MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu: 3 6. Giả thuyết nghiên cứu 4 7. Cấu trúc của đề tài 4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP 5 1.1 Một số khái niệm: 5 1.1.1 Khái niệm động lực: 5 1.1.2. Khái niệm tạo động lực: 7 1.1.3. Khái niệm động lực học tập: 7 1.1.4. Khái niệm tạo động lực học tập: 8 1.2. Một số lý thuyết tạo động lực 8 1.3. Vai trò của tạo động lực học tập 14 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực 15 1.5. Quy trình tạo động lực học tập: 16 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 19 2.1. Tổng quan về Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực: 19 2.1.1 Vị trí và chức năng 19 2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 19 2.1.3. Ngành đào tạo 20 2.1.4. Những thành tích nổi bật của Khoa Tổ chức và quản lý nhân lực 20 2.2. Quy trình tạo động lực học tập cho sinh viên ngành Quản trị Nhân lực 22 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực học tập cho sinh viên Ngành quản trị nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 30 2.4. Đánh giá chung về việc tạo động lực học tập của trường: 32 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 34 3.1. Quan điểm về công tác tạo động lực học tập cho sinh viên của Nhà trường 34 3.2. Giải pháp: 34 3.3. Khuyến nghị: 36 KẾT LUẬN 39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện đề tài “Tạo động lực học tập cho sinh viên Ngành Quản trị nhân lực trường Đại học Nội vụ Hà Nội” Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của tôi trong thời gian qua Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trungthực về thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2017
Chủ nhiệm đề tài
Lê Thị Anh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tìnhcủa ThS Hoàng Thị Công Nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thànhđến cô trong thời gian qua đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhthực hiện đề tài Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trongNgành Quản lý nhân lực đã tổ chức những hoạt động vô cùng bổ ích cho sinh viênthuộc Ngành
Trong quá trình nghiên cứu tôi gặp khá nhiều khó khăn, mặt khác do trình độchuyên môn còn hạn chế nên dù đã rất cố gắng nhưng đề tài của tôi không tránh khỏinhững sai sót Vì vậy, tôi hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo
và các bạn sinh viên của Ngành Quản lý nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội để
đề tài của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu: 3
6 Giả thuyết nghiên cứu 4
7 Cấu trúc của đề tài 4
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP 5
1.1 Một số khái niệm: 5
1.1.1 Khái niệm động lực: 5
1.1.2 Khái niệm tạo động lực: 7
1.1.3 Khái niệm động lực học tập: 7
1.1.4 Khái niệm tạo động lực học tập: 8
1.2 Một số lý thuyết tạo động lực 8
1.3 Vai trò của tạo động lực học tập 14
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực 15
1.5 Quy trình tạo động lực học tập: 16
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 19
2.1 Tổng quan về Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực: 19
2.1.1 Vị trí và chức năng 19
2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 19
2.1.3 Ngành đào tạo 20
2.1.4 Những thành tích nổi bật của Khoa Tổ chức và quản lý nhân lực 20
2.2 Quy trình tạo động lực học tập cho sinh viên ngành Quản trị Nhân lực 22
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực học tập cho sinh viên Ngành quản trị nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 30
2.4 Đánh giá chung về việc tạo động lực học tập của trường: 32
Trang 4CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 34
3.1 Quan điểm về công tác tạo động lực học tập cho sinh viên của Nhà trường .343.2 Giải pháp: 343.3 Khuyến nghị: 36
KẾT LUẬN 39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng động lực có vai trò vô cùngquan trọng đối với hoạt động của con người Động lực là sự thúc đẩy con người hànhđộng để đạt được mục tiêu của mình Nói cách khác, động lực là yếu tố thôi thúc conngười hành động để thỏa mãn nhu cầu, con người không thể đạt được những mục tiêu
đề ra nếu không có động lực Vai trò của động lực được thể hiện rộng rãi trong cáclĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục - đào tạo, cụ thể là động lực học tập của sinhviên Động lực học tập là tiền đề để sinh viên cố gắng, nỗ lực hơn trong học tập Tạođộng lực học tập đồng nghĩa với tạo điều kiện cho người học nâng cao chất lượng họctập, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cá nhân Từ đó, tạo cơ hội cho bảnthân trong tìm kiếm các cơ hội việc làm sau khi ra trường
Là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội vụ, Trường Đại học Nội vụ HàNội là cơ sở giáo dục có bề dày kinh nghiệm về công tác giảng dạy, điều này được thểhiện rõ nét qua chất lượng đội ngũ giảng viên và kết quả học tập mà sinh viên củatrường đã đạt được Hòa chung với sự phát triển và đổi mới của nền giáo dục nướcnhà, trường đã và đang có sự chuyển biến về hình thức giảng dạy Cụ thể chuyển đối
từ niên chế sang học chế tín chỉ, tức là tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu của sinhviên và giảng viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, giải đáp Để đáp ứng được yêucầu của sự biến đối, trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung, Ngành Quản lý nhânlực nói riêng đã có rất nhiều hoạt động để tạo động lực học tập, giúp sinh viên có môitrường học tập, trao đổi tốt, từ đó tác động đến tư tưởng và hành động của người họctheo hướng tích cực Hơn thế nữa là để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để cungcấp cho xã hội nguồn nhân lực trẻ, nắm vững kiến thức và thành thạo về chuyên môn,nghiệp vụ
Là một trong những sinh viên của Ngành Quản lý nhân lực, tôi mong muốn đượctìm hiểu nhiều hơn về ngành nghề mình đang theo học, và mong muốn lãnh đạo khoa,lãnh đạo trường có thêm nhiều hoạt động để tạo động lực học tập cho sinh viên Trên
cơ sở đó, tôi đã lực chọn “Tạo động lực học tập cho sinh viên Ngành Quản lý nhân lực” làm đề tài nghiên cứu Hy vọng, đề tài sẽ góp phần cung cấp thêm những tin bổ
ích, đồng thời khơi gợi tinh thần học tập, nghiên cứu của các bạn sinh viên trongNgành Quản lý nhân lực
Trang 62 Lịch sử nghiên cứu
Trong đề tài, tác giả đã đề cập đến một số nghiên cứu trước đó như sau:
- “Động cơ học tập của sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn” của nhóm sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ngày 23
tháng 1 năm 2014
Trong bài viết này, tác giả đã trình bày ý kiến khách quan của mình về việc tạo động
cơ học tập cho sinh viên năm nhất Nêu ra những khó khăn thách thức nếu không có động
cơ học tập Đồng thời đề xuất chương trình hành động để tạo động cơ học tập cho sinhviên để từ đó các em nhận thức rõ ràng về vai trò quá trình học dại học và từ đó xây dựngcho bản thân một chương trình học tập hiểu quả để đạt được mục tiêu của mình
- Phạm Huy Hoàng “tạo động lực học tập – sức mạnh của thói quen” đăng trên
toidicodedao.com
Trong bài viết này tác giả đã đưa ra những lý do khiến chúng ta luôn bị trì trệcông việc và đặc biệt là công việc học tập Tác gải đã đưa ra những lý lẽ dẫn chứngnguyên nhân vì sao chúng ta không tạo cho mình động lực để học để học tập tốt nhất.Qua bài viết này tác gải cũng chỉ ra những biện pháp khác phục tình trạng trên
- “Hoạt động thu hút và tạo động lực cho sinh viên” Trường Đại học Lạc Hồng,
năm 2015
Trong bài viết này tác giải đã đưa ra các hoạt động khích lệ tích cực trước truyềnthống học tập và nghiên cứu sáng tạo của sinh viên trường Đại học lạc Hồng Bằngviệc thu hút các sinh viên bằng quỹ học bổng qua các kỳ thi dầu vào và khen thưởngcho các sinh viên có thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp Để từ đó tạo động lực chocác sinh viên trong toàn trường
- “Cách để tạo động lực học tập” wikiHow, năm 2015.
Trong bài viết này tác giả đưa ra các ý tưởng để tạo động lực học tập Về chuẩn
bị không gian học tác giả đã đưa ra một số gợi ý cho người đọc: không gian học, chuẩn
bị đầy đủ dồ dùng học tập, cất trữ nước và bánh gần nơi học Loại bỏ các yếu tố gâyxao nhãng ví dụ như tắt điện thoại ở chế độ im lặng, nếu được hãy tắt máy vi tính Đặt
ra mục tiêu học tập vho bản thân ví dụ như đặt ra mục tiêu rõ ràng cho buổi học, tựthưởng cho bản thân khi hoàn thành mục tiêu, nghĩ về kết quả đạt được qua việc học.Chuẩn bị cho buổi học ví dụ như lên lịch học, không lưỡng lự Bắt đầu vào việc họctập Và Một số lời khuyên cho người đọc về bản thân khi đã ra mục tiêu trước mắt
Trang 7Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tạo động lực học tập cho sinhviên, song qua khảo sát, tôi xin khẳng định chưa có công trình nào nghiên cứu về tạođộng lực học tập cho sinh viên Khoa Quản lý Tổ chức nhân lực – Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Nghiên cứu vấn đề tạo động lực học tập cho sinh viên Ngành Quản
lý nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghịnhằm thúc đẩy vấn đề học tập, góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên
- Đề tài tập trung vào 3 nhiệm vụ chính sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo động lực học tập cho sinh viênNgành Quản lý nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Thứ hai: Phân tích thực trạng tạo động lực học tậpcho sinh viên của Ngành Quản
lý nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp tạo động lực học tập cho sinh viên của NgànhQuản lý nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Vấn đề tạo động lực học tập cho sinh viên Ngành Quản lý nhânlực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vị không gian: Ngành Quản lý nhân lực,trường Đại học Nội vụ Hà Nội.+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2016
5 Phương pháp nghiên cứu:
Trong thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi : Sử dụng phiếu khảo sát, phiếu khảo sátonline
- Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Kế thưa có chọn lọc những thông tin trongcác tài liệu đã nghiên cứu
- Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu tạo động lực cho sinhviên Ngành Quản lý nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Phương pháp thống kê mô tả : Là phương pháp liên quan đến việc thu thập sốliệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổngquát đối tượng nghiên cứu
Trang 86 Giả thuyết nghiên cứu
- Công tác tạo động lực học tập của sinh viên Ngành Quản trị nhân lực,trườngĐại học Nội vụ Hà Nội đã đạt nhiều thành quả tích cực, song vẫn còn tồn tại hạn chế,sinh viên vẫn chưa có động lực học tập tốt và chưa tìm ra cho mình mục đích học tậpchính đáng và chưa xác định được động cơ học tập của mình
7 Cấu trúc của đề tài
Đề tài được chia thành 3 Chương
Chương 1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo động lực học tập cho sinh viên
Ngành Quản lý nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chương 2 Thực trạng tạo động học tập cho sinh viên Ngành Quản trị nhân lực,
trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tạo động lực học tập cho
sinh viên Ngành Quản trị nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Trang 9CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP
1 1 Một số khái niệm:
1.1.1 Khái niệm động lực:
Động lực là sự khát khao và tự nguyện của con người nhằm tăng cường sự nỗ lực
để đạt được mục đích hay một kết quả cụ thể (Nói cách khác động lực bao gồm tất cảnhững lý do khiến con người hành động) Động lực cũng chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố, các nhân tố này luôn thay đổi và khó nắm bắt
* Từ Điển Kinh Tế Xã Hội Việt Nam thì : Động lực là nhân tố bên trong kíchthích con người nỗ lực lao động trong những điều kiện có thuận lợi nó tạo ra kết quảcao
* Theo Pinder thì: động lực là một tập hợp các năng lượng có nguồn gốc từ cảbên trong lẫn bên ngoài của một cá nhân để bắt đầu một hành vi có liên quan có xácđịnh hình thức, định hướng, cường độ và thời gian
* Theo Mitchell thì : Động lực là một mức độ mà một cá nhân muốn đạt tới vàlựa chọn gắn kết các hành vi của mình
* Theo Bolton: Động lực được định nghĩa như một khái niệm để mô tả các yếu tốđược các cá nhân nảy sinh, duy trì và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng đạtđược mục tiêu “Động lực lao động chính là sự khao khát và tự nguyện của người laođộng để tăng cường nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức”
Trong giai đoan hiện nay nguồn nhân lực của tổ chức đóng vai trò hết sức quantrọng, đó là nhân tố quyết định nên sự thành bại trong kinh doanh của tổ chức Vấn đềtạo động lực trong lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quảntrị nhân sự trong doanh nghiệp, nó thúc đẩy người lao động hăng say làm viậc nângcao nắng suất lao động
Có nhiều những quan niệm khác nhau về tạo động lực trong lao động nhưng đều
có những điểm chung cơ bản nhất
Theo giáo trình Quản trị nhân lực của ThS.Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS NguyễnNgọc Quân “Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăngcường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu, kết quả nào đó”
Theo giáo trình hành vi tổ chức của TS Bùi Anh Tuấn “Động lực lao động lànhững nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện chophép tạo ra năng suất, hiệu quả cao Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lưc, say
Trang 10mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động”.Suy cho cùng động lực trong lao động là sự nỗ lực, cố gắng từ chính bản thânmỗi người lao động mà ra Như vậy mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm sao tạo
ra được động lực để người lao động có thể làm việc đạt hiệu quả cao nhất phục vụ cho
Động lực lao động không hoàn toàn phụ thuộc vào những đặc điểm tính cách cánhân nó có thể thay đổi thường xuyên phụ thuộc vào các yếu tố khách quan trong côngviệc Tại thời điểm này một lao động có thể có động lực làm việc rất cao nhưng vàomột thời điểm khác động lực lao động chưa chắc đã còn trong họ
Động lực lao động mang tính tự nguyện phụ thuộc chính vao bản thân người laođộng, người lao động thường chủ động làm việc hăng say khi họ không cảm thấy cómột sức ép hay áp lực nào trong công việc Khi được làm việc một cách chủ động tựnguyện thì họ có thể đạt được năng suất lao động tốt nhất
Động lực lao động đóng vai trò quan trọng trong sự tăng năng suất lao động khicác điều kiện đầu vào khác không đổi Động lực lao động như một sức mạnh vô hình
từ bên trong con người thúc đẩy họ lao động hăng say hơn Tuy nhiên động lực laođộng chỉ là nguồn gốc để tăng năng suất lao dộng chứ không phải là điều kiện để tăngnăng suất lao động bởi vì điều này còn phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng của người laođộng, vào trình độ khoa học công nghệ của dây chuyền sản xuất
Tạo động lực trong lao động
Để có được động lực cho người lao động làm việc thì phải tìm cách tạo ra đượcđộng lực đó Như vậy “Tạo động lực trong lao động là hệ thống các chính sách, cácbiện pháp các thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao
Trang 11động có được động lực để làm việc”.
Để có thể tạo được động lực cho người lao động cần phải tìm hiểu được ngườilao động làm việc nhằm đạt được mục tiêu gì từ đó thúc đảy động cơ lao động của họtạo động lực cho lao động
Động lực làm việc có thể nhanh chóng được cải thiện hơn và cần được thườngxuyên duy trì so với năng lực làm việc
Từ những định nghĩa trên ta có thể đưa ra một cách hiểu chung nhất về động lựcnhư sau: "Động lực là tất cả những gì nhằm thôi thúc, khuyến khích con người nỗ lựcthực hiện những hành vi theo mục tiêu"
1.1.2 Khái niệm tạo động lực:
Biểu hiện của động lực lao động là sự sẵn sàng nỗ lực say mê làm việc nhằm đạtđược mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động Bản chất của độnglực xuất phát từ nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu của con người
Do đó, tạo động lực nghĩa là việc thúc đẩy phát triển, đưa ra các biện pháp chínhsách nhằm khuyến khích tâm lý con người hoặc đối tượng cần tạo động lực, kích thíchđộng lực tiến lên nhanh chóng phù hợp với mục tiêu mà đối tượng hướng đến
Vậy thực chất của việc tạo động lực chính là việc xác định các nhu cầu của conngười, thỏa mãn các nhu cầu hợp lý của người đó với mục tiêu của họ làm tăng thêmlợi ích cho họ để họ có thể làm việc tích cực, tự giác, sáng tạo và hiệu quả nhất đểnhanh chóng đạt được mục tiêu họ đề ra
1.1.3 Khái niệm động lực học tập:
Trong cuộc sống, học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với học sinh và sinhviên, do đó để sinh viên có một kết quả học tập tốt thì cần phải có động lực học tập đểphấn đấu đạt được mục tiêu
Có rất nhiều nguyên nhân để sinh viên muốn đạt được mục tiêu, cụ thể như trongquá trình học sinh viên có thể muốn đạt học bổng, bằng giỏi hoặc vì lý do gì khác màđặt ra mục tiêu cho bản thân mình
Vậy kết luận thì có thể hiểu Động cơ học tập là: “một động lực thúc đẩy sinhviên học tập, trên cơ sở nhu cầu hoàn thiện tri thức, mong muốn nắm vững tiến tới làmchủ tri thức mà mình được học tập, làm chủ nghề nghiệp đang theo đuổi.”
Trang 121.1.4 Khái niệm tạo động lực học tập:
Theo PGS.TS Lê Thanh Hà cho rằng:
“Tạo động lực là xây dựng và thực thi một hệ thống các chính sách, biện pháp,thủ thuật quản trị tác động đến người lao động khiến cho người lao động yêu thích vàsáng tạo hơn trong công việc để đạt được kết quả tốt nhất có thể đối với mỗi nhiệm vụ
cụ thể được giao” (2009), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động – Xãhội
Do đó tạo động lực học tập có thể hiểu là việc đưa ra những ý tưởng, chính sáchkhuyến khích hoặc các biện pháp phù hợp để thúc đẩy sinh viên nhanh chóng đạt đượcmục tiêu đã đề ra Việc học hành đối với sinh viên rất quan trọng, là nền tảng cơ sởvững chắc nên bản thân sinh viên và nhà trường cần tạo động lực cho sinh viên học tập
và phát triển một cách tốt nhất
Tạo được động lực học tập là xây dựng và phát triển những ý tưởng của sinh viênđối với vấn đê học tập để đạt được mục tiêu Ngoài ra việc tạo động lực học tập giúpsinh viên hiểu được việc học có vai trò quan trọng như thế nào và iết được muốn đạtđược mục tiêu về ra thì cần phải có hướng đi đúng đắn để thành công
1.2 Một số lý thuyết tạo động lực
Từ xưa đến nay có rất nhiều nghiên cứu về động lực làm việc của người laođộng, có nhiều học thuyết động lực đã được đưa ra Mỗi học thuyết đều có những điểmriêng biệt, có cái nhìn khác nhau về vấn đề này, đi sâu vào từng khía cạnh và khai tháccác mặt khác nhau của các nhân tố tác động
a Thuyết nhu cầu của Maslow:
Ông Abraham Maslow là nhà tâm lý học người Mỹ đã xây dựng học thuyết vềnhu cầu của con người vào những năm 1950 Ông cho rằng trong mỗi con người baogiờ cũng tồn tại một hệ thống phức tạp gồm 5 nhóm nhu cầu từ thấp đến nhu cầu bậccao, Điểm quan trọng của lí thuyết này là Maslow cảm thấy rằng nếu các nhu cầu ởcấp thấp hơn chưa được đáp ứng, sẽ ngăn chặn con người bước lên bước tiếp theo.Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính:nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có
đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầukhông thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ
Trang 13không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao Nhữngnhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, antoàn, vui vẻ, địa vị xã hội , sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậccao này Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống họ sẽ không quan tâm đếncác nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng Tuy nhiên, tuỳ theo nhận thức, kiến thức, hoàncảnh, thứ bậc các nhu cầu cơ bản có thể đảo lộn Ví dụ như: người ta có thể hạn chế
ăn, uống, ngủ nghỉ để phục vụ cho các sự nghiệp cao cả hơn Ngược lại, theo chủthuyết cách mạng vô sản, của cải, sở hữu tài sản là nhu cầu số một bỏ qua các nhu cầubậc cao khác
(Nguồn: Phan Kim Chiến, Giáo trình Khoa học quản lý, 2002
Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu xuất hiện đầu tiên đáp ứng những nhu cầu cơ
bản nhất của con người mà không cần đòi hỏi gì cao hơn Thỏa mãn được nhu cầu nàyrất dễ dàng nên khi đã thỏa mãn được rồi con người sẽ nghĩ đến những nhu cầu caohơn
Nhu cầu an toàn: Đây là nhu cầu sẽ xuất hiện tiếp theo khi nhu cầu sinh lý đã
được thỏa mãn Đó là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể, người lao động
sẽ phản ứng lại đối với những dấu hiệu nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa đến bản thân, họkhông thích làm việc trong những điều kiện nguy hiểm mà thích được làm việc trongđiều kiện an toàn Trong một tổ chức, biểu hiện của sự đảm bảo về nhu cầu an toàn cóthể là điều kiện làm việc
Nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận): Do con người đều là thành viên
của xã hội nên họ cần được người khác chấp nhận, có được sự thương yêu, tình đồng
Nhu cầu tự hoàn thiện Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu về an toàn
Trang 14loại Trong tổ chức, nhu cầu này được thể hiện qua mong đợi của người lao động vềmối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp cũng như cấp trên, được tham gia vào các hoạtđộng tập thể, làm việc theo nhóm.
Nhu cầu được tôn trọng: Khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu, được chấp
nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôntrọng Ông Maslow đã chia làm 2 loại: các loại mong muốn về sức mạnh, sự đạt được,lòng tin đối với mọi người, đối với độc lập tự do Loại khác mong muốn về công danh,
uy tín, địa vị, thống trị, được chú ý, được thể hiện mình
Nhu cầu tự hoàn thiện mình: Theo Maslow cho rằng: “Mặc dù tất cả các nhu
cầu trên được thỏa mãn, chúng ta vẫn cảm thấy sự bất mãn mới và sự lo lắng sẽ xuấthiện, từ khi các nhu cầu cá nhân đang làm những công việc mà phù hợp với mình” Như vậy, sau khi đã thỏa mãn các nhu cầu thấp hơn trước đó thì sẽ đến nhu cầunày, không phải trong cùng một thời kỳ mà mọi người đều xuất hiện những nhu cầunhư nhau mà phụ thuộc vào từng thời điểm thì mỗi người khác nhau sẽ có nhu cầukhác nhau
*Ứng dụng vào việc tạo động lực học:
Khi sinh viên đã đạt được mục tiêu cơ bản mình đề ra thì sẽ muốn vươn tớinhững mục tiêu cao hơn và khó hơn từ đó hình thành nên động lực học tập nghiên cứu.Mục tiêu càng lên cao càng khó thì động lực càng lớn mạnh hình thành theo để thỏamãn nhu cầu đạt được mục tiêu ấy
Sinh viên càng biết vươn lên kể cả trong học hành lẫn cuộc sống sẽ đều thànhcông hơn
Trong trường học để thỏa mãn nhu cầu này, cần tạo cơ hội cho người sinh viênđược phát triển, được sáng tạo, được theo học các khóa huấn luyện kỹ năng ngoài kiếnthức trên lớp để có đủ năng lực và tự tin thực hiện các mục tiêu có thách thức mới
b Thuyết thúc đẩy của Mc Clelland
Động lực của một con người xây dựngg dựa trên ba nhu cầu:
Động lực thành công (n – ach): Động lực thúc đẩy con người tìm kiếm thành
công, tìm kiếm thành tích, đạt được những mục tiêu thực tế nhưng đầy thử thách.Những người có động lực thành công cao sẽ có mong muốn tìm kiếm các cơ hội, họthích làm việc một mình hoặc với những người thành đạt ở mức độ cao
Cơ quan / công suất động cơ (n-pow) : Người được gọi là n-pow có nhu cầu
Trang 15‘thúc đẩy quyền lực’ Có một nhu cầu mạnh mẽ để dẫn dắt họ áp dụng những ý tưởng.Ngoài ra còn có động lực và nhu cầu ngày càng tăng đối với tình trạng cá nhân và uytín của cá nhân đó Nhu cầu của một người quyền lực (n-pow) có thể là một trong hailoại – cá nhân và tổ chức Những người cần quyền lực cá nhân muốn chỉ đạo ngườikhác, người cần sức mạnh thể chế (còn gọi là quyền lực xã hội) muốn tổ chức, sắp xếpnhững nỗ lực của người khác để tiếp tục thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Động lực liên kết (n-affil): Người được gọi là n-affil có nhu cầu ‘thúc đẩy liên
kết’, có một nhu cầu về các mối quan hệ thân thiện và thúc đẩy hướng tới tương tácvới người khác Họ cần những mối quan hệ hài hòa với những người khác và cần phảicảm thấy sự chấp nhận của người khác
McClelland nói rằng hầu hết mọi người sở hữu và biểu lộ một sự kết hợp củanhững đặc điểm này Một số người biểu hiện một xu hướng mạnh mẽ đến nhu cầuđộng lực đặc biệt Lý thuyết McClelland cũng cho thấy sự hình thành nhu cầu của mộtngười; chương trình đào tạo có thể được sử dụng để thay đổi nhu cầu của một người
c Thuyết công bằng của Adams
Đây là công trình của giáo sư J Stacy Adams thuộc trường Đại học Bắc Carolina
ở Mỹ đã trở nên phổ biến Học thuyết này chỉ ra người lao động muốn được đối xửcông bằng, họ có xu hướng so sánh công sức họ bỏ ra cho tổ chức và kết quả mà họnhận được với những người khác Lý thuyết cân bằng của Adams được đặt theo têncủa nhà tâm lý học hành vi John Stacey Adams, người đã phát triển lý thuyết này từnăm 1963
Lý thuyết cân bằng của Adams thừa nhận rằng có những yếu tố ảnh hưởng đếnđánh giá và nhận thức về mối quan hệ của người lao động đối với công việc của họ vàviệc sử dụng lao động trong tổ chức
Các lý thuyết được xây dựng trên niềm tin rằng: các nhân viên cảm thấy bị dao
Trang 16động, nếu họ cảm thấy như “đầu vào” của họ lớn hơn so với kết quả “đầu ra” Khinhận thức được sự chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra tồn tại theo hướng này, họ sẽgiảm nỗ lực, trở nên bất mãn, hoặc, trong trường hợp nặng hơn, thậm chí gây rối Khi so sánh sẽ xảy ra 3 trường hợp:
Thứ nhất, người lao động tin rằng họ được đối xử đúng, phần thưởng cũng
như những đãi ngộ tương xứng với công sức của họ thì người lao động sẽ duy trì mứcnăng suất lao động như cũ
Thứ hai, nếu người lao động không được đối xử tốt, kết quả nhận được không
xứng đáng với công sức bỏ ra sẽ gây ra tình trạng bất mãn, không muốn làm việc vàthậm chí sẽ bỏ việc
Thứ ba, người lao động tự nhận thấy rằng phần thưởng và những đãi ngộ mà
tổ chức dành cho họ cao hơn những mong muốn của họ thì họ sẽ làm việc tích cựchơn Song, họ có xu hướng giảm giá trị của phần thưởng
Khi đối mặt với sự không công bằng người lao động thường có xu hướng chấpnhận nhưng nếu tình trạng diễn ra liên tục sẽ gây ra bất mãn Nhà quản lý cần quantâm đến nhận thức của người lao động về sự công bằng, công bằng ở đây là công bằngtrong nhận thức chứ không phải người lao động được nhận bao nhiêu, bởi lẽ không có
sự công bằng tuyệt đối
*Ứng dụng tạo động lực học tập:
Khi sinh thấy được phần thưởng khi đạt được mục tiêu một cách xứng đáng thìđiều này sẽ thúc đẩy sinh viên tạo động lực học tập cho những mục tiêu tiếp theonhưng khi sinh viên cảm thấy mình bị chèn ép bất công thì sẽ không còn nảy sinhhứng thú muốn tạo động lực làm việc nữa
Nếu sinh viên nhận được phần thưởng cao hơn thì không còn ham muốn đặt ramục tiêu để làm nữa nên giảm giá trị so với những gì họ làm nên điều này khiến chonhà trường phải có những biện phát khuyến khích cho phù hợp với nhu cầu của siuhviên
d Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom:
Học thuyết được xây dựng dựa trên một số yếu tố tạo động lực trong lao độngnhư: mối liên hệ giữa sự quyết tâm và kết quả lao động, tính hấp dẫn của công việc,kết quả làm việc với phần thưởng
Khi người lao động nỗ lực 20 làm việc, họ sẽ mong đợi kết quả tốt đẹp với phần
Trang 17thưởng xứng đáng Kỳ vọng của người lao động có tác dụng tạo động lực cho ngườilao động rất lớn nhưng như vậy phải có cách thức, phương tiện và điều kiện thực hiện
nó Những điều kiện này là các chính sách, cơ chế quản lý, điều kiện làm việc,… mà tổchức đảm bảo cho người lao động
Đặc biệt khi thiết kế công việc cho người lao động phải thiết kế đủ cao để họphát huy tiềm năng của bản thân nhưng cũng đủ thấp để họ nhìn thấy được kết quả sẽthành công
*Ứng dụng vào tạo động lực:
Sinh viên thường đặt nhiều mục tiêu và kỳ vọng vào những điều mình sẽ làmđược nên điều đó thúc đẩy sinh viê tạo động lực học tập để thấy được sự thành côngnhưng điểu này đòi hỏi nhà trường phải có những chính sách phù hợp để nhận viênthấy được họ cần phấn đấu tạo động lực học tập nhiều hơn nữa đồng thời cho sinh viênthấy được sự thành công mà mục tiêu họ đưa ra
e Thuyết về Hệ thống hai yếu tố của Frederic Herzberg.
Học thuyết này dựa trên cơ sở quan điểm tạo động lực là kết quả của sự tác độngcủa nhiều yếu tố Trong đó có các yếu tố tạo nên sự thoả mãn và không thoả mãn Bảnthân mỗi yếu tố đều bao gồm cả hai mặt trên tuỳ thuộc vào việc nó được thực thi nhưthế nào, được đáp ứng như thế nào để thấy rõ bản chất của các yếu tố Học thuyết nàyđược phân ra làm hai yếu tố có tác dụng tạo động lực là:
Nhóm yếu tố thúc đẩy: Đó là các nhân tố tạo nên sự thoả mãn, sự thành đạt, sựthừa nhận thành tích, bản thân công việc của người lao động, trách nhiệm và chứcnăng lao động sự thăng tiến Đây chính là năm nhu cầu cơ bản của người lao động khitham gia làm việc Đặc điểm nhóm này là nếu không được thoả mãn thì dẫn đến bấtmãn, nếu được thoả mãn thì sẽ có tác dụng tạo động lực
Nhóm yếu tố duy trì: Đó là các yếu tố thuộc về môi trường làm việc của ngườilao động, các chính sách chế độ quản trị của Doanh nghiệp, tiền lương , sự hướng dẫncông việc, các quan hệ với con người, các điều kiện làm việc Các yếu tố này khi được
tổ chức tốt thì nó có tác dụng ngăn ngừa sự không thoả mãn đối với công việc củangười lao động
* Ứng dụng vào học tập
Sinh viên muốn tạo được động lực học tập cần có nhiều yếu tố ảnh hưởng trong
đó có nhu cầu tìm kiếm những thứ tạo động lực học tập và sau khi đã tìm ra thì muốn
Trang 18thỏa mãn hơn thì cần duy trì việc tạo động lực tốt hơn.
1.3 Vai trò của tạo động lực học tập
Động lực học tập có vai trò như thế nào được xét trên ba khía cạnh là đối với sinhviên, đối với nhà trường và đối với xã hội:
a Về phía sinh viên:
Sinh viên có hứng thú trong việc học hành hơn: Được học hành với sự thoải máilàm cho sinh viên có được trạng thái tinh thần tốt, không bị căng thẳng thần kinh,không ảnh hưởng tới sức khỏe từ đó họ có thể khám phá ra được niềm vui trong việchọc
Tái tạo sự khám phá đổi mới trong học tập khi sinh viên được nhận phần khuyếnkhích về vật chất là tiền thưởng hoặc các thành tựu nghiên cứu họ có thể sử dụng nóvào việc họ muốn làm khiến cho thần tốt hơn và muốn nhận được thêm những phầnthưởng đó thì càng phải cố gắng
Cùng với sự cố gắng của sinh viên là hiệu quả việc học ngày một nâng cao, chínhnhờ sự cố gắng của mỗi sinh viên mà họ đã tạo nên môi trường Đại học năng động,hiệu quả, điều này tác động vào chính bản thân sinh viên khiến họ muốn được cốnghiến công sức của mình trong môi trường đại học, con người sẽ được phát triển, năngđộng và sáng tạo
Mỗi người sẽ có trách nhiệm với công việc hơn và thi đua nhau cùng cố gắng
b Đối với trường Đại học:
Khi sinh viên ham học hỏi và đạt được những thành tích nhất định thì đối với nhàtrường cũng đem lại lợi ích rất đáng kể cho thấy công sức bồi dưỡng và dạy bảo củacác giảng viên đang đi theo hướng vô cùng đúng đắn
Ngoài ra các trường đại học còn có thể tìm kiếm luôn được nhân tài trong trườngvới mục tiêu xây dựng và phát triển một môi trường tốt hơn nữa
Trường đại học sẽ là nơi mà sinh viên học tập được rất nhiều điều chuẩn bi kỹhành trang kiến thức để bước vào xã hội nên một ngôi trường có nhiều thành tích tốt sẽ
là một sự lựa chọn đúng đắn hàng đầu cho sinh viên cũng như phụ huynh muốn chocon theo học từ đó nâng cao trường đại học lên đứng đầu
c Đối với xã hội:
Sinh viên là những mầm non tương lai xây dựng và phát triển xã hội nên sinhviên ham học hỏi và đạt được mục tiểu qua việc tạo động lực sẽ giúp cho xã hội sau
Trang 19này càng phát triển hơn và đạt được nhiều thành tựu như mong muốn.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực
Muốn tạo được động lực cho sinh viên thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưngchủ yếu là yếu tố khách quan về môi trường học tập và yếu tố chủ quan về bản thâncon người
a Yếu tố chủ quan về môi trường :
- Môi trường gia đình:
Môi trường sống đóng vai trò hết sức quan trọng của người học, là nơi nghỉ ngơisau những buổi học Gia đình là cái nơi tạo ra những động lực cho người học để ngườihọc cố gắng phấn đấu và theo đuổi ước mơ hoài bão cho bản thân
Ngoài ra phần thưởng, những câu động viên khích lệ từ ra đình mà sinh viênnhận được là một trong những nguyên nhân gây kích thích sinh viên phấn đấu Do đógia đình phải đưa ra những giải pháp giúp cho người học hứng thú hơn trong công việchọc tập của bản thân
- Môi trường bên trong trường đại học:
Môi trường học tập đóng vai trò lớn trong việc học tập của sinh viên, một môitrường tốt sẽ giúp cho sinh viên có cơ hội phát triển bản thân mình nhiều hơn nữa, tạođược cho sinh viên hứng thú với việc học tập và nghiên cứu giúp sinh viên tự tạo đượcđộng lực cho riêng mình
Ngoài ra, phần thưởng hoặc giả thưởng mà sinh viên đạt được ở trường cũng làmột trong những nguyên nhân gây kích thích sinh viên phấn đấu do đó muốn nâng caotinh thân học của sinh viên và để sinh viên tự tạo động lực học thì nhà trường có thểnghiên cứu đưa ra nhiều biện pháp hơn giúp sinh viên cảm thấy kích thích và có hứngthú phát triển
b Yếu tố chủ quan của bản thân sinh viên:
Nhu cầu của bản thân sinh viên:
Mỗi sinh viên đều có những nhu cầu riêng của bản thân mình và mong muốnđược thỏa mãn GIảng viên và môi trường đại học cần biết được những mong muốncủa sinh viên từ đó có biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ mới có thể tạo độnglưc học tập tốt nhất
Mục tiêu của cá nhân sinh viên:
Bất kỳ một sinh viên nào cũng đều có mục tiêu của cá nhân mình đó là phải làm
Trang 20gì và làm như thế nào để đạt được mục tiêu, đồng thời tạo động lực thúc đẩy cá nhân
cố gắng nỗ lực để thay đổi mục tiêu Bên cạnh đó, sinh viên còn cần phải có tráchnhiệm làm việc nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức Trên thực tế, hai mục tiêucủa cá nhân và tổ chức thường khó dung hòa được với nhau cùng lúc Vấn đề đặt ranhà quản lý phải hướng theo kỳ vọng của trường, làm cho sinh viên hiểu được thựchiện được mục tiêu của trường đại học chính là thực hiện mục tiêu cá nhân, nhằm thúcđẩy cá nhân nỗ lực vì đại học
Khả năng và kinh nghiệm mỗi người:
Mỗi sinh viên có kinh nghiệm và khả năng làm việc, học tập càng cao thì luôncảm thấy tự tin và mong muốn chứng minh năng lực của mình qua kết quả thực hiện.Những sinh viên này nếu được thầy cô và bạn bè tin tưởng, được tự chủ trong việchọc sẽ giúp cho họ tạo được động lực học tập Do đó, cần bố trí những công việc phùhợp với khả năng, sở trường và kinh nghiệm học tập của họ
1.5 Quy trình tạo động lực học tập:
a Xác định nhu cầu của sinh viên:
Con người nói chung hay sinh viên chủ yếu hành động theo nhu cầu, việc nhucầu được thỏa mãn là mục đích hành động Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thànhđộng lực quan trọng và việc tác động vào thay đổi hành vi của sinh viên Nói cáchkhác, có thể điều khiển được hành vi của sinh viên bằng cách dùng các biện pháp đểtác động vào nhu cầu của sinh viên làm cho họ học tập tích cực hơn
Để có kỹ năng khuyến khích và động viên sinh viên thì nhà trường nghiên cứu vàtìm hiểu cụ thể nhu cầu của sinh viên và có biện pháp hữu hiệu để thõa mãn các nhucầu đó, nghĩa là họ cần biết đáp ứng các nhu cầu của sinh viên một cách hợp lý Mộtkhi nhu cầu của sinh viên được thỏa mãn thì mức độ hài lòng đối với môi trường họccủa mình sẽ tăng lên và nhờ vậy sinh viên sẽ gắn kết và nỗ lực hơn với môi trường đó
- Nội dung xác định nhu cầu:
+ Căn cứ xác định nhu cầu: năng lực học tập, thái độ của người học, tính cách của người học… nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi mong muốn, nguyện vọng của con người và trong đề tài này là người học về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau và căn cứ và đó để ta xách định nhu cầu của mỗi nhóm người học và từ đó
Trang 21đưa ra các phương hướng và chính sách cho phù hợp với tường đối tượng
+ Phương pháp xác đinh nhu cầu: phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn, thảo luận nhóm, phương pháp sử dụng thông tin có sẵn: kết quả học tập, báo cáo thành tích cá nhân của sinh viên, điểm rèn luyện, xếp loại,…
b Thiết kế biện pháp tạo động lực học tập:
* Biện pháp tạo động lực phi tài chính
- Phân bổ những hoạt động phù hợp với khả năng học tập của từng sinh viên:
Việc lựa chọn những công việc phù hợp với khả năng học tập của từng sinhviên giúp cho sinh viên làm tốt và thực hiện nhanh chóng, đem lại hiệu quả cao hơn vì
nó phù hợp với khả năng học tập của mỗi người
Về phía nhà trường sẽ giúp tìm ra được những khả năng mục tiêu của từng sinhviên ra sao từ đó đứa ra những mục tiêu phù hợp với từng sinh viên, khuyến khích sinhviên phát triển học tập toàn diện
- Đánh giá và sử dụng bảng kết quả thực hiện mục tiêu học tập và thi cử
Đánh giá thực hiện mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với cả nhà trường vàsinh viên , khi đánh giá công bằng, khách quan sẽ là biện pháp hữu hiệu để tạo độnglực cho sinh viên học tập Kết quả của bảng đánh giá càng chính xác càng kích thíchsinh viên chăm chỉ hơn, tăng lòng tin của sinh viên đối với nhà trường
Một đánh giá chính xác và khách quan từ phía nhà trường sẽ cho thấy việc đúngđắn trong khi lựa chọn học tập của sinh viên điều đó khuyến khích sinh viên phát triển
và tạo ra động lực cho sinh viên học tập tốt hơn
- Bầu không khí học tập: Phương pháp giảng dạy, tăng cường mối quan hệ gần
gũi hơn giữa sv và giảng viên, cơ sở vật chất học tập tốt, trang thiết bị đầy đủ,…
- Bầu không khí tâm lý lớp học là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu nhằmứng dụng trong việc tổ chức dạy học và giáo dục trong nhà trường Mặc dù có nhiềuquan niệm khác nhau Về bầu không khí tâm lý tập thể nói chung và bầu không khítâm lý lớp học nói riêng nhưng khi Nghiên cứu và tìm hiểu hiện tượng này phải đứngtrên lập trường của tâm lý học duy vật biện.Chứng để xem xét và nhìn nhận bầu khôngkhí tâm lý lớp học là sự phản ánh thái độ chung của Ccác thành viên trong lớp học đốivới nhau, đối với bản thân và đối với hoạt động học tập cũng như rèn luyện Phải nhìnnhận bầu không khí tâm lý lớp học trong các điều kiện xã hội xungquanh cũng nhưnhững điều kiện tâm lý bên trong Phải xem xét sự hình thành và phát triển bầu không
Trang 22khí tâm lý lớp học dưới góc nhìn hoạt động bởi chính hoạt động và giao tiếp tạoquyếtđịnh tâm lý người và hoạt động giao tiếp chung quyết định đến tâm lý chung.
* Biện pháp tạo động lực tài chính
- Chế độ phúc lợi và tiền thưởng:
Khi sinh viên đạt được thành tựu nào đó về học tập hay nghiên cứu hoặc trongcác cuộc thi được tổ chức thì nhà trường nên có những khen thưởng về mặt tài chínhcho phù hợp với từng mục tiêu mà sinh viên thực hiện được như tăng điểm hoặc traohọc bổng, phần thưởng, giấy khen
Việc này sẽ giúp cho sinh viên cảm thấy hứng thú và công sức đạt được mục tiêuhoàn toàn xứng đáng, kích thích sinh viên học tập nhiều hơn để đạt được nhiều thànhtựu tốt hơn nữa
- Tạo động lực thông qua các chế độ khen thưởng, hỗ trợ học phí phù hợp, học bổng… Tạo điều kiện cho người học có một môi trường thoải má và còn là động lực
kích thích sự sáng tạo và nguồn năng lượng cho người học
Triển khai tạo động lực học tập
Để có một kết quả tốt động lực học tập đóng vai trò rất quan trọng vậy nên việctriển khai tạo động lực học tập cho sinh viên Ngành Quản lý nhân lực, trường Đại họcNội Vụ Hà Nội là rất quan trọng
Đánh giá tạo động lực học tập
Một phương thức đánh giá đang được các nhà giáo dục quan tâm về tầm quantrọng và sự chiếm lĩnh “thị phần” của nó trong công cuộc nâng cao chất lượng của quátrình dạy và học
Đánh giá được coi là một trong những yếu tố trung tâm và quan vì vậy cần có
sự nhìn nhận nghiêm túc về vai trò của đánh giá trong công cuộc đổi mới dạy và học.Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi giới thiệu về phương pháp đánh giá quátrình(Formative Assessment) và các biện pháp để áp dụng hiệu quả
Đây là một phương thức đánh giá đang được các nhà giáo dục quan tâm về tầmquan trọng và sự chiếm lĩnh “thị phần” của nó trong công cuộc nâng cao chất lượngcủa quá trình dạy và học Đánh giá quá trình được xem là một phương thức tạo độnglực học tập cho người học hiệu quả và có tác động ngay tức thì đến quá trình học
Trang 23CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực:
2.1.1 Vị trí và chức năng
Khoa Tổ chức và quản lý nhân lực là đơn vị thuộc Trường Đại học Nội vụ HàNội có chức năng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cótrình độ đại học, sau đại học và thấp hơn trong lĩnh vực tổ chức và quản trị nhân lực vàngành nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai tiến
bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập; bố trí và điềuhành tiến trình giảng dạy, học tập cho các lớp thuộc Khoa quản lý Chủ trì, tổ chức quátrình đào tạo ngành học được giao và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình,
kế hoạch giảng dạy chung của Trường;
- Đăng ký với Trường nhận nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo các trình
độ, các chuyên ngành đào tạo Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo xây dựng và bảo
vệ chương trình mở ngành học mới;
- Đề xuất thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân sự trong Khoa;
- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học theo kế hoạch do Hiệutrưởng giao; xây dựng ngân hàng đề thi; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương phápgiảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học thựchành, thực tập và thực nghiệm khoa học;
- Chủ trì, tìm kiếm đối tác và xây dựng các chương trình liên kết về đào tạo cácbậc, hệ đào tạo;
- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụthuộc Khoa quản lý theo kế hoạch hàng năm được Hiệu trưởng phê duyệt;
- Tổ chức thi, quản lý bài thi và kết quả thi kết thúc học phần cho các lớp.Tổchức bế giảng và trao bằng tốt nghiệp, cấp bảng điểm toàn khóa cho sinh viên thuộcKhoa quản lý
- Quản lý và cấp giấy chứng nhận kết quả học tập của sinh viên thuộc khoa Quản
lý và cấp chứng chỉ học phần do Khoa quản lý Thực hiện việc xét học tiếp đối vớisinh viên thuộc Khoa quản lý quy định tại Điều 6 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng
Trang 24hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chuyển giao kết quả học tập cho các đơn vị liên quan Lập bảng điểm toàn khóachuyển về Phòng Quản lý đào tạo theo quy định của Trường;
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn và ngắn hạn, phát triểnchương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện đảmbảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;
- Quản lý viên chức và người học thuộc Khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng;
- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợptác trong nước và quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sảnxuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đờisống xã hội;
- Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo; quản lý chất lượng hoạtđộng khoa học và công nghệ của viên chức và người học thuộc Khoa;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,đạo đức, lối sống cho viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức thuộc Khoa;
- Tổ chức đánh giá viên chức và người học trong Khoa; tham gia đánh giá cán bộquản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của Nhà trường;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng giao
2.1.3 Ngành đào tạo
- Hiện nay, Khoa Tổ chức và quản lý nhân lực đào tạo 01 chuyên ngành: Quản trị nhân lực.
+ Ngành Quản trị nhân lực Bậc Đại học
+ Ngành Quản trị nhân lực Bậc Cao đẳng
- Bên cạnh đó, Khoa đang được Nhà trường giao nhiệm vụ nghiên cứu để mởngành Khoa học tổ chức Đây là một ngành học mới, đáp ứng được yêu cầu của ngànhNội vụ Sinh viên sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn ngành nghề học tập, phù hợp với nhu
cầu xã hội và việc làm sau khi ra trường
2.1.4 Những thành tích nổi bật của Khoa Tổ chức và quản lý nhân lực
Khoa Tổ chức và quản lý nhân lực được thành lập vào ngày 24 tháng 4 năm 2012theo Quyết định số 210/QĐ-ĐHNV của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội