Đối với môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, ngoài việc cung cấp kiến thức, còn phải hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ kỹ năng học tập và nghiện cứu địa lí như: quan sát, nhận
Trang 11 MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Bản đồ là phương tiện giảng dạy và học tập Địa lý không thể thiếu trong nhà trường phổ thông Cùng với sách giáo khoa, Atlat địa lí Việt Nam là một tài liệu giáo khoa quan trọng và rất hữu dụng đối với giáo viên và học sinh – Átlát là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và hệ thống giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu, khai thác kiến thức trong kiểm tra và trong các kỳ thi như thi tốt nghiệp THPT (trước đây), thi học sinh giỏi các cấp; Đặc biệt, trong kỳ thi THPT Quốc gia môn Địa lý, Atlat địa lý Việt Nam là phương tiện rất cần thiết và hữu ích đối với học sinh
Tuy nhiên, do việc sử dụng Átlát trong dạy học Địa lí chưa được đa số giáo viên thực sự quan tâm, chưa sử dụng thường xuyên trong các tiết dạy; việc hướng dẫn học sinh sử dụng còn sơ lược, việc rèn luyện kỹ năng sử dụng átlát chưa được quan tâm đúng cách Vậy nên, học sinh không có kỹ năng khai thác atlat, việc sử dụng átlát trong học tập, trong các kỳ thi đối với học sinh gặp nhiều lúng túng, chưa thật sự hiệu quả, chất lượng bài thi không cao
Hiện nay, trong chương trình đổi mới, mục tiêu giáo dục xã hội đã nhấn mạnh tập trung hình thành “năng lực công dân, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn” Đối với môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, ngoài việc cung cấp kiến thức, còn phải hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ kỹ năng học tập và nghiện cứu địa lí như: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat ; vẽ và phân tích biểu đồ, đồ thị, lát cắt ; phân tích số liệu thống kê v.v Vì vậy, việc sử dụng Átlát địa lý trong giảng dạy vừa để thực hiện đổi mới phương pháp, vừa rèn luyện kỹ năng khai thác atlát địa lý cho học sinh là việc làm rất cần thiết đối với giáo viên dạy môn Địa lí
Hiện chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục Vì vậy, trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh, tôi đã nghiên cứu, thực nghiệm và rút ra được kinh nghiệm dạy và ôn luyện dựa trên átlát phù hợp, đã giúp học sinh biết cách, thường xuyên sử dụng Átlát trong kiểm tra, trong các kỳ thi đạt kết quả cao Kết quả thi tốt nghiệp THPT (các năm học từ 2011-2012 đến năm học 2013 – 2014), đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2014 – 2015, và thi thử THPT Quốc gia năm học 2015 – 2016 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã được nâng lên đáng kể (tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên là 98%, trong đó học sinh đạt điểm khá, giỏi là 65%
Từ thực tế đó, tôi mạnh dạn viết lại kinh nghiệm “Sử dụng Átlát địa lý Việt
Nam nhằm đạt kết quả cao trong dạy học Địa lí lớp12 THPT” (Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch - Chương trình chuẩn)
Trang 2Mục đích nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu với mục đích là:
Tìm ra phương pháp sử dụng có hiệu quả Átlát địa lý Việt Nam trong dạy học địa lý lớp 12 THPT
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng át lát địa lí 12 trong giờ học trên lớp
và trong kiểm tra đánh giá để đạt kết quả cao trong học tập môn Địa lý
Đối tượng nghiên cứu.
Với mục đích như trên, đề tài tập trung nghiên cứu:
- Sách giáo khoa (SGK) và sách giáo viên Địa lí lớp 12; Chuẩn kiến thức, kỹ năng Môn địa lý lớp 12 THPT;
- Cấu trúc, nội dung và phương pháp sử dụng Átlát địa lý Việt Nam trong dạy học địa lý lớp 12 THPT;
- Đặc điểm tâm, sinh lý, nhu cầu học tập, điều kiện và khả năng học tập của học sinh lớp 12 Trường THPT Cẩm Thuỷ 1
Từ đó tổng kết về lý luận, ý nghĩa thực tiễn và phương pháp sử dụng atlát địa
lý Việt Nam trong dạy học địa lý lớp 12
Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận.
* Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu chung của môn Địa lí trong toàn cấp học ở THPT là nhằm hoàn thiện học vấn phổ thông cho học sinh, phát triển tư duy lô gic, tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục học lên ở các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Mục tiêu cụ thể của chương trình Địa lí lớp 12 THPT là tiếp tục hoàn thiện kiến thức của HS về Địa lí Việt Nam; tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng địa
lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS, đó là tư duy tổng hợp, gắn với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất Trong đó kĩ năng khai thác bản đồ, Atlat là một trong những kỹ năng quan trọng giúp các em không chỉ tiếp thu bài học dễ dàng hơn, hiểu sâu hơn mà giúp các em có đạt được kết quả cao hơn trong các kỳ thi Nhằm đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả dạy học địa lí lớp 12 THPT chương trình sách giáo khoa mới do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, để phục vụ thiết thực hơn nữa việc dạy và học môn Địa lí trong nhà trường, Công ty Cổ phần Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục cùng với các tác giả đã tiến hành bổ sung, chỉnh lí Átlát địa lí Việt Nam phù hợp với chương trình và sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Trang 3* Phương pháp và phương tiện dạy học
Để đạt được các mục tiêu của môn học, trong dạy học người giáo viên ngoài việc phải tìm ra được phương pháp phù hợp với đối tượng HS, vận dụng linh hoạt các phương pháp đó còn phải lựa chọn được những phương tiện cần thiết, phù hợp với nội dung của từng bài học
Đối với môn Địa lí lớp 12 THPT, phương pháp chủ yếu là đàm thoại và trực quan; Phương tiện dạy học chủ yếu là: Bản đồ giáo khoa và tập Átlát địa lí Việt Nam Trong đó Átlát địa lí Việt Nam không chỉ là phương tiện mà còn là tài liệu được sử dụng thường xuyên trong giảng day, trong kiểm tra, đánh giá – Đó là một trong những giải pháp tốt nhất để giáo viên và học sinh đạt được hiệu quả trong quá trình dạy học và ôn luyện
* Átlát trong dạy học Địa lí lớp 12
Át lát địa lí Việt Nam là một hệ thống hoàn chỉnh các bản đồ có nội dung liên quan hữu cơ với nhau và bổ sung cho nhau, được sắp xếp theo trình tự của chương trình và nội dung SGK với ba phần chính: địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội, địa
lí các vùng Ngoài các bản đồ, trong átlát còn có các biểu đồ, tranh ảnh phù hợp với nội dung của từng trong chương trình SGK địa lí lớp 12 THPT
Át lát không chỉ là phương tiện giảng dạy và học tập hữu ích đối với môn địa
lí ở nhà rường phổ thông, mà cùng với SGK, átlát địa lí là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và hệ thống giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học,
hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện kĩ năng về bản đồ
2.2 Thực trạng sử dụng átlát địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí 12 ở trường THPT Cẩm Thuỷ 1.
Trên thực tế mặc dù trong chương trình Địa lí lớp 12 ở cấp THPT, bài nào cũng có thể sử dụng Átlát địa lý Việt Nam để khai thác kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhưng do nhiều nguyên nhân mà giáo viên chưa thực hiện được Qua kết quả khảo sát thực tế ở trường TPH Cẩm Thuỷ 1 cho thấy:
Về phía giáo viên, đa số chưa thường xuyên sử dụng Atlat trong giảng dạy; chưa tìm ra được phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh; không hướng dẫn học sinh cách sử dụng Atlat nên việc giảng dạy dựa trên cở sở átlát đạt hiệu quả thấp
Về phía học sinh, còn nhiều em không có átlát (60%); việc khai thác quyển Atlat trong học tập đối với nhiều học sinh còn gặp lúng túng, chưa thật sự hiệu quả Nguyên nhân là do cách sử dụng chưa đúng như: chưa nắm được phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong quyển Atlat, chưa nắm được vấn đề chung nhất của Atlat, không khai thác theo trình tự khoa học và đặc biệt chưa biết huy động, kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối liên hệ giữa các trang trong quyển Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất
Chính vì vậy mà khi kiểm tra và thi học sinh thường không làm được hoặc làm sai, làm thiếu so với yêu cầu của đề nên kết quả thấp (chỉ có 40% đạt điểm tối
Trang 4đa câu khai thác atlát) Trong kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của các năm học, số học sinh đạt điểm trung bình trở lên của môn Địa lí chỉ khoảng 70% , tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi của bộ môn không cao (chỉ khoảng 40%), đặc biệt là số học sinh đạt điểm giỏi (9-10) hầu như không có
Từ thực tế đó, chúng tôi xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu quả dạy học là phải tìm ra phương pháp sử dụng átlát địa lý Việt Nam trong dạy học để rèn luyện kỹ năng khai thác átlát địa lí cho học sinh lớp 12 Việc sử dụng Átlát trong giảng dạy để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức một cách thành thạo là việc làm rất quan trọng và cần thiết, tạo thói quen làm việc độc lập, sáng tạo cho các em Nếu có kỹ năng tốt học sinh không chỉ khai thác Átlát để làm tốt các câu hỏi có yêu cầu sử dụng átlát mà còn làm tốt các câu hỏi khác có trong đề thi
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Sử dụng Átlát địa
lý Việt Nam nhằm đạt kết quả cao trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT” để nghiên
cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay đã thu được những kết quả khả quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lí đạt kết quả cao hơn
2.3 Biện pháp tiến hành và hiệu quả
2.3.1 Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện, mục tiêu cần đạt
Đối tượng nghiên cứu gồm: các nội dung liên quan đến việc sử dụng átlát ở các bài trong sách giáo khoa (SGK) Địa lí lớp 12 (cơ bản); tình hình học sinh các lớp 12 được trực tiếp giảng dạy về tinh thần học tập, chất lượng học tập ; nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng sử dụng átlát địa lí cho học sinh lớp 12
Phạm vi thực hiện: phương pháp khai thác Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí lớp 12 Trình bày một ví dụ cụ thể: bài 31- Vấn đề phát triển thương mại, dịch vụ (Địa lí 12 – cơ bản) Thực nghiệm ở các lớp 12 (Cơ bản) mà tôi trực tiếp
dạy trong 3 năm học, gồm: 12A2, 12A4, 12A9, 12A10 (năm học 2013 - 2014); 12A1, 12A7, 12A8, 12A11 (năm học 2014 - 2015) và 12A4, 12A7, 12A8, 12A12
(năm học 2015 – 2016 )
Mục tiêu chính là tìm ra được: Phương pháp khai thác átlát Địa lí nói chung
và phương pháp khai thác Atlát để giảng dạy một bài cụ thể
2.3.2.Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản,phương tiện,hình thức tổ chức, phương pháp dạy học
Lựa chọn kiến thức cơ bản là việc làm cần thiết đối với tất cả giáo viên khi thiết kế bài dạy Việc lựa chọn kiến thức cơ bản yêu cầu phải đảm bảo tính khoa học và phải vừa sức đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến thức vững chắc và phát triển toàn diện Trong đề tài này, tôi xác định kiến thức cơ bản là Địa
lí Việt Nam (chương trình lớp 12 THPT); kỹ năng khai thác Átlát địa lí Việt Nam
Trang 5Trên cơ sở nội dung kiến thức, giáo viên lựa chọn phương tiện thích hợp để đạt hiệu quả cao trong dạy học Phương tiện dạy học được xem là “điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ của học sinh, góp phần nâng cao năng lực tư duy của các em đồng thời là cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển tư duy, hình thành biểu tượng về
sự vật, hiện tượng địa lí rõ nét hơn, giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn Để thực hiện bài giảng theo phương pháp đã chọn, tôi chọn và sử dụng hai loại phương
tiện, đó là Máy vi tính và quyển Átlát địa lí Việt Nam
Dựa vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học bộ môn; dựa vào điều kiện và phương tiện dạyhọc hiện có của Nhà trường; dựa vào đặc điểm đối tượng dạy học cụ thể (học sinh các lớp 12 cơ bản) tôi lựa chọn hình thức tổ chức và hoạt
động chủ yếu là: dạy học trên lớp, hoạt động cá nhân
Phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, vì
nó quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học Việc xác định phương pháp cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, giai đoạn nhận thức, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học
Phương pháp chủ yếu được sử dụng để dạy là: Đàm thoại, trực quan
2.3.3 Các biện pháp tổ chức thực hiện
* Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Átlát
Để thực hiện được dạy học dựa trên cơ sở átlát, ngay từ tiết dạy đầu tiên của chương trình địa lí lớp 12, giáo viên phải giới thiệu và hướng dẫn học sinh sử dụng Átlát Cụ thể như sau:
Cấu trúc của Átlát
Nội dung chính của Át lát địa lí Việt Nam bao gồm 28 trang, tính từ trang
Ký hiệu chung (trang 3) cho đến hết trang Các vùng kinh tế trọng điểm (trang 30)
và được chia thành ba phần được sắp xếp theo trình tự của chương trình và nội dung sách giáo khoa lần lượt từ chung đến riêng, từ Địa lí tự nhiên đến Địa lí kinh
tế - xã hội đến các vùng kinh tế Thường nội dung trong mỗi trang átlát, được biểu hiện kết hợp giữa bản đồ và biểu đồ, tranh ảnh giúp cho người sự dụng không chỉ đọc được sự phân bố mà còn có thể đọc được động lực, tình hính phát triển, phân hoá các giá trị, các mối quan hệ nhân quả giữa các đối tượng trên bản đồ
Cách sử dụng átlát Địa lí
Để sự dụng hiệu quả Átlát Địa lí Việt Nam trong học tập, kiểm tra và thi người học cần:
- Hiểu hệ thống ký hiệu bản đồ ở trang 3 của át lát Địa lí Việt Nam
- Nhận biết phạm vi, giới hạn và đọc được tên các đối tượng trên bản đồ
- Xác định được phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, cấu trúc, hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ
- Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ
- Xác định các mối quan hệ không gian trên bản đồ
Trang 6Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân - quả giữa các đối tượng được thể hiện trên bản đồ
- Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủ văn, đất đai, động thực vật, dân cư, kinh tế )
- Phân tích các loại biểu đồ, đo tính biểu đồ dựa vào tỉ lệ, nhận xét số liệu thống kê…
Đối với các trang bản đồ trong ÁTlát Địa lí Việt Nam, từ trang bản đồ Hành chính đến trang Các vùng kinh tế trọng điểm, khi phân tích riêng lẻ từng trang hoặc kết hợp giữa các trang ta có thể thu thập được các thông tin để giải quyết một số vấn đề về nội dung như: xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, vùng kinh tế; nêu được đặc điểm của các đối tượng địa lí (đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, dân cư, dân tộc); trình bày sự phân bố các đối tượng địa lí, như: khoáng sản, đất, địa hình, dân cư, trung tâm công nghiệp, mạng lưới giao thông, đô thị, …; giải thích sự phân bố các đối tượng địa lí; phâ tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau (khí hậu và sông ngòi, đất và sinh vật, cấu trúc địa chát và địa hình, khoáng sản), giữa các uếy tố tự nhiên và kinh tế, dân cư và kinh tế, kinh tế và kinh tế; tự nhiên – dân cư và kinh tế, …; đánh giá các nguồn lực phát triển kinh tế ngành
và vùng kinh tế; trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển của một ngan hf, lãnh thổ; phân tích mối quan hệ giữa các ngành và các lãnh thổ kinh tế với nhau; so sánh các vùng kinh tế; trình bày tổng hợp các đặc điểm của một lãnh thổ
Trong nhiều trường hợp, phải sử dụng kết hợp (hay “chồng xếp”) các trang bản đồ Átlát để trình bày về một lãnh thổ địa lí cụ thể
- Khai thác kiến thức từ các bản đồ, các biểu đồ, số liệu thống kê
* Sử dụng Átlát trong giảng dạy
Để rèn luyện kĩ năng sử dụng Átlát Địa lí cho học sinh, tôi thường xuyên sử dụng Átlát trong các tiết dạy của chương trình địa lí lớp 12 Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ trình bày phương pháp sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trong một bài cụ thể, đó là sử dụng trang 24 - Thương mại và trang 25 – Du lịch để dạy
bài 31 - Vấn đề phát triển thương mại và du lịch (Địa lí lớp 12 – Cơ bản)
Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, học sinh phải:
- Kiến thức
+ Phân tích được vao trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương và ngoại thương
+ Phân tích được các tài nguyên du lịch nước ta
+ Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
- Kỹ năng:
+ Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại thương,
du lịch đọc bản đồ
Trang 7+ Sử dụng Átlát để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm thương mại
và du lịch (Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, )
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở; làm việc cá nhân
Phương tiện: Átlát Địa lí Việt Nam
Tiến trình dạy học: Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ nêu các nội dung, hoạt động
có liên quan đến khai thác atlát
I – THƯƠNG MẠI
1 NỘI THƯƠNG
Hoạt động 1 Tìm hiểu hoạt động nội thương
* Khai thác biểu đồ tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ (trang 24 Átlát)
Giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào biểu đồ tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu
dịch vụ, nêu nhận xét về:
+ Giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta, giai đoạn 1995 – 2007
+ Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dich vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế
Học sinh nêu được nhận xét: Từ 1995 đến 2007
+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng, tăng nhanh Tăng từ 121
160 tỉ đồng (1995) lên 746 159 tỉ đồng (2007), tăng 6,2 lần
+ Các thành phần kinh tế tham gia gồm có: khu vực kinh tế Nhà nước, Ngoài Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Trong đó, khu vực Ngoài Nhà nước có giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất và tăng nhanh Năm 2007 đạt 638842 tỉ đồng chiếm 85,6%, gấp 6,9 lần năm 1995
* Khai thác bản đồ thương mại:
GV hướng dẫn và yêu cầu: Dựa vào bản đồ thương mại, cho biết nội thương diễn ra
như thế nào? mạnh nhất ở những vùng nào? Các vùng có hoạt động nội thương mạnh, vì sao? thành phố nào có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ theo đầu người cao (trên 16 triệu đồng/người)?
HS nêu được:
- Hoạt động nội thương ra trong khắp cả nước
- Các vùng có hoạt động nội thương mạnh là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng
- Các thành phố có tổng mức bán lẻ hành hoá và thu dịch vụ tiêu dùng theo đầu người cao nhất (trên 16 triệu đồng) là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng
Kết luận: Kết hợp với nội dung trong sách giáo khoa, và kiến thức thực tế mà HS
có được GV chốt lại kiến thức
- Cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hoá phong phú, đa dạng
Trang 8- Nội thương đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia (d/c) Trong cơ cấu giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dich vụ tiêu dùng, thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất (d/c)
- Sự phát triển của ngành nội thương thể hiện rõ qua tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh (d/c)
- Hoạt động nội thương diễn ra mạnh nhất ở các vùng kinh tế phát triển (Đông Nam
Bộ và Đồng bằng sông Hồng), đặc biệt là ở các thành phố lớn (TP Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà Nẵng)
2 Ngoại thương Hoạt động 2 Tìm hiểu hoạt động ngoại thương
a) Những chuyển biến trong hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu)
Khai thác biểu đồ “Xuất nhập khẩu hàng hoá các năm”, biểu đồ “Cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu năm 2007” và bản đồ “ngoại thương năm 2007), bản đồ
“Thương mại, năm 2007”
* Giá trị xuất nhập khẩu
Khai thác biểu đồ xuất nhập khẩu khẩu hàng hoá
GV hướng dẫn học sinh dựa vào biểu đồ nhận xét:
- Sự thay đổi giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và tổng giá trị xuất nhập khẩu
- Cán cân xuất nhập khẩu, sự thay đổi của giá trị nhập siêu
Kết quả, học sinh trình bày bày được các nội dung:
+ Giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu đều tăng (dẫn chứng số liệu trên biểu đồ) + Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu Năm 2007 so với năm 2000, giá trị nhập khẩu tăng 4 lần, xuất khẩu tăng 3,4 lần
+ Cán cân xuất nhập khẩu luôn âm, giá trị nhập siêu tăng Tăng từ 1,1 tỉ đôla Mĩ (2000) lên 14,2 tỉ đôla, Mĩ (2007)
* Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu
Hướng dẫn học sinh dựa vào biểu đồ Cơ cấu trị giá xuất khập khẩu năm
2007, kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta
Học sinh nêu được
- Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, gồm:
+ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; Hàng nông – lâm sản; Hàng thuỷ sản
+ Trong đó, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất (42,6%)
- Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, gồm:
+ Máy móc, thiết bị, phụ tùng; Nguyên, nhiên, vật liệu; Hàng tiêu dùng
+ Trong đó, nguyên, nhiên, vật liệu tỉ trọng cao nhất (64%)
* Thị trường xuất nhập khẩu
Khai thác bản đồ ngoại thương: GV hướng dẫn HS dựa vào biểu đồ bán nguyệt trên bản đồ Ngoại thương, tìm các thị trường xuất khẩu chủ yếu, nhập khẩu chủ yếu dựa vào kích thước của các biểu đồ trên bản đồ
Trang 9- Các thị trường chính, gồm: EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước ĐNA
- Trong đó:
+ Thị trường xuất khẩu lớn nhất: Hoa Kỳ, Nhập Bản (trên 6 tỉ đôla Mĩ), Các nước ĐNA, EU ( Từ trên 2 – 6 tỉ đôla Mĩ)
+ Thị trường nhập khẩu lớn nhất: Trung Quốc, Nhật Bản, Xinhgapo (trên 6 tỉ đôla Mĩ)
* Các vùng và các tinh có giá trị xuất nhập khẩu lớn
Khai thác bản đồ Thương mại: GV hướng dân HS, dựa vào các biểu đồ cột, xác định các tỉnh thuộc các vùng có giá trị xuất nhập khẩu lớn
HS trình bày và GV kết luận:
Các tỉnh có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất, gồm: Hà nội, Hải Phòng (thuộc Đồng bằng sông Hồng), TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu (thuộc Đông Nam Bộ)
II- DU LỊCH
Khai thác bản đồ Du lịch trang 25 – Átlát
1 Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú
GV hướng dẫn học sinh xem chú giải, nhân xét về tài nguyên du lịch nước ta
HS nêu được:
- Tài nguyên du lịch nước ta gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và Tài nguyên du lịch nhân văn
- Tài nguyên du lịch nước ta phong phú và đa dạng
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên Bao gồm (HS kể tên các loại tài nguyên và có dân chứng):
- Di sản thiên nhiên thế giới; - Vườn quốc gia; - Khu dự trữ sinh quyển thế giới
- Hang động; - Suối nước khoáng; - Bãi biển đẹp; - Thắng cảnh
b) Tài nguyên du lịch nhân văn
- Di sản văn hoá thế giới
- Di tích lịch sử cách mạng, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật
- Lễ hội truyền thống
- Làng nghề cổ truyền
2 Tình hình phát triển và phân bố
a) Tình hình phát triển
* Số khách du lịch và doanh thu từ du lịch
GV hướng dẫn học sinh khai thác 2 biểu đồ: Biểu đồ Khách du lịch và doanh thu từ du lịch; Biểu đồ Cơ cấu khách dulịch Quốc tế phân theo khu vực, quốc gia
và vùng lãnh thổ (trang 25 – Átlát), nêu nhận xét về số lượt khách và doanh thu từ
du lịch, cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu khách du lịch quốc tế đến nước ta
Học sinh rút ra được nhận xét và giáo viên kết luận:
- Số lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch tăng
Trang 10+ Khách du lịch quốc tế và khách nội địa đều tăng Trong đó khách nội địa tăng nhanh hơn (tăng 3,5 lần) khách quốc tế (3,0 lần)
+ Doanh thu từ du lịch tăng nhanh, từ 8 nghìn tỉ đồng (1995) lên 56 nghìn tỉ đồng (2007), tăng 7 lần
- Cơ cấu khách du lịch quốc tế
+ Khách Quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đàì Loan
+ Cơ cấu khách Quốc tế có sự thay đổi Từ năm 2000 đến 2007, Tỉ trọng khách
trọng khách đến từ Trung Quốc Quốc giảm, 23% xuống 13,6%
b) Các trung tâm du lịch và các vùng du lịch
GV hướng dẫn HS dựa vào bản đồ Du lịch (đọc chú giải) xác định các trung tâm du lịch (Trung tâm quốc gia và trung tâm vùng) và các điểm du lịch
HS xác định và GV kết luận:
- Các trung tâm du lịch
Các trung tâm du lịch quốc gia, gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng Các trung tâm du lịch vùng: Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ,
- Các vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Sử dụng Átlát trong kiểm tra, đánh giá
Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Átlát trong giảng dạy, chúng tôi đã kiểm tra kỹ năng của học sinh ở cuối mỗi bài học, cho học sinh sử dụng Átlát trong kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút) và kiểm tra định kỳ (kiểm tra 45 phút và thi học kỳ) Đối với bài Vấn đề phát triển thương mại, du lịch thực hiện kiểm tra như sau:
* Kiểm tra đánh giá kết quả giờ dạy Giáo viên sử dụng các câu hỏi nhỏ để kiểm tra
vấn đáp vào cuối tiết học, mỗi học sinh trả lời 1 câu
Dựa vào trang 24 – Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
1) Nhận xét về giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của
cả nước từ năm 1995 đến 2007
2) kể tên các tỉnh và thành phố có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người trên 16 triệu đồng và từ trên 12 đến 16 triệu đồng? 3) Kể tên các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam (năm 2007)
4) Kể tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yêu của nớc ta, năm 2007
5) kể tên tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta 6) Xác định các trung tâm du lịch quốc gia, trung tâm du lịch vùng
Kết quả kiểm tra đánh giá ngay sau tiết day cho thấy tỉ lệ học sinh biết sử dụng átlát để khai thác và trình bày đúng kiến thức đạt từ 95% trở lên, có lớp đạt 100%