1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dạy học chủ đề vội vàng, đây thôn vĩ dạ, tràng giang lớp 11 giáo án theo 5 bước

35 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 413 KB

Nội dung

- Nhận diện , phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ trong chủ đề hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, vần nhịp… - Nhận biết được sự giống nhau và khác nha

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ: THƠ LÃNG MẠN 1930-1945

1/ - CHUYÊN ĐỀ: THƠ LÃNG MẠN 1930-1945

2/ - XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ BÀI HỌC:

- Các tác phẩm: Vội vàng- Xuân Diệu, Tràng giang- Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử.-Thời gian: 4 tiết

3/- XÂY DỰNG MỤC TIÊU BÀI HỌC

3.1 Kiến thức:

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ lãng mạn 1930-1945

- Đặc điểm cơ bản của các tác phẩm thơ lãng mạn 1930-1945

3.2 Kĩ năng:

- Huy động tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, ngôn ngữ…để đọc hiểu văn bản

- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:

+ Nhận diện thể thơ và giải thích ý nghĩa của việc sử dụng thể thơ

+ Nhận diện sự phá cách trong việc sử dụng thể thơ (nếu có)

+ Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ

+ Nhận diện và phân tích tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ

+ Phân tích được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của một bài thơ trữ tình hiện đại Việt Nam

+ Đánh giá những sáng tác độc đáo của mỗi nhà thơ qua các bài thơ đã học

- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo những đoạn thơ hay

- Nhận diện , phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ trong chủ

đề (hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, vần nhịp…)

- Nhận biết được sự giống nhau và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại về đề tài, cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ

- Vận dụng những kiến thức , kĩ năng đã học đề đọc những bài thơ lãng mạn 1930-1945 kháccủa Việt Nam; nêu những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung nghệ thuật của cácbài thơ được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ đã họctrong chủ đề rút ra những bài học về lý tưởng sống, cách sống từ những bài thơ đã học và liên

hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản

- Năng lực đọc – hiểu một tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản

Trang 2

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

4/ XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA MỖI LOẠI CÂU HỎI/BÀI TẬP

CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH TRONG DẠY HỌC.

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận

dụng cao

Nêu những nét chính về tác giả Chỉ ra những biểu hiện về

con người tác giả được thểhiện trong tác phẩm

Nêu những hiểu biết thêm

về tác giả qua việc đọc hiểubài thơ

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài

thơ Phân tích tác động củahoàn cảnh ra đời đến việc

thể hiện nội dung tư tưởngcủa bài thơ

Nêu những việc sẽ làm nếu

ở hoàn cảnh tương tự củatác giả

Chỉ ra ngôn ngữ được sử dụng

để sáng tác bài thơ Lý giải một số từ ngữ, hìnhảnh…trong các câu thơ Đánh giá việc sử dụngngôn ngữ của tác giả trong

bài thơ

Xác định thể thơ Chỉ ra những đặc điểm về

bố cục, vần, nhịp… Đánh giá tác dụng của thểthơ trong việc thể hiện nội

dung bài thơ

Xác định nhân vật trữ tình - Nêu cảm xúc của nhân

vật trữ tình trong từng câu/

cặp câu thơ

- Khái quát bức tranh tâmtrạng của nhân vật trữ tìnhtrong bài thơ

Nhận xét về tâm trạng củanhân vật trữ tình trong câu/cặp câu/ bài thơ

Xác định hình tượng nghệ thuật

được xây dựng trong bài thơ -Phân tích những đặc điểmcủa hình tượng nghệ thuật

thơ

-Nêu tác dụng của hìnhtượng nghệ thuật trong việcgiúp nhà thơ thể hiện cáinhìn về cuộc sống và conngười

-Đánh giá cách xây dựnghình tượng nghệ thuật

- Nêu cảm nhận/ ấn tượngriêng của bản thân về hìnhtượng nghệ thuật

Chỉ ra câu/ cặp câu thơ thể hiện

rõ nhất tư tưởng của nhà thơ Lí giải tư tưởng của nhàthơ trong câu/ cặp câu thơ

đó

Nhận xét về tư tưởng củatác giả được thể hiện trongbài thơ

5/ - BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI/ BÀI TẬP CỤ THỂ THEO CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU

ĐÃ MÔ TẢ.

5.1 Với bài thơ Vội vàng có thể sử dụng các câu hỏi sau:

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao

Nêu những nét chính về tác Xuân Diệu là người như Bài thơ giúp em hiểu thêm gì

Trang 3

giả Xuân Diệu thế nào? về tác giả?

Nêu xuất xứ của bài thơ - Trình bày những hiểu

biết của em về tập thơ?

Tập thơ đó có vị trí như thếnào trong đời thơ Xuân Diệu.Nhan đề của bài thơ là gì? Giải thích ý nghĩa của

nhan đề đó

Lý giải tại sao nhà thơ lại đặtnhan đề là “Vội vàng”

Đọc và xác định thể thơ? Em hiểu thế nào về thể

thơ tự do Hãy kể tên một số bài thơcùng loại.Nhân vật trữ tình trong bài thơ

là ai?

-Những từ ngữ nào trongbài thơ giúp em xác địnhđược nhân vật trữ tình

- Cảm hứng chủ đạo củanhân vật trữ tình trong bàithơ là gì?

Em có nhận xét gì về tâmtrạng của nhân vật trữ tìnhtrong bài thơ?

1 Tình yêu cuộc sống tha thiết:

- Mở đầu bài thơ, tác giả thể

Nghệ thuật đó có tácdụng gì?

Có gì mới trong cách sử dụngnghệ thuật của tác giả?

- Hãy cho biết tâm trạng củatác giả qua đoạn thơ trên?

2 Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người:

Chi tiết nào thể hiện được điều

đó? - Từ quan niệm thời gianlà tuyến tính, nhà thơ đã

cảm nhận được điều gì?

- Quan niệm về thời gian củangười xưa và Xuân Diệu có gìkhác?

- Quan niệm sống củaXuân Diệu là gì qua đoạnthơ đó?

3 Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình

- Chỉ ra được những biện pháp

nghệ thuật được sử dụng trong

đoạn thơ

- Cảm nhận được sự trôichảy của thời gian, XuânDiệu đã làm gì để níu giữthời gian?

- Hãy nhận xét về đặcđiểm của hình ảnh, ngôn

từ, nhịp điệu trong đoạnthơ mới?

- Giáo dục KNS: Trình bày

những ấn tượng sâu đậm của cánhân về hồn thơ Xuân Diệu ?

- Giáo dục KNS: Bài thơ thể

hiện quan niệm sống đẹp của một tâm hồn khao khát sống hay chỉ là lối sống tiêu cực gấp gấp

Tổng kết - Hãy nêu đặc sắc nghệ - Hãy rút ra ý nghĩa của văn

Trang 4

thuật của bài thơ? bản ?

5.2 Với bài thơ Tràng giang có thể sử dụng các câu hỏi sau:

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao

- Nêu hoàn cảnh sáng tác của

bài thơ - Hoàn cảnh đó sẽ có ảnhhưởng như thế nào đến tâm

trạng của tác giả?

Em hãy kể vắn tắt một sốhiểu biết của em về giai đoạnlịch sử lúc bây giờ?

Nêu xuất xứ của bài thơ - Trình bày những hiểu biết

của em về tập thơ?

Tập thơ đó có vị trí như thếnào trong đời thơ Huy Cận.Nhan đề của bài thơ là gì? Giải thích ý nghĩa của nhan

đề đó Mối quan hệ giữa nhan đề vàâm hưởng của bài thơ?Đọc và xác định thể thơ? Em hiểu thế nào về thể thơ

đó

Hãy kể tên một số bài thơcùng loại

Nhân vật trữ tình trong bài

thơ là ai? -Những từ ngữ nào trongbài thơ giúp em xác định

được nhân vật trữ tình?

- Cảm hứng chủ đạo củanhân vật trữ tình trong bàithơ là gì?

Em có nhận xét gì về tâmtrạng của nhân vật trữ tìnhtrong bài thơ?

1/Ba khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ

- Hãy phân tích những hìnhảnh sông nước,thuyền,cành củikhô để thấy được biểu hiệntâm trạng của tác giả?

- Suy nghĩ của em về âmthanh được nói đến trongcâu này?

- Nhận xét về hình ảnh

“trời sâu chót vót”?

- Thủ pháp nghệ thuật tươngphản phát huy tác dụng gì?

- Tâm trạng của tác giả biểuhiện ntn?

- Vì sao trong ba khổ thơ đầunhà thơ bày tỏ nỗi buồn sâulắng,thống thiết trước thiên

Trang 5

- Câu hỏi tu từ cho ta thấy

gì về sự giao kết tìnhngười?

nhiên? (Gv có thể gợi mở chocác em về bối cảnh đất nước)

2/Tình yêu quê hương

- Tình yêu thiên nhiên ở đây

có thấm đượm lòng yêu nướcthầm kín không? Vì sao?

- Phân tích điểm khác nhau vềnỗi nhớ trong thơ xưa và trongthơ HC (Gv giới thiệu bàiHoàng Hạc Lâu của ThôiHiệu)

Em hãy rút ra ý nghĩa vănbản?

Giáo dục KNS Em hãy

trình bày suy nghĩ, cảmnhận về vẻ đẹp của giọngđiệu, gương mặt thơ HuyCận trong dòng Thơ Mới

5.3 Với bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có thể sử dụng các câu hỏi sau:

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao

Nêu những nét chính về tác

giả Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử là ngườinhư thế nào?

Bài thơ giúp em hiểu thêm gì

về tác giả?

- Nêu hoàn cảnh sáng tác của

bài thơ

- Hoàn cảnh đó sẽ có ảnhhưởng như thế nào đếntâm trạng của tác giả?

Kể một số giai thoại về tìnhyêu của Hàn Mặc Tử liên quanđến hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Nêu xuất xứ của bài thơ - Trình bày những hiểu

biết của em về tập thơ? Tập thơ đó có vị trí như thế nàotrong đời thơ Hàn Mặc Tử.Nhan đề của bài thơ là gì? - Giải thích ý nghĩa của

nhan đề đó

Lý giải tại sao nhà thơ lại đổi

nhan đề bài thơ Ở đây thôn Vĩ thành Đây thôn Vĩ Dạ?

Đọc và xác định thể thơ? Em hiểu thế nào về thể

thơ đó

Hãy kể tên một số bài thơ cùngloại

Nhân vật trữ tình trong bài

thơ là ai? -Những từ ngữ nào trongbài thơ giúp em xác định

được nhân vật trữ tình?

- Cảm hứng chủ đạo củanhân vật trữ tình trongbài thơ là gì?

Em có nhận xét gì về tâm trạngcủa nhân vật trữ tình trong bàithơ?

- Cảnh Thôn Vĩ hiện lên

- Bóng dáng của người con gáiHuế xuất hiện gây thêm ấntượng gì cho lời mời gọi?

Trang 6

ra sao?

b Vĩ Dạ đêm trăng

- Đọc khổ thơ

- Tác giả sử dụng biện pháp

nghệ thuật gì?

- Nhận xét về cách sử dụng biện pháp tu từ?

- Tâm trạng của chủ thể trữ tình thay đổi ntn?

- Hình ảnh bến sông trăng gợi cho em cảm giác gì về vẻ đẹp của thiên nhiên

- Phân tích bức tranh thiên nhiên ở khổ 2, nó có sự khác biệt gì so với khổ 1?

- Đằng sau phong cảnh ấy là tâm sự gì của nhà thơ?

2/Tâm trạng của nhà thơ:

- Đọc khổ thơ

- Tác giả sử dụng biện pháp

nghệ thuật gì?

- Em hiểu ntn về câu thơ

“Áo em ”? - Câu hỏi cuối cùng bộc lộtâm trạng gì và nó có liên quan

ntn với câu hỏi mở đầu?

- Mối tình của tác giả có liên quan như thế nào đến những tâm sự trong bài thơ này?

6/ - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1 :

 2 KHỞI ĐỘNG CHỦ ĐỀ (3 phút) - GV tổ chức hoạt động sau : - Chia lớp thành 4 nhóm ; phát cho mỗi nhóm 01 phiếu học tập (1) sau : CÁC TÁC GIẢ VĂN HỌC Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Huy Thông, Nam Cao, Lưu Trọng Lư, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Thạch Lam, Hàn Mặc Tử, Vũ Trọng Phụng, Bích Khê, Huy Cận, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương, Hồ Chí Minh, Tú Mỡ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Công Hoan, Anh Thơ… Hãy phân chia các tác giả trên theo hai nhóm: Tác giả văn xuôi Tác giả thơ Mới

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ, giới thiệu kết quả;

- GV nhận xét, nêu vấn đề

 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)

A Tìm hiểu chung:

- Mục tiêu:

+ Giúp HS hiểu được những ét cơ bản về các tác giả Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử

cũng như sự nghiệp sáng tác của họ;

+ Những nét chính về thơ mới;

- Nhiệm vụ: Học sinh làm việc theo nhóm, phát huy kĩ năng đọc sgk; chuẩn bị ở nhà.

- Phương thức: Yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn, gạch chân những chi tiết quan trọng về tác

giả Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử

Trang 7

Gv hướng dẫn học sinh tự đọc sgk và tìm các ý cơ bản theo yêu cầu.

- Sản phẩm: Tiểu sử tóm tắt về các tác giả.

- Tiến trình tổ chức dạy học:

-Thơ HC hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí

- Tác phẩm : xem SGK

3 Hàn Mặc Tử:

- Là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong

phong trào Thơ mới “ Ngôi sao chổi trên bầu

trời thơ Việt Nam”(Chế Lan Viên)

- Ông có cảnh ngộ bất hạnh, sớm mất cha, mắcbệnh hiểm nghèo

- Tác phẩm chính (SGK)

II Thơ mới

1 Thơ Mới là một trào lưu thơ Việt Nam xuất hiện:

- Từ khoảng 1932 đến khi nổ ra cuộc cách

để diễn tả những khát vọng, ước mơ

4 Đâu là đặc điểm về nội dung của thơ Mới lãng mạn

Trang 8

- Coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳngđịnh “cái tôi” cá nhân đề cao con người thế tục.

- Bất hòa nhưng bất lực trước thực tại, tìm cáchthoát li thực tại đó bằng cách đi sâu vào thế giớinội tâm, thế giới của mộng ước

- Tìm đến các đề tài tình yêu, về thiên nhiên vàquá khứ, thể hiện khát vọng vượt lên hiện tạichật chội tù túng, dung tục, tầm thường

- Chú trọng diễn tả cảm xúc mạnh mẽ, nhữngtương phản gây gắt, những biến thái tinh vitrong tâm hồn con người

B Tìm hiểu bài thơ: Vội Vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ

I Bài thơ Vội vàng –Xuân Diệu

1 Những nét chung về bài thơ

- Mục tiêu: Giúp HS nắm được xuất xứ, bố cục của bài thơ.

- Nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân, phát huy kĩ năng đọc sgk

- Phương thức: Yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn, gạch chân những chi tiết quan trọng về tác

giả Xuân Diệu

Gv hướng dẫn học sinh tự đọc sgk và tìm các ý cơ bản theo yêu cầu

- Sản phẩm:

+ Xuất xứ, bố cục của bài thơ

- Tiến trình tổ chức dạy học:

Hoạt động 3

GV: Hãy cho biết xuất xứ của bài thơ?

Chia bố cục bài thơ và nêu nội dung

1 Những nét chung về bài thơ

a - Xuất xứ: In trong tập Thơ thơ (1938)- tập

thơ đầu tay và cũng là tập thơ khẳng định vị trícủa Xuân Diệu – “Nhà thơ mới nhất trong cácnhà thơ mới”

+ 10 câu cuối: Lời giục giã cuống quýt vội vàng

để tận hưởng tuổi xuân của mình…

2 Tìm hiểu chi tiết bài thơ

a Tìm hiểu 13 câu thơ đầu:

- Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được khát vọng kì lạ đến ngông cuồng; Bức tranh mùa xuân

hiện ra như một khu vườn tràn ngập hương sắc thần tiên, như một cõi xa lạ; Nghệ thuật và hiệuquả NT

- Nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm theo bàn, kỹ thuật trình bày 1 phút.

Trang 9

- Phương thức: Gv giao nhiệm vụ, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm, theo bàn, theo

cặp đôi và làm việc cá nhân; Gv hướng dẫn học sinh khai thác văn bản và tìm các chi tiết, hìnhảnh

- Sản phẩm:

+ Sản phẩm thảo luận của HS

- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

a Tìm hiểu 13 câu thơ đầu

* 4 câu thơ đầu:

- Khát vọng kì lạ đến ngông cuồng:

“ Tắt nắng; buộc gió” + Điệp ngữ “tôi muốn”:khao khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quyluật tự nhiên, những vận động của đất trời

 Cái tôi cá nhân đầy khao khát đồng thời cũng

là tuyên ngôn hành động với thời gian

 3 LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG ( 5 phút)

 4 HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC(1 phút)

- Học thuộc lòng bài thơ, nội dung chính của bài học

- Soạn bài : Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ

Tiết 2:

 1 KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò

- GV giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 4 nhóm phát phiết câu hỏi (Phiếu 4) hoặc trình chiếu câuhỏi (CNTT)

+Chuẩn bị bảng lắp ghép

* HS: Hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi

- HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Từ đó, giáo viên giới thiệu vào bài:

2 Tìm hiểu chi tiết bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

a Tìm hiểu 13 câu thơ đầu:

- Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được:

Trang 10

+ Khát vọng kì lạ đến ngông cuồng; Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vườn tràn ngập

hương sắc thần tiên, như một cõi xa lạ; Nghệ thuật và hiệu quả NT

- Nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm theo bàn, kỹ thuật trình bày 1 phút.

- Phương thức: Gv giao nhiệm vụ, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm, theo bàn, theo

cặp đôi và làm việc cá nhân; Gv hướng dẫn học sinh khai thác văn bản và tìm các chi tiết, hìnhảnh

- Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận của HS.

- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

Hoạt động 1

GV chia lớp làm 06 nhóm, sử dụng kỹ

thuật khăn trải bàn; HS làm việc cặp đôi

Nhóm 1,2,3 : Phiếu học tập số 3

- Bức tranh mùa xuân hiện ra như thế nào

trong 13 câu thơ đầu?

- Chi tiết nào thể hiện điều này?

Nhóm 4,5,6 : Phiếu học tập số 4

- Để miêu tả bức tranh thiên nhiên đầy

xuân tình, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?

- Có gì mới trong cách sử dụng nghệ thuật

của tác giả, tác dụng gì?

HS: tiến hành thảo luận, cử nhóm

trưởng điều hành thảo luận, thư ký ghi

chép sản phẩm thảo luận

GV: theo dõi, quan sát, phát hiện kịp

thời những khó khăn của học sinh để giúp

đỡ kịp thời

HS: trình bày sản phẩm thảo luận trước

lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ

sung

GV: nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt

động và quá trình thảo luận của học sinh

Khả năng tiếp nhận, tham gia tích cực, chủ

động, sáng tạo, hợp tác của Hs trong việc

thực hiện nhiệm vụ

GV: tổng hợp, phân tích, đánh giá kết

quả hoạt động và quá trình thảo luận của

học sinh Chốt ý:

a Tìm hiểu 13 câu thơ đầu:

* 9 câu thơ tiếp theo

- Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vườn tràn ngập hương sắc thần tiên, như một cõi xa lạ:

+ Bướm ong dập dìu + Chim chóc ca hót + Lá non phơ phất trên cành

+ Hoa nở trên đồng nội

 Vạn vật đều căng đầy sức sống, giao hòasung sướng Cảnh vật quen thuộc của cuộcsống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời củanhà thơ đã biến thành chốn thiên đường,thần tiên

- Nghệ thuật:

+ Điệp ngữ: này đây tuần tháng kết hợp với hình ảnh, Hoa … xanhrì

âm thanh, màu sắc: Lá cành tơ Yến anh

Ánh sang + So sánh: tháng giêng ngon nhứ cặp môigần: táo bạo Nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp kìdiệu của thiên nhiên và thổi vào đó 1 tìnhyêu rạo rực, đắm say ngây ngất

 Sự phong phú bất tận của thiên nhiên, đãbày ra một khu địa đàng ngay giữa trần gian

- “một thiên đàng trần thế”

Trang 11

GV Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (thời

gian 1 phút): Hãy cho biết tâm trạng

của tác giả qua đoạn thơ trên?

HS: trao đổi, thảo luận, và trình bày sản

phẩm

GV: tổng hợp, phân tích, đánh giá kết

quả hoạt động và quá trình thảo luận của

học sinh

GV: nhận xét khả năng tham gia tích

cực của học sinh trong trình bày, trao đổi,

thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập GV bổ sung và chốt ý:

- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống

nhất: Sung sướng >< vội vàng: Muốn sống

gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thờigian

b Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người:

- Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được:

+ Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người:

+ Quan niệm về thời gian của người xưa

+ Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu

+ Từ quan niệm thời gian là tuyến tính, nhà thơ đã cảm nhận thời gian như 1 dòng chảy, thờigian trôi đi tuổi trẻ cũng sẽ mất Thời gian tuyến tính  Xuân Diêu thể hiện cái nhìn biệnchứng về vũ trụ, thời gian

- Nhiệm vụ: Học sinh thảo luận nhóm, theo bàn, theo cặp đôi, kỹ thuật trình bày 1 phút, làm

việc cá nhân

- Phương thức: Gv giao nhiệm vụ, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm, theo bàn, theo

cặp đôi và làm việc cá nhân Gv hướng dẫn học sinh khai thác văn bản và tìm các chi tiết, hìnhảnh

- Sản phẩm:

+ Sản phẩm thảo luận của HS

-Tiến trình dạy học:

- Từ quan niệm thời gian là tuyến tính,

nhà thơ đã cảm nhận được điều gì? Chi

tiết nào thể hiện được điều đó?

b Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người:

- Người xưa, các nhà thơ trung đại(HXH)

…”Xuân vẫn tuần hoàn”  Thời gian qua đi rồitrở lại, thời gian vĩnh cửu  quan niệm này xuấtphát từ cái nhìn tĩnh, siêu hình, lấy sinh mệnh vũtrụ làm thước đo

- Xuân Diệu lại cho rằng:

Xuân đương tới – đương qua

Trang 12

HS: trao đổi, thảo luận, và trình bày sản

phẩm

GV: tổng hợp, phân tích, đánh giá kết

quả hoạt động và quá trình thảo luận của

học sinh

GV: nhận xét khả năng tham gia tích

cực của học sinh trong trình bày, trao đổi,

thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập GV bổ sung và chốt ý:

Xuân còn non - sẽ già

 thời gian như 1 dòng chảy, thời gian trôi đituổi trẻ cũng sẽ mất Thời gian tuyến tính Xuân Diêu thể hiện cái nhìn biện chứng về vũtrụ, thời gian

 Cảm nhận sâu sắc, thấm thía

+Hình ảnh sự vật: Cơn gió xinh … phải bayđi

Chim rộn ràng … đứt tiếngreo

 tàn phai, héo úa, chia phôi, tiễn biệt

- Mau: gấp gáp, vội vàng, cuống quýt, hưởngthụ

 Quan niệm mới, tích cực thấm đượm tinhthần nhân văn

c Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình

- Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được:

+ Cách dùng từ ngữ táo bọa mới mẻ, hiệu quả của nghệ thuật tăng tiến

+ Cảm xúc yêu đời cuồng nhiệt, si mê; quan điểm nhân sinh mới mẻ

- Nhiệm vụ: Kỹ thuật trình bày 1 phút, làm việc cá nhân.

- Phương thức: Gv giao nhiệm vụ, yêu cầu HS làm việc cá nhân Gv hướng dẫn học sinh khai

thác văn bản và tìm các chi tiết, hình ảnh

- Sản phẩm:

+ Sản phẩm thảo luận của HS

-Tiến trình dạy học:

Hoạt động 3

GV Yêu cầu HS làm việc cá nhân

(thời gian 3 phút):

Hãy nhận xét về đặc điểm của cách xưng

hô, hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong

- Nghệ thuật điệp cú theo lối tăng tiến:

Ta muốn: ôm, riết, say, thâu, cắn

=> cao trào của cảm xúc mãnh liệt

Trang 13

HS: trao đổi, thảo luận, và trình bày sản

phẩm

GV: tổng hợp, phân tích, đánh giá kết

quả hoạt động và quá trình thảo luận của

học sinh

GV: nhận xét khả năng tham gia tích

cực của học sinh trong trình bày, trao đổi,

thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập GV bổ sung và chốt ý:

- Điệp+ Liên từ: và … và

giao cảm với đời

- Nhip điệu của đoạn thơ dồn dập, hối hả,sôi nổi, cuồng nhiệt

d Kết luận:

- Mục tiêu: Giúp HS khái quát được:

+ HS khái quát được những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

- Nhiệm vụ: Kỹ thuật trình bày 1 phút, làm việc cá nhân.

- Phương thức: Gv giao nhiệm vụ, yêu cầu HS làm việc cá nhân Gv hướng dẫn học sinh khai

thác văn bản và tìm các chi tiết, hình ảnh

- Sản phẩm:

+ Sản phẩm thảo luận của HS

-Tiến trình dạy học:

HS trả lời và GV chốt ý HS: trao đổi,

thảo luận, và trình bày sản phẩm

GV: tổng hợp, phân tích, đánh giá kết

quả hoạt động và quá trình thảo luận của

học sinh

GV: nhận xét khả năng tham gia tích cực

của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo

luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học

* Ý nghĩa văn bản

- Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới

mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của niềm khát khaogiao cảm với đời

Trang 14

 3 LUYỆN TẬP ( 5 phút)

GV hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK:

- Câu nói của Vũ Ngọc Phan là một nhận định chung, mang tính khái quát về Xuân Diệu vàthơ Xuân Diệu Nhận định đó có hai ý:

+ Thơ Xuân Diệu có hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân

+ Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía

- Cần vận dụng câu nói đó vào trường hợp bài thơ Vội vàng của ông, có nghĩa là phân tích bài

thơ đế làm sáng tỏ nhận định của Vũ Ngọc Phan Cách vận dụng như sau:

+ Trong bài Vội vàng, ý "yêu đương" chưa rõ, cần khai thác cảm hứng "tuổi xuân" (tức tuổitrẻ) để làm bài

+ Chứng minh rằng, với cảm hứng "tuổi xuân" lúc nào Xuân Diệu cũng là thanh niên vớigiọng yêu đời thắm thiết Cụ thể là:

 Lúc vui: đoạn 1 và đoạn 3 đều ru thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thiết (chứng minhqua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người; qua sự cuồng nhiệt, hối hả, vộivàng của nhà thơ đến với cuộc sống để "ôm" cuộc sống ấy vào lòng mà tận hưởng)

 Lúc buồn: đoạn 2: Ngay cả khi lo sợ thời gian trôi nhanh cướp mất tuổi xuân của mình,nhà thơ băn khoăn lo lắng, nhưng trong cái băn khoăn đó vẫn bộc lộ niềm yêu đời, yêu cuộcsống của mình bằng những câu thơ tha thiết với tuổi trẻ và mùa xuân như muốn níu kéo tuổixuân ở mãi với mình

 4 VẬN DỤNG, MỞ RỘNG ( phút)

Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận giới trẻ có lốisống gấp, sống ích kỉ trong cuộc sống hôm nay

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: Từ triết lí sống khao khát giao cảm với đời của nhà thơ Xuân Diệu, thí sinh bày tỏ

suy nghĩ về một hiện tượng xấu của một bộ phận giới trẻ hiện nay, đó là sống gấp, sống ích kỉ Cần trả lời các câu hỏi : sống gấp, sống ích kỉ là gì ? Hậu quả của lối sống đó ? Nguyên nhân

và biện pháp khắc phục ?

Tiết 3

II Bài thơ Tràng giang –Huy Cận

 1 KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò

- GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

+Chuẩn bị bảng lắp ghép

* HS:

+ Nhìn hình đoán tác giả Huy Cận

+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả

Trang 15

+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả

- HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong tập thơ “Lửa thiêng” nhà thơ Huy Cận

có làn tự họa chân dung tâm hồn minh:

“Một chiếc linh hồn nhỏ

Mang mang thiên cổ sầu”

Nỗi sầu ấy có bao trùn cả tập “Lửa thiêng” và hội tụ ở bài “Tràng giang”- một trong những bài thơ tiêu biểu của hồn thơ Huy Cận trước cách mạng Tháng Tám.

 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)

1 Những nét chung về bài thơ

- Mục tiêu: Giúp HS nắm được xuất xứ, bố cục của bài thơ.

- Nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân, phát huy kĩ năng đọc sgk

- Phương thức: Học sinh làm việc với văn bản.

Gv hướng dẫn học sinh tự đọc sgk và tìm các ý cơ bản theo yêu cầu

- Sản phẩm:

+ Xuất xứ, bố cục của bài thơ

- Tiến trình tổ chức dạy học:

Hoạt động 1

GV Yêu cầu HS làm việc cá nhân

(thời gian 3 phút):

- GV: Em hãy xác định xuất xứ, thể loại

bố cục, nha đề, lời đề từ bài thơ

HS trả lời và GV chốt ý HS: trao đổi,

thảo luận, và trình bày sản phẩm

GV: tổng hợp, phân tích, đánh giá kết

quả hoạt động và quá trình thảo luận của

học sinh

GV: nhận xét khả năng tham gia tích

cực của học sinh trong trình bày, trao đổi,

thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập GV bổ sung và chốt ý:

1 Tìm hiểu chung Tràng giang.

a Xuất xứ (sgk) Viết vào mùa thu 1939 in

trong tập thơ Lửa thiêng

- Cảm xúc từ cảnh sông Hồng

b Thể loại: thất ngôn trường thiên, đề tài :tả

cảnh thiên nhiên (cổ điển+hiện đại)

Trang 16

+ Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.+ Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tâm sự củacái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm.

- Câu này là khung cảnh để tác giả triển khaitoàn bộ cảm hứng

2 Tìm hiểu chi tiết văn bản:

- Mục tiêu: Giúp HS nắm được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của

nhà thơ; Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận : sự kết hợp giữa 2 yếu tố cổ điển và hiệnđại ; tính chất suy tưởng , triết lí ,… Thiên nhiên rộng lớn ,kì vĩ , thấm đượm tình người , tình đời

- Nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, phát huy kĩ năng đọc sgk

- Phương thức: Học sinh làm việc với văn bản Gv hướng dẫn học sinh tự đọc sgk và tìm các

ý cơ bản theo yêu cầu

- Sản phẩm: Sản phẩm của học sinh

- Tiến trình tổ chức dạy học:

Hoạt động 1

GV Yêu cầu HS làm việc cá nhân

(thời gian 3 phút):

+ Nhóm 1:

- GV đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu :

+ Cảnh tràng giang được tác giả miêu tả

Bức tranh tràng giang trong khổ thơ 3 có

gì đặc biệt ?Tâm trạng của tác giả như thế

nào ?

Nhóm 4:

Em có nhận xét gì về cảnh tràng giang

trong khổ thơ 4 ? Tại sao tác giả nói “

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” ?

-HS trả lời và GV chốt ý HS: trao đổi,

thảo luận, và trình bày sản phẩm

GV: tổng hợp, phân tích, đánh giá kết

quả hoạt động và quá trình thảo luận của

học sinh

2 Tìm hiểu chi tiết văn bản:

a Ba khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên

và tâm trạng của nhà thơ

* Khổ 1

-Hình ảnh: sóng gợn, thuyền, nước song song

=> cảnh sông nước mênh mông, vô tận, bóngcon thuyền xuất hiện càng làm cho nó hoangvắng hơn

-Củi 1 cành khô >< lạc trên mấy dòng nước

=> sự chìm nổi cô đơn, biểu tượng về thânphận con người lênh đênh, lạc loài giữa dòngđời

- Tâm trạng: buồn điệp điệp => từ láy gợi nỗibuồn thương da diết, miên man không dứt

=> Với khổ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu vàcách gieo vần nhịp nhàng và dùng nhiều từláy, khổ thơ đã diễn tả nỗi buồn trầm lắng củatác giả trước thiên nhiên

* Khổ 2

- Cảnh sông: cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu gợilên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợnngợp

- Âm thanh: Tiếng chợ chiều gợi lên cái mơhồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn

tạ, vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người

- Hình ảnh: Trời sâu chót vót cách dùng từ tàitình, ta như thấy bầu trời được nâng cao hơn,

Trang 17

GV: nhận xét khả năng tham gia tích

cực của học sinh trong trình bày, trao đổi,

thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập GV bổ sung và chốt ý:

khoáng đãng hơn

- Sông dài, trời rộng >< bến cô liêu Sự tươngphản giữa cái nhỏ bé Sự tương phản giữa cáinhỏ bé và cái vô cùng gợi lên cảm giác trốngvắng, cô đơn

=> Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầmbổng, Huy Cận như muốn lấy âm thanh đểxoá nhoà không gian buồn tẻ hiện hữu nhưngkhông được Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với

vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín

=> Ba khổ thơ biểu hiện cho niềm tha thiếtvới thiên nhiên tạo vật Đó là một bức tranhthiên nhiên thấm đượm tình người, mangnặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ củakiếp người Nhưng đằng sau nỗi buồn vềsông núi là nỗi buồn của người dân thuộc địatrước cảnh giang sơn bị mất chủ quyền

b Khổ thơ cuối

-Hình ảnh ước lệ, cổ điển: Mây, chim " vẽlên bức tranh chiều tà đẹp hùng vĩ, êm ả, thơmộng

-Tâm trạng: Không khói " âm hưởngĐường thi nhưng t/c thể hiện mới Nỗi buồntrong thơ xưa là do thiên nhiên tạo ra, còn ởHuy Cận không cần nhờ đến thiên nhiên, tạovật mà nó tìm ẩn và bộc phát tự nhiên vì thế

mà nó sâu sắc và da diết vô cùng

=> Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước khônggian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kíncủa một trí thức bơ vơ, bế tắc trước cuộc đời

c Kết luận:

- Mục tiêu: Giúp HS khái quát được:

+ HS khái quát được những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

- Nhiệm vụ: Kỹ thuật trình bày 1 phút, làm việc cá nhân.

- Phương thức: Gv giao nhiệm vụ, yêu cầu HS làm việc cá nhân Gv hướng dẫn học sinh khái

quát, hệ thống

- Sản phẩm:

Ngày đăng: 18/01/2018, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w