1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

67 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 4,06 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài. 1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 2 3. Mục tiêu 2 4. Nhiệm vụ. 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Thời gian, địa điểm kiến tập 3 7. Bố cục báo cáo 3 NỘI DUNG 4 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA 4 1.1. Khái quát chung về UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 4 1.1.1. Địa vị pháp lý 4 1.1.2. Đặc điểm tình hình của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 4 1.1.2.1. Địa lý 4 1.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên 5 1.1.2.3. Kinh tế 6 1.1.2.4. Giao thông 6 1.1.2.5. Hành chính 7 1.1.2.6. Lịch sử 7 1.1.2.7. Giáo dục 8 1.2. Hệ thống văn bản của cơ UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 8 1.2.1. Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 8 1.2.1.1. Chức năng của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 8 1.2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 8 1.2.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 9 1.2.2. Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 10 1.2.3. Văn bản quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công việc trong UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 10 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 11 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 11 1.3.2. Vị trí, chức năng nhiệm vụ của người đứng đầu các phòng 13 1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 14 1.3.3.1. Phòng Nội Vụ 14 1.3.3.2. Phòng Tư Pháp 15 1.3.3.3. Phòng tài chính kế toán 15 1.3.3.4. Phòng tài nguyên và môi trường 15 1.3.3.5. Phòng Lao động Thương binh và xã hội. 15 1.3.3.6. Phòng văn hóa và thông tin. 15 1.3.3.7. Phòng giáo dục và đào tạo. 15 1.3.3.8. Phòng Y tế. 16 1.3.3.9. Thanh tra huyện. 16 1.3.3.10. Văn phòng HĐND và UBND huyện. 16 1.3.3.11. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn 16 1.3.3.12. Phòng Kinh tế hạ tầng. 16 1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 17 1.4.1. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức 17 1.4.2. Chất lượng cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 17 1.5. Cơ sở vật chất, tài chính của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 18 1.5.1. Công sở 18 1.5.2. Trang thiết bị làm việc 18 1.5.3. Tài chính 19 Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA 20 2.1. Những vấn đề chung về thủ tục hành chính 20 2.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính, vị trí, vai trò của thủ tục hành chính trong hệ thống hành chính nước ta. 20 2.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính 21 2.1.3. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 21 2.1.4. Các loại thủ tục hành chính 22 2.1.6. Sự đa dạng và phức tạp của thủ tục hành chính được thể hiện cụ thể như sau: 22 2.1.7. Ý nghĩa thủ tục hành chính 23 2.1.8. Yêu cầu và nghĩa vụ thực hiện thủ tục hành chính của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 24 2.2. Trách nhiệm của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan. 25 2.2.1. Sử dụng, bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, văn hóa giao tiếp chuẩn mực, đủ trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực phù hợp để thực hiện thủ tục 25 2.2.2. Các cán bộ, công chức đã thực hiện hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có liên quan. 25 2.2.3. Cấp giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu theo quy định. 26 2.2.4. Bảo quản và giữ bí mật về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật cá nhân trong quá trình giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp phải thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền. 26 2.2.5. Nêu rõ lý do bằng văn bản trong trường hợp từ chối thực hiện hoặc có yêu cầu bổ sung giấy tờ trong thời hạn giải quyết theo quy định. 26 Tuy nhiên theo chúng tôi quan sát cán bộ, công chức tại UBND huyện Triệu Sơn khi từ chối thực hiện yêu cầu chưa nêu rõ lý do từ chối bằng văn bản mà từ chối trực tiếp. 26 2.2.6. Thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ được thực hiên theo đúng quy định của pháp luật. 26 2.2.7. Phối hợp và chia sẻ thông tin trong quá trình giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức. 27 2.2.8. Hỗ trợ người có công, người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo, phụ nữ mang thai, trẻ mồ côi và người thuộc diện bảo trợ xã hội khác trong thực hiện thủ tục hành chính. 27 2.2.9. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thực hiện thủ tục hành chính. 27 2.2.10. Tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính. 28 2.2.11. Ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực hiện thủ tục hành chính. 28 2.2.12. Thực hiện quy định khác của pháp luật. 28 2.3. Trách nhiệm của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật nói chung. 28 2.4. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính theo nghị định số 632010NĐCP 33 2.5. Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 34 2.5.1. Tìm hiểu công tác soạn thảo và ban hành văn bản của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 39 2.5.1.1. Các hình thức văn bản và số lượng ban hành trong 5 năm trở lại đây: 39 2.5.1.2. Các bước trong quy trình soạn thảo văn bản của cơ quan: 40 2.5.1.3. Nhận xét tình hình kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản quản lí của cơ quan. 41 2.5.2. Các phần mềm được sử dụng trong quá trình giải quyết công việc của cơ quan. 42 2.5.3. Những kết quả đạt được trong công tác giải quyết thủ tục hành chính tại UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 43 2.5.4. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác giải quyết thủ tục hành chính tại UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 46 Chương 3: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CỦA SINH VIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI UBND HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA; ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 48 3.1. Kiến nghị, đề xuất đối với UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 48 3.2. Kiến nghị, đề xuất đối với trường đại học Nội Vụ Hà Nội. 49 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 1

TRANG THÔNG TIN THÔNG TIN CÁ NHÂN SINH VIÊN

I TÓM TẮT LÝ LỊCH BẢN THÂN

1 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hà

2 Ngày, tháng, năm sinh: 15/8/1995

3 Quê quán: xóm 10, xã Khuyến Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh

1 Tên đơn vị thực tế: Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân huyện Triệu

Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại Học Nội Vụ HàNội và các thầy cô khoa Hành Chính Học đã dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thờigian qua

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS Đỗ Thị ThanhNga đã nhiệt tình giành thời gian, tâm sức giúp đỡ em trong những buổi học vừaqua

Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ, công chức trongUBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các cán bộ, công chức,viên chức làm việc tại phòng Tư pháp đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trìnhkiến tập lần này

Đồng thời, em cũng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, bạn bè đãluôn đưa ra cho em những ý kiến hay và những lời khuyên có ích để em hoànthiện tốt lần kiến tập này

Đây là lần đầu tiên em tham gia các buổi kiến tập cho nên bài báo cáo cònnhiều hạn chế, sai sót, mong các thầy cô và các bạn góp ý để đề tài của em cóthể hoàn chỉnh hơn

Trong quá trình kiến tập tuy có gặp những khó khăn về nhiều mặt nhưngcũng từ đó em đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống

Học hỏi được từ các cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt là từ ngườihướng dẫn phong các làm việc đích thực của một cán bộ gương mẫu

Trong quá trình lấy thông tin và xin văn bản thì cũng có một số bộ phậnkhông đáp ứng cho mong muốn vì vậy bài làm còn thiếu sót nhiều

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày30 tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Hà

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục tiêu 2

4 Nhiệm vụ 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Thời gian, địa điểm kiến tập 3

7 Bố cục báo cáo 3

NỘI DUNG 4

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA 4

1.1 Khái quát chung về UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 4

1.1.1 Địa vị pháp lý 4

1.1.2 Đặc điểm tình hình của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 4

1.1.2.1 Địa lý 4

1.1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 5

1.1.2.3 Kinh tế 6

1.1.2.4 Giao thông 6

1.1.2.5 Hành chính 7

1.1.2.6 Lịch sử 7

1.1.2.7 Giáo dục 8

1.2 Hệ thống văn bản của cơ UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 8

1.2.1 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 8

1.2.1.1 Chức năng của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 8

1.2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 8

1.2.1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 9

1.2.2 Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 10

1.2.3 Văn bản quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công việc trong UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 10

Trang 5

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 11

1.3.2 Vị trí, chức năng nhiệm vụ của người đứng đầu các phòng 13

1.3.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 14

1.3.3.1 Phòng Nội Vụ 14

1.3.3.2 Phòng Tư Pháp 15

1.3.3.3 Phòng tài chính- kế toán 15

1.3.3.4 Phòng tài nguyên và môi trường 15

1.3.3.5 Phòng Lao động- Thương binh và xã hội 15

1.3.3.6 Phòng văn hóa và thông tin 15

1.3.3.7 Phòng giáo dục và đào tạo 15

1.3.3.8 Phòng Y tế 16

1.3.3.9 Thanh tra huyện 16

1.3.3.10.Văn phòng HĐND và UBND huyện 16

1.3.3.11.Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn 16

1.3.3.12.Phòng Kinh tế- hạ tầng 16

1.4 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 17

1.4.1 Số lượng cán bộ, công chức, viên chức 17

1.4.2 Chất lượng cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 17

1.5 Cơ sở vật chất, tài chính của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 18

1.5.1 Công sở 18

1.5.2 Trang thiết bị làm việc 18

1.5.3 Tài chính 19

Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA 20

2.1 Những vấn đề chung về thủ tục hành chính 20

2.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính, vị trí, vai trò của thủ tục hành chính trong hệ thống hành chính nước ta 20

2.1.2 Đặc điểm của thủ tục hành chính 21

2.1.3 Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 21

2.1.4 Các loại thủ tục hành chính 22

Trang 6

2.1.6 Sự đa dạng và phức tạp của thủ tục hành chính được thể hiện cụ thể như sau: 222.1.7 Ý nghĩa thủ tục hành chính 232.1.8 Yêu cầu và nghĩa vụ thực hiện thủ tục hành chính của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 242.2 Trách nhiệm của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan 252.2.1 Sử dụng, bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, văn hóa giao tiếp chuẩn mực, đủ trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực phù hợp để thực hiện thủ tục 252.2.2 Các cán bộ, công chức đã thực hiện hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có liên quan 252.2.3 Cấp giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu theo quy định 262.2.4 Bảo quản và giữ bí mật về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật cá nhân trong quá trình giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp phải thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền 262.2.5 Nêu rõ lý do bằng văn bản trong trường hợp từ chối thực hiện hoặc có yêu cầu bổ sung giấy tờ trong thời hạn giải quyết theo quy định 26Tuy nhiên theo chúng tôi quan sát cán bộ, công chức tại UBND huyện Triệu Sơnkhi từ chối thực hiện yêu cầu chưa nêu rõ lý do từ chối bằng văn bản mà từ chối trực tiếp 262.2.6 Thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ được thực hiên theo đúng quy định của pháp luật 262.2.7 Phối hợp và chia sẻ thông tin trong quá trình giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức 272.2.8 Hỗ trợ người có công, người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo, phụ nữ mang thai, trẻ mồ côi và người thuộc diện bảo trợ xã hội khác trong thực hiện thủ tục hành chính 272.2.9 Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thực hiện thủ tục hànhchính 27

Trang 7

2.2.10 Tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trong thực

hiện thủ tục hành chính 28

2.2.11 Ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực hiện thủ tục hành chính 28

2.2.12 Thực hiện quy định khác của pháp luật 28

2.3 Trách nhiệm của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật nói chung 28

2.4 Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính theo nghị định số 63/2010/NĐ-CP 33

2.5 Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 34

2.5.1 Tìm hiểu công tác soạn thảo và ban hành văn bản của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 39

2.5.1.1 Các hình thức văn bản và số lượng ban hành trong 5 năm trở lại đây: .39 2.5.1.2 Các bước trong quy trình soạn thảo văn bản của cơ quan: 40

2.5.1.3 Nhận xét tình hình kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản quản lí của cơ quan 41

2.5.2 Các phần mềm được sử dụng trong quá trình giải quyết công việc của cơ quan 42

2.5.3 Những kết quả đạt được trong công tác giải quyết thủ tục hành chính tại UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 43

2.5.4 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác giải quyết thủ tục hành chính tại UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 46

Chương 3: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CỦA SINH VIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI UBND HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA; ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 48

3.1 Kiến nghị, đề xuất đối với UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 48

3.2 Kiến nghị, đề xuất đối với trường đại học Nội Vụ Hà Nội 49

KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Kiến tập ngành nghề là nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo củasinh viên chuyên ngành Quản lý nhà nước Nội dung kiến tập bao gồm việcquan sát, tìm hiểu thực tế về cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn;quy trình hoạt động; một số nghiệp vụ cụ thể như soạn thảo, ban hành văn bản,giải quyết thủ tục hành chính, quản lý nhân sự của một cơ quan quản lý nhànước cụ thể Đồng thời, thông qua quan sát thực tế, nắm được trách nhiệm,nghĩa vụ của người công chức và việc thực hiện đạo đức công vụ trong các cơquan Từ đó có sự so sánh, đối chiếu giữa lý thuyết với thực tiễn đã quan sátđược tại các cơ quan kiến tập

Nhận thức được tầm quan trọng của kiến tập Đặc biệt huyện Triệu Sơnlại là nơi em sinh ra và lớn lên, học tập và phát triển, quê hương yêu dấu nơichôn nhau cắt rốn của mình Vì vậy đây là lý do em chọn kiến tập tại nơi này

Thủ tục hành chính là những giấy tờ quan trọng gắn chặt với mỗi cá nhân,

nó bao gồm rất nhiều loài giấy tờ khác nhau là mối liên kết mật thiết giữa phápluật và nhân dân, Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xãhội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đờisống nhân dân Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiệnđược quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời, các cơ quan hành chính nhànước thực hiện chức năng quản lý nhà nước

Trong quá trình thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, mỗi cơ quan, đơn

vị, mỗi cá nhân cán bộ, công chức được giao trách nhiệm giải quyết thủ tục hànhchính đều cố gắng nỗ lực để hoàn thành tốt công việc được giao Tuy nhiêntrong quá trình giải quyết công việc vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh cần đượcgiải quyết và khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả và chất lượng giải quyếtthủ tục hành chính hơn Có không ít những phản ánh từ phía người dân và rồicũng không ít những ý kiến của các cán bộ, công chức làm việc Để nhận thấy rõ

và thực tế hơn về vấn đề nhạy cảm này em xin được chọn đề tài của mình trong

lần kiến tập này là: “Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân

Trang 9

dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: công tác tư pháp hộ tịch tại phòng Tư Pháp, ủy bannhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Phạm vi nghiên cứu: hoạt động giải quyết thủ tục hành chính trên mọi lĩnhvực thuộc thẩm quyền…

3 Mục tiêu

Nắm được tổng quan sơ lược về UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh HóaKhảo sát công tác Tư Pháp tại UBND huyện Triệu Sơn, nắm được chứcnăng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Triệu Sơn

Khảo sát tình hình giải quyết thủ tục hành chính của phòng Tư Pháp,UBND huyện Triệu Sơn, tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức củaphòng

Xác định vị trí làm việc và xây dựng bản mô tả công việc các vị trí trongphòng

Tìm hiểu về nội quy, quy chế làm việc của UBND huyện Triệu Sơn

Khảo sát được chất lượng, số lượng cán bộ,công chức, viên chức tại bộphận tư pháp nói riêng cũng như của cơ quan nói chung

Đánh giá trung thực, khách quan, xác định được ưu điểm – hạn chế vềthực trạng giải quyết thủ tục hành chính trong công tác Tư pháp- Hộ tịch tạiphòng Tư pháp của UBND huyện Triệu Sơn Từ đó, đưa ra một số đề xuất, kiếnnghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác giải quyết thủ tục hànhchính tại cơ quan, đơn vị

4 Nhiệm vụ.

Khi nghiên cứu đề tài này cần làm rõ thực trạng giải quyết thủ tục hànhchính tại phòng Tư Pháp, UBND huyện Triệu Sơn Những nội dung giải quyếtthủ tục hành chính trong thời gian qua, những dự tính trong tương lai Đặc biệtgiải quyết thủ tục hành chính có ý nghĩa như thế nào? Đất nước ngày càng pháttriển thì những thủ tục hành chính đó phải thay đổi như thế nào? Cần có nhữngbiện pháp gì để phù hợp với thực trạng của đất nước? Gồm có những chương

2

Trang 10

trình hành động cụ thể nào?

Quan sát, lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm làm việc của các thành viêntrong phòng từ đó rút ra bài học cho bản thân

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng các phương pháp sau: phươngpháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê xã hội học, phương pháp nghiên cứu

lý thuyết, khảo sát thực tiễn (lấy ý kiến trực tiếp người dân) để nghiên cứu cácđối tượng trên Ngoài ra em còn kết hợp với phương pháp quan sát, mô tả Để cómột bài nghiên cứu hoàn thiện hơn

6 Thời gian, địa điểm kiến tập

Thời gian: từ ngày 30/5/2016 đến ngày 26/6/2016

Địa điểm: phòng Tư pháp ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh ThanhHóa

7 Bố cục báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dungbài báo cáo gồm ba chương chính:

Chương 1: Khái quát về UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chương 2: Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại phòng Tư pháp,

Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3: Kiến nghị, đề xuất đối với phòng Tư pháp, UBND huyện

Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đối với trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1.

KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

I.1 Khái quát chung về UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

I.1.1 Địa vị pháp lý

Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa do Hội đồng nhân dânhuyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhândân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhànước cấp trên

Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa chịu trách nhiệm chấphành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện phápphát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chínhsách khác trên địa bàn

Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa thực hiện chức năngquản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thốngnhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở

Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nướccấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, thamnhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, côngchức và trong bộ máy chính quyền địa phương

I.1.2 Đặc điểm tình hình của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

I.1.2.1 Địa lý

Huyện Triệu Sơn có diện tích 292.2 km², phía Đông giáp huyện ĐôngSơn, phía Đông Nam giáp huyện Nông Cống, phía Nam giáp huyện Như Thanh,

4

Trang 12

phía Tây Nam giáp huyện Thường Xuân, phía Tây Bắc giáp huyện Thọ Xuân,phía Đông Bắc giáp huyện Thiệu Hóa Triệu Sơn là một huyện bán sơn địanhưng diện tích chủ yếu vẫn là đồng bằng, địa hình thấp dần về phía Bắc, vớivài con sông suối nhỏ chảy vào sông Chu ở hai huyện bên: Thọ Xuân và ThiệuHóa, ở phía Nam có một vài ngọn núi thấp với độ cao khoảng 250 – 300 m, nhưnúi Nưa ở xã Tân Ninh Cực Nam là xã Tân Ninh, cực Tây là xã Bình Sơn, cựcĐông là xã Đồng Tiến Dân số là 208.300 người (1999) gồm 3 dân tộc Kinh,Mường, Thái.

I.1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên

-Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất đai huyện quản lý và sử dụng thườngxuyên: 29.195,82 ha được cơ cấu như sau:

1 Đất nông nghiệp 14.382'66 ha 49, 26% diện tích tự nhiên

2 Đất lâm nghiệp 3.876,69 ha 13,28% diện tích tự nhiên

3 Đất chuyên dùng 4.111,34 ha 14,08% diện tích tự nhiên

5 Đất chưa sử dụng 5.641,43 ha 19,32% diện tích tự nhiên-Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng toàn huyện 2.837,15 ha (bao gồm385,7 ha rừng tự nhiên và 2.451,45 ha); Rừng mới được trồng từ năm 1990 trởlại đây, chủ yếu là Bạch đàn, Keo tai tượng, Bồ đề và rừng hỗn hợp tre, nứa,luồng

Tài nguyên biển: Không có

-Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện Triệu sơn có:

1 mỏ Sắt- man gan xã Hợp Thành

3 Sét làm gạch ngói xã Dân Lực, Dân lý, Hợp Thành, Minh Sơn

5 Than bùn xã Thọ Tiến, Thọ Bình, Minh Sơn

Trang 13

-Tài nguyên nước: Triệu Sơn được hưởng lợi từ nguồn nước sông Chu vàcác sông Hoàng, sông Nhơm.

I.1.2.3 Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 9,1%/năm 2015, trong đó:

Đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với pháttriển sản xuất công nghiệp - TTCN và chế biến các loại sản phẩm bằng gỗ, tre,luồng, nứa

Nhiều mô hình sản xuất mới được áp dụng và nhân ra diện rộng góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh

Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng liên tục được tăng cường nhằm đáp ứngkịp thời sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa và thực hiện các chính sách xã hội cónhiều chuyển biến tích cực

Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, thườngxuyên được cũng cố và tăng cường

I.1.2.4 Giao thông

Huyện Triệu Sơn có đường 47 chạy qua theo hướng Đông - Tây, nốithành phố Thanh Hóa qua thị trấn huyện lỵ Triệu Sơn, tới Lam Sơn (Thọ Xuân).Đường 47 đang được xây dựng lại để thông tuyến với đường Hồ Chí Minh

Có tuyến xe bus (mới) chạy từ TT Triệu Sơn qua TT Dân Lực, cầu Thiều

6

Trang 14

tới Thành phố Thanh Hóa; trong thời gian xây dựng quốc lộ 47 xe bus chạy quaDân Lý, Minh Châu.

Nông TrườngThọ SơnTân NinhThái HòaThọ BìnhThọ CườngThọ DânThọ NgọcThọ Phú

Thọ TiếnThọ VựcTiến NôngTriệu ThànhVăn SơnXuân LộcXuân ThịnhXuân ThọThọ Tân

I.1.2.6 Lịch sử

Huyện Triệu Sơn được thành lập ngày 16 tháng 12 năm 1964 trên cơ sởtách 13 xã: Thọ Ngọc, Thọ Tiến, Thọ Cường, Thọ Bình, Thọ Dân, Thọ Tân, ThọPhú, Thọ Vực, Thọ Sơn, Thọ Thế, Xuân Thịnh, Xuân Thọ, Xuân Lộc thuộchuyện Thọ Xuân và 20 xã: Hợp Tiến, Hợp Thắng, Hợp Lý, Hợp Thành, MinhChâu, Minh Dân, Minh Sơn, Dân Lý, Dân Lực, Dân Quyền, An Nông, Vân Sơn,Nông Trường, Tiến Nông, Khuyến Nông, Thái Hòa, Tân Ninh, Đồng Tiến,Đồng Thắng, Đồng Lợi thuộc huyện Nông Cống Khi mới thành lập, huyện có

33 xã: An Nông, Dân Lực, Dân Lý, Dân Quyền, Đồng Lợi, Đồng Thắng, ĐồngTiến, Hợp Lý, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Tiến, Khuyến Nông, Minh Châu,Minh Dân, Minh Sơn, Nông Trường, Tân Ninh, Thái Hòa, Thọ Bình, ThọCường, Thọ Dân, Thọ Ngọc, Thọ Phú, Thọ Sơn, Thọ Tân, Thọ Thế, Thọ Tiến,Thọ Vực, Tiến Nông, Vân Sơn, Xuân Lộc, Xuân Thịnh, Xuân Thọ

Ngày 5 tháng 1 năm 1987, thành lập xã Triệu Thành trên cơ sở điều chỉnhmột phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Hợp Thành

Ngày 3 tháng 6 năm 1988, thành lập thị trấn Triệu Sơn - thị trấn huyện lịcủa huyện Triệu Sơn - trên cơ sở điều chỉnh 22,99 ha diện tích tự nhiên với

Trang 15

1.341 nhân khẩu của xã Minh Châu; điều chỉnh 5,19 ha diện tích tự nhiên với

229 nhân khẩu của xã Minh Dân và điều chỉnh 85,55 ha diện tích tự nhiên với3.594 nhân khẩu của xã Minh Sơn

Ngày 25 tháng 11 năm 1994, thành lập xã Bình Sơn trên cơ sở điều chỉnhmột phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Thọ Bình

Như vậy, huyện Triệu Sơn có 1 thị trấn và 35 xã như hiện nay

I.1.2.7 Giáo dục

Huyện Triệu Sơn có các trường Cấp 3 gồm: thpt Triệu Sơn 1, thpt TriệuSơn 2, thpt Triệu Sơn 3, thpt Triệu Sơn 4, Dân lập Triệu Sơn, thpt Triệu Sơn 5,thpt Triệu Sơn 6, TTGTTX Triệu Sơn

Năm 2010 thpt Triệu Sơn 1 có một thủ khoa đạt 29.5 điểm trong kì thituyển sinh đại học vào trường Học viện An Ninh.Trường Cao đẳng Nông lâmThanh Hoá cũng nằm trên địa bàn huyện

I.2 Hệ thống văn bản của cơ UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

I.2.1 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 của Quốc Hội,Số:77/2015/QH13 làm rõ một số vấn đề liên quan sau:

I.2.1.1 Chức năng của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Sơn thực hiện chức năng quản lý nhà nước

ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máyhành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở

I.2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn

Tổ chức thực hiện ngân sách huyện Triệu Sơn; thực hiện các nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch

vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi,

8

Trang 16

xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ,tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiênnhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp

và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo,khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chínhsách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hànhchính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy địnhcủa pháp luật

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,

ủy quyền

Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khácthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn

I.2.1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện gồm có các phòng và

cơ quan tương đương phòng

Ông Lê Quang Hùng - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Sơn: Phụtrách công tác nội chính xây dựng chính quyền, thi đua khen thưởng, kỷ luật, kếhoạch tài chính, kho bạc, thuế, quy hoạch xây dựng cơ bản Công tác liên quanđến bảo vệ chính trị nội bộ, công tác tổ chức cán bộ;

Ông Hồ Trường Sơn - Phó chủ tịch thường trực: Điều hành thường trựccủa Uỷ ban khi Chủ tịch đi vắng, chịu trách nhiệm khoa học công nghệ - chươngtrình công nghệ thông tin, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, quản lý đô thị, bồithường giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, giải quyết khiếu nại tố cáothuộc lĩnh vực được phân công;

Ông Lê Quang Trung - Phó chủ tịch: Chịu trách nghiệm về quản lý giáodục, văn hoá - xã hội, tôn giáo Phối hợp các hoạt động giữa UBND huyện vớiMặt trận Tổ quốc và đoàn thể quần chúng, các cơ quan, tổ chức, hội nghềnghiệp, giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực được phân công;

Trang 17

Ông Lê Xuân Dương - Phó chủ tịch: Quản lý các lĩnh vực đất đai, tàinguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giải quyết khiếu nại tốcáo thuộc lĩnh vực được phân công;

Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Sơn có 12 phòng ban, phụ trách các lĩnhvực chuyên môn đã được quy định cụ thể:

1 Phòng Nội vụ 7 Phòng Nông nghiệp - Thuỷ sản

2 Phòng Lao động - Thương binh và

xã hội

8 Văn phòng HĐND - UBND

3 Phòng Tư pháp 9 Phòng Tài nguyên – Môi trường

4 Phòng Tài chính - Kế hoạch 10 Phòng Y tế

5 Phòng Kinh tế hạ tầng 11 Phòng Văn hoá - Thông tin

6 Phòng Giáo dục - Đào tạo 12 Phòng Thanh tra

I.2.2 Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

( văn bản được ban hành trong nội bộ UBND huyện Triệu Sơn với nhiệm

kỳ 5 năm cải chính một lần)

Quyết định về việc ban hành Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dânhuyện Triệu Sơn, nhiệm kỳ 2011 – 2016 Số: 703/2011/QĐ-UBND

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế làm việc mẫu của

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Số: 77/2006/QĐ-TTg

Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015

I.2.3 Văn bản quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công việc trong UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015

Quyết định Ban hành Quy trình làm việc của Ủy ban nhân dân huyệnTriệu Sơn Số: 11/2016/QĐ-UBND

Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành quy định về quy trìnhlàm việc, cách thức tổ chức thực hiện mẫu của UBND huyện

10

Trang 18

I.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

I.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chú thích: sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh

+ Ông Lê Quang Trung: phụ trách mảng văn hóa - xã hội: kí hiệu màucam

Trang 19

UBND CVP

Nguyễn

Trung Thành

P

Kinh

tế hạ tầng

TP

Bùi Hoàn

g Long

P Nội vụ

TP

Quản Trọng Thể

P Văn hóa- thông tin

TP

Hoàng Năng Hùng

P

Thanh tra

TP

Thành Văn Thăng

P Y tế

TP

Lê Thị Thủy

P Giáo dục- đào tạo

TP

Lê Thị Lê

P Tư pháp

TP Lê Thị Phương

P Tài nguyên

và môi trường

TP Lê Phú Quốc

P Nông nghiệp

TP La Văn Lâm

P Lao động thương binh và

xã hội

TP Nguyễn Văn Hùng

Trang 20

I.3.2 Vị trí, chức năng nhiệm vụ của người đứng đầu các phòng

- Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng phòng:

Trưởng phòng phụ trách chung điều hành mọi hoạt động của phòng theochế độ Thủ trưởng làm chủ tài khoản , quản lý tài chính cơ quan theo quy địnhcủa Pháp luật, phân công nhiệm vụ và chỉ đạo công tác các Phó trưởng phòng,CB,CC, viên chức trong cơ quan Chịu trách nhiệm trước huyện ủy , Hội đồngnhân dân, UBND huyện và chủ tịch UBND huyện về toàn bộ công tác chuyênmôn của Phòng Tư pháp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn vềchuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Trưởng phòng:

+ Phó Trưởng phòng là người giúp việc trưởng phòng, chỉ đạo điều hànhtừng lĩnh vực công tác của phòng theo sự phân công của Trưởng phòng

+ Trong phạm vi, quyền hạn được giao, các Phó Trưởng phòng chủ động

xử lý công việc và báo cáo Trưởng phòng kết quả giải quyết, trong trường hợpvấn đề giải quyết có liên quan đến lĩnh vực của Phó Trưởng phòng khác phụtrách thì phối hợp để giải quyết Trường hợp không thống nhất ý kiến thì PhóTrưởng phòng chủ trì công việc đó báo cáo Trường phòng quyết định

+ Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước trưởng phòng , đồng thờichịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định liên quan đến việc thực hiệncác công việc được Trường phòng phân công

- Trách nhiệm, quyền hạn của công chức viên chức:

+ Khi nhận nhiệm vụ công chức được quyền đề xuất ý kiến của mình,nhưng phải nghiêm chỉnh chấp hành ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo phòng Sau khihoàn thành mỗi nhiệm vụ phải báo cáo trực tiếp với phụ trách

+ Phối hợp, hỗ trợ bộ phận chuyên môn khác thực hiện nhiệm vụ khiđược sự phân công của lãnh đạo phòng

+ Bảo quản hồ sơ, tài liệu đúng quy định theo chế độ mật, giữ gìn bí mậtcông tác theo quy định

+ Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên theo quy định với lãnh đạophòng

Trang 21

+ Dự thảo các văn bản báo cáo trình lãnh đạo phòng và trực tiếp biên soạncác văn bản do Thường trực UBND huyện và lãnh đạo phòng giao trong lĩnhvực được phân công.

+ Chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công trước Phó Trưởng phòngphụ trách trực tiếp và Trưởng phòng

Sơ đồ: cơ cấu tổ chức phòng Tư Pháp huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

I.3.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

I.3.3.1 Phòng Nội Vụ

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính sựnghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hànhchính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường,thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư lưu trữ nhà nước, tôn giáo; thi đuakhen thưởng

Trang 22

I.3.3.3 Phòng tài chính- kế toán

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư;đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tếtập thể

I.3.3.4 Phòng tài nguyên và môi trường

Chức năng nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản;môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc bản đồ và biển (đối với những địaphương có biển)

I.3.3.5 Phòng Lao động- Thương binh và xã hội.

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiềncông; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công;bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bìnhđẳng giới

I.3.3.6 Phòng văn hóa và thông tin.

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính,viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báochí; xuất bản

I.3.3.7 Phòng giáo dục và đào tạo.

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: mục tiêu,

Trang 23

chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáodục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi

cử và cấp văn bằng chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo

I.3.3.9 Thanh tra huyện.

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm

vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quyđịnh của pháp luật

I.3.3.10 Văn phòng HĐND và UBND huyện.

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động củaUBND; tham mưu, giúp UBND huyện và công tác dân tộc; tham mưu cho chủtịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục

vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước ở địaphương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND

I.3.3.11 Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp, diêm nghiệp; thủ lợ; thủy sản;phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại nông thôn,kinh tế hợp tác xã nông-lâm-ngư-diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghềnông thôn trên địa bàn xã

I.3.3.12 Phòng Kinh tế- hạ tầng.

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng;

16

Trang 24

phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở vàcông sở; hạ tầng kỹ thật đô thị (gồm: cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị;công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoahọc và công nghệ.

I.4 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

I.4.1 Số lượng cán bộ, công chức, viên chức

Tổng thể toàn cơ quan UBND huyện có tất cả 72 cán bộ, công chức,chuyên viên làm việc tại các phòng ban, trong các lĩnh vực khác nhau

Có hai bảo vệ, hai nhân viên quyết rọn vệ sinh môi trường và thành phầnnhà bếp huyện có một người

I.4.2 Chất lượng cán bộ, công chức, viên chức tại UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Toàn bộ nhân sự làm việc tại UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóađều đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại luật cán bộ, côngchức Số: 22/2008/QH12

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Đủ 18 tuổi trở lên;

- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt

- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển

Hầu hết số lượng cán bộ, công chức làm việc tại UBND huyện Triệu Sơnđều đạt trình độ từ đại học trở lên, chỉ còn một vài cán bộ là ở mức cao đẳng Cókhông ít cán bộ, công chức đặc biệt là các cán bộ, công chức giữ chức vụ đứngđầu các bộ phận hay giữ chức vụ quan trong đã đạt đến trình đồ cao như tiến sĩ,thạc sĩ với thâm niên công tác nhiều năm, kinh nghiệm hoạt động và làm việc ởmức giỏi và xuất sắc, kĩ năng chuyên môn cao, giải quyết công việc nhanhchóng và hiệu quả

Trang 25

I.5 Cơ sở vật chất, tài chính của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

( có hình ảnh minh họa tại phần mục lục)

Cơ sở hạ tầng được làm mới và nâng cấp hoàn thiện hơn Có tầng hầm để

xe, có nhà ăn cho cán bộ, công chức, sân tennit để vui chơi, giải trí, luyện tập thểthao nâng cao thế chất giảm street cho người làm Đương nhiên không thể thiếumột Trung tâm hội nghị khang trang, rộng rãi để phục vụ cho các buổi tập huấn,diễn đàn…

Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa các phòng, tổ chức vui chơi,liên hoan cho các cán bộ, công chức trong các dịp lễ tết để nâng cao tinh thầnlàm việc cho mọi người, giúp người trong cơ quan hiểu nhau và đoàn kết vớinhau hơn

I.5.2 Trang thiết bị làm việc

Các phòng ban đều được trang bị máy vi tính, máy in phục vụ cho côngviệc, có các tủ để đựng và lưu trữ hồ sơ, bàn ghế làm việc đầy đủ với mỗi thànhviên trong phòng Thiết bị làm việc được hiện đại hóa, có lắp mạng để đáp ứngcập nhật thông tin cũng như công bố thông tin trên các trang thông tin điện tử,cổng thông tin của huyện được nhanh chóng, kịp thời đảm bảo được tính côngkhai, minh bạch

Để đảm bảo cho cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết công việcngoài các thiết bị theo yêu cầu các phòng ban còn được đầu tư thêm quạt mát,máy điều hòa vào mùa nóng, ánh sáng, bóng đèn điện được đảm bảo thắp sáng

18

Trang 26

suốt thời gian làm việc.

Có bàn ghế chén nước để tiếp dân, để đảm bảo người dân được đáp ứngnhu cầu trong thời gian chờ đợi giải quyết công việc

(có hình ảnh minh họa tại phần phụ lục)

I.5.3 Tài chính

UBND huyện Triệu Sơn có nguồn tài chính ổn định, đáp ứng các yêu cầucủa toàn huyện, đảm bảo toàn huyện phát triển bền vững

Quỹ tài chính được quản lý chặt chẽ, đúng theo quy định, hàng năm thống

kê tình hình tài chính báo cáo cấp trên và được công khai cụ thể, rõ ràng

Tài chính của huyện được sử dụng vào những công việc chung của cơquan, không phục vụ mục đích cá nhân

Trang 27

Chương 2:

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND

HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA 2.1 Những vấn đề chung về thủ tục hành chính

2.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính, vị trí, vai trò của thủ tục hành chính trong hệ thống hành chính nước ta.

- Khái niệm thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là trình tự và cách thức thực hiện hoạt động hànhchính nói chung, hoặc là trình tự và cách thức thực hiện những hoạt động cụ thểtrong các ngành và lĩnh vực hoạt động hành chính và do luật hành chính quyđịnh

Tuy nhiên theo Điều 3 "Giải thích từ ngữ" của Dự thảo Nghị định "Vềkiểm soát thủ tục hành chính" (Dự thảo tháng 9-2009) thì "Thủ tục hành chính"

là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhànước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liênquan đến cá nhân, tổ chức

Như vậy, định nghĩa thủ tục hành chính đã nêu ở phần trên là khái niệmmang tính chất khái quát cho mọi loại thủ tục hành chính, là thủ tục hành chínhgiải quyết mọi loại công việc trong hoạt động hành chính Còn thủ tục hànhchính theo giải thích tại Điều 3 Dự thảo Nghị định là thủ tục hành chính giảiquyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức, tức là thủ tục hành chính giảiquyết một công việc cá biệt, cụ thể

- Vị trí, vai trò của thủ tục hành chính trong hệ thống hành chính nước ta

Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sốngnhân dân Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện đượcquyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nướcthực hiện chức năng quản lý nhà nước

20

Trang 28

2.1.2 Đặc điểm của thủ tục hành chính

Thứ nhất: Thủ tục hành chính được luật hành chính quy định chặt chẽ Thứ hai: Thủ tục hành chính được thực hiện chủ yếu ngoài trình tự tòa án.Thứ ba: Các quy phạm thủ tục hành chính không chỉ quy định thủ tụcthực hiện quy phạm vật chất của ngành luật hành chính, mà cả quy phạm vậtchất của hầu hết các ngành luật khác

2.1.3 Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính

- Các nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính

Một là: Trên cơ sở luật, nhằm thực hiện luật, bảo đảm pháp chế

Hai là: phù hợp với thực tế, với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước

Ba là: Đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận lợi cho việc thực hiện

Bốn là: Đảm bảo nhanh chóng, kịp thời

và có hiệu quả Đó trước hết là công dân, người nước ngoài, cũng có thể là các

cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức

- Các chủ thể cụ thể của thủ tục hành chính

Trang 29

+ Các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức của cơ quanhành chính nhà nước được trao quyền

+ Cơ quan dân cử các cấp, Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, Việnkiểm sát nhân dân

cụ thể mà các cơ quan nhà nước được giao thực hiện trong quá trình hoạt độngcủa mình; Phân loại theo chức năng hoạt động của các cơ quan; Phân loại dựatrên quan hệ công tác Theo cách phân loại dựa trên quan hệ công tác thì thủ tụchành chính gồm ba nhóm: Thủ tục nội bộ; thủ tục liên hệ và thủ tục văn thư

2.1.5 Các giai đoạn của thủ tục hành chính

Thủ tục giải quyết các vụ việc riêng biệt - cụ thể có thể chia thành các giaiđoạn sau:

- Khởi xướng thủ tục hành chính

- Chuẩn bị giải quyết thủ tục hành chính

- Ra quyết định giải quyết thủ tục hành chính

- Thi hành quyết định giải quyết thủ tục hành chính

- Khiếu nại, tố cáo, và xem xét lại quyết định giải quyết thủ tục hànhchính

2.1.6 Sự đa dạng và phức tạp của thủ tục hành chính được thể hiện cụ thể như sau:

Một là: thủ tục hành chính là tổng thể các hoạt động diễn ra theo trình tự,được thực hiện bởi nhiều cơ quan và công chức nhà nước

Hai là: Đối tượng công việc cần thực hiện các thủ tục hành chính để giảiquyết thường không giống nhau mà rất phức tạp

Ba là: Quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là hoạt động định hướng, cho

22

Trang 30

phép, nhiều trường hợp phải ra mệnh lệnh có tỉnh nhanh chóng và đòi hỏi thihành kịp thời nhằm giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả mọi công việc diễn rahàng ngày trong đời sống xã hội Chính điều đó dẫn đến việc quy định thủ tụchành chính phải kết hợp những khuôn mẫu ổn định tương đối và chặt chẽ vớicác biện pháp thích ứng cho từng loại công việc và từng loại đối tượng để bảođảm công việc được giải quyết kịp thời theo từng trường hợp cụ thể

Bốn là: quan hệ thủ tục hành chính hiện nay rất đa dạng, nhiều hình, nhiều

vẽ, nhiều cấp độ

Năm là: các thủ tục hành chính do Nhà nước thực hiện chủ yếu tại vănphòng của công sở nhà nước và phương tiện truyền đạt quyết định cũng như cácthông tin quản lý phần lớn là văn bản

Sáu là: thủ tục hành chính của các quốc gia trên thế giới cũng như củanước ta đều có sự ảnh hưởng và tác động lẫn nhau

2.1.7 Ý nghĩa thủ tục hành chính

- TTHC bảo đảm các quyết định hành chính được thi hành.

Nếu không thực hiện các TTHC cần thì một quyết định hành chính sẽkhông được đưa vào thực tế hoặc bị hạn chế tác dụng

Thủ tục càng cơ bản thì ý nghĩa này càng lớn, bởi thủ tục cơ bản thườngtác động đến giai đoạn cuối của cùng của quá trình thi hành quyết định hànhchính, đến hiệu quả của việc thực hiện chúng

- TTHC bảo đảm cho việc thi hành các quyết định được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả của việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra.

Đây là ý nghĩa hết sức quan trọng của TTHC vì nó góp phần đảm bảo chocác quyết định hành chính được công khai đến mọi đối tượng sẽ tạo điều kiệncho những đối tượng phải thi hành quyết định hành chính hiểu rõ mình phải làm

gì, bên cạch đó còn giúp kiểm tra các quyết định hành chính có hợp pháp và hợp

lý không vì một quyết định hành chính phải trải qua nhiều bước do đó có thểkiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của những quyết định hành chính trong nhữngbước đó

Trang 31

- TTHC là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính, không thể tách rời khỏi hoạt động của các tổ chức đó.

TTHC là công cụ điều hành của các tổ chức hành chính nếu thiếu TTHCthì hoạt động điều hành của những tổ chức hành chính không thể thực hiện được

vì hoạt động điều hành có mối quan hệ gắn bó mật thiết với TTHC, nó làphương tiện, công cụ cho hoạt động điều hành của các tổ chức hành chính

2.1.8 Yêu cầu và nghĩa vụ thực hiện thủ tục hành chính của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Yêu cầu của thực hiện thủ tục hành chính

Bảo đảm tính chính xác, công minh Cơ quan tiến hành thủ tục hành chínhphải có đủ tài liệu, chứng cứ và thẩm quyền Việc giải trình cung cấp thông tin,

áp dụng các biện pháp cần thiết cho từng công việc phải được quy định một cáchchặt chẽ Các công chức và cơ quan hữu quan trong khi thực hiện thủ tục hànhchính phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết để việc thực hiệnthủ tục hành chính được thuận lợi, chính xác

Bảo đảm bình đẳng trước pháp luật Phải giải quyết nhanh chóng và gọncác yêu cầu của dân và các tổ chức, đồng thời phải tăng cường chặt chẽ sự quản

lý của các cơ quan nhà nước cấp trên để tránh sơ hở và lợi dụng thủ tục hànhchính gây phiền hà cho dân

Nghĩa vụ của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong việc thựchiện thủ tục hành chính

Có quy định rõ ràng về chế độ công vụ: quy định một cách cụ thể và hợp

lý cơ chế quản lý của cơ quan Có một chế độ công vụ và quy chế làm việc rãràng để tránh tình trạng vô trách nhiệm, giảm bớt phiền hà trong quá trình giảiquyết công việc

Công khai hóa các thủ tục hành chính dưới các hình thức thích hợp: côngkhai hóa các thủ tục hành chính để mọi người dân biết và thực hiện yêu cầu cơbản của cải cách hành chính Trong các cơ quan, không tùy tiện thay đổi, bổsung một cách thiếu cân cứ thủ tục đã công bố Nếu có nhu cầu thay đổi thì cầntiếp tục công khai những bổ sung đó

24

Trang 32

Thường xuyên tiến hành rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến hoạtđộng của cơ quan nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp cóthẩm quyền.

Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và sự hợp tác chặt chẽ trong quátrình giải quyết các thủ tục hành chính

Có cán bộ đủ trình độ nghiệp vụ để thực thi công vụ Các cơ quan cần có

kế hoạch thường xuyên và bảo đảm chất lượng nâng cao trình độ và kỹ năngquản lý cho cán bộ của cơ quan

Thực hiện đầy đủ các giai đoạn trong giải quyết các vụ việc cụ thể

2.2 Trách nhiệm của UBND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan.

2.2.1 Sử dụng, bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, văn hóa giao tiếp chuẩn mực, đủ trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực phù hợp để thực hiện thủ tục

Tổ chức bộ máy tại UBND huyện Triệu Sơn được hoàn thiện theo hướngtinh gọn, có cán bộ chuyên môn làm việc tại bộ phận “tiếp nhận hồ sơ hànhchính” như cán bộ tư pháp, cán bộ hộ tịch, cán bộ văn phòng thống kê Đặc biệt

là được giao hẹn bằng phiếu hẹn trả hồ sơ Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ,khắc phục tình trạng không tìm ra được trách nhiệm cuối cùng trong sai phạmkhi giải quyết hồ sơ.Các cán bộ làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện đều lànhững cá nhân được đào tạo có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, họđược chuẩn hóa tương đối đồng đều Có tác phong làm việc chuyên nghiệp,đúng với trình độ chuyên môn của mình

2.2.2 Các cán bộ, công chức đã thực hiện hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về thủ tục hành chính cho cá nhân,

tổ chức có liên quan.

Phần lớn cán bộ, công chức tại UBND huyện Triệu Sơn có trách nhiệmcao trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, thái độ làm việc niềm nởvui vẻ với người dân, lễ phép với người già tận tình giới thiệu hướng dẫn cáchthức hoàn thiện thủ tục cho công dân Tuy nhiên thông qua quan sát và tham

Trang 33

khảo ý kiến của một số người dân chúng tôi được biết thái độ làm việc của một

số cán bộ, công chức chưa thực sự tốt, tuy không còn hình thức hách dịch cửaquyền nhưng tốc độ giải quyết khá lề mề, tác phong làm việc còn chưa thực sựchuyên nghiệp, vẫn còn nhiều vướng mắc Cá biệt có một số trường hợp cần

“phí bôi trơn” thì mới hoàn thành được

Về chi phí, người dân được công khai các loại phí, lệ phí phải nộp, khôngphải thêm một khoản nào khác ngoài quy định của Nhà nước Công dân sau khinhận kết quả, nộp tiền phí thì ký tên chứng nhận trong sổ ghi chép của cán bộ tạiquầy tiếp nhận và trả kết quả

2.2.3 Cấp giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu theo quy định.

Mọi quy trình cấp giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu đều được thực hiện đúngtheo quy định

2.2.4 Bảo quản và giữ bí mật về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật cá nhân trong quá trình giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp phải thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền.

2.2.5 Nêu rõ lý do bằng văn bản trong trường hợp từ chối thực hiện hoặc có yêu cầu bổ sung giấy tờ trong thời hạn giải quyết theo quy định.

Tuy nhiên theo chúng tôi quan sát cán bộ, công chức tại UBND huyện Triệu Sơn khi từ chối thực hiện yêu cầu chưa nêu rõ lý do từ chối bằng văn bản mà từ chối trực tiếp.

2.2.6 Thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ được thực hiên theo đúng quy định của pháp luật.

Quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính được các cán bộ,công chức UBND huyện Triệu Sơn thực hiện theo các bước sau:

a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ khi công dân đến cơ quan liên hệ công việc, công chức cơ quan có trách nhiệm: xem xét yêu cầu/hồ sơ của công dân, kiểm tra kỹ các loại giấy tờ cần thiết của từng loại hồ sơ

- Nếu công dân chưa có hồ sơ/hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định, công chức

cơ quan hướng dẫn cụ thể cho công dân thông qua phiếu hướng dẫn theo mẫu để

26

Ngày đăng: 03/10/2016, 22:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh sân trước của UBND huyện Triệu Sơn - Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
nh ảnh sân trước của UBND huyện Triệu Sơn (Trang 63)
Hình ảnh làm việc của một số cán bộ, công chức, viên chức trong UBND huyện Triệu Sơn - Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
nh ảnh làm việc của một số cán bộ, công chức, viên chức trong UBND huyện Triệu Sơn (Trang 64)
Hình ảnh làm việc của các thành viên khác trong phòng Tư pháp - Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
nh ảnh làm việc của các thành viên khác trong phòng Tư pháp (Trang 65)
Hình ảnh minh họa cho trang thiết bị trong phòng làm việc - Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
nh ảnh minh họa cho trang thiết bị trong phòng làm việc (Trang 65)
Hình ảnh công văn của UBND huyện Triệu Sơn - Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
nh ảnh công văn của UBND huyện Triệu Sơn (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w