1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình

64 992 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 7,06 MB

Nội dung

MỤC LỤC BẢNG KÊ TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN THÁI THỤY – TỈNH THÁI BÌNH 4 1.1 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình 4 1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 4 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 5 1.2 Giới thiệu về UBND huyện Thái Thụy 7 1.2.1 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn 7 1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự 12 CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN THÁI THỤY - TỈNH THÁI BÌNH 16 2.1. Những vấn đề cơ bản về Cải cách hành chính 16 2.1.1. Khái niệm Cải cách hành chính 16 2.1.2. Sự cần thiết phải Cải cách hành chính 17 2.1.3. Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay 19 2.2 Cơ sở pháp lý về Cải cách hành chính nhà nước của UBND huyện Thái Thụy 19 2.3 Cải cách hành chính tại UBND huyện Thái Thụy 20 2.3.1 Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính 20 2.3.2 Tổ chức chỉ đạo, điều hành Cải cách hành chính 21 2.3.3 Công tác tuyên truyền 22 2.3.4 Công tác kiểm tra 23 2.4. Kết quả thực hiện công tác Cải cách hành chính 23 2.4.1. Cải cách về thể chế 23 2.4.2. Cải cách thủ tục hành chính 24 2.4.3 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 25 2.4.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức 27 2.4.5. Cải cách tài chính công 28 2.4.6. Hiện đại hóa nền hành chính 29 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI HUYỆN THÁI THỤY – TỈNH THÁI BÌNH 31 3.1. Đánh giá công tác cải cách hành chính tại UBND huyện Thái Thụy 31 3.1.1 Ưu điểm 31 3.1.2 Hạn chế, tồn tại 32 3.1.3 Nguyên nhân 33 3.2 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính tại huyện Thái Thụy 34 KẾT LUẬN 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 PHỤ LỤC

Trang 1

BẢNG KÊ TỪ VIẾT TẮT

CBCCVC Cán bộ công chức viên chứcCCHC Cải cách hành chính

HĐND Hội đồng nhân dânPAKN Phản ánh kiến nghịPTNT Phát triển nông thônQLNN Quản lý Nhà nước

QPPL Quy phạm pháp luật

TBXH Thương binh xã hộiTHPT Trung học phổ thôngTTHC Thủ tục hành chính

TTHCC Trung tâm hành chính côngUBND Ủy ban nhân dân

Trang 2

MỤC LỤCBẢNG KÊ TỪ VIẾT TẮT

1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 5

1.2 Giới thiệu về UBND huyện Thái Thụy 7

1.2.1 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn 7

1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự 12

CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN THÁI THỤY - TỈNH THÁI BÌNH 16

2.1 Những vấn đề cơ bản về Cải cách hành chính 16

2.1.1 Khái niệm Cải cách hành chính 16

2.1.2 Sự cần thiết phải Cải cách hành chính 17

2.1.3 Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay 19

2.2 Cơ sở pháp lý về Cải cách hành chính nhà nước của UBND huyện Thái Thụy 19

2.3 Cải cách hành chính tại UBND huyện Thái Thụy 20

2.3.1 Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính 20

2.3.2 Tổ chức chỉ đạo, điều hành Cải cách hành chính 21

2.3.3 Công tác tuyên truyền 22

2.3.4 Công tác kiểm tra 23

2.4 Kết quả thực hiện công tác Cải cách hành chính 23

2.4.1 Cải cách về thể chế 23

2.4.2 Cải cách thủ tục hành chính 24

2.4.3 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 25

2.4.4 Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức 27

2.4.5 Cải cách tài chính công 28

2.4.6 Hiện đại hóa nền hành chính 29

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI HUYỆN THÁI THỤY – TỈNH THÁI BÌNH 31

3.1 Đánh giá công tác cải cách hành chính tại UBND huyện Thái Thụy 31

Trang 3

UBND HUYỆN THÁI THỤYCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆPHọ và tên sinh viên: Vũ Thị Loan Lớp: ĐH.QLNNK13B Ngày sinh: 06/11/1995

Cơ quan thực tâp: Phòng Nội vụ - UBND huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình.Địa chỉ cơ quan: Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

- Hỗ trợ chuyện viên ban hành công văn chỉ đạo thực hiện chấn chỉnh hoạtđộng của Trung tâm hành chính công của huyện và cấp xã.

- Nhận, tổng hợp, phân loại kế hoạch Cải cách hành chính của các xã, thịtrấn, đơn vị năm 2017.

- Cùng chuyên viên rà soát đề án, chuyên đề về Cải cách hành chính giaiđoạn 2016 – 2020 của các phòng ban.

- Cùng chuyên viên Phòng Nội vụ đi các xã trong huyện khảo sát ý kiếnngười dân về công tác Cải cách hành chính thông qua phiếu đánh giá.

- Soạn thảo văn bản, phô tô tài liệu, trình ký văn bản.

Người hướng dẫn thực tập: chị Phạm Thị Thúy.

Chức vụ: chuyên viên Điện thoại liên hệ: 0986519116

Trang 4

TUẦN THỨ 1

(từ ngày 17/01 đến 22/01/2017)

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

GHI CHÚ

17/01 - Lên cơ quan thực tập gặpmặt, làm quen với các cán bộlàm việc trong phòng;

- Nhận người hướng dẫntrực tiếp;

- Ngày 21, 22/01 nghỉ cuối tuần.18/01 - Tìm hiểu cơ cấu tổ chức,

chức năng nhiệm vụ của cơquan thực tập;

- Tìm hiểu cơ cấu tổchức, chức năng nhiệmvụ của cơ quan thực tập;19/01 - Định hướng đề tài báo cáo

thực tập;

- Nộp tên đề tài và xin ýkiến giảng viên hướngdẫn;

20/01 - Phô tô Công văn; - Cùng chị chuyên viêncho Công văn vào bì vàmang xuống Phòng Vănthư.

Trang 5

TUẦN THỨ 2

(từ ngày 23/01 đến ngày 29/01/2017)

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

cách hành chính, Kế hoạch tuyên truyền Cải cách hànhchính năm 2017 của các xã, thị trấn, đơn vị;

26/01 - Cùng chú Phó trưởng phòng đi làm việc tại UBND cácxã;

27/01 - Giúp chú Phó phòng soạnthảo văn bản;

- Phô tô văn bản;

- Cùng các anh chị trongphòng sắp xếp lại giấy tờ,bố trí lại phòng làm việc.

Trang 6

TUẦN THỨ 3

(từ ngày 30/01 đến ngày 05/02)

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

GHI CHÚ

02/02 - Tham gia Tết trồng cây cùnglãnh đạo, cán bộ UBND huyệnThái Thụy;

- Phô tô tài liệu đượcgiao;

- Ngày 30,31/01, 01/02 nghỉ Tết Nguyên đán;

- Ngày 4,5/02 nghỉ cuối tuần.03/02 - Xuống Trung tâm hành

chính công quan sát, theo dõicác cán bộ, công chức tiếpnhận và giải quyết hồ sơ.

- Xây dựng Đề cương chitiết báo cáo thực tập.

Trang 7

TUẦN THỨ 4

(từ ngày 06/02 đến ngày 12/02)

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

GHI CHÚ

06/02 - Gửi đề cương chi tiết và xiný kiến của giảng viên hướngdẫn;

- Photo Công văn;

- Nhận, tổng hợp, phânloại kế hoạch Cải cáchhành chính của các xã,thị trấn, đơn vị năm2017.

- Ngày 11, 12/02 nghỉ cuối tuần.

07/02 - Xin các anh chị chuyên viêntài liệu, số liệu liên quan đếnbáo cáo thực tập;

- Nhận, tổng hợp, phân loại kế hoạch Cải cách hành chính của các xã, thị trấn, đơn vị năm 2017.

08/02 -Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu,số liệu thu thập được;

- Phô tô văn bản giúp chúTrưởng phòng;

09/02 - Nghiên cứu tài liệu; - Chọn lọc tài liệu phụcvụ báo cáo.

10/02 - Chỉnh sửa lại đề cương báocáo thực tập theo sự hướngdẫn của giảng viên hướng dẫn;

- Cùng chị chuyên viên đixuống làm việc tạiUBND xã Thụy Phong,Thụy Sơn, Thụy Duyên.

Trang 8

TUẦN THỨ 5

(từ ngày 13/02 đến ngày 19/02)

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

GHI CHÚ

13/02 - Cùng chú Trưởng phòng,Phó trưởng phòng đến tặnghoa Ban tổ chức Lễ hội bơichải Diêm Điền;

- Tiếp tục xin tài liệu phục vụbáo cáo;

- Cùng lãnh đạo, cán bộ,công chức UBND huyệnThái Thụy viếng Lăngđồng chí Nguyễn ĐứcCảnh.

- Ngày 18,19/02 nghỉ cuối tuần;

14/02 - Đọc, chọn lọc, sắp xếp tàiliệu có liên quan đến báo cáothực tập.

- Nhận, tổng hợp, phânloại kế hoạch Cải cáchhành chính của các xã,thị trấn, đơn vị năm2017.

15/02 - Tiếp tục xin tài liệu phục vụbáo cáo;

- Nghiên cứu tài liệu;- Phô tô văn bản đượcgiao;

16/02 - Xin ý kiến anh, chị trongphòng để viết báo cáo;

- Soạn văn bản giúp chúPhó trưởng phòng;

17/02 - Trình ký văn bản;

- Phô tô văn bản được giao;

- Gửi văn bản tới cácPhòng ban thuộc UBNDhuyện theo hướng dẫn.

Trang 9

TUẦN THỨ 6

(từ 20/02 đến ngày 26/02)

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

GHI CHÚ

22/02 - Viết báo cáo thực tập với sựgiúp đỡ của chị chuyên viênphụ trách lĩnh vực CCHC;

- Phô tô phiếu đánh giá; - Ngày 25,26/02 nghỉ cuối tuần.23,24,25/02 - Cùng anh chị trong phòng đi các xã trong huyện khảo sát

ý kiến người dân về công tác Cải cách hành chính năm2016 thông qua phiếu đánh giá.

26/02 - Cùng anh chị chuyên viên tổng hợp phiếu đánh giá vàphân loại.

Trang 10

TUẦN THỨ 7

(từ ngày 27/02 đến ngày 05/03)

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

hành chính giai đoạn 2016 – 2020 của các phòng ban.01/03 - Xin ý kiến của anh chị trong

phòng để tiếp tục viết báo cáo;

- Tiếp tục xin các vănbản QPPL liên quan đếnbáo cáo;

02/03 - Viết báo cáo;- Phô tô tài liệu;

- Viết báo cáo;- Trình ký văn bản;03/03 - Tiếp tục viết báo cáo.

Trang 11

TUẦN THỨ 8

(từ ngày 06/03 đến ngày 12/03)

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

chính công quan sát, theo dõicác cán bộ, công chức tiếpnhận và giải quyết hồ sơ;

- Chụp ảnh có liên quanđến báo cáo thực tập;

08/03 - Tiếp tục hoàn thiện báo cáo; - Tham dự Hội nghị kỉniệm ngày Quốc tế phụnữ tại Hội trường UBNDhuyện;

09/03 - Hỗ trợ chuyện viên ban hành công văn chỉ đạo thực hiệnchấn chỉnh hoạt động của Trung tâm hành chính công củahuyện và cấp xã.

Trang 12

TUẦN THỨ 9

(từ ngày 13/3 đến ngày 17/3)

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

GHI CHÚ

13/3 - Gửi bản báo cáo tới chịChuyên viên hướng dẫn để xinnhận xét;

- Hoàn thiện báo cáo lầncuối;

14/3 - Gửi bản báo cáo hoàn thiệnđến giảng viên hướng dẫn đểxin ý kiến;

- Soạn thảo văn bản đượcgiao;

15/3 - Nhận văn bản từ chú Phótrưởng phòng và gửi tới cácphòng ban trong UBND huyệntheo sự hướng dẫn;

- Cùng anh chị trongphòng sắp xếp lại tài liệucủa Phòng trong kho tàiliệu;

16/3 - Trình ký văn bản; - Trình ký văn bản;17/3 - Lên cơ quan thực tập xin đánh giá kết quả thực tập;

- Chào và cảm ơn các chú Trưởng, Phó phòng và các anhchị chuyên viên trong Phòng đã giúp đỡ hoàn thành quátrình thực tập.

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Việc cải cách nền hành chính Nhà nước đã được đề cập rất sớm và đượcnhắc lại khá nhiều lần trong các văn kiện của Ðảng và Nhà nước ta CCHC làmột biện pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước CCHC là vấnđề mang tính toàn cầu, cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đềuxem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trườngkinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội.

Nói đến cải cách là nói đến việc thay đổi cơ bản một trạng thái, một đốitượng, làm cho đối tượng đó có sự biến đổi phù hợp với yêu cầu khách quan củaquá trình phát triển, làm cho nó tốt hơn theo nhu cầu của con người Công cuộccải cách hành chính mà Việt Nam đã bắt đầu thực hiện từ nhiều năm trước đâynhằm hướng tới việc thay đổi trạng thái của cơ chế hành chính hiện hành, làmcho nó thay đổi phù hợp với yêu cầu của thời kỳ phát triển mới của đất nước.Tất nhiên, cuộc cải cách này không nhằm thay đổi nền tảng của nền hành chínhnhà nước Việt Nam mà chỉ làm thay đổi cơ chế vận hành của nó theo yêu cầuquản lý đất nước trong thời kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự điềutiết của Nhà nước.

Trong xu thế hội nhập, nhất là từ khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mạithế giới (WTO), thì việc cải cách hành chính nhà nước là yêu cầu cần thiết, cấpbách, đảm bảo tính dân chủ, minh bạch góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội pháttriển, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong những năm qua, thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chínhnhà nước, chúng ta đã áp dụng các biện pháp để cải cách hành chính trong phạmvi thẩm quyền quản lý, cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân theo

hướng công khai, minh bạch, đơn giản hoá Vì vậy, tôi chọn nội dung “Thực

trạng công tác cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy –tỉnh Thái Bình” làm đề tài báo cáo thực tập của mình để thấy được thành tựu và

hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính ởnước ta nói chung và huyện Thái Thụy nói riêng.

Trang 14

Có thể nói đợt thực tập này đã giúp tôi cụ thể hóa một phần và hiểu đượckiến thức mà mình được học so với thực tiễn và trưởng thành hơn sau thời gianthực tập tại cơ quan Báo cáo sau đây là kết quả của quá trình khảo sát thực tếcùng sự kết hợp so sánh với lý luận được đào tạo tại trường mà tôi đã đúc rútđược tại cơ quan thực tập.

2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: UBND huyện Thái Thụy.

- Phạm vi thời gian thời gian: Năm 2016 được Thái Thụy xác định là nămCCHC, và quyết tâm tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển màNghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã

đề ra 2016 còn là năm đầu tiên trong thực hiện giai đoạn II của Nghị Quyết 30c/

NQ-CP của Chính Phủ Cuối năm 2015, Trung tâm hành chính công huyện TháiThụy được khánh thành Trung tâm hành chính công huyện Thái Thụy đượcnâng cấp lên từ bộ phận “một cửa, một cửa liên thông” Đây là đầu mối và chịutrách nhiệm tổ chức, thực hiện việc tiếp nhận, hướng dẫn và giải quyết TTHCcủa các tổ chức, công dân theo quy định Vì vậy tôi quyết định tìm hiểu thựctrạng công tác CCHC của UBND huyện Thái Thụy trong năm 2016 Qua đó đềxuất ý kiến cá nhân để góp phần thực hiện công tác CCHC của Thái Thụy trongnhững năm tiếp theo được hiệu quả hơn.

3 Mục tiêu báo cáo

Làm rõ nội dung cải cách hành chính tại UBND huyện Thái Thụy, thấyđược công tác cải cách hành chính không những làm thay đổi bản chất của hệthống hành chính mà còn làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả, phục vụ nhândân tốt hơn so với trước khi có chương trình cải cách hành chính của Chính phủ.

4 Nhiệm vụ báo cáo

- Tìm hiểu về cơ quan kiến tập, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổchức của UBND huyện Thái Thụy.

- Tìm hiểu thực trạng công tác cải cách hành chính tại cơ quan - Rút ra bài học và kinh nghiệm cũng như nhận thức thực tế.

5 Phương pháp viết báo cáo

Trang 15

Trong quá trình làm đề tài báo cáo thực tập, tôi đã sử dụng những phươngpháp sau để làm bài báo cáo, đó là:

- Phương pháp quan sát: Phương pháp này được tiến hành bằng cách quan sátkỹ lưỡng về trụ sở làm việc, cách bố trí, sắp xếp các phòng, ban tại UBNDhuyện Thái Thụy và quan sát, theo dõi cách làm việc, trình tự giải quyết giấy tờ,thủ tục của của công chức bộ phận một cửa.

- Phương pháp thống kê: Tổng hợp số lượng hồ sơ tiếp nhận, hồ sơ đã giải quyếtvà

đang trong thời hạn giải quyết tại Trung tâm hành chính công huyện Thái Thụy năm2016

- Phương pháp so sánh: So sánh số lượng TTHC được tiếp nhận, giải quyếttại

TTHCC huyện Thái Thụy.

6 Bố cục báo cáo

Bố cục báo cáo gồm 3 chương:

- Chương 1: Khái quát về UBND huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình - Chương 2: Tìm hiểu công tác cải cách hành chính tại UBND huyệnThái Thụy – tỉnh Thái Bình.

- Chương 3: Đánh giá chung về công tác cải cách hành chính tại huyệnThái Thụy – tỉnh Thái Bình.

Trang 16

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN THÁI THỤY – TỈNH THÁI BÌNH1.1Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

1.1.1.1 Đặc điểm địa lý

Huyện Thái Thụy nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình, phía Đônggiáp biển Đông, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Namgiáp huyện Kiến Xương, phía Tây giáp huyện Đông Hưng (Thái Bình), phía TâyBắc giáp huyện Quỳnh Phụ Về phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện củathành phố Hải Phòng là: huyện Vĩnh Bảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sôngHóa), huyện Tiên Lãng ở phía Đông Bắc (ranh giới là đoạn cửa TháiBình của sông Thái Bình) Phia Nam huyện có sông Trà Lý chảy men theo ranhgiới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa Trà Lý Chính giữa huyện có con sông DiêmHộ chảy qua theo hướng Tây - Đông, đổ ra cửa Diêm Hộ, chia huyện thành hainửa gần tương đương về diện tích với tổng diện tích là 256,83km² với 1 thị trấnvà 47 xã.

1.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình huyện Thái Thụy là địa hình đồng bằng duyên hải Sông Hóa, sôngDiêm Hộ, sông Trà Lý chảy qua; có cửa Thái Bình, cửa Diêm Hộ, cửa Trà Lý Huyện Thái Thụy nằm trong vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phùsa của 2 con sông lớn Thái Bình và Trà Lý, địa hình có xu thế cao dần về phíabiển, có 27 km bờ biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt với các sông chính làsông Hoá, Sông Diêm Hộ và sông Trà Lý Sông Hoá chảy qua phía Bắc củahuyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thái Thụy và huyện Vĩnh Bảo - HảiPhòng đổ ra biển Ở cửa Thái Bình Sông Diêm Hộ chảy từ Tây sang Đông chiahuyện thành 2 khu: Khu bắc và khu Nam, đổ ra biển ở cửa Diêm Điền Sông TràLý là chi lưu của sông Hồng, chạy qua phần phía Nam huyện, phân định ranhgiới giữa huyện Thái Thụy với huyện Tiền Hải và Kiến Xương, đổ ra biển ở cửaTrà Lý.

Thái Thụy có 1.552,3 ha rừng ngập mặn, tập trung tại các xã ven biển, có

Trang 17

tác dụng lớn trong phòng hộ đê biển, điều hoà khí hậu và có giá trị lớn về cảnhquan môi trường, bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển, có Cồn Đen rộnghàng chục ha là nơi cớ thể phát triển ngành du lịch biển.

Với bờ biển đài 27 khi và hàng chục nghìn km2 lãnh hải, có 3 của sông lớnhàng năm đổ ra biển một lượng lớn phù sa, vùng biển Thái Thụy có một tiềmnăng hải sản phong phú Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Hải sản 1,trong vừng biển Thái Thụy có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế cao, 10 loàitôm, 5 loài mực, v.v

1.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Thái Thụy thuộc vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ven biền Bắc

bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa Nhiệt độ Trung bình trong năm từ 22 - 24c; độẩm trung bình 86-87%; lượng mưa trung bình 1.788 mm/năm.

1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

1.1.2.1 Đặc điểm kinh tế

Kinh tế của Thái Thụy tập trung vào bốn ngành chủ yếu sau:

- Ngành nông nghiệp: Trồng lúa nước, lạc, cói, khoai lang, thuốc lào Chănnuôi: lợn, tôm, cá làm muối, Thủ công dệt, đan chiếu cói, trạm khảm Nghề thủcông như đóng gạch, mỹ nghệ nổi tiếng khắp huyện là làng mây tre đan xuất khẩuthôn Lục Nam xã Thái Xuyên Nghề chăn nuôi tằm tơ nổi tiếng xã thái Hòa (Nhà

máy tơ tằm và trại nhân giống tằm ở xã Thái Hòa) [PL 1, ảnh 1]

- Ngành chế biến thủy sản và nuôi trồng thủy sản: Sản xuất, chế biến thủy

sản là lĩnh vực có nhiều thế mạnh của Thái Thụy Hiện toàn huyện có gần 150công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và 4 làng nghề chế biến thủy sản pháttriển tốt.Ngư dân Thái Thụy có truyền thống, kinh nghiệm trong khai thác, đánhbắt thủy sản, tạo nguồn nguyên liệu phong phú phục vụ lĩnh vực chế biến thủysản Các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản tập trung ở xã Thụy Trường, ThụyXuân, Thụy Hải và thị trấn Diêm Điền, thu hút khoảng 2.000 lao động với thunhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng Nổi bật là Công ty TNHH Chế biếnthủy sản Thụy Hải chuyên chế biến bột cá, công suất 7.000 tấn bột cá/năm, tạo

việc làm cho 85 lao động [PL 1, ảnh 2]

Trang 18

- Nghành xây dựng: Xây dựng nhà máy nhiệt điện lớn nhất miền bắc Nhà

máy nhiệt điện Mỹ Lộc - xã Mỹ Lộc Xây dựng cảng Trà lý để mở rộng giao lưu

và buôn bán [PL1, ảnh 3]

- Ngành du lịch: Huyện Thái Thụy có nhiều địa điểm du lịch nghỉ mát như

bãi biển Cồn Đen (thuộc xã Thái Đô), rừng ngập mặn ven biển Thụy Xuân Thụy Trường, rừng ngập mặn ven biển xã Thái Thượng - Thái Đô (trong phạmvi Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng), với rất nhiều loài chim quý hiếm

-như sếu đầu đỏ, cò, và các loại thủy hải sản quý -như ngao, tôm sú, cua [PL1, ảnh 4], mặt khác trong huyện cũng có rất nhiều các khu du lịch văn hóa nổi

tiếng của tỉnh Thái Bình như lễ hội Chùa Bảo Linh (xã Thuỵ Phúc), Đền Hệ (xãThuỵ Ninh), Đền Hét (xã Thái Thượng),Đền Hạ Đồng(xã Thụy Sơn) Đền TamTòa (xã Thụy Trường), Đình Từ và Đình Đông xã Thái Xuyên là những nơi thờ

các vị anh hùng của dân tộc như Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo [PL 1, ảnh 5]

1.1.2.2 Đặc điểm xã hội - Về Giao thông:

Quốc lộ 39, Quốc lộ 37; Quốc lộ 37B (trước đây là TL458,tỉnh lộ 39B), 47,216, 460 chạy qua; đường thủy trên sông Trà Lý, Diêm Hộ, Sông Hóa Huyệncó hai bến xe lớn là Chợ Lục (xã Thái Xuyên) và Diêm Điền Đây là địa phươngcó dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua.

- Về Văn hóa, du lịch:

Thái Thụy là huyện mới được thành lập bởi 2 huyện cũ là Thụy Anhvà Thái Ninh (tên cũ là huyện Thanh Quan), thị trấn là Diêm Điền, tại đây cócảng biển, hàng Trung Quốc nhiều Hai bộ phận Thái và Thụy được phân chiabởi sông Diêm Hộ, huyện có rất nhiều xã, bên Thụy gồm xà Thụy Hà, Thụy Hải,Thụy Lương, Thụy Trường Bên Thái gồm nhiều xã như xã Thái Thịnh, xãThái Tân, Thái Hưng, Thái Xuyên, Thái Thành, Thái Thọ Xã Thái Thịnh làcăn cứ cách mạng thời chống Pháp, trước đây được nổi danh là làng Thần đầu,Thần huống Là quê hương anh hùng dân tộc Lý Bí Có nhiều chiến công trongkháng chiến chống Pháp và Mỹ Quê hương của Nguyễn Đức Cảnh, người thamgia rất sớm vào Đảng Cộng sản Việt Nam Thái Thụy còn nổi tiếng với món giỏi

Trang 19

nhệch, cá khoai, chả cá, sứa chua, canh ron, và gỏi sứa [PL 1, ảnh 6]

- Về Giáo dục

Thái thụy có 5 trường Trung học phổ thông là THPT Thái Ninh, THPT TháiPhúc, THPT Đông Thụy Anh, THPT Tây Thụy Anh; THPT Dân Lập DiêmĐiền.

Ngoài ra huyện còn có 02 trung tâm giao dục thường xuyên 01 và 02 vàtrung tâm hướng nghiệp dạy nghề.

1.2 Giới thiệu về UBND huyện Thái Thụy

1.2.1 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn

1.2.1.1 Vị trí, chức năng

UBND Thái Thụy do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành củaHĐND, là cơ quan Hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trướcHội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan quản lý cấp trên.

UBND thực hiện chức năng Quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần đảmbảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy Quản lý nhà nước từ trungương đến cơ sở.

- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngânsách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toánngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trongtrường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáoUỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND xã,thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội đồngnhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp

Trang 20

- Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.

Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ bannhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trìnhkhuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương vàtổ chức thực hiện các chương trình đó;

- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịchcơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâmsản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;

- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình,giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật; - Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã, thịtrấn;

- Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷlợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định củapháp luật.

Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, UBND huyện thực hiện nhữngnhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tham gia với UBND tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch pháttriển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;

- Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụở các xã, thị trấn;

- Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sảnxuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông,lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhândân tỉnh.

Lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, UBND huyện thực hiện nhữngnhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây

Trang 21

dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiệnquy hoạch xây dựng đã được duyệt;

- Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơsở theo sự phân cấp;

- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiệnpháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ởvà quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;

- Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phâncấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, UBND huyện thực hiện nhữngnhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm traviệc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và dulịch trên địa bàn huyện;

- Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt độngthương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;

- Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại,dịch vụ, du lịch trên địa bàn

Lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao,UBND huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin,thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khiđược cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cậpgiáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chứccác trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉđạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chếthi cử;

- Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong tràovề văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể thao;

Trang 22

bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnhdo địa phương quản lý;

- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế,trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịchbệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nươngtựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạchhoá gia đình;

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghềy, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;

- Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổchức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện,nhân đạo

Lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, UBND thực hiệnnhững nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sảnxuất và đời sống nhân dân ở địa phương;

- Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quảthiên tai, bão lụt;

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường vàchất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bànhuyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tạiđịa phương

Lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, UBND thực hiệnnhững nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang vàquốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện;quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tựvệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;

- Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ,giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi

Trang 23

phạm theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâydựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước;thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và cáchành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;

- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộkhẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;

- Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ anninh, trật tự, an toàn xã hội.

Việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, UBND huyện cónhững nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôngiáo;

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch,dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số,vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;

- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào củacông dân ở địa phương;

- Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôngiáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của phápluật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật

Việc thi hành pháp luật, UBND huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyềnhạn sau đây:

- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việcchấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhànước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện cácbiện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền

Trang 24

và lợi ích hợp pháp khác của công dân;

- Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của phápluật;

- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổchức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn

Việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, UBND huyệnthực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhândân theo quy định của pháp luật;

- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quanchuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhândân cấp trên;

- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp củaUỷ ban nhân dân cấp trên;

- Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;

- Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ởđịa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xemxét, quyết định.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự

Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Thái Thụy [PL2, ảnh 1]

UBND huyện Thái Thụy nhiệm kỳ 2011 - 2016 bao gồm 8 thành viên: 01Chủ tịch UBND huyện, 01 Phó Chủ tich thường trực, 02 Phó Chủ thich, 04 Ủyviên Ủy ban.

Thực hiện Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức cáccơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.Hiện nay các cơ quan chuyên môn thuộc huyện gồm 12 Phòng ban chuyên môn:

- Phòng Nội vụ:

Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

Trang 25

Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chứctrong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viênchức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vịsự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao độnghợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cáchhành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức,viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt độngkhông chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhànước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.

- Phòng Tư pháp:

Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quyphạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực;hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.

- Phòng Tài chính & Kế hoạch:

Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về;Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quảnlý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.

- Phòng Tài nguyên & Môi trường:

Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khítượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển.

- Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội:

Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểmxã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội;bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.

- Phòng văn hóa & thông tin:

Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn

Trang 26

thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tincơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.

- Phòng Giáo dục & Đào tạo:

Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nộidung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáodục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thicử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Phòng Y tế:

Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng;khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh,chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trangthiết bị y tế; dân số.

- Thanh tra huyện:

Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhànước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tragiải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của phápluật.

- Văn phòng HĐND và UBND:

Văn phòng HĐND và UBND: tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt độngcủa UBND; tham mưu, giúp UBND cấp huyện về công tác dân tộc; tham mưucho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thôngtin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước ởđịa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND vàUBND.

- Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tham mưu, giúp UBND huyệnthực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm

Trang 27

nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tếtrang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn vớingành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã.

- Phòng Công thương:

Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiếntrúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuậtđô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh;chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ.

Trang 28

CHƯƠNG 2

TÌM HIỂU CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNHTẠI UBND HUYỆN THÁI THỤY - TỈNH THÁI BÌNH2.1 Những vấn đề cơ bản về Cải cách hành chính

2.1.1 Khái niệm Cải cách hành chính

Cải cách là thay đổi những bộ phận cũ không hợp lý cho thành mới, đápứng yêu cầu của tình hình khách quan Cải cách bao gồm tập hợp của nhiều cảitiến, sáng kiến, biến đổi Cải cách còn được xem là một biện pháp giải quyếtnhững đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêucầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất.

Hành chính theo nghĩa chung là quản lý công việc, là quản lý xã hội; theonghĩa riêng, hẹp hơn là công việc nhà nước và tổ chức quản lý nhà nước Về cơbản, hành chính là tổng thể những hoạt động (thao tác) nhất định do con người,chủ thể quản lý thực hiện đối với khách thể quản lý nhằm cải tạo khách thể, bảođảm cho nó vận động tới một mục tiêu đã định Hành chính chính là hoạt độngquản lý của con người để tạo ra sự vận hành mang tính hệ thống của xã hội Căn cứ vào quan niệm về cải cách và hành chính đã làm rõ ở trên thìCCHC chính là hoạt động có ý thức và mục đích của con người nhằm hợp lýhóa, hay khắc phục các khiếm khuyết trong các chương trình điều hành, quản lýcác hệ thống Như vậy, CCHC là hoạt động cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện côngtác quản lý cho tất cả các hệ thống trong xã hội Song do hành chính gắn chủyếu với hoạt động của các cơ quan nhà nước, các thể chế chính trị nên kháiniệm cải cách hành chính thường được coi là đồng nhất với khái niệm CCHCnhà nước

Trên cơ sở nêu trên, các khái niệm CCHC thống nhất tại các điểm sau: - CCHC là sự thay đổi có kế hoạch theo một mục tiêu xác định nhưng khônglàm triệt tiêu hay thay đổi bản chất của hệ thống hành chính nhà nước mà để hệthống hành chính nhà nước hoạt động hiệu quả hơn;

- CCHC hướng tới điều tiết những mâu thuẫn trong cơ cấu tổ chức và cơ chếquản lý của bộ máy hành chính nhà nước;

Trang 29

- CCHC tập trung vào việc định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân màthông qua đó nhằm thiết lập một hệ thống hành chính chặt chẽ từ trên xuốngdưới;

- CCHC không phải là cải cách chế độ chính trị-kinh tế-xã hội mà là quátrình khắc phục mọi trở lực trong cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của nềnhành chính, làm cho nó phát triển một cách năng động và phù hợp với sự biếnđổi kinh tế-xã hội;

Như vậy, với những nhận định trên, CCHC được hiểu là một quá trình cảibiến có kế hoạch đồng bộ chế độ hành chính cũ, xây dựng chế độ và phươngpháp hành chính mới trên các phương diện: thể chế hành chính, cơ cấu tổ chứcbộ máy hành chính, đội ngũ cán bộ công chức và tài chính công nhằm nângcao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính Nhà nước.

Tóm lại, nhìn nhận một cách tổng quát, CCHC được xác định là hành vi cótính hướng đích của con người nhằm cải biến nền hành chính của một quốc giatheo hướng hoàn thiện hơn So sánh với các quốc gia, Việt Nam là quốc gia đãxây dựng một chương trình CCHC toàn diện nhằm giải quyết những vấn đề cănbản của nền hành chính nhà nước Ở nhiều quốc gia khác, CCHC không phảilúc nào cũng được tiến hành theo một kế hoạch tổng thể mà theo các nhóm giảipháp ở các quy mô nhỏ hơn như đổi mới cơ chế, chính sách cho khu vực nàođó, phát triển tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, quản lý chất lượng và nhữnglĩnh vực cải cách có liên quan khác Những nhóm giải pháp này nhằm đóng gópcho sự phát triển kinh tế - xã hội bằng cách này hoặc cách khác.

2.1.2 Sự cần thiết phải Cải cách hành chính

Cải cách hành chính làm cho bộ máy nhà nước tiếp tục được hoàn thiện vềtổ chức, chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động Chính phủđã tiến hành tổng rà soát và ban hành các quy định mới về vị trí, chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của các bộ, cơ quan ngang bộ,cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên mônthuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộmáy hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương Đã kiện toàn các cơ

Trang 30

quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng thugọn đầu mối, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực Thực hiện nguyên tắc chỉ thành lậptổ chức mới trong trường hợp thật sự cần thiết, không thành lập các tổ chứctrung gian

Việc phân cấp trung ương - địa phương tiếp tục được đẩy mạnh trên các lĩnhvực quản lý như ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước,kế hoạch và đầu tư, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Quá trình cải cáchnày đã cho thấy những kết quả tích cực, thúc đẩy tính độc lập, chịu trách nhiệmtrong ra quyết định và tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương các cấp,giúp cải thiện môi trường kinh doanh nói chung

Cách thức thực hiện CCHC nhà nước từ năm 2000 đến nay, ở mức độ nhấtđịnh, vẫn chưa gắn kết chặt chẽ với thực hiện dân chủ, và ngược lại Hệ quả làmột số biện pháp thực hiện cải cách hành chính nhà nước chưa đạt được mụcđích phục vụ người dân theo nguyên tắc dân chủ - pháp quyền Chẳng hạn, hiệntượng “một cửa nhưng vẫn còn nhiều khóa” hay thí điểm không tổ chức HĐNDở một số cấp chính quyền lại làm tăng nguy cơ chuyên quyền của người đứngđầu UBND,

Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng đánh giá: Tổ chức bộ máy và cơ chếhoạt động của các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư pháp còn nhữngđiểm chưa thực sự hợp lý, hiệu lực, hiệu quả Chưa khắc phục được sự chồngchéo, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ giữa các thiết chế, làm ảnh hưởng tớisự thống nhất quyền lực nhà nước và hiệu quả hoạt động của Nhà nước Hệthống pháp luật còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, nhiều nội dung chưa đáp ứngyêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền; tính công khai, minh bạch, khả thi, ổnđịnh còn hạn chế Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương chậm đổimới; hiệu lực, hiệu quả ở nhiều nơi chưa cao Tính dân chủ và pháp quyền, tráchnhiệm giải trình của các cấp chính quyền chưa được quy định rõ ràng Kỷcương, kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực thi công vụ còn nhiều yếu kém.Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng.

Trang 31

Vì vậy, việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chínhnhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyênnghiệp, năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, nhằmtiếp tục hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền trong Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta có ý nghĩa thiết thực và quan trọng trongbối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Thực hiện cải cách hành chính nhà nước khôngthể tách rời việc đẩy mạnh thực hiện dân chủ, nhằm đạt được mục đích xây dựngnền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ nhân dân,hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

2.1.3 Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay

Nếu chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 tập trung vào 4nội dung ( cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công) thì chươngtrình mới giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 xácđịnh rõ nhiệm vụ cải cách hành chính trên 6 lĩnh vực nội dung cụ thể là: cải cáchthể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhànước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính.

2.2 Cơ sở pháp lý về Cải cách hành chính nhà nước của UBND huyện Thái Thụy

- Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 quy định rõ Chương trình tổng thểcải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

- Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủđiện tử;

- Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủvề việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cáccơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

- Quyết định số 207/QĐ-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Nội vụ về việc banhành Kế hoạch triển khai xác định chỉ số Cải cách hành chính năm 2015 của cácBộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp;

Trang 32

- Công văn 2451/BNV-CCHC ngày 31/5/2016 của Bộ Nội vụ về việc đônđốc xây dựng Báo cáo Cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2016;

- Quyết định số 3468/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh về việcphê duyệt Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hànhchính tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 958/QĐ-UBND ngày 22/4/2016 về việc Phê duyệt Danh mụcTTHC thực hiện tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thái Bình;

- Quyết định số 3397/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 về việc ban hành Kếhoạch kiểm soát Thủ tục hành chính tỉnh Thái Bình năm 2016;

- Quyết định số 3370/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 về việc phê duyệt Kếhoạch tuyên truyền cải cách hành chính tỉnh Thái Bình năm 2016;

- Quyết định số 3306/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 về việc Phê duyệt kếhoạch công tác cải cách hành chính tỉnh Thái bình năm 2016;

- Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 24/03/2016 về việc tăng cường công tác cảicách hành chính;

- Công văn số 04/UBND-NV về việc khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức,cá nhân về một số dịch vụ công trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2016.

2.3 Cải cách hành chính tại UBND huyện Thái Thụy

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành và thực hiệnChương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, giaiđoạn 2011-2020, với hệ thống các giải pháp và mục tiêu cụ thể và đạt nhiều kếtquả tích cực Mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân và nền kinh tế thị trườngđã được định hình, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội Trêntinh thần cải cách toàn diện nền hành chính nhà nước, huyện Thái Thụy đã tíchcực chủ động, trách nhiệm trong việc tiến hành CCHC trên toàn huyện vớinhững chuyển biến rõ rệt.

2.3.1 Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính

UBND huyện Thái Thụy đã ban hành các văn bản về việc thực hiện Cảicách hành chính:

- Công văn số 36/UBND-NV ngày 14/01/2016 về việc tham gia góp ý dự

Ngày đăng: 31/01/2018, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w