1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh nghiệm nghiên cứu khoa học thái độ và kỳ vọng của học viên sau đại học trường đại học y HN đối với môn học phương pháp nghiên cứu khoa học và một số yếu tố liên quan năm học 2014 2015

62 337 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÊ THỊ HƯƠNG KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, THÁI ĐỘ VÀ KỲ VỌNG CỦA HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỐI VỚI MÔN HỌC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THỊ HƯƠNG

KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, THÁI ĐỘ VÀ KỲ VỌNG CỦA HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỐI VỚI MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM HỌC 2014-2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA

Khóa 2011-2015

HÀ NỘI – 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THỊ HƯƠNG

KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, THÁI ĐỘ VÀ KỲ VỌNG

CỦA HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỐI VỚI MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM HỌC 2014-2015

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA

Khóa 2011-2015

Người hướng dẫn khoa học:

ThS.Hoàng Thị Hải Vân

HÀ NỘI – 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo Đại học và Phòng Giáo trình và Phòng đọc Thư viện đã tạo điều

kiện cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Trường Đại học Y Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng nói chung, các thầy cô trong Bộ môn Thống kê Y học nói riêng đã tận tình dạy

dỗ, giúp đỡ em trong 4 năm học tại trường cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn ThS.BS Hoàng Thị Hải Vân - người thầy hướng dẫn đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ

bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các học viên sau đại học trường Đại học Y Hà Nội đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình lấy số liệu phục vụ cho luận văn này

Mình luôn cám ơn sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của bạn bè trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống

Đặc biệt, con xin được bày tỏ lòng cám ơn gia đình đã luôn dành cho con

sự yêu thương và những điều kiện tốt nhất để con yên tâm học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học

Sau cùng em xin chúc các thầy cô và các anh chị, các bạn luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công tác

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Lê Thị Hương

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi : Phòng Đào tạo Đại học - Trường Đại học Y Hà Nội

Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng

Bộ môn Thống kê Y học trường Đại học Y Hà Nội

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, năm học 2014 – 2015

Em xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của em, có sự hỗ trợ

từ Giảng viên hướng dẫn là Ths.Hoàng Thị Hải Vân, toàn bộ số liệu được thu thập

và xử lý một cách khách quan, trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một tài liệu nào khác

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Lê Thị Hương

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

CI Khoảng tin cậy (Confident Interval)

CKII Chuyên khoa II

OR Tỷ suất chênh (Odd Ratio)

PPNCKH Phương pháp nghiên cứu khoa học

YHDP-YTCC Y học dự phòng- Y tế công cộng

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Nghiên cứu khoa học 3

1.2 Một số nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu khoa học trên Thế giới và Việt Nam 4

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14

2.2 Thiết kế nghiên cứu 14

2.3 Đối tượng nghiên cứu 14

2.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu 14

2.5 Biến số và chỉ số 15

2.6 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 20

2.7 Quy trình thu thập số liệu 20

2.8 Sai số và cách khống chế sai số 21

2.9 Xử lý và phân tích số liệu 21

2.10 Đạo đức trong nghiên cứu 23

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

3.1 Thông tin chung về đối tượng 24

3.2 Kinh nghiệm của đối tượng về Phương pháp nghiên cứu khoa học và một số yếu tố liên quan……… 26

3.3 Thái độ của đối tượng đối với môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học và một số yếu tố liên quan 31

3.4 Kỳ vọng trước khóa học và kết quả đạt được sau khóa học Phương pháp nghiên cứu khoa học của đối tượng 37

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 39

4.1 Kinh nghiệm của đối tượng về Phương pháp nghiên cứu khoa học và một số yếu tố liên quan………… 39

Trang 7

4.2.Thái độ của đối tượng với môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học và một

số yếu tố liên quan……… 424.3 Kỳ vọng trước khóa học và kết quả đạt được sau khóa học Phương pháp nghiên cứu khoa học của đối tượng 46

KẾT LUẬN 47 KHUYẾN NGHỊ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân loại đối tượng theo loại hình theo học và lĩnh vực đào tạo 24 Bảng 3.2: Kinh nghiệm của đối tượng về phương pháp nghiên cứu 27 Bảng 3.3: Kinh nghiệm của đối tượng về ứng dụng thống kê 28 Bảng 3.4: Một số yếu tố liên quan đến kinh nghiệm Nghiên cứu khoa họccủa đối

tượng 29 Bảng 3.5: Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của học viên với môn học

Phương pháp nghiên cứu khoa học 32 Bảng 3.6: Kiểm tra độ tin cậy và mức độ phù hợp của thang đo 33 đối với từng nhân tố 33 Bảng 3.7: Mối liên quan giữa một số yếu tố và thái độ của học viên đối với môn học

Phương pháp nghiên cứu khoa học 34 Bảng 3.8: Kỳ vọng ban đầu và kết quả đạt được của đối tượng sau khi học Phương

pháp nghiên cứu khoa học 38

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ phần trăm về quá trình đào tạo đại học của đối tượng 24

Biểu đồ 3.2: Tần suất đối tượng theo công việc hiện tại 25

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ đối tượng đã được đào tạo về PPNCKH và Thống kê 25

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ có kinh nghiệm Nghiên cứu khoa học của đối tượng 26

Biểu đồ 3.5: Thái độ của đối tượng với môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học 31

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ đối tượng có kỳ vọng trước khóa học và đạt được kết quả sau khóa học Phương pháp nghiên cứu hoa học 37

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiên cứu khoa học là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo về các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan [1] Đó là một hoạt động sáng tạo và phức tạp bằng việc thu thập một cách hệ thống, phân tích và giải thích kết quả để trả lời một câu hỏi hay giải quyết một vấn đề [2] Ngày nay, y học dựa vào bằng chứng liên tục được sử dụng trong mọi lĩnh vực của khoa học y học từ nghiên cứu, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh cho đến việc ra quyết định, các chính sách y tế do thể hiện được tính khách quan, khoa học Điều này chứng tỏ y học dựa vào bằng chứng rất có giá trị Tuy nhiên, muốn có những bằng chứng xác thực thì cần các nghiên cứu khoa học chính xác, đó là những nghiên cứu đưa ra các bằng chứng rõ ràng, truyền tải kiến thức, kỹ thuật mới cho công tác chữa và phòng bệnh cũng như các chính sách.Tiến hành nghiên cứu y học, tham khảo tài liệu nghiên cứu y học vừa để cải thiện chăm sóc bệnh nhân, cộng đồng nhưng mặt khác cũng nhằm giúp

cá nhân người nghiên cứu được học hỏi nhiều hơn và nhận được sự công nhận, đánh giá cao từ các chuyên gia đầu ngành Vì vậy, cán bộ y tế trong mọi lĩnh vực đều cần học và hiểu phương pháp nghiên cứu khoa học [3] Tuy nhiên theo một nghiên cứu tổng quan về chất lượng nghiên cứu của Young J cho thấy lỗi về phương pháp nghiên cứu và phương pháp thống kê vẫn còn phổ biến, điều này cho thấy rằng chất lượng các nghiên cứu còn chưa cao [4] Một nghiên cứu thuần tập tiến hành tại một trường y tế trên tạp chí J Investiq năm 2010 cho thấy thái độ của sinh viên y khoa đối với khoa học và nghiên cứu khoa học trong y học là rất tích cực chứng tỏ họ đã

ý thức được tầm quan trọng của nghiên cứu y học [5]

Tại Việt Nam, theo Nguyễn Văn Tuấn số lượng bài báo y sinh học quốc tế Việt Nam trong năm 2011 bằng một phần tư số bài báo của Thái Lan, một phần năm của Malaysia và bằng một phần bảy của Singapore, trong đó 65% là hợp tác với các đồng nghiệp nước ngoài [6] Một nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Tuấn và

Trang 11

cộng sự cho thấy trong 10 năm (1996-2005) có 3.456 bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế xuất phát từ Việt Nam, và khi so sánh với các nước trong khu vực, công suất khoa học của nước ta thuộc vào hàng thấp nhất [7] Những con số này cho thấy, nghiên cứu khoa học cũng như việc đăng tải các nghiên cứu trong lĩnh vực y học còn nhiều hạn chế cả về chất lượng và số lượng

Mặc dù đã có một số nghiên cứu về kinh nghiệm, thái độ và kỳ vọng đào tạo

về phương pháp nghiên cứu khoa học y học trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam những nghiên cứu về vấn đề này là chưa nhiều đặc biệt là trên đối tượng sinh viên, học viên đại học y nói chung cũng như học viên khối sau đại học Đại học Y Hà Nội

nói riêng Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu : “Kinh nghiệm

nghiên cứu khoa học, thái độ và kỳ vọng của học viên sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội đối với môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học và một số yếu

tố liên quan năm học 2014-2015” với hai mục tiêu sau:

sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội đối với môn Phương pháp nghiên cứu khoa học năm học 2014-2015

Phương pháp nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2014-2015

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Nghiên cứu khoa học

1.1.1 Khái niệm

Nghiên cứu khoa học là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo về các sự

vật, hiện tượng trong thế giới khách quan [1]

Kinh nghiệm là tổng quan khái niệm bao gồm tri thức, kĩ năng hoặc quan sát

sự vật hoặc sự kiện đạt được thông qua tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc

sự kiện đó [8]

Thái độ là cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc [9]

Kỳ vọng là đặt tin tưởng, hi vọng nhiều, có phần trông chờ mong mỏi vào tương lai [9]

1.1.2 Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học

Theo định nghĩa của Wikipedia “Khoa học là các nỗ lực thực hiện phát minh,

và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giớivật chất xung quanh Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng” [8] Chính từ những giải thích, phát hiện ra các quy luật đó mà con người có thể vận dụng các quy luật này vào thực tiễn và đời sống trong đó có y học góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua các công trình nghiên cứu khoa học [10] Trong lĩnh vực y học, rõ ràng các nghiên cứu khoa học góp phần tạo ra kiến thức mới như phát hiện ra cơ chế bệnh học của một căn bệnh, nâng cao chất lượng và sự an toàn của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua các thuốc mới hay phương pháp điều trị mới, đồng thời góp phần tăng

Trang 13

cường chi phí hiệu quả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Do đó sức khỏe của người bệnh và cộng đồng sẽ nhận được những lợi ích vô cùng to lớn một khi các nghiên cứu về sức khỏe được tiến hành một cách nghiêm túc [11]

Tuy nhiên chất lượng của các nghiên cứu y học hiện vẫn đang là mối quan tâm lớn của các nhà làm nghiên cứu trên thế giới Từ năm 1966, một nghiên cứu về chất lượng các nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí y học hàng đầu trên thế giới đã được tiến hành và kết quả cho thấy chỉ 28% trong số này là có thể chấp nhận được về mặt phương pháp nghiên cứu và ứng dụng thống kê [12] Tiếp sau đó là hàng loạt các nghiên cứu về các lỗi gặp phải trong phương pháp nghiên cứu và ứng dụng thống kê trong nhiều tạp chí y học lớn trên thế giới, đó là các nghiên cứu của Gore (1977), White (1979), Glantx (1980), Felson (1982), Mac Athur (1982), Tyson (1983), Avram (1985),… [13] và gần đây là các nghiên cứu của Tom Lang (2003,

2004, 2005, 2006) [14-20], Olsen (2003) [21], Gauch (2009) [22]

Altman, một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này cho rằng những người bạn nghiên cứu của ông trong các lĩnh vực khác đã thực sự thấy sốc khi ống nói rằng rất nhiều bài báo đăng tải trên các tạp chí y học sai lệch về mặt phương pháp và đây thực sự là “scandal” Cũng theo Altman “chúng ta cần ít nghiên cứu nhưng cần những nghiên cứu có chất lượng tốt hơn và cần những nghiên cứu được

Trang 14

các điều tra cơ bản về khoa học sức khỏe ngày một tăng cao Điều này đặt ra vấn đề cấp bách là phải chú trọng đào tạo nghiên cứu khoa học cho cán bộ y tế Để đánh giá được chất lượng đào tạo nghiên cứu khoa học y khoa, người ta tập trung đánh giá về kinh nghiệm, kiến thức, kỳ vọng cũng như thái độ với Nghiên cứu khoa học của đối tượng

Theo Fawad Aslam,kinh nghiệm nghiên cứu liên quan chặt chẽ tới hoạt động nghiên cứu y khoa sau đại học của sinh viên y, kinh nghiệm nghiên cứu có thể giúp cải thiện kỹ năng của học sinh trong tìm kiếm, đánh giá các tài liệu y khoa, học tập

và viết tài liệu nghiên cứu, cũng theo tác giả, 97% sinh viên coi nghiên cứu khoa học y học là hữu ích [24]

Nghiên cứu của Hren tiến hành năm 2004 trên đối tượng sinh viên y cho thấy điểm số trung bình thái độ cho tất cả sinh viên là 166±22 trên tổng số 225, cho thấy một thái độ tích cực đối với khoa học và nghiên cứu khoa học Điểm số trung bình của sinh viên về các bài kiểm tra kiến thức là 3,2±1,7 trên tổng điểm 8, cho thấy kiến thức của nhóm sinh viên còn thấp Đối với nhóm sinh viên đã tham dự một khóa học bắt buộc về nguyên tắc của nghiên cứu khoa học có thái độ trung bình là 173±24 và kiến thức là 4,7±1,7 với mức ý nghĩa thống kê p<0,01 Điều này chứng tỏ kiến thức và thái

độ tăng khi sinh viên đã được đào tạo về nghiên cứu khoa học [25]

Một nghiên cứu theo chiều dọc của Vujaklija A và cộng sự trên đối tượng sinh viên y công bố năm 2010 cho thấy thái độ của sinh viên đối với khoa học gia tăng trong những năm nghiên cứu từ 57,6 trong năm thứ nhất lên đến 69,8 trong năm thứ 6, với điểm số tối đa là 90 với mức ý nghĩa thống kê p=0,01 Khi đối tượng tham gia một khóa học về phương pháp nghiên cứu khoa học thì thái độ tích cực tăng lên đáng kể [5]

Nghiên cứu cắt ngang trên 220 sinh viên y khoa tại Pakistan cho thấy điểm

số trung bình của sinh viên là 49,0% trên quy mô kiến thức nghiên cứu khoa học và 53,7% về quy mô thái độ đối với nghiên cứu khoa học Điều này cho thấy sinh viên

có kiến thức và thái độ ở mức độ trung bình đối với nghiên cứu y tế.Có tới 90,3%

Trang 15

sinh viên tự tin trong giải thích và viết một bài luận nghiên cứu, trong đó 28,4% sinh viên có thể tự thực hiện mà không cần trợ giúp [26]

Nhằm đánh giá kiến thức và thái độ đối với khoa học của sinh viên y khoa năm thứ nhất, Lukic IK và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 193 sinh viên theo học tại các trường đại học Zagreb, kết quả cho thấy kiến thức về nghiên cứu khoa học rất thấp (2,2±1,2 trên tổng số 8 điểm), bất chấp thái độ của họ rất tích cực đối với khoa học(75±11 trên thang điểm 100) [27]

Nghiên cứu về kinh nghiệm nghiên cứu khoa học y học tiến hành đồng thời trên 3 trường đại học Y năm 1990 của Segal cho thấy tỷ lệ sinh viên có kinh nghiệm của 3 trường PSU, UConn và UMass lần lượt là 83%, 34% và 28% Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng kinh nghiệm nghiên cứu của đối tượng không liên quan đến đào tạo nội trú hay chuyên khoa, mà liên quan chặt chẽ tới sự tham gia nghiên cứu sau đại học của đối tượng [28]

Theo Aslam khi nghiên cứu về thái độ và thực hành của học viên y tế sau đại học theo hướng nghiên cứu, chỉ có 20% học viên đọc các tạp chí hàng tháng; 12,7%

đã từng viết một bài báo cho một tạp chí;92,7% đánh giá đọc các nghiên cứu là quan trọng; 70,9% có dự định tham gia vào các nghiên cứu trong tương lai và 67,3% cho biết họ đã nhận được đào tạo nghiên cứu không phù hợp [29]

Theo Pruskil và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên đối tượng sinh viên y khoa năm cuối, 70% đối tượng đồng ý rằng đọc bài báo và tiến hành nghiên cứu là một thách thức [30]

Một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí BMC ở một trường đại học y đưa ra kết quả có 58,2% sinh viênkhông tham gia bất kỳ một dự án nghiên cứu nào trong quá trình học đại học, trong số đó họ cho biết họ ủng hộ đưa nghiên cứu khoa học vào trong chương trình giảng dạy Trong 47,2% sinh viên có tham gia nghiên cứu thì 51% đã tham gia một nghiên cứu; 12,8% đã tham gia vào nhiều nghiên cứu khác nhau; 36,2% đã hoàn thành ít nhất một nghiên cứu Khi được hỏi về sự quan tâm với Nghiên cứu khoa học, có tới 85,4% đối tượng thể hiện thái độ quan tâm tới Nghiên cứu khoa học và các ứng dụng của nó [31]

Trang 16

1.2.2 Các lỗi thường gặp trong các nghiên cứu y học

Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng các vấn đề gặp phải của các nghiên cứu y học có thể gặp ở nhiều chuyên ngành y học khác nhau và lỗi thường gặp nằm ở phương pháp nghiên cứu và các ứng dụng thống kê và các vấn đề này gặp phải ở tất cả các tạp chí nghiên cứu y học trên thế giới ngay ở cả các tạp chí có

hệ số ảnh hưởng cao (high impact factor) [32] và dường như các lỗi thống kê trong nghiên cứu y học như là một “căn bệnh mạn tính” (chronic disease) [33] Một lượng tiền lớn hàng năm được sử dụng cho các nghiên cứu đã bị lãng phí cho các nghiên cứu có thiết kế không phù hợp, cõ mẫu không đúng, cỡ mẫu nhỏ, phương pháp phân tích sai và phiên giải kết quả sai [23].Nghiên cứu trên các tạp chí có hệ số ảnh hưởng lớn trên thế giới chỉ ra rằng, các bài báo đăng tải trên các tờ báo này thường gặp phải các lỗi: phân tích số liệu không đầy đủ hoặc không phù hợp (sử dụng các test thống kê tham số khi cỡ mẫu nhỏ), không giải thích về các số liệu bị thiếu hoặc

bị mất,vấn đề lực mẫu và cỡ mẫu, bỏ qua các yếu tố nhiễu gây sai số [32] Một loạt bài báo của tác giả Tom Lang chỉ ra tới 43 lỗi thống kê có thể gặp trong 7 nội dung: thống kê mô tả và phiên giải giá trị p [14], lỗi trong phân tích đa biến và phiên giải

sự khác nhau giữa các nhóm [15], lỗi trong trình bày kết quả [16], lỗi trong phân tích mối liên quan [17], lỗi trong báo cáo các test chẩn đoán [18], lỗi trong thiết kế nghiên cứu [19] và lỗi trong các kết luận được đưa ra [20] Rất nhiều nghiên cứu cho thấy các nhà nghiên cứu y học không hiểu ý nghĩa của khoảng tin cậy (confidence interval) và thanh biểu diễn sai số chuẩn (Standard error bars) [34] Có thể nói việc sử dụng sai thống kê gặp ở tất cả các bước của một nghiên cứu [35]

Ở Việt Nam, chưa có nhiều các nghiên cứu về chất lượng các nghiên cứu khoa học y học.Ở Việt Nam, chưa có nhiều các nghiên cứu về chất lượng các nghiên cứu khoa học y học Một nghiên cứu về chất lượng các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí y học hàng đầu Việt Nam do Dự án Quản lý và lập kế hoạch dựa vào bằng chứng thực hiện năm 2006 cho thấy các lỗi thống kê xảy ra ở tất cả các lĩnh vực nghiên cứu Các lỗi thường gặp được chỉ ra trong nghiên cứu này cho thấy, trong các nghiên cứu các lỗi có thể gặp ở tất cả các nội dung của một

Trang 17

nghiên cứu như: thiết kế nghiên cứu (chưa phân biệt được các thiết kế nghiên cứu, chưa biết cách trình bày mục thiết kế nghiên cứu trong phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu); chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu (sử dụng không đúng công thức tính cỡ mẫu, điều chỉnh cỡ mẫu với hệ số thiết kế không đúng, không biết cách tính toán cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính) Các lỗi liên quan đến thống kê cũng phổ biến như: không phân biệt được thống kê mô tả và thống kê suy luận, áp dụng các

đo lường độ tập trung và độ phân tán không hợp lý, không biết chuyển dạng số liệu, ứng dụng các test không đúng, không phân biệt được sự khác biệt trong kiểm định

sự khác nhau và tương quan Ngoài ra còn nhiều bất cập khác trong ứng dụng tin học trong thu thập và xử lý số liệu [36]

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự cho thấy nghiên cứu của Việt Nam nói chung và nghiên cứu y sinh của Việt Nam nói riêng phụ thuộc vào ngoại lực rất nhiều, có đến 75% các công trình khoa học từ Việt Nam có đứng tên chung hoặc hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài Các công trình nghiên cứu nội lực có chất lượng thấp chủ yếu là do phương pháp nghiên cứu hạn chế, nội dung chỉ tập trung vào các vấn đề quen thuộc mà chưa đi sâu vào những công trình có tính bứt phá cao [7]

Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Văn Tuấn về “Đặc điểm, thiếu sót,

và sai sót khi ứng dụng các thuật toán thống kê” cũng đã chỉ ra những sai sót thường gặp khi áp dụng các thuật toán thống kê của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y học của Việt Nam Theo tác giả này, các lỗi thường gặp của các nhà nghiên cứu Việt Nam là ứng dụng sai phương pháp kiểm định thống kê, phân nhóm các biến không phù hợp, không có phần giải thích cho cỡ mẫu áp dụng cho nghiên cứu,

phần trình bày số liệu thường quá chính xác nhưng lại nghèo nàn về ý nghĩa [37] 1.2.3 Các yếu tố liên quan đến các lỗi thường gặp trong các nghiên cứu y học

và biện pháp khắc phục

Nguyên nhân đầu tiên của các vấn đề thống kê gặp phải trong các nghiên cứu

y học được đề cập đến là sự thiếu kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu và thống kê của các nhà nghiên cứu [35], nghiên cứu có sự tham gia của các nhà thống

Trang 18

kê chưa có kinh nghiệm và các bác sỹ thực hành lâm sàng [38] Các nhà nghiên cứu

bị sức ép nghề nghiệp buộc họ phải làm nghiên cứu, họ không có khả năng trong khi nghề nghiệp và vị trí buộc họ phải làm nghiên cứu và xuất bản một số bài báo vì

số lượng bài báo chứng tỏ khả năng nghiên cứu của họ và nó liên quan đến việc họ được đánh giá là một bác sỹ tốt Ngoài ra, tại một số nước hội đồng đạo đức khi xem xét một nghiên cứu thường chỉ xem xét các nghiên cứu có sự tham gia của bệnh nhân hoặc chỉ xem xét đến các vấn đề đạo đức mà bỏ qua vấn đề khoa học Một nguyên nhân khác là có những tạp chí xem nhẹ hoặc không có những tiêu chí

về thống kê cho các bài báo được đăng tải [23]

Nhiều giải pháp được đề xuất để giảm các lỗi về phương pháp nghiên cứu và lỗi thống kê trong các nghiên cứu trong đó vấn đề nâng cao kiến thức về thiết kế nghiên cứu và thống kê cho các nhà nghiên cứu, tác giả các bài báo và ngay cả độc giả của các nghiên cứu cũng cần có kiến thức nhất định về thiết kế nghiên cứu và thống kê [38, 39] Nhiều người cho rằng việc phân tích số liệu, áp dụng thống kê là công việc của các phần mềm máy tính và máy tính làm nhưng trên thực tế không phải như vậy Các bác sỹ không cần phải là những chuyên gia giỏi về thống kê nhưng họ nên có những hiểu biết nhất định về nguyên tắc của phương pháp nghiên cứu và sẽ tốt hơn nữa nếu họ có khả năng tự phân tích được số liệu của mình [23] Một khi các nhà thống kê có thể trao đổi, thảo luận với tác giả, người biên tập, và người đọc; các nhà thống kê có cơ hội tham gia vào nghiên cứu từ những bước đầu của nghiên cứu, các tạp chí có những hướng dẫn về thống kê, độc giả có thể hiểu được các phiên giải kết quả của tác giả chắc chắn sẽ hạn chế được các lỗi về thống

kê trong các nghiên cứu y sinh học [39]

Mặc dù ít được đề cập đến như là một giải pháp giảm thiểu các lỗi về phương pháp nghiên cứu và các lỗi thống kê trong các nghiên cứu y học nhưng vấn đề giảng dạy phương pháp nghiên cứu khoa học và thống kê cho sinh viên y cũng được các nhà nghiên cứu y học thảo luận rất nhiều Trong bối cảnh bùng nổ xu thế y học dựa vào bằng chứng, thống kê y học là rất cần thiết và trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với sinh viên y khoa [40, 41] Đối với học viên sau đại học họ bắt buộc phải

Trang 19

học phương pháp nghiên cứu khoa học và thống kê để làm nghiên cứu cho luận văn,

luận án của mình [3, 40]

1.2.4 Vấn đề đào tạo nghiên cứu khoa học

Hơn một thế kỷ trước, nhà toán học người Pháp Pierre Louis đã xây dựng và

cỗ vũ “ phương pháp số” để thẩm định và điều trị trong y học Tuy nhiên ông đã bị hầu hết các thầy thuốc khi ấy phản đối; đặc biệt hơn cả là Claude Bernard cha đẻ của y học thực nghiệm hiện đại đã phê phán việc áp dụng toán học vào trong y học, ông tuyên bố: các nhà toán học họ quá suy luận về các hiện tượng như họ đã vẽ ra trong đầu chứ chúng không tồn tại trong tự nhiên Ngoài ra, ông đã không ngừng kêu gọi các thầy thuốc “từ chối việc dùng thống kê làm cơ sở khoa học thực nghiệm

về điều trị và bệnh lý” Nhưng thời gian đã chứng minh việc ông làm đã không đúng, gần 100 năm sau các học trò của ông đã bỏ qua lời khuyên của ông Thống kê

đã trở thành một phần thiết yếu trong nghiên cứu y học; ngày nay hầu hết các công

bố y học đều có phần “phương pháp nghiên cứu” để chứng minh tính tin cậy của công trình nghiên cứu [42]

Các học viên cao học và nội trú có thể tiếp cận với nghiên cứu khoa học có thể là trong khi còn là sinh viên, nhưng chỉ mang tính chất giới thiệu; họ chỉ được học kỹ lưỡng hơn trong chương trình sau đại học thông qua môn học bắt buộc Phương pháp nghiên cứu khoa học Mặt khác, ở kỳ cuối tất cả các học viên đều phải làm luận văn tốt nghiệp, đây là cơ hội đồng thời cũng là thử thách đối với các học viên được biết và thử sức mình trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, vì vậy đào tạo phương pháp nghiên cứu khoa học cho các học viên cao học và nội trú là vô cùng quan trọng cho đề tài nghiên cứu khoa học cuối khóa của họ

Trên thế giới, trong một nghiên cứu của West và Robert về thái độ của các bác sĩ lâm sàng đối với nghiên cứu khoa học cho thấy tổng cộng có 87,3% số người được hỏi tin rằng hiểu biết về nghiên cứu khoa học giúp cho công việc của họ tốt hơn, nhưng chỉ có 17,6% cho rằng họ được đào tạo đầy đủ về phương pháp nghiên cứu khoa học Tổng cộng chỉ có 28,0% cho rằng họ có thể thiết kế các nghiên cứu của mình với sự tự tin, và 14,6% có thể tiến hành phân tích thống kê của họ với sự

Trang 20

tự tin [43] Một nghiên cứu khác tiến hành tìm hiểu về hiểu biết thống kê y sinh học của các bác sỹ nội trú tại Conecticut (Mỹ) cho thấy có tới 75% số người được hỏi cho biết họ không hiểu gì về các thống kê được đưa ra trong các tài liệu mà họ tham khảo [44]

Tại Trường Đại học Y Hà Nội, các sinh viên y khoa ở bậc đại học có cơ hội được học môn Xác suất thống kê vào năm thứ tư Với 3,5 đơn vị học trình trong đó

3 đơn vị học trình lý thuyết (45 tiết chuẩn x 45 phút/tiết) và 0,5 đơn vị học trình thực hành (15 tiết chuẩn x 45 phút), các sinh viên chủ yếu được cung cấp các kiến thức cơ bản về xác suất thống kê Nội dung lý thuyết được chia làm 2 phần gồm 5 bài về Xác suất và 10 bài về thống kê Tuy nhiên, nội dung môn học này chưa mang tính ứng dụng nhiều mà chỉ đơn thuần là cung cấp các kiến thức lý thuyết về xác suất và thống kê mà chưa đề cập đến ứng dụng Phần nội dung thống kê chưa đề cập đến các giả định khi áp dụng trong các phân tích xử lý số liệu Do đó khi học xong sinh viên sẽ rất khó khăn trong việc ứng dụng thống kê đặc biệt là các nội dung này không được đặt trong bối cảnh của các nghiên cứu và sinh viên không có kinh nghiệm gì về nghiên cứu Riêng đối với đối tượng bác sĩ y học dự phòng ngay trong năm thứ tư, sau khi học môn học Xác suất thống kê này do Bộ môn Toán tin giảng,

họ lại có cơ hội học môn Thống kê Tin học ứng dụng nên sẽ có cơ hội ứng dụng lý thuyết vào thực hành với các ví dụ nghiên cứu cụ thể, được thực hành xử lý số liệu trên máy tính bằng các phần mềm thống kê phổ biến nên các nội dung lý thuyết về thống kê sẽ dễ hiểu hơn Sau sáu năm học đại học tất cả các sinh viên hệ y học dự phòng và y tế công cộng đều được làm khóa luận nên một lần nữa lý thuyết và thực hành thống kê được các đối tượng này áp dụng cho chính khóa luận của họ trong quá trình làm nghiên cứu và tham khảo tài liệu Trong khi chỉ một số ít bác sĩ hệ đa khoa làm khóa luận tốt nghiệp nên kinh nghiệm ứng dụng thống kê của bác sĩ đa khoa sau khi tốt nghiệp chắc chắn sẽ có nhiều hạn chế

Đối với các học viên nội trú, trong chương trình có một môn học bắt buộc là môn học Tin học với 3 đơn vị học trình với nội dung ứng dụng phần mềm SPSS trong phân tích xử lý số liệu Do đó, các học viên nội trú được học các lệnh của phần

Trang 21

mềm SPSS trong phân tích xử lý số liệu cho nghiên cứu Qua đó nếu nắm chắc lý thuyết, khóa học này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho các bác sĩ nội trú trong quá trình nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp và tham khảo tài liệu cũng như công việc của họ sau này

Đối với các học viên cao học môn học Tin học với 3 đơn vị học trình với nội dung ứng dụng phần mềm SPSS trong phân tích xử lý số liệu là môn học tự chọn nên không phải tất cả các học viên đều tham gia học Do đó khả năng ứng dụng thống

kê, phân tích xử lý số liệu của các học viên sẽ không giống nhau và có thể có những người hầu như không nắm được gì nếu không chọn môn học này

Cả hai đối tượng bác sĩ nội trú và cao học đều bắt buộc phải học môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học Đây là môn học nhằm cung cấp cho học viên phương pháp nghiên cứu một cách bài bản từ bước lựa chọn vấn đề nghiên cứu đến triển khai nghiên cứu, phân tích xử lý số liệu, trình bày kết quả nghiên cứu Trong đó bài trình bày kết quả nghiên cứu tập trung vào các nội dung thống kê mô tả, bài phân tích xử lý số liệu tập trung vào nội dung cách lựa chọn các test thống kê, ứng dụng phần mềm Stata trong xử lý số liệu Tuy thời lượng không nhiều với 6 tiết cho bài Lập kế hoạch trình bày kết quả nghiên cứu và 8 tiết cho bài Phân tích xử lý số liệu nhưng các học viên được cung cấp các nguyên tắc cơ bản trong việc phân tích xử lý

số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu cho một nghiên cứu Đồng thời theo từng nhóm họ có cơ hội được tự thiết kế một nghiên cứu với từng bước triển khai trong toàn khóa học

Nghiên cứu y học là một phần không thể thiếu được trong các nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học Đặc biệt hiện nay, khái niệm

y học dựa vào bằng chứng được ứng dụng phổ biến trong y học Các quyết định của các nhà quản lý y tế hay các chẩn đoán của các bác sỹ lâm sàng đều được dựa trên các bằng chứng khoa học Các bằng chứng này được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có kết quả từ các nghiên cứu Mặc dù điều này là rất rõ ràng nhưng kiến thức của các bác sỹ lâm sàng về phương pháp nghiên cứu khoa học vẫn còn rất thấp [43] Tại Việt Nam y học dựa vào bằng chứng cũng đã và đang được ứng dụng

Trang 22

trong lĩnh vực lâm sàng cũng như quản lý y tế Chính vì vậy các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lâm sàng cũng như lĩnh vực y học dự phòng có vai trò vô cùng quan trọng Ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu về thực trạng đào tạo, nhu cầu, cũng như kinh nghiệm và khả năng ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học Chính vì vậy nghiên cứu này sẽ góp một phần mô tả thực trạng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, thái độ và kỳ vọng đối với môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học

Trang 23

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2014 đến tháng 6/2015 tại Trường Đại

học Y Hà Nội

2.2 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là học viên sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội

tham gia môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học năm học 2014-2015

2.3.1.Tiêu chuẩn lựa chọn

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

- Thuộc khối học viên sau đại học và đang học môn học Phương pháp nghiên

cứu khoa học năm học 2014-2015

- Không có các dấu hiệu tổn thương về tinh thần và nhận thức ảnh hưởng đến

việc trả lời bộ câu hỏi

2.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi được giải thích về mục đích của

nghiên cứu

- Có các dấu hiệu tổn thương về tinh thần và nhận thức ảnh hưởng đến việc trả

lời bộ câu hỏi

- Là học viên sau đại học nhưng chưa hoặc đã học môn học Phương pháp

nghiên cứu khoa học trong năm học 2014-2015

2.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu

2.4.1 Cỡ mẫu

Cỡ mẫu của nghiên cứu là toàn bộ học viên sau đại học của Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2014-2015 tham gia khóa học Phương pháp nghiên cứu khoa học do Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng thực hiện Tổng số có 606 học viên tham gia trả lời bộ câu hỏi

Trang 24

2.4.2 Cách chọn mẫu

Cách chọn mẫu cho nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ: tất cả học viên sau đại học trường Đại học Y Hà Nội tham dự các khóa học Phương pháp nghiên cứu khoa học năm học 2014-2015

Kỹ thuật thu thập

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

1 Đối tượng Loại hình học viên đang theo

học(Nội trú/ Cao học/CKII/Khác)

Danh

mục

Bảng hỏi

Tự điền

2 Lĩnh vực

đào tạo

Lĩnh vực Lâm sàng/ Y học cơ sở,cận lâm sàng /Y học dự phòng

Danh mục

Bảng hỏi

Tự điền

Bảng hỏi

Tự điền

4 Công việc

hiện tại

Bao gồm tất cả các lĩnh vực mà đối tượng đang công tác

Danh

mục

Bảng hỏi

Tự điền

Tự điền

Tự điền

Kinh nghiệm Nghiên cứu khoa học của đối tượng

Tự điền

8 Kinh

nghiệm của

Đã tham gia nghiên cứu

Hoàn toàn có kinh nghiệm/Có kinh

Thứ

hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Trang 25

Hoàn toàn không

Tự thiết kế một nghiên cứu hoàn chỉnh

Hoàn toàn có kinh nghiệm/Có kinh nghiệm/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ

hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Viết, đọc, đánh giá bài báo trong nước

Hoàn toàn có kinh nghiệm/Có kinh nghiệm/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ

hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Viết, đọc, đánh giá bài báo quốc tế

Hoàn toàn có kinh nghiệm/Có kinh nghiệm/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ

hạng

Bảng hỏi

Tự điền

số liệu

Hoàn toàn có kinh nghiệm/Có kinh nghiệm/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ

hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Biết phiên giải kết quả

Hoàn toàn có kinh nghiệm/Có kinh nghiệm/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ

hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Đánh giá được đúng sai các ứng dụng thống kê

Hoàn toàn có kinh nghiệm/Có kinh nghiệm/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ

hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Sử dụng được

ít nhất một phần mềm thống kê xử

Hoàn toàn có kinh nghiệm/Có kinh nghiệm/ Bình thường / Một chút/

Thứ

hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Trang 26

lý số liệu Hoàn toàn không

Sử dụng được

ít nhất một phần mềm quản lý tài liệu tham khảo

Hoàn toàn có kinh nghiệm/Có kinh nghiệm/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ

hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Thái độ với môn học PPNCKH

Tự điền

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Thích tìm hiểu về NCKH

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Thích thú khi hiểu về PPNCKH

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Quan tâm tới các ứng dụng PPNCKH

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Thích môn PPNCKH

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Thích chia sẻ thông tin về NCKH

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Nghĩ mình hiểu các khái niệm về

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Trang 27

PPNCKH Hoàn toàn không

PPNCKH nên

là môn học bắt buộc trong các trường y

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

PPNCKH không quan trọng

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Không ứng dụng PPNCKH trong công việc

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

PPNCKH không áp dụng trong cuộc sống

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

13 Độ khó của

môn học

Sợ môn PPNCKH

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Không làm được các bài tập của môn học PPNCK

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Căng thẳng trong lớp học PPNCKH

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Trang 28

PPNCKH là một môn học phức tạp

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Gặp khó khăn

để hiểu về PPNCKH trong khóa học

Hoàn toàn đồng ý /Đồng ý/ Bình thường / Một chút/

Hoàn toàn không

Thứ hạng

Bảng hỏi

Tự điền

Kỳ vọng ban đầu và kết quả đạt được sau khi học PPNCKH

Tự điền

Tự điền

Bảng hỏi

Tự điền

Bảng hỏi

Tự điền

Bảng hỏi

Tự điền

Bảng hỏi

Tự điền

20 Kỳ vọng/ Hoàn toàn có /Có/ Bình thường / Thứ Bảng Tự

Trang 29

Bảng hỏi

Tự điền

Bảng hỏi

Tự điền

Bảng hỏi

Tự điền

2.6 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu

Sử dụng bộ câu hỏi tự điền thiết kế sẵn để thu thập số liệu Các học viên được yêu cầu tự điền phiếu đã được thiết kế sẵn trước và sau khóa học Phương pháp nghiên cứu khoa học

Bộ công cụ thu thập số liệu sẽ được thử nghiệm, chỉnh sửa trước khi được đưa vào

áp dụng chính thức để thu thập số liệu cho nghiên cứu

2.7 Quy trình thu thập số liệu

Bộ câu hỏi được thiết kế và thử nghiệm trước khi triển khai thu thập số liệu

Công tác thu thập số liệu được thực hiện vào ngày đầu tiên và ngày cuối cùng của mỗi khóa học Phương pháp nghiên cứu khoa học từ tháng 10/2014-tháng 5/2015

Trang 30

Sau khi đối tượng đã được giới thiệu về mục đích của nghiên cứu và đồng ý tham gia, điều tra viên sẽ phát phiếu và các học viên tự điền Trong quá trình điền phiếu, nếu học viên có thắc mắc gì thì điều tra viên sẽ giải thích và hướng dẫn

2.8 Sai số và cách khống chế sai số

Hạn chế: Một số sai số có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu là:

- Thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn, số lượng câu hỏi nhiều nên có thể gặp sai số do đối tượng không hiểu rõ câu trả lời, không điền

hoặc điền sai câu

- Mức độ khó của các câu hỏi khác nhau nên ảnh hưởng đến đánh giá kiến thức của

- Với đối tượng: giải thích cẩn thận, tránh gây hiểu lầm câu hỏi cho đối tượng

- Đọc phiếu, rà soát thật kĩ và làm sạch trước khi nhập liệu, tạo các tệp check của phần mềm nhập liệu nhằm hạn chế sai số trong quá trình nhập liệu bằng Epidata

- Làm sạch các số liệu bị thiếu và số liệu vô lý trước khi phân tích bằng Stata

- Số kiệu được xử lý, phân tích được chia làm hai phần:

 Các thông tin về đối tượng nghiên cứu, các thông tin liên quan đến kinh nghiệm NCKH và kỳ vọng của đối tượng đối với môn học được xử lý và phân tích bằng phần mềm STATA12.0

Trang 31

 Các thông tin về thái độ của đối tượng đối với môn học được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0

- Cách tính điểm kinh nghiệm NCKH của đối tượng: với 5 mức độ đánh giá kinh nghiệm từ (1) Hoàn toàn không có kinh nghiệm đến (5) Hoàn toàn có kinh nghiệm Tính tổng điểm của 12 câu lượng giá kinh nghiệm, nếu tổng điểm ≥ 25 điểm thì đánh giá là có kinh nghiệm, <25 điểm thì đánh giá là không có kinh nghiệm

- Cách tính điểm thái độ với môn học PPNCKH của đối tượng: với 5 mức độ đánh giá thái độ từ (1) Rất không đồng ý đến (5) Rất đồng ý Sau đó xem xét câu hỏi lượng giá, nếu câu nào mang tính phủ định hoặc tiêu cực thì mã hóa lại điểm thái độ: mã hóa 5 điểm thành 1 điểm và ngược lại, 4 điểm thành 2 điểm và ngược lại, giữ nguyên điểm số 3 Tính tổng điểm của 21 câu lượng giá thái độ, nếu tổng điểm

≥ 43 thì đánh giá là có thái độ tích cực, <43 thì đánh giá là có thái độ tiêu cực

- Cách tính điểm kỳ vọng trước khóa học và kết quả đạt được sau khóa học: với 5 mức độ đánh giá kinh nghiệm từ (1) Hoàn toàn không đến (5) Hoàn toàn có Tính tổng điểm kỳ vọng/kết quả của 17 câu lượng giá kỳ vọng/kết quả, nếu tổng điểm ≥ 0,5 thì đánh giá là có kỳ vọng/kết quả

- Áp dụng thống kê mô tả bao gồm tính tần số, tỷ lệ phần trăm cho phần mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu và kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học của đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp thống kê suy luận bao gồm ước lượng 95% khoảng tin cậy, tính OR được áp dụng để tìm mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng với kinh nghiệm Nghiên cứu khoa học

- Áp dụng test binomial để so sánh tỷ lệ kỳ vọng trước khóa học và tỷ lệ kết quả đạt được sau khóa học

- Áp dụng test Kruskal Wallis, test ANOVA để so sánh trung bình điểm về thái độ giữa các nhóm

- Áp dụng phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trong phân tích độ tin cậy với từng nhóm thái độ của đối tượng về môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học để kiểm tra mức độ chặt chẽ xem các biến này có liên quan đến biến tổng (nhóm) hay

Ngày đăng: 07/03/2018, 13:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w