1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược thích ứng sản phẩm Nescafe của Nestlé tại thị trường việt nam

23 5,5K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 605,56 KB

Nội dung

Thành công của Nestlé với Nescafé tại thị trường Việt Nam đem tới một bài học kinh nghiệm cho cho các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp đang có ý định vươn xa ra trường quốc tế về chiến lược thích ứng sản phẩm – một chiến lược cơ bản trong Marketing quốc tế. Theo V.H. Kirpalani, thích ứng sản phẩm để phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của thị trường là chiến lược hàng đầu và bao trùm cho bất kì giai đoạn nào, ở bất kỳ thị trường nước ngoài nào, bất kỳ công ty lớn nhỏ nào và bất kỳ chiến lược liên kết sản phẩm – thị trường nào. Thậm chí, có thể nói rằng, thích ứng là cơ sở tồn tại và phát triển của các công ty trong thời buổi hiện nay và cũng chính là bí quyết thành công của Nestlé tại thị trường Việt Nam. Nắm bắt được yếu tố nhập gia tùy tục, Nestlé hiểu thói quen tiêu dùng hay nói cách khác là biết gu thưởng thức của khách hàng. Đối với quốc gia có truyền thống trồng và xuất khẩu nhiều cà phê như Việt Nam, tập đoàn này đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Nescafé café Việt phù hợp với khẩu vị đậm và thói quen uống cà phê với đá của người Việt, là loại cà phê hòa tan đầu tiên giữ được hương vị truyền thống của cà phê rang xay Việt Nam ở dạng hòa tan. Chiến lược tưởng chừng đơn giản nhưng lại là thành quả của quá trình dày công nghiên cứu, phân tích thị trường của Nestlé, hay cũng chính là một vấn đề nan giải mà nhiều doanh nghiệp còn đang loay hoay tìm lời giải đáp.Chính vì vậy, bài tiểu luận với đề tài “Chiến lược thích ứng sản phẩm Nescafé của Nestlé tại Việt Nam” hi vọng sẽ mang đến những phân tích rõ nét về chiến lược thích ứng sản phẩm của Nestlé tại Việt Nam với sản phẩm Nescafé, đồng thời đưa ra được bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong quá trình chinh phục các thị trường nước ngoài khó tính, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam với quy mô vừa và nhỏ, chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc thích ứng sản phẩm đổi với quá trình thâm nhập thị trường thế giới.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-* -TIỂU LUẬN

CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG SẢN PHẨM NESCAFE CỦA NESTLÉ TẠI

THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

NỘI DUNG 4

I Cơ sở lý thuyết 4

1 Khái niệm chiến lược thích ứng sản phẩm 4

2 Lý do phải thích ứng sản phẩm 4

2.1 Nhu cầu thị trường 4

2.2 Trình độ phát triển kinh tế 4

2.3 Trình độ phát triển công nghệ 5

2.4 Chính sách của chính phủ 5

2.5 Đặc điểm văn hóa của thị trường nước ngoài 5

II Phân tích chiến lược thích ứng sản phẩm Nescafé tại Việt Nam 6

1 Tổng quan về tập đoàn Nestlé và Nestlé Việt Nam 6

1.1 Nestlé toàn cầu 6

1.2 Các hoạt động tại Việt Nam 9

3 Phân tích môi trường kinh doanh tại Việt Nam 11

3.1 Phân tích PESTEL 11

3.1.1 Yếu tố chính trị - pháp luật 11

3.1.2 Yếu tố văn hóa – xã hội 12

3.1.3 Yếu tố công nghệ 12

3.1.4 Yếu tố địa lý – tự nhiên 12

3.2 Phân tích SWOT 13

4 Chiến lược thích ứng sản phẩm của Nescafe tại Việt Nam 15

4.1 Tổng quan thị trường cà phê Việt Nam 15

4.2 Chiến lược thích ứng sản phẩm của Nescafé tại Việt Nam 16

4.3 Kết quả: 18

III Nhận xét, đánh giá chiến lược thích ứng sản phẩm Nescafé tại Việt Nam 18

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho cácdoanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia để mở rộng mạng lưới kinh doanh củamình Thâm nhập một thị trường mới, với những khác biệt về văn hóa, chính trị, xã hộichưa bao giờ là một câu chuyện đơn giản, nhưng với sản phẩm Nescafé, Nestlé đã làmđược điều đó tại Việt Nam

Thành công của Nestlé với Nescafé tại thị trường Việt Nam đem tới một bài họckinh nghiệm cho cho các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp đang có ý định vươn

xa ra trường quốc tế về chiến lược thích ứng sản phẩm – một chiến lược cơ bản trongMarketing quốc tế Theo V.H Kirpalani, thích ứng sản phẩm để phù hợp và thỏa mãnnhu cầu của thị trường là chiến lược hàng đầu và bao trùm cho bất kì giai đoạn nào, ở bất

kỳ thị trường nước ngoài nào, bất kỳ công ty lớn nhỏ nào và bất kỳ chiến lược liên kếtsản phẩm – thị trường nào Thậm chí, có thể nói rằng, thích ứng là cơ sở tồn tại và pháttriển của các công ty trong thời buổi hiện nay và cũng chính là bí quyết thành công củaNestlé tại thị trường Việt Nam Nắm bắt được yếu tố "nhập gia tùy tục", Nestlé hiểu thóiquen tiêu dùng hay nói cách khác là biết "gu" thưởng thức của khách hàng Đối với quốcgia có truyền thống trồng và xuất khẩu nhiều cà phê như Việt Nam, tập đoàn này đãnghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Nescafé - café Việt phù hợp với khẩu vị đậm và thóiquen uống cà phê với đá của người Việt, là loại cà phê hòa tan đầu tiên giữ được hương

vị truyền thống của cà phê rang xay Việt Nam ở dạng hòa tan Chiến lược tưởng chừngđơn giản nhưng lại là thành quả của quá trình dày công nghiên cứu, phân tích thị trườngcủa Nestlé, hay cũng chính là một vấn đề nan giải mà nhiều doanh nghiệp còn đang loayhoay tìm lời giải đáp

Chính vì vậy, bài tiểu luận với đề tài “Chiến lược thích ứng sản phẩm Nescafé của

Nestlé tại Việt Nam” hi vọng sẽ mang đến những phân tích rõ nét về chiến lược thích ứng

sản phẩm của Nestlé tại Việt Nam với sản phẩm Nescafé, đồng thời đưa ra được bài họckinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong quá trình chinh phục các thị trường nước ngoàikhó tính, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam với quy mô vừa và nhỏ, chưa thực sự ý

Trang 5

thức được tầm quan trọng của việc thích ứng sản phẩm đổi với quá trình thâm nhập thịtrường thế giới.

Bài tiểu luận có lẽ còn nhiều thiếu sót, chúng em mong nhận được những góp ý từ

cô để có thể hoàn thiện hơn và tiếp tục mở rộng đề tài nghiên cứu Chúng em xin gửi lờicảm ơn chân thành đến cô Trần Hải Ly đã tạo cơ hội và giúp đỡ chúng em trong quá trìnhhoàn thành bài tiểu luận này

Trang 6

NỘI DUNG

I Cơ sở lý thuyết

1 Khái niệm chiến lược thích ứng sản phẩm

Thích ứng sản phẩm là chiến lược cơ bản trong Marketing quốc tế

Theo V.H.Kirpalani, thích ứng sản phẩm để phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của thịtrường là chiến lược hàng đầu và bao chùm cho bất kỳ giai đoạn nào, ở bất kì thị trườngnước ngoài nào, bất kì công ty lớn nhỏ nào và bất kì chiến lược liên kết sản phẩm – thịtrường nào Thích ứng sản phẩm là cơ sở tồn tại cho nhiều loại công ty

Thích ứng sản phẩm còn là cơ sở cho các chiến lược phát triển sản phẩm như (1) bắttrước sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, (2) cải tiến sản phẩm hiện hữu của doanh nghiệp

và (3) sáng chế sản phẩm hoàn toàn mới Trong số này, chiến lược thứ ba thường có khảnăng thích ứng tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất nhưng cũng phức tạp nhất

2 Lý do phải thích ứng sản phẩm

2.1 Nhu cầu thị trường

Trên thực tế, nhu cầu thị trường thường xuyên thay đổi và phát triển từ thấp đếncao, từ đơn giản đến phức tạp, từ thu hẹp đến mở rộng Đặc điểm tình hình đó luôn luônchi phối trực tiếp các đặc điểm sản phẩm Vì thị trường thường xuyên thay đổi cho nênsản phẩm cũng phải thường xuyên đổi mới để thích ứng Nhu cầu là tiêu điểm, nhưng làtiêu điểm động, cho nên sản phẩm của mọi công ty đều phải kịp thời điều chỉnh để hướngtiêu điểm đó

2.2 Trình độ phát triển kinh tế

Xét một cách logic, trình độ phát triển kinh tế gắn liền với mức sống và thu nhậpcủa người tiêu dùng, do đó chi phối trực tiếp nhu cầu mong muốn của thị trường Đã córất nhiều ví dụ thực tiễn cho thấy, nhu cầu của thị trường các nước phát triển luôn luôn đòhỏi rất cao so với các nước đang phát triển Mức sống cao không chỉ đòi hỏi thuần túy vềchủng loại sản phẩm hay phẩm cấp mà còn yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh môi trườngsinh thái và vệ sinh y tế

Trang 7

2.3 Trình độ phát triển công nghệ

Mỗi phát minh công nghệ đều làm cho sản phẩm bị lạc hậu nhanh chóng, bởi lẽtrước khi hao mòn về vật chất, sản phẩm đã bị hao mòn tức thời về mặt tinh thần Ngàynay, sự phát triển vũ bão của cách mạng khoa học ngày càng xuất hiện nhiều phát minhmới Trong cơn lốc của những phát minh công nghệ như thế, sản phẩm buộc phải thayđổi nhanh để thích ứng kịp với đòi hỏi của thị trường

2.4 Chính sách của chính phủ

Với vị trí và quyền hạn của mình, Chính phủ của các nước ngày càng can thiệpmạnh mẽ vào các hoạt động kinh tế - thương mại trong xu thế toàn cầu hóa Sự can thiệp

đó được thể hiện bằng các chính sách thông thoáng hoặc cấm đoán theo xu hướng và mức

đọ rất khác nhau Nhiều chính sách khác nhau của chính phủ các nước thường rất phongphú như: tự do hóa thương mại, chính sách hạn ngạch, thuế xuất nhập khẩu, kể cả nhữngchính sách của chính phủ về bảo vệ môi trường sinh thái, về vệ sinh công nghiệp, về y tếnhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng…

Chính vì vậy, sản phẩm của doanh nghiệp quốc tế không có cách nào khác là phảithay đổi để thích ứng với các chính sách của Chính phủ

2.5 Đặc điểm văn hóa của thị trường nước ngoài

Sản phẩm của các công ty quốc tế, muốn đước tiếp nhận, tất yếu phải thích ứng vớimôi trường văn hóa rất đa dạng của các nước, nhất là ở cấp độ toàn cầu

Đây chính là một trong những đặc trưng nổi bật của Marketing quốc tế bởi vì kháiniệm văn hóa bao hàm nội dung rất rộng trong đó phải kể đến các lĩnh vực chính sau:

- Văn hóa vật thể

- Ngôn ngữ, giáo dục và tôn giáo

- Thẩm mỹ như thiết kế, màu sắc, âm nhạc, tên thương hiêu

- Thái độ, quan điểm và các giá trị truyền thống

- Gia đình và tầng lớp xã hội

- Động cơ, tâm lý tiêu dùng

Như vậy, sản phẩm và văn hóa là hai nội dung không tách rời nhau Theo P.Cateora, thị trường không chỉ yêu cầu đơn giản hình dạng vật chất ban đầu của sản phẩm

Trang 8

mà còn đòi hỏi ở sản phẩm những lợi ích đặc thù thuộc phạm trù văn hóa như giá trịtruyền thống, phong tục, thị hiếu, thói quen,… Tất cả những lợi ích này gắn liền với đặcđiểm văn hóa của thị trường nước ngoài cá biệt và cũng là những đòi hỏi thực tế mà các

công ty quốc tế phải thích ứng sản phẩm Vì thế, P Cateora đã nhấm mạnh: Sản phẩm là

tổng thể những sự thỏa mãn vật chất và tâm lý mà nó mang lại cho người sử dụng.

Tóm lại, sản phẩm và văn hóa là một cặp phạm trù phức tạp và nhạy cảm Các công

ty quốc tế cần phải tìm hiểu đầy đủ nội dung này để kịp thời thích ứng sản phẩm với cácđặc điểm văn hóa của từng thị trường nước ngoài cụ thể

II Phân tích chiến lược thích ứng sản phẩm Nescafé tại Việt Nam

1 Tổng quan về tập đoàn Nestlé và Nestlé Việt Nam

Nestlé là công ty hàng đầu

trên thế giới về Thực phẩm và Đồ

uống, với mạng lưới sản xuất và

kinh doanh rộng khắp trên toàn cầu

Nestlé điều hành gần 500 nhà

máy tại 86 nước trên toàn thế giới,

tuyển dụng hơn 280.000 nhân viên,

tiếp thị 8.500 thương hiệu với

kể từ sau khi công thức mới của Nestlé đã cứu sống đứa bé sinh non Từ đó, sữa bộtFarine Lactée Henrie Nestlé đã được bày bán rộng rãi tại Châu Âu

Trang 9

1905-1918

Năm 1905, Nestlé hợp nhất với Công ty sản xuất sữa đặc Anglo-Swiss Từ đầunhững năm 1900, công ty đã điều hành nhiều nhà máy ở Mỹ, Anh, Đức và Tây Ban Nha.Thế chiến thứ I đã tạo nên nguồn nhu cầu mới cho các sản phẩm sữa dưới hình thứcnhững hợp đồng của chính phủ Cuối chiến tranh, mức sản xuất của Nestlé đã được tănghơn gấp đôi

1918-1938

Sau thế chiến, các hợp đồng với chính phủ vơi dần và người tiêu dùng nhanhchóng trở về với việc dùng sữa tươi Tuy nhiên, đội ngũ Nestlé đã có những phản ứngnhanh chóng, tổ chức hoạt động có hiệu quả và giảm thiểu nợ Những năm 1920, Nestlébắt đầu mở rộng sang sản xuất các sản phẩm mới và chocolat trở thành ngành hàng quantrọng đứng thứ hai của Nestlé

1938-1944

Nestlé đã ngay lập tức nhận thấy tác động của Thế chiến thứ 2 Lợi nhuận giảm từ

20 triệu dollar vào năm 1938 xuống còn 6 triệu dollar năm 1939 Các nhà máy đã đượcđặt tại những nước đang phát triển, đặc biệt là Châu Mỹ La tinh Ngạc nhiên thay, chínhchiến tranh đã giúp Công ty giới thiệu ra những sản phẩm mới, Nescafé là thức uống chủyếu của quân đội Mỹ Sản lượng và doanh số của Nestlé tăng nhanh chóng trong thờichiến

1944-1975

Kết thúc Thế chiến lần II là mở đầu cho một thời kỳ năng động của Nestlé Nestléliên tục phát triển nhanh chóng và thu mua lại nhiều công ty Năm 1947 tiến đến sát nhậpvới hãng sản xuất bột nêm và súp Maggi Đến năm 1960 là Cross & Blackwell và 1963đến lượt Findus, Liffy’s 1971 và Stouffer’s năm 1973 Nestlé bắt đầu đa dạng hóa sảnphẩm khi nắm cổ phần tại L’Oréal năm 1974

Trang 10

1975-1981

Sự phát triển của Nestlé trong thị trường các nước đang phát triển một phần nào đó

đã giúp bù đắp được sự xuống dốc của Công ty trên các thị trường truyền thống Nestlétiến hành đầu cơ lần thứ hai bên ngoài ngành công nghiệp thực phẩm qua việc mua lạiCông ty Alcon Laboratories Inc

1981-1995

Nestlé đã từ bỏ một số hoạt động kinh doanh từ năm 1980 – 1984 Vào năm 1984,những cải tiến mấu chốt trong hoạt động của Nestlé đã cho phép công ty tiến hành các vụthu mua mới, quan trọng nhất là việc mua lại “người khổng lồ trong ngành thực phẩmHoa Kỳ” Carnation

1996-2002

Vào nửa đầu những năm 1990 là giai đoạn thuận lợi cho Nestlé: các rào cảnthương mại được dỡ bỏ, thị trường thế giới phát triển thành các khu vực mậu dịch hộinhập Từ năm 1996 công ty đã thu mua lại các công ty như San Pellegrino (1997),Spillers Petfoods (1998) và Ralston Purina (2002) Hai vụ thu mua lớn nhất tại Bắc Mỹđều diễn ra vào năm 2002: tháng 7, Nestlé sát nhập ngành kinh doanh kem của họ tại Hoa

Kỳ vào hãng Dreyer’s, và tháng 8, thông báo vụ thu mua lại công ty Chef America vớigiá 2.6 tỉ dollar

2003+

Năm 2003 được khởi đầu tốt đẹp bằng việc mua công ty sản xuất kem Mövenpick,củng cố vị trí đầu của Nestlé trên thế giới trong ngành hàng này Năm 2006, Nestlé đầu tưvào Jenny Craig và Uncle Toby’s và đến năm 2007, các công ty Novartis MedicalNutrition, Gerber và Henniez cũng được sát nhập vào Nestlé

Trang 11

1.2 Các hoạt động tại Việt Nam

Văn phòng kinh doanh đầu tiên của Nestlé tại Sài Gòn được thành lập từ năm

1912 Dưới đây là những cột mốc ghi lại sự phát triển nhanh chóng của công ty tại ViệtNam:

1992: Công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel thuộc Nestlé và một công ty

thương mại Long An được thành lập

1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam và mở văn phòng đại diện tại TP.HCM.

1995: Nestlé Việt Nam ra đời Chính thức khởi công xây dựng nhà máy Đồng Nai.

2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên.

2007: Lựa chọn Dielthem là nhà phân phối chính thức cho các sản phẩm sô cô la và bánh

kẹo

2008: Thành lập Bộ phận Dinh dưỡng Đặc biệt.

2011: Tháng 8 xây dựng nhà máy Trị An, tháng 11 mua lại nhà máy Bình An (Gannon)

tại Đồng Nai

2 Giới thiệu chung về sản phẩm NESCAFÉ

Trang 12

NESCAFÉ là một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu trên toàn thế giới vớilịch sử phát triên lâu đời NESCAFÉ luôn nhận được sự tín nhiệm và tin yêu của ngườitiêu dùng trên toàn thế giới bởi những ly cà phê thơm ngon.

NESCAFÉ được chính thức sản xuất tại Việt Nam khi tập đoàn Nestlé chính thứcđưa nhà máy Đồng Nai vào hoạt động vào năm 1998 Kể từ đó, nhãn hàng NESCAFÉngày càng trở nên thân thiết với nhiều gia đình Việt Nam, và NESCAFÉ luôn nỗ lực đểmang đến cho người Việt Nam tách cà phê thơm ngon để thưởng thức hàng ngày

Hiện nay, để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam, NESCAFÉđang có những sản phẩm như sau:

- Cà phê hòa tan nguyên chất 100% NESCAFÉ RED CUP

- Các sản phẩm Cà phê hòa tan pha sẵn:

Ngoài ra các sản phẩm của NESCAFÉ đều có dưới dạng hộp và dạng gói lẻ theo dây

NESCAFÉ3IN1

Là cà phê hòa tan được kết hợp hài hòa giữa càphê hòa tan sản xuất từ 100% cà phê trồng tạiViệt Nam

NESCAFÉCAFÉ VIỆT

Cách tuyệt diệu để bắt đầu ngày mới đầy hứngkhởi, hương vị cà phê thơm ngon thuần túy ViệtNam

NESCAFÉREDCUP

Là cà phê hoà tan không pha sẵn (không đường,không sữa), được rang từ 100% cà phê Việt Nam

Trang 13

3 Phân tích môi trường kinh doanh tại Việt Nam

3.1 Phân tích PESTEL

3.1.1 Yếu tố chính trị - pháp luật

Việt Nam luôn được biết đến là một quốc gia có môi trường chính trị- an ninh ổnđịnh vào bậc nhất trên thế giới vì vậy là điểm đến của rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài,trong đó có Nestlé

Cơ chế điều hành của nước ta hiện nay là chủ trương đi theo đường lối của mộtĐảng duy nhất và thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam

Hệ thống pháp luật ngày càng được sửa đổi phù hợp với nền kinh tế hiện nay.Với sự gia nhập vào Tổ chức kinh tế thế giới WTO, gần đây là Hiệp định đối tácxuyên Thái Bình Dương TPP và Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC), cùng với sựđiều chỉnh luật thương mại, đầu tư cũng như các chính sách thuế giúp Việt Nam thu hútđược thêm nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cải thiện đáng kể nền kinh tế

Tỉ lệ thất nghiệp

Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong gần 10 năm trở lại đây luôn dao động trongkhoảng 3%, trong đó tỉ lệ thất nghiệp thành thị cao hơn trung bình ở mức 4% Do đó,doanh nghiệp nước ngoài có thể tận dụng được thị trường lao động cạnh tranh và dồi dàocủa Việt Nam

Trang 14

Người lao động Việt Nam có sự chăm chỉ cần cù Tuy nhiên, họ có ý thức chấphành quy định, nội quy khá kém nên các doanh nghiệp nước ngoài cũng khá quan ngạikhi sử dụng lao động Việt Nam.

Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm có xu hướng tăng Năm 2015,thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2109 USD

Tỉ lệ lạm phát

Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2004-2011 có xu hướng gia tăng, cao điểm

đã lên đến mức 2 con số Tuy nhiên, trong 4 năm trở lại đây, tỉ lệ lậm phát có xu hướng

ổn định dưới mức 7%

3.1.2 Yếu tố văn hóa – xã hội

Dân số Việt Nam hiện nay khoảng hơn 90 triệu người, với tỉ lệ sinh đẻ cao, thápdân số trẻ giúp Nestlé có nhiều cơ hội khi bước chân vào thị trường Việt Nam với cácdòng sản phẩm đa dạng phù hợp với mọi lứa tuổi khác nhau

Văn hóa Việt Nam phần lớn là kết quả của những ảnh hưởng Trung Quốc nặnggắn bó với truyền thống địa phương Người Việt Nam coi trọng giá trị truyền thống vànhững gì đã là thói quen thì sẽ rất khó từ bỏ Và thói quen tiêu dùng cũng vậy NgườiViệt Nam quan niệm rằng: hàng ngoại bao giờ cũng tốt hơn hàng nội địa Đây cũng làmột nguyên nhân khiến nhiều công ty nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam

3.1.3 Yếu tố công nghệ

Trình độ khoa học – công nghệ của Việt Nam vẫn còn tương đối cũ và lạc hậu Việt Nam đang gấp rút thực hiện cải cách mở cửa, tích cực nâng cấp cơ sở hạ tầng, thuhút vốn đầu tư nước ngoài cùng chuyển giao công nghệ

Việt Nam đã chú trọng vào việc đầu tư tiến bộ khoa học công nghệ nhưng do chưa

đi đúng hướng nên nhiều công nghệ được mua lại chỉ là những công nghệ đã lỗi thời ởnước phát minh, chưa phải là những công nghệ mới nhất được áp dụng tại các nước pháttriển trên thế giới Khả năng tiếp cận với tiến bộ công nghệ hiện đại của chúng ta cònkém

Ngày đăng: 29/01/2018, 13:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w