1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

91 278 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

 THÁI THỊ THU TRANG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 1



THÁI THỊ THU TRANG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Tp Hồ Chí Minh Tháng 06/2012

Trang 2



THÁI THỊ THU TRANG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

GVHD: ThS Trần Minh Huy

Tp Hồ Chí Minh

Tháng 06 / 2012

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI ” do

THÁI THỊ THU TRANG, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại,

đã bảo vệ thành công trước Hội đồng vào ngày _

Trần Minh Huy Người hướng dẫn

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm Ngày tháng năm  

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Kết thúc bốn năm đại học với những ký ức ngọt ngào và khó quên của đời sinh viên Những thành quả mà tôi đạt được ngày hôm nay tất cả là nhờ sự hy sinh vất vả của những người đã yêu thương tôi trong suốt thời gian qua

Lời tri ân tôi muốn nói đầu tiên tới người quan trọng nhất đối với tôi, đó là ba

mẹ tôi Công ơn dưỡng dục và nuôi nấng của ba mẹ cả cuộc đời này con không sao báo đáp hết Cảm ơn cha mẹ vì tất cả những gì ba mẹ đã dành cho con Con không bao giờ quên sự hi sinh, lo lắng của mẹ để cho con có ngày hôm nay

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong trường Đại học Nông Lâm nói chung và các thầy cô khoa Kinh tế nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm trên giảng đường Đó chính là hành trang, là nền tảng vững chắc cho tôi bước vào đời Đặc biệt tôi xin gởi lời tri ân chân thành thầy Trần Minh Huy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng Công ty cao su Đồng Nai đã tạo điều kiện cho tôi được tìm hiểu trực tiếp tại Tổng Công ty, đặc biệt là các cô chú, anh chị phòng Kế hoạch - Đầu tư và phòng Tài chính - Kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài

Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các bạn đã yêu thương tôi, quan tâm giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua Tôi sẽ mãi mãi khắc ghi những tình cảm đó trong lòng

Kính chúc mọi người sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc!

TP.HCM, ngày 02 tháng 06 năm 2012 Sinh viên

Thái Thị Thu Trang

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT

THÁI THỊ THU TRANG Tháng 6 năm 2012 “ Phân Tích Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty TNHH MTV Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai ”

THAI THI THU TRANG June 2012 “ Analysing Status And A Number Of Solutions To Promote Products Consumption Ability at Dong Nai Rubber Corporation ”

Việc gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho ngành sản xuất cao su thiên nhiên nói chung và Tổng Công ty cao su Đồng Nai nói riêng Đề tài “Phân Tích Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty TNHH MTV Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai ” nhằm mục đích đánh giá thực trạng tiêu thụ hiện nay của Tổng Công ty Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp thu thập tại Tổng Công ty, trên các phương tiện thông tin và phân tích số liệu bằng các phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp thống kê bằng bảng biểu, đồ thị, khóa luận đã nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng tiêu thụ, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm cao su thiên nhiên của Tổng Công ty ở cả hai thị trường quốc tế và nội địa Bằng việc phân tích chiến lược Marketing, phân tích các nhân kết hợp với ma trận SWOT để nhận định đâu là cơ hội, đâu là nguy cơ đối với hoạt động tiêu thụ của Tổng Công ty, nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong việc đẩy mạnh tiêu thụ Trên cơ sở đó, khóa luận đã đưa ra một số ý kiến đóng góp và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty, góp phần làm cho hoạt động kinh doanh ngày một hoàn thiện hơn

Trang 6

MỤC LỤC

        Trang 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii 

DANH MỤC CÁC BẢNG ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH x 

DANH MỤC PHỤ LỤC xi 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 

1.1 Đặt vấn đề 1 

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 

1.2.1 Mục tiêu chung 2 

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 

1.3 Phạm vi nghiên cứu 3 

1.3.1 Phạm vi không gian 3 

1.3.2 Phạm vi thời gian 3 

1.4 Cấu trúc khóa luận 3 

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 5 

2.1 Tổng quan ngành cao su Việt Nam 5 

2.2 Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cao su Đồng Nai 6 

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tổng Công ty 6 

2.2.2 Giới thiệu sơ lược về Tổng Công ty Cao su Đồng Nai 8 

2.2.3 Quy trình công nghệ 9 

2.3 Phương hướng phát triển của Tổng Công ty 10 

2.4 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty cao su Đồng Nai 10 

2.4.1 Bộ máy tổ chức 11 

2.4.2 Chức năng của các phòng ban, bộ phận 12 

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 

3.1 Cơ sở lý luận 15 

3.1.1 Khái niệm về thị trường 15 

Trang 7

3.1.2 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 15 

3.1.3 Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm 16 

3.1.4 Các chiến lược tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 18 

3.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 22 

3.2 Phương pháp nghiên cứu 23 

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 23 

3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả 24 

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu lịch sử 24 

3.2.4 Phương pháp phân tích 24 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 

4.1 Tổng quan tình hình sản xuất cao su thiên nhiên 26 

4.1.1 Nhu cầu cao su trên thế giới 26 

4.1.2 Tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam 28 

4.1.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty 31 

4.2 Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty 35 

4.2.1 Tình hình tiêu thụ sản lượng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty qua hai năm 2010 - 2011 35 

4.2.2 Sản lượng sản phẩm xuất khẩu của Tổng Công ty qua hai năm

2010 – 2011 39 

4.2.3 Sản lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa của Tổng Công ty qua hai năm 2010 - 2011 41 

4.2.4 Tình hình tiêu thụ sản lượng sản phẩm theo chủng loại sản phẩm 42 

4.2.5 Tình hình tiêu thụ sản lượng sản phẩm theo ngành sản xuất 44 

4.2.6 Tình hình doanh thu xuất khẩu sản phẩm của Tổng Công ty 45 

4.2.7 Tình hình doanh thu tiêu thụ nội địa của Tổng Công ty 46 

4.2.8 Doanh thụ tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại sản phẩm 46 

4.2.9 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo ngành sản xuất 47 

4.3 Phân tích chiến lược Marketing (4P) của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai 49 

4.3.1 Chiến lược sản phẩm 49 

4.3.2 Chiến lược giá 50 

4.3.3 Chiến lược phân phối 53 

Trang 8

4.3.4 Chiến lược chiêu thị, cổ động 54 

4.4 Các nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty 55 

4.4.1 Môi trường vĩ mô 55 

4.4.2 Môi trường vi mô 58 

4.5 Ma trận SWOT của Tổng công ty cao su Đồng Nai 62 

4.6 Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm 64 

4.6.1 Thành tựu đạt được 64 

4.6.2 Tồn tại và nguyên nhân 64 

4.7 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty 65 

4.7.1 Củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ 65 

4.7.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp với thị trường 66 

4.7.3 Thành lập phòng Marketing chuyên biệt, tập trung phát triển và hoàn thiện công tác Marketing 69 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 

5.1 Kết luận 73 

5.2 Kiến nghị 74 

5.2.1 Đối với Nhà nước 74 

5.2.2 Đối với Tổng Công ty 75 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 

PHỤ LỤC 78   

Trang 9

CTy CPCS HG Công ty Cổ phần Cao su Hàng Gòn

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 4.1 Sản Lượng Cao Su Việt Nam Xuất Khẩu Sang Các Thị Trường Chính Qua

Hai Năm 2010 – 2011 30

Bảng 4.2 Doanh Thu Các Ngành Nghề Kinh Doanh của Tổng Công Ty Năm 2011 31

Bảng 4.3 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Tổng Công Ty Qua Hai Năm 2010 -2011 32

Bảng 4.4 Một Số Chỉ Tiêu Hiệu Quả Kinh Doanh Qua Hai Năm 2010 – 2011 34

Bảng 4.5 Tình Hình Tiêu Thụ Sản Lượng Sản Phẩm Qua 2 Năm 2010 – 2011 35

Bảng 4.6 Doanh Thu Tiêu Thụ Sản Phẩm Qua 2 Năm 2010 – 2011 37

Bảng 4.7 Sản Lượng Sản Phẩm Xuất Khẩu Qua Hai Năm 2010 - 2011 39

Bảng 4.8 Sản Lượng Tiêu Thụ Trong Nước Qua Hai Năm 2010 – 2011 41

Bảng 4.9 Sản Lượng Sản Phẩm Tiêu Thụ Theo Chủng Loại Sản Phẩm Qua Hai Năm 2010 – 2011 42

Bảng 4.10 Sản Lượng Tiêu Thụ Sản Phẩm Theo Ngành Sản Xuất Qua Hai Năm 2010 – 2011 44

Bảng 4.11 Doanh Thu Xuất Khẩu Sản Phẩm của Tổng Công Ty Qua Hai Năm 2010 - 2011 45

Bảng 4.12 Doanh Thu Tiêu Thụ Nội Địa Qua Hai Năm 2010 – 2011 46

Bảng 4.13 Doanh Thụ Tiêu Thụ Sản Phẩm Theo Chủng Loại Sản Phẩm Qua Hai Năm 2010 – 2011 46

Bảng 4.14 Doanh Thu Tiêu Thụ Sản Phẩm Theo Ngành Sản Xuất Qua Hai Năm 2010 - 2011 47

Bảng 4.15 Bảng Giá Một Số Sản Phẩm Chủ Yếu của Tổng Công Ty Trong Hai Năm 2010 - 2011 51

Bảng 4.16 So Sánh Giá Một Số Sản Phẩm của Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai và Các Đối Thủ Cạnh Tranh Năm 2011 52

Bảng 4.17 Bảng Chi Phí và Lợi Nhuận Dự Tính 69

Bảng 4.18 Bảng Dự Tính Giá Một Số Sản Phẩm 72

Bảng 4.19 Bảng Chi Phí và Lợi Nhuận Thành Lập Phòng Marketing 72

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ Đồ Qui Trình Chế Biến Mủ Cao Su 9

Hình 2.2 Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai 11

Hình 3.1 Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Quyết Định Giá Của Doanh Nghiệp 19

Hình 3.2 Mô Hình Ma Trận SWOT 25

Hình 4.1 Biểu Đồ Thị Phần Xuất Khẩu Cao Su Thiên Nhiên của Các Nước Thuộc ANRPC Năm 2011 26

Hình 4.2 Thị Phần Tiêu Thụ Cao Su Trên Thế Giới Năm 2011 27

Hình 4.3 Biểu Đồ Giá Trị, Tỷ Trọng Xuất Khẩu Cao Su trong Tổng Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Việt Nam Giai Đoạn 2006 - 2011 29

Hình 4.4 Cơ Cấu Doanh Thu của Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai Năm 2011 31

Hình 4.5 Biểu Đồ Sản Lượng Tiêu Thụ Sản Phẩm của Tổng Công Ty Qua Hai Năm 2010 – 2011 36

Hình 4.6 Biểu Đồ Doanh Thu Tiêu Thụ Sản Phẩm của Tổng Công Ty Qua Hai Năm 2010 – 2011 38

Hình 4.7 Biểu Đồ Sản Lượng Sản Phẩm Xuất Khẩu của Tổng Công Ty Qua Hai Năm 2010 – 2011 39

Hình 4.8 Biểu Đồ Sản Lượng Sản Phẩm Tiêu Thụ Theo Chủng Loại Sản Phẩm Qua Hai Năm 2010 – 2011 43

Hình 4.9 Sơ Đồ Kênh Phân Phối của Tổng Công Ty 53

Hình 4.10 Mô Hình Ma Trận SWOT của Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai 63

Hình 4.11 Sơ Đồ Phòng Marketing 70

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

 

Phụ lục 1: Một số sản phẩm cao su của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

Trang 13

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các vấn đề của sản xuất như: Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Sản xuất cho ai? Đều do Nhà nước quy định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán hàng hóa sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định từ trước Nhưng trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự mình quyết định các vấn

đề quan trọng của sản xuất, phải tự chủ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm Vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là vấn đề cốt lõi mà các doanh nghiệp quan tâm

để đạt đươc kết quả cao nhất trên cơ sở nguồn lực sẵn có của mình Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn cố gắng nỗ lực tìm cho mình một vị thế, chỗ đứng trên thị trường, liên tục mở rộng thị phần sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do thương mại hóa hiện nay thì thông qua tiêu thụ sản phẩm giữa các thị trường với nhau, tiêu thụ chính là cầu nối giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, giúp cho Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, hội nhập với nền kinh tế giới Điều đó mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức đối với các ngành kinh tế Việt Nam nói chung và ngành cao su thiên nhiên nói riêng

Trang 14

Trong những năm gần đây ngành cao su thiên nhiên phát triển với tốc độ khá nhanh, mang lại giá trị to lớn cho các doanh nghiệp Sản lượng cao su Việt Nam trong mấy năm qua cũng tăng mạnh, từ 550 ngàn tấn năm 2007 lên đến 816,5 nghìn tấn năm

2011 Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định Tuy nhiên, cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, hoạt động tiêu thụ sản phẩm ngành cao su cũng bị ảnh hưởng của những biến động của môi trường kinh doanh Do đó vấn đề tồn tại là các doanh nghiệp sản xuất cao su thiên nhiên phải có được một thị trường tiêu thụ ổn định và lâu dài Có như vậy, các doanh nghiệp mới có điều kiện tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp và với mong muốn hoàn thiện hơn công tác tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công

ty Cao su Đồng Nai đồng thời được sự chấp thuận của giáo viên hướng dẫn và Ban

lãnh đạo Tổng Công ty nên tôi chọn đề tài: “ Phân tích thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Tổng Công

Ty Cao su Đồng Nai ”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty và đề ra một

số giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cho Tổng Công ty cao su Đồng Nai

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Thông qua các bảng số liệu về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty để đánh giá được thực trạng hoạt động tiêu thụ của Tổng Công ty trong hai năm qua

Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty qua hai năm 2010 - 2011, phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm và tiêu thụ nội địa của để thấy được phân khúc thị trường của Tổng Công ty và thị trường trọng điểm mà Tổng Công ty hướng đến, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại sản phẩm và theo ngành sản xuất để thấy được sản phẩm nào là sản phẩm chủ lực của Tổng Công ty

và cơ cấu sản phẩm của Tổng Công ty có phù hợp với thị trường hay không

Bằng việc phân tích chiến lược Marketing, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ để thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đối với hoạt động

Trang 15

tiêu thụ của Tổng Công ty, kết hợp với ma trận SWOT và phân tích những thành tựu, những khó khăn để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty cao su Đồng Nai

Thời gian nghiên cứu từ ngày 13 tháng 02 đến ngày 15 tháng 04 năm 2011

1.4 Cấu trúc khóa luận

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Khái niệm về thị trường và tiêu thụ, vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm, các khái niệm liên quan đến chiến lược Marketing ảnh hưởng đến tiêu thụ cũng như các cơ

sở để thực hiện ma trận Đồng thời chương này cũng nêu lên các phương pháp được sử dụng để phân tích, diễn giải nhằm tìm ra kết quả nghiên cứu của đề tài

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đây là phần chính của khóa luận Từ việc khái quát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm, phân tích chiến lược Marketing, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty để đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của Tổng Công ty

Trang 16

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Thông qua quá trình tìm hiểu về thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công

ty, từ các thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong công tác tiêu thụ từ đó đưa ra một số ý kiến nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm giúp Tổng Công ty củng cố, mở rộng và phát triển thị trường

 

 

 

 

Trang 17

 

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

 

2.1 Tổng quan ngành cao su Việt Nam

Cây cao su (có tên quốc tế là Hevea brasiliensis) đươc tìm thấy ở Mỹ, rừng mưa Amazon bởi Columbus trong khoảng năm 1493-1496 Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên được nhiều nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thích hợp quan tâm phát triển trên quy mô diện tích lớn Brazil là quốc gia xuất khẩu cao su đầu tiên vào thế kỷ 19

Cây cao su được bác sĩ Yersin đưa vào trồng thử nghiệm ở Việt Nam từ năm

1897 Sau đó từ năm 1907 đến năm 1975 các tập đoàn lớn của Pháp tập trung đầu tư mạnh vào việc trồng và khai thác cao su ở miền Nam Việt Nam Cao su là mặt hàng xuất khẩu của tư bản Sài Gòn, mặc dù giá bị chèn ép nhưng người sản xuất cao su vẫn

có lãi, sản lượng sản xuất vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường lúc bấy giờ

Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Nhà nước tiếp quản nguyên trạng vườn cây và các nhà máy chế biến cao su Năm 1977 Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty cao su Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp làm nhiệm

vụ quản lý sản xuất kinh doanh cao su

Mặc dù cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng hiện nay các quốc gia ở Châu Á mới là nơi sản xuất chính của ngành hàng này Các nước sản xuất cao su thiên nhiên chính gồm: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc Các nước xuất khẩu chính là: Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam

Diện tích trồng cao su ở nước ta ngày càng được mở rộng Năm 2011 diện tích cây cao su đạt 780.000 ha, tăng 65.000 ha so với năm 2010, trong đó diện tích khai thác khoảng gần 500.000 ha Diện tích trồng cao su chủ yếu thuộc các đơn vị trong Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam

Trang 18

Độ bền không kém sắt bao nhiêu vì thế mủ cao su có công dụng rất lớn và là một trong bốn loại nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp (sắt, thép, xăng dầu, than đá, cao su) đặt biệt là công nghiệp chế biến Từ các sản phẩm cao su sơ chế người ta tìm ra hơn năm vạn mặt hàng phụ vụ cho sản xuất đời sống nhất là trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghiệp

Ngày nay có thể nói không một lĩnh vực nào của đời sống xã hội mà không có sản phẩm cao su thiên nhiên Mặc dù cao su nhân tạo được sử dụng ngày càng nhiều nhưng với đặc tính quí báu không thể thay thế được, nhu cầu về cao su thiên nhiên ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật

Do công nghiệp cao su trong nước chưa phát triển mạnh, do vậy cao su thiên nhiên là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay Hiện nay Việt Nam đang nằm trong top 5 các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới cùng với Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ

2.2 Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tổng Công ty

Tổng Công ty cao su Đồng Nai – tiền thân là Công ty cao su Đồng Nai được thành lập ngày 02/06/1975 trên cơ sở tiếp quản tài sản và lao động của 12 đồn điền thuộc 4 công ty tư bản Pháp

- Công ty Cao Su Đông Dương: Gồm 6 đồn điền: An Lộc, Dầu Giây, Ông Quế, Bình Đa, Bình Lộc, Long Thành

- Công ty Cao Su Đồng Nai: Gồm 3 đồn điền: Trảng Bom, Túc Trưng, Cây Gáo

Trang 19

- Công ty Cao Su Xuân Lộc: Gồm 1 đồn điền: Hàng Gòn

- Đồn điền Đất Đỏ: Gồm 2 đồn điền: Cẩm Mỹ, Bình Sơn Tổng diện tích cao su lúc tiếp quản: 21.054 ha Trong đó vườn cây khai thác kinh doanh: 15.572 ha, 4 nhà máy chế biến, 244.788m2 nhà ở, 106 xe cơ giới, 165 máy nông nghiệp và 5.131 công nhân

Sự phát triển: 

Chỉ trong vòng 10 năm vừa khôi phục vừa phát triển sản xuất, Công ty đã tu bổ phục hồi lại 21.000 ha vườn cây kiệt mủ trước đây của thực dân Pháp để lại, trồng mới thêm 31.000 ha, đưa tổng diện tích vườn cây của Công ty lên trên 52.000 ha Diện tích cao su do công ty trồng gấp 1,5 lần so với tư bản Pháp trồng trong 68 năm ở 12 đồn điền trên đất cao su. 

Năm 1976 đến năm 1985 Công ty đã thành lập thêm 6 nông trường mới, với mô hình “vùng kinh tế mới” chuyên canh cây công nghiệp cao su đạt kết quả thắng lợi Với 10 năm Công ty cao su Đồng Nai đã sản xuất được 174.647 tấn mủ cao su chiếm 45% sản lượng cao su của toàn ngành. 

Năm 1989 cơ cấu đầu tư được điều chỉnh theo hướng đầu tư chiều sâu, coi trọng hiệu quả đầu tư Ngoài việc đầu tư nông nghiệp, Công ty đã đầu tư thiết bị, mở rộng nâng cấp nhà máy Cẩm Mỹ, An Lộc, từ đó mà sản phẩm mủ loại I (SVR 5, SVR 3L) từng năm đều tăng, đặc biệt hơn nhà máy Hàng Gòn chẳng những sản phẩm loại I đạt 90% mà còn làm giảm 60% chi phí lao động, giảm tiêu hao nhiên liệu 20% lợi nhuận hàng năm đạt 1,5 tỷ đồng Sản phẩm của Công ty từng bước vươn lên, đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào chỉ tiêu xuất khẩu của ngành. 

Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển Công ty Cao su Đồng Nai không ngừng lớn mạnh và kinh doanh hiệu quả

Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, là công ty TNHH MTV được thành lập theo quyết định số 1279/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 04 tháng 05 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam làm chủ

sở hữu, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, kế thừa các ngành nghề kinh doanh của Công ty Cao su Đồng Nai trước đây theo hướng kinh doanh tổng hợp,

đa ngành nghề, trong đó sản xuất kinh doanh chính là trồng, chăm sóc, khai thác và

Trang 20

chế biến cao su thiên nhiên Diện tích cao su hiện đang quản lý hơn 36.000 ha, trong

đó diện tích khai thác trên 27.500 ha

Chỉ trong 5 năm, từ 2006 đến 2010, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đã thực hiện trồng được trên 12 nghìn ha cao su Trong đó, Tổng Công ty thực hiện tái canh 8.123 ha, Công ty Cổ phần cao su Bảo Lâm 950 ha

2.2.2 Giới thiệu sơ lược về Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI Tên Tiếng Anh: DONGNAI RUBBER CORPORATION

Tên giao dịch: “ DONARUCO ”

Địa chỉ: Ấp Trung Tâm, Xã Xuân Lập, Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai Tel: 061.3724444

Fax: 061.3724123

Email: dn@donaruco.vn

Website: www.donaruco.vn

- Văn phòng đại diện tại TP.HCM:

Địa chỉ: Số 39, đường Bến Vân Đồn, P.12, Q.4, TP.Hồ Chí Minh

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi và giao thông

- Kinh doanh khách sạn và du lịch lữ hành nội địa

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh địa ốc

- Vận tải hàng hóa đường bộ (xe bồn chở nguyên liệu) và vận tải hành khách đường bộ theo hợp đồng

Trang 21

- Thi công hệ thống điện sinh hoạt và công nghiệp, các công trình cấp nước cho dân dụng và công nghiệp

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

2.2.3 Quy trình công nghệ

Hình 2.1 Sơ Đồ Qui Trình Chế Biến Mủ Cao Su

Nguồn: Phòng Kỹ thuật cao su Quy trình chế biến:

- Tiếp nhận và xử lý đánh đông

Mủ cao su khai thác từ ngoài lô được đưa về xả vào bồn chứa, trộn đều bằng máy khuấy, sau đó qua hệ thống máng dẫn bằng inox, mủ được dẫn xuống các rãnh đánh đông, tại đây mủ được đánh đông bằng axit axetic nồng độ 5%

- Gia công cơ học

Mủ đông trong các rãnh được đưa qua máy cán kéo, tiếp tục qua nhiều máy cán khác sau đó qua máy cắt cốm, tờ mủ chuyển thành dạng cốm, được rửa sạch trong hồ chứa mủ

- Công đoạn xông, sấy

Qua hệ thống bơm thổi mủ và hệ thống phân phối mủ tự động (sàn rung có tác dụng làm ráo nước và tạo độ xốp cho mủ) Mủ được đóng thùng sau đó xe đẩy đưa thùng mủ vào lò sấy Nhiệt độ lò sấy 110oC – 120oC, sau 90 phút mủ chín đưa ra lò

- Cán, ép, đóng gói, vô palet

Sau khi ra khỏi lò sấy và được quạt nguội, mủ được cân và ép bành Các bành được bao bọc bằng PE và cho vào pallet, trọng lượng mủ cho mỗi pallet là 1,2 tấn Cuối cùng mủ được đem đi tiêu thụ

Cán ép, đóng gói, vô palet

Thành phẩm (mủ cao

su sơ chế)

Trang 22

2.3 Phương hướng phát triển của Tổng Công ty

Tổng Công ty sẵn sàng liên doanh và quan hệ hợp tác thương mại với tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực

Mở rộng thị trường các nước SNG, Mỹ và các nước tư bản khác

Giá bán hợp lý có lợi nhuận cao

Tiếp tục tích cực rà soát để hạ giá thành, tăng tích lũy, tái đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống phúc lợi, văn hóa và tinh thần cho công nhân

Nghiên cứu thị trường

Thỏa mãn tốt các yêu cầu của khách hàng

Hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để tăng năng suất, hạ giá thành hợp lý

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9002 cho các nhà máy còn lại

Nâng cao trình độ Cán bộ - Công nhân viên chức, phát huy tối đa khả năng sáng tạo

Trang bị máy móc và thiết bị hiện đại bằng phương thức thích hợp như: Liên doanh, cải tiến qui trình sản xuất

Sử dụng tiềm năng trong nước, hạn chế nhập khẩu, phát huy nội lực tiềm tàng Phát huy hiệu quả sử dụng vốn, quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu tài chính

2.4 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty cao su Đồng Nai

Phạm vi tổ chức sản xuất Tổng Công ty khá rộng, trải dài trên các địa bàn: Thị

xã Long Khánh và các huyện: Thống Nhất, Định Quán, Long Thành, Cẩm Mỹ, Trảng

Bom của Tỉnh Đồng Nai gồm:

- 13 nông trường, 2 xí nghiệp (Xí nghiệp chế biến cao su với 5 nhà máy và xí nghiệp cơ khí vận tải), 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm văn hóa, 1 khách sạn tại Đà Lạt, với lực lượng lao động hơn 14.000 người

- 6 công ty cổ phần do Tổng Công ty nắm cổ phần chi phối: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Dầu Giây, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Long Khánh, Công ty

Cổ phần Cao su Hàng Gòn, Công ty Cổ phần Cao su Bảo Lâm, Công ty Cổ phần Cao

su Đồng Nai – Kratie (Campuchia), Công ty Cổ phần chế biến gỗ cao su Đồng Nai và công ty TNHH MTV địa ốc cao su Đồng Nai với 100% vốn của Tổng công ty

Trang 23

Ngoài ra, Tổng Công ty đang góp vốn đầu tư liên kết vào một số công ty Cổ phần cao su Tây Bắc, các công ty cổ phần xây dựng, đầu tư địa ốc, Khu công nghiệp, khu dân cư, thương mại, dịch vụ…

Trang 24

2.4.2 Chức năng của các phòng ban, bộ phận

a Hội đồng thành viên: gồm 3 thành viên: Chủ tịch và các thành viên hội

đồng thành viên Là cơ quan cao nhất của Tổng Công ty có nhiệm vụ:

- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Tổng Công ty

- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn

- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của Công ty

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ Tổng Công ty

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty

- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Tổng Công ty

b Kiểm soát viên: gồm 3 thành viên có nhiệm vụ

- Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty và Tổng Giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản

lý điều hành công việc kinh doanh của Tổng Công ty

- Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan Nhà nước có liên quan

- Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của Tổng Công ty

c Chủ tịch Hội đồng thành viên: làm nhiệm vụ chuẩn bị hoặc tổ chức việc

chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên; triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên; giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên

d Tổng Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, có quyền quyết định và điều

hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở luật định đối với doanh nghiệp Nhà nước

Trang 25

e Phó Tổng giám đốc: là người hỗ trợ cho Tổng Giám đốc theo sự phân công

quản lý về lĩnh vực phụ trách

f Phòng Kỹ thuật cao su: tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực kế

hoạch, kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, khai thác mủ cao su đúng quy trình kỹ thuật của Tổng công ty quy định

g Phòng Quản lý chất lượng: tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực thị

hiếu của thị trường cũng như chủng loại chất lượng và chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm Đồng thời nghiên cứu cải tiến kỹ thuật sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

từ vườn cây về nhà máy, cả bao bì đóng gói đến lúc tiêu thụ

h Văn phòng công ty: tham mưu cho Tổng Giám đốc về các vấn đề:

- Phát hành, tiếp cận và lưu trữ các loại văn bản

- Tiếp dân, phụ trách bếp ăn tận thể, nhà nghỉ

- Tổng hợp báo cáo, tổ chức hội họp, học tập

i Phòng Tổ chức Lao động: tham mưu cho Tổng Giám đốc công ty về công

tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương và giải quyết chế độ chính sách cho người lao động Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc

j Phòng Tài chính Kế toán: tham mưu và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng

giám đốc công ty và thực hiện các công tác:

- Hạch toán chỉ tiêu giá thành sản phẩm trồng trọt và chế biến

- Chỉ tiêu tài chính trong toàn công ty

- Kế toán công nợ, xây dựng cơ bản, tài sản cố định, vật tư, tiền mặt và thủ quỹ

- Kiểm tra theo chức năng các đơn vị báo sổ về công tác quản lý tài chính theo luật định và theo các quy định trong nội bộ công ty

- Chịu trách nhiệm quyết toán tài chính năm với Nhà nước và các cơ quan cấp trên

k Phòng Kế hoạch Đầu tư: tham mưu cho Tổng giám đốc về:

- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh từng, tháng, quý, năm, về giá thành sản phẩm, xây dựng cơ bản, cung ứng vật tư, nhiên liệu, tiêu thụ sản phẩm…

- Ngoài ra có mối quan hệ với phòng Xuất nhập khẩu về chất lượng sản phẩm tiêu thụ, yêu cầu khiếu nại của khách hàng

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc

Trang 26

l Phòng Xuất Nhập khẩu: tham mưu trực tiếp cho Tổng giám đốc về :

- Các thông tin tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty

- Thị trường về mua bán các sản phẩm cao su, vật tư phụ tùng thay thế

- Theo dõi sự biến động giá cả và cạnh tranh về sản phẩm cao su

- Dự báo những khó khăn và thuận lợi về thị trường mua bán cao su

- Thực hiện các phương thức thanh toán

m Phòng Xây dựng cơ bản: tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực công

tác xây lắp, thiết kế công trình, thủ tục, quản lý đất đai Dự toán thiết kế, giám sát các hạng mục công trình xây lắp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty

n Ban Thanh tra bảo vệ: chịu trách nhiệm về công tác thanh tra các đơn vị cơ

sở về chấp hành nguyên tắc quy định của Tổng Công ty về công tác quản lý Đồng thời tham gia trực tiếp công tác bảo vệ tình hình an ninh chính trị xã hội và tài sản xã hội chủ nghĩa

o Bệnh viện Đa khoa Cao su Đồng Nai: khám và chữa bệnh cho công nhân

viên Tổng Công ty cao su Đồng Nai

p Trung tâm văn hóa Suối Tre: phục vụ nâng cao trình độ văn hóa cho công

nhân, con em cán bộ công ty và là nơi vui chơi giải trí của công nhân

q Xí nghiệp chế biến: gồm 5 nhà máy

Chế biến sản phẩm cao su theo chỉ tiêu sản lượng sản xuất, theo chủng loại, quy cách, chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Nhận xét : Với cơ cấu tổ chức như trên ta thấy các phòng ban, bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng phối hợp và hỗ trợ cho nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ Tổng Công ty giao phó Từ đó hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty sẽ ngày một tiến triển tốt hơn

Trang 27

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

 

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm về thị trường

Thị trường là một phạm trù kinh tế được nghiên cứu nhiều trong các học thuyết kinh tế Thị trường gắn liền với nhu cầu trao đổi của con người, ở đâu có sự trao đổi hàng hóa là ở đó hình thành nên thị trường

Theo nghĩa hiện đại: thị trường là quá trình mà người mua, người bán tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và lượng hàng hóa mua bán, hay nói cách khác thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ

Theo nhà kinh tế học Samuelson: “Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán cùng một thứ hàng hóa tác động qua lại với nhau để xác định giá cả

và số lượng hàng hóa”

Tóm lại, thị trường là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người bán là môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thị trường là nguyên nhân

và điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

3.1.2 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có nhiều quan điểm khác nhau về tiêu thụ Tuy nhiên, bản chất của tiêu thụ sản phẩm vẫn được hiểu một cách thống nhất Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội, đó là quá trình làm cho sản phẩm trở thành hàng hóa trên thị trường

Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán các sản phẩm được thực hiện Giữa hai khâu này có

Trang 28

sự khác nhau, quyết định bản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại đầu ra của doanh nghiệp CacMac đã coi quá trình sản xuất bao gồm : sản xuất – phân phối (lưu thông) – trao đổi – tiêu dùng và ông đã coi tiêu thụ sản phẩm bao gồm: phân phối – trao đổi Vậy tiêu thụ là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng làm cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục

Đứng trên góc độ nào đó, tiêu thụ sản phẩm còn được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm được coi là một quá trình chuyển hóa hình thái giá trị hàng hóa (H – T) Sản phẩm được coi là tiêu thụ (được tính doanh thu) khi được khách hàng chấp nhận thanh toán Tiêu thụ đồng nghĩa với bán hàng Tiêu thụ sản phẩm được quan niệm một cách chưa đầy đủ, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay luôn có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nếu hiểu tiêu thụ sản phẩm không đầy đủ

sẽ dẫn đến những thất bại khi thực hiện sản xuất kinh doanh

Hiểu theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là cả một quá trình kinh tế bao gồm từ khâu nghiên cứu nhu cầu thị trường, biến nhu cầu đó thành nhu cầu mua thực sự của người tiêu dùng đến việc tổ chức quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng sao cho có hiệu quả nhất

3.1.3 Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm

a Vai trò của tiêu thụ sản phẩm

Đối với tất cả các doanh nghiệp thì công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng Sản phẩm của một công ty sản xuất ra mà không tiêu thụ hoặc tiêu thụ chậm thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty Sản phẩm ít bị tồn kho

sẽ giúp công ty xoay vòng vốn nhanh, nguồn vốn không bị ứ đọng

Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn mọi nhu cầu nào đó, sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm, sự đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

Trang 29

b Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm

Việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm giúp cho nhà quản lý:

Đánh giá được những mặt mạnh và yếu kém trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty Qua đó nắm bắt được những yếu tố thuận lợi và khó khăn gặp phải trong công tác tiêu thụ Từ đó có kế hoạch hoàn thiện hơn khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty

Kiểm tra đánh giá lại sản phẩm xem sản phẩm của công ty mình không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm hay về mặt nào Từ đó có chiến lược nghiên cứu để hoàn thiện sản phẩm của công ty ngày càng tốt hơn, đáp ứng đúng, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng

Tình hình tiêu thụ sản phẩm cho thấy sản phẩm nào của công ty có thế mạnh, tiêu thụ nhiều nhất, thị trường nào là thị trường chính để từ đó xây dựng kế hoạch giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm giúp cho công tác lập kế hoạch cho công

ty trong thời gian tới được tốt hơn Tự đánh giá tình hình tiêu thụ những năm trước sẽ

dự đoán được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, từ đó công ty sẽ xây dựng các

kế hoạch về nguyên vật liệu, công suất máy móc, nhân công phục vụ cho mục tiêu, kế hoạch đề ra

Tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu dùng, giúp các nhà sản xuất, phân phối hiểu thêm về kết quả sản xuất phân phối của mình và nhu cầu của khách hàng

Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối cung cầu vì nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng những tương quan tỷ lệ nhất định, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy tránh sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu vô cùng quan trọng của quá trình tái sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, mọi hoạt động nghiệp vụ khác của doanh nghiệp phải tập trung hỗ trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp

Trang 30

3.1.4 Các chiến lược tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm

a Chiến lược sản phẩm

Khái niệm sản phẩm: Theo quan điểm Marketing thì sản phẩm gắn liền với nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường Sản phẩm là tất cả những gì có thể đưa ra thị trường để tạo sự chú ý, ham muốn mua sắm và sử dụng để thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của con người Nó có thể là những sản phẩm dịch vụ, chất xám cụ thể đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hội

Khái niệm chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm là tổng thể các định hướng, nguyên tắc, biện pháp thực hiện trong việc xác lập một hay một chủng loại mặt hàng sao cho phù hợp với từng thị trường, từng giai đọan khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm đó

Chiến lược sản phẩm là nhân tố quyết định chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược Marketing, bởi vì công ty chỉ tồn tại và phát triển thông qua lượng sản phẩm hay dịch vụ bán ra

Nội dung của chiến lược sản phẩm: Nội dung cơ bản của chiến lược sản phẩm

là tùy theo tình hình cụ thể trên thị trường mà quyết định có nên thay đổi sản phẩm hiện nay hay không hay đưa ra thị trường sản phẩm khác, doanh nghiệp cần biết rằng trong giai đoạn nào thì thay đổi sản phẩm và thay đổi như thế nào

Đối với doanh nghiệp cần có một số chiến lược sau:

- Chiến lược thiết lập giữ vững chủng loại: Doanh nghiệp tiếp tục giữ vững vị trí của mình, củng cố uy tín sản phẩm, đồng thời cũng có biện pháp tạo uy tín cho doanh nghiệp đối với khách hàng

- Chiến lược hạn chế chủng loại: Doanh nghiệp đơn giản hóa cơ cấu chủng loại, loại trừ một số sản phẩm không hiệu quả, tăng tốc độ an toàn và khả năng thích ứng của sản phẩm

- Chiến lược biến đổi chủng loại: Doanh nghiệp tiếp tục thay đổi thể thức hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu, nhờ vậy tăng thêm số lượng người tiêu thụ Công ty có thể đưa ra một số giải pháp mới trên cơ sở một số kích thước, màu sắc, mẫu mã…của sản phẩm gốc đang được tiêu thụ trên thị trường

- Chiến lược đổi mới chủng loại: Doanh nghiệp cần triển khai phát triển sản phẩm mới Điểm mấu chốt trong chiến lược này, doanh nghiệp phải đảm bảo lúc nào

Trang 31

cũng phải có một sản phẩm mới để khi thị trường trì trệ thì có quả đấm chất lượng tung ra ngay Điều cốt lỗi của sản phẩm mới là phải linh hoạt, nhạy bén, quyết định phương châm “bán cái người ta cần chứ không bán cái người ta có” Vấn đề đa dạng hóa mặt hàng cũng là một trong những biện pháp tạo nên sự thành công trong doanh nghiệp của nhiều nhà doanh nghiệp

b Chiến lược giá

Khái niệm giá: Theo quan điểm Marketing, giá là số tiền người bán dự tính sẽ nhận được của người mua qua việc trao đổi một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó trên thị trường

Vai trò của giá cả trong nền kinh tế xã hội: Giá cả có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động kinh tế và sự vận hành của hệ thống kinh tế Chúng còn giữ vai trò trong việc suy đoán tính chất và hướng phát triển của các tổ chức kinh doanh và các hoạt động kinh tế Ngoài ra giá còn có vai trò không nhỏ trong cuộc sống xã hội Mỗi hiện tượng về giá đều có ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình một cách trực tiếp Giá đúng là tấm gương phản ánh một cách trung thực tình trạng kinh tế-

Một số chiến lược giá:

- Chiến lược giá lấy chi phí làm định hướng: là chiến lược giá được xây dựng vào các phí tổn, chi phí của công ty

Các nhân tố nội tại:

- Cạnh tranh

- Yếu tố môi trường (nền kinh tế, chính quyền…)

Trang 32

- Chiến lược giá hướng vào thị trường: Chiến lược giá dựa vào tình hình giá khống chế trên thị trường

- Chiến lược giá độc quyền: là phương pháp định giá dựa vào khả năng độc quyền của công ty về phương diện thị trường

- Chiến lược giá tâm lý: đây là một hình thức mới trong nền kinh tế thị trường Sau khi nghiên cứu kỹ động thái tâm lý của khách hàng, người ta đưa ra những hình thức giá khác nhau với mục đích là tạo cho người tiêu dùng có cảm giác đó là món hàng giá rẻ Những hình thức đó là: giá có số lẻ không làm tròn, giá hạ - giảm giá, nhiều mức giá trong ngày-giá theo mùa, giá có kèm tặng phẩm, giá chiết khấu do mua hàng với số lượng nhiều

- Chiến lược giá biên tế: là chiến lược định giá tương đối thấp so với chi phí nhờ tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn hơn so với dự kiến do mở rộng thị trường phát hiện thị trường mới

- Chiến lược giá cạnh tranh: là chiến lược định ra mức giá thấp hơn so với thị trường để thực hiện mục tiêu cạnh tranh

- Giá phân biệt: là việc định ra nhiều mức giá khác nhau cho cùng một loại sản phẩm tùy thuộc vào thời gian - thời vụ trong năm, đối tượng khách hàng, địa bàn…nhằm kích thích việc tiêu thụ hàng hóa đồng thời điều hòa lượng cung cầu trên thị trường

c Chiến lược phân phối

Khái niệm phân phối: Phân phối là các hoạt động có liên quan đến việc tổ chức, điều hành và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất

Khái niệm chiến lược phân phối : Chiến lược phân phối là hệ thống quan điểm chính sách và giải pháp tổ chức các kênh, luồng mạng lưới bán sỉ bán lẻ hàng hóa nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

Vai trò của chiến lược phân phối: Chiến lược phân phối góp phần không nhỏ trong quá trình cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm, đúng thời gian, đúng vị trí trên cơ sở đúng kênh hay luồng hàng Chiến lược phân phối hợp lý, thuận tiện cho khách hàng thì góp phần làm cho sản phẩm lưu thông tốt, giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trang 33

Như vậy phân phối sản phẩm là hoạt động điều hành vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng hình thành kênh phân phối sản phẩm

Kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ chuyển hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng

Cấu trúc của một kênh phân phối:

- Kênh ngắn: khi hàng hóa được đưa trực tiếp từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng và thường biểu hiện theo sơ đồ sau:

- Kênh trung gian: khi hàng hóa được đưa cho người bán lẻ, để họ bán trực tiếp cho người tiêu dùng và thường biểu hiện theo sơ đồ sau:

- Kênh dài: khi hàng hóa cần dự trữ, chọn lọc, chỉnh lý, bao gói, phân phối cho những vùng xa,…hàng hóa được đưa qua các đại lý buôn bán, đại lý buôn bán qua các đại lý bán lẻ, sau đó mới bán trực tiếp cho người tiêu dùng và thường biểu hiện qua sơ

đồ sau:

d Chiến lược chiêu thị cổ động:

Khái niệm chiến lược chiêu thị cổ động: là doanh nghiệp thiết lập kênh thông tin và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình

Chiêu thị cổ động làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn và năng động hơn, đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ vào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phối hợp lý, có rất nhiều sản phẩm nhờ vào hoạt động chiêu thị cổ động mà đã đạt được nhiều lợi thế khi bán sản phẩm

Nội dung chủ yếu của chiêu thị cổ động:

- Quảng cáo: là việc sử dụng không gian và thời gian để truyền tin định trước

về sản phẩm, về doanh nghiệp hay thị trường cho khách hàng

Người sản xuất Đại lý bán lẻ Người tiêu dùng Người sản xuất Người tiêu dùng

Người sản

xuất

Đại lý bán buôn

Đại lý bán lẻ Người bán lẻ

Người tiêu dùng

Trang 34

- Khuyến mại: là tất cả các hoạt động góp phần vào việc gia tăng và khuếch trương khối lượng bán

- Tuyên truyền: là các hoạt động để công chúng biết được những thông tin tốt về các hoạt động doanh nghiệp tạo nên sự kích thích, ảnh hưởng tốt về sản phẩm doanh nghiệp Các mẫu này mang tính chất thông tin đại chúng không mang màu sắc quảng cáo

- Bán hàng cá nhân: Đây là hình thức quan hệ giữa nhân viên bán hàng và khách hàng nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, phương thức này tiến hành trên cơ sở “mặt đối mặt” hoạt động giao tiếp qua các phương tiện thông tin Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ngoài những cách bán hàng truyền thống còn xuất hiện thêm kiểu bán hàng như: bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua mạng, internet ở nhiều nước cũng bắt đầu gia tăng

3.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

a Kết quả kinh doanh: Là một chuỗi kết quả cao nhất trong toàn bộ quá trình

họat động kinh doanh của công ty, đối với bản thân công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh, khai thác triệt để và hợp lý các năng lực tiềm tàng, tạo khả năng cạnh tranh để đạt mục đích cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận Bởi lợi nhuận là nguồn ngân khoản quan trọng cơ bản nhất của công

ty, chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, là thước đo thành tích lâu dài cũng như giúp công ty tồn tại và phát triển

Doanh thu: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Trang 35

nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất, đánh giá đúng đắn nhất kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN

Trong đó :

b Hiệu quả sản xuất kinh doanh: Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ

sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh doanh là kết quả

so sánh giữa kết quả đầu ra với chi phí đầu vào

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu = Lợi nhuận/Doanh thu

Ý nghĩa : Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu bỏ ra

có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất kinh doanh:

Tỷ suất Lợi nhuận/Chi phí = Lợi nhuận/Chi phí

Ý nghĩa : Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất kinh doanh cho biết một đồng vốn chi phí bỏ ra xí nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản= lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản

Ý nghĩa : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết một đồng tài sản bỏ ra thì tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu = lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập các thông tin dữ liệu về thống kê, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng của công ty từ các Phòng ban của Tổng Công ty

Các tư liệu, đề tài có giá trị nghiên cứu về nguồn ngành hàng cao su

Những thông tin về thị trường, giá cả các sản phẩm của các công ty cùng kinh doanh sản phẩm như Tổng Công ty

Trang 36

3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm

đánh giá tổng quát đặc trưng của vấn đề cần nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, phương pháp này được sử dụng để trình bày về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu lịch sử

Nghiên cứu lịch sử là một phương pháp thu thập số liệu có hệ thống và đánh giá khách quan các số liệu của hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ để nhận định ở hiện tại

và đề ra phương hướng trong tương lai

3.2.4 Phương pháp phân tích

- Từ các số liệu thu thập được đưa vào phần mềm Excel để xử lý, tính toán tổng hợp

- Vận dụng kiến thức và cơ sở lý luận liên quan đưa vào phân tích

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)

- Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kì phân tích và chỉ tiêu cơ sở

Ta có công thức : % thay đổi (△) = (a 1 – a 0 )/a 0 *100%

Trong đó: △ là sự thay đổi của chỉ tiêu cần phân tích

ao là kì gốc

a1 là kì phân tích

Trang 37

- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: biểu đồ ma trận SWOT gồm 9 ô, một

ô ở phía trên bên trái luôn để trống, 4 ô chứa các yếu tố quan trọng, 2 ô nằm trên cùng

là ô Cơ Hội (Opportunity) và ô Đe Dọa (Threat); 2 ô còn lại nằm phía bên trái là ô Điểm Mạnh (Strength) và ô Điểm Yếu (Weakness)

Các phương pháp phối hợp:

S – O: Sử dụng điểm mạnh bên trong để nắm bắt cơ hội bên ngoài

S – T: Sử dụng điểm mạnh bên trong để né tránh hoặc vượt qua mối đe dọa bên ngoài

W – O: Giải pháp cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài

W – T: Chiến lược phòng thủ nhằm giảm bớt điểm yếu bên trong bằng cách né tránh những đe dọa từ bên ngoài

Hình 3.2 Mô Hình Ma Trận SWOT

SWOT

Cơ Hội ( Opportunity)

Đe Dọa ( Threat)

Điểm mạnh

( Strength)

Chiến lược SO Chiến lược 1 Chiến lược 2

Chiến lược ST Chiến lược 1 Chiến lược 2

Điểm yếu

( Weakness)

Chiến lược WO Chiến lược 1 Chiến lược 2

Chiến lược WT Chiến lược 1 Chiến lược 2

Nguồn : Lê Thành Hưng, Quản trị chiến lược, trường Đại học Nông Lâm Thành phố

Hồ Chí Minh, năm 2006, trang 42

 

 

Trang 38

 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

 

 

4.1 Tổng quan tình hình sản xuất cao su thiên nhiên

4.1.1 Nhu cầu cao su trên thế giới

a Nguồn cung cao su thế giới

Cây cao su, nguyên liệu chính cung cấp lượng cao su thiên nhiên được trồng chủ yếu tại khu vực Châu Á, tập trung ở các quốc gia thuộc Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) bao gồm: Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philipin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam Sản lượng sản xuất cao su thiên nhiên của các quốc gia này chiếm khoảng 92% sản lượng sản xuất cao su

tự nhiên toàn thế giới Trong đó, Thái Lan là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất cao su, chiếm khoảng 33% sản lượng cao su toàn thế giới, tiếp đến là Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam

Về thị phần xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới:

Hình 4.1 Biểu Đồ Thị Phần Xuất Khẩu Cao Su Thiên Nhiên của Các Nước Thuộc ANRPC Năm 2011

Nguồn: Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC)

Trang 39

Với ưu thế là quốc gia đứng đầu về sản lượng sản xuất cao su, Thái Lan liên tục đứng đầu về xuất khẩu cao su thiên nhiên với sản lượng hàng năm chiếm khoảng 42,6% thị phần thị trường xuất khẩu thế giới, tiếp theo là Indonesia với thị phần 31,1%, Việt Nam đứng thứ ba với thị phần 11,4%, Malaysia với 11% thị phần

Như vậy, ta thấy 4 nước đứng đầu đã chiếm tới 96% thị phần xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới

b Cầu cao su thế giới

Châu Á không chỉ là khu vực sản xuất nhiều cao su thiên nhiên nhất thế giới mà còn là thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất, kế đến là khu vực EU và Bắc

Mỹ

Hình 4.2 Thị Phần Tiêu Thụ Cao Su Trên Thế Giới Năm 2011

Nguồn: Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), tổ chức nghiên cứu cao su Thế giới (IRSG)

Biểu đồ trên cho thấy khu vực Châu Á chiếm thị phần tiêu thụ cao su lớn nhất, chiếm khoảng 75,6% sản lượng tiêu thụ cao su toàn thế giới Trong đó Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên chiếm đến 92% tổng sản lượng cao su toàn thế giới

và cũng là tổ chức tiêu thụ cao su nhiều nhất trên thế giới Hàng năm, các nước thành viên trong tổ chức này chiếm mức tiêu thụ khoảng 50% tổng mức tiêu thụ toàn thế giới trong đó đứng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia chiếm đến 47% sản lượng tiêu thụ toàn thế giới

Trang 40

Khu vực EU và Bắc Mỹ đứng thứ 2 và 3 về tiêu thụ cao su thiên nhiên, tương ứng với thị phần 8,7% và 8,2%

Trung Quốc là nước sản xuất cao su đứng thứ 6 nhưng lượng tiêu thụ lại cao nhất trên thế giới Lượng sản xuất nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng Hàng năm, Trung Quốc luôn là nước đứng đầu về nhập khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới Tương tự Ấn Độ là nước sản xuất cao su đứng thứ 4 nhưng do tiêu thụ cao nên quốc gia này thuộc top 10 nước nhập khẩu cao su trên thế giới

Cao su được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp lốp xe Do đó, những thủ phủ của ngành công nghiệp này có mức tiêu thụ khá cao, cụ thể là Trung Quốc - nước đứng đầu thế giới về công nghiệp sản xuất săm lốp ô tô, kế tiếp là Ấn Độ Ngoài ra, cao su được sử dụng sản xuất găng tay y tế Với lĩnh vực này, Malaysia là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng găng tay và cũng là một trong những nước tiêu thụ cao su lớn trên thế giới

Cũng như các loại nguyên vật liệu khác, nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, cụ thể là tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ô tô trên thế giới Hiện tại, 5 thị trường ô tô phát triển nhất thế giới đều là những nước nhập khẩu cao su lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil

4.1.2 Tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam

Cao su được mệnh danh là “ vàng trắng ” do giá trị xuất khẩu từ loại cây này khá cao Từ năm 2006 lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và luôn duy trì

ở mức trên dưới 1 tỷ USD cho đến năm 2009 Năm 2010 cao su tăng trưởng đột biến,

cả nước xuất khẩu 760.000 tấn cao su và là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vượt mốc 2 tỷ USD, đạt 2,3 tỷ USD Năm 2011 xuất khẩu 816,5 nghìn tấn, nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng vọt lên đến 3,2 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 35,4% về trị giá so với năm 2010, đạt 102,1% kế hoạch Với kết quả đó, xuất khẩu cao su xếp vị trí thứ 2 trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam, sau gạo

Ngày đăng: 07/03/2018, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w