0
Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Hoàn thiện nội dung phân tích

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ PHÚC LỢI (Trang 28 -28 )

3.2.4.1 Phân tích bảng cân đối kế toán.

Cán bộ phân tích tài chính của công ty đã phân tích bảng cân đối kế toán, tuy nhiên nội dung phân tích chưa được đầy đủ, còn thiếu sót nhiều, không thuận tiện cho việc quản lý và ra quyết định của ban giám đốc. Việc phân tích bảng cân đối kế toán cần bổ sung thêm các nội dung sau:

Bảng 3.1: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm 2012,2013,2014. Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2014 2013 2012 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN

26.759.708.11

1 20.299.375.741

13.471.727.825

1.Tiền và các khoản

tương đương tiền

4.658.579.750

5.751.030.440

3.470.185.975

2.Phải thu ngắn hạn

6.328.912.054 3.502.685.400 3.202.560.232

3.Hàng tồn kho

15.058.871.432 10.404.096.626 6.163.651.479

4.Tài sản ngắn hạn khác

713.344.875 641.563.275 635.330.139

B.TÀI SẢN DÀI HẠN

3.961.738.079 3.061.738.079 3.727.162.321

1.Tài sản cố định

3.961.738.079 3.061.738.079 3.727.162.321

-Nguyên giá

4.201.769.180 4.201.769.180 4.767.193.422

-Giá trị hao mòn lũy kế

-1.240.031.101 -1.140.031.101

-1.040.031.101

2.Tài sản dài hạn khác 0 0 0 TỔNG TÀI SẢN

30.721.446.190 23.361.113.820 17.198.890.146

A.NỢ PHẢI TRẢ

14.491.673.299 12.319.184.502 10.029.434.328

1.Nợ ngắn hạn

14.491.673.299

12.319.184.502

10.029.434.328

2.Nợ dài hạn 0 0 0 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU

16.229.772.891 11.041.929.318 7.169.455.818

TỔNG NGUỒN VỐN

30.721.446.190 23.361.113.820 17.198.890.146

( Nguồn từ phòng tài chính kế toán)

Phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn BCĐKT

- Kết cấu tài sản công ty cổ phần lữ hành du lịch quốc tế Phúc Lợi trong 3 năm 2012,2013,và 2014.

Qua số liệu từ bản cân đối kế toán trên ta dễ thấy quy mô tài sản công ty tăng từ

17.198.890.146 vnđ năm 2012 lên 23.361.113.820vnđ vào năm 2013

tương đương với mức tăng tương đối là 35,83%. con số này tiếp tục tăng vào năm 2014 với tổng lượng tài sản của công ty là 30.721.446.190vnđ tương ứng với mức tăng 31,51% so với năm 2013. Điều này cho thấy giá trị tài sản công ty không ngừng tăng, và giá trị tài sản tăng này được tài trợ bởi sự gia tăng của việc huy động vốn.

Trong kết cấu tài sản, thì tỷ lệ tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp, năm 2012 là 21,67%, năm 2013 là 13,11% và năm 2014 chỉ là 12,9% trong khi đó, tỷ trọng tài sản ngắn hạn lại luôn chiếm tỷ trọng cao. Thể hiện ở năm 2012 con số này là 78,33%, 2013 là 86,89% và năm 2014 là 87,14%.

Đối với kết cấu tài sản ngắn hạn, Tỷ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn ở mức cao. Các khoản phải thu năm 2012 là 3.202.560.232 chiếm 23,77% tài sản ngắn hạn , 2013 là 3.502.685.400 vnđ ứng với 17,26% và năm 2014 là 6.328.912.054vnđ ứng với 23,65% con số này tuy có biến động qua các năm nhưng vẫn ở mức tương đối đối với công ty. Trong khi đó hàng tồn kho năm 2012 là 6.163.651.479 vnđ chiếm 45,75% tài sản ngắn hạn, năm 2013 là 10.404.096.626vnđ tương ứng 51,25% và năm 2014 chỉ còn 15.058.871.432 vnđ ứng với 56,27%.

Các con số tên cho thấy DN đang bị khách hàng chiếm dụng vốn khá nhiều, tỷ trọng bị chiếm dụng vốn chiếm đến hơn 1/4 giá trị các tài sản ngắn hạn. điều này sẽ ảnh hường đến hoạt động sản suất kinh doanh, cũng như khả năng thanh toán khi công ty có thêm các biến động kinh tế. Tuy nhiên đây cũng có thể là đặc trưng riêng của công ty và ngành, vì ngành du lịch lữ hành ở miền bắc được hoat động chủ yếu hoạt động vào những mùa nhất định của năm, đây cũng là thời điểm cuối năm với các tỉnh phía bắc. Vì vậy các khoản phải thu cũng như hàng tồn kho có thể được giải phóng khi công trình hoàn thành vào năm sau.

Đối với kết cấu tài sản dài hạn, có thể nhìn thấy ngay là tài sản chủ yểu của công ty là tài sản cố định. Tài sản cố định của công ty năm 2012 là 3.727.162.321VNĐ và giảm 17,8%% khi sang năm 2013 ứng với mưc tài sản là

3.061.738.079VNĐ. Năm 2014 mức tài sản cố định của công ty tăng 29,39% ứng với mức tài sản là 3.961.738.079 VNĐ. Có thể nhận ra ngay thấy trong bảng cân đối kế toán không hề có khoản mục chi phí xây dựng dở dang, điều này có nghĩa là trong 3 năm qua DN không xây thêm nhà xưởng, mở rộng sản suất. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…. Nhìn chung, so với với ngành và với hoạt động của công ty, thì tỉ lệ tài sản dài hạn so vởi mức tổng tài sản ở mức cao.

- Kết cấu nguồn vốn của công ty Cổ phần lữ hành du lịch quốc tế Phúc Lợi trong 3 năm 2012.2013 và 2014.

Trong 2 năm 2012, 2013, vốn công ty để thực hiện sản suất kinh doanh đa phần là vốn vay. Tỷ lệ vốn chú sở hữu thấp hơn so vốn vay. Tỷ lệ vốn chủ so với tổng nguồn vốn thể hiện qua các năm như sau: Năm 2012 chiếm 41,69% ứng với 7.169.455.818VNĐ, năm 2013 47,27% ứng với 11.041.929.318 VNĐ. Riêng năm 2014 vốn chủ của công ty đã chiếm tỷ trọng lớn cụ thể là 52,83% tương ứng 16.229.772.891VNĐ. Nói chung có sự gia tăng tỉ lệ vốn chủ qua các năm, nhưng tỉ lệ gia tăng này không đáng kể. Nguồn vốn từ nợ phải trả của công ty cũng không biến động nhiều. năm 2012 là 10.029.434.328vnđ ứng với 58,31% năm 2013 tăng lên 12.319.184.502vnđ ứng với 52,73% và 2014 tăng lên 14.491.673.299 ứng với 47,17%. Điều dáng chú ý rằng trong nguồn nợ phải trả, thì khoản mục nợ ngắn hạn chiếm 100% trong cả 3 năm. Điều đó có nghĩa là DN không đi vay dài hạn để đầu tư sản suất kinh doanh. Xét lại các lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô của công ty, ta có thể nhận ra rằng các dự án mà công ty thực hiện đa phần là nhỏ, thời hạn thực hiện dự án ngắn. Điều này có thể hoàn toàn lý giải được tại sao DN không cần huy động vốn dài hạn. Khoản mục nợ phải trả của công ty được hình thành từ các khoản mục phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế phải nộp, và phải trả người lao động, đặc biệt công ty không hề vay vốn từ các ngân hàng và tổ chức tài chính nào. Trong các khoản mục trên thì phải trả người bán chỉ chiếm chiếm 2,7% nợ phải trả, Người mua trả tiền trước chiếm 0%. còn lại là thuế phải nộp ngân sách

và tiền lương trả người lao động. Điều này cho thấy DN có khả năng đi chiếm dụng vốn ngắn hạn của các đối tác rất kém.

Qua phân tích kết cấu nguồn vốn ta có thể thấy rằng, tổng nguồn vốn của công ty có tăng đều trong 3 năm qua. Phần tăng này chủ yếu là do tăng vốn chủ sở hữu. Đặc biệt công ty không hề sử dụng nợ vay dài hạn cũng như các khoản vay từ tổ chức tài chính. Điều này sẽ giúp công ty sẽ ít bị ảnh hưởng hơn khi có biến động về lãi suất. Từ đó có thể đưa da các kế hoạch tài chính ổn định trong các năm tới.

Phân tích vốn lưu động ròng

Bảng 3.2: Bảng vốn lưu động ròng của công ty năm 2012,2013,2014.

Đơn vị: VNĐ Khoản mục 2014 2013 2012 1.Tài sản ngắn hạn 26.759.708.111 20.299.375.741 13.471.727.825 2.Tài sản dài hạn 3.961.738.079 3.061.738.079 3.727.162.321 3.Nợ ngắn hạn 14.491.673.299 12.319.184.502 10.029.434.328 4.NV dài hạn (i)+(ii) 16.229.772.891 11.041.929.318 7.169.455.818 i.Nợ dài hạn ii. Vốn CSH 16.229.772.891 11.041.929.318 7.169.455.818 Vốn lưu động ròng (1)-(3) hoặc (4)-(2) 12.268.034.81 2 7.980.191.239 3.442.293.497

Từ bảng tính toán trên ta thấy, vốn lưu động ròng của công ty cả 3 năm đều dương( >0) Điều này cho thấy tài sản dài hạn của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, dẽ dễ thấy là vốn lưu động ròng trong 3 năm qua đểu tăng, Năm 2012 đến năm 2013 tăng 4.537.897.742 VNĐ, đến năm 2013 tăng 4.287.843.573VNĐ so với năm 2013, tức tăng 53,7%. Nguyên nhân của sự ra tăng này là do sự gia tăng của vốn chủ sở hữu trong các năm trên.

Bảng 3.3: Nhu cầu vốn lưu động ròng của công ty năm 2012,2013,2014.

Đơn vị: VNĐ

Khoản mục 2014 2013 2012

1.Hàng tồn kho 15.058.871.432 10.404.096.626 6.163.651.479 2.Phải thu 6.328.912.054 3.502.685.400 3.202.560.232 3.Tồn kho và phải thu ngắn

hạn (1)+(2)

21.387.783.486 13.906.782.026 9.366.211.7114.Nợ ngắn hạn 14.491.673.299 12.319.184.502 10.029.434.328 4.Nợ ngắn hạn 14.491.673.299 12.319.184.502 10.029.434.328

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (3) - (4)

6.896.110.187 1.587.597.524 -663.222.617

Từ bảng trên ta thấy năm 2012, nhu cầu của vốn lưu đông ròng âm( <0) nguyên nhân của điều này là doc hàng tồn kho của công ty ít so với với năm 2011 công thêm đó là các khoảng phải thu không lớn, dẫn đến mặc dù các khoản nợ ngắn hạn cũng thấp nhưng cũng không bù đắp được. Con số này cho thấy hàng tồn kho và các khoản phải thu của công ty nhỏ hơn nợ ngắn hạn mà công ty huy động được. Vậy tức là một phần vốn ngắn hạn mà công ty huy động được tồn tại dưới dạng tiền mặt, hoặc công ty đã dùng nguồn vốn ngắn hạn này đầu tư các khoản dài hạn. Như vậy sẽ gây lãng phí, và làm giảm khả năng thanh toán của công ty.

Năm 2013, 2014 nhu cầu vốn lưu động ròng là dương, chúng tỏ hàng tồn kho và các khoản phải thu của công ty lơn hơn nợ ngắn hạn, có nghĩa là nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của công ty lớn hơn lượng vốn ngắn hạn mà công ty huy động được. Vậy thì một phần vốn lưu động của công ty được đảm bảo bằng nguôn vốn dài hạn, cụ thể ở đây là vốn chủ sở hữu.

Trong thời gian tới, công ty cần sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả hơn. Phân tích nguồn và sử dụng nguồn vốn năm 2014.

Ta có bảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn như sau

Bảng 3.4: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của công ty Cổ phần lữ hành du lịch quốc tế Phúc Lợi năm 2014.

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Sử dụng vốn Tạo vốn

Tài sản 23.361.113.820 30.721.446.19 0 - Tiền và các chứng khoán dễ bán 5.751.030.440 4.658.579.750 1.092.450.690 - Các khoản phải thu 3.502.685.400 6.328.912.054 2.826.226.654 - HTK Dự trữ 10.404.096.62 6 15.058.871.432 4.654.774.806 - Tài sản cố định theo giá trị còn lại 3.061.738.079 3.961.738.079 900.000.000 Nguồn vốn 23.361.113.820 15.569.883.848 - Vay ngắn hạn - Các khoản phải trả 389.650.255 380.429.939 9.220.316 - Các khoản phải nộp 118.564.295 63.913.363 54.650.932 - Vay dài hạn - Vốn CSH 11.041.929.318 16.229.772.891 5.187.843.573 Tổng cộng 8.444.872.708 6.280.294.263

Từ bảng trên ta dễ thấy trong năm 2014, Khoản mục tiền mặt của công ty giảm 1.092.450.690 VNĐ. Các khoản phải trả giảm 9.220.316 vnđ, Các khoản phải nộp cũng giảm 54.650.932 vnđ. việc tăng sử dụng vốn này được tài sợ bởi các nguồn vốn tạo bởi các hoạt động như, giảm dự trữ tiền và khoảng tương đương tiền, và tăng vốn chủ sở hữu DN lên.

Dễ nhận ra rằng, các tài sản ngắn hạn được tài trợ hầu hết bằng các nguồn vốn ngắn hạn. và một phần được tài trợ bằng các nguồn vốn dài hạn cụ thể ở đây là

Phân tích các chỉ sổ phản ánh khả năng thanh toán và cơ cấu vốn.

- Nhóm tỷ số khả năng thanh toán

Nhóm chỉ số khả năng thanh toán là nhóm chỉ số đánh giá năng lực thanh khoản của công ty, nó là chỉ số quan trọng, là mối quan tầm hàng đầu của các chủ nợ, ngân hàng. Ta đánh giá khả năng này của công ty cổ phần lữ hành du lịch quốc tế Phúc Lợi thông qua 3 chỉ số chính: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, và khả năng thanh toán tức thời.

Từ bảng cân đối kế toán ta lập được bảng sau:

Bảng 3.5: Bảng nhóm chỉ số về khả năng thanh toán công ty năm 2012-2013-2014

Khoản mục 2014. 2013. 2012.

1.Tài sản ngắn hạn 26.759.708.111 20.299.375.741 13.471.727.825 2.Tiền và các khoản

tương đương tiền 4.658.579.750 5.751.030.440 3.470.185.975 3.Hàng tồn kho 15.058.871.432 10.404.096.626 6.163.651.479 4.Nợ ngắn hạn 14.491.673.299 12.319.184.502 10.029.434.328

Khả năng thanh toán

ngắn hạn (1)/(4) 1,85 1,65 1,34

Khả năng thanh toán

nhanh [(1)-(3)]/(4) 0,81 0,80 0,73

Khả năng thanh toán

tức thời (2)/(4) 0,32 0,47 0,35

Qua kết quả tính toán từ bảng số liệu trên ta có thể thấy:

Tỷ số thanh toán của công ty cổ phần lữ hành du lịch quốc tế Phúc Lợi trong 3 năm đều ngưỡng xấp xỉ 1,34 đến 1,85. Có nghĩa là giá trị tài sản lưu động của công ty đủ để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán này đối với các chủ nợ là khá tốt, chỉ số này đang có xu hướng tăng dần qua các năm điểu này cho thấy khả năng thanh toán của công ty ngày càng được đảm bảo. So sánh con số 1,89 của trung bình toàn ngành dễ thấy tỷ số này công ty thấp hơn đôi chút. Tức là khả năng thanh toán của công ty so với các DN cùng ngành là thấp hơn, chưa đảm bảo sự an tâm cho các chủ nợ. Tuy vậy cũng cần phải xét đên trường hợp công ty đã tận dụng, quản lý tốt tài sản, nguồn vốn. Tận dụng được triệt

để các nguồn huy động vốn. Trong thời gian tới DN lên có những chính sách để tăng tỷ số trên, sao cho về gần với trung bình ngành để tránh mất khả năng thanh toán.

Tiếp đến là khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của công ty. Khả năng thanh toán nhanh công ty năm 2012 là 0,73% năm 2013 là 0,80% và 2014 là 0,81% có thể thấy tỷ số này nhỏ hơn 1. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không kể hàng tồn kho thì công ty khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn phải trả của công ty không được tốt. Nhìn chung khả năng thanh toán nhanh này của công ty ở mức chưa tốt, có thể nói là kém. Khả năng thanh toán nhanh có chuyển biến tăng dần qua các năm. Nếu so chỉ số này với tỷ số trung bình của ngành thì nó chỉ bằng ½ ( tỷ số thanh toán nhanh của ngành dịch vụ du lịch ~ 1,58%). Chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng khi chỉ số này thấp, tức là tiền mặt và các khoản phải thu của DN chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn. Một là DN du lịch lữ hành mà hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn thì liệu có phù hợp? Nếu tỷ số này quá nhỏ thì thực sự không hề tốt cho DN, Tiền mặt và các khoảng tài sản có tính lỏng cao của DN ko lớn, nếu trường hợp xấu xảy ta có thể khiến DN mất khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán tức thời của công ty cũng vậy, biến động qua các năm với tỷ số dao động từ 0,32 đến 0,47. tỷ số này qua các năm đều <1 tức là nếu tất cả các chủ nợ của công ty đến đòi nợ cùng một lúc, thì công ty không đủ tiền để thanh toán ngay cho các chủ nợ. Tuy vậy nếu các chủ nợ không đòi tiền cùng một lúc thì công ty vẫn hoạt động bình thường. So sánh tỷ số này với tỷ số của trung bình ngành thấy nó cũng gần bằng chỉ số trung bình của ngành( tỷ số thanh toán tức thời ngành dịch vụ du lịch là 0,39).

Tóm lại qua phân tích các chỉ số thuộc nhóm chỉ số khả năng thanh toán, ta thấy tính hình thanh toán của công ty tương đối tốt, có tiến bộ qua các năm. Nhưng cũng cần chú ý đến hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản.

- Nhóm tỷ số về cơ cấu vốn của công ty.

Cơ cấu vốn cho biết mức độ sử dụng nguồn vốn nợ để tài trợ cho hoạt động sản suất kinh doanh của công ty. Cơ cấu vốn là yếu tố quan trọng không chỉ giúp

cho bản thân công ty mà còn cho các chủ nợ, nhà đầu tư cũng như các nhà cung cấp biết về tỷ lệ nợ, cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà công ty đang sử dụng. Các chỉ tiêu được đánh giá bao bao gồm: Hệ số nợ( D/A ) và tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu.

Từ bảng cân đối kế toán ta tính toán được bảng sau:

Bảng 3.6: Bảng các tỷ số về khả năng cân đối vốn của công ty năm 2012-2013-2014

Đơn vị: VNĐ Khoản mục 2014 2013 2012 1.Nợ phải trả 14.491.673.299 12.319.184.502 10.029.434.328 2.Vốn chủ sở hữu 16.229.772.891 11.041.929.318 7.169.455.818 3.Tổng tài sản 30.721.446.190 23.361.113.820 17.198.890.146 Hệ số nợ (1)/(3) (%) 47,17 52,73 58,31 Tỷ số nợ so với vốn chủ sở

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP LỮ HÀNH DU LỊCH QUỐC TẾ PHÚC LỢI (Trang 28 -28 )

×