Lí do chọn đề tài - Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, giáo dục phổ thông trongphạm vi cả nước đan
Trang 1MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lí do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ chuyên đề 3
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
B PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
1 Khái niệm phương pháp DHĐV 4
2 Quy trình thực hiện DHĐV 5
3 Ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học đóng vai 8
4 Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp đóng vai 9
CHƯƠNG II CƠ SỞ THỰC TIỄN 9
1 Đặc điểm kiểu bài dạy tác phẩm tự sự ở trường THPT 9
2 Thực trạng dạy và học theo phương pháp DHĐV 10
2.1 Về phía giáo viên 10
2.2 Về phía học sinh 11
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DHĐV VÀO DẠY HỌC TÁC PHẨM TỰ SỰ 11
1 Một số hình thức đóng vai trong dạy học tác phẩm tự sự 11
1.1 Đóng vai nhân vật 11
1.2 Đóng vai người kể chuyện 14
1.3 Đóng vai “giả định” 15
2 Kế hoạch thực hiện phương pháp DHĐV trong dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Vũ Trọng Phụng) 18
2.1 Quy trình sử dụng phương pháp DHĐV 18
2.2 Thiết kế thể nghiệm phương pháp DHĐV qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” 20
C PHẦN KẾT LUẬN 31
1 Hiệu quả 31
2 Khả năng áp dụng 31
3 Khuyến nghị, đề xuất 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 2CHUYÊN ĐỀ: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY
HỌC TÁC PHẨM TỰ SỰ - NGỮ VĂN 11
A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
- Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013
về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, giáo dục phổ thông trongphạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới toàn bộ, từ: “mục tiêu chủ yếu trang bịkiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặngtính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ mộtchiều sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếusang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhàtrường, trực tiếp và qua mạng; từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coitrọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình; từ giáo viên đánh giá học sinh là chủyếu sang tăng cường việc học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh”,
…
- Thực hiện Kế hoạch số 249/KH-SGDDT ngày 06 tháng 02 năm 2018 của SởGiáo dục- Đào tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc tổ chức chuyên đề đổi mớiphương pháp dạy học khối Trung học và Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh; Kếhoạch số 05/KH-CUM XMĐĐCĐ về việc tổ chức chuyên đề đởi mới phươngpháp dạy học
- Xuất phát từ nỗ lực cải tiến phương pháp dạy học hiệu quả hơn, nâng cao vaitrò của người học trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức mới dưới sự hướng dẫn củagiáo viên, truyền cảm hứng học tập cho học sinh, đem đến cho các em niềm yêuthích, say mê với môn học, … tôi lựa chọn giải pháp dạy học đóng vai (và sau đâyxin được gọi là DHĐV) vào khai thác, áp dụng trong hoạt động dạy học của bảnthân, cụ thể hơn là trong quá trình dạy tác phẩm tự sự - Phần văn học Việt Namhiện đại (và sau đây xin được gọi là VHVNHĐ), chương trình Ngữ văn 11 (tập 1)
vì ưu điểm của phương pháp DHĐV có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nóichung và phù hợp đặc thù riêng của môn học, bài học
Trang 32 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết về phương pháp DHĐV
- Nghiên cứu vận dụng DHĐV vào dạy học tác phẩm tự sự nhằm hình thành vàphát triển một số năng lực cho học sinh, khơi dậy niềm đam mê đối với môn học,góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THPT Bưng Riềng
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Việc sử dụng phương pháp DHĐV trong dạy học tác phẩm tự sự - PhầnVHVNHĐ nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh khối 11, nâng cao chấtlượng giảng dạy bộ môn, khơi dậy niềm đam mê, hứng thú của học sinh đối với mônhọc
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Quá trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT Bưng Riềng
4 Nhiệm vụ chuyên đề
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài: kiến thức lí thuyết về DHĐV
- Nghiên cứu việc sử dụng DHĐV trong dạy học Ngữ văn nhằm phát triển một
số năng lực cho học sinh
- Cơ sở thực tiễn: tiến hành cho học sinh trực tiếp tham gia phương phápDHĐV trong dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích “Số đỏ ” –
Vũ Trọng Phụng)
5 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu giới hạn trong các tác phẩm tự sự, phần Văn học hiệnđại trong chương trình Ngữ văn - Lớp 11 – tập 1
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu thu thập các nguồn tài liệu có liên quan đến phương phápDHĐV
- Phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập được
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu việc sử dụng các phương pháp DHĐV trong dạy học Ngữ văn tạitrường THPT Bưng Riềng
Trang 4B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1 Khái niệm phương pháp DHĐV
- Trong quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận của chuyên đề, tôi gặp rất nhiềuđịnh nghĩa của nhiều tác giả khác nhau về phương pháp DHĐV, tuy nhiên trongchuyên đề này, tôi xin đưa ra định nghĩa được lấy từ tài liệu Bồi dưỡng giáo viênthực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006 để làm
cơ sở thực nghiệm, đó là: “Đóng vai là tổ chức cho người học thực hành, “làmthử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định” Trong định nghĩanày, các tác giả tiếp cận theo hướng nhấn mạnh vai trò của người học qua việc thểhiện quan điểm, thái độ, hành vi ứng xử trước các tình huống được giao; GV nêntạo các tình huống “mở” để người học tự sáng tạo kịch bản, lời thoại phù hợp vớinội dung bài học và kỹ năng của mình
- Từ trước đến nay, nhiều giáo viên vẫn hiểu PP DHĐV là phương pháp dạyhọc đóng kịch Về phương pháp dạy học đóng kịch, tác giả Phan Trọng Ngọ, trongcuốn “Dạy học và Phương pháp dạy học trong nhà trường – NXB Đại học sư phạm
Hà Nội, 2005” định nghĩa: “Phương pháp đóng kịch trong dạy học là GV cung cấpkịch bản, học viên hành động theo các vai diễn Qua đó, họ học được cách suynghĩ, thể hiện thái độ và hành động cũng như các kỹ năng ứng xử khác của nhânvật trong kịch bản” Tác giả PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh trong cuốn “Giáo dụchọc – tập 1” cho rằng: “Đóng kịch là phương pháp dạy học, trong đó, GV tổ chứcquá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản và thực hiện kịch bản đó nhằmgiúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung học tập” Như vậy, các định nghĩa về phươngpháp dạy học đóng kịch đều nhấn mạnh vai trò của người dạy là người tạo ra kịchbản, yêu cầu người học diễn lại vai diễn đã soạn sẵn trong đó có chứa đựng nộidung dạy học mà GV cần truyền đạt Về mặt giống nhau, ta thấy dạy học đóngkịch và dạy học đóng vai đều là “diễn” một vai khác mình trong một kịch bản cósẵn Còn khác nhau, trong dạy học đóng kịch, GV cho trước kịch bản, HS “diễn”theo vai diễn có ý đồ của người dạy, còn DHĐV, người học chủ động tạo ra kịchbản để “diễn” và hơn nữa, trong DHĐV, người học có thể vào rất nhiều “vai” khác
Trang 5nhau, không chỉ sáng tạo vai từ tác phẩm văn học mà có thể vào bất cứ một “vaidiễn giả định” nào trong cuộc sống Nếu hiểu theo cách hiểu DHĐV là dạy họcđóng kịch thì tôi thấy, thứ nhất thu hẹp ý nghĩa của từ “đóng vai”, thứ hai là GVvẫn đóng vai trò chủ động trong quá trình dạy học, thứ ba là chưa phát huy đượctính tích cực, chủ động của học sinh, như vậy dạy học đóng kịch là một hình thứccủa phương pháp DHĐV.
- Còn xét về khái niệm được nêu trong cuốn tài liệu tập huấn của Bộ giáodục và Đào tạo, các tác giả định nghĩa phương pháp DHĐV dưới góc độ thựchành, “làm thử” và không chỉ “làm thử” diễn xuất mà còn “làm thử” vai nhà biênkịch, “làm thử” vai đạo diễn, … trong những tình huống “giả định” Phương phápnày nhằm giúp các em tập trung suy nghĩ về một vấn đề, xem xét nó trong mốiquan hệ với tác phẩm văn học và bản thân, xem xét các cách ứng xử để lựa chọncho mình một cách ứng xử phù hợp – tất nhiên là phù hợp với trình độ hiểu biết,quan điểm của học sinh đó về tình huống đặt ra Từ đó, giáo viên có thể nắm đượcmức độ hiểu bài và hiểu học sinh của mình để có thể đưa ra những nhận xét, đánhgiá, giáo dục phù hợp
Trang 6GV và HS cùng thực hiện Mặc dù khác nhau về các bước nhưng về bản chất cácthao tác không khác nhau là mấy Nhưng thực hiện quy trình 3 bước, các thao tác
rõ ràng, dễ triển khai hơn Cụ thể, quy trình thực hiện chung, gồm ba bước:
- Bước 1: Về phía GV:
+ GV chuẩn bị tình huống đóng vai
+ Chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm
+ Quy định rõ thời gian hoàn thành, yêu cầu cần đạt
- Bước 2: Các nhóm tiến hành nhiệm vụ được giao:
+ Thảo luận nhóm: dự kiến kịch bản
+ Phân vai, đạo cụ, hóa trang, sân khấu, …
+ Dự kiến thời gian tiến hành
+ Tiến hành tập luyện theo kịch bản
+ Trình diễn
- Bước 3: Nhận xét, đánh giá:
+ Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau; phản biện – giải trình (nếu có)
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá (GV có thể sử dụng hình thức phỏng vấn họcsinh đóng vai); tổng kết lại kiến thức
Quy trình này có thể đơn giản hơn hoặc nhiều thao tác hơn tùy vào hình thứcđóng vai mà GV lựa chọn
2.2 Quy trình cụ thể
2.2.1 Đóng vai trực tiếp
Quy trình đóng vai trực tiếp được tiến hành trong cùng một tiết học Hình thứcđóng vai trong tiết học được tiến hành đan xen với hoạt động lên lớp của GV Các bước tiến hành đơn giản, nhanh và gọn hơn:
Trang 7- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết lại kiến thức.
Quy trình này, người dạy vẫn đảm bảo các khâu lên lớp: khởi động, hình thànhkiến thức, luyện tập, vận dụng, mở rộng GV lựa chọn hình thức đóng vai tronghoạt động lên lớp thay vì sử dụng các kiểu câu hỏi khác nhau để triển khai các nộidung bài học GV đưa ra một tình huống đóng vai cụ thể, HS vào vai để các emtrình bày nội dung, cách hiểu, cách cảm nhận, … về vấn đề được nêu ra, từ đó, GVđịnh hướng, tổng kết lại yêu cầu cần đạt Với cách đóng vai này, GV và HS khôngmất nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo nội dung bài học, học sinh có hứng thú hơncách nêu câu hỏi truyền thống Đây cũng là một hình thức dạy học “nêu vấn đề”,
có khả năng đem lại những kết quả tích cực cho hoạt động dạy học so với phươngpháp dạy học truyền thống Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo thì phương pháp này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu giải phóng sức sáng tạo của
HS Một hạn chế nữa của phương pháp này là lời thoại các nhân vật chưa đượctrau chuốt do không có nhiều thời gian chuẩn bị, đa số là tái hiện lại lời thoại từSGK
2.2.2 Đóng vai có sự chuẩn bị trước ở nhà
Đây là quy trình bắt đầu từ cuối tiết học trước, hoặc tiết học đầu tiên của bàihọc có nhiều tiết lên lớp Quy trình cơ bản vẫn gồm ba bước như quy trình chung,
sự khác nhau thể hiện ở mức độ công việc của từng bước Cụ thể:
- Bước 1: Giáo viên:
+ Chuẩn bị tình huống đóng vai
+ Giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm;
+ Hướng dẫn HS lựa chọn xây dựng kịch bản phù hợp với chủ đề bài học; + Tạo mối liên hệ giữa GV và HS để liên lạc, chia sẻ thông tin, “tư vấn” cho
HS khi HS gặp khó khăn;
+ Định lượng thời gian cụ thể, xác định mục tiêu kịch bản, …
- Bước 2: Các nhóm tiến hành nhiệm vụ được giao:
+ HS tìm tòi cùng nhau thảo luận để xây dựng kịch bản
+ Trao đổi lại với GV về nội dung, cách thức tiến hành kịch bản
+ Phân công công việc của từng thành viên một cách khoa học: trưởng nhóm,thư ký, vai diễn, chuẩn bị đạo cụ, …
Trang 8+ Tiến hành tập luyện vai diễn theo kịch bản, đảm bảo thời gian quy định.+ Thể hiện kịch bản và vai diễn trước lớp theo yêu cầu của GV.
- Bước ba: Nhận xét, đánh giá:
+ Các nhóm nhận xét vai diễn của nhau, phản biện- giải trình (nếu có)
+ GV nhận xét, đánh giá quá trình chuẩn bị, nội dung kịch bản, kỹ năng đóngvai, hiệu quả đóng vai, có thể phỏng vấn (chất vấn) các nhân vật, tổng kết lại nộidung bài học
3 Ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học đóng vai
3.1 Ưu điểm
- Học sinh được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độtrước một tình huống “giả định” đặt ra trong tác phẩm Như một hình thức tiêmvắcxin phòng bệnh, HS sẽ được tập dượt kỹ năng ứng xử trong một môi trường antoàn trước khi thực hành trong thực tiễn
- Phương pháp đóng vai là một trong những hình thức “Trả tác phẩm về chohọc sinh”, đem đến hứng thú học tập, lôi cuốn sự chú ý của các em vào bài học.Phương pháp này đem đến cho các em mong muốn được thể hiện mình, muốnsáng tạo và cách các em thể hiện hiểu biết, vận dụng của mình vào tình huống cụthể đó sẽ được kiểm chứng qua những nhận xét, đánh giá của các nhóm khác, của
GV để từ đó điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội
- GV có thể nắm bắt ngay được tác động, hiệu quả giáo dục trong lời nói, hànhđộng của học sinh qua vai diễn
- GV có thể quan tâm đối với tất cả các học sinh, nhất là với những HS nhútnhát, thiếu tự tin Giúp các em có cơ hội thể hiện bản thân, mạnh dạn, tự tin thểhiện mình trước tập thể lớp, từ đó giúp các em hòa nhập tích cực khi đứng trướcmột tập thể lớn hơn
Trang 9- Thường “kén” học sinh hơn các phương pháp truyền thống vì phương pháp này đòi hỏi người học chủ động, tích cực và có “khiếu” diễn xuất nữa.
4 Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp đóng vai
- Phương pháp đóng vai không khuyến khích sử dụng trong tất cả các khâu lên lớp, tất cả nội dung bài học, GV chỉ nên chọn nội dung phù hợp để đóng vai tránh lặp lại nhàm chán
- Trong quá trình lên lớp, cần kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác để tăng hiệu quả của hoạt động dạy học
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học
- Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép
- Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “kịch bản”, lời thoại
- Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai
- Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên theo sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS, lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết
- Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia
- Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của hình thức đóng vai
CHƯƠNG II CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Đặc điểm kiểu bài dạy tác phẩm tự sự ở trường THPT
- Tác phẩm tự sự là một thể loại văn học có phương thức trình bày một chuỗi
sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng đi đến một kết thúc, thể hiệnmột ý nghĩa Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực đời sống một cách khách quanbằng cách kể lại sự việc, hiện tượng, con người, …thông qua nhân vật, cốt truyệnbởi một người kể chuyện nào đó Đây là một thuận lợi rất lớn đối với phương phápDHĐV, vì thực chất quá trình đóng vai là hóa thân vào nhân vật, vào người kểchuyện để thể hiện các sự việc, sự kiện, … nào đó, cuối cùng rút ra ý nghĩa
- Trong chương trình Ngữ văn THPT, tác phẩm tự sự chiếm một số lượng lớn.Mỗi một tác phẩm được đưa vào giảng dạy tiêu biểu cho một dòng văn học, tiêu
Trang 10biểu cho sự nghiệp sáng tác của một tác giả, là tác phẩm đặc sắc trong nền văn họcnước nhà, cho nên dung lượng dài, nội dung nhiều, kiến thức vừa rộng vừa sâu,nghệ thuật độc đáo, …
- Thời gian trên lớp dành cho mỗi bài không nhiều Riêng tại trường THPTBưng Riềng có thêm 0,5 tiết tăng cường dành cho môn Ngữ văn lớp 11 nhưng sốlượng tiết dạy cho mỗi tác phẩm tự sự chỉ được 3 tiết/bài (“Hai đứa trẻ” (3 tiết);
“Hạnh phúc của một tang gia” (3 tiết); “Chữ người tử tù” (3 tiết); “Chí Phèo” (3tiết)) Do áp lực về thời gian, kiến thức, về hình thức kiểm tra, đánh giá, GV khidạy tác phẩm tự sự vẫn chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp lên lớp, các hìnhthức lên lớp còn đơn điệu nên tiết học còn trầm, học sinh còn mang tâm lí chánnản, thiếu hứng thú, không thích học môn Ngữ văn GV dạy có tích hợp kỹ năngsống qua mỗi bài dạy nhưng do hình thức chưa đổi mới nên phần giáo dục kỹ năng
có phần gượng ép, chưa mang lại hiệu quả cao
- Là một nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 11, tác phẩm tự
sự không chỉ là kiến thức trọng tâm của chương trình học, mà còn là một nội dungquan trọng thi THPT Quốc gia cho nên để giúp các em hiểu và nhớ lâu thì đổi mớiphương pháp tiếp cận tác phẩm tự sự là điều cần thiết
2 Thực trạng dạy và học theo phương pháp DHĐV tại trường THPT Bưng Riềng
2.1 Về phía giáo viên
- Từ trước đến nay, GV đã vận dụng phương pháp DHĐV vào hoạt động dạyhọc, hình thức đóng vai chủ yếu mà GV sử dụng là “kịch bản hóa” tác phẩm tự sự;
GV là người cung cấp kịch bản, theo ý đồ của người dạy HS đóng vai, tái hiện lạinhân vật trong tác phẩm, từ đó nêu nhận xét về nhân vật đóng vai Mặc dù đã cótác động tích cực đến người học, tạo cho HS hứng thú hơn nhưng xét đến cùng,hình thức đóng vai tái hiện chưa thực sự phát huy hết khả năng của người học HSvẫn là đối tượng được truyền đạt kiến thức từ GV, chưa tích cực, chủ động tronghọc tập chứ chưa nói đến khả năng sáng tạo; GV thì làm việc quá nhiều nhưnghiệu quả dạy học chưa cao
- Mức độ sử dụng chưa phổ biến, đa số GV sử dụng trong các tiết hội giảng, cóngười dự giờ nhận xét, đánh giá; sử dụng chưa đồng bộ ở một số GV, ở một số bài
Trang 11học, lớp học, …và mức độ sử dụng phương pháp DHĐV trong tiết học mới chỉdừng lại ở việc giúp GV triển khai kiến thức thuận lợi hơn, học sinh hứng thú hơntrong một số tiết học.
2.2 Về phía học sinh
- Theo xu hướng chọn trường, chọn nghề hiện nay, học sinh trường THPTBưng Riềng đa số chọn môn tự nhiên để học Các em học môn Ngữ văn với mụctiêu “lấy điểm”, mà chưa thấy được những giá trị bồi đắp tư tưởng, tình cảm chomình Với đặc điểm bài dài, phải đọc nhiều, chép nhiều, học thuộc nhiều, phươngpháp dạy học chưa sáng tạo là một trong những nguyên nhân dẫn đến thái độ họctập chưa tích cực ở môn Ngữ văn, nhất là đối với các tác phẩm tự sự
- Đa số HS không đọc tác phẩm, soạn bài một cách đối phó Thông thường, các
em sử dụng tài liệu, chép lại một cách thụ động, nhiều em còn mượn vở ghi củaanh chị lớp trước hay bạn bè lớp khác đã học rồi chép lại “một công đôi việc” vừa
có soạn bài, vừa để nếu GV có gọi hỏi bài mà nhìn vào đó trả lời
Tác phẩm tự sự với những đặc trưng cơ bản như: có cốt truyện, có nhân vật,
có người kể chuyện, … là một thuận lợi rất lớn cho phương pháp đóng vai Dựavào những đặc trưng cơ bản đó mà GV đưa ra các hình thức đóng vai phù hợp.Qua nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp DHĐV, qua thực tế giảng dạy tácphẩm tự sự tại trường THPT Bưng Riềng, tôi xin nêu một số hình thức tổ chứctrong DHĐV như sau
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DHĐV VÀO DẠY HỌC TÁC PHẨM TỰ SỰ
1 Một số hình thức đóng vai trong dạy học tác phẩm tự sự ở trường THPT 1.1 Đóng vai nhân vật
- Đóng vai nhân vật có các hình thức:
1.1.1 Đóng vai tái hiện
- Đây là hình thức tổ chức cho học sinh đóng vai các nhân vật trong tácphẩm tự sự Thay vì cho các em đọc tác phẩm, GV có thể phân vai, cho HS có thờigian chuẩn bị, sau đó tái hiện lại nhân vật trong SGK Ở hình thức đóng vai này,
HS có thể kết hợp thêm một số lời thoại khác (không khác nhiều với văn bản), kết
Trang 12hợp ngôn ngữ, điệu bộ, … để trình bày con người, về hoàn cảnh, sự kiện, … bằngsuy nghĩ chủ quan của người trong cuộc Kiểu đóng vai tái hiện này GV, HSkhông cần thời gian chuẩn bị nhiều, có thể đóng vai trực tiếp trong giờ học, đặcbiệt thuận lợi trong hoạt động hình thành kiến thức mới Tuy nhiên, GV không nên
sử dụng kiểu đóng vai tái hiện trong một lượng thời gian quá dài hoặc lượng kiếnthức nhiều vì rất dễ gây nhàm chán Để tăng hiệu quả của phương pháp đóng vainhân vật tái hiện, một nhân vật nhưng có thể cho nhiều nhóm đóng vai theo từng
sự việc (từng nội dung) theo bố cục bài dạy
- Ví dụ:
+ Đóng vai Chí Phèo, tái hiện các giai đoạn chính trong cuộc đời nhân vật
GV chia lớp thành 3 nhóm, phân công mỗi nhóm thực hiện một giai đoạn:Nhóm 1: Trước khi đi tù
Nhóm 1: Lúc Huấn Cao chưa đến nhà lao
Nhóm 2: Trước khi cho chữ
Nhóm 3: Cảnh cho chữ
- Ưu điểm của phương pháp này là giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn
vì muốn “diễn” được, học sinh phải đọc kĩ, nắm được các tình tiết, sự kiện và cảdiễn biến tâm lí nhân vật trong SGK, thậm chí, nếu có thời gian, các em còn có thểhọc thuộc lời thoại Thêm vào đó là quá trình sáng tạo kịch bản không mất nhiềuthời gian vì thực chất chỉ là “kịch bản hóa” tác phẩm tự sự
- Nhược điểm của phương pháp này là không phát huy được tính sáng tạocủa người học vì hầu hết kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa; tiết học đôi khinhàm chán, chưa thực sự tạo cho các em một sân khấu mà ở đó các em có thể thểhiện hết mình
1.1.2 Đóng vai suy luận
Trang 13- Đây là hình thức người học đặt mình vào vị trí nhân vật để hình dung thái
độ, phản ứng, hành động, … trước các sự việc, tình huống nào đó Về bản chất,hình thức đóng vai này bao hàm cả cái các em đã biết (trong tác phẩm) và cái chưabiết (từ tác phẩm, HS sáng tạo cách ứng xử mới) Hình thức đóng vai này có sựchuẩn bị chu đáo hơn từ kịch bản, lời thoại, hành động, nhân vật, …được xâydựng, phát triển từ nội dung trong tác phẩm tự sự, kết hợp suy luận, sáng tạo ranhững cách ứng xử mới Dạng thức “nêu vấn đề” đóng vai của GV thường đặt radưới dạng câu hỏi “nêu vấn đề” như: Nếu em là nhân vật A, em sẽ hành động nhưthế nào trong hoàn cảnh đó? Vì sao lại thế? Chẳng hạn như:
+ Nếu em là Liên, có chấp nhận một cuộc sống quẩn quanh, tẻ nhạt, buồnchán như vậy không? Em sẽ làm gì để có thể thay đổi cuộc sống của mình?
+ Nếu em là Chí Phèo, em sẽ làm gì khi bị Thị Nở từ chối?
- Ưu điểm của phương pháp này là học sinh được đặt vào các tình huống
“có vấn đề”, kích thích sự tìm tòi, giải quyết vấn đề bằng hiểu biết cá nhân Hìnhthức này thường tạo cho học sinh hứng thú bởi luôn phải suy nghĩ, tìm tòi, sángtạo GV có điều kiện để hiểu HS của mình hơn, dễ uốn nắn những kỹ năng xử lýtình huống, phần nào giúp các em định hình được cảm xúc, hành vi của mình trongthực tiễn Đây là hình thức mà GV có thể tích hợp giáo dục kỹ năng sống, kỹ nănglàm văn nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
- Nhược điểm của phương pháp này là: Phải có thời gian cho HS chuẩn bị,
do đó GV rất dễ “cháy giáo án” Đối với HS trung bình, yếu rất khó để tổ chứcphương pháp đóng vai suy luận này, và nếu có sử dụng thì cũng khó đạt kết quảnhư mong muốn vì nó đòi hỏi suy luận hợp lý, sáng tạo
1.2 Đóng vai người kể chuyện
- Tác phẩm tự sự nào cũng có người kể chuyện Người kể chuyện xuất hiệndưới nhiều dạng thức khác nhau Có khi xưng “tôi” với tư cách tác giả (Lão Hạc –Nam Cao); có khi xưng “tôi” với tư cách là nhân vật trong truyện (Mẫn và tôi –Phan Tứ); Thường thấy nhất là giọng trần thuật của một người nào đó không xuấtđầu lộ diện nhưng người đọc vẫn thấy được tư tưởng, tình cảm, thái độ đối vớinhân vật trong truyện Các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11 –Phần văn học hiện đại chủ yếu sử dụng hình thức kể chuyện này Người kể dấu
Trang 14mình ở đây chính là tác giả Do đó, đóng vai người kể chuyện là hình thức cho họcsinh đóng vai tác giả, sáng tạo lời nói, suy nghĩ, hành động của nhân vật theo quanđiểm của cá nhân Hình thức đóng vai này thường định dạng kiểu như: “Nếu em làtác giả, em sẽ (hãy), …” hoặc “Hóa thân vào tác giả, lí giải vì sao lại để cho nhânvật hành động như vậy?”
- Nhược điểm: HS muốn sáng tạo được thì phải nắm được ý nghĩa của sự việc,hiện tượng, tình huống, …trong SGK, từ đó mới thấy được cái hay, cái hạn chếcủa tình huống, sự việc, … để sáng tạo cho phù hợp
1.3 Đóng vai “giả định”
- Đóng vai “giả định” cũng là một hình thức nhập vai, hóa thân nhưng khôngphải thành nhân vật hay nhà văn mà là một nhân vật khác do người dạy hoặc ngườihọc sáng tạo ra từ nội dung bài học
- Đây là hình thức vận dụng hình thức đóng vai theo chủ đề trong dạy họcmầm non như: đóng vai một thành viên trong gia đình: mẹ - con, bà – cháu, haybác sĩ khám bệnh, công an giao thông, người bán hàng, mua hàng, … Trong cuốn
“Giáo dục mầm non” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) của nhóm tác giả Phạm Thị
Trang 15Châu đã chỉ rõ vai trò của hình thức đóng vai này “là loại trò chơi trong đó trẻđóng một vai chơi cụ thể để tái tạo lại những ấn tượng, những cảm xúc mà trẻ thunhận được từ một môi trường xã hội của người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trítưởng tượng” Từ hình thức trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục mầm non,kết hợp với những hiểu biết của học sinh về xã hội, về tác phẩm tự sự, người dạy
có thể tạo ra các vai diễn “giả định” hoặc gợi ý để học sinh sáng tạo ra các vai diễn
“giả định” trong một tình huống “giả định” – để học sinh tự tiếp cận nội dung tácphẩm tự sự Hình thức này tiệm cận gần hơn với định nghĩa DHĐV của Bộ Giáodục và Đào tạo “Đóng vai là tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một sốcách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định”
- Ví dụ:
Khi dạy tác phẩm “Chữ người tử tù”, GV đưa ra một tình huống “giả định”:
“PHIÊN TÒA ĐẶC BIỆT” – Xét xử Huấn Cao có tội hay không có tội? (KhiHuấn Cao bị giải đến nhà ngục để chờ ngày thi hành án, có nhiều đơn khiếu nại vềbản án tử hình của Huấn Cao là không đúng người, đúng tội Quản Ngục phải tiếnhành phiên tòa xét xử lại: Huấn Cao có tội hay không có tội? Mặc dù có sự khácnhau về quy trình xử lý giữa xã hội phong kiến với thời hiện đại, nhưng GV để cho
HS dùng hình thức phiên tòa hiện đại để HS tiếp cận thuận lợi hơn)
Dự kiến các nhân vật giả định:
Hội đồng xét xử gồm có: Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa; Hội thẩm nhân dân(Quản Ngục sẽ là người tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tiến hành nghiên cứu hồ
sơ, tiến hành xét xử, tiến hành tố tụng và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyềncủa Hội đồng xét xử)
Thư ký phiên tòa
(Thầy thơ lại)
Kiểm sát viên
(Đọc cáo trạng, hỏi và đưa ra chứng cứ, luận tội và tranh luận với những ngườitham gia tố tụng tại phiên tòa)
Bị cáo/ bị hại
(Huấn Cao và một người đại diện cho xã hội phong kiến)
Luật sư bào chữa cho bị cáo/bị hại
Trang 16Người đại diện theo pháp luật của bị cáo/ bị hại
HS dựa vào các gợi ý về “tình huống giả định”, các “vai giả định”, GV giaonhiệm vụ cho các nhóm về nhà chuẩn bị kịch bản, tư vấn HS nội dung, tiến hànhchỉnh sửa và tập luyện, đúng thời gian quy định trình bày “PHIÊN TÒA ĐẶCBIỆT”, kết quả phải đưa ra được một kết luận hợp lý, hợp tình
- Với tình huống này, GV có thể sử dụng khi dạy tác phẩm “Chí Phèo” củaNam Cao Ở tác phẩm này, GV có thể chọn dạy một trong hai tình huống:
+ Xét xử kẻ đã đẩy Chí Phèo vào con đường tha hóa
+ Xét xử vụ án mạng xảy ra tại làng Vũ Đại, khiến hai người thiệt mạng: ChíPhèo và Bá Kiến, …
Ở tác phẩm “Chí Phèo”, GV nên chọn hình thức phiên tòa lưu động – xét xửtại làng Vũ Đại, nơi có sự chứng kiến của dân làng và dân làng cũng là một vaidiễn
- Khi dạy đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Vũ Trọng Phụng): GVđưa ra “tình huống giả định”: Tổ chức chương trình giới thiệu sản phẩm mới:
“MÁY PHÁT HIỆN NÓI DỐI” HS sẽ tự lựa chọn hình thức đóng vai phù hợp(trò chơi, diễn kịch, …) kết quả dùng chiếc máy “MÁY PHÁT HIỆN NÓI DỐI”,bóc trần mâu thuẫn trào phúng: thật – giả; bên ngoài – bên trong, … của nhữngngười trong tang gia
- Đặc điểm của phương pháp đóng vai “giả định” là kiểu đóng vai ứng dụng.Đây là hình thức đóng vai hoàn toàn sáng tạo của học sinh, trong đó người học tạo
ra kịch bản, không chỉ dựa vào tác phẩm tự sự mà còn dựa vào những tình huống
đã gặp, những con người đã gặp, những hành vi đã thấy, … trong cuộc sống tươngđồng với tác phẩm văn học, để từ đó sáng tạo kịch bản “giả định”, những vai diễn
“giả định” để chủ động tiếp cận nội dung bài học, rút ra bài học ứng xử cho bảnthân khi gặp những tình huống tương tự
- Ưu điểm của hình thức đóng vai “giả định” này: Tổng hợp được ưu điểm củanhiều hình thức đóng vai khác nhau, có thể phát huy cùng một lúc ưu điểm củaphương pháp đóng vai tái hiện (ghi nhớ kiến thức), đóng vai suy luận (từ cái đãbiết sáng tạo cái chưa biết) và đóng vai ứng dụng (sáng tạo cái mới trong tìnhhuống mới); phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phát
Trang 17hiện được những khả năng tiềm ẩn ở mỗi học sinh, đưa tác phẩm văn học gắn liềnhơn với cuộc sống, giúp các em hiểu được học văn không chỉ để “lấy điểm” màquan trọng hơn là “học làm người” qua việc tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành
vi , …trong cuộc sống Với hình thức đóng vai này, GV có thể hình thành cho họcsinh rất nhiều năng lực: Năng lực giao tiếp; Năng lực sáng tạo; Năng lực hợp tác
và đảm nhận trách nhiệm.; Năng lực tự quản lý thời gian; Rèn luyện và phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề.; Hình thành và phát triển năng lực tự học; Năng lựccảm thụ văn học; Năng lực trình diễn, hóa thân, …không chỉ phù hợp với quanđiểm đổi mới phương pháp dạy học mà còn phù hợp với xu hướng “Trả tác phẩm
về cho học sinh”, đem đến sân chơi bổ ích cho HS qua hình thức “chơi mà học,học mà chơi”, …
+ Có người nói: nếu giao quyền cho học sinh hết thì GV làm gì?
+ Thực ra, HS càng chủ động, sáng tạo thì vai trò của GV càng quan trọng.Không chủ động truyền đạt kiến thức cho HS theo cách dạy truyền thống, khôngcầm tay chỉ việc, … nhưng GV chính là người chủ động trong mọi hoạt động của
HS, từ việc đặt các em vào “tình huống có vấn đề”, đến định hướng mục tiêu hànhđộng cho học sinh; đến “chuyên gia” – cố vấn; đến người đồng hành cùng HS trêncon đường đi tìm chân lí
- Nhược điểm của phương pháp này là “kén” HS – có nghĩa là không phải mọiđối tượng HS đều có thể tham gia và đáp ứng yêu cầu sáng tạo của phương pháp.Đối tượng HS trung bình, yếu rất khó để áp dụng Thêm nữa, GV sử dụng phươngpháp này không khéo thường có kết quả ngược, vì để cho HS sáng tạo mà khôngtheo sát các em thì rất dễ xa đề, lạc đề, … và như vậy, lại tạo thêm nhiều áp lựccho GV trong quá trình nhận xét và tổng kết lại nội dung bài học; phương phápnày đòi hỏi GV và HS mất nhiều thời gian chuẩn bị và tài chính hơn cách dạytruyền thống nhưng bù lại, những bài học các em thu nhận được thì không phảibao nhiêu tiền cũng mua được
Trên đây là một số hình thức DHĐV mà GV có thể sử dụng trong quá trìnhdạy học tác phẩm tự sự ở trường THPT GV khi sử dụng phương pháp DHĐV, tùyvào từng tác phẩm cụ thể, tùy vào đặc điểm học sinh từng lớp, từng trường, tùyvào lượng thời gian, điều kiện cụ thể mà lựa chọn hình thức đóng vai cho phù hợp