Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc Giang) đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới ngày 16/05/2012; Châu bản triều Nguyễn (kho tài liệu đồ sộ n[r]
Trang 1Tiết 37
Bài 31 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
Ngày soạn: Tuần dạy: Ngày dạy:
I MUC TIÊU BÀI HỌC:
1 Kiến thức:
Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta
Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và các thị trường chủ yếu của Việt Nam
Biết được các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta
Trình bày được tình hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng
2 Kĩ năng:
Chỉ ra được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu, các loại tài nguyên du lịch và các trung tâm du lịch
Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến thương mại, du lịch
3.Thái độ: Khâm phục tinh thần dựng nước và giữ nước của cha anh thế hệ đi
trước, hiện nay là 1 học sinh ngồi trên ghế nhà trường bản thân sẽ làm gì để phát huy thế mạnh sẵn có của đất nước, và những tiềm năng chưa được khai phá trong ngành du lịch của đất nước đặc biệt là của tỉnh Phú Yên Làm thế nào
để thu hút được những nguồn lực ngoài nước để phát triển kinh tế
4 Định hướng phát triển năng lực học sinh:
Năng lực chung:, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán, năng lực hợp tác
Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
*GV & HS cùng chuẩn bị:
Atlat địa lí Việt Nam
Bản đồ Du lịch Việt Nam
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp
Trang 2 Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành
viễn thông ở nước ta
Mở bài: Trước xu thế hội nhập quốc tế, hai ngành có ý nghĩa rất quan
trọng và nhiều tiềm năng trên đất nước ta sẽ được tìm hiểu trong tiết học
hôm nay là ngành Thương mại và du lịch
HĐ 1 Cá nhân/cả lớp
Tìm hiểu về ngành thương mại ở nước
ta
GV nêu đặc điểm ngành nội thương nước
ta trong thời kì Đổi mới
Hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Dựa vào Hình 31.1 nhận xét sự thay đổi
cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ phân theo thành phần
kinh tế
Khu vực nào chiếm thị phần lớn nhất?
Dựa vào Hình 31.2 em có nhận xét gì về
sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu nước ta
giai đoạn 1990-2005
Dựa vào Hình 31.3 nhận xét giá trị xuất
khẩu và nhập khẩu qua các năm Kể tên
các mặt hàng xuất khẩu (Atlat Tr 24)
Đến năm 2006 đã có 21 mặt hàng chủ lực
đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu $/
mặt hàng Trong đó có 9 mặt hàng trên
1tỉ$
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa 2010 ước đạt (71.6 tỉ$, 84.0 tỉ$)
Hạn chế trong mặt hàng xuất khẩu là gì ?
Kể tên các nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ
yếu
Chuyển ý: du lịch được mệnh danh là
ngành công nghiệp không khói Trong
mục 2 chúng ta sẽ tìm hiểu về ngành kinh
1 Thương mại:
a Nội thương:
- Sau Đổi mới, cả nước hình thành một thị trường thống nhất
- Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
- Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa:
+ Khu vực ngoài Nhà nước và KV có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng
+ Khu vực Nhà nước giảm mạnh
b Ngoại thương:
- Sau Đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa
- Tình hình xuất khẩu:
+ Giá trị xuất khẩu tăng liên tục (từ 2.4 tỉ USD 1990 lên 32.4 tỉ USD 2005)
+ Thị trường xuất khẩu lớn nhất là: Hoa
Kì, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Australia…
- Các mặt hàng xuất khẩu: hàng CN nặng
và khoáng sản…
- Tình hình nhập khẩu:
+ Giá trị nhập khẩu tăng nhanh liên tục (từ 2.8 tỉ USD 1990 lên 36.8 tỉ USD 2005) + Thị trường nhập khẩu chủ yếu: khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu
Trang 3tế này.
HĐ 2 Tìm hiểu về ngành du lịch.
GV gọi HS nêu khái niệm tài nguyên du
lịch
Khai thác kênh hình 31.4, 31.5 trình bày
về tài nguyên du lịch
→HS khai thác kênh hình trả lời
Nhận xét Hình 31.6 về số lượt khách và
doanh thu
Ngành du lịch phát triển mạnh khi nào?
Cả nước chia làm mấy vùng du lich? Kể
tên các vùng
2 Tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc
& phía Nam:
+ HàNội- HảiPhòng- Quảng Ninh
+ TP HCM-Nha Trang-Đà Lạt
Di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế,
Thánh điện Mĩ Sơn, Hội An, Nhã nhạc
cung đình Huế, Cồng chiêng Tây
Nguyên
+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng
2 Du lịch:
a Tài nguyên du lịch:
- Rất phong phú và đa dạng gồm 2 nhóm:
+ Tài nguyên tự nhiên: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật
+ Tài nguyên nhân văn: di tích, lễ hội, tài nguyên khác
b Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu:
- Ngành du lịch được ra đời từ những năm
60 của TK XX
- Được phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay
- Cả nước có 3 vùng du lịch:
+ Vùng du lịch Bắc Bộ: 28 tỉnh (từ Hà Giang-Hà Tĩnh)
+ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: 6 tỉnh (từ Quảng Bình-Quãng Ngãi)
+ Vùng du lịch Nam Trung Bộ & Nam Bộ: 29 tỉnh, thành phố còn lại
+ Các trung tâm du lịch lớn nhất nước (quốc gia): Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP HCM
IV ĐÁNH GIÁ
BT1/SGK/Tr143: Dạng biểu đồ cần vẽ, nhận xét qua bảng số liệu thể hiện sự
thay đổi cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu phân theo nhóm hàng
V HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Xem trước Bài 32 Trung du và miền núi Bắc Bộ
VI PHỤ LỤC:
Trang 4*Những mục tiêu cụ thể của ba chương trình kinh tế (Đai hội VI) Đổi mới 1986 là:
Bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động
Đáp ứng nhu cầu của nhân dân về những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu
Tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu
để đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết
1 Tên một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta (1995-2005):
Dầu thô, than đá, hàng điện tử-máy tính-linh kiện, giày-dép, hàng dệt- may, gạo, gỗ & sản phẩm gỗ, hàng thủy sản…
2 10 bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất nước ta 2005:
Xuất khẩu: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đức, Malaysia, Anh, Taiwan, Korea, Thái Lan
Nhập khẩu: Trung Quốc, Singapore, Taiwan, Nhật Bản, Korea, Thái Lan, Malaysia, Hongkong, Thụy Sĩ, Hoa Kì
3 Các mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỉ $ 2006:
Dầu thô, dệt-may, giày-dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử-máy tính, gạo, cao
su, cà phê
4 Ngày 27/6/2011 Unesco công nhận Thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc
(Thanh Hóa) thành di sản văn hóa thế giới
5 Hiện tại, Việt Nam đã có 8 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế
giới gồm:
*2 Di sản thiên nhiên thế giới:
Vịnh Hạ Long, được công nhận năm 1994, và năm 2000
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003
*5 Di sản văn hóa thế giới gồm:
Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993
Phố Cổ Hội An, năm 1999
Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010
Thành nhà Hồ, năm 2011
Trang 5*1 Di sản thế giới hỗn hợp: Quần thể danh thắng Tràng An.
6 Di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam:Tại Việt Nam hiện đã có 10 di sản
văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là kiệt tác của nhân loại theo thứ
tự từ mới nhất đến cũ nhất là:
Nghi lễ Kéo co ở Campuchia, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam đã được
UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại ngày 02/12/2015 Riêng Việt Nam, kéo co được các cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… và nhiều địa phương như: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hà Nội, Bắc Ninh cùng nhiều tỉnh trên cả nước Việt Nam thực hành từ lâu đời, trao truyền cho tới ngày nay
Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào
ngày 27/11/2014
Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày
5/12/2013 tại phiên họp Uỷ ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Baku, nước Cộng hoà Azerbaijan
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể được công
nhận vào ngày 6/12/2012
Hát xoan là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được công
nhận ngày 24/11/2011
Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội, di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 16/11/2010
Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được công nhận
ngày 01/10/2009
Dân ca Quan họ, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công
nhận ngày 30/9/2009
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được công nhận là kiệt tác
truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt
Nam, được công nhận tháng 11 năm 2003, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
7/ Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam có 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới gồm:
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, 2000
Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, 2011
Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, 2004
Trang 6Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, 2004.
Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, 2006
Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, 2007
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, 2009
Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, 2009
Khu dự trữ sinh quyển Langbian, 2015
8/.Di sản tư liệu tư liệu thế giới tại Việt Nam, có 4 di sản tư liệu thế
giới gồm:
Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt
Nam do UNESCO công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009 Số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, Lâm Đồng
Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long đã được công nhận là di sản tư liệu thế giới
ngày 9/3/2010, tại Macau, Trung Quốc
Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc
Giang) đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới ngày 16/05/2012;
Châu bản triều Nguyễn (kho tài liệu đồ sộ này đang được bảo quản tại Trung
tâm lưu trữ quốc gia I, số 18 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy,
Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới ngày 14/5/2014;
9 Các loại hình nghệ thuật sân khấu:
Nghệ thuật sân khấu Tuồng: Trung Bộ.( nguồn gốc xa xưa bắt nguồn từ Trung Quốc)
Nghệ thuật sân khấu Chèo: Bắc Bộ, Múa rối nước ( Đồng bằng bắc bộ)
Nghệ thuật sân khấu cải lương: Nam Bộ
Tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống
10 Năm 1987 chỉ có hơn 73.000 lượt khách quốc tế đến Việt Nam; từ khi Tổng
cục du lịch VN-cơ quan quản lí Nhà nước về du lịch (những năm 90) thì tốc độ
du khách tăng nhanh Năm 1997 đã có 1.7 triệu lượt khách quốc tế đến VN Hơn 5.3 triệu lượt khách đến Việt Nam (Báo tuổi trẻ thứ 3/29/11/2011)
Theo thống kê 01/11/2013 lượt khách đến Việt Nam hơn 7.4 triệu lượt
Quy mô nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành đạt 4.192.900 tỷ đồng, với GDP bình quân đầu người ước đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014
11 Hình thức đầu tư BOT - Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao
(Build-Operate-Transfer): hình thức đầu tư giữa cơ quan Nhà nước có thẩm
Trang 7quyền của Việt Nam và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể
cả mở rộng, nâng cấp…) và kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lí Hết thời hạn kinh doanh nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam