Từ bảng 1.1 ta có:MB = C + R = NFA + NCG + CDMB + OiNTrong đó: NFA = TSC ngoại tệ - TSN ngoại tệ NCG = Cho vay Chính phủ - Tiền gửi của Chính phủOiN = TSC khác - TSN khác Hoạt động can t
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đảm bảo sựđúng đắn, chính xác, trung thực và tuân thủ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ
Hải Phòng, ngày tháng năm 2016
Học viên
Đỗ Thị Hồng Anh
Trang 2Do thời gian nghiên cứu và lượng thông tin thu thập còn hạn chế nên luậnvăn khó tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong quý thầy, cô góp ý kiến đểluận văn được hoàn thiện hơn.
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC CUNG TIỀN VÀ KIỂM SOÁT MỨC CUNG TIỀN 3
1.1 Mức cung tiền 3
1.1.1 Khái niệm mức cung tiền 3
1.1.2 Thành viên tham gia quá trình cung tiền 3
1.1.3 Phép đo mức cung tiền 3
1.2 Khái niệm kiểm soát mức cung tiền 5
1.3 Các nhân tố tác động đến cung tiền 5
1.3.1 Các nhân tố tác động đến mức cung tiền cơ sở (MB) 5
1.3.2 Các nhân tố tác động đến số nhân tiền tệ (m) 7
1.4 Các tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát mức cung tiền 9
1.4.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm soát mức cung tiền 9
1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy để làm công tác kiểm soát mức cung tiền 9
1.4.3 Cơ sở hạ tầng hỗ trợ hoạt động ngân hàng 10
1.4.4 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 10
1.4.5 Công cụ dự trữ bắt buộc 15
1.4.6 Công cụ chính sách chiết khấu 19
1.4.7 Các công cụ khác 20
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT MỨC CUNG TIỀN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 24
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 24
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 24
2.1.2 Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 25
2.1.3 Cơ chế hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 28
Trang 42.2 Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát mức cung tiền tại Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam 29
2.2.1 Đánh giá về cơ sở pháp lý điều hành công tác kiểm soát mức cung tiền 29
2.2.2 Đánh giá về bộ máy tổ chức và hoạt động của NHNN trong công tác kiểm soát mức cung tiền 31
2.2.3 Đánh giá về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 33
2.2.4 Đánh giá thực trạng sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở 34
2.2.5 Đánh giá thực trạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc 39
2.2.6 Đánh giá thực trạng sử dụng công cụ tái cấp vốn 42
2.2.7 Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ khác 45
2.3 Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân 64
2.3.1 Những kết quả đạt được 64
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 66
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT MỨC CUNG TIỀN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 69
3.1 Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát mức cung tiền 69
3.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước 69
3.1.2 Một số định hướng cơ bản 71
3.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác kiểm soát mức cung tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 72
3.2.1 Nâng cao khả năng quản trị rủi ro, quản lý tài sản nợ - tài sản có của hệ thống NHTM Việt Nam 72
3.2.2 Hoàn thiện các công cụ kiểm soát mức cung tiền 72
3.2.3 Nâng cao tính độc lập, trách nhiệm của NHNN 78
3.2.4 Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tiền tệ 78
3.2.5 Sự phối hợp chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và một số chính sách kinh tế vĩ mô khác 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
OMO Open Market Operation - Nghiệp vụthị trường mở
Trang 6Bảng 2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của
Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2011-2015
35
Bảng 2.3 Thống kê số lần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc 2011-2015 40Bảng 2.4 Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc giai đoạn 2011-2015 41Bảng 2.5 Kết quả thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở giai đoạn 2011-2015 44Bảng 2.6 Thực trạng dư nợ tín dụng và cung tiền giai đoạn 2011-2015 48Bảng 2.7 Bảng lãi suất điều hành của NHNN giai đoạn 2011-2015 52Bảng 2.8 Bảng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 55Bảng 2.9 Tỷ giá bình quân liên ngân hàng VND/USD giai đoạn 2011-
2015
58
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hình/
sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vụ Chính sách tiền tệ 10
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 26
Sơ đồ 2.2 Tổ chức hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 32Hình 2.1 Diễn biến lãi suất thị trường mở giai đoạn 2011-2015 37Hình 2.2 Quy mô dự trữ ngoại hối giai đoạn 2011-2015 38Hình 2.3 Diễn biến hoạt động bơm/ hút tiền qua OMO 39Hình 2.4 Thực trạng dư nợ tín dụng và cung tiền 48Hình 2.5 Diễn biến lạm phát, tăng trưởng kinh tế, cung tiền và tín dụng
giai đoạn 2011-2015
50
Hình 2.5 Diễn biến lãi suất điều hành của NHNN giai đoạn 2011-2015 52Hình 2.6 Diễn biến lãi suất cho vay nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 55Hình 2.7 Diễn biến tỷ giá VND/USD giai đoạn 2011-2015 58
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, tăngtrưởng và phát triển kinh tế chính là mục tiêu quốc gia Trong điều kiện nền kinh
tế phát triển thấp, tích lũy từ nội lực không nhiều, chưa có khả năng khai tháccác nguồn lực của nền kinh tế thì việc tận dụng các nguồn vốn bên ngoài là rấtcần thiết và có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Để có thể thu hútdòng vốn đầu tư bên ngoài đòi hỏi chúng ta phải thực thi hàng loạt chính sáchkinh tế có liên quan để tạo môi trường cho dòng vốn được lưu chuyển dưới tácđộng của cung - cầu tiền tệ trên thị trường
Tiền tệ là vấn đề nhạy cảm, việc điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưuthông không những ảnh hưởng trực tiếp tới cân bằng ngân sách nhà nước, cáncân thanh toán quốc tế và sự ổn định kinh tế của chính quốc gia đó mà còn ảnhhưởng đến các nước khác do xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thếgiới Qua 30 năm đổi mới và phát triển, quá trình thực thi chính sách tiền tệ củaViệt Nam đã có nhiều thay đổi căn bản và ngày càng trở lên thích ứng hơn vớinhững mục tiêu điều tiết nền kinh tế, như: kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc kiểm soát mức cung tiền tạiNgân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp hoàn thiện công
tác kiểm soát mức cung tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” là đề tài luận
Trang 93 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tếtình hình kiểm soát mức cung tiền
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình kiểm soát mức cung tiền tạiNgân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2011-2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả dùng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làmphương pháp luận cơ bản cùng với quan điểm tiếp cận hệ thống và sử dụng cácphương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp.Đây là các phương pháp thường dùng trong nghiên cứu kinh tế và đảm bảo nộidung nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mức cung tiền, kiểmsoát mức cung tiền; các nhân tố ảnh hưởng đến mức cung tiền và các tiêu chíđánh giá công tác kiểm soát mức cung tiền
- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá khách quan thực trạng công tác kiểm soátmức cung tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2011-2015 Từ đónêu ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạnchế đó Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp hoàn thiện công tác kiểm soát mứccung tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trang 10CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC CUNG TIỀN VÀ KIỂM SOÁT
MỨC CUNG TIỀN 1.1 Mức cung tiền
1.1.1 Khái niệm mức cung tiền
Mức cung tiền tệ là lượng tiền được cung ứng nhằm thoả mãn các nhu cầuthanh toán, dự trữ của tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế
MS = C + DTrong đó C: tiền mặt ngoài ngân hàng
D: tiền gửi không kỳ hạn
1.1.2 Thành viên tham gia quá trình cung tiền
Đặc điểm khái quát trong quá trình cung ứng tiền như sau:
(1) Ngân hàng trung ương (NHTW): Là cơ quan của Chính phủ hoặc
trực thuộc Quốc hội, có chức năng quản lý hệ thống ngân hàng và chịu tráchnhiệm điều hành chính sách tiền tệ (CSTT)
(2) Các tổ chức nhận tiền gửi: Là trung gian tài chính nhận tiền gửi từ
các cá nhân và tổ chức; cung cấp tín dụng Gọi tắt là ngân hàng hay ngân hàngthương mại (NHTM)
(3) Người gửi tiền: Gồm cá nhân và tổ chức gửi tiền tại ngân hàng.
(4) Người đi vay: Gồm (i) cá nhân và tổ chức vay tiền từ ngân hàng; (ii)
tổ chức phát hành trái phiếu cho ngân hàng mua (đầu tư)
Trong các thành viên trên thì NHTW đóng vai trò quan trọng nhất.NHTW điều hành CSTT liên quan đến các hoạt động làm thay đổi bảng cân đốitài sản của NHTW [10, tr 206]
1.1.3 Phép đo mức cung tiền
Các phép đo lượng tiền cung ứng thường được sử dụng gồm:
Phép đo M0 (còn gọi là phép đo lượng tiền mặt) bao gồm:
Tiền mặt (Cash - ký hiệu là C): là bộ phận tiền giấy do NHTW phát hành,lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng
Đây là bộ phận tiền tệ có tính lỏng cao nhất và đang có xu hướng giảmdần trong tổng phương tiện thanh toán Ở các nước phát triển, bộ phận tiền mặt
Trang 11trong lưu thông chỉ chiếm khoảng 5-7% mức cung tiền tệ Ở Việt Nam, M0giảm mạnh từ tỷ trọng 60-70% đầu những năm 1990 xuống còn khoảng 30%trong những năm gần đây
Phép đo M1 (còn gọi là phép đo lượng tiền giao dịch) bao gồm:
+ M0: Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng;
+ Tiền gửi không kỳ hạn (Demand deposit - ký hiệu DD): gồm nhữngkhoản tiền gửi có thể được rút ra bất kỳ lúc nào theo yêu cầu; tồn tại dưới tàikhoản phát séc hoặc không phát séc
Đây là bộ phận tiền được sử dụng cho các giao dịch thường xuyên và làđối tượng kiểm soát trước hết của ngân hàng trung ương các nước
Phép đo M2, bao gồm:
+ M1: Lượng tiền giao dịch;
+ Tiền gửi tiết kiệm;
+ Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng;
M2 kém linh hoạt hơn M1 nhưng sự kiểm soát M2 là quan trọng vì tiềngửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng là lượng tiền giao dịch tiềmnăng Hơn nữa, giữa chúng và M1 thường xuyên có sự chuyển hoá lẫn nhau
Trang 12Việc lựa chọn ra một phép đo lượng tiền chính thức trong thực tế sẽ căn
cứ vào việc phép đo lượng tiền nào giúp thực hiện được tốt nhất việc dự báo cácbiến số kinh tế mà tiền tệ có ảnh hưởng nhiều như tỉ lệ lạm phát, chu kỳ kinhdoanh Trên thực tế các quốc gia thường sử dụng phép đo M1 hoặc M2 ViệtNam sử dụng phép đo M2
1.2 Khái niệm kiểm soát mức cung tiền
Kiểm soát mức cung tiền là việc điều chỉnh khối lượng tiền giao dịchtăng, giảm cho phù hợp với nhu cầu thực tế
Để kiểm soát và điều tiết lưu thông tiền tệ, nhiệm vụ quan trọng củaNHTW là phải xác định được khối lượng tiền cung ứng trong từng thời kỳ Khốilượng tiền cung ứng là tổng phương tiện thanh toán mà NHTW và các TCTD đãđưa vào lưu thông nhằm đáp ứng các nhu cầu về tiền của nền kinh tế trong mộtthời kỳ nhất định [4, tr 51-52]
1.3 Các nhân tố tác động đến cung tiền
Ta có hàm cung tiền:
MS = m x MB = r + c + e1 + c x MB (1.1)
Từ hàm cung tiền cho thấy, cung tiền phụ thuộc vào mức cung ứng tiền cơ
sở - MB và các nhân tố xác định hệ số nhân tiền m
1.3.1 Các nhân tố tác động đến mức cung tiền cơ sở (MB)
Để tìm hiểu khả năng tác động vào MB của NHTW, ta xét bảng cân đốitài sản rút gọn của NHTW ở bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1 Bảng cân đối tài sản rút gọn của NHTW
- Tiền mặt tại quỹ của các NHTM;
- Tiền gửi của các NHTM
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Trang 13Từ bảng 1.1 ta có:
MB = C + R = NFA + NCG + CDMB + OiNTrong đó: NFA = TSC ngoại tệ - TSN ngoại tệ
NCG = Cho vay Chính phủ - Tiền gửi của Chính phủOiN = TSC khác - TSN khác
Hoạt động can thiệp của Ngân hàng trung ương trên thị trường ngoại hối (mua - bán ngoại tệ hoặc vàng trên thị trường ngoại hối):
Ngân hàng trung ương tham gia trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì ổnđịnh tỷ giá hoặc để đạt được mức dự trữ mong muốn thông qua hành vi mua bánngoại tệ Ngân hàng mua ngoại tệ tác động làm tăng lượng tiền cơ sở MB từ đómức cung tiền tăng Ngược lại, ngân hàng bán ngoại tệ làm lượng tiền MB giảm
và mức cung tiền giảm
NHTW kiểm soát cung tiền qua kênh này bị hạn chế bởi chịu ảnh hưởngcủa chế độ tỷ giá Với chế độ tỷ giá cố định, NHTW luôn phải duy trì một mức
tỷ giá nào đó bằng việc liên tục mua bán ngoại tệ, vì thế có thể có sự mâu thuẫnvới mục tiêu kiểm soát cung tiền Ngược lại, ở chế độ tỷ giá thả nổi, NHTW đơnthuần chỉ tham gia trên thị trường ngoại hối như một chủ thể thông thường nêncũng chủ động hơn trong việc đưa ra quyết định
Quan hệ về vốn với hệ thống ngân hàng thương mại (Cho NHTM vay;
mua/bán chứng khoán trên nghiệp vụ thị trường mở - OMO):
NHTW có quan hệ về vốn với các NHTM thông qua hành vi mua bánchứng từ có giá trong nghiệp vụ thị trường mở hoặc thông qua tái cấp vốn.Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển, NHTW thực hiện mua bán cácchứng từ có giá ngắn hạn Khi NHTW mua các chứng từ có giá sẽ làm tănglượng tiền cung ứng Nếu bán các chứng khoán ngắn hạn làm thu hẹp lượng tiềncung ứng Ngân hàng trung ương có thể cho ngân hàng thương mại vay dướihình thức tái chiết khấu làm MB tăng dẫn đến MS tăng
NHTW khó có thể kiểm soát được cung tiền qua tái cấp vốn do nó phụthuộc nhiều vào tình hình thanh khoản của các TCTD và sự phụ thuộc về vốncảu NHTM với NHTW Tuy nhiên, nghiệp vụ thị trường mở lại là một kênh linh
Trang 14hoạt, hiệu quả, giúp NHTW điều tiết nhanh chóng vốn khả dụng của các NHTM
từ đó có thể kiểm soát được cung tiền trong nền kinh tế
Tài trợ cho ngân sách chính phủ:
NHTW cho chính phủ/đại diện của Chính phủ vay để bù đắp thiếu hụttạm thời hoặc bội chi ngân sách Khi cho chính phủ vay tác động làm lượng tiền
MB tăng lên làm MS tăng
Đây là kênh mà NHTW khó kiểm soát do phụ thuộc vào tình trạng thâmhụt hay thặng dư ngân sách của Chính phủ Ngoài ra, tính độc lập của NHTWcũng ảnh hưởng tới việc ra quyết định của NHTW
Các khoản mục khác ròng:
Đây là một khoản mục gồm nhiều bộ phận, trong đó tác động mạnh nhấtvào MB là khoản tiền trong quá trình thực hiện thanh toán qua tài khoản tạiNHTW
1.3.2 Các nhân tố tác động đến số nhân tiền tệ (m)
a Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (r)
Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) đối với tiền gửi thanh toán tăng, làmcho DTBB tăng -> làm cho dự trữ vượt mức giảm Để duy trì dự trữ vượt mức ởmức cần thiết buộc ngân hàng phải giảm tín dụng; tín dụng giảm dẫn đến tiềngửi thanh toán giảm; tiền gửi thanh toán giảm làm giảm mở rộng tiền; kết quả làcung tiền giảm
Như vậy, với các nhân tố khác không đổi, r tăng làm m giảm, m giảm làm
MS giảm; Tỷ lệ DTBB là một công cụ của CSTT, nên không phụ thuộc vào cácnhân tố thị trường mà chỉ phụ thuộc vào ý chí của NHTW
b Thay đổi tỷ lệ tiền mặt (c)
Tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi thanh toán tăng nghĩa là người gửi tiền đãchuyển một phần tiền gửi thanh toán sang tiền mặt Tiền mặt lưu thông khôngtạo ra tiền trong khi tiền gửi thanh toán là một biến số tạo ra tiền Do đó, khi tiềngửi thanh toán giảm làm cho lượng tiền được tạo ra trong hệ thống ngân hànggiảm theo, làm giảm cung tiền
Trang 15c Tỷ lệ dự trữ vượt mức (dư thừa) của Ngân hàng thương mại (e)
Vì dự trữ của hệ thống ngân hàng bằng dự trữ bắt buộc (RR) cộng với dựtrữ vượt mức (ER), nên ta có: R = RR + ER
Khi tỷ lệ dự trữ vượt mức (e) tăng, làm ER tăng (e = ER/D); vì D khôngđổi nên RR không đổi, do đó, buộc R phải tăng; vì MB không đổi, nên để tăngđược ER buộc ngân hàng phải giảm tín dụng; tín dụng giảm dẫn đến hạn chếtiền gửi; làm hạn chế mở rộng tiền Ngoài ra, tiền gửi giảm làm giảm dự trữ bắtbuộc, kết quả là MB được duy trì không đổi
*/ e tăng -> ER tăng -> L (tín dụng) giảm -> D giảm -> MS giảm
*/ D giảm -> RR giảm -> MB không đổi
Có hai nhân tố tác động lên mức dự trữ vượt mức, đó là:
Lãi suất: Khi lãi suất tăng, làm cho chi phí cơ hội nắm giữ dự trữ vượt
mức tăng, ngân hàng có xu hướng giảm dự trữ vượt mức và tăng tín dụng, tíndụng tăng làm tăng tiền gửi được tạo ra, và cuối cùng là làm tăng MS
Dòng tiền gửi dự kiến rút ra: Trong điều kiện bất ổn, người gửi tiền có
thể đến ngân hàng rút tiền nhiều hơn, buộc ngân hàng phải tăng dự trữ vượt mức
và giảm tín dụng, kết quả là MS giảm
d Một số nhân tố khác tác động đến cung tiền
NHTW chỉ có thể kiểm soát tốt giao dịch trên OMO thông qua các lệnh đặtmua và đặt bán của mình, còn tín dụng chiết khấu là không thể Bởi vì, NHTWchỉ có thể chủ động ấn định mức lãi suất chiết khấu, còn việc các ngân hàng có sửdụng tín dụng chiết khấu hay không, hay sử dụng đến mức nào thì NHTW khôngthể quyết định mà hoàn toàn cho các NHTM chủ động quyết định
Xét từ mức độ kiểm soát của NHTW, MB được chia thành hai bộ phận:NHTW kiểm soát được hoàn toàn thông qua OMO, gọi là Tiền cơ sở phitín dụng (MBn);
NHTW chỉ kiểm soát được tương đối, gọi là Tín dụng chiết khấu (DL)
Trang 16Mặt khác: MS = m MB
MS = m (MBn + DL)Phương trình trên cho thấy: Cung tiền chịu ảnh hưởng không những bởi tỷ
lệ DTBB (r), tỷ lệ tiền mặt (c) và tỷ lệ dự trữ vượt mức (e) mà còn chịu tác độngbởi tiền dự trữ phi tín dụng (MBn) và tín dụng chiết khấu (DL) Vì m dương, nêncung tiền tỷ lệ thuận với cả hai đại lượng MBn và DL
Nhân tố Tiền gửi phi tín dụng MBn:
Khi NHTW mua chứng khoán trên OMO làm cho MBn tăng, bán chứngkhoán làm cho MBn giảm Với các nhân tố khác không đổi, khi MBn tăng làmcho MB tăng, MB tăng làm tăng tiền mặt (C) và dự trữ (R), kết quả là cung tiền
MS tăng và ngược lại
Nhân tố Tín dụng chiết khấu DL:
Nếu MBn không đổi, NHTW tăng mức tín dụng chiết khấu, làm tăng DL(và cả MB) cho hệ thống ngân hàng, làm tăng tiền mặt C và dự trữ R Kết quả là
DL tăng, làm tăng MB và cuối cùng là tăng MS [10, tr 226-228]
1.4 Các tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát mức cung tiền
1.4.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm soát mức cung tiền
Ngay từ khi thị trường tiền tệ hình thành, NHNN đã chú trọng việc tổchức và điều hành, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, quy định
cụ thể đối với từng loại hình hoạt động Đó là hành lang pháp lý cơ bản để tạolập, hình thành nên thị trường quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng
1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy để làm công tác kiểm soát mức cung tiền
Theo Nghị định 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013, có hiệu lực26/12/2013, Vụ Chính sách tiền tệ là một trong 20 đơn vị tham mưu, giúp Thốngđốc NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng NHTW
Sơ đồ tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ được thể hiện ở sơ đồ 1.1 sau:
Trang 17Phòng chính sách tín dụng
Phòng Thị trường
và tỷ giá
Phòng Quản lý vốn khả dụng và thị trường mở
Phòng Chính sách lãi suất
Phòng nghiên cứu kinh tế
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vụ Chính sách tiền tệ
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
1.4.3 Cơ sở hạ tầng hỗ trợ hoạt động ngân hàng
Với chức năng là cơ quan quản lý, điều hành thị trường tiền tệ, NHNN rấtchú trọng công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ hoạt động và phát triển thịtrường tiền tệ NHNN đã xây dựng phần mềm để thực hiện các giao dịch giữaNHNN với các TCTD là thành viên thị trường như: nghiệp vụ đấu thấu tín phiếukho bạc, OMO và một phần nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay cầm cốgiấy tờ có giá Các thông tin thị trường thu thập được qua kênh này cũng là căn cứ
để NHNN xây dựng phương án điều hành CSTT phù hợp trong từng thời kỳ
1.4.4 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
a Khái niệm và cơ chế hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở
Khái niệm về nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động của NHTW trong việc mua/bán cácgiấy tờ có giá nhằm thay đổi cơ số tiền tệ, qua đó tác động đến lượng tiền cungứng và lãi suất ngắn hạn của thị trường
Cơ chế tác động:
Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng:
Trang 18Khi NHTW mua/bán các chứng khoán làm dự trữ của hệ thống ngân hàngtăng/giảm ngay lập tức, qua đó làm tăng/giảm tiền cơ sở Tiền cơ sở tăng/giảm,thông qua cơ chế tạo tiền gửi, làm cung tiền tăng/giảm.
Tác động qua lãi suất:
Khi NHTW mua/bán chứng khoán, lãi suất liên ngân hàng giảm/tăng ngaylập tức, qua đó tác động làm lãi suất thị trường ngắn hạn giảm/tăng theo
Như vậy, thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, NHTW có thể kiểm soátđược lãi suất thị trường ngắn hạn và cung tiền trong nền kinh tế [10, tr 327]
b Nghiệp vụ thị trường mở
Các giao dịch mua bán hẳn:
Phương thức giao dịch này làm chuyển hẳn quyền sở hữu các chứngkhoán từ người bán sang người mua Khi NHTW muốn điều chỉnh cơ cấu hoặccan thiệp vào thị trường để thay đổi các điều kiện tiền tệ thì sẽ sử dụng phươngthức này, do ảnh hưởng của các giao dịch này đến dự trữ của hệ thống ngâ hàngthường là dài hạn
Tùy thuộc vào cách thức giao dịch của NHTW, lãi suất trong các giaodịch mua/bán hẳn có thể là lãi suất thị trường (trong các giao dịch trên thị trường
tự do); lãi suất đấu thầu (trong đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất công bố củaNHTW (trong đấu thầu khối lượng)
Từ đó, giá mua/bán của các chứng từ có giá được xác định:
(1.2)1+ 365i.n
Trong đó:
P: Giá mua (hoặc bán)
i: Lãi suất trong giao dịch mua bán hẳn
n: Thời hạn còn lại của chứng từ có giá
F: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán
Giao dịch có kỳ hạn:
Là việc thực hiện mua - bán các GTCG theo kỳ hạn Khi đó, NHTW thựchiện một giao dịch: mua chứng khoán từ một đối tác trên thị trường đồng thời
Trang 19thỏa thuận bán lại cho đối tác đó vào một ngày xác định trong tương lai (hoặcngược lại).
Thông thường hợp đồng mua lại được sử dụng trong khoảng thời gian rấtngắn, thường là qua đêm với t = 1 ngày Tuy nhiên, cũng có khi thời hạn hợpđồng mua lại dài hơn, với t>1 ngày, được gọi là Repos có thời hạn Giao dịchtheo hợp đồng Repos thực chất là khoản cho vay có đảm bảo bằng các chứngkhoán có tính thị trường cao
Mức giá bán (hoặc mua) chứng khoán có giá trong hợp đồng mua lạiNHTW xác định căn cứ vào giá thị trường của các GTCG tại thời điểm đó theocông thức sau:
(1.3)1+ 365i.n
Trong đó:
P1: Giá NHTW mua chứng từ có giá từ người giao dịch;
i: Lãi suất hình thành trong đấu thầu hoặc thỏa thuận song phương hoặc
do NHTW công bố;
n: Số ngày còn lại của chứng từ có giá;
F: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán
Khi mua lại (hoặc bán lại) chứng từ có giá trong hợp đồng mua lại, mứcgiá được xác định bao gồm cả phần gốc cộng với lãi suất trong thời hạn của hợpđồng theo công thức:
P2 = P1 x [1+ 365i.T ] (1.4)Trong đó:
P2: Giá mua lại chứng từ có giá vào thời điểm mua lại;
i: Lãi suất đấu thầu phiên gần nhất hoặc lãi suất thỏa thuận giữa hai bênhoặc lãi suất được công bố bởi NHTW;
T: Thời hạn của hợp đồng mua lại
Các giao dịch hoàn lại được sử dụng chủ yếu trong nghiệp vụ thì trường
mở vì:
Trang 20- Đây là công cụ hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởngkhông dự tính trước đến dự trữ của các ngân hàng;
- Chi phí giao dịch cho một hợp đồng mua lại thấp hơn so với các hợpđồng mua - bán hẳn;
- Thích hợp trong trường hợp các định hướng chính sách tiền tệ khônghoàn hảo dẫn đến việc sử dụng các giải pháp khắc phục;
- Làm giảm thời gian thông báo, do đó làm giảm bớt biến động của thịtrường trước các quyết định hàng ngày của NHTW
c Quy trình nghiệp vụ thị trường mở
Xác định liều lượng và thời hạn can thiệp:
Khối lượng chứng khoán cần mua bán, thời hạn, phương thức mua bánđược Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở quyết định vào đầu giờ giao dịchtrong ngày can thiệp, dựa trên các căn cứ: Kết quả dự báo vốn khả dụng; Mụctiêu của chính sách tiền tệ; Tình hình của phiên giao dịch trước; Tham khảo lãisuất thị trường (đối với đấu thầu khối lượng)
Tổ chức mua - bán:
Tùy theo thị trường nơi NHTW đã chọn để mua bán, NHTW có cách thứcmua - bán phù hợp Tại những nước NHTW tổ chức thị trường mở, việc muabán thực hiện dưới hình thức đấu thầu Gồm các bước: Thông báo đấu thầu; Nộpđơn dự thầu; Tổ chức xét thầu và phân bổ thầu; Thông báo kết quả đấu thầu
Thanh toán và chuyển giao sở hữu giấy tờ có giá:
Trang 21Các giao dịch tiền tệ liên quan đến nghiệp vụ thị trường mở được thanhtoán trên tài khoản của đối tác mở tại NHTW Việc chuyển giao tài sản thườngđược thực hiện thông qua tài khoản lưu ký chứng khoán tại NHTW hoặc thôngqua tài khoản thanh toán chứng khoán mở tại hệ thống thanh toán chứng khoán.Phần lớn các giao dịch tiền tệ và chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán đượcthực hiện trong ngày giao dịch [4, tr 106 - 119].
d Ưu điểm và hạn chế của nghiệp vụ thị trường mở
Ưu điểm:
- NHTW kiểm soát được hoàn toàn khối lượng giao dịch của OMO màkhông chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nào
- Nghiệp vụ thị trường mở rất linh hoạt và chính xác cho bất cứ một quy
mô nào Điều này thể hiện ở chỗ dù NHTW muốn thay đổi một mức rất nhỏ hayrất lớn lượng cung tiền, nghiệp vụ thị trường mở đều có thế đáp ứng được
- Nghiệp vụ thị trường mở có thể rất dễ dàng đảo ngược lại khi có một sailầm xảy ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ Chẳng hạn, NHTW nhận thấy rằngmình đã mua quá nhiều chứng khoán trên thị trường mở khiến cho cung tiềntăng quá nhanh, NHTW có thể ngay lập tức sửa chữa sai lầm bằng cách tiếnhành nghiệp vụ bán trên thị trường mở
- Nghiệp vụ thị trường mở được hoàn thành nhanh chóng mà khôngvướng phải những chậm trễ về hành chính và do đó có thể gây tác động tức thìđến lượng cung tiền tệ
- Nghiệp vụ thị trường mở tác động thông qua cơ chế thị trường theo mứclãi suất do NHTW ấn định
Hạn chế:
Với những lợi thế hơn hẳn các công cụ khác nên sau khi ra đời, nghiệp vụthị trường mở đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước phát triển Tuynhiên, nghiệp vụ thị trường mở còn có một số hạn chế:
- Để công cụ này phát huy hiệu quả thì quốc gia đó phải có thị trường tàichính phát triển, hàng hóa của thị trường là các giấy tờ có giá ngắn hạn phảiphong phú, đa dạng
Trang 22- NHTW phải có khả năng dự báo được vốn khả dụng của toàn hệ thống
để can thiệp mua bán, thì việc can thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việc tác độngvào lượng tiền cung ứng
- Khi NHTW mua/bán GTCG sẽ làm tác động đến lượng tiền Trung ương,
từ đó ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Để tránh ảnhhưởng này, NHTW phải có các giải pháp xử lý phù hợp Điều này đòi, NHTWphải rất nhạy cảm và linh hoạt trong việc phối hợp các công cụ điều hành chínhsách tiền tệ
1.4.5 Công cụ dự trữ bắt buộc
DTBB là số tiền mà các NHTM phải duy trì trên tài khoản tiền gửi tạiNHTW, được xác định bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên tổng số dư tiền gửi trongkhoảng thời gian nhất định Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định khác nhau chocác thời hạn tiền gửi, quy mô và tính chất hoạt động của NHTM Do đó, cáchquản lý có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của công cụ dự trữ bắt buộc [10, tr 331]
Tác động lên lãi suất thị trường
Sự tăng lên của DTBB (trong khi các yếu tố khác không đổi) làm nhu cầuvốn khả dụng của các NHTM tăng, làm lãi suất tăng lên Mặt khác, làm giảmkhả năng tạo tiền của các TCTD, khối lượng tín dụng cung ứng giảm xuống sẽ
Trang 23đẩy lãi suất thị trường tăng lên Lãi suất tăng sẽ làm cho cầu về tín dụng của cácchủ thể phi ngân hàng giảm, làm tốc độ tăng cung ứng tiền tệ bị chậm lại.Ngược lại, tỷ lệ DTBB giảm sẽ làm giảm lãi suất thị trường, kích thích nhu cầuvay vốn của các chủ thể phi ngân hàng Điều này làm cho khả năng cho vay, khảnăng mở rộng tiền gửi và lượng tiền cung ứng cảu hệ thống ngân hàng tăng lên.
Như vậy, khi DTBB tăng lên sẽ làm giảm khả năng tạo tiền của các ngânhàng, làm giảm số nhân tiền và giảm lượng tiền cung ứng với các cơ số tiền nhấtđịnh và ngược lại
Theo nguyên tắc chung, dự trữ bắt buộc được áp dụng với các nguồn vốnhuy động của những tổ chức phải duy trì dự trữ bắt buộc Việc quy định loạinguồn vốn huy động nào phải tính dự trữ bắt buộc là do NHTW quy định chophù hợp với mục tiêu và quan điểm của mình Phần lớn các nước quy định cácTCTD phải thực hiện dự trữ bắt buộc đối với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn,tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, ở một số nước còn quy định đối với cả tiềngửi bằng ngoại tệ
độ biến động khác nhau về nhu cầu rút từng loại tiền gửi của khách hàng Trong
đó, mục tiêu của CSTT là yếu tố quan trọng nhất
c Cách xác định DTBB
Mức DTBB = Tỷ lệ DTBB x Số dư bình quân tài khoản thuộc đối
tượng DTBB kỳ xác định
Trang 24Kỳ xác định là số ngày được sử dụng để tính số dư bình quân của các tàikhoản phải tính DTBB.
Số dư bình quân của tài khoản
phải tính DTBB kỳ xác định =
Tổng số dư cuối ngày của các tài khoảnphải dự trữ bắt buộc của kỳ xác định
Số ngày của kỳ xác địnhMức dự trữ bắt buộc tính vào cuối kỳ xác định được dùng làm căn cứ đểxem xét việc chấp hành quy định về dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì
Kỳ duy trì đự trữ bắt buộc là khoảng thời gian mà đối tượng thực hiện dựtrữ bắt buộc phải thực hiện theo mức đã tính toán vào cuối kỳ xác định
Số dự trữ bình
quân ngày của kỳ
Tổng số dư cuối ngày của các tài khoản thuộc diện
tính dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì
Số ngày của kỳ duy trìViệc so sánh mức dự trữ bình quân thực tế trong kỳ duy trì với mức dự trữbắt buộc đã tính toán vào cuối kỳ xác định phản ánh tình trạng thừa hay thiếu dựtrữ bắt buộc của ngân hàng
d Phương pháp quản lý DTBB
Căn cứ vào mức độ chênh lệch về thời gian giữa kỳ xác định và kỳ duytrì, có thể phân chia thành 3 loại:
Phương pháp nối tiếp
Đây là phương pháp mà kỳ xác định và kỳ duy trì nối tiếp nhau Với cáchxác định này, đối tượng dự trữ bắt buộc chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng
dự trữ vì vào đầu kỳ duy trì, họ đã biết được mức dự trữ bắt buộc mà họ phảithực hiện trong kỳ
Phương pháp trùng một phần
Theo phương pháp này, kỳ xác định và kỳ duy trì trùng nhau một phần.Với cách quản lý trên, đối tượng thuộc diện phải thực hiện DTBB phải luônquan tâm đến dự trữ bắt buộc, không sử dụng quá mức dự trữ có được Vì vậy,
số dư tiền gửi để tính DTBB cũng như lãi suất thị trường ít biến động hơn
Phương pháp trùng hoàn toàn
Trang 25Đây là phương pháp quy định kỳ duy trì đồng thời cũng là kỳ xác định.Tuy nhiên, trên thực tế, việc trùng khớp hoàn toàn là không thể mà luôn có một
độ trễ nhất định (thường là 2 đến 3 ngày) bởi vì chỉ có thể hoàn thành việc tínhtoán khi có đầy đủ thông tin và số liệu về những khoản phải tính dự trữ bắt buộctrong ngày làm việc Phương pháp này phát huy hiệu quả của công cụ dự trữ bắtbuộc cao nhất vì nó buộc đối tượng phải chủ động duy trì dự trữ ở mức nào đó
mà không thể sử dụng dự trữ tùy thích vì mục tiêu lợi nhuận của mình
e Xử lý vi phạm quy định về dự trữ bắt buộc
Việc vi phạm quy định về DTBB không chỉ làm hạn chế vai trò của công
cụ DTBB trong điều hành CSTT mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả chung củaCSTT Vì thế, NHTW mỗi nước đều có những chế tài xử phạt những TCTDkhông tuân thủ quy định về dự trữ bắt buộc
f Ưu điểm và hạn chế của công cụ dự trữ bắt buộc
Ngoài ra, DTBB còn là công cụ rất có hiệu quả trong việc thiết lập mốiquan hệ giữa việc tạo tiền của hệ thống ngân hàng với nhu cầu tái cấp vốn tạiNHTW Vì, bằng việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên cao, có thể buộc các ngânhàng phụ thuộc về vốn vào NHTW
Hạn chế
Ưu điểm của dự trữ bắt buộc đồng thời lại là yếu tố làm cho nó trở nênthiếu linh hoạt vì sự thay đổi thường xuyên cho dù là thay đổi nhỏ về tỷ lệDTBB cũng sẽ gây nên bất ổn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, gây khó
Trang 26khăn cho việc quản lý khả năng thanh khoản, nhất là những ngân hàng có dự trữvượt mức quá thấp.
Đây như là một hình thức thuế thu nhập vô hình đối với các NHTM Vì
nó buộc các NHTM phải giữ lại một bộ phận tiền gửi cho yêu cầu dự trữ màkhông được sử dụng cho mục đích sinh lời trong khi vẫn phải trả lãi cho kháchhàng Hơn nữa, sự thay đổi về DTBB còn có thể gây xáo động bảng cân đối tàisản của các NHTM
Ngoài ra, chi phí điều chỉnh bảng cân đối tài sản phù hợp với tỷ lệ dự trữbắt buộc mới tăng thêm rất tốn kém do các ngân hàng có thể phải đi vay với lãisuất cao, bán chứng khoán với giá rẻ hoặc giảm bớt phần vốn cho vay
Với những hạn chế đó, DTBB ít khi được NHTW sử dụng để điều chỉnhnhững thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ Nó chủ yếu được sử dụng để ổn định
hệ số tạo tiền [4, tr 94-104]
1.4.6 Công cụ chính sách chiết khấu
Chính sách chiết khấu thể hiện bằng quy chế cho vay của NHTW đối vớicác NHTM Quy chế bao gồm những nội dung về điều kiện cho vay ngắn hạndưới hình thức chiết khấu giấy tờ có giá do các NHTM đưa đến Mục đích vaychiết khấu của các NHTM chủ yếu là bù đắp thiếu hụt tạm thời nhu cầu thanhtoán hoặc thiếu hụt dự trữ bắt buộc Những thay đổi trong chính sách chiết khấucủa NHTW sẽ tác động đến khối lượng vay chiết khấu của các NHTM, từ đóảnh hưởng tới lượng tiền cung ứng và lãi suất thị trường
a Cơ chế tác động
NHTW thay đổi lãi suất chiết khấu và hạn mức chiết khấu, qua đó ảnhhưởng đến các hoạt động đi vay của các NHTM như sau:
Hạn mức chiết khấu: Dự trữ bổ sung cho các NHTM có thể bị thu hẹp
hoặc nới rộng phụ thuộc vào hạn mức chiết khấu của NHTW, từ đó ảnh hưởngđến khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM, làm thay đổi lượng tiền cung ứng.Mặt khác, khi cung tiền thay đổi sẽ tác động làm cho lãi suất thị trường thay đổi
Lãi suất chiết khấu: Khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu, làm tăng chi phí
đi vay của NHTM, để kinh doanh có lãi, NHTM phải tăng lãi suất cho vay nền
Trang 27kinh tế, từ đó làm giảm nhu cầu tín dụng Ngoài ra, khi lãi suất chiết khấu tăng,chi phí đi vay tăng buộc các NHTM hạn chế đi vay NHTW Để hồi phục hồi dựtrữ, các NHTM phải giảm cung ứng tín dụng, khiến lãi suất thị trường tăng [10,
- Tuy nhiên, tác dụng của chính sách chỉ có thể phát huy khi các NHTM
có nhu cầu vay từ NHTW tại mức lãi suất hợp lý Với sự phát triển của thịtrường tài chính, các NHTM có thể tìm kiếm được các nguồn vay thay thế làmcho sự phụ thuộc vào các khoản vay NHTW giảm đi, do đó làm giảm mức độphát huy hiệu quả của công cụ này
- Ngoài ra, NHTW khó kiểm soát được hoàn toàn những tác động củacông cụ này bởi vì NHTW chỉ có thể thay đổi được lãi suất chiết khấu và cácđiều kiện cho vay mà không kiểm soát được việc các NHTM vay bao nhiêu
- Cuối cùng, công cụ này cũng không dễ khắc phục được sai sót nhưnghiệp vụ thị trường mở [10, tr 330-331]
1.4.7 Các công cụ khác
a Kiểm soát tín dụng có lựa chọn (Hạn mức tín dụng)
Khái niệm: Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà mỗi TCTD được
phép duy trì theo quy định của NHTW trong từng thời kỳ Hạn mức tín dụngcho các TCTD là khác nhau, phụ thuộc vào đặc thù và năng lực kinh doanh cũngnhư mức tổng dư nợ tín dụng dự tính của NHTW cho toàn bộ nền kinh tế [10, tr.332-333]
Khi sử dụng làm công cụ điều tiết khối lượng tiền cung ứng, NHTW thựchiện ấn định hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế Ấn định hạn mức tín dụngđối với nền kinh tế, tức là, NHTW quy định giới hạn khối lượng tín dụng mà cácNHTM có thể cung cấp cho nền kinh tế Nó được sử dụng để kiểm soát chặt chẽ
Trang 28sự mở rộng tín dụng khi NHTW thắt chặt tiền tệ Tuy nhiên, công cụ này khôngphù hợp đối với CSTT mở rộng, khi NHTW cần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Cơ sở xác định hạn mức tín dụng
Việc phân bổ hạn mức tín dụng của NHTW dựa trên nhu cầu mở rộng tíndụng của từng ngân hàng và kế hoạch tăng trưởng tín dụng chung của từng nềnkinh tế như: Mục tiêu tăng trưởng cho toàn nền kinh tế; Đặc điểm kinh doanhcủa từng NHTM; Tính mùa vụ trong sản xuất kinh doanh trong năm và ảnhhưởng cảu nó đối với từng NHTM; Yêu cầu chuyển đổi cơ cấu tín dụng
Cơ chế tác động của hạn mức tín dụng
Việc ấn định hạn mức tín dụng có tác dụng khống chế tổng dư nợ tín dụngcủa hệ thống ngân hàng, qua đó khống ché mức cung tiền
Khi NHTW ấn định hạn mức tín dụng cho nền kinh tế, khối lượng tíndụng cung cấp sẽ bị giới hạn, ảnh hưởng đến quy mô huy động vốn của ngânhàng thương mại
Ưu điểm và hạn chế của hạn mức tín dụng
là một giải pháp có hiệu quả
Khi các công cụ gián tiếp của CSTT chưa có điều kiện sử dụng hoặc chưaphát huy được hiệu quả, thì việc sử dụng hạn mức tín dụng để kiểm soát mứccung tiền là cần thiết
Trang 29Nếu hạn mức tín dụng được xây dựng lớn hơn nhu cầu tín dụng thì hiệuquả khống chế khối lượng tiền của nó sẽ bị triệt tiêu Nếu khống chế hạn mức tíndụng thấp hơn nhiều so với nhu cầu tín dụng sẽ đẩy lãi suất thị trưởng lên cao,khi hạn mức tín dụng được kết hợp với khống chế lãi suất sẽ làm phình to thịtrường tín dụng không chính thức, dẫn tới phản tác dụng của hạn mức tín dụng.
Việc ấn định hạn mức tín dụng sẽ làm giảm hiệu quả trong hoạt động chovay của hệ thống ngân hàng, giảm hiệu quả phân bổ vốn và có thể dẫn đếnnhững dấu hiệu sai lệch về dấu hiệu của thị trường
b Quy định trực tiếp lãi suất
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, việc thay đổi lãi suất sẽ kéo theo
sự biến đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộngkhối lượng tín dụng trong nền kinh tế
Là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN trong ngắnhạn Theo Luật NHNN, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho đồng Việt Nam doNHNN công bố, làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh
- cầu về vốn trong nền kinh tế
Mặt khác, việc thay đổi quy định điều chỉnh lãi suất làm cho các NHTM
bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình
Trang 30c Tỷ giá
Đây là công cụ có tính hành chính, quy định mức tỷ giá tối đa và tối thiểu
mà các ngân hàng được phép áp dụng khi kinh doanh ngoại hối
Công cụ này chỉ nên dùng trong những trường hợp khẩn cấp và trong thờigian ngắn, khi mà NHTW không thể sử dụng các biện pháp mang tính thị trườngnhư mua bán ngoại tệ do dự trữ quốc gia về ngoại hối không đủ để can thiệp
Chính sách tỷ giá tác động nhanh chóng và mạnh mẽ đến sản xuất, xuấtnhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính - tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế,vốn đầu tư và dự trữ quốc gia
Bản chất tỷ giá không phải là công cụ CSTT bởi lẽ tỷ giá không làm tănggiảm khối lượng tiền trong lưu thông, mà chỉ góp phần làm thay đổi cơ cấu khốilượng tiền tệ Tại nhiều quốc gai có nền kinh tế đang phát triển và đang chuyểnđổi mô hình thì tỷ giá được xem là một công cụ bổ trợ quan trọng cho điều hànhCSTT quốc gia
Trang 31CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT MỨC
CUNG TIỀN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập vào năm 1951, tiền thân làNgân hàng Quốc gia Việt Nam Trải qua 37 năm (1951-1988) hoạt động theo
mô hình ngân hàng một cấp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa đảm nhậnchức năng của Ngân hàng Trung ương là phát hành tiền, quản lý nhà nước vềcác hoạt động tiền tệ - ngân hàng, vừa thực hiện chức năng của ngân hàng trunggian Nó được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương (chi nhánhNgân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và quận, huyện) Mô hình tổ chức và hoạtđộng của Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn này là phù hợp với cơ chế kếhoạch hóa tập trung Tuy nhiên, nó đã bị hạn chế là không làm tròn cả chứcnăng quản lý nhà nước và kinh doanh tiền tệ Kết quả là, nền kinh tế rơi vào tìnhtrạng vừa thiếu tiền mặt vừa lạm phát Hoạt động mang tính bao cấp của Ngânhàng Nhà nước đã dẫn đến sự phân bổ và sử dụng vốn kém hiệu quả
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, thi hành Nghị định
số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 26/3/1988, hệ thống ngân hàng mộtcấp chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và các ngânhàng chuyên doanh Ngân hàng Nhà nước hoạt động với các chức năng là pháthành tiền, là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và là cơ quan dự trữngoại hối của Nhà nước Với các chức năng đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Namtrở thành Ngân hàng Trung ương với đúng nghĩa của nó
Với việc đổi mới toàn diện hoạt động của hệ thống ngân hàng, Nhà nước
ban hành hai Pháp lệnh Ngân hàng 1990 (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính, ngày 23/5/1990), Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng 1997
(12/12/1997), Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng 2010(16/6/2000) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo mô hình Ngânhàng Trung ương trong nền kinh tế thị trường và trực thuộc Chính phủ
Trang 32Quyền lực điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung vàoBan lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước gồm Thống đốc và các Phó Thống đốc Môhình tổ chức theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước: “Ngân hàng Nhànước có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội và tổ chức các chi nhánh ở các khu vựccần thiết.” Nhưng do nhu cầu cung ứng tiền và quản lý nhà nước về tiền tệ tạicác địa phương, nên hiện nay, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều cómột chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước Các chi nhánh này thực hiện chứcnăng Ngân hàng Trung ương trên phạm vi tỉnh, thành phố và chịu sự lãnh đạocủa Ngân hàng Nhà nước Trung ương về tổ chức cũng như hoạt động nghiệp vụ[4, tr 38-40].
2.1.2 Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a Về tổ chức bộ máy
NHNN được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất gồm bộ máyđiều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, các văn phòng đại diện ở trong nước, ở nướcngoài và các đơn vị trực thuộc Cơ cấu tổ chức của NHNN được thể hiện ởhình 2.1 sau đây:
Trang 3363 chi nhánh tỉnh, thành phố
Cơ quan Thanh
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
b Lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước
Trang 34- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Là thành viên Chính phủ, chịu tráchnhiệm lãnh đạo và điều hành NHNN.
- Thống đốc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước quyđịnh tại Luật Ngân hàng Nhà nước và các quy định của luật tổ chức Chính phủ
+ Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnhvực mình phụ trách
+ Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước
c Chi nhánh, văn phòng đại diện
Chi nhánh: là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, có trụ sở ở 63
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung,thống nhất của Thống đốc
Chi nhánh được thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo ủy quyền củaThống đốc sau đây:
+ Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng trên địa bàn được phân công;+ Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của các tổchức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể,chấp nhận chia, tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dugnj trên địa bàn;
+ Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán;
+ Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng kháccho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước;
+ Thực hiện các ủy quyền khác theo quy định của pháp luật
Văn phòng đại diện: Là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, có
nhiệm vụ đại diện theo sự ủy quyền của Thống đốc Văn phòng đại diện khôngđược tiến hành hoạt động nghiệp vụ ngân hàng
Các đơn vị trực thuộc:
Ngân hàng Nhà nước có các đơn vị sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụđào tạo, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ tin học, thông tin và báo chíchuyên ngành ngân hàng
Trang 352.1.3 Cơ chế hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a Cơ chế quản lý nhà nước
- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa Nhà nước
- Xây dựng đề án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trìnhQuốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến lượcphát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam
- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng theo thẩm quyền
- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng,trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạtđộng ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách,hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật
- Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các viphạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền
- Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy địnhcủa Chính phủ
- Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế
- Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng
- Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàngtheo quy định của pháp luật
- Đại diện cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ
và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ
ủy quyền
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu ứng dugnjkhoa học và công nghệ ngân hàng
b Cơ chế hoạt động nghiệp vụ
- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ pháthành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền
Trang 36- Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiệnthanh toán cho nền kinh tế.
- Điều hành thị trường tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
- Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước
- Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán,quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán
- Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước
- Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng [3,
tr 41-45]
2.2 Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát mức cung tiền tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.2.1 Đánh giá về cơ sở pháp lý điều hành công tác kiểm soát mức cung tiền
2011-2015 là giai đoạn mà cuộc cải cách khu vực ngân hàng đã đi quagần 30 năm Công tác hoàn thiện thể chế tiền tệ và hoạt động ngân hàng phục vụcho điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, đặc biệt là công tác kiểm soát mứccung tiền và tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của hệ thốngcác TCTD phát triển, an toàn và hiện đại là một trong những sứ mệnh quantrọng nhất của NHNN Đó cũng chính là vị thế, tầm vóc của NHTW ở một quốcgia mà nhiều năm qua NHNN theo đuổi [5]
Hệ thống văn bản pháp luật ban hành trong thời gian qua đã bám sát thựctiễn, tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm củaNHNN Từ năm 2011 đến nay, NHNN đã ban hành hơn 170 Thông tư và trìnhChính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hơn 40 văn bản dưới Luật (Nghị địnhcủa Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) Trong đó, nhiều văn bảnhướng dẫn Luật và sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách quan trọng tronglĩnh vực tiền tệ, tín dụng, quản lý ngoại hối, an toàn hoạt động ngân hàng vàthanh toán [3, tr 100] Cụ thể được thể hiện ở bảng 2.1 sau:
Trang 37Bảng 2.1 Hệ thống cơ sở pháp lý phục vụ công tác kiểm soát mức cung tiền tại
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Quyết định 581/2003/QĐ-NHNN
ngày 9/6/2003 Quy chế DTBB đối với các TCTD
Quyết định 11/2010/QĐ-NHNN
ngày 06/01/2010
Quyết định về danh mục giấy tờ có giá được
sử dụng trong các giao dịch của NHNNLuật số 46/2010/QH12 ngày
bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừcủa Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng.Thông tư 23/2015/TT-NHNN
ngày 4/12/2015
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chếDTBB đối với các TCTD ban hành kèm theoQuyết định 581/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003
Quyết định số 2730/QĐ-NHNN
ngày 31/12/2015
Quyết định về việc công bố tỷ giá trung tâmcủa đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, tỷ giá tínhchéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệkhác
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Có thể khẳng định rằng, bằng sự nỗ lực và quyết tâm của NHNN, trên cơ
sở bám sát thực tiễn, đến nay, hệ thống văn bản cho hoạt động ngân hàng đã có
Trang 38cải tiến rõ rệt, tạo cơ sở pháp lý và môi trường hoạt động an toàn, hiệu quả, bìnhđẳng cho các TCTD, nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN trong lĩnh vực tiền
tệ, hoạt động ngân hàng và phát triển hệ thống ngân hàng theo hướng ổn định,bền vững đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của nền kinh tế
2.2.2 Đánh giá về bộ máy tổ chức và hoạt động của NHNN trong công tác kiểm soát mức cung tiền
Trong giai đoạn 2011-2015, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quyđịnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN ngày càng được hoàn thiện.Luật NHNN Việt Nam ban hành năm 2010 đã cụ thể hóa trách nhiệm, quyềnhạn của NHNN trong việc thực thi CSTT, quản lý hoạt động ngân hàng, tăngcường thẩm quyền của NHNN trong việc xử lý các TCTD vi phạm quy định về
an toàn trong hoạt động ngân hàng … góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhànước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Sau khi Luật NHNN 2010 có hiệu lực, NHNN đã xây dựng và trình Chínhphủ ban hành Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013, quy định cụ thểchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN đáp ứng yêu cầuhội nhập quốc tế,
So với nghị định 96/2008/NĐ-CP, Nghị định 156/2013/NĐ-CP có một sốđiểm mới: Đổi tên Vụ Tín dụng thành Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Trungtâm Thông tin tín dụng thành Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam;
Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ thành Vụ Dự báo, thống kê; Thành lập thêm 01 vụ
là Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính Vụ chức năng này đảm nhiệm nhiệm vụ quantrọng của NHNN trong việc đánh giá, cảnh báo dấu hiệu rủi ro hệ thống nhằmđảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính quốc gia theo chương trình FSAP.Theo đó, NHNN có 27 đơn vị trực thuộc, trong đó 20 đơn vị tham mưu giúpThống đốc NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng NHTW,
7 đơn vị là tổ chức sự nghiệp [3, tr 99-100]
Vụ Chính sách tiền tệ có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc xây dựngchính sách tiền tệ quốc gia và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo quyđịnh của pháp luật để điều tiết lượng tiền cung ứng Vụ Chính sách tiền tệ bao
Trang 39gồm: 01 Vụ trưởng, 03 Phó Vụ trưởng và 07 phòng nghiệp vụ (Phòng Tổng hợp,Phòng Chính sách tiền tệ; Phòng Chính sách tín dụng; Phòng Thị trường và tỷgiá; Phòng Quản lý vốn khả dụng và Thị trưởng mở; Phòng Chính sách lãi suất;Phòng Nghiên cứu kinh tế).
Đối với hoạt động thị trường mở, có Ban điều hành nghiệp vụ thị trường
mở Tổ chức hoạt động thị trường mở được thể hiện theo sơ đồ 2.2 sau:
Sơ đồ 2.2 Tổ chức hoạt động nghiệp vụ thị trường mở
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Trong đó:
(1) Vụ CSTT thực hiện chức năng quản lý vốn khả dụng của các TCTD
đề xuất và trình phương án điều hành OMO để Ban Điều hành quyết định khốilượng, lãi suất, phương thức giao dịch đối với các phiên OMO
(2) Ban Điều hành phân tích các thông tin về tình hình dự báo vốn khảdụng của TCTD, tình hình GTCG mua, bán trong từng thời kỳ, chỉ số lạm phát,
Trang 40lãi suất cho vay của nền kinh tế Từ đó, quyết định phương thức, khối lượng,lãi suất trong các phiên giao dịch.
(3) Căn cứ thông báo của Ban Điều hành, Bộ phận nghiệp vụ TTM tại SởGiao dịch (Phòng Nghiệp vụ Thị trường tiền tệ) tổ chức các phiên giao dịch(thông báo thầu, nhận đơn thầu của các TCTD, thực hiện xét và phân bổ thầu,thông báo kết quả.) theo quy định Đồng thời, chuyển kết quả xuống bộ phậnthanh toán
(4) và (5) Căn cứ thông báo kết quả của từng phiên giao dịch, Phòng Kếtoán (Bộ phận hạch toán và bộ phận lưu ký) thực hiện hạch toán tăng (giảm) tiềntrên tài khoản tiền gửi của thành viên trúng thầu; đồng thời, hạch toán giảm(tăng) tài khoản lưu ký GTCG của thành viên và đẩy dữ liệu vào hệ thống kếtnối dữ liệu với bộ phận nghiệp vụ TTM
2.2.3 Đánh giá về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
Đối với hệ thống ngân hàng, công nghệ thông tin (CNTT) luôn là trụ cộtquan trọng trong chiến lược đổi mới và hiện đại hóa Sau hơn 2 thập kỷ ưu tiênnhiều nguồn lực đầu tư phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT, hệ thống ngânhàng đã thiết lập được một nền tảng hạ tầng kỹ thuật, CNTT tương đối hiện đại,đồng bộ, kết nối liên hoàn hoạt động kinh doanh của các NHTM với hoạt độngquản lý và điều hành CSTT của NHNN Những thành tựu trong việc ứng dụngCNTT trong hoạt động ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triểncác sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại Việc ứngdụng CNTT trong hệ thống ngân hàng được triển khai bao gồm:
Hoàn thành giai đoạn 1 và phần lớn giai đoạn 2 gói thầu tư vấn quốc tếnhằm nâng cao năng lực thể chế cho các hoạt động chính của NHTW Đây là cơ
sở để trang bị các hệ thống thông tin nghiệp vụ như: Hệ thống ngân hàng lõi(Core banking), Kho dữ liệu cho điều hành của NHNN (Data warehouse) và cácphần mềm quản trị nội bộ (ERP) cho phép NHNN chuyển sang mô hình NHTWhiện đại
Xây dựng chương trình tin học phục vụ yêu cầu xử lý công việc hàngngày của Ban lãnh đạo và các đơn vị thuộc NHNN Cụ thể: Triển khai hệ thống