1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại trung tâm y tế thành phố bắc ninh năm 2015

105 301 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã kết luận rằng việc sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi bệnh nhân phải nhận được liệu pháp điều trị phù hợp với tình trạng lâm sàng của họ, với liều lượng đáp ứng yê

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LẠI THỊ NGUYỆT

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ BẮC NINH

NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LẠI THỊ NGUYỆT

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ BẮC NINH

NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

MÃ SỐ: CK 62720412

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và

có hiệu quả của rất nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô giáo, gia đình,

đồng nghiệp và bạn bè

Trước tiên, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô đã

tận tình giảng dạy giúp tôi nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nắm bắt

được những thành tựu mới của ngành Dược, nhận thức được yêu cầu cấp bách

của ngành Qua đó áp dụng công tác quản lý và giám sát chất lượng thuốc tại

địa phương mình trong thời gian tới

Cho tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS: Nguyễn Thị Thanh

Hương, người đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi rất tận tình

trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo Trường Đại học Dược Hà

Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt

thời gian vừa qua

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học và các thầy cô trong

Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và

hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc, các đồng nghiệp Trung tâm y tế Thành phố

Bắc Ninh - nơi tôi thực hiện luận văn, đặc biệt là Khoa Dược, phòng kế hoạch

tài chinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè và

những người thân đã luôn sát cánh và tạo động lực để tôi phấn đấu trong học

tập, nghiên cứu và cuộc sống

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2018

Học viên

Lại Thị Nguyệt

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Trang 5

MỤC LỤC Trang

1.1.2 Thực trạng cơ cấu danh mục thuốc tại một số bệnh viện Việt

Nam

4

1.3 Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc 18

1.4 Vài nét về Trung tâm Y tế Thành phố Bắc Ninh 26

1.4.4 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác khám

bệnh, chữa bệnh tại TTYT Thành phố Bắc Ninh

28

1.4.5 Mô hình bệnh tật của TTYT Thành phố Bắc Ninh năm 2015 29

Trang 6

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 3.1 Phân tích cơ cấu danh mục thuốc BHYT sử dụng tại Trung tâm y

tế thành phố Bắc Ninh năm 2015

42

3.1.1 Tỷ lệ giá trị tiền thuốc sử dụng so với tổng kinh phí TTYT 42

3.1.2 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ 42

3.1.4 Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại thuốc tân dược và thuốc

có nguồn gốc từ dược liệu

3.1.7 Cơ cấu DM thuốc tân dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 49

3.1.8 Phân tích cơ cấu một số nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao 50 3.1.9 Phân tích danh mục thuốc theo phương pháp phân tích ABC 52

3.1.10 Phân tích danh mục thuốc theo phương pháp phân tích VEN 55

3.2 Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại

Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2015

59

3.2.1 Thực hiện quy định ghi thông tin về hướng dẫn sử dụng thuốc 59

3.2.2 Một số chỉ số kê đơn ngoại trú BHYT tại TTYT TP Bắc Ninh 62

4.1 Cơ cấu danh mục thuốc BHYT sử dụng tại Trung tâm y tế thành

phố Bắc Ninh năm 2015

69

Trang 7

4.1.4 Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại thuốc tân dược và thuốc

có nguồn gốc từ dược liệu

70

4.1.5 Cơ cấu thuốc tân dược đơn thành phần – đa thành phần 71

4.1.6 Cơ cấu danh mục thuốc tân dược sử dụng theo nhóm thuốc biệt

dược gốc, nhóm thuốc generic

71

4.1.7 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc tân dược theo phân nhóm tác dụng

dược lý

72

4.2 Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại

Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2015

76

1 Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế Thành phố Bắc Ninh 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2003 - 2014 3 Bảng 1.2 Giá trị tiêu chuẩn chỉ số kê đơn WHO 10 Bảng 1.3 Chỉ số kê đơn WHO tại 4 cơ sở y tế 11 Bảng 1.4 Số thuốc trung bình/đơn tại 10 cơ sở chăm sóc sức

khỏe ban đầu ở Saudi Arabia năm 2010

11

Bảng 1.5.Tỷ lệ thuốc được kê tên gốc tại 10 cơ sở chăm sóc sức

khỏe ban đầu ở Saudi Arabia năm 2010

12

Bảng 1.6.Tỷ lệ đơn có kê kháng sinh, thuốc tiêm và tỷ lệ thuốc

được kê nằm trong danh mục thuốc thiết yếu tại 10 cơ sở chăm

sóc sức khỏe ban đầu ở Saudi Arabia năm 2010

13

Bảng 1.8 Các kháng sinh thường được kê cho bệnh nhân ngoại

trú tại bệnh viện trường Hawassa, Ethiopia

14

Bảng 1.9 Các chỉ số kê đơn tại bệnh viện công lập 15 Bảng 1.10 Các loại sai sót sử dụng thuốc được xác định 15 Bảng 1.11 Phân tích ABC tại một số bệnh viện 20 Bảng 1.12 Một số hướng dẫn thực hiện phân loại VEN 22

Bảng 1.14 Các chỉ số sử dụng thuốc cơ bản 24

Bảng 1.16 Bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại Trung tâm năm 2015 29

Bảng 2.18 Phân loại đơn thuốc theo nhóm bệnh lí 38 Bảng 3.19 Tỷ trọng tiền thuốc sử dụng tại TTYT Thành phố

Bắc Ninh

42

Trang 10

TÊN BẢNG TRANG

Bảng 3.20 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ 42 Bảng 3.21 Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng 43 Bảng 3.22 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm thuốc tân dược

và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu của Trung tâm y tế Bắc

Bảng 3.25 Cơ cấu và giá trị thuốc tân dược sử dụng theo

Nhóm thuốc biệt dược gốc và nhóm thuốc generic

48

Bảng 3.26 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc tân dược

theo nhóm tác dụng dược lý

49

Bảng 3.27 Cơ cấu nhóm thuốc tim mạch, Hocmon và các thuốc

tác động vào hệ thống nội tiết TTYT Thành phố Bắc Ninh sử

dụng trong năm 2015

51

Bảng 3.28 Cơ cấu thuốc bổ não và hỗ trợ chức năng gan được

Trung tâm y tế Thành phố Bắc Ninh sử dụng trong năm 2015

52

Bảng 3.29 Cơ cấu danh mục thuốc của TTYT Thành phố Bắc

Ninh trong năm 2015 theo phân tích ABC

52

Bảng 3.30 Cơ cấu các thuốc hạng A của TTYT Thành phố Bắc

Ninh năm 2015 theo nhóm tác dụng dược lý

53

Trang 11

TÊN BẢNG TRANG

Bảng 3.31 Năm thuốc nhóm A của Trung tâm y tế Thành phố

Bắc Ninh năm 2015 có giá trị sử dụng lớn nhất

54

Bảng 3.32 Cơ cấu thuốc nhóm A của TTYT Thành phố Bắc

Ninh năm 2015 theo nguồn gốc xuất xứ

55

Bảng 3.33 Cơ cấu danh mục thuốc của TTYT Thành phố Bắc

Ninh

56

Bảng 3.34 Cơ cấu danh mục thuốc của TTYT Thành phố Bắc

Ninh năm 2015 theo ma trận ABC/VEN

57

Bảng 3.35 Danh mục các thuốc của TTYT Thành phố Bắc Ninh

năm 2015 thuộc phân nhóm AN

58

Bảng 3.36 Tỷ lệ thuốc được kê ghi số lượng, hàm lượng, liều

dùng, đường dùng và thời điểm dùng

59

Bảng 3.37 Tỷ lệ thực hiện hướng dẫn sử dụng trong đơn thuốc 60 Bảng 3.38 Số thuốc trung bình trong một đơn 62

Bảng 3.42 Tỷ lệ đơn kê vitamin, thuốc hỗ trợ 66

Bảng 3.44 Thời gian trung bình cho một đợt điều trị 68

Trang 12

Hình 3.4: Đơn thuốc thiếu hàm lượng, cách dùng 60

Hình 3.5: Đơn thuốc kê quá nhiều loại thuốc 63

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sử dụng thuốc an toàn, hợp lí là một nhiệm vụ quan trọng của ngành y

tế, tiết kiệm nguồn lực y tế Ước tính 60% thuốc tại cơ sở y tế công và 70% thuốc tại cơ sở y tế tư nhân đã kê đơn và bán là không phù hợp tại các nước đang phát triển, điều đó dẫn đến giảm sự an toàn về chất lượng chăm sóc y tế

và lãng phí nguồn lực y tế Việc lạm dụng kê đơn kháng sinh diễn ra tại nhiều

cơ sở y tế ở Trung Quốc và Việt Nam, tỷ lệ đơn kê kháng sinh khoảng 60%, thậm chí lên tới 81% [38]

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kết luận rằng việc sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi bệnh nhân phải nhận được liệu pháp điều trị phù hợp với tình trạng lâm sàng của họ, với liều lượng đáp ứng yêu cầu cá nhân trong một thời gian thích hợp với chi phí thấp nhất cho họ và cộng đồng [40]

Sử dụng thuốc hợp lí là một vấn đề toàn cầu Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý như bệnh nhân sử dụng quá nhiều loại thuốc, liều lượng trung bình thuốc kháng sinh, sử dụng kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng không do vi khuẩn, sử dụng quá nhiều thuốc tiêm khi thuốc uống có thể thích hợp hơn, kê đơn thuốc không phù hợp hướng dẫn điều trị lâm sàng và tự điều trị [40]

Các nghiên cứu cho thấy hơn 50% các loại thuốc trên toàn thế giới được

kê đơn hoặc bán không chính xác và 50% bệnh nhân không sử dụng chúng đúng cách Sử dụng thuốc không hợp lí có thể làm gia tăng nhu cầu thuốc không thích hợp của bệnh nhân, gây mất lòng tin của họ vào hệ thống y tế Chi tiêu cho thuốc chiếm 10% đến 20% ngân sách y tế quốc gia ở các nước phát triển so với 20% đến 40% ở các nước đang phát triển Như vậy, việc sử dụng thuốc không hợp lý là một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết [40]

Trang 14

Tại Việt Nam, tăng cường mạng lưới y tế cơ sở và đẩy mạnh CSSKBĐ là một ưu tiên trong chính sách phát triển y tế, là yếu tố quyết định tạo nên những thành tựu về y tế trong nhiều năm qua

Trung tâm y tế Thành phố Bắc Ninh đảm nhiệm việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn Thành phố Trọng tâm là khám và điều trị ngoại trú cho những bệnh nhân có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trung tâm vả các trạm y tế xã/phường trên địa bàn Thành phố Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Sở y tế Bắc Ninh về cơ sở vật chất, TTB, con người…nên số bệnh nhân đến khám chữa bệnh nhiền và lượng thuốc sử dụng cũng tương đối lớn, trong năm 2015, tổng giá trị tiền thuốc của Trung tâm là 8.270 triệu đồng [27]

Trong quá trình công tác tôi phát hiện một số bất hợp lý trong việc sử dụng thuốc nhất là trong xây dựng danh mục thuốc tại đơn vị và những sai sót trong việc kê đơn thuốc của của các y, bác sỹ Vì vậy cần xem xét những gì đã đạt được và phát hiện ra những nguyên nhân, tồn tại để góp phần nâng cao việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả tại Trung tâm y tế thành phố Bắc

Ninh Đề tài: ‘‘Phân tích thực trạng sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại Trung

tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2015’’ được thực hiện với hai mục tiêu

Trang 15

Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Thực trạng sử dụng thuốc ở Việt Nam

1.1.1 Thị trường Dược phẩm Việt Nam

Việt Nam đang trên đà phát triển trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một trong những nền kinh tế nóng, có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới Cùng với sự phát triển của kinh tế của đất nước, thị trường Dược phẩm Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao, tương đối

ổn định, theo dự báo trong 5 năm từ 2009 – 2014 sẽ tăng trưởng từ 17% – 19% và đã đạt mức 3,1 tỷ USD vào năm 2014

Bảng 1 1 Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2003 – 2014 [4][7]

(1.000 USD)

Tiền thuốc bình quân đầu người

Trang 16

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng liên tục tăng qua các năm, trong vòng

12 năm từ năm 2003 – 2014, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tăng lên 5 lần: từ

608 triệu USD năm 2003 lên 3,1 tỷ USD năm 2014 Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2014 đạt mức 41 USD, gấp >5 lần so với năm 2003 (tiền thuốc bình quân đầu người là 7,6 USD) Qua đó cho thấy nhu cầu được chăm lo, đảm bảo sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng lên, do vậy ngành y tế cần nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu này

Đặc biệt các thuốc sản xuất trong nước ngày càng đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp nhân dân, các mặt hàng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng về số lượng chủng loại góp phần đảm bảo nhu cầu bình ổn thuốc thiết yếu và bình ổn thị trường thuốc tại Việt Nam, giảm áp lực và làm đối trọng với các thuốc nhập khẩu [4][7]

1.1.2 Thực trạng cơ cấu danh mục thuốc tại một số bệnh viện Việt Nam

Theo các nghiên cứu trong những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số kinh phí bệnh viện

Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc cho các

BV tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí các BV Theo báo cáo kết quả công tác KCB năm 2009-2010 của Cục Quản lý KCB- BYT, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong BV chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009)

và 58,7% (2010) tổng giá trị tiền viện phí hằng năm trong BV [36]

Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh và vitamin

Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc

an toàn, hợp lý Theo kết quả nghiên cứu của các BV kinh phí mua thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng Kết quả khảo sát của Bộ Y tế cho thấy từ năm 2007-2009 kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị thuốc

sử dụng

Trang 17

Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38 bênh viện đa khoa (7 BV đa khoa tuyến trung ương, 14 bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện huyện/quận) đại diện cho 6 vùng trên cả nước cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến BV trung bình là 32,5%, trong đó cao nhất là ở các BV tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất tại bệnh viện tuyến trung ương (25,7%) [19]

Cũng trong năm 2009, theo một thống kê của Bộ Y tế từ các báo cáo về tình hình sử dụng của một số BV, tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh trung bình tại các BV chuyên khoa trung ương (21 bệnh viện) là 28%, tại các BV chuyên khoa tuyến tỉnh (15 BV) là 34% và tại các BVĐK tuyến tỉnh (52 BV) là cao nhất (43%)

Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại BV trung ương quân đội 108 trong năm 2008 và 2009 cho thấy nhóm thuốc kháng sinh

có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình từ 26,4% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng Tương tự tại BV Trung ương Huế năm 2012 kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (34,84%) [14] [26]

Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả nước năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán tiền nhiều nhất chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh, chiếm tỷ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT) [2]

Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến

Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm dụng cao Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấy vitamin là một trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các

Trang 18

tuyến BV Bên cạnh đó các nhóm thuốc này cũng được sử dụng nhiều tại BV

Hữu Nghị từ năm 2008-2010 và tại BV E năm 2009 [17]

Tình hình sử dụng thuốc hỗ trợ

Bên cạnh nhóm kháng sinh và vitamin các thuốc có tác dụng hỗ trợ, hiệu

quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến trong cả nước Kết

quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả nước năm 2010

cho thấy, tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán lớn nhất có cả thuốc hỗ trợ

là L-ornithin- L-aspartat, Glucosamin, Ginkgobiloba, Arginin, Glutathion

Trong đó hoạt chất L-ornithin-L-aspartat nằm trong số 5 hoạt chất chiếm tỷ lệ

lớn nhất về giá trị thanh toán Đồng thời hoạt chất này cũng là một trong

những hoạt chất chiếm giá trị nhập khẩu lớn nhất thuộc nhóm tiêu hóa có xuất

xứ từ Ấn Độ và Hàn Quốc năm 2008 Cũng theo kết quả nghiên cứu của Vũ

Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009, các nhóm thuốc tiêu hóa có giá trị sử

dụng lớn tại tất cả các bệnh viện Trong đó các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan

mật, (L-ornithin-L- aspartat, Arginin) chiếm tỷ lệ cao Tại một bệnh viện đa

khoa tuyến trung ương, 3 thuốc chứa L-ornithin-L-aspartat 500mg dạng tiêm

có giá trị sử dụng là 21 tỷ, chiếm tỷ trọng 25,3% nhóm thuốc tiêu hóa Ngoài

ra tại các BV trung ương và tuyến tỉnh, nhóm thuốc giải độc và dùng trong

tiêu hóa ngộ độc cũng chiếm tỷ lệ cao về giá trị và phần lớn giá trị của các

nhóm này tập trung vào các thuốc có giá thành cao, hiệu quả không rõ ràng là

Glutathion, Alfoscerat [19], [21]

Để khắc phục tình trạng chỉ định rộng rãi 5 loại thuốc: Glutathion tiêm,

ginkgo biloba uống, glucosamin uống, arginin uống, L-ornithin L-aspartat

tiêm và uống với tỷ lệ chi phí lớn tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh trong thanh

toán BHYT, ngày 02/07/2012 BHXH Việt Nam đã có Công văn số 2503/BHXH-DVT yêu cầu không thanh toán theo chế độ BHYT

khi sử dụng các thuốc nêu trên như thuốc bổ thông thường, chỉ thanh toán khi

thuốc được sử dụng phù hợp với các Công văn hướng dẫn có liên quan của

Trang 19

Cục Quản lý dược các chỉ định của thuốc đã được phê duyệt và tình trạng bệnh nhân Đối với các trường hợp bệnh có nhiều lựa chọn thuốc, cơ sở KCB lựa chọn thuốc hợp lý, tránh sử dụng thuốc có giá thành cao, chi phí điều trị lớn không cần thiết để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT [2]

Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu trong DMT

Trong năm 2012 Cục quản lý Dược đã tổ chức thành công diễn đàn

“Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” Đây là một trong những giải

pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững, bảo đảm nguồn cung ứng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài

Tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2012 là 2.600 triệu USD tăng 9,1% so với năm 2011 Giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2012 ước tính đạt khoảng 1.200 triệu USD, tăng 5,26% so với năm 2011 Trị giá thuốc nhập khẩu năm 2012 là 1.750 triệu USD và bình quân tiền thuốc đầu người là 29,5 USD [36]

Các kết quả khảo sát tại một số BV đa khoa và chuyên khoa ở 3 tuyến bệnh viện đều cho thấy, các thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 25,5%-43,3% số khoản mục thuốc và 37%-57,1% tổng giá trị sử dụng Trong đó thấp nhất là các BV tuyến trung ương Bên cạnh đó trong các thuốc nhập khẩu các

BV ưu tiên sử dụng thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc Năm 2008 thuốc thành phẩm nhập khẩu từ 2 quốc gia Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm trên 1/5 tổng kim ngạch thuốc nhập khẩu vào thị trường Việt Nam Trong đó chủ yếu là các nhóm thuốc kháng khuẩn, chuyển hóa và tiêu hóa mà nhiều doanh nghiệp trong cả nước đang tiến hành sản xuất

Tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc mang tên thương mại

Tại một số bệnh viện, các thuốc biệt dược thường chiếm tỷ lệ cao trong DMT bệnh viện Nghiên cứu tại bệnh viện phụ sản Trung ương năm 2012

Trang 20

thuốc mang tên thương mại chiếm 76,0%; bệnh viện phụ sản Hà Nội năm

2012 số lượng thuốc tên biệt dược chiếm 83,03%; bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2012 thuốc tên biệt dược chiếm 54,21% trên tổng số thuốc sử dụng [15][24][38] Tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược gốc chiếm 12,2% số lượng và 9,96% giá trị sử dụng Trong khi đó

số thuốc mang tên thương mại chiếm 90,04% giá trị sử dụng [26] Sử dụng các thuốc mang tên gốc (generic) được xem là một trong những cách làm giảm chi phí điều trị và đây cũng là một trong những tiêu chí Bộ Y tế đưa ra trong việc lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện

Tình hình sử dụng thuốc ngoài DMT bệnh viện

Nghiên cứu trong năm 2012, tại bệnh viện Phụ sản Trung ương có 2 thuốc sử dụng ngoài DMTBV là Colimycin 1M.U.I và Luveris; có 24 trên tổng số 174 hoạt chất của DMT không được sử dụng trên thực tế; bệnh viện phụ sản Hà Nội có 5 thuốc sử dụng ngoài DMT bệnh viện; bệnh viện đa khoa Đông Anh có 4% thuốc sử dụng không nằm trong DMTBV [15], [24]

1.2 Thực trạng kê đơn điều trị ngoại trú

1.2.1 Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới

Trong thập kỷ qua, các loại thuốc đã có tác dụng tích cực chưa từng có đối với sức khỏe, dẫn đến giảm gánh nặng tử vong và bệnh tật, và do đó cải thiện chất lượng cuộc sống Đồng thời, có nhiều bằng chứng rằng một tiềm năng lớn của thuốc đã mất do cách mà nó được sử dụng [38] Trên toàn thế giới hơn 50% của tất cả các loại thuốc được kê đơn, cấp phát, hoặc bán không phù hợp, trong khi 50% bệnh nhân không sử dụng chúng đúng cách Hơn nữa, khoảng một phần ba dân số thế giới thiếu tiếp cận thuốc thiết yếu Các trường hợp phổ biến của việc sử dụng thuốc không hợp lý bao gồm:

• Việc sử dụng quá nhiều loại thuốc cho một bệnh nhân (polypharmacy);

• Sử dụng kháng sinh không hợp lí, thường ở liều lượng không đủ, các bệnh nhiễm trùng không do vi khuẩn;

Trang 21

• Sử dụng quá nhiều thuốc tiêm khi thuốc uống sẽ thích hợp hơn;

• Kê đơn không theo hướng dẫn điều trị;

• Tự điều trị không phù hợp, tự sử dụng thuốc phải kê đơn [40]

Sử dụng thuốc không hợp lí gây ra nhiều hậu quả như: bệnh nghiêm trọng thậm chí tử vong, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em và một số bệnh mạn tính, kháng kháng sinh, sử dụng không hiệu quả nguồn lực làm vượt quá khả năng chi trả của bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo, làm mất lòng tin ở bệnh nhân Tổng chi y tế đang tăng nhanh hơn so với thu nhập

ở các nước thu nhập cao, trung bình và các nước thu nhập thấp Trong thực tế, các thị trường mới nổi được dự kiến sẽ vượt qua 5 nước EU (Pháp, Đức, Anh,

Ý và Tây Ban Nha) về chi tiêu thuốc trên toàn cầu, và sẽ chiếm 30% chi tiêu toàn cầu vào năm 2016 (so với 13% của EU) WHO đã tạo ra một cơ sở dữ liệu của các nghiên cứu về việc sử dụng thuốc trong chăm sóc ban đầu ở các nước đang phát triển Các số liệu cho thấy trong khi sử dụng các loại thuốc generic và thuốc thiết yếu có thể tăng nhẹ trong vòng 20 năm qua, tổng sử dụng các loại thuốc đã tăng lên và tuân thủ các guideline hướng dẫn điều trị vẫn ở mức thấp Ngoài ra có thể nhận thấy việc sử dụng kháng sinh thường không thích hợp như trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính và tiêu chảy cấp tính đang tăng Thuốc generic được coi là giải pháp hiệu quả cho các nước đang phát triển Trước năm 2000, thuốc generic chỉ chiếm một

tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu dược phẩm toàn cầu Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, với sự trỗi dậy của các quốc gia mới nổi (chiếm 50% dân số thế giới), công nghiệp sản xuất thuốc generic đang tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết Vào năm 2004, tỷ trọng thuốc generic toàn cầu chỉ chiếm 5,9% tổng giá trị sử dụng thuốc Tỷ trọng này tăng mạnh trong một thời gian ngắn lên mức 10% vào năm 2013 [36]

Tổ chức Y tế thế giới ở khu vực Đông và Nam Á (WHO/SEARO) đã thực hiện các chiến lược khu vực để thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý (RUM),

Trang 22

cập nhật tại các cuộc họp vào tháng 7 năm 2010, đề nghị thực hiện phân tích tình hình sử dụng thuốc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe nhằm đưa ra kế hoạch phối hợp để cải thiện tình hình sử dụng thuốc, với việc thông qua 2 Nghị quyết SEA /RC64 /R5 và SEA RC66 /R7, các quốc gia thành viên đã tiến hành phân tích việc sử dụng thuốc bởi một đội chính phủ đa ngành trong khoảng thời gian 2 tuần, sử dụng một công cụ được thiết kế sẵn, và kết thúc với một hội thảo quốc gia để lập kế hoạch hành động trong tương lai Tổ chức

y tế thế giới đã đưa ra các giá trị khuyến cáo đối với các chỉ số kê đơn như sau (bảng 1.2) [34]

Bảng 1 2 Giá trị tiêu chuẩn chỉ số kê đơn WHO

4 Tỷ lệ thuốc được kê tên generic 100,0

5 Tỷ lệ thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc

thiết yếu

100,0

Trong một nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc hợp lý tại Pakistan năm

2014 tại 4 cơ sở y tế về các chỉ số kê đơn cho thấy có sự khác biệt lớn về các chỉ số giữa các cơ sở y tế, tỷ lệ đơn kê kháng sinh và thuốc tiêm lên tới 90% tại cơ sở 1 và cơ sở 4 cho thấy sự lạm dụng kháng sinh và thuốc tiêm tại đây (bảng 1.3)

Trang 23

Bảng 1.3 Chỉ số kê đơn WHO tại 4 cơ sở y tế [35]

Một nghiên cứu tại 10 cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Arabia về các chỉ số kê đơn đã cho thấy thực trạng kê đơn tại nước này (bảng 1.4)

Bảng 1.4 Số thuốc trung bình/đơn tại 10 cơ sở chăm sóc sức khỏe ban

đầu ở Saudi Arabia năm 2010 [34]

Trang 24

được kê tên gốc thì nhiều cơ sở đạt tỷ lệ rất thấp, tỷ lệ chung chỉ đạt 61,2% so với tỷ lệ khuyến cáo là 100%, đặc biệt có cơ sở tỷ lệ thuốc được kê tên gốc trung bình chỉ đạt <10% (đạt 6%) (bảng 1.5)

Bảng 1.5.Tỷ lệ thuốc được kê tên gốc tại 10 cơ sở chăm sóc sức khỏe ban

đầu ở Saudi Arabia năm 2010 [34]

Trang 25

Bảng 1.6.Tỷ lệ đơn có kê kháng sinh, thuốc tiêm và tỷ lệ thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc thiết yếu tại 10 cơ sở chăm sóc sức khỏe ban

đầu ở Saudi Arabia năm 2010 [34]

Cơ sở

y tế

% đơn kê kháng sinh Mean (SD)

cơ sở có tỷ lệ kê kháng sinh lên đến 41%

Một nghiên cứu tại Ethiopia từ năm 2007 đến 2009 khảo sát 1290 đơn thuốc với tổng số 2451 lượt thuốc đã được kê đơn, kết quả một số chỉ số như sau (bảng 1.7) [36]

Trang 26

Bảng 1.7.Các chỉ số kê đơn tại Ethiopia

5 Tỷ lệ thuốc được kê nằm trong

danh mục thuốc thiết yếu

Trong số 2451 lượt thuốc được kê, có đến 841 lượt thuốc kháng sinh

được kê chiếm 34,3%, thường kê các kháng sinh như amoxicillin, ampicillin, gentamicin, chloramphenicol, cloxacillin, crystalline penicillin, ciprofloxacin, ceftriaxone, doxycycline (bảng 1.8)

Bảng 1.8: Các kháng sinh thường được kê cho bệnh nhân ngoại trú tại

bệnh viện trường Hawassa, Ethiopia [36]

Trang 27

Áp dụng các chỉ số kê đơn trong khảo sát 2400 đơn thuốc tại Pakistan năm 2014, nghiên cứu đã khảo sát thêm chỉ số tỷ lệ đơn kê thuốc giảm đau, tỷ

lệ đơn kê steroid và các loại sai sót trong kê đơn (bảng 1.9 và 1.10 ) và 1012 sai sót trong kê đơn sử dụng thuốc [35]

Bảng 1.9 Các chỉ số kê đơn tại bệnh viện công lập

Bảng 1.10 Các loại sai sót sử dụng thuốc được xác định

Trang 28

và đã cho dùng các thuốc đã dừng chỉ định Đường dùng của thuốc cũng bị sai trong kê đơn, ví dụ Isosorbide dinitrate được chỉ định đường uống thay cho đường dưới lưỡi; Furosemide được chỉ định đường tiêm tĩnh mạch thay cho đường uống Bên cạnh đó có đơn thuốc sai dạng bào chế của thuốc ví dụ Furosemides tiêm thay cho viên nén

1.2.2 Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc tại Việt Nam

Trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng cả về y khoa (chỉ định điều trị), kinh tế (căn cứ để tính chi phí điều trị) và pháp lý (căn cứ để giải quyết các khía cạnh pháp lý của hoạt động khám chữa bệnh và hành nghề dược, đặc biệt liên quan đến thuốc độc, thuốc gây nghiện ) Một đơn thuốc được ghi nội dung đúng theo quy định, các thuốc được kê hợp lý, ghi tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic), hàm lượng, cách dùng, liều dùng sẽ giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn, sai sót trong cấp phát, sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân

Tại Việt Nam, nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định hoạt động này Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đã áp dụng và triển khai việc thực hiện kê đơn điện tử đã giảm được nhiều sai sót trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú Tuy nhiên, thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều thuốc cho một đơn thuốc Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, vẫn còn tình trạng kê đơn theo tên thương mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất Nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân cũng còn sai sót và chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng; thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ Những bất cập này đã và đang tồn tại và cần có các biện pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hướng tới sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế [9]

Trang 29

Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm hơn Tổng chi y tế bình quân đầu người hàng năm trên toàn quốc tăng từ 1,263 triệu/người năm 2009 lên 2,184 triệu/người năm

2012, trong đó tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2010 là 13,7 nghìn tỷ đồng tăng 26,7% so với năm 2009 với tiền thuốc BHYT chiếm 65,9 Tỷ lệ dân số KCB/ 1 năm tăng từ 34,2% năm 2008 lên 39,2% năm 2012, trong đó tỷ lệ người KCB ngoại trú tăng từ 31% năm 2008 lên 36% năm 2012 [6] [7] Sử dụng thuốc an toàn, hợp lí nói chung (trong đó có sử dụng thốc trong điều trị ngoại trú nói riêng) là một nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế Tuy nhiên tình hình sử dụng thuốc hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa thật sự hợp lí Kết quả báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009 cho thấy mức độ tiêu thụ kháng sinh trung bình là 274,7 DDD trên 100 ngày giường, cao hơn đáng kể so với số liệu sử dụng kháng sinh tại Hà Lan trong cùng năm với chỉ 58,1 DDD trên 100 ngày giường và so với tổng kháng sinh sử dụng trung bình được báo cáo từ 139 bệnh viện thuộc

30 nước khu vực Châu Âu với 49,6 DDD trên 100 ngày giường năm 2001 Tương ứng với mức độ sử dụng kháng sinh tương đối cao so với các nước khác trên thế giới, tình trạng kháng kháng sinh cũng cho thấy mức độ đáng báo động tại tất cả các bệnh viện Mức độ kháng kháng sinh phổ biến trong

nhóm vi khuẩn Gram-âm bao gồm: Acinetobacter sp., Pseudomonas, E.Coli

và Klebsiella sp Nhìn chung, khoảng 30-70% vi khuẩn Gram âm kháng các

kháng sinh cephalosporin thệ hệ 3 và 4, xấp xỉ 40-60% kháng với các kháng sinh nhóm aminoglycosides và fluoroquinolones Thực trạng này là hậu quả tất yếu của mức độ sử dụng kháng sinh cao cả trên người và trong nông nghiệp, mà đa phần là tình trạng sử dụng không hợp lý [7] Nhóm thuốc hỗ trợ và vitamin cũng đang bị lạm dụng Lượng thuốc trung bình được kê trong một đơn thuốc tại 1 số cơ sở được khảo sát cao hơn khuyến cáo của WHO (khoảng 2 thuốc) Việc thực hiện quy chế kê đơn cũng còn nhiều sai phạm

Trang 30

Tình trạng kê đơn theo tên biệt dược vẫn diễn ra phổ biến, tỷ lệ thuốc kê theo tên gốc thấp Hướng dẫn sử dụng cho bệnh nhân cũng còn sai sót và chưa đầy

đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng [11][14][24]

Nguyên tắc kê đơn thuốc theo thông tư 05/2016/TT-BYT [8]

1 Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh

2 Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh

3 Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư này

4 Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

5 Không được kê vào đơn thuốc:

a) Các thuốc, chất không nhằm Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;

b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;

c) Thực phẩm chức năng;

d) Mỹ phẩm

1.3 Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc

Để giải quyết các vấn đề về sử dụng thuốc, cần có bước điều tra ban đầu để nhận định vấn đề lớn Có hai phương pháp chính để tiến hành điều tra,

đó là: Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc và phương

pháp nghiên cứu chỉ số [5][25]

1.3.1 Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc

Trong nghiên cứu sử dụng thuốc, các dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc có thể được phân tích theo 3 phương pháp chính bao gồm: Phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị và phân tích sống còn, thiết yếu, không thiết yếu (VEN)

Trang 31

Tất cả các phương pháp này là công cụ hữu hiệu giúp HĐT&ĐT quản lý danh mục và phát hiện được các vấn đề trong sử dụng thuốc bất hợp lý [5][25]

Phương pháp phân tích ABC

Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện Phân tích ABC có thể:

Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường Thông tin này được sử dụng để: lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế, thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn

Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật

Xác định phương thức mua các thuốc không có trong DMT thiết yếu của bệnh viện

Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ một năm hoặc ngắn hơn Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho một hoặc nhiều đợt đấu thầu

Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt trong hạng A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng có giá thành rẻ hơn [5][25]

Phân tích ABC cũng đã được sử dụng tại Việt Nam và ngày càng được

sử dụng rộng rãi Kết quả phân tích ABC danh mục thuốc đã sử dụng tại 1 số bệnh viện: bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện trung ương Huế, bệnh viện tai mũi họng trung ương, bệnh viện Đà Nẵng và bệnh viện Vinmec Times City như sau [11], [14], [16], [17], [22]:

Trang 32

Bảng 1.11 Phân tích ABC tại một số bệnh viện

BV Vinmec

Phương pháp phân tích nhóm điều trị

Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp:

Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất

Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý

Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể VD: sốt rét và sốt xuất huyết

HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế

Tương tự phân tích ABC, một số ít nhóm điều trị chiếm phần lớn chi phí Có thể tiến hành các phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí

Trang 33

cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu quả cao [5], [25]

Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN)

Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như mong muốn Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện Các thuốc được phân chia tùy theo tác dụng thành các hạng mục: sống còn, thiết yếu và không thiết yếu Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng

sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và phân tích nhóm điều trị chỉ có thể so sánh những thuốc có chung hiệu lực điều trị

Theo Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện, BYT đã đưa ra cách phân chia thuốc theo 3 hạng mục V, E, N như sau:

* Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện

* Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện

* Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc [5][25]

Tiêu chuẩn để phân loại VEN được WHO khuyến cáo như sau:

Trang 34

Bảng 1.12 Một số hướng dẫn thực hiện phân loại VEN

Đặc tính của thuốc và điều

kiện mục tiêu

Sống còn (V)

Thiết yếu (E)

Không thiết yếu (N) Tần suất bệnh lý

Số bệnh nhân được điều trị trung

bình 1 ngày tại cơ sở KCB

Mức độ nặng của bệnh (mà thuốc điều trị)

Hiệu quả điều trị của thuốc

Điều trị được bệnh nhẹ, giảm

giờ

Hiếm khi Có thể

Các bước tiến hành phân loại VEN

Bước 1: Từng thành viên HĐT&ĐT sắp xếp thuốc theo loại V, E, N; Bước 2: Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất;

Bước 3: Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp;

Bước 4: Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại

bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị

Bước 5: Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn Bước 6: Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N

Trang 35

Ứng dụng của phân tích VEN trong sử dụng thuốc: từ kết quả phân tích

có thể giúp đưa ra khuyến nghị sử dụng thuốc theo nhóm V, E và xem xét lại vấn đề sử dụng nhiều thuốc nhóm N

Phân tích ma trận ABC/VEN

Sau khi phân tích ABC, VEN, cần kết hợp phân tích ma trận ABC/VEN nhằm tìm ra các thuốc thuộc nhóm AN (thuốc không thiết yếu nhưng có chi phí cao) để hạn chế sử dụng hoặc loại bỏ ra khỏi danh mục thuốc cho những năm tiếp theo

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu chỉ số

Các chuyên gia của WHO đã đưa ra các chỉ số sử dụng thuốc nhằm đánh giá việc thực hiện tại các cơ sở y tế tập trung 3 lĩnh vực liên quan đến sử dụng thuốc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, đó là: thực hành kê đơn thuốc của thầy thuốc, các yếu tố cơ bản trong việc chăm sóc người bệnh và khả năng sẵn có các yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho sử dụng thuốc hợp lý, an toàn Các chỉ số này đã được tiêu chuẩn hóa cao, phù hợp với mọi quốc gia, được áp dụng trong bất cứ nghiên cứu sử dụng thuốc nào Chúng không đánh giá tất cả các khía cạnh quan trọng của việc sử dụng thuốc, nhưng thay vào đó, các chỉ

số này trang bị 1 công cụ cơ bản cho phép đánh giá nhanh chóng và đáng tin cậy một số vấn đề cốt lõi của việc sử dụng thuốc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu Các kết quả thu được với các chỉ số này chỉ ra những vấn đề cơ bản trong

sử dụng thuốc cần phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn [5], [39]

Trang 36

Bảng 1.14 Các chỉ số sử dụng thuốc cơ bản

1.1 Số thuốc trung bình trong 1 đơn

1.2 Tỷ lệ phần trăm thuốc kê bằng tên gốc

1.3 Tỷ lệ phần trăm đơn có kê kháng sinh

1.4 Tỷ lệ phần trăm đơn kê thuốc tiêm

1.5 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do BYT ban

hành

2.1 Thời gian khám bệnh trung bình

2.2 Thời gian phát thuốc trung bình

2.3 Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế

2.4 Tỷ lệ phần trăm thuốc được dán nhãn đúng

2.5 Hiểu biết của bệnh nhân về liều lượng

4.1 Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc

4.2 Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn

4.3 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh

4.4 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm

4.5 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin

4.6 Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị

Trang 37

TT Chỉ số

4.7 Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe

4.8 Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc

khách quan

5.1 Số ngày nằm viện trung bình

5.2 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện 5.3 Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày

5.4 Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày

5.5 Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày

5.6 Chi phí thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày

5.7 Tỷ lệ phần trăm người bệnh được phẫu thuật có sử dụng kháng sinh

dự phòng trước phẫu thuật hợp lý

5.8 Số xét nghiệm kháng sinh đồ được báo cáo của bệnh viện

5.9 Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản

ứng có hại của thuốc có thể phòng tránh

5.10 Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú tử vong do các phản ứng có hại

của thuốc có thể phòng tránh được

5.11 Tỷ lệ phần trăm người bệnh được giảm đau sau phẫu thuật hợp lý

Bên cạnh các chỉ số cơ bản được xem là các chỉ số cốt lõi, còn các chỉ số

bổ sung Những chỉ số này không phải ít quan trọng hơn mà thường là khó đánh giá hơn và trong 1 số trường hợp các số liệu không được thu thập một cách đáng tin cậy Ngoài ra, những chỉ số bổ sung ít được tiêu chuẩn hóa hơn,

vì nhiều chỉ số phụ thuộc vào từng địa phương, khu vực được kiểm tra [39]

Trang 38

Bảng 1.15 Các chỉ số sử dụng bổ sung

1 Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân được điều trị không dùng thuốc

2 Chi phí thuốc trung bình 1 đơn

3 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh

4 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm

5 Tỷ lệ phần trăm đơn kê theo phác đồ điều trị

6 Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe

7 Tỷ lệ phần trăm số cơ sở y tế tiếp cận các thông tin thuốc khách quan

1.4 Vài nét về Trung tâm Y tế Thành phố Bắc Ninh

1.4.1 Vị trí địa lý

Trung tâm y tế Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km về phía Nam, cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Bắc

Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;

Phía Nam giáp huyện Tiên Du, huyện Quế Võ;

Phía Đông giáp huyện Quế Võ;

Phía Tây giáp huyện Tiên Du, huyện Yên Phong

1.4.2 Cơ cấu tổ chức

Tổ chức bộ máy:

Ban Giám đốc: Giám đốc và 02 Phó giám đốc

Các khoa/phòng/TYT: 02 Phòng chức năng; 06 khoa chuyên môn; 19 Trạm y tế xã/phường

Trang 39

Phòng Kế hoạch – Tài chính

Phòng Tổ chức – Hành chính

Khoa Kiểm soát bệnh tật – HIV/AIDS

Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Khoa Dược – Cận lâm sàng – Trang thiếtbị

Biên chế được giao: 65;

Biên chế hiện có: 57 (BSCK I: 09; BSĐK: 03; Bác sỹ YHCT: 01; Y sĩ: 13; Cử nhân điều dưỡng: 01; điều dưỡng cao đẳng: 01; điều dưỡng trung cấp: 9; Hộ sinh trung học: 02; Dược sĩ CKI: 01; Dược sĩ đại học 01; Dược sĩ trung học: 03; cử nhân xét nghiệm: 03; Cử nhân Y tế công cộng: 01; kỹ thuật viên

X – quang: 02; cử nhân kế toán: 04; Cử nhân kinh tế: 01; Kế toán trrung học: 01; kỹ sư tin học; 01)

Hợp đồng 68: Được giao: 06; Hiện có: 06

* Trạm Y tế:

Được giao: 123;

Hiện có: 119 (Bác sĩ: 20; Y sĩ: 50; điều dưỡng trung cấp: 23; Hộ sinh trung học: 18; Dược sĩ cao đẳng: 02; Dược sĩ trung học: 05; kỹ thuật viên PHCN: 01;)

Nhân lực được bố trí công tác tại các khoa, phòng, Trạm y tế cơ bản phù hợp với trình độ, năng lực, đáp ứng các nhiệm vụ chuyên môn được giao

Trang 40

Cỏc cỏn bộ đủ điều kiện đó được cấp chứng chỉ hành nghề phự hợp với trỡnh độ đào tạo và cụng việc được giao, đỏp ứng được với chức năng, nhiệm

vụ của đơn vị

1.4.3 Chức năng, nhiệm vụ của TTYT Thành phố Bắc Ninh

Chức năng y tế dự phòng theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09/09/2005 của Bộ tr-ởng Bộ y tế về việc ban hành “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế dự phòng

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”

Chức năng điều trị: Theo quyết định số 1895/BYT-QĐ ngày

19/9/1997 của bộ y tế về việc quyết định ban hành quy chế bệnh viện

1.4.4 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế phục vụ cho cụng tỏc khỏm bệnh, chữa bệnh tại TTYT Thành phố Bắc Ninh

- Mỏy đo độ loóng xương

- Mỏy nội soi dạ dầy

- Máy đo độ ồn, máy đo ánh sáng, máy đo nồng độ bụi

- Máy xét nghiệm sinh hoá bán tự động: 03 chiếc

- Máy xét nghiệm sinh hoá tự động: 01 chiếc

- Máy xét nghiệm huyết học tự động 26 thông số: 01 chiếc

- Máy xét nghiệm HbA1C: 01 chiếc

- Máy xét nghiệm nước tiểu: 04 chiếc

- Máy điện giải đồ: 01 chiếc

- Máy ly tâm: 02 chiếc

Ngày đăng: 21/03/2018, 15:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Y tế - Vụ điều trị (2005), Chương trình, tài liệu đào tạo về sử dụng thuốc hợp lý. Chương trình hợp tác y tế Việt Nam – Thụy Điển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế - Vụ điều trị (2005)
Tác giả: Bộ Y tế - Vụ điều trị
Năm: 2005
6. Bộ Y tế (2014), Thông tư 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 về việc Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế (2014)
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2014
10. Trương Quốc Cường (2012), Ưu tiên sử dụng thuốc trong nước, phát triển ngành công nghiệp Dược vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Cục quản lí Dược- Bộ y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ưu tiên sử dụng thuốc trong nước, phát triển ngành công nghiệp Dược vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
Tác giả: Trương Quốc Cường
Năm: 2012
11. Trần Thị Đảm (2015); Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013; Luận án dược sĩ chuyên khoa 2- Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013
14. Đỗ Thành Đức (2015); Đánh giá việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2015;Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2015
15. Thân Thị Hải Hà (2007), Phân tích đánh giá công tác cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản TW giai đoạn 2002-2006, Luận văn thạc sỹ Dược trường đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích đánh giá công tác cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản TW giai đoạn 2002-2006
Tác giả: Thân Thị Hải Hà
Năm: 2007
16. Đỗ Đình Hải (2017); Phân tích danh mục thuốc được sử dụng và quy trình lựa chọn thuốc tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2016; Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng và quy trình lựa chọn thuốc tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2016
17. Hoàng Thị Minh Hiền (2012); Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị - thực trạng và một số giải pháp; Luận án tiến sĩ – Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị - thực trạng và một số giải pháp
18. Lã Thị Thu Hương (2017), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc Bảo hiểm y tế ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên năm 2016, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng kê đơn thuốc Bảo hiểm y tế ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên năm 2016
Tác giả: Lã Thị Thu Hương
Năm: 2017
20. Trần Thị Bích Hợp (2014), Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2013, Luận văn Thạc sỹ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2013
Tác giả: Trần Thị Bích Hợp
Năm: 2014
21. Lương Đức Tấn (2013), Phân tích hoạt động sử hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam năm 2013, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động sử hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam năm 2013
Tác giả: Lương Đức Tấn
Năm: 2013
22. Ngô Thị Thanh Tịnh (2017); Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện tai mũi họng TƯ năm 2015; Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện tai mũi họng TƯ năm 2015
24. Vũ Thị Thúy (2013); Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Đông Anh giai đoạn 2008-2012; Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Đông Anh giai đoạn 2008-2012
26. Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm (2013); Phân tích thực trạn sử dụng thuốc tại bệnh viện trung ương Huế năm 2012; Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạn sử dụng thuốc tại bệnh viện trung ương Huế năm 2012
31. Lương Ngọc Khuê (2010), Báo cáo tổng quan tình hình quản lý và sử dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh, Cục quản lý khám chữa bệnh Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng quan tình hình quản lý và sử dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh
Tác giả: Lương Ngọc Khuê
Năm: 2010
33. Nguyễn Anh Phương (2016), phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2014, Luận án chuyên khoa II.Trường Đại học Dược Hà Nội.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2014
Tác giả: Nguyễn Anh Phương
Năm: 2016
34. A.A.El Mahalli (2012); WHO/INRUD drug prescribing indicators at primary health care centres in Eastern province, Saudi Arabia;Eastern Mediterranean Health Journal; p1091-1096 Sách, tạp chí
Tiêu đề: WHO/INRUD drug prescribing indicators at primary health care centres in Eastern province, Saudi Arabia
35. Aslam A., Khatoon S., Mehdi M., et al. (2016); Evaluation of Rational Drug Use at Teaching Hospitals in Punjab, Pakistan;Journal of Pharmacy Practice and Community Medicine, 2(2): 54- 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of Rational Drug Use at Teaching Hospitals in Punjab, Pakistan
36. Desalegn A.A. (2013); Assessment of drug use pattern using WHO prescribing indicators at Hawassa University teaching and referral hospital, south Ethiopia: a cross- sectional study; BMC Health Serv Res. doi: 10.1186/1472-6963-13-170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessment of drug use pattern using WHO prescribing indicators at Hawassa University teaching and referral hospital, south Ethiopia: a cross- sectional study
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Công văn số 2503/BHXH-DVT ngày 2/7/2012, Thanh toán chế độ BHYT đối với 5 loại thuốc Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w