Tiết 86 Đọc văn ĐÂY THÔN VĨ DẠ Hàn Mặc Tử -Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học - Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử - Nội dung và nghệ thuật khổ 1 trong
Trang 1Tiết 86 Đọc văn
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
-Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
- Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử
- Nội dung và nghệ thuật khổ 1 trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
Bước 2: Xây dựng nội dung bài học
- Tìm hiểu khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
- Tích hợp các bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ; Trình bày một vấn đề
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
* Kiến thức
- Qua bức tranh thiên nhiên xứ Huế tác giả thể hiện tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt và nỗi niềm khắc khoải trước thời gian
- Nhận ra sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử
* Kĩ năng
- Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Cảm thụ, phân tích bài thơ
* Thái độ
- Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước và cảm thông với nhà thơ
- Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp
4 Năng lực cần đạt:
- Năng lực chung: : Năng lực hợp tác; Giải quyết vấn đề; Tự quản bản thân…
- Năng lực đặc thù: Năng lực cảm thụ thẩm mĩ; Cảm thụ văn bản
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
vận dụng cao
Ấn tượng của em về cuộc
đời và sự nghiệp của tác giả
Chỉ ra tâm trạng của tác giả được thể hiện trong khổ thơ đầu
Nêu những hiểu biết thêm
về tác giả qua việc đọc hiểu bài thơ
Cảm hứng thơ được gợi lên
trong hoàn cảnh nào?
Hoàn cảnh ra đời đã tác động đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ như thế nào
Đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả em sẽ như thế nào?
Xác định thể thơ Chỉ ra những đặc điểm về
vần, nhịp của thể thơ trong bài thơ
Đánh giá tác dụng của thể thơ trong việc thể hiện nội dung bài thơ
Trang 2Xác định chủ thể trữ tình - Nêu cảm xúc của chủ thể
trữ tình trong từng câu thơ
- Khái quát bức tranh tâm trạng của chủ thể trữ tình trong khổ thơ
Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ thơ
Xác định các biện pháp
nghệ thuật được sử dụng
trong bài thơ
- Phân tích những đặc điểm của các biện pháp nghệ thuật thơ
- Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong việc giúp nhà thơ thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người
- Đánh giá cách xây dựng hình tượng nghệ thuật
- Nêu cảm nhận/ấn tượng riêng của bản thân về các biện pháp nghệ thuật
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả với bài Đây thôn Vĩ Dạ
Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao
Những hiểu biết của em về
tác giả Hàn Mạc Tử
- Cuộc đời của tác giả Hàn Mặc Tử có những nét cơ bản nào?
- Tìm hiểu về sự nghiệp và phong cách sáng tác của tác giả Hàn Mặc Tử?
Bài thơ giúp em hiểu thêm
gì về tác giả?
Bài thơ được viết trong
hoàn cảnh nào?
- Bằng những hiểu biết của
mình, em hãy giới thiệu về thôn Vĩ
Nếu ở vào hoàn cảnh tương
tự của tác giả, em sẽ làm gì?
Nhan đề của bài thơ là gì? Nêu ý nghĩa của nhan đề
của bài thơ
Bài thơ nói về khát khao của tác giả được trở về thôn
Vĩ Dạ nhưng tại sao nhan
đề không phải là Về thăm
thôn Vĩ Dạ hay nhan đề nào
khác mà lại là Đây thôn Vĩ
Dạ?
Xác định thể thơ Chỉ ra những đặc điểm về
bố cục, vần, nhịp, âm thanh của thể thơ trong bài thơ
Em thấy việc sử dụng thể thơ đó có hợp lý không? Vì sao?
Nhân vật trữ tình trong bài
thơ là ai?
- Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình?
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Chỉ ra các biện pháp tu từ Nêu tác dụng của biện pháp Vì sao thôn Vĩ Dạ lại được
Trang 3được sử dụng trong khổ thơ
thứ nhất?
tu từ đó hiện lên như một địa chỉ cụ
thể mà thi sĩ khát khao hướng tới?
- Câu thơ thứ hai và thứ ba
mở ra hình ảnh thiên nhiên
nào?
- Em ấn tượng với từ ngữ
nào trong hai câu thơ này?
- Hình ảnh ấy hiện lên như thế nào?
- Hãy cắt nghĩa, lí giải từ ngữ ấy
Cảm nhận của em về hình ảnh thiên nhiên trong khu vườn thôn Vĩ
- Câu thơ cuối của khổ thơ
gợi hình ảnh nào?
Hình ảnh con người được hiện lên như thế nào trong câu thơ cuối của khổ thơ?
Cảm nhận của em về hình ảnh con người thôn Vĩ và hình ảnh xứ Huế mộng mơ?
Tư tưởng và cảm xúc của
nhà thơ được thể hiện trong
khổ thơ đầu tiên như thế
nào?
Lý giải về tử tưởng và cảm xúc của nhà thơ trong khổ thơ đầu?
Suy nghĩ và cảm nhận của
em về khổ thơ thứ nhất?
Nội dung chính của khổ thơ
thứ hai
Bức tranh thiên nhiên xứ Huế được hiện lên như thế nào ở khổ thơ thứ hai
Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào ở khổ thơ thứ hai?
Chỉ ra các biện pháp tu từ
trong khổ thơ thứ hai
Tác dụng của các biện pháp
tu từ
Bức tranh đêm trăng đêm trăng thôn Vĩ gợi cho em cảm nhận gì?
Tìm những câu thơ có hình
ảnh gió, mây
Hình ảnh Gió, mây trong câu thơ “Gió mây”có
điều gì đặc biệt
Nỗi lòng của tác giả được thể hiện trong câu thơ
“Gió mây”
Đặt nhan đề cho khổ thơ
cuối
Theo em”Khách” ở đây là
ai
Câu thơ gợi cho em cảm nhận gì về khoảng cách giữa tác giả và cuộc đời Cách sử dụng từ ngữ trong
câu thơ cuối có điều gì đặc
biệt
Đại từ “ai” chỉ đối tượng nào
Tác giả băn khoăn về điều gì
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
1 Hoạt động khởi động (5 phút)
GV: Cho học sinh xem hình ảnh về xứ Huế và nghe bài hát “Hàn Mặc Tử”
HS: Chú ý lắng nghe
GV (hỏi): Sau khi xem hình ảnh và nghe bài hát gợi cho em liên tưởng tới miền quê nào HS: trả lời
Gợi ý: Bài hát mang tên: Hàn Mặc Tử, do ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thể hiện Những hình ảnh gợi cho em nhớ tới xứ Huế thơ mộng
Trang 4GV (dẫn): Xứ Huế thơ mộng gơi nguồn cảm hứng cho biết bao tác phẩm nghệ thuật đặc sắc Hàn Mạc Tử gắn bó sâu nặng với Huế bởi thiên nhiên tươi đẹp và con người duyên dáng, dịu dàng Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về miền quê đất nước là tiếng long của một con người tha thiết yêu đời yêu người Ngày hôm nay cô trò ta cùng nhau tìm hiểu bài thơ này
2 Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1:
Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả
Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn trong sách
giáo khoa.
NHÓM 1: Tìm hiểu những nét cơ bản về cuộc
đời của tác giả Hàn Mặc Tử?
NHÓM 2: Tìm hiểu những nét cơ bản về sự
nghiệp sáng tác của Hàn mặc Tử
NHÓM 3: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và bố cục
của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?
NHÓM 4: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm
nhận của em về tác giả Hàn Mạc Tử
GV: Cho mỗi nhóm thời gian 1 phút để trình
bày sự chuẩn bị của mình trước lớp
HS:
- Cử đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác lắng nghe sự trình bày của
bạn
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét phần chuẩn bị
của nhóm bạn
GV: Nhận xét Bổ sung.
GV: (giới thiệu thêm)
- Con người: Hàn Mặc Tử là người nhân hậu,
hiền từ nhạy cảm và hiếu học
- Hàn Mạc Tử có nhiều người bạn tri âm, có
người đã gặp gỡ có người chỉ nói chuyện qua
thư có thể kể đến như: Mộng Cầm, Hoàng Cúc,
I.Tìm hiểu chung
1 Tác giả:
a Cuộc đời
- Quê hương: Đồng Hới (Quảng Bình)
- Gia đình: Viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa, cha mất sớm, phải sống với mẹ ở Quy Nhơn
- Cuộc đời: Học ở Huế, làm ở Sở Đạc điền Bình Định, từng vào Sài Gòn làm báo Năm 1935 ông phát hiện bị bệnh phong, năm 1940 mất tại Quy Nhơn
=> Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, đau thương
Trang 5Mai Đình, Ngọc Sương, Thương Thương
- Từ năm 1935 đã phát hiện ra dấu hiệu của
bệnh phong đến năm 1940 ông mất trong đau
đớn, bệnh tật tại trại phong Quy Hoà
GV: (Trình chiếu và đọc một số bài thơ của
Hàn Mặc Tử để học sinh có thể hình dung và
hiểu rõ hơn phong cách sáng tác của tác giả)
GV: Trong thời gian làm nhân viên Sở Đạc
điền Bình Định, Hàn Mặc Tử đã thầm yêu trộm
nhớ một người con gái xứ Huế tên là Hoàng
Thị Kim Cúc Một thời gian sau Hoàng Cúc
theo cha về Huế còn Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn
làm báo Nghe tin Hàn Mạc Tử lâm bệnh Kim
Cúc gửi lời thăm hỏi, động viên Điều đó làm
sống lại những ký ức tươi đẹp về cảnh và tình
thôn Vĩ gơi nguồn cảm hứng cho bài thơ ra đời
GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
HS: Đọc diễn cảm bài thơ
GV:
- Nhận xét cách đọc của học sinh
Gv hướng dẫn HS chia bố cục cho bài thơ theo
các khổ thơ
Hoạt động 2:
Gv hướng dẫn hs đọc - hiểu chi tiết bài thơ.
GV: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
HS: Trả lời
GV: theo em bài thơ có thể chia làm mấy phần.
Hãy đặt nhan đề tương ứng cho từng phần
HS: Trả lời
b Sự nghiệp
- Bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử, Hàn Mặc Tử
- Tác phẩm chính: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ, Quần tiên hội, Chơi giữa mùa trăng
- Phong cách nghệ thuật:
+ Hồn thơ mãnh liệt nhưng quằn quại, đau thương (cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và thể xác)
+ Thế giới thơ được chia làm 2 phần đối lập: Những vần thơ điên loạn và những bài thơ hồn nhiên trong sáng đẹp đến lạ thường
→ Một trong những nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào nhất trong phong trào thơ Mới
2 Bài thơ
a Hoàn cảnh sáng tác:
- Năm 1937, khi Hàn Mặc Tử chữa bệnh ở Gò Bồi, Quy Nhơn
- Có lẽ được gợi hứng từ tấm bưu thiếp của Hoàng Cúc gửi vào
=> Liên quan đến tình yêu riêng nhưng có ý nghĩa khái quát rộng lớn hơn nhiều
b Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Ban mai Vĩ Dạ
- Khổ 2: Đêm trăng Vĩ Dạ
Trang 6GV: Câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi
thôn Vĩ” là của ai hỏi ai?
GV:(bình)
- Câu hỏi tu từ được đặt ở đầu khổ thơ có thể là
lời mời mọc, lời trách nhẹ nhàng của cô gái
thôn Vĩ Nơi đã gắn bó với anh biết bao kỷ
niệm cớ sao lâu rồi anh chưa ghé về thăm?
Cũng có thể đây là lời tự vấn của tác giả, là nỗi
băn khoăn, day dứt của tác giả khi không thể
trở về nơi đã gắn bó với mình biết bao nhiêu kỷ
niệm
Tấm bưu thiếp của Hoàng Cúc đã đánh động
khát vọng cuộc sống “ngoài kia” và thôn Vĩ Dạ
được hiện lên như một địa chỉ cụ thể
GV: Tại sao tác giả không dùng từ về thăm mà
lại dùng từ về chơi
HS: Trả lời
GV: (Bình) Vĩ Dạ gần gũi, thân thương với thi
nhân đến vậy nên ông không sử dụng động từ
nào khác mà đã dùng từ “về chơi” để hướng về
thôn Vĩ
GV: Rút ra nhận xét ở câu thơ thứ nhất
GV: Bức tranh thôn Vĩ đẹp đến nao lòng được
hiện lên qua sự hoài niệm của tác giả Vậy hình
ảnh thiên nhiên trong khu vườn thôn Vĩ đã ùa
về trong kí ức nhà thơ như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh, bổ sung
kiến thức
(bình):
- Hình ảnh “nắng mới” gợi vẻ đẹp trong sáng,
tinh khôi
- Có thể hình dung trong đêm lá cau thẫm ướt
sương và khi nắng lên, dưới nắng ban mai lá
- Khổ 3: Nỗi niềm Vĩ Dạ
II Đọc - hiểu văn bản
1 Ban mai Vĩ Dạ
- Câu hỏi tu từ: (mang nhiều sắc
thái)
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
+ Lời của cô gái thôn Vĩ:
• Mời mọc
• Hờn trách
• Tự vấn
+ Dùng từ tinh tế “về chơi”: Tự nhiên, thân tình, gần gũi
→ Bộc lộ một tình yêu thắm thiết đối với thôn Vĩ và đối với xứ Huế mộng
mơ
thiên nhiên
+ Hình ảnh: nắng hàng cau - nắng mới
-> Vẻ đẹp thanh khiết, tinh khôi
+ Điệp từ “nắng”: Nắng đã nhiều lại càng đầy lên (giàu sức gợi)
+ Hình ảnh “Vườn”:
• Mướt: Non tơ, mượt mà, đầy xuân xanh
• Quá: Âm hưởng của tiếng reo,
sự ngỡ ngàng
• So sánh “xanh như ngọc”: Vừa
có màu, vừa có ánh hắt ra từ bên trong
-> Vẻ trong sáng, tinh khôi, tràn đầy nhựa sống.
Trang 7cau ngời lên long lanh tươi mát, những thân
cau cao vút mảnh mai nhẹ nhàng Cả khu vườn
biến thành một viên ngọc lớn
- Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ “mướt”,
“quá”
- Ngọc là một tinh thể trong suốt vừa có màu
vừa có ánh Bởi vậy, khi so sánh “xanh như
ngọc” tác giả đã biến khu vườn thôn Vĩ không
chỉ rời rợi sắc xanh mà còn tỏa rạng ánh xanh
GV: Rút ra nhận xét về hình ảnh thiên nhiên
trong khu vườn thôn Vĩ
GV:Trong bức tranh phong cảnh ấy đã thấp
thoáng hình ảnh con người kín đáo, e lệ đằng
sau cành lá trúc Em có nhận xét về hình ảnh
“ Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
GV: (Bình)
Câu thơ có nhiều cách hiểu:
- Giáo sư Lê Trí Viễn cho rằng đó là khuôn mặt
của người con gái xứ Huế: đôn hậu, dịu dàng
Ca dao Huế có câu:
“Mặt em vuông tựa chữ điền
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài
Lòng em có đất có trời
Có câu nhân nghĩa, có lời thủy chung”
- Có ý kiến cho rằng đó là con chữ điền được
đắp nổi ở cổng những ngôi nhà vườn xứ Huế
với mong muốn một cuộc sống bình yên, đầy
đủ, thịnh vượng
- Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng đây là
khuôn mặt nam giới đôn hậu
Nếu vậy thì đó là người trở về thôn Vĩ, hay
chính là gương mặt tự họa của nhà thơ
Thầy Chu Văn Sơn cho biết: Hàn Mặc Tử
con người
- Gợi hình trực tiếp: Lá trúc mảnh
mai, thanh tú che ngang mặt chữ điền
- Gợi ý nghĩa biểu tượng:
Khuôn mặt của người con gái xứ Huế: đầy đặn, phúc hậu
Con chữ đắp nổi ở cổng những ngôi nhà vườn xứ Huế: điền gia, điền viên
Khuôn mặt của chàng trai (người trở về thôn Vĩ): đứng bên lề cuộc đời để ngưỡng vọng cái đẹp một cách thầm kín, vụng trộm
→ Thiên nhiên và con người mang
vẻ đẹp hài hòa.
Trang 8hay vẽ khuôn mặt ẩn hiện đó là do bị chi phối
bởi mặc cảm chia lìa ngăn cách
Trong bài thơ “Tôi không muốn gặp”, nhà thơ
viết:
“Tôi thích nép mình sau cánh cửa
Hé nhìn dáng điệu của người yêu”
Nếu như vậy thì hình ảnh này thể hiện tâm
trạng của nhà thơ đứng bên lề cuộc đời để
ngưỡng vọng cái đẹp một cách thầm kín, vụng
trộm và khắc khoải
GV: Hướng dẫn học sinh rút ra Tiểu kết cho
khổ thơ đầu tiên
GV Yêu cầu học đọc khổ thơ thứ 2
GV chia lớp thành 2 nhóm:
NHóm 1: Em có nhận xét gì về hình ảnh thiên
nhiên trong hai câu thơ đầu? điều đó góp phần
thể hiện tâm trạng của tác giả như thế nào?
Nhóm 2: Thiên nhiên trong hai câu thơ cuối
được miêu tả như thế nào? Từ “kịp” có vai trò
gì trong việc thể hiện tâm trạng của tác giả
Yêu cầu các nhóm trình bày
GV (Bình):
Theo quy luật tự nhiên gió thổi mây bay nhưng
trong thơ của thi nhân mây và gió lại chẳng thể
chung đường, chung hướng Dòng sông Hương
vẫn thế, êm ả, trôi xuôi nhưng trong cảm nhận
của thi nhân trở nên buồn thiu vì ít mây, ít gió,
cả những bông hoa ngô tím nhạt bên bờ sông
cũng chỉ đu đưa, lay động khe khẽ Nét độc đáo
của nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử là sự đứt đoạn
bên ngoài của bố cục, của cấu tứ nhưng vẫn
chìm ẩn mạch cảm xúc thống nhất Đang từ
cảnh bình minh thôn Vĩ - không hề báo trước,
* Tiểu kết: Bức tranh thôn Vĩ đẹp,
trong trẻo, gợi cảm và đầy sức sống nhưng ẩn dấu một nỗi niềm thiết tha với cuộc sống trần thế đến đau đớn, xót xa của tác giả
2 Đêm trăng Vĩ Dạ
- Hình ảnh gió, mây với chuyển động
trái chiều gợi cảm giác chia lìa, li tán
- Hình ảnh nhân hóa “dòng nước
buồn thiu” gợi cảm giác u buồn.
- Hình ảnh “Hoa bắp lay” là sự lay
động rất nhẹ
-> Cảnh vật lặng lẽ,vô hồn gợi lên
trong lòng thi nhân nỗi u buồn, cô đơn, tuyệt vọng trước sự xa cách, thờ ơ của cuộc đời.
Trang 9chuẩn bị - bắt ngay cảnh đêm trăng sông
Hương, tâm trạng đang bồi hồi vui, mong đợi,
ao ước bỗng chuyển sang buồn thiu như dòng
nước buồn thiu
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Chính cái đớn đau của thi nhân đã thấm vào
cảnh vật khó mà tách bạch Điều đó khiến cho
những cảnh vật vốn k chia lìa nay lại trở nên
hoàn toàn nghịch trái với tự nhiên
- Nghệ thuật tu từ nhân hóa “dòng nước buồn
thiu”: thổi vào lời thơ, vào khung cảnh 1 tâm
trạng Gió mây chia lìa đôi ngã để lại cho dòng
nước nỗi buồn, nỗi cô đơn, xa vắng Đắt nhất
trong câu thơ là từ “lay” Động từ ấy bản thân k
mang, k chuyển tải nỗi buồn nhưng đặt trong
tâm cảnh này thì tự nó lại mang nỗi buồn hiu
hắt Gió lay nhẹ cành bắp gợi nhớ về ca dao:
Ai về Giồng Dứa qua truông
Gió lay bông sậy, bỏ buồn cho em.
Nỗi buồn của HC là nỗi buồn vong quốc,
nỗi buồn “xa quê sầu xứ” thì nỗi buồn của
HMT là nỗi buồn cho thân phận, cho cuộc đời
+ Khung cảnh rơi vào hư ảo Bến sông trăng và
con thuyền chở trăng giàu sức gợi, đầy thi vị đã
mở ra 1 trường liên tưởng đầy phong phú Một
câu thơ hay không chỉ gợi lên hình ảnh sắc nét
mà còn đánh thức trong con người những xúc
cảm sâu thẳm Tâm trạng gì ở đây? HMT giờ
đây như 1 hoàng hậu bị đày trong lãnh cung
HMT mong đợi điều gì?
*Liên hệ: Đối với các nhà thơ lãng mạn thì
trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận, luôn là tri
kỉ: Xuân Diệu:
Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi, trǎng lạnh quá, khách ơi!
- Nghệ thuật tu từ nhân hóa “dòng nước buồn thiu”: thổi vào lời thơ, vào khung cảnh 1 tâm trạng Gió mây chia lìa đôi ngã để lại cho dòng nước nỗi buồn, nỗi cô đơn, xa vắng
- Hai câu thơ Chắc chắn đó là một người tri kỉ Trăng chính là người bạn như thế của Hàn Nó vừa là nỗi ám ảnh bệnh tật, cũng là cuộc sống tươi đẹp mà nhà thơ hướng tới
Trang 10Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời;
Khách không ở, lòng em cô độc quá!
HMT cũng vậy thôi! (DC) Ta thấy, đẹp nhất
trong thơ Tử của buổi bình minh là nắng mới
Đẹp nhất trong thơ Tử của buổi đêm là trăng
Trăng ở đây không chỉ là sự vật nằm trên bầu
trời cao xa mà còn là nhân vật mang tâm trạng,
nhân vật mang đến cho nhà thơ sự sẻ chia
HMT luôn đợi trăng về trong nỗi khắc khoải,
da diết
Trăng nằm sóng soài trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
(Bẽn lẽn – HMT)
GV: Một chiếc đồng hồ cát bị lật theo bất kì
hướng nào thì quỹ thời gian cũng vơi dần Khi
hạt cát cuối cùng rơi xuống là lúc thời gian đã
hết HMT cũng vậy Quỹ thời gian của Hàn đâu
còn nhiều, chỉ cần vài centimet nữa thôi thì
lưỡi hái tử thần sẽ cắt đứt dây tơ nối liền Hàn
với cuộc đời, chỉ còn vài hạt cát nữa thôi thì
Hàn sẽ mãi mãi lìa xa cõi trần này Liệu rằng,
Hàn có còn “kịp” gặp lại người bạn tri kỉ của
mình để mà sẻ chia, mà trò chuyện tâm tình
không? Một thân phận giàu yêu thương, giàu
khao khát khi tài năng, tuổi trẻ đang độ chín
mùi mà cuộc đời không cho phép tiếp tục sống
Quả là không sai khi có người bảo HMT là thi
sĩ bất hạnh nhất trong làng nghệ thuật
Nếu chỉ hướng đến khao khát thì chưa thực sự
hiểu hết tâm tư thơ Hàn
+ Mơ: nghĩa là trong một giấc mộng đẹp, 1
+ “Kịp”: nhãn tự của khổ thơ đó là:
- Ám ánh bởi thời gian
- Bộc lộ tâm trạng chờ mong khắc khoải, ngóng trông, bồn chồn, da diết và cũng đớn đau
Cơ hội mong manh, thời gian ngắn ngủi là thế mà bến sông trăng cứ ở mãi ngoài kia xa vời vợi Không dùng hình thức cầu khiến, câu thơ là lời hỏi hoài nghi đầy tuyệt vọng Có
lẽ khi cất lên lời khẩn cầu tha thiết, thi sĩ đã có lời giải đáp cho mình Chẳng bao giờ con thuyền trở trăng
về kịp tối nay cho thi sĩ Thi sĩ sẽ mãi rời xa cõi đời này trong đau đớn, tuyệt vọng
=>Đọc những vần thơ này, ta cảm thấy quặn lòng đau đớn Vọng về đâu đây dự cảm xót xa: