Kiến thức - Phân tích được tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương, ngoại thương.. - Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các tru
Trang 1Ngàysoạn: 7/3/18 12b1 12b2 12b3 12b4 12b5 12b6 12b7
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TIẾT 34 BÀI 31 : VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Phân tích được tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương, ngoại thương
- Phân tích được các tài nguyên du lịch ở nước ta
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
2 Kỹ năng.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại thương, du lịch
- sử dụng bản đồ du lịch, kinh tế,atlat địa lí Việt Nam để nhận biết và phân tích
sự phân bố của các trung tâm thương mại và du lịch
3 Thái độ
- Giúp học sinh hiểu được vấn đề xuất nhập khẩu của đất nước trong thời kỳ
hội nhập
- Có ý thức bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịchvà giáo dục du lịch trong công đồng
4 Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực khai thác bản đồ, biểu đồ, sơ đồ
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Trang 21 Giáo viên
- Át lát địa lí Việt Nam
- Bảng số liệu, biểu đồ các loại về thương mại Việt Nam
- Tranh ảnh băng hình về hoạt động thương mại
- Giáo án, tài liệu tham khảo,
2 Học sinh
Học bài cũ, đọc trước bài mới
III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC.
1 Khởi động : Bước 1: GV cho nhóm HS đóng tiểu phẩm.
CH: các em hãy cho biết qua tiểu phẩm vừa rồi nói lên vấn đề gì?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3 : GV gọi học sinh trả lời
Dự kiến sản phẩm: - Những thành tựu của ngành thương mại
- Sự phát triển của ngành du lịch nước ta hiện nay
Bước 4 : Gv đánh giá quá trình thực hiện của học sinh và chuẩn kiến thức.
Trong những năm gần đây ngành thương mại và du lịch ở nước ta có có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như hội nhập với khu vực và quốc tế Vậy để hiểu rõ về vai trò của 2 ngành này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 31
2 Nội dung bài học:
Hoạt động 1 (18’): 1 Thương mại:
- Mục tiêu: - Phân tích được tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội
thương, ngoại thương
- Phương thức thực hiện: cả lớp/ nhóm
-Các bước của mỗi hoạt động.
Trang 3- Bước 1: Giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu Hs dựa vào vốn hiểu
biết , kênh hình 31.1, hãy:
GV cho hs nhắc lại khái niệm và NT
-NGT
CH: Nêu tình hình phát triển và
sự thay đổi cơ cấu theo thành phần
kinh tế của nội thương?
CH: Nhận xét và giải thích cơ
cấu tổng mức bán lẻ HH và DTDV
phân theo thành phần kinh tế của
nước ta từ 1995 – 2005.
+ Nghiên cứu mục b, hình 31.2,
31.3, bảng số liệu ở bài tập 1
CH: Nêu rõ tình hình phát triển và cơ
cấu hàng xuất khẩu; nhập khẩu của
nước ta.?
CH: Trả lời các câu hỏi trong sách
giáo khoa
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS dựa vào sgk trả lời các câu hỏi,
- Bước 3: Trao đổi, thảo luận.
+ HS trao đổi với bạn cùng bàn
+ GV quan sát, góp ý cho HS
- Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức.
GV Mở rộng kiến thức.
-KN: Nội thương là ngành làm nhiệm vụ
trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một
1 Thương mại:
a Nội thương:
* Tình hình phát triển:
- HĐ trao đổi hàng hoá ở nước ta diễn ra từ rất lâu
Trang 4quốc gia.
→ Với sự ra đời một số đô thị như
Thăng Long, Phố Hiến, chợ Sắt…
→ Thời Pháp thuộc: hình thành chợ
Đồng Xuân, chợ Sắt, chợ Rồng…
→ Sau Đổi mới: hàng hoá phong phú,
đa dạng hoạt động buôn bán tấp nập
hơn
- Các trung tâm buôn bán lớn nhất cả
nước : Hà Nội, TPHCM
- Như vậy ngành nội thương phát triển
góp phần đẩy mạnh CMH sản xuất và
phân công lao động theo vùng và lãnh
thổ
KN: Ngoại thương làm nhiệm vụ trao
đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia
CH: Trả lời các câu hỏi trong sách
giáo khoa
? Dựa vào hình 31.2, hãy nhận xét về
sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu của
nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005.
GV mở rộng; → Trước Đổi mới NS
- Phát triển mạnh đặc biệt sau Đổi mới
* Cơ cấu theo thành phần kinh tế:
- Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
- Cơ cấu theo thành phần kinh tế có
sự chuyển biến tích cực theo nền kinh tế thị trường:
Năm 2005:
+ Thành phần Nhà nước giảm mạnh: còn 12,9%
+TP ngoài nhà nước tăng: đạt 83,3
% + TP có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh: đạt 3,8%
b Ngoại thương:
* Tình hình phát triển.
Hoạt động ngoại thương có sự chuyển biến rõ rệt:
- Về cơ cấu:
+ Trước đổi mới nước ta là một nước nhập siêu
+ Năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu tiến tới sự cân đối
+ Từ 1993 đến nay nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác trước đổi mới
- Thị trường mở rộng theo đa phương hoá, đa dạng hoá
- Cơ chế quản lý có nhiều đổi mới
Trang 5các sản phẩm cần thiết cho đời sống và
sản xuất như LTTP, hàng tiêu dùng,
xăng dầu…
→ Sau Đổi mới NS chủ yếu là tư liệu
sản xuất để phục vụ sự nghiệp CNH –
HĐH, đổi mới trang thiết bị, xây dựng
CSHT
? Dựa vào hình 31.3, hãy nhận xét và
giải thích tình hình xuất khẩu của
nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005.
- Hạn chế: hàng chế biến và tinh chế còn
thấp, phụ thuộc vào nguyên liệu nhập,
giá thành cao
? Dựa vào hình 31.3,hãy nhận xét và
giải thích tình hình nhập khẩu của
nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005.
GV Ngoại thương phát triển sẽ làm
tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước ,
gắn liền với thị trường trong và ngoài
nước
Tích hợp SDNLTKHQ + BĐKH:
Việc xuất khẩu các nguồn khoáng
sản thô vừa làm tăng nguy cơ cạn kiệt
tài nguyên đồng thời giá trị thu được
- VN trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO
* Xuất khẩu:
- Kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục: 2,4 tỉ USD (1990) lên 32,4 tỉ USD (2005)
- Mặt hàng XK chủ yếu: SP công nghiệp nặng và khoáng sản (36%), hàng CN nhẹ và TTCN (41%), hàng nông – lâm - thuỷ sản (23%)
- Thị trường XK chủ yếu: Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản…
* Nhập khẩu:
- Kim ngạch NK tăng nhanh: 2,8 tỉ USD (1990) lên 36,8 tỉ USD (2005)
- Mặt hàng NK chủ yếu: tư liệu sản xuất (91,1%), hàng tiêu dùng (8,1%) năm 2005
- Thị trường NK: Châu Á TBD, Châu Âu
Trang 6nhỏ hơn so với các loại nguyên liệu đã
qua chế biến, do đó chúng ta không
những đẩy mạnh việc xây dựng các cơ
sở chế biến trong nước mà còn không
ngừng nâng cao tiến bộ khoa học kỹ
thuật để tránh khai thác lãng phí các loại
tài nguyên này
Hoạt động 2 (18’): Du lịch.
- Mục tiêu:
- Phân tích được các tài nguyên du lịch ở nước ta
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
- Phương thức thực hiện: cả lớp/ nhóm
-Các bước của mỗi hoạt động
- Bước 1 : Giao nhiệm vụ
CH: Nghiên cứu SGK: Thế nào là tài
nguyên du lịch?
CH: Lên bảng sơ đồ hoá sự phân loại
tài nguyên du lịch Dựa trên sơ đồ
phân tích về các loại tài nguyên du
lịch ở nước ta:
GV: chia lớp làm 2 nhóm
- Nhóm 1: Trình bày về tài nguyên du
lịch tự nhiên
- N2: Trình bày về tài nguyên du lịch
a Tài nguyên du lịch:
- KN: TNDL là cảnh quan thiên
nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm DL, khu DL nhằm tạo
ra sự hấp dẫn DL
Trang 7nhân văn
Thời gian trình bày 3 phút ( Các nhóm
tự chuẩn bị phần trình bày như đã giao
nhiệm vụ ở tiết trước.)
CH: Dựa vào hình 31.6, hãy phân tích
và giải thích tình hình phát triển du
lịch của nước ta.
CH: Xác định các trung tâm du lịch
và các điểm du lịch trên bản đồ.
CH:Hãy giải thích vì sao Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng lại là
những trung tâm DL lớn nhất của cả
nước.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS chuẩn bị phần báo cáo
GV: Quan sát, kịp thời gợi ý, hướng
dẫn hs tìm hiểu, mở rộng kiến thức
* Bước 3:.
Đại diện nhóm thực hiện nhiệm vụ báo
cáo sản phẩm của nhóm
* Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức.
GV: Đánh giá, nhận xét về quá trình
thực hiện nhiệm vụ học tập và kết quả
học tập của các nhóm
Nhóm 1.
→ Bãi biển Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn,
Thiên Cầm, Nha Trang…
→ Vịnh Hạ Long, động Phong Nha Kẻ
Bàng
→ Động Nhất - Nhị - Tam Thanh (Lạng
* Tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Địa hình:
+ 125 bãi biển + 2 di sản thiên nhiên thế giới
+ 200 hang động
- Khí hậu: phân hoá đa dạng
Trang 8Sơn), động Phong Nha, động Thiên
Cung…
→ Khí hậu phân hóa theo kinh độ, vĩ
độ, độ cao, theo mùa ảnh hưởng đến sự
phát triển DL
→ Mạng lưới sông ngòi dày đặc phát
triển du lịch sông nước nước khoáng
và nước nóng có tác dụng chữa bệnh có
thể phát triển DL chữa bệnh…
→ Vườn quốc gia Ba Bể, Ba Vì, Cúc
Phương, Cát Tiên…phát triển DL sinh
thái
? Hãy kể tên các thắng cảnh tiêu biểu
ở tỉnh em.
→ Hang Dơi (Mộc Châu), Suối nước
nóng (Sơn La)…
Nhóm 2.
→ 3 di sản văn hoá vật thể: Cố Đô Huế,
Thánh Địa Mĩ Sơn, Phố Cổ Hội An
→ 2 di sản văn hoá phi vật thể: Nhã
nhạc Cung Đình Huế, Không gian văn
hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên
→ mới đây có thêm quần thể danh
thắng Tràng An,khu trung tâm hoàng
thành thăng long HN
→ Hội Chùa Hương, hội Yên Tử, hội
Đâm Trâu, hội Đền Hùng…
- Nước: sông, hồ, nước khoáng, nước nóng
- Sinh vật: Hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thuỷ hải sản
* Tài nguyên du lịch nhân văn:
- Di tích: 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghìn
di tích đã được xếp hạng), 3 di sản văn hoá vật thể, 2 di sản văn hoá phi vật thể thế giới
- Lễ hội: quanh năm, tập trung vào mùa xuân
- TN khác: làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực
Trang 9→ Làng nghề: Gốm Sứ Bát Tràng, Lụa
Hà Đông…
→ Văn nghệ dân gian: hát quan họ,
chèo, tuồng, múa rối nước…
→ Ẩm thực: bánh Tôm Hồ Tây, bún Hà
Nội, phở Nam Định…
? Nêu các di tích văn hoá, lịch sử tiêu
biểu của Sơn La,địa phương.
→ Nhà tù Sơn La, cây Đa bản Hẹo,
tháp Mường Và
→ Trước 1990 DL không thể phát triển
cùng với chiến tranh và cơ chế quan
liêu bao cấp, sau 1990 phát triển mạnh
do chính sách Đổi mới đất nước, kinh tế
phát triển, mức sống cao hơn nhu cầu
DL nhiều
→ Kinh tế phát triển, dân cư đông, mức
sống cao, nhucầu DL nhiều, CSHT
phục vụ DL đảm bảo, có nhiều dịch vụ
phục vụ DL…
b Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu:
- Ra đời khi công ty DL Việt Nam được thành lập 9/7/1960
- Chỉ thật sự phát triển đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX
- Số lượng khách tăng nhanh: 16 triệu lượt khách nội địa và 3,5 triệu lượt khách quốc tế (2005)
- Doanh thu tăng nhanh: 0,8 nghìn tỉ đồng (1991), 30,3 nghìn tỉ đồng (2005)
- Nước ta có 3 vùng du lịch: BB, BTB, NTB và NB
- Các trung tâm du lịch lớn nhất: Hà Nội TPHCM, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang…
3 Luyện tập: 5p
1 Trung tâm du lịch lớn nhất Miền Bắc là:
a Quảng Ninh b Hạ Long c Lào Cai d Hà Nội
Trang 102 Năm 2005 cơ cấu giá trị Xuất khẩu nước ta là?
a 51,3% b 46,9% c 46,6% d 49,6%
3 Tài nguyên du lịch nước ta gồm
a Tài nguyên tự nhiên
b Tài nguyên nhân văn
c Tài nguyên sinh vật
d Cả a và b đúng
4 Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là
a Châu Phi, châu Âu
b Châu Âu, châu Đại Dương
c Khu vực châu Á – TBD và châu Âu
d Châu Mĩ và châu Âu
5 Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay là
a.Mĩ b Nhật Bản
c Trung Quốc d Cả 3 đều đúng
6.Trung tâm du lịch quan trọng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là
a Hải Phòng b Hạ Long
c Sa pa d cả a và b đúng
7 Trung tâm du lịch quan trọng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
a Đà Lạt b Cần Thơ
c Vũng Tàu d Nha Trang
4 Vận dụng, mở rộng (2P)
Theo em việc khai thác tài nguyên du lịch cần chú Ý đến vấn đề gì? Ở địa phương em có những điểm du lịch nào?