1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT cách làm việc với bảng số liệu, biểu đồ và khai thác át lát địa lý việt nam để trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia

33 797 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 443,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 THPT CÁCH LÀM VIỆC VỚI BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ VÀ KHAI THÁC ÁT LÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 THPT CÁCH LÀM VIỆC VỚI BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ VÀ KHAI THÁC ÁT LÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẰM ĐẠT

KẾT QUẢ CAO TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA

Người thực hiện: Nguyễn Văn Tiến

Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HÓA NĂM 2017

Trang 2

3, Đối tượng nghiên cứu

4,Phương pháp nghiên cứu

1222

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lí luận.

1.1 Mục tiêu giáo dục

1.2 Phương pháp và phương tiện dạy học

1.3 Yêu cầu của kì thi THPT quốc gia môn địa lí năm học 2016 –

2017

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

3 Biện pháp tiến hành và hiệu quả

3.1 Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện, mục tiêu cần

đạt

3.2 Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản, phương tiện, hình thức tổ

chức, phương pháp dạy học

3.3 Các biện pháp tổ chức thực hiện

3.3.1 Khảo sát chất lượng học sinh

3.3.2 Những điểm yếu của học sinh về kĩ năng

3.3.3 Rèn luyện các kĩ năng địa lí nhằm nâng cao kết quả bài thi trắc

nghiệm THPT quốc gia môn địa lí lớp 12, phần thực hành

3.3.3a, Rèn luyện kĩ năng làm việc với bảng số liệu:

3.3.3b, Rèn luyện kĩ năng làm việc với biểu đồ

3.3.3c, Rèn luyện kĩ năng khai thác Át lát địa lí Việt Nam

3.3.4 Kết quả đạt được

3.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

2233

3444

5667

710141516

III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ

GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Hiện nay, trong chương trình đổi mới, mục tiêu giáo dục xã hội đã nhấnmạnh tập trung hình thành “năng lực công dân, năng lực thực hành và vận dụngkiến thức vào thực tiễn” Đối với môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, ngoàiviệc cung cấp kiến thức, còn phải hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ nănghọc tập và nghiên cứu địa lí như: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giácác sự vật, hiện tượng địa lí ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat ; phân tích biểu đồ,

đồ thị, lát cắt ; phân tích số liệu thống kê v.v Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng địa lýtrong giảng dạy vừa để thực hiện đổi mới phương pháp, vừa rèn luyện kỹ năng địa

lý cho học sinh là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với giáo viên dạy mônĐịa lí

Mặc dù vậy, do việc việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong dạy học Địa líchưa được đa số giáo viên thực sự quan tâm, chưa thực hiện thường xuyên trongcác tiết dạy, trong kiểm tra đánh giá; việc hướng dẫn học sinh rèn luyện còn sơlược, chưa đúng cách Vậy nên, học sinh không có kỹ năng địa lí vững chắc, trongcác kỳ thi học sinh gặp nhiều lúng túng, chất lượng bài thi không cao

Từ năm học 2016 – 2017 và các năm học tiếp theo, theo quy chế thi THPTquốc gia mới của bộ GD & ĐT, bài thi môn địa lí là bài thi trắc nghiệm gồm 40 câuvới lượng thời gian 50 phút và thuộc bài thi tổ hợp khoa học xã hội Theo cấu trúc

và đề thi minh họa môn địa lí trong kì thi THPT quốc gia thì phần kỹ năng vẫn hếtsức quan trọng, phần này gồm 10 câu trắc nghiệm chiếm 25% số điểm của bài thimôn địa lí Việc chuyển từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm đốivới phần thực hành, là điểm mới đối với giáo viên và học sinh trong việc lựa chọnphương pháp giảng dạy, rèn luyện kĩ năng, vì giáo viên và học sinh đã quen vớiviệc giảng dạy, rèn luyện kĩ năng để làm tốt bài thi tự luận với thời gian làm bài tới

180 phút Làm thế nào để học sinh đạt kết quả cao trong học tập, thi đạt điểm tối đa

ở phần thực hành trong đề thi trắc nghiệm, để kết quả bài thi cao hơn? Đây là mộtvấn đề tưởng chừng đơn giản, nhưng với nhiều giáo viên trong đó có cá nhân tôi thìlại không phải là vấn đề dễ dàng

Vì vậy, trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh, tôi đã nghiên cứu vàtìm ra cách ôn luyện phù hợp hơn, tiếp cận với những đổi mới của kì thi THPTquốc gia môn.Việc thực nghiệm đã được tiến hành trong năm học 2016 – 2017thông qua kết quả điểm trung bình môn học và kết quả thi khảo sát THPT quốc gia

Từ thực tế đó, trong khả năng của mình và từ thực tiễn dạy học, tôi mạnh dạn viết

lại một trong những kinh nghiệm dạy học của của mình, đó là “Hướng dẫn học

sinh lớp 12 THPT cách làm việc với bảng số liệu, biểu đồ và khai thác Át lát địa

lí Việt Nam để trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia ”

Trang 4

lí THPT quốc gia phần thực hành cho học sinh lớp 12.

3 Đối tượng nghiên cứu.

Với mục đích như trên, sáng kiến trung nghiên cứu:

- Sách giáo khoa (SGK) và sách giáo viên Địa lí lớp 12; Chuẩn kiến thức, kỹ năngMôn địa lý lớp 12 THPT;

- Cấu trúc đề thi trắc nghiệm THPT quốc gia môn địa lí năm học 2016 - 2017, đềthi minh họa bài thi khoa học xã hội môn địa lí của bộ giáo dục và đào tạo, đề thikhảo sát THPT quốc gia môn địa lí của sở GD & ĐT Thanh Hóa năm 2017

- Đặc điểm tâm, sinh lý, nhu cầu học tập, điều kiện và khả năng học tập, khả nănglàm bài thi trắc nghiệm môn địa lí của học sinh lớp 12 Trường THPT Cẩm Thuỷ 1

Từ đó tổng kết về lý luận, ý nghĩa thực tiễn và phương pháp rèn luyện các kỹnăng địa lí cơ bản trong dạy học và ôn tập thi THPT quốc gia môn địa lý lớp 12

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lí luận.

1.1 Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu chung của môn Địa lí trong toàn cấp học ở THPT là nhằm hoànthiện học vấn phổ thông cho học sinh, phát triển tư duy lô gic, tạo điều kiện chohọc sinh tiếp tục học lên ở các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

Mục tiêu cụ thể của chương trình Địa lí lớp 12 THPT là tiếp tục hoàn thiệnkiến thức của HS về Địa lí Việt Nam; tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng địa

lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS, đó là tư duy tổng hợp, gắn với lãnhthổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất Trong đó các kĩnăng làm việc với biểu đồ, làm việc với bảng số liệu đã cho, đọc Atlat địa lí ViệtNam là những kỹ năng quan trọng giúp các em không chỉ tiếp thu bài học dễdàng hơn, hiểu sâu hơn mà giúp các em có đạt được kết quả cao hơn trong các kỳthi, nhất là kì thi THPT quốc gia với bài thi trắc nghiệm môn địa lí trong tổ hợp bàithi khoa học xã hội

1.2 Phương pháp và phương tiện dạy học

Để đạt được các mục tiêu của môn học, trong dạy học địa lí người giáo viênngoài việc phải tìm ra được phương pháp phù hợp với đối tượng HS, vận dụng linh

Trang 5

hoạt các phương pháp đó còn phải lựa chọn được những phương tiện cần thiết, phùhợp với nội dung của từng bài học

Đối với việc rèn luyện các kỹ năng địa lí nhằm giúp các em học sinh lớp 12làm tốt phần thi trắc nghiệm về kỹ năng ( 10 câu trong đề thi trắc nghiệm môn địa líTHPT quôc gia từ năm học 2016 – 2017 trở đi), phương pháp chủ yếu là đàm thoại

và trực quan; Phương tiện dạy học chủ yếu là: Bản đồ giáo khoa và tập Átlát địa líViệt Nam, các bảng số liệu, các biểu đồ từ sách giáo khoa địa lí lớp 12 do nhà xuấtbản giáo dục phát hành

1.3 Yêu cầu của kì thi THPT quốc gia môn địa lí năm học 2016 – 2017

Theo cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn địa lí THPT quôc gia từ năm học 2016– 2017 trở đi, phần kĩ năng ( gọi là phần thực hành) sẽ là 10 câu hỏi trắc nghiệmtập trung vào ba kĩ năng cơ bản là: Đọc Át lát địa lí Việt Nam ( 5 câu); Làm việcvới bảng số liệu ( 3 câu); Làm việc với biểu đồ ( 2 câu), 10 câu hỏi chiếm tới 25%

số điểm toàn bài thi Như vậy có thể thấy rằng việc rèn luyện các kỹ năng thựchành địa lí rất quan trọng đối với việc học tập bộ môn của học sinh nói chung vàviệc làm bài thi của học sinh nói riêng

Tuy nhiên ở các năm học trước, việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh ngoàimục đích nâng cao chất lượng bộ môn, giáo viên chủ yếu tập trung rèn luyện các kỹnăng thực hành giúp học sinh có kỹ năng để làm tốt phần thực hành của bài thi tựluận Việc vận dụng các kĩ năng địa lí để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm phần thựchành khác rất nhiều so với việc vận dụng kĩ năng để làm phần thực hành của bài thi

tự luận Điều này đòi hỏi giáo viên và học sinh cần phải có cách tiếp cận mới vàphương pháp rèn luyện kĩ năng phù hợp nhằm đáp ứng được các yêu cầu mới củađổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới của kì thi THPT quốc gia hiện nay

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Với yêu cầu mới của của bài thi trắc nghiệm môn địa lí THPT quốc gia nhưhiện nay, phần thực hành chiếm số điểm khá nhiều ( 2,5 điểm chiếm 25% số điểmbài thi), phần thực hành có các câu hỏi ở cả ba kỹ năng địa lí cơ bản nhất: Kĩ năngđọc Át lát địa lí Việt Nam ; kĩ năng làm việc với bảng số liệu; kĩ năng làm việc vớibiểu đồ Bài thi bao gồm 40 câu hỏi với lượng thời gian 50 phút, tính trung bìnhmỗi câu hỏi học sinh chỉ có hơn một phút để trả lời Mặc dù các giáo viên dạy địa lí

ở trường THPT đã nghiên cứu, tiếp cận và có sự thay đổi trong phương pháp giảngdạy, kiểm tra đánh giá để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu mới của

kì thi THPT quốc gia, song nhiều giáo viên vẫn lúng túng trong việc tìm ra phươngpháp dạy học, phương pháp rèn luyện kĩ năng hiệu quả nhất

Trong chương trình Địa lí lớp 12, thông thường là sau một chương hoặc một

số bài đều có bài tập thực hành về bảng số liệu; bài tâp về biểu đồ; phần lớn các bàihọc đều có thể sử dụng Át lát địa lí Việt Nam Song do thời gian tiết dạy có hạn,nội dung bài học dài, nhận thức của học sinh miền núi có hạn Nên khi trả lời cáccâu hỏi trắc nghiệm phần thực hành trong các bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tramột tiết; bài kiểm tra học kì và các bài khảo sát chất lượng thi THPT quốc gia do

Trang 6

nhà trường, do sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức, đa số các em học sinh làm sai nênphần kĩ năng điểm rất thấp.

Như vậy, có thể thấy rằng nhiều giáo viên giảng dạy địa lí lớp 12 và rất nhiềuhọc sinh vẫn còn vướng mắc trong phương pháp giảng dạy và rèn luyện các kĩ năngđịa lí nhằm nâng cao được hiệu quả của bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia mônđịa lí, phần kĩ năng thực hành Để học sinh lớp 12 đạt được kết quả cao trong họctập bộ môn, đạt kết quả cao nhất ở phần thi trắc nghiệm thực hành thì vấn đề quantrọng nhất là giáo viên phải tìm ra được phương pháp phù hợp để rèn luyện các kĩnăng địa lí cho học sinh một cách hiệu quả nhất

3 Biện pháp tiến hành và hiệu quả

3.1 Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện, mục tiêu cần đạt

Đối tượng nghiên cứu gồm: các nội dung liên quan đến việc rèn luyện kĩnăng địa lí ở các bài trong sách giáo khoa (SGK) Địa lí lớp 12 (cơ bản); tình hìnhhọc sinh các lớp 12 được trực tiếp giảng dạy về tinh thần học tập, chất lượng họctập ; nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho họcsinh lớp 12

Phạm vi thực hiện: phương pháp rèn luyện kĩ năng địa lí trong dạy học địa lílớp 12 Trình bày các ví dụ cụ thể trả lời các câu hỏi trắc nghiệm phần kĩ năng của

đề thi THPT quốc gia môn địa lí lớp 12 của bộ Giáo dục & Đào tạo đã công bố vàcác đề do giáo viên tự xây dựng với nội dung và mức độ tương đương đề thi của

bộ Thực nghiệm ở các lớp 12 (Cơ bản) mà tôi trực tiếp dạy trong năm học 2016

-2017, gồm: 12A8, 12A9, 12A10

Mục tiêu chính là tìm ra được phương pháp rèn luyện các kỹ năng địa lí cơbản phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn và nâng cao kết quả bàithi trắc nghiệm môn địa lí phần thực hành cho học sinh lớp 12 dự thi THPT quốcgia

3.2.Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản, phương tiện, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học

Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản là việc làm bắt buộc đối với tất cả giáoviên khi thiết kế bài dạy Việc lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản yêu cầu phải đảmbảo tính khoa học và phải vừa sức đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hộikiến thức và rèn luyện kĩ năng vững chắc và phát triển toàn diện Trong đề tài này,tôi xác định kiến thức và kĩ năng cơ bản là các kiến thức, kĩ năng địa lí trongchương trình địa lí lớp 12 ( Ban cơ bản)

Phương tiện dạy học được xem là “điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ của họcsinh, góp phần nâng cao năng lực tư duy của các em đồng thời là cơ hội để học sinhrèn luyện và phát triển tư duy, hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lí rõnét hơn, giúp học sinh nắm vững kiến thức và có kĩ năng vững chắc hơn Để thực

hiện đề tài tôi chọn và sử dụng các loại phương tiện, đó là Máy vi tính ; quyển Átlát

địa lí Việt Nam; Các bảng số liệu; các biểu đồ

Dựa vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học bộ môn; dựa vào điềukiện và phương tiện dạy học hiện có của Nhà trường; dựa vào đặc điểm đối tượng

Trang 7

dạy học cụ thể (học sinh các lớp 12 cơ bản) tôi lựa chọn hình thức tổ chức và hoạt

động chủ yếu là: dạy học trên lớp, hoạt động cá nhân

Phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, vì

nó quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học Việc xác địnhphương pháp cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, giai đoạn nhận thức, đặcđiểm đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học

Phương pháp chủ yếu được sử dụng để rèn luyện kĩ năng cho học sinh là: Đàm

thoại, trực quan

3.3 Các biện pháp tổ chức thực hiện

Khảo sát chất lượng học sinh về kĩ năng địa lí và khả năng vận dụng các kĩnăng đó để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của đề thi THPT quốc gia phần thựchành

Tổng hợp, đánh giá tìm ra phần còn yếu của học sinh về kĩ năng để tìm biệnpháp khắc phục, nhằm nâng cao kết quả học tập và làm bài thi của học sinh đối vớiphần trả lời câu hỏi trắc nghiệm về thực hành

Tập trung rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh bao gồm: Kĩ năng đọc Átlát địa lí Việt Nam ; kĩ năng làm việc với bảng số liệu; kĩ năng làm việc với biểu đồnhằm củng cố kiến thức lý thuyết về thực hành và đồng thời rèn luyện kĩ năng thựchành Quá trình thực hiện lần lượt là:

- Kỹ năng làm việc với bảng số liệu

+ Ôn lại những kiến thức cơ bản về bảng số liệu: những công thức cần thiết và vậndụng công thức để xử lí số liệu; Cách nhận xét các bảng số liệu

+ Thực hành vận dụng kĩ năng nhận xét , giải thích các bảng số liệu trả lời câu hỏitrắc nghiệm của đề thi

- Kĩ năng làm việc với biểu đồ

+ Ôn lại những kiến thức cơ bản về biểu đồ: Các dạng biểu đồ cơ bản; Cách chọn

và nhận xét biểu đồ

+ Thực hành vận dụng kĩ năng về biểu đồ trả lời câu hỏi trắc nghiệm của đề thi

- Kĩ năng đọc Át lát địa lí Việt Nam

+ Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Át lát

+ Thực hành vận dụng kĩ năng đọc Át lát trả lời câu hỏi trắc nghiệm của đề thi

3.3 1 Khảo sát chất lượng học sinh

* Sau khi bộ giáo dục công bố đề thi minh họa môn địa lí THPT quốc gia năm học

2016 – 2017 với hình thức thi trắc nghiệm, tôi đã tiến hành:

- Cho học sinh các lớp 12 tôi giảng dạy và ôn tâp gồm : 12 A8; 12 A9; 12 A10 làmbài thi thử đối với phần trắc nghiệm thực hành, gồm 10 câu, mỗi câu đúng 0,25điểm , nội dung đề kiểm tra có mức độ tương đương đề thi của bộ trong thời gian

Trang 8

3.3 2 Những điểm yếu của học sinh về kĩ năng

- Làm việc với bảng số liệu

+ Học sinh chưa biết cách nhận xét hoặc nhận xét không đúng bảng số liệu

+ Khả năng xử lí số liệu phục vụ nhận xét không chắc chắn

+ Chưa hiểu được một số từ ngữ thường dùng khi nhận xét bảng số liệu

- Làm việc với biểu đồ

+ Phần lớn không phân loại được các biểu đồ cơ bản và ý nghĩa của các biểu đồ + Phần lớn chưa có khả năng nhận xét đúng biểu đồ theo yêu cầu

- Đọc Át lát địa lí Việt Nam

+ Nhiều học sinh không nắm được cấu trúc của tập Át lát địa lí Việt Nam

+ Phần lớn chưa hiểu được hệ thống kí hiệu bản đồ

+ Đa số chưa có những kĩ năng cơ bản để đọc và hiểu được các bản đồ trong Át látđịa lí Việt Nam

Từ những hạn chế trên dẫn đến tình trạng học sinh không trả lời được cáccâu trắc nghiệm nên thường chọn phương án ngẫu nhiên, hoặc nhiều học sinh kĩnăng không vững dẫn đến chọn phương án sai, có một số học sinh ở phần câu hỏi

kĩ năng biểu đồ quen với việc vẽ các biểu đồ chỉ định nên khi trả lời câu hỏi trắcnghiệm thì lúng túng, không đủ thời gian để xác định được đáp án đúng

3.3.3 Rèn luyện các kĩ năng địa lí nhằm nâng cao kết quả bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia môn địa lí lớp 12, phần thực hành.

Sau khi khảo sát thực tế cũng như trong thực tiễn dạy học và chất lượng mônđịa lí của học sinh hiện nay tại trường, để giúp các em khắc phục các hạn chế, cácđiểm yếu khi vận dụng kĩ năng để trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần thực hành Tôixây dựng nội dung ôn tập, rèn luyện kĩ năng cho các em Với khả năng của bảnthân, tôi chỉ tập trung vào các nội dung sau:

3.3.3a Rèn luyện kĩ năng làm việc với bảng số liệu:

* Ôn tập phần lí thuyết cơ bản về kĩ năng làm việc với bảng số liệu

- Một số công thức tính toán thường gặp khi xử lí các bảng số liệu

Trước hết, để học sinh có thể thực hiện được phần xử lí số liệu trong các bàithực hành về bảng số liệu, giáo viên tổng hợp một số công thức thường dùng đểhọc sinh áp dụng

Trang 9

+ Tính mật độ dân số

Số dânMật độ dân số = ( người/ km2 )

Diện tích+Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên

Giá trị năm sau x100

Giá trị năm gốc

- Cần lưu ý học sinh muốn xác định được cách tính toán ( Công thức) nên:

+ Dựa vào yêu cầu của bài tập học sinh có thể vận dụng các công thức mà các emnhớ, tuy nhiên điều này khá máy móc, các em sẽ khó chủ động khi tính toán nếukhông nhớ

+ Học sinh nên dựa vào yêu cầu của bài tập, đơn vị tính của số liệu bài tập để thiếtlập công thức tính

* Các bước tiến hành nhận xét bảng số liệu

Nhận xét bảng số liệu thực chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàngngang và cột dọc, rút ra những nhận xét cần thiết Để học sinh có thể nhận xét đúng

và đủ ý theo yêu cầu của đề bài, giáo viên hướng dẫn học sinh khi phân tích bảng

số liệu, cần thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:

- Xác định yêu cầu của câu hỏi trong đề bài , bài tập để xác định mục đích làm việcvới bảng số liệu

- Đọc tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, xác định rõ các tiêu chí cần nhậnxét

- So sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí:

+ Nhận xét sự thay đổi của đối tượng địa lí theo thời gian thì so sánh số liệu củacác mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự, các mốc có tính đột biến

Trang 10

+ Đối với các lãnh thổ, cần lưu ý so sánh các đối tượng địa lí của các lãnh thổ lớnvới nhau, các lãnh thổ nhỏ với nhau và ngược lại.

- Khi nhận xét cơ cấu mà số liệu trong bảng là các số các số liệu tuyệt đối (ví dụ:Triệu tấn, tỉkw/h , triệu người, v.v) mà đề lại yêu cầu nhận xét cơ cấu thì phải tính

( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015 Nhà xuất bản thống kê, 2016)

Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản

lượng lúa cả năm của Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm

2005 và năm 2014

A Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng

B Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằngsông Cửu Long

C Diện tích ở Đồng bằngsông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng

D Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn sản lượng ở Đồngbằng sông Hồng

Để trả lời đúng – chọn đáp án đúng cho câu hỏi này, học sinh phải vận dụng

kĩ năng làm việc với bảng số liệu.

- Với đáp án A: HS so sánh diện tích và sản lượng của đồng bằng sông hồng theonăm ở các cột

+ Đồng bằng sông Hồng: Diện tích năm 2005 là 1 186,1 ; diện tích năm 2014 là 1186,1: Diện tích năm 2014 nhỏ hơn diện tích năm 2005, diện tích giảm; Sản lượngnăm 2005 là 6 398,4 , sản lượng năm 2014 là 7 175,2: sản lượng năm 2014 lớn hơnsản lượng năm 2005, sản lượng tăng

+ Như vậy, phương án A : đúng

- Với đáp án B:

+ Đồng bằng sông Cửu Long: Diện tích năm 2005 là 3 826,3;diện tích năm 2014 là

4 249,5: Diện tích năm 2014 lớn hơn diện tích năm 2005, diện tích tăng; Sản lượngnăm 2005 là 19 298,5; sản lượng năm 2014 là 25 475,0: sản lượng năm 2014 lớnhơn sản lượng năm 2005, sản lượng tăng

+ Như vậy, phương án B : đúng

- Với đáp án C

+ Đồng bằng sông Cửu Long : diện tích năm 2005 là 3 826,3; diện tích năm 2014 là

4 249,5 Tính số lần diện tích tăng lên ( lấy diện tích năm 2014 chia diện tích năm

Trang 11

2005), kết quả tăng 1,11 lần Tương tự, tính số lần sản lượng tăng ( lấy sản lượngnăm 2014 chia sản lượng năm 2005), kết quả sản lượng tăng 1,32 lần.

+ Như vậy, diện tích lúa ở đồng bằng sông Cửu Long tăng chậm hơn sản lượng lúa

Phương án C không đúng.

- Với phương án D

+ Học sinh so sánh dễ thấy sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long luôn lớnhơn sản rất nhiều lượng lúa của đồng bằng sông Hồng trong cả hai năm 2005 vànăm 2014

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2014?

A Khai thác tăng, nuôi trồng giảm

B Nuôi trồng tăng, khai thác giảm

C Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác

D Khai thác tăng nhanh hơn nuôi trồng

Với câu hỏi này, học sinh cần vận dụng kĩ năng về bảng số liệu theo cách sau

- Phân tích số liệu cả cột dọc và hàng ngang, học sinh sẽ thấy:

+ Sản lượng khai thác tăng liên tục, sản lượng nuôi trồng tăng liên tục, nên phương

án A và phương án B đều sai

+ Vì số liệu sản lượng khai thác và nuôi trồng năm đầu tiên và năm cuối cùng khácnhau, do đó để biết sản lượng của phân ngành nào tăng nhanh hơn học sinh phảitích số lần tăng lên

+ Cách tính: Lấy sản lượng năm cuối chia cho sản lượng năm đầu tiên trong bảng

số liệu các em được kết quả: Sản lượng khai thác tăng 1,46 lần; sản lượng nuôitrồng tăng 2,3 lần Như vậy sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khaithác, phương án D sai

- Kết luận: Nhận xét đúng từ bảng số liệu là phương án C- Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác

3.3.3b Rèn luyện kĩ năng làm việc với biểu đồ

* Giới thiệu các loại biểu đồ thường gặp trong các đề thi (Phần này giáo viên giới thiệu và cung cấp cho các em hình ảnh từng loại biểu đồ qua màn hình máy chiếu)

Hiện nay có nhiều cách phân loại biểu đồ, tuy nhiên cách thông dụng và dễhiểu nhất là chia các loại biểu đồ thành hai nhóm: Nhóm các loại biểu đồ cơ bản vànhóm các biểu đồ biến đổi từ loại biểu đồ cơ bản

Trang 12

- Nhóm biểu đồ cơ bản: Căn cứ vào chương trình môn địa lí ở bậc THPT , có thểchia nhóm biểu đồ cơ bản thành hai loại là: Loại biểu đồ thể hiện sự phát triển vàloại biểu đồ thể hiện cơ cấu.

+ Loại biểu đồ thể hiện sự phát triển: Loại biểu đồ này thể hiện được đầy đủ cáchiện tượng, sự vật địa lí KT – XH về mặt động, quá trình, tình hình phát triển Loạibiểu đồ này có hai dạng cơ bản là biểu đồ cột và biểu đồ đường (đồ thị, đường biểudiễn)

+ Loại biểu đồ thể hiện cơ cấu: Đây là loại biểu đồ phản ánh cơ cấu của các hiệntượng địa lí KT – XH, về lí thuyết loại biểu đồ này có ba dang sau: Biểu đồ tròn;biểu đồ ô vuông; biểu đồ cột chồng

- Nhóm biểu đồ biến đổi từ dạng cơ bản: Nhóm biểu đồ này thường gặp trongchương trình địa lí phổ thông và trong các đề thi hiện nay, bao gồm bốn dạng:+ Biểu đồ miền: Là loại biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch (thay đổi) cơ cấu Loạibiểu đồ này dễ nhận thấy khi yêu cầu bài tập là vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch

cơ cấu và bảng số liệu thường có quảng thời gian nhiều năm (thông thường là từbồn năm trở đi)

+ Biểu đồ kết hợp thể hiện sự phát triển: Loại biểu đồ này chỉ có một dạng duy nhất

là kết hợp giữa cột và đường Dấu hiệu lựa chọn loại biểu đồ này thường là câu hỏiyêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình…Bảng số liệu có nhiều năm và có hai đơn vịtính khác nhau

+ Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng: Biểu đồ này khác với biểu đồ đường

ở dạng cơ bản là thường thể hiện tốc độ tăng trưởng , khi vẽ các đường đều có điểmđầu tiên xuất phát từ 100% trên trục tung Dấu hiệu nhận biết là câu hỏi thường yêucầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng, bảng số liệu có nhiều năm, nhưng quantrọng nhất là bảng số liệu có nhiều đơn vị tính khác nhau

+ Biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu: Biểu đồ này khác với biểu đồ tròn ởnhóm biểu đồ cơ bản là nó thể hiện được cả quy mô và cơ cấu của đối tượng Dấuhiệu để nhận biết là câu hỏi thường yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu,bảngsố liệu có 2 hoặc 3 năm, các số liệu tổng thể của từng năm khác nhau

* Phương pháp lựa chọn biểu đồ

- Thông thường có hai căn cứ để lựa chọn biểu đồ, đó là: Dựa vào câu hỏi (Cụ thể

là đọc kĩ câu hỏi, xem yêu cầu phải thể hiện là gì?) và dựa vào bảng số liệu đã cho

Có trường hợp lựa chọn phải dựa vào cả hai căn cứ, nhưng có trường hợp chỉ cầnmột căn cứ là đủ Điều này còn phụ thuộc vào từng câu hỏi cụ thể

- Lựa chọn một số loại biểu đồ cơ bản

+ Biều đồ cột: Chọn biểu đồ cột khi đề yêu cầu thể hiện tốt nhất tình hình pháttriển, số lượng, khối lượng, so sánh độ lớn Ngoài ra còn có thể là: thể hiện cơ cấubằng số liệu tuyệt đối (diện tích đất, năng suất, sản lượng lúa các vụ trong năm)

+ Biểu đồ đường (đường biểu diễn): Chọn biểu đồ đường khi đề yêu cầu thể hiện

tốt nhất tốc độ phát triển, chỉ số phát triển, sự gia tăng, tốc độ tăng của một, haihoặc ba đại lượng (hiện tượng) qua thời gian (thường là từ 4 năm trở lên)

Trang 13

+ Biểu đồ tròn:Chọn biểu đồ hình tròn khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốtnhất quy mô và cơ cấu hoặc sự chuyển dịch (hay sự thay đổi) cơ cấu, số lượng hìnhtròn có từ 1 đến 3 hình

+ Biểu đồ miền: Chọn biểu đồ miền khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốt nhất

cơ cấu hoặc sự chuyển dịch (hay sự thay đổi) cơ cấu mà bảng số liệu có từ 4 nămtrở lên

+ Biểu đồ kết hợp: Chọn biểu đồ kết hợp khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể kết hợpthể hiện từ hai đối tượng trở lên , hoặc đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình,

so sánh… mà bảng số liệu có các đơn vị tính khác nhau và có nhiều năm

* Một số lưu ý khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm từ biểu đồ.

- Xác định rõ dạng biểu đồ trong câu hỏi; Đọc các ghi chú (chú giải), tên biểu đồ(nếu có), đại lượng thể hiện, thời gian, không gian thể hiện của biểu đồ

- Lưu ý đến đơn vị tính, các khoảng thời gian, sự đột biến của các đối tượng trênbiểu đồ; Đọc kĩ các ý, các chữ trong nhận xét biểu đồ

- Tiến hành các phép tính, so sánh đối chiếu các số liệu trong từng ý nhận xét

* Thực hành vận dụng kĩ năng biểu đồ trả lời câu hỏi trắc nghiệm của đề thi

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Để thể hiện quy mô diện tích các loại cây trồng và cơ cấu của nó qua hai năm 2005 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

- Với phương án C và D sẽ bị loại vì biểu đồ đường và biểu đồ cột là hai loại biểu

đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình, sự phát triển của đối tượng địa lí

- Phương án A, biểu đồ miền: Biểu đồ miền chỉ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơcấu, mặt khác biểu đồ miền chỉ được vẽ khi bảng số liệu có từ bôn năm trở đi.Trong trường hợp này biểu đồ miền không phù hợp, phương án A sai

Trang 14

- Phương án C: Yêu cầu chọn loại biểu đồ thể hiện được cả quy mô và cơ cấu vớibảng số liệu có 2 năm với tổng số khác nhau thì biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồtròn (tròn khác bán kính)

- Như vậy phương án đúng là phương án B – Biểu đồ tròn.

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2005 -

2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A Biểu đồ kết hợp B Biểu đồ miền

C Biểu đồ đường D Biểu đồ cột

Với câu hỏi này, dễ dàng học sinh sẽ loại phương án B – biểu đồ miền vì câu hỏi không yêu cầu thể hiện sự thay đổi cơ cấu Vấn đề là ba phương án còn lại có

vẻ khá hợp lí Tuy nhiên, để chọn loại biểu đồ thích hợp nhất các em phải phân tích , suy luận:

- Phương án A – biểu đồ kết hợp và phương án D – biểu đồ cột cũng có thể đúng,

vì bảng số liệu có nhiều năm, đơn vị tính khác nhau Tuy nhiên đọc kĩ yêu cầu câuhỏi ta thấy: yêu cầu ở đây là chọn biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng nên biểu đồthích hợp nhất phải là biểu đồ đường (loại biểu đồ đường của nhóm biểu đồ biếnđổi từ dạng cơ bản)

- Vì vậy học sinh phải chọn phương án đúng là đáp án C – biểu đồ đường

Ví dụ 3: Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện (Đơn vị: %)

Từ biểu đồ trên, hãy cho biết cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam phân theophương tiện thay đổi theo hướng nào sau đây?

A Tỉ trọng khách theo đường hàng không và đường thủy tăng, đường bộ giảm.

Trang 15

B Tỉ trọng ngành khách theo đường thủy và đường bộ tăng, đường hàng không

giảm

C Tỉ trọng khách theo đường hàng không tăng, đường thủy và đường bộ giảm.

D Tỉ trọng khách theo đường hàng không và đường bộ tăng, đường thủy giảm.

Để chọn được đáp án đúng trong câu hỏi này, học sinh chỉ cần kĩ năng đọc chú giải và so sánh các số liệu là xác định được, nhìn chú giải và so sánh các số liệu có thể thấy:

- Tỷ trọng khách theo đường bộ giảm, đường hàng không giảm; tỷ trọng khách theođường hàng không tăng, từ đó các em soi vào từng phương án thấy ngay phương án

A, B, D phản ánh không đúng về hướng thay đổi cấu khách quốc tế đến Việt Namphân theo phương tiện

- Học sinh chọn đáp án đúng là C - Tỉ trọng khách theo đường hàng không tăng,

đường thủy và đường bộ giảm

Ví dụ 4: Cho biểu đồ

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta.

B Giá trị sản xuất than, dầu thô và điện của nước ta.

C Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta.

D Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta.

Để trả lời câu hỏi này, học sinh chỉ cần vận dụng kĩ năng nhận dạng biểu đồ là chọn được phương án đúng.

- Hình dạng biểu đồ cho thấy đây là biểu đồ đường : Loại biểu đồ này thể tình hìnhphát triển, tốc độ tăng trưởng của đối tượng, không thể hiện cơ cấu nên Phương án

Trang 16

- Vậy đáp án đúng là phương án A - Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và

điện của nước ta

3.3.3c Rèn luyện kĩ năng đọc Át lát địa lí Việt Nam

* Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Átlát

Để thực hiện được dạy học dựa trên cơ sở átlát, ngay từ tiết dạy đầu tiên củachương trình địa lí lớp 12, giáo viên phải giới thiệu và hướng dẫn học sinh sử dụngÁtlát Cụ thể như sau:

- Cấu trúc của Átlát

Nội dung chính của Át lát địa lí Việt Nam bao gồm 28 trang, tính từ trang

Ký hiệu chung (trang 3) cho đến hết trang Các vùng kinh tế trọng điểm (trang 30)

và được chia thành ba phần được sắp xếp theo trình tự của chương trình và nộidung sách giáo khoa lần lượt từ chung đến riêng, từ Địa lí tự nhiên đến Địa lí kinh

tế - xã hội đến các vùng kinh tế Thường nội dung trong mỗi trang átlát, được biểuhiện kết hợp giữa bản đồ và biểu đồ, tranh ảnh giúp cho người sự dụng không chỉđọc được sự phân bố mà còn có thể đọc được động lực, tình hính phát triển, phânhoá các giá trị, các mối quan hệ nhân quả giữa các đối tượng trên bản đồ

Cách sử dụng átlát Địa lí

- Để sự dụng hiệu quả Átlát Địa lí Việt Nam trong học tập, kiểm tra và thi ngườihọc cần:

+ Hiểu hệ thống ký hiệu bản đồ ở trang 3 của át lát Địa lí Việt Nam

+ Nhận biết phạm vi, giới hạn và đọc được tên các đối tượng trên bản đồ

+ Xác định được phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, cấu trúc,hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ

+ Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ

+ Xác định các mối quan hệ không gian trên bản đồ: Xác định các mối quan hệtương hỗ và nhân - quả giữa các đối tượng được thể hiện trên bản đồ

+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu,thủ văn, đất đai, động thực vật, dân cư, kinh tế )

+ Phân tích các loại biểu đồ, đo tính biểu đồ dựa vào tỉ lệ, nhận xét số liệu thốngkê…

+ Khai thác kiến thức từ các bản đồ, các biểu đồ, số liệu thống kê

* Thực hành vận dụng kĩ năng Át lát trả lời câu hỏi trắc nghiệm của đề thi

Ví dụ 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước

trung bình của sông Hồng (trạm Hà Nội) lớn nhất vào tháng nào trong năm?

Ngày đăng: 13/10/2017, 22:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.2.Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản, phương tiện, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học - Hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT cách làm việc với bảng số liệu, biểu đồ và khai thác át lát địa lý việt nam để trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia
3.2. Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản, phương tiện, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học (Trang 2)
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu: - Hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT cách làm việc với bảng số liệu, biểu đồ và khai thác át lát địa lý việt nam để trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia
d ụ 2: Cho bảng số liệu: (Trang 14)
- Hình dạng biểu đồ cho thấy đây là biểu đồ đườn g: Loại biểu đồ này thể tình hình phát triển, tốc độ tăng trưởng của đối tượng, không thể hiện cơ cấu nên Phương án C bị loại. - Hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT cách làm việc với bảng số liệu, biểu đồ và khai thác át lát địa lý việt nam để trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhằm đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia
Hình d ạng biểu đồ cho thấy đây là biểu đồ đườn g: Loại biểu đồ này thể tình hình phát triển, tốc độ tăng trưởng của đối tượng, không thể hiện cơ cấu nên Phương án C bị loại (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w