PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tiền lương, tiền công 1.1.1. Khái niệm Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động. Tiền công là số tiền người thuê lao động trả cho người lao động để thực hiện một khối lượng công việc, hoặc trả cho một thời gian làm việc (thường là theo giờ), trong những hợp đồng thỏa thuận thuê nhân công, phù hợp với quy định của pháp luật lao động và pháp luật dân sự về thuê mướn lao động. Hệ số lương ( hệ số bậc lương) là hệ số so sánh về mức lương ở bậc nào đó với mức lương bậc 1 trong một thang lương. Nó chỉ rõ mức lương của công nhân ở bậc nào đó được trả cao hơn mức lương ở bậc 1 bao nhiêu lần. (Nguồn: (PGS.TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Giáo trình Tiền lương Tiền công, 2010) 1.1.2. Bản chất và chức năng 1.1.2.1. Bản chất Về mặt kinh tế: Tiền lương là kết quả của thỏa thuận trao đổi hàng hóa sức lao động của người lao động cung cấp sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nào đó và sẽ nhận được một khoản tiền lương thỏa thuận từ người sử dụng lao động. Về mặt xã hội: Tiền lương là số tiền bảo đảm cho người lao động có thể mua được những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thân và dành một phần để nuôi các thành viên trong gia đình cũng như bảo hiểm lúc hết tuổi lao động. Ngoài tiền lương cơ bản, trong quá trình quan hệ lao động, người lao động còn nhận được các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng và các loại phúc lợi. Ở nước ta, tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính toán mức độ phức tạp công việc và tiêu hao lao động trong các điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề và tính đủ các nhu cầu về sinh học, xã hội học.
Trang 1PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tiền lương, tiền công
1.1.1 Khái niệm
Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung - cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động
Tiền công là số tiền người thuê lao động trả cho người lao động để thực hiện một khối lượng công việc, hoặc trả cho một thời gian làm việc (thường là theo giờ), trong những hợp đồng thỏa thuận thuê nhân công, phù hợp với quy định của pháp luật lao động và pháp luật dân sự về thuê mướn lao động
Hệ số lương ( hệ số bậc lương) là hệ số so sánh về mức lương ở bậc nào đó với mức lương bậc 1 trong một thang lương Nó chỉ rõ mức lương của công nhân ở bậc nào đó được trả cao hơn mức lương ở bậc 1 bao nhiêu lần
(Nguồn: (PGS.TS Nguyễn Tiệp, TS Lê Thanh Hà- Giáo trình Tiền lương- Tiền công, 2010)
1.1.2 Bản chất và chức năng
1.1.2.1 Bản chất
Về mặt kinh tế: Tiền lương là kết quả của thỏa thuận trao đổi hàng hóa sức lao động của người lao động cung cấp sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nào đó và sẽ nhận được một khoản tiền lương thỏa thuận từ người sử dụng lao động
Về mặt xã hội: Tiền lương là số tiền bảo đảm cho người lao động có thể mua được những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thân và dành một phần để nuôi các thành viên trong gia đình cũng như bảo hiểm lúc hết tuổi lao động Ngoài tiền lương cơ bản, trong quá trình quan hệ lao động, người lao động còn nhận được các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng và các loại phúc lợi
Ở nước ta, tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính toán mức độ phức tạp công việc và tiêu hao lao động trong các điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề và tính đủ các nhu cầu về sinh học, xã hội học
Trang 21.1.2.2 Chức năng
Là thước đo giá trị sức lao động
Tái sản xuất sức lao động
Kích thích: tạo ra động lực lao động
Bảo hiểm, tích lũy
Chức năng xã hội: tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của con người và thúc đẩy xã hội phát triền theo hướng dân chủ, văn minh
1.2 Thang, bảng lương
1.2.1 Thang lương
1.2.1.1 Khái niệm
Thang lương là hệ thống thước đo dùng để đánh giá chất lượng lao động của các loại lao động cụ thể khác nhau, đó là một số bậc lương (mức lương), các mức đãi ngộ lao động theo bậc từ thấp đến cao, tương ứng với tiêu chuẩn cấp
bậc nghề của công nhân (Nguồn: Thư viện Pháp luật)
Thang lương được thiết kế với nhiều bậc lương phân biệt theo trình độ chuyên môn khác nhau để áp dụng đối với công nhận kỹ thuật trực tiếp sản xuất – kinh doanh, gắn với tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật nghề rõ ràng Các bậc trong thang lương thể hiện cấp bậc kỹ thuật nghề của công nhân Việc nâng bậc từ bậc lương thấp lên bậc lương cao hơn phải gắn với kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật gắn với công việc đảm nhận
1.2.1.2 Kết cấu
Mỗi thang lương được kết cấu gồm: nhóm mức lương, số bậc trong thang lương, hệ số lương, bội số lương
Nhóm mức lương: trong cùng một thang lương thì điều kiện lao động càng khó khăn, phức tạp lao động càng cao thì được xếp ở nhóm mức lương cao hơn
Số bậc lương trong thang lương: số bậc lương trong thanh lương nhiều hay
ít tùy thuộc và mức độ phức tạp của nghề và được xác định trên cơ sở tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật nghề
Hệ số lương: hệ số bậc lương là hệ số so sánh về mức lương ở bậc nào đó với mức lương bậc 1 trong thang lương, nó chỉ rõ mức lương của công nhân ở bậc nào đó được trả cao hơn mức lương bậc 1 bao nhiêu lần
Trang 3Bội số lương: bội số của thang lương là hệ số lương của bậc cao nhất trong một thang lương Nó chỉ rõ mức lương ở bậc cao nhất (bậc có độ phức tạp lao động cao nhất) gấp bao nhiêu lần mức lương tối thiểu
1.2.1.3 Các loại thang lương
Thang lương có hệ số tăng tương đối đều đặn
Thang lương có hệ số tăng tương đối lũy tiến
Thang lương có hệ số tăng tương đối lũy thoái
Thang lương có hệ số tăng tương đối hỗn hợp
1.2.2 Bảng lương
1.2.2.1 Khái niệm
Bảng lương là Văn bản do Nhà nước ban hành và quy định các mức lương
cụ thể cho các loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau, tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm Cấu tạo bảng lương gồm ngạch lương, bậc lương và hệ số lương
(Nguồn: Thư viện Pháp luật)
1.2.2.2 Kết cấu
Một thang bảng lương bao gồm 2 nội dung cơ bản là ngạch lương và bậc lương
Ngạch lương hay hạng lương Ngạch lương giải thích các công việc có cùng ngạch có giá trị tương đương nhau Ngạch lương phản ánh mức độ quan trọng của công việc trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Bậc lương phản ánh sự khác biệt trong đãi ngộ năng lực của người đảm nhiệm công việc Cùng một công việc (một ngạch) nhưng nếu cá nhân có năng lực cao hơn thì được hưởng bậc lương cao hơn
Về nguyên tắc, người lao động đảm nhận công việc nào thì sẽ được bổ nhiệm lương vào ngạch công việc đó Tương tự, khi họ được thay đổi công việc, ngạch lương cũng sẽ được điều chỉnh tương ứng
Ngoài ra, thang bảng lương được điều chỉnh hàng năm căn cứ theo mức độ biến động tiền lương của thị trường lao động
Trang 4Ngạch và bậc lương được thể hiện theo hệ số nhằm đảm bảo tính ổn định Mức lương tương ứng (bằng tiền) được điều chỉnh theo đơn giá lương của doanh nghiệp trong từng thời kỳ
1.2.2.3 Một số phương pháp xây dựng thang bảng lương
Xây dựng thang bảng lương theo đánh giá mức độ phức tạp công việc Xây dựng thang bảng lương theo đánh giá giá trị công việc
1.2.2.4 Quy trình xây dựng thang, bảng lương
Bước 1: Xác định lại hệ thống chức danh
Bước 2: Xây dựng mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc
Bước 3: Xác định các tiêu chuẩn định lượng giá trị công việc
Bước 4: Xác định giá trị công việc
Bước 5: Phân nhóm công việc, hình thành thang, bảng lương
Bước 6: Bổ nhiệm lương, điều chỉnh và ban hành
1.2 Phương pháp xây dựng thang, bảng lương theo đánh giá giá trị công việc 1.2.1 Phân tích công việc
Phân tích công việc là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng một hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp nói chung và trong quy trình xây dựng thang bảng lương trong doanh nghiệp nói riêng
1.2.2 Đánh giá giá trị công việc
Đánh giá giá trị công việc là quá trình nghiên cứu một cách có hệ thống giá trị của các công việc trong tổ chức (công ty, doanh nghiệp ) Bản chất là đo lường giá trị và tầm quan trọng của mỗi loại hình công việc liên hệ với các công việc khác trong công ty nhằm mục đích xác định mức lương và mức chênh lệch
về lương Đánh giá giá trị công việc chỉ quan tâm đến công việc, không quan tâm đến người làm công việc đó
1.2.3 Phương pháp xây dựng thang, bảng lương theo đánh giá giá trị công việc
Phương pháp xây dựng thang, bảng lương theo đánh giá giá trị công việc
là phương pháp xây dựng thang, bảng lương bằng cách so sánh các yếu tố của công việc và tính điểm cho các yếu tố này ; từ đó đưa ra một bảng điểm có thể chấp nhận được cho từng chức danh công việc đã phân tích Kết quả cuối cùng
là một thang, bảng lương cho từng chức danh công việc đó
Trang 51.2.4 Quy trình xây dựng thang, bảng lương theo phương pháp đánh giá giá trị công việc
1.2.4.1 Phân tích công việc cho từng vị trí (chức danh công việc) trong doanh nghiệp
Liệt kê từng chức danh công việc trong công ty: đưa ra bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc (nếu có) cho một chức danh nào đó 1.2.4.2 Đánh giá giá trị công việc
Bước 1: Lập danh sách các yếu tố công việc chung cho toàn doanh nghiệp Bước 2: Lựa chọn các bị trí để đánh giá
Bước 3: Quy định thang điểm có thể chấp nhận (nên chọn thang điểm 100 hoặc 1000)
Bước 4: Cho điểm các yếu tố, đánh giá: xác định giá trị của mỗi yếu tố bằng cách gán cho mỗi yếu tố một giá trị
1.2.4.3 Phân ngạch công việc
Phân ngạch công việc là quá trình nhóm các vị trí công việc có chức năng
và yêu cầu kiến thức, kĩ năng tương tự nhau và một nhóm Mỗi nhóm công việc được quy thành một ngạch công việc tùy theo tầm quan trọng của nhóm công việc
Bao gồm 3 bước:
Bước 1: Tập hợp các công việc riêng lẻ thành các nhóm công việc
Bước 2: Thiết lập các ngạch công việc và các tiêu chí (tùy vào quy mô doanh nghiệp mà có nhiều hay ít ngạch công việc)
Bước 3: Quy định một ngạch công việc cho mỗi nhóm công việc
1.2.4.4 Thiết lập thang, bảng lương
Bước 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới thang, bảng lương
Bước 2: Thu thập thông tin về các mức lương hiện tại
Bước 3: Phân tích các kết quả mức lương
Bước 4: Thiết lập tahng, bảng lương
Bước 5: Điều chỉnh thang, bảng lương
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới thang, bảng lương
Trang 61.3.1 Các yếu tố bên ngoài
Chính sách của Nhà nước về tiền lương cho doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh về tiền lương so với các doanh nghiệp khác, mức lương trả cho ngườ lao động của các doanh nghiệp cùng ngành nghề
Biến động về giá cả sinh hoạt trên thị trường
Tình hình lạm phát trong nền kinh tế
Năng suất lao động trong ngành và các hình thức khuyến khích hoàn thành công việc
1.3.2 Các yếu tố bên trong
Hiệu quả sản xuất kinh doanh và quỹ lương của doanh nghiệp
Quan điểm của người sử dụng lao động
Số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác Lao động – tiền lương
Khả năng tài tích của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp
Trình độ tay nghề của người lao động
Đặc điểm công việc và mức độ phức tạp của công việc
Phụ cấp lương, tiền thưởng, các chế độ phúc lợi
1.4 Vai trò, ý nghĩa của thang, bảng lương đối với doanh nghiệp
Thang, bảng lương là cơ sở để thỏa thuận tiền lương trong kí kết hợp đồng lao động
Thang, bảng lương là cơ sở để xác định hệ số lương và phụ cấp lương bình quân tính trong đơn giá và chi phí tiền lương
Thang, bảng lương là cơ sở để thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể
Hệ thống thang bảng lương là cơ sở để đóng và hưởng bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế và giải quyết một số chế độ khác đối với người lao động theo quy định của Pháp luật lao động
Đối với Nhà nước:
- Là cơ sở để thẩm định, tính toán chi phí đầu vào đối với các DN Nhà nước
Trang 7- Là cơ sở để Nhà nước tính toán và xác định các khoản thu nhập chịu thuế
- Là căn cứ để Nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với NLĐ đồng thời xử lý các tranh chấp về tiền lương
Đối với DN:
- Là cơ sở để thỏa thuận và ký kết hợp đồng
- Là cơ sở để xác định hệ số lương và phụ cấp lương bình quân tính trong đơn giá và chi phí tiền lương
- Là cơ sở để khoán quỹ lương và xây dựng tiền lương kế hoạch
- Là cơ sở để thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể
- Là sơ sở để đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Đối với NLĐ:
- Tạo niềm tin với NLĐ vòa công tác trả lương của DN
- Tạo sự công bằng cho NLĐ
- Là công cụ khuyến khích NLĐ phấn đấu đạt được vị trí có mức lương cao hơn, nâng cao năng lực, khả năng chuyên sâu
- Giúp NLĐ đánh giá được năng lực, giá trị lao động của bản thân
PHẦN 2: THỰC TRẠNG THANG BẢNG LƯƠNG LẠI CÔNG TY TNHH
MTV THỦY LỢI ĐÔNG TRIỀU
2.1 Tổng quan về công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều
2.1.1 Giới thiệu chung
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THỦY LỢI ĐÔNG TRIỀU QUẢNG NINH
Địa chỉ: Khu Mễ Xá 3, phường Hưng Đạo, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 033 3870 863 Fax: 033 3870 863
Email: congtythuyloidt@gmail.com
Website: congtythuyloidongtrieu.com.vn
Trang 8Cơ cấu và quy mô nguồn vốn: Vốn điều lệ: 200.580.836.375 đồng (tính đến 31/12/2016) (Bằng chữ: Hai trăm tỷ, năm trăm tám mươi triệu, tám trăm ba mươi sáu nghìn, ba trăm bảy mươi lăm đồng chẵn)
Điều lệ hoạt động: Hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công
ty TNHH một thành viên Thủy lợi Đông Triều Quảng Ninh được phê duyệt tại Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 03/8/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân:
Công ty tổ chức và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan Công ty có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền Đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo các quy định của pháp luật có liên quan
Công ty có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty hoạt động theo Điều lệ và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; mã số của Công ty:
5700102341; (Đăng ký lần đầu: 24/11/2014; đăng ký thay đổi lần thứ 4, ngày 10/6/2015); do Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cấp, gồm các ngành nghề sau:
Hoạt động dịch vụ trồng trọt
Nuôi trồng thủy sản nội địa
Sản xuất giống thủy sản
Khai thác, xử lý và cung cấp nước
Xây dựng công trình công ích
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan, chi tiết: Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng công nghiệp, giao thông đường
bộ, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật Thiết kế công trình thủy lợi
Trang 92.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Đông Triều Quảng Ninh từ khi được thành lập năm 1971 (theo Quyết định số 2108-TC/UB ngày 30/12/1971 của Uỷ ban Hành chính tỉnh Quảng Ninh), khi đó có tên gọi là Trạm thủy nông Đông Triều; năm 1985 được chuyển đổi thành Xí nghiệp thủy nông Đông Triều; tháng 10 năm 1994 được chuyển đổi thành Công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Đông Triều (theo Quyết định số 2150/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh); đến tháng 4 năm 2009 được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Thuỷ lợi Đông Triều Quảng Ninh (theo Quyết định số 1038/QĐ-UBND, ngày 13/4/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi và chuyển Công ty Quản lý khai thác công trình Thủy lợi Đông Triều Quảng Ninh thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Đông Triều Quảng Ninh”
Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty đã trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, phục vụ có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, giải quyết được vấn đề hạn hán và góp phần quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đồng thời góp phần phòng chống giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển Vốn, tài sản của Công ty được hình thành trên cơ sở giá trị các công trình thuỷ lợi được nhà nước đầu tư và giao cho Công ty quản lý, tại thời điểm chuyển đổi vốn điều lệ, chuyển từ Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi sang Công ty TNHH một thành viên, vốn của Công ty là 75,895 tỷ đồng, đến nay vốn
và tài sản của công ty là 200,580 tỷ đồng; được Công ty duy trì, bảo toàn và phát triển vốn hàng năm
Hàng năm Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, các chính sách đối với người lao động đều đảm bảo Đồng thời tích cực tham gia hoạt động xã hội, ủng hộ đóng góp vào các quỹ từ thiện của thị xã cũng như của UBND tỉnh phát động Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho CBCNV được trang bị đầy đủ, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, đảm bảo ổn định đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ, công nhân viên – người lao động của Công ty, tạo sự hăng say lao động, yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với Công ty để Công ty phát triển bền vững
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công nhân viên – người lao động của Công ty không ngừng đổi mới tư duy về mọi mặt, tích cực đầu tư mua sắm các trang thiết bị đổi mới công nghệ, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để có
Trang 10đủ trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật đưa vào phục
vụ sản xuất Qua đó Công ty luôn được Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã Đông Triều ghi nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Từ những thành tích đạt được, Công ty đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã Đông Triều tặng nhiều Bằng khen và giấy khen, cụ thể:
Năm 2012: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Bằng khen “Đơn
vị đã có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển Nông
nghiệp Nông thôn năm 2012” và được UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Đông Triều tặng giấy khen “Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2012”
Năm 2013: UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Đông Triều tặng Giấy khen “Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2013”
Năm 2014: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Bằng khen “Đơn
vị đã có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển Nông
nghiệp Nông thôn năm 2014” và được UBND tỉnh Quảng Ninh tặng giấy khen, UBND huyện Đông Triều tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”
Năm 2015: UBND thị xã Đông Triều tặng Danh hiệu “ Tập thể lao động tiên tiến” và giấy khen “ Đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2015”
Năm 2016: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Bằng khen “Đơn
vị đã có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển Nông
nghiệp Nông thôn năm 2016” và được UBND tỉnh, thị xã tặng Giấy khen
Phát huy thành tích đã đạt được, toàn thể cán bộ công nhân viên – người lao động trong Công ty nguyện đem hết khả năng và trí tuệ của mình góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn của thị xã Đông Triều và tỉnh Quảng Ninh
2.1.4 Sơ đồ bộ máy tổ chức