tínhcách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh Như vậy, dạy đọc có một ýnghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và pháttriển
Trang 141.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1 Chương trình môn tập đọc ở sách giáo khoa Tiếng Việt 2.
- Gọi bạn.(- Danh sách họcsinh tổ 1, lớp 2A.)
(-em.)
6
- Mẩu giấy vụn
- Ngôi trườngmới
- Mùa xuân đến Mùa nước nổi.)
(-21
- Chim sơn ca vàbông cúc trắng
- Vè chim.(- Thông báo củathư viện vườnchim.)
10
Trang 15- Chuyện quả bầu.
- Tiếng chổi tre
(- Quyển sổ liên
lạc.)
33
- Bóp nát quảcam
Trang 161 Anh (chị) có sử dụng hết các câu hỏi trong sách giáo khoa không?
2 Anh (chị) có sử dụng thêm câu hỏi nào không?
3 Theo anh (chị) có câu hỏi nào chưa phù hợp không?
4 Học sinh có trả lời hết các câu hỏi trong bài Tập đọc không?
Kết quả thu được như sau:
Từ kết quả trên chúng tôi có một số nhận xét như sau:
Việc sử dụng câu hỏi trong dạy tập đọc thì các giáo viên sử dụng hết 100%các câu hỏi trong sách giáo khoa, ngoài ra họ còn sử dụng thêm các câu hỏiphụ hoặc sử dụng hợp lý một số câu hỏi để học sinh trả lời tốt hơn, giúp các em
đi sâu vào bài học một cách dễ dàng và nắm được bài dễ dàng Hầu hết học sinhkhông thể tự mình trả lời hết các câu hỏi trong sách giáo khoa, để giúp học sinhtiếp thu bài tốt, giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức mà còn thiết kế và sửdụng câu hỏi một cách hợp lí dẫn dắt học sinh tự phát hiện và nắm được nộidung của bài Kĩ năng sử dụng câu hỏi là một trong những kĩ năng quan trọngtrong quá trình dạy học, góp phần không nhỏ vào việc thành công trong giờ học.Thực tế cho thấy, nếu giáo viên đặt được nhiều câu hỏi một cách hợp lí, phù hợpvới nội dung bài học sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn nhiều so với việc chỉgiảng giải một cách đơn thuần
12
Trang 17CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU ĐỒNG PHÚ 2.1 Hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
2.1.1 Phân loại hệ thống câu hỏi theo nhóm trong phân môn Tập đọc
Có nhiều cách phân loại hệ thống câu hỏi, nhưng trong công trình này,chúng tôi sử dụng cách phân loại câu hỏi của tác giả Lê Phương Nga – ĐặngKim Nga trong giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học Theo đó,chúng tôi xin đưa ra cách phân loại câu hỏi như sau:
* Nhóm câu hỏi có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản
Cách tạo dựng câu hỏi: Nhóm câu hỏi này yêu cầu tính làm việc độc lậpcủa học sinh chưa cao Học sinh chỉ cần nhận diện, ghi nhớ, phát hiện ra các từngữ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết của văn bản
Tác dụng: Những câu hỏi thuộc nhóm này sẽ luyện cho học sinh về trínhớ
Ví
dụ:
+ Học thuộc lòng bài thơ
(Gọi bạn – TV 2 tập 1)
+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần
(Sơn Tinh, Thủy Tinh – TV 2 tập 2)
+ Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến
(Mùa xuân đến – TV 2 tập 2)
+ Học thuộc lòng một đoạn văn em thích
(Sơn Tinh Thủy Tinh– TV 2 tập 1)
+ Học thuộc lòng khổ thơ em thích
(Cô giáo lớp em– TV 2 tập 1)
Cách tạo dựng câu hỏi: Vì đặc điểm của loại câu hỏi này chỉ dừng ởmức độ thấp, chỉ yêu cầu học sinh trả lời dựa trên từ ngữ có sẵn trong văn bảnnên câu hỏi xác định đề tài của văn bản thường có dạng hỏi trực tiếp: “Câuchuyện này nói về ai?”, “Câu chuyện này nói về cái gì?”
Trang 18Tác dụng: Loại câu hỏi này rèn cho học sinh có kĩ năng nhận ra đề tàivăn bản, giúp học sinh nhận diện được các nhân vật có trong mỗi bài tập đọc vàhiểu được câu chuyện này muốn nói về cái gì.
Ví
dụ:
+ Bạn của Bé ở nhà là ai?
(Con chó nhà hang xóm – TV 2 tập 1)
+ Câu chuyện này có những nhân vật nào?
(Câu chuyện bó đũa – TV 2 tập 1)
+ Người ông dành những quả đào cho ai?
em không hiểu nghĩa Câu hỏi cũng có thể yêu cầu học sinh phát hiện ra những
từ ngữ, chi tiết quan trọng, hình ảnh đẹp trong bài
Tác dụng: Với loại câu hỏi này, học sinh sẽ dần dần phát hiện ra các từngữ, chi tiết, hình ảnh gợi ra trong bài tập đọc Thông qua đó, trí tưởng tượngcủa các em sẽ được phát huy, khả năng cảm thụ hình tượng văn học dần đượchình thành và phát triển Ngoài ra, loại câu hỏi này còn giúp học sinh được rènluyện về trí nhớ, nhớ lại những nội dung, chi tiết liên quan càng nhiều, càngchính xác càng tốt
14
Trang 19Tác dụng: Loại câu hỏi này không chỉ giúp học sinh tái tạo ngôn ngữtrong một từ, một cụm từ mà còn tái tạo lại cả một câu văn, câu thơ đặc sắcnhằm làm rõ nội dung của bài.
(Cây và hoa bên lăng Bác – TV 2 tập 2)
Cách tạo dựng câu hỏi: Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạnthường có dạng: Bài này gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu? Hoặc cụ thểhơn như: Mỗi ý sau được nói đến trong khổ thơ, đoạn văn nào?
Tác dụng: Giúp học sinh có kĩ năng nhận biết cấu trúc, bố cục của vănbản, mối quan hệ giữa các bộ phận trong bài, nhận biết được những phương tiệnliên kết văn bản thành một thể thống nhất Không những thế, mục đích củanhững câu hỏi này còn giúp học sinh có kĩ năng tóm tắt văn bản, rút ra được ýchính của đoạn văn, khổ thơ Với những văn bản nghệ thuật, học sinh biết phântích đề tài, chủ đề, trả lời được câu hỏi bài nói về cái gì và người viết muốn đạtđến cái gì với văn bản đó Đây là một kĩ năng thiết yếu phải hình thành khi dạyhọc nhằm giúp học sinh biết vận dụng vào phân môn Tập làm văn, nhất là cáclớp 3, 4, 5
Ví
dụ:
+ Tìm đoạn văn tương ứng với từng nội dung sau: Tả ngôi trường từ xa, tảlớp học, tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường mới
(Ngôi trường mới – TV 2 tập 1)
*Nhóm câu hỏi làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản
Đây chính là nhóm câu hỏi yêu cầu giải nghĩa từ, làm rõ nghĩa của từngữ, câu, đoạn, bài, hình ảnh, chi tiết Những câu hỏi này yêu cầu học sinh phải
có thao tác cắt nghĩa, biết khái quát hóa và suy ý để rút ra được các ý nghĩa củacác đơn vị trong văn bản (hoặc tác phẩm)
Trong nhóm này có những kiểu câu hỏi sau:
Trang 20Cách tạo dựng câu hỏi: Câu hỏi này có dạng: Em hiểu nghĩa của từ đónói gì?, so sánh nghĩa các từ, đặt câu để phân biệt nghĩa của từ,… hoặc: Hãygiải thích ý nghĩa của những cách nói sau.
Tác dụng: Trước những câu hỏi như vậy, học sinh sẽ nắm được nghĩacủa từ, rèn cho học sinh phải động não, phân tích để hiểu được từ ngữ đó cónghĩa như thế nào, kích thích sự hứng thú, phát huy trí sáng tạo của học sinh,qua đó học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của từ ngữ để các em hiểu thêm vềcuộc sống và biết vận dụng đúng những từ ngữ đó vào trong cuộc sống
Ví
dụ:
+ Theo em, người bạn tốt là người như thế nào?
(Bạn của Nai Nhỏ – TV 2 tập 1)
+ Em hiểu thế nào là mùa nước nổi?
(Mùa nước nổi – TV 2 tập 2)
Ví
dụ:
+ Vì sao mẹ hỏi: “Con vẽ con gì đây?”
(Thêm sừng cho ngựa – TV 2 tập 1)
+ Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phốHuế? (Sông Hương – TV 2 tập 2)
c Câu hỏi tìm đại ý, nội dung chính của bài
Cách tạo dựng câu hỏi: Thông qua nội dung bài tập đọc sẽ có các câu hỏiđánh giá, khái quát nội dung bài bằng những câu hỏi tổng quát nêu lên ý chínhhay đại ý của bài Cấu trúc của câu hỏi này có dạng hỏi trực tiếp: “Bài thơ, câuchuyện này nói lên điều gì?” Hay “Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?”
Tác dụng: Đây chính là việc tìm chủ đề – vấn đề cơ bản của văn bản Nhờ
đó, học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản, bồi dưỡng nhân sinhquan cho các em (đặc biệt là qua các câu chuyện kể)
Ví
dụ:
16
Trang 21+ Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn học sinh với ngôi trường?
(Cái trống trường em – TV 2 tập 1)
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
(Kho báu – TV 2 tập 2)
* Nhóm câu hỏi phản hồi
Đây là nhóm câu hỏi đọc hiểu yêu cầu tính độc lập làm việc của học sinhcao nhất Những câu hỏi này yêu cầu học sinh nêu nhận xét, đánh giá, bình giácủa mình về nội dung, nghệ thuật của văn bản Những câu hỏi phản hồi cũngcho thấy văn bản được đọc đã tác động đến học sinh như thế nào, các em học tậpđược gì từ nội dung và hình thức nghệ thuật của văn bản Những câu hỏi phảnhồi bao gồm:
a Nhóm câu hỏi bình giá về nội dung văn bản
Cách tạo dựng câu hỏi: Loại câu hỏi này có dạng: “Câu chuyện, bài thơkhuyên em điều gì?”, hoặc câu hỏi có thể yêu cầu học sinh bình luận, đánh giá,phát biểu ý kiến của mình Đó cũng có thể là những câu hỏi liên hệ thực tế haycâu hỏi đặt các em vào một tình huống như đối với các nhân vật trong bài tậpđọc để các em đưa ra những ý kiến, suy nghĩ của mình trước các tình huống đó.Tác dụng: Những câu hỏi này nhằm làm rõ mục đích của văn bản, giúp họcsinh có khả năng chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội văn bản, hướng học sinhrút ra những bài học bổ ích sau khi đọc văn bản, biết liên hệ với bản thân mình
để có thái độ, hành động, tình cảm đúng đắn
Ví
dụ:
+ Câu chuyện này khuyên em điều gì?
(Có công mài sắt, có ngày nên kim – TV 2 tập 1)
+ Em cần làm gì để không phí thời gian?
(Ngày hôm qua đâu rồi? – TV 2 tập 1)
+ Em muốn nói gì với các cậu bé?
(Chim sơn ca và bông cúc trắng – TV 2 tập 2)
b Câu hỏi yêu cầu làm rõ, bình giá về nghệ thuật của văn bản
Cách tạo dựng câu hỏi: Đây là những câu hỏi yêu cầu học sinh chỉ ra cáihay của việc dùng từ, giá trị của từ ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh trong nhữngbài thơ, bài văn miêu tả, những chi tiết, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện của vănbản truyện Câu hỏi này có dạng: Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
Trang 22Tác dụng: Giúp học sinh phát hiện ra được những mối liên hệ bên trong củavăn bản để thấy nghĩa hàm ẩn của nó chứ không chỉ có nghĩa hiển hiện Ngoài
ra, dạng câu hỏi này còn giúp học sinh hiểu các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu nhất,những cách dùng từ ngữ “bất thường, đắt giá” có tính nghệ thuật cao Qua đó,học sinh tìm ra được chủ đề mà tác giả muốn gửi gắm vào bài văn, bài thơ
- Câu hỏi hồi đáp
Cách tạo dựng câu hỏi: Nhóm câu hỏi này yêu cầu học sinh dựa vào mẫuvăn bản của bài tập đọc để nói, viết một văn bản tương tự
Tác dụng: Thông qua loại câu hỏi này, học sinh được rèn kĩ năng nói(giao tiếp), kĩ năng viết (tạo lập văn bản)
2.1.2 Số liệu thống kê các câu hỏi trong phân môn Tập đọc
Kĩ năng đọc hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống câu hỏi.Những câu hỏi này xác định đích của việc đọc, đồng thời cũng là phương tiện đểđạt được sự thông hiểu văn bản của học sinh Để biết được tần số xuất hiện củatừng loại câu hỏi trong sách Tiểu học, tôi đã tiến hành tìm hiểu, thống kê vàphân loại câu hỏi trong các sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 tập 1 và 2
Hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc rất phong phú và đa dạng Tuyvậy, các câu hỏi này vẫn có sự thống nhất về cách tạo dựng theo từng nhóm câu
18
Trang 23hỏi Do đó, việc phân loại hệ thống câu hỏi là rất quan trọng, vì nó giúp cho việcnhận diện câu hỏi trở nên dễ dàng hơn.
Như vậy, theo tư liệu điều tra của tôi, tổng số câu hỏi phân môn Tập đọcxuất hiện trong sách Tiếng Việt 2 tập 1 và 2 là 373 câu hỏi Số lượng câu hỏi củatừng nhóm được biểu hiện cụ thể trong bảng sau:
ngữ, chi tiết, hình ảnh của bài
161 43,2
Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra những câu
quan trọng của bài
Câu hỏi đặt câu có từ cho trước 1 0,3
2.1.3 Nhận xét
Có thể nói, sự phân chia hệ thống câu hỏi của tôi chỉ mang tính chất tươngđối Theo khảo sát của tôi, trong nhóm câu hỏi có tính chất nhận diện, tái hiệnngôn ngữ của văn bản thì sách giáo khoa chủ yếu đi vào kĩ năng nhận diện.Trong đó, kĩ năng nhận diện nội dung thông báo là kĩ năng được các nhà biênsoạn sách chú trọng nhiều nhất Điều này thể hiện ở số lượng câu hỏi yêu cầu
Trang 24học sinh phát hiện ra các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh của bài ở mỗi bài tập đọc.Chúng chiếm số lượng lớn nhất trong nhóm này nói riêng và ưu thế nhất trong
hệ thống câu hỏi nói chung (chiếm 43,2%) Các câu hỏi này đòi hỏi học sinh sẽphải trả lời bằng cách đối chiếu hay nhớ lại những thông tin đã được trình bàytrong bài đọc Loại câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn lại chiếm sốlượng rất ít trong hệ thống câu hỏi với 5 câu (chiếm 1,3%) Sở dĩ chúng chiếm
số lượng ít như vậy là do trong quá trình đọc hiểu, giáo viên đã có sự hướng dẫnchia đoạn cho học sinh, giúp học sinh biết được mối quan hệ giữa các bộ phậntrong bài
Trong nhóm câu hỏi làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản thì câu hỏi yêu cầulàm rõ nghĩa, ý nghĩa các câu, khổ thơ, đoạn, chi tiết, hình ảnh chiếm tỉ lệ12,9% Câu hỏi dạng này chiếm số lượng lớn nhất trong nhóm là nhằm giúp họcsinh có sự suy nghĩ, động não để hiểu được nội dung, ý nghĩa của các đơn vịtrong bài Tuy vậy, câu hỏi chiếm số lượng ít nhất trong nhóm này lại là câu hỏiyêu cầu giải nghĩa từ ngữ với số lượng 9 câu hỏi, chiếm tỉ lệ 2,4 % trong tổng sốcâu hỏi Dạng này chiếm ít như vậy là bởi trong quá trình đọc hiểu, học sinh đãđược tìm hiểu thêm nghĩa của từ ở phần chú giải
Cuối cùng là nhóm câu hỏi phản hồi Nhóm này chiếm số lượng ít nhất trong
3 nhóm Trong đó, câu hỏi bình giá về nội dung văn bản có số lượng nhiều nhấtvới tần số 25 câu chiếm 6,7 % Đây là dạng yêu cầu học sinh làm rõ mục đíchcủa văn bản, liên hệ với bản thân để rút ra bài học cho mình sau khi tiếp nhậnvăn bản Tuy nhiên, câu hỏi phản hồi cũng có số lượng ít trong nhóm với 7 câu,chiếm tỉ lệ 1,9 %
Bên cạnh đó, trong hệ thống câu hỏi có một câu hỏi với yêu cầu đặt câu
Ví dụ: Đặt câu với mỗi từ: rực rỡ, tưng bừng.
(Làm việc thật là vui – TV 2 tập 1)
Tôi nhận thấy, vì câu hỏi này không thuộc nhóm nào trong các nhóm trên nênchúng tôi sẽ xếp vào dạng câu hỏi đặt câu có từ cho trước Để làm được dạngnày, học sinh cần có sự hiểu biết về nghĩa của từ, cách thức kết hợp từ với nhau.Kiểu câu hỏi này không chỉ có mục đích làm giàu vốn từ mà còn có mục đíchtích cực hóa vốn từ học sinh, giúp học sinh sử dụng từ vào trong giao tiếp
Ngoài ra, có một số câu có sự đan xen giữa các nhóm câu hỏi, tức là vừathuộc nhóm này, vừa thuộc nhóm kia
Ví dụ: Em thích câu thơ nào? Vì sao?
20
Trang 25Các ví dụ trên cho thấy, ở vế đầu của các câu là dạng câu hỏi nhận diện, táihiện ngôn ngữ văn bản, nhưng sang vế thứ hai thì lại thuộc nhóm câu hỏi làm rõnghĩa của ngôn ngữ văn bản Do đó, chúng tôi tạm xếp chúng thành một dạng vàlấy tên là câu hỏi hỗn hợp Dạng này gồm 3 câu, chiếm tỉ lệ 0,8 % Chúngkhông chỉ rèn luyện cho học sinh về trí nhớ bằng cách trả lời dựa trên những chitiết đã có sẵn trong bài mà còn giúp học sinh có khả năng chủ động lĩnh hội vănbản, từ đó học sinh sẽ nắm được nội dung và ý nghĩa của văn bản thông qua sựkết hợp của hai vế câu hỏi Như vậy, với hai dạng câu hỏi hỗn hợp và đặt câu có
từ cho trước chúng tôi đã tiến hành xếp chung vào nhóm câu hỏi phản hồiQuanghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nhà biên soạn sách giáo khoa đã đưa hệthống câu hỏi khá phong phú, đa dạng về hình thức, có nhiều câu hỏi hay, phùhợp với vốn sống và trình độ nhận thức của đa số học sinh Những câu hỏi trongsách giáo khoa phân môn Tập đọc được xây dựng theo một hệ thống từ chi tiếtđến toàn diện Các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, câu hỏi trước làm tiền đềcho câu hỏi sau Sách giáo khoa thường nêu các câu hỏi tái hiện nội dung bàitập đọc (câu hỏi tái hiện), sau đó mới đặt ra những câu hỏi giúp các em nắmđược những vấn đề thuộc tầng sâu hơn như ý nghĩa của bài, tính cách nhân vật,thái độ của tác giả (câu hỏi suy luận) Về cơ bản, mỗi một bài Tập đọc có một hệthống câu hỏi logic giúp cho học sinh từng bước nắm các yếu tố cơ bản mỗiđoạn và tiến tới nắm nội dung chính của bài một cách chặt chẽ hơn Cụ thể,trong 3 nhóm hệ thống câu hỏi thì nhóm có tính chất nhận diện, tái hiện ngônngữ của văn bản được coi là nhóm đạt chuẩn kiến thức kĩ năng vì nó vừa sức vớimọi đối tượng học sinh, các em có thể trả lời được các câu hỏi dạng này dựatrên ngôn từ đã có sẵn trong văn bản Nhóm này cũng chiếm số lượng lớn nhấttrong môn Tập đọc sách giáo khoa Tiếng Việt 2 Tiếp theo, câu hỏi được nângdần độ khó, học sinh được làm quen với nhóm câu hỏi làm rõ nghĩa của ngônngữ văn bản Cuối cùng, ở mức độ khó nhất là nhóm câu hỏi phản hồi, đòi hỏihọc sinh phải tư duy, động não để hiểu bài Những câu hỏi dạng này chiếm11,79%
Tuy vậy, có thể thấy qua phân tích hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa,dạng câu hỏi tái hiện ngôn từ chiếm tới hơn 66,56% tổng số câu hỏi đưa ra.Ởcác bài tập đọc mang tính nghệ thuật nhưng những câu hỏi giúp các em làm rõnghĩa văn bản còn chiếm số lượng khiêm tốn, có rất ít câu hỏi khai thác vẻ đẹpcủa biện pháp tu từ Vì vậy, trên thực tế khi học, các em sẽ thiên về tái hiện nhận
Trang 26diện ngôn từ hơn còn kĩ năng cảm thụ thì rất ít có cơ hội được luyện tập và pháttriển.
Như vậy, mỗi câu hỏi trong bài tập đọc mang một mục đích khác nhau Cócâu hỏi yêu cầu học sinh liệt kê các sự kiện chính có trong tác phẩm để tìm hiểunội dung, có câu hỏi giúp cho học sinh hiểu và cảm thụ ý nghĩa của bài tập đọc,
có câu thì giải thích cho học sinh những hiện tượng, giá trị đạo đức để học sinhhọc tập, liên hệ với bản thân để rút ra cho mình những bài học đúng… Chính vìvậy, việc xây dựng các câu hỏi tìm hiểu bài trong phân môn Tập đọc nhằm mụcđích giúp cho học sinh tìm hiểu bài kỹ hơn, hiểu nội dung tác phẩm một cáchsâu sắc hơn
2.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
2.2.1 Nguyên tắc xây dựng câu hỏi trong dạy học Tập đọc
Câu hỏi giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học mang nhiều yếu tố chủquan Các câu hỏi phụ thuộc vào trình độ, thói quen, thế mạnh của từng giáoviên Có giáo viên đặt nặng câu hỏi về trí nhớ, có giáo viên yêu cầu cao về tưduy, có giáo viên thiên về kĩ năng, có giáo viên chú ý đến yếu tố sáng tạo củahọc sinh Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của bài dạy thì những câu hỏi đưa raphải hay và có chất lượng Vì vậy, các câu hỏi giáo viên đưa ra phải đảm bảocác nguyên tắc sau:
a Nguyên tắc khoa học
Quá trình xây dựng hệ thống câu hỏi để phân tích, tìm hiểu bài tập đọc có thể
đi theo hai hướng: Đi từ nghĩa chung( nội dung tổng thể) đến nghĩa từng bộphận trong bài đọc Nghĩa của đoạn, câu, từ rồi khái quát lên nội dung, tư tưởngcủa toàn bài Cũng có thể đi từ nghĩa của bộ phận nhỏ (nghĩa của từ, câu, ý,đoạn) đến nghĩa chung của bài đọc Tuy nhiên, dù đi theo nào thì hệ thống câuhỏi phải đảm bảo tính chính xác, đáp ứng yêu cầu tiếp thu và rèn luyện năng lựcgiao tiếp cho học sinh
Cần tránh những câu hỏi gây khó khăn cho học sinh khi xác định câu trả lời
Ví dụ: Trước câu hỏi: “Vì sao lại nói: Ngày hôm qua chỉ ở lại trên cành hoa, trong hạt lúa, trên vở hồng.” (Ngày hôm qua đâu rồi – TV 2 tập 1) Học sinh có
thể hiểu “Vì sao ngày hôm qua chỉ có trên cành hoa, trong hạt lúa, trên vở hồng
mà không ở lại trên những đồ vật khác, cây cối khác?” Do đó, học sinh khó có
được câu trả lời chính xác
22
Trang 27Không nên có những câu hỏi mang tính áp đặt Vì với những câu hỏi đó, họcsinh chỉ là người minh họa cho những cách hiểu, nhận xét có sẵn.
Ví dụ: Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chông người nông dân? (Kho báu – TV 2 tập 2).
Lẽ ra ý “tinh thần cần cù, chịu khó của người nông dân” phải để học sinh tự rút
ra Nhưng với câu hỏi này học sinh chỉ cần tìm những chi tiết để chứng minhđiều đó
Như vậy, các câu hỏi giáo viên đưa ra phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, mạchlạc và phải là những câu hỏi phát huy được tính tích cực của học sinh
b Nguyên tắc hệ thống
Việc tìm hiểu bài tập đọc là một hoạt động có tính quá trình Nó gồm ba hoạtđộng có quan hệ tuyến tính với nhau, đó là: hành động nhận diện ngôn ngữ trongvăn bản, hành động làm rõ nội dung của văn bản và mục đích tác động củangười viết gửi vào văn bản, hành động hồi đáp văn bản Để học sinh hiểu được bàiđọc, giáo viên phải giúp học sinh thực hiện các hành động đó theo một trình tự cụthể bằng cách xây dựng một hệ thống câu hỏi hợp lí Vì quá trình nhận thức đượchình thành và phát triển trên cơ sở của sự tiếp nhận cái mới, từ nhận thức đơn giản
tạo tiền đề cho Ví dụ: Hệ thống câu hỏi trong bài “Bạn của Nai Nhỏ” – TV 2 tập
1 như
- Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu ? Cha Nai Nhỏ nói gì?
Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình?
Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy Em
thích nhất điểm nào ?
- Theo em, người bạn tốt là người như thế nào?
Như vậy, với hệ thống câu hỏi này, giáo viên đã dẫn dắt học sinh đi từ nhữngcâu hỏi mang tính chất tái hiện (câu 1, 2) để thực hiện hành động nhận diệnngôn ngữ, rồi đến các câu hỏi làm rõ nội dung văn bản (câu 3) Cuối cùng là câuhỏi thực hiện hành động hồi đáp văn bản (câu 4)
c Nguyên tắc vừa sức
Những thành tựu của khoa học hiện đại đã khẳng định: Ở mỗi độ tuổi, học
sinh chỉ có thể nhận thức được hoặc làm được một số việc nhất định và theonhững cách thức nhất định Nếu vượt quá ngưỡng nhận thức thì sẽ ảnh hưởngđến hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng Vì vậy, việc xây dựng câu hỏi cần tínhđến trình độ nhận thức, thiên hướng nhận thức của các em Tính vừa sức không
Trang 28có nghĩa học sinh không cần tư duy khi giải quyết câu hỏi mà thể hiện sự gợi
mở, khuyến khích học sinh tham gia, đồng thời khơi dậy những sáng tạo mới từngười học
Mặt khác, vì mỗi lớp có bao nhiêu học sinh thì có bấy nhiêu đối tượng, mỗiđối tượng có một cách hiểu khác nhau Vì vậy, các câu hỏi đưa ra phải có nhiềumức độ với tỉ lệ sử dụng khác nhau theo từng lớp Làm thế nào để tất cả họcsinh đều hứng thú tham gia vào việc giải quyết các câu hỏi, có như vậy mới cókhả năng nâng cao hiệu quả giờ dạy
Tóm lại, các nguyên tắc này là cơ sở của việc xây dựng hệ thống câu hỏitrong dạy học tập đọc Bảo đảm các nguyên tắc này là điều kiện tiên quyết để điđúng hướng mục tiêu của bài tập đọc
2.2.2 Định hướng điều chỉnh các nhóm câu hỏi chưa phù hợp
Kĩ năng sử dụng câu hỏi là một trong những kĩ năng quan trọng trong quátrình dạy học, góp phần không nhỏ vào việc thành công trong giờ học Để giúphọc sinh lĩnh hội tri thức, giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức mà còn phảibiết cách thiết kế và sử dụng câu hỏi một cách hợp lí để dẫn dắt học sinh tự pháthiện và nắm được nội dung của bài Thực tế cho thấy, nếu giáo viên đặt đượcnhiều câu hỏi một cách hợp lí, phù hợp với nội dung bài học sẽ giúp học sinhhiểu bài sâu sắc hơn nhiều so với việc chỉ giảng giải một cách đơn thuần
Trong dạy học Tập đọc, có nhiều câu hỏi cần được giữ nguyên theo nộidung câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng cũng có những câu hỏi cần phải đượcgiáo viên khai thác bằng cách chia nhỏ, đôi khi cần phải thay thế bằng một sốcâu hỏi khác nhằm giúp học sinh hiểu được nội dung bài Mỗi câu hỏi sẽ giúphọc sinh tìm ra được những chi tiết cụ thể trong bài bằng những từ ngữ, hình ảnh
từ đó tìm được nội dung của bài Mỗi giáo viên có một cách khai thác câu hỏiriêng Trước cùng một câu hỏi, có giáo viên yêu cầu học sinh trả lời rồi mới đisâu phân tích nội dung câu trả lời để học sinh nắm được một cách rõràng, nhưng cũng có giáo viên lại đặt ra những câu hỏi nhỏ và gợi ý dẫn dắt họcsinh vào nội dung câu trả lời Dù ở mức độ nào thì mục tiêu đặt ra cũng là giúphọc sinh hiểu được nội dung bài, do đó yêu cầu đặt ra đối với mỗi người giáoviên là phải tạo ra hệ thống câu hỏi đảm bảo phát huy được độ tư duy của họcsinh
24